Khóa luận Những thách thức, cơ hội và giải pháp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sức lao động của Việt nam sang thị trường Châu Á

Do còn quen với nếp sống của nền sản xuất vừa và nhỏ, người lao động chưa quen tác phong sống công nghiệp, kỷ luật chưa cao, chưa quen chấp nhận quan hệ chỉ – thợ và thường chỉ nghĩ đến lợi ích ngay trước mắt. Người lao động khi đi làm việc, họ đã không đánh giá được đúng công việc và con người khi tham gia lao động xuất khẩu. Nhiều lao động đã coi việc đi lao động xuất khẩu là thiên đường nên họ đã không lường trước được hết công việc và những khó khăn, quyền lợi cũng như nghĩa vụ của họ ở nước sở tại. Thực tế ở những thị trường hấp dẫn như Hàn Quốc, Nhật Bản tình trạng người lao động phá vỡ hợp đồng, bỏ ra ngoài làm việc hoặc có những lao động sau khi dã hoàn thành hợp đồng lại không trở về nước mà cư trú bất hợp pháp tại nước sở tại, gây rối loạn trật tự an ninh, làm mất uy tín của lao động Việt nam, gây trở ngại lớn cho việc tiếp tục giữ vững và phát triển thị trường lao động ở đây. Theo thống kê của Cục quản lý lao động với nước ngoài, tại thị trường Hàn Quốc, người lao động Việt nam bỏ ra ngoài làm việc chiếm đến 40 – 50%; tại Nhật Bản chiếm 7 – 10%, tại Malayxia có đến 237 người bị trả về nước trước thời hạn và 30 người bỏ trốn ra ngoài bất hợp pháp (1) (ngày 11/3/2003, toà án Malayxia đã xử vụ án đầu tiên về 5 người Việt nam bỏ nơi làm việc, cư trú bất hơp pháp). Việc bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc cũng gây thiệt hại rất nhiều cho bản thân người lao động. Một khi lao động đã không còn làm việc hợp pháp trong hợp đồng, đại diện của công ty cung ứng lao động không thể can thiệt, từ đó dẫn đến tình trạng rất nhiều lao động bị các ông chủ bất hợp pháp ăn quỵt lương, họ sống chui lủi trong những khi nhà tồi tàn tránh khỏi bị công an bắt, cũng có những trường hợp họ phải hứng chịu những hành động bạo lực của cộng đồng người lao động bất hợp pháp, trong đó có cả người Việt nam.

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những thách thức, cơ hội và giải pháp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sức lao động của Việt nam sang thị trường Châu Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g quan niệm đi làm việc ở nước ngoài là dễ kiếm tiền, khi không đạt được thì vô kỷ luật, bỏ hợp đồng lao động đi làm việc khác gây ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín lao động Việt nam. Vì nhận thức về quan hệ chủ thợ chưa rõ ràng nên tình trạng thắc mắc về quy định, việc xử lý sai sót, phản đối những yêu cầu của chủ sử dụng lao động thường xuyên xảy ra và còn có thể dẫn đến lãn công, đình công, kiện cáo. Công tác quản lý còn bất cập so với sự phát triển của thị trường. Mô hình quản lý lao động theo cơ chế thị trường chưa được nghiên cứu cụ thể trong điều kiện lao động làm việc phân tán, xen ghép với lao động nhiều nước tác. Hệ thống tuỳ viên lao động chưa được hình thành tại những địa bàn có nhiều lao động làm việc hoặc có khả năng tiếp nhận lao động, tạo nên những khó khăn nhất định trong quản lý lao động cũng như có được những đối sách hợp lý trong củng cố và phát triển thị trường. Quản lý NLĐ trong thời gian làm việc tại nước ngoài: Cục quản lý lao động với nước ngoài yêu cầu các doanh nghiệp làm công tác XKLĐ phải có đại diện tại nước nhận lao động, phối hợp với Ban quản lý lao động Việt nam bảo vệ quyền lợi và giải quyết kịp thời mọi phát sinh có thể xảy ra với người lao động. Tuy nhiên chi phí cho một đại diện tại nước ngoài là rất lớn, nếu như số lượng lao động phải quản lý không nhiều thì thu không đủ bù chi, vì vậy nhiều doanh nghiệp với số lượng lao động đưa đi ít ỏi thì không thể cử đại diện của mình, hoặc số lượng đại diện không cân xứng với số lượng lao động mà doanh nghiệp đang quản lý, dẫn đến tình trạng NLĐ khi xảy ra vấn đề cảm thấy mình như bị “đem con bỏ chợ”. Tình trạng cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu lao động, giữa các doanh nghiệp làm công tác XKLĐ của nước ngoài nói chung và và của Việt nam nói riêng rất gay gắt. Nhiều nước và trước hết là các nước trong khu vực hiện nay đều nhận thức là dặt XKLĐ như một chiến lược quốc gia về giải quyết việc làm. Đây là một thách thức lớn tạo nên sự cạnh tranh gay gắt tại các thị trường tiếp nhận lao động của nhiều nước, đặc biệt là các thị trường trọng điểm mà ta hướng tới. Không giống như hợp tác lao động của những năm 80 giữa Việt nam với các nước trong cùng hệ thống XHCN, NLĐ giờ đây muốn được đi xuất khẩu lao động phải trả cho các Công ty, tổ chức, tập đoàn nước ngoài giới thiệu chỗ làm một khoản chi phí gọi là phí môi giới. Tuỳ đặc điểm của từng thị trường nhận lao động, Chính phủ Việt nam quy định NLĐ phải nộp phí này ở một mức nhất định, tuy nhiên do cạnh tranh giành đơn hàng của phía đối tác, chính các Công ty làm công tác xuất khẩu lao động của Việt nam lại tự ý nâng cao phí này lên, vi phạm quy định của Chính phủ đồng thời cũng làm rối loạn thị trường lao động trong nước, ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ. Sự khác biệt về văn hoá, ngôn ngữ và tôn giáo tại các thị trường tiếp nhận lao động hiện nay sẽ luôn là thách thức không nhỏ đối với XKLĐ Việt nam. Người lao động trước khi đi làm việc tại nước ngoài được học qua một lớp đào tạo tiếng và giáo dục định hướng theo quy định của Bộ lao động. Tuy nhiên thời gian học không nhiều thường là 3 tháng, với thời lượng ít ỏi đó, NLĐ mà hầu hết lại là những người nông dân, trình độ văn hoá thấp khi sang đến nơi làm việc không thể đáp ứng ngay công việc. Ngoài ra đối với những nước tôn giáo như Malayxia theo đạo Hồi thì NLĐ phải được giáo dục định hướng thật kỹ trước khi đi mới có thể tránh được những điều tối kỵ của nước bạn ví dụ như uống rượu, trộm cắp… Thủ tục hành chính còn rườm rà, tốn kém thời gian và công sức. Thủ tục làm hồ sơ và xin cấp Visa nhập cảnh cho NLĐ đi làm việc tại nước ngoài đòi hỏi quá nhiều loại giấy tờ khác nhau. Bên cạnh đó thủ tục nhân sự xuất cảnh không tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và người lao động. Để làm thủ tục đi XKLĐ mọi người đều phải trải qua các công đoạn như khám sức khoẻ, học ngoại ngữ, làm hộ chiếu. Theo quy định của Bộ công an thì thời hạn cho một trường hợp xin cấp hộ chiếu xuất cảnh là từ 3 đến 4 tuần với mức phí là 200.000 đồng/1 hộ chiếu. Nhưng trên thực tế nhiều người đã phải chấp nhận “tiêu cực phí” mất tới gấp nhiều lần so với mức phí quy định mới có được một quyển hộ chiếu. Tình hình khám sức khoẻ ở các Bệnh viện quy định cũng không sáng sủa gì hơn. Những tiêu cực nêu trên là nguyên nhân khiến cho tâm lý NLĐ trước khi xuất cảnh cảm thấy lo lắng hơn. 2.9. Thủ tục cho NLĐ vay vốn đến thời điểm này còn nhiều bất cập như yêu cầu về thủ tục hành chính quá nhiều loại giấy tờ, quy định về đối tượng không phải thế chấp chưa rõ, còn có khó khăn cho NLĐ trong điều kiện vay vốn như phải có hợp đồng lao động mới được vay tiền, trong khi đó phía doanh nghiệp XKLĐ lại đòi hỏi phải có tiền mới được ký hợp đồng lao động… 2.10. Thu phí dịch vụ: Theo quy định của Bộ lao động, các doanh nghiệp được phép thu phí dịch vụ hàng tháng đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài với mức cao nhất là 10%/lương cơ bản sau khi đã trừ tiền ăn ở (nếu có). Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng việc thu phí theo đúng quy định này cũng không phải là dễ dàng. Nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp Việt nam không được uỷ quyền cho các đối tác (Các công ty môi giới nhân lực nước ngoài) và các chủ sử dụng lao động thu phí hộ mà phải tự mình cử đại diện trực tiếp đến thu. Người lao động sau khi đã ổn định được việc làm của mình tại nước ngoài thì tâm lý đều không muốn nộp khoản phí này, nên khi có đại diện của doanh nghiệp đến thu đều lấy lý do để tránh né việc thực hiện nghĩa vụ mà đã được quy định rõ trong hợp đồng lao động ký trước khi xuất cảnh. Điều này gây không ít khó khăn đồng thời khiến cho doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí giao thông khá lớn khi mà NLĐ do doanh nghiệp quản lý nằm rải rác ở nhiều vùng khác nhau, nhất là đối với trường hợp những NLĐ là người giúp việc trong gia đình. Nhiều trường hợp NLĐ sau khi về nước đã không đến doanh nghiệp để làm thanh lý hợp đồng theo đúng quy định của hợp đồng lao động không muốn phải trả khoản phí dịch vụ mà họ đã nợ doanh nghiệp. 2.11. Trường hợp NLĐ tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc: Do còn quen với nếp sống của nền sản xuất vừa và nhỏ, người lao động chưa quen tác phong sống công nghiệp, kỷ luật chưa cao, chưa quen chấp nhận quan hệ chỉ – thợ và thường chỉ nghĩ đến lợi ích ngay trước mắt. Người lao động khi đi làm việc, họ đã không đánh giá được đúng công việc và con người khi tham gia lao động xuất khẩu. Nhiều lao động đã coi việc đi lao động xuất khẩu là thiên đường nên họ đã không lường trước được hết công việc và những khó khăn, quyền lợi cũng như nghĩa vụ của họ ở nước sở tại. Thực tế ở những thị trường hấp dẫn như Hàn Quốc, Nhật Bản… tình trạng người lao động phá vỡ hợp đồng, bỏ ra ngoài làm việc hoặc có những lao động sau khi dã hoàn thành hợp đồng lại không trở về nước mà cư trú bất hợp pháp tại nước sở tại, gây rối loạn trật tự an ninh, làm mất uy tín của lao động Việt nam, gây trở ngại lớn cho việc tiếp tục giữ vững và phát triển thị trường lao động ở đây. Theo thống kê của Cục quản lý lao động với nước ngoài, tại thị trường Hàn Quốc, người lao động Việt nam bỏ ra ngoài làm việc chiếm đến 40 – 50%; tại Nhật Bản chiếm 7 – 10%, tại Malayxia có đến 237 người bị trả về nước trước thời hạn và 30 người bỏ trốn ra ngoài bất hợp pháp (1) (ngày 11/3/2003, toà án Malayxia đã xử vụ án đầu tiên về 5 người Việt nam bỏ nơi làm việc, cư trú bất hơp pháp). Việc bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc cũng gây thiệt hại rất nhiều cho bản thân người lao động. Một khi lao động đã không còn làm việc hợp pháp trong hợp đồng, đại diện của công ty cung ứng lao động không thể can thiệt, từ đó dẫn đến tình trạng rất nhiều lao động bị các ông chủ bất hợp pháp ăn quỵt lương, họ sống chui lủi trong những khi nhà tồi tàn tránh khỏi bị công an bắt, cũng có những trường hợp họ phải hứng chịu những hành động bạo lực của cộng đồng người lao động bất hợp pháp, trong đó có cả người Việt nam. 2.12. Trường hợp NLĐ phải về nước trước hạn: NLĐ phải về nước trước hạn (chưa hoàn thành thời hạn hợp đồng) do rất nhiều nguyên nhân, chủ quan và khách quan. Nguyên nhân chủ quan là do từ phía người lao động không thích ứng được với công việc, cuộc sống nên tự nguyện xin về nước trước hạn hay bị trả về nước, do vi phạm hợp đồng lao động như đánh nhau, trong quá trình làm việc gây thiệt hại về tài sản cho chủ sử dụng lao động… Nguyên nhân khách quan như khám sức khoẻ định kỳ không đạt, do nhà máy bị thu hẹp sản xuất, phá sản hoặc chuyển đổi sản xuất… Đối với những trường hợp về nước trước hạn, khi giải quyết thanh lý hợp đồng cần phải hết sức kiên nhẫn, linh hoạt và uyển chuyển bởi bất cứ một người lao động nào phải về nước trước hạn cũng không bao giờ nhận lỗi về phía mình mà luôn tìm cách đổ lỗi cho phía chủ sử dụng lao động để yêu cầu được bồi thường hoặc trợ cấp. Những thách thức nêu trên chính là những hạn chế và tồn tại trong công tác xuất khẩu lao động, có thể nêu ra hai nguyên nhân chủ yếu sau: * Về khách quan là do ta chưa thông tin đầy đủ về thị trường xuất khẩu lao động nên việc tiếp nhận với quy mô còn nhỏ, có những thị trường lại bị tác động bởi các yếu tố chính trị. Theo số liệu thống kê của Cục quản lý lao động với nước ngoài thì hiện nay cả nước có 162 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh XKLĐ và sắp tới con số này sẽ còn tăng lên rất nhiều. Trong số những doanh nghiệp được cấp phép này có cả những doanh nghiệp không đủ năng lực, xuất hiện sự cạnh tranh không lành mạnh, lừa đảo người lao động…, gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng lao động và uy tín của lao động Việt nam trên thị trường lao động quốc tế. Sự cạnh tranh giữa các nước cung ứng lao động như Trung Quốc, Inđônêxia, Philipin…lại càng gay gắt. Chính vì vậy, tìm được hợp đồng cung ứng lao động đã khí, việc tổ chức thực hiện nhằm giữ hợp đồng, đảm bảo quyền lợi của người lao động trên thị trường lao động lại càng khó khăn hơn. * Về nguyên nhân chủ quan chúng ta có thể thấy rõ trong việc cụ thể hoá chủ trương, xây dựng cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện chưa phù hợp đáp ứng được yêu cầu lao động quốc tế. Còn nhiều quan điểm khác nhau hạn chế việc mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, bỏ lỡ những cơ hội vào những thị trường có nhu cầu sử dụng lực lượng lao động lớn. Nhà nước cũng chưa chú ý đầu tư thoả đáng cho việc mở rộng và tìm kiếm thị trường. Theo kinh nghiệm một số nước muốn mở được nhiều thị trường thì Nhà nước đóng vai trò quyết định chính sách, cơ chế xuất khẩu lao động hiện nay vẫn còn nhiều kìm hãm chưa khuyến khích được thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu lao động, chưa có chính sách hỗ trợ các Doanh nghiệp và Người lao động nghèo được đi làm việc ở nước ngoài. III- Thực trạng công tác XKLĐ của Việt nam sang thị trường Châu á 1- Quy mô xuất khẩu lao động Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia, Chính phủ đã ban hành Nghị định 152/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 quy định việc người lao động và chuyên gia Việt nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài. Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia đã đạt được những kết quả quan trọng: xây dựng một hệ thống cơ chế chính sách tương đối đồng bộ, ổn định và duy trì thị trường đã có, mở thêm được một số thị trường mới và tăng quy mô đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; các cơ quan Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong việc phối hợp và tổ chức thực hiện; đội ngũ doanh nghiệp phát triển và từng bước tiếp cận thị trường lao động quốc tế, đã chủ động đầu tư, năng động hơn trong công tác khai thác thị trường và tổ chức quản lý. Trong bối cảnh thị trường lao động quốc tế suy giảm, cạnh tranh giữa các nước xuất khẩu lao động ngày càng gay gắt, phần lớn các doanh nghiệp ta mới bước vào hoạt động, còn ít kinh nghiệm nhưng từ đầu năm 2000 đến nay đã có 110 doanh nghiệp ký được hợp đồng và đã đưa được trên 54.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Năm 2000 tăng gấp 1,44 lần so với năm 1999, 8 tháng đầu năm 2001 tăng gấp 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước, góp phần tạo việc làm và thu nhập cao cho NLĐ. Hiện nay có gần 300.000 lao động và chuyên gia Việt nam đang làm việc ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề thuộc các lĩnh vực: xây dựng, cơ khí, điện tử, dệt, may, chế biến thuỷ sản, dịch vụ, vận tải biển, đánh bắt chế biến hải sản, chuyên gia y tế, giáo dục, nông nghiệp, tin học… Năm 2000, thu nhập ròng của lao động và chuyên gia đạt khoảng 1,25 tỷ USD. Bảng 4: Số lượng lao động đi làm việc tại nước ngoài ở các thị trường trong vòng 4 năm trở lại đây Đơn vị: Người Năm Số lượng lao động 1999 21.800 2000 31.500 2001 37.000 2002 46.000 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động XKLĐ năm 2002 – Cục quản lý lao động với nước ngoài) Nhìn vào bảng trên ta thấy nếu như năm 1999, số lượng lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài là 21.800 lao động, thì đến năm 2002 số lao động đi làm việc ở nước ngoài đã đạt trên 46.000 lao động, cao gấp trên 2 lần số lượng lao động đưa đi năm 1999, nâng tổng số lao động Việt nam đi làm việc ở nước ngoài trên 40 vạn lao động, ước tính số ngoại tệ chuyển về đạt trên 1,4 tỷ USD. Cơ cấu XKLĐ * Tính riêng trong tháng 10/2002, đã có 5.372 lao động (trong đó có 1.639 lao động nữ) đi làm việc ở nước ngoài tính trên các thị trường, trong đó số lao động đi làm việc tại 4 thị trường chính ở khu vực Châu á như sau: Bảng 5: Cơ cấu lao động đi làm việc tại 4 thị trường chính ở khu vực Châu á trong tháng 10/2002 TT Nước tiếp nhận lao động Số lượng lao động (người) Tỷ lệ (%) Số lượng Trong đó nữ 1 Đài Loan 1.538 1.019 28,6 2 Malayxia 3.174 428 59 3 Nhật Bản 342 147 2,7 4 Hàn Quốc 52 11 0,2 Tổng cộng 5.106 1.605 90,5 (Nguồn: Cục quản lý lao động nước ngoài) Nhìn vào bảng trên ta có thể nhận thấy trong tháng 10/2002 chỉ với 4 thị trường nhận lao động chính ở khu vực Châu á đã chiếm 90,5% tổng số lao động đi làm việc tại hơn 40 quốc gia trên thế giới, chứng tỏ vị thế quan trọng của khu vực này trong công tác XKLĐ và CG hiện nay tại Việt nam. Bảng 6: Tình hình tiếp nhận lao động Việt Nam của 4 thị trường chính ở Châu á trong vòng 2 năm gần đây: 2001 - 2002 TT Nước tiếp nhận lao động Năm 2001 Năm 2002 1 Đài Loan 9.500 16.699 2 Nhật Bản 2.050 2.200 3 Hàn Quốc 924 1.200 4 Malayxia 0 24.125 Tổng cộng 12.474 44.324 Đài Loan và Malayxia thể hiện rõ là hai nước có tiềm năng nhận lao động với số lượng lớn, Nhật Bản và Hàn Quốc tuy số lượng lao động Việt nam không lớn nhưng lại là hai thị trường truyền thống của Việt nam. 2.1 Thị trường Đài Loan: Đài Loan là thị trường nhận số lượng lớn lao động nước ngoài, hiện có khoảng 329.000 lao động từ 5 nước Châu á làm việc tại đây. Tính đến hết năm 2002 tổng số lao động Việt nam đi làm việc tại Đài Loan là 34.014 người (nữ chiếm 23.745 người), trong đó năm 2002 là 16.699 người, năm 2001 là 9.500 người, năm 1999 và 2000 là 7.735 người. Tỷ lệ ngành nghề được phân chia như sau: Bảng 7: Cơ cấu ngành nghề của NLĐ Việt Nam đi làm việc tại Đài Loan Ngành nghề Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Giúp việc gia đình và chăm sóc người bệnh 17.861 52,51 Điện tử 2.316 6,18 Cơ khí sản xuất chế tạo 8.796 25,86 Xây dựng 87 0,25 Thuyền viên 2.290 8,79 Nghề khác 2.664 6,41 Nguồn: Cục quản lý lao động với nước ngoài Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy năm 2001 là năm nền kinh tế Đài Loan gặp khó khăn dẫn đến việc nhiều nhà máy, công trường thu hẹp sản xuất, phá sản hoặc chuyển đầu tư ra nước ngoài nên giảm nhu cầu tiếp nhận lao động trong khu vực sản xuất. Tuy nhiên nhu cầu lao động giúp việc trong các gia đình và Trung tâm điều dưỡng vẫn tiếp tục tăng cao. 2.2 Thị trường Malayxia: Tính đến ngày 09/01/2003 đã có 25.602 lao động (trong đó có 1.701 lao động nữ) đi làm việc tại Malayxia, với cơ cấu như sau: Bảng 8: Cơ cấu ngành nghề của NLĐ Việt nam đi làm việc tại Malayxia Ngành nghề Số lượng Tỷ lệ % Sản xuất chế tạo 11.348 44,3 Điện tử 1.894 7,3 Dệt 1.864 7,2 May 1.194 4,6 Xây dựng 5.318 21 Ngành nghề khác 3.984 15,6 Nguồn: Cục quản lý lao động với nước ngoài Thị trường Malayxia tuy mới được khai thông nhưng đã thể hiện rõ là một thị trường tiềm năng với số lượng lao động chủ yếu làm trong ngành sản xuất chế tạo. Ngoài ra ngành dệt may cũng là ngành cần nhiều lao động, nhất là lao động nữ, tuy nhiên hiện nay chúng ta chưa đáp ứng được đủ nhu cầu cho phía bạn trong lĩnh vực này. 2.3 Thị trường Hàn Quốc Theo tin của Bộ phận quản lý lao động Việt nam tại Hàn Quốc, hiện có khoảng 20.000 người Việt nam đang làm việc tại Hàn Quốc, trong đó có 4.370 tu nghiệp sinh và lao động đang làm việc theo hợp đồng tại các doanh nghiệp, khoảng 10.000 TNS bỏ hợp đồng ra ngoài hoặc kết thúc hợp đồng nhưng chưa về nước và khoảng 6.000 người sang Hàn Quốc bằng các “kênh” khác nhau đang cư trú và làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Các hình thức XKLĐ Đảng và Nhà nước ta đã nhìn nhận rõ lợi ích thiết thực từ việc xuất khẩu lao động nên đã không ngừng đưa ra những chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội đi làm việc ở nước ngoài. Ngày 02/10/1985 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 07/CP quy định chi tiết về việc đưa người lao động Việt nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Điều 4 Nghị định này quy định rõ có 7 hình thức đưa người lao động Việt nam đi lao động nước ngoài: Hợp đồng cung ứng lao động: Bên đối tác đưa đơn đặt hàng cụ thể về số lượng, tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính... và thông qua các doanh nghiệp tổ chức kinh tế của Việt nam để tìm người lao động và ký kết. Hợp đồng sử dụng chuyên gia: Đối tác nước ngoài cần sử dụng chuyên gia đưa những chỉ tiêu, định mức cụ thể về người lao động, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, phía Việt nam sơ tuyển người lao động thì có sự kiểm tra lại của đối tác về trình độ của chuyên gia đó trước khi sang nước ngoài làm việc. Hợp đồng lao động vừa học vừa làm: Theo hợp đồng này thì đối tượng lao động tại nước ngoài là lao động phổ thông, trình độ lao động chỉ hết lớp 9 tức là phổ thông cơ sở hoặc hết lớp 12 phổ thông trung học. Lao động này thường được chú trọng nhiều tới sức khoẻ, tư cách đạo đức. Sau khi sang tới nước ký kết hợp đồng tuỳ vào nghề nghiệp mà phải vừa làm vừa học hỏi kinh nghiệm. Hợp đồng nhận thầu công trình, nhận khoán khối lượng công việc, hợp tác sản xuất chia sản phẩm: Theo hình thức này thông thường bên nước ngoài đặt hàng cho các công trình xây dựng sau khi công trình kết thúc thì cũng chấm dứt hợp đồng đối với người lao động. Xuất khẩu lao động theo khoán khối lượng công việc thường không ổn định, tâm lý của người lao động dễ bị chán nản và không thật tận tâm với công việc. Hợp đồng liên doanh giữa các tổ chức kinh tế Việt nam với tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc cá nhân ở nước ngoài: Đây là hình thức các tổ chức kinh tế Việt nam cung ứng lao động cho các tổ chức kinh tế nước ngoài ở nước ta gồm: Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Các khu chế xuất, khu công nghiệp Các tổ chức, cơ quan ngoại giao của nước ngoài tại Việt nam Hợp đồng lao động giữa NLĐ Việt nam với tổ chức kinh tế hoặc cá nhân ở nước ngoài: ở hình thức này người lao động Việt nam phải thông qua một tổ chức kinh tế có giấy phép hoạt động đưa người lao động Việt nam đi lao động có thời hạn ở nước ngoài. Cung ứng lao động trực tiếp theo yêu cầu của các Công ty nước ngoài thông qua hợp đồng lao động: Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay, hình thức này đòi hỏi đối tượng lao động đa dạng tuỳ theo yêu cầu và mức độ phức tạp của công việc để đáp ứng. Chất lượng lao động Việt nam trên thị trường Châu á Theo đánh giá chung của chủ sử dụng lao động ở thị trường Châu á, Người lao động Việt nam có những ưu thế như cần cù, thông minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh, cởi mở trong giao tiếp. Tuy nhiên cũng thể hiện một số nhược điểm lớn như sau: Chất lượng đào tạo ngoại ngữ và giáo dục định hướng chưa cao: Do đa số NLĐ ở nông thôn, trình độ nhận thức còn kém nên mặc dù đã qua quá trình đào tạo theo đúng quy định của Cục quản lý lao động với nước ngoài nhưng vẫn phần nhiều vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của Chủ lao động. Tỷ lệ lao động có tay nghề còn thấp: NLĐ tham gia Xuất khẩu lao động ở thị trường này chủ yếu là lao động phổ thông, không có nghề. Vì vậy sau khi được tuyển chọn, doanh nghiệp cung ứng cũng như Chủ sử dụng lao động phải tiến hành đào tạo nghề cho người lao động. Đối với những đơn hàng yêu cầu Người lao động có trình độ Đại học, biết tiếng Anh hoặc những ngành nghề kỹ thuật cao như điện tử, lắp ráp ô tô… thì không thể tìm được người lao động đáp ứng điều kiện mà Chủ lao động nêu ra hoặc nếu có tìm được thì số lượng quá ít ỏi. Tình trạng vi phạm và phá bỏ hợp đồng: Hiện nay, nước ta đưa Tu nghiệp sinh (TNS) đến Nhật Bản theo hình thức luân phiên (tức 3 năm sẽ thay thế một lần). TNS đến Nhật Bản sẽ học nghề và làm những công việc giản đơn trong 1 năm, hai năm tiếp theo họ sẽ bắt tay vào làm việc. Trong năm 2000, ta đã đưa được gần 2000 TNS đi Nhật Bản và dự kiến con số này sẽ tăng dần theo từng năm. Song trên thực tế thì số lượng này đang giảm đi. Theo Cục QLLĐVNN - Bộ LĐ-TBXH thì nguyên nhân là do TNS tự ý bỏ hợp đồng ra ngoài làm với tỷ lệ cao (tháng 10/2002 đã lên đến trên 20%). Còn Đại sứ quán Việt nam tại Nhật Bản thì cho biết bên cạnh tình trạng bỏ ra ngoài làm việc, còn có những người sau khi hết hạn không muốn về nước mà ở lại để làm việc hoặc lập gia đình (kết hôn giả và thật) với những người Nhật Bản đã gây khó khăn cho công tác quản lý. Nhiều tổ chức và Công ty Nhật Bản phàn nàn về tình trạng TNS Việt nam bỏ hợp đồng đã làm ảnh hưởng đến hoạt động và làm cho họ không đưọc cơ quan nhập cư cho phép tiếp nhận TNS nước ngoài nữa. Các cơ quan và tổ chức Nhật Bản cũng cảnh báo có thể đình chỉ các nghiệp đoàn và công ty tiếp nhận TNS từ Việt nam có số lượng lao động nước ngoài bỏ trốn cao. Đối với thị trường Malayxia, tuy mới được mở từ tháng 6/2002 nhưng số lượng lao động đi làm việc tại Malayxia đã lên tới trên 32.000 người. Thị trường này thu hút khá đông đảo các tầng lớp thanh niên nông thôn không có nghề bởi phía nước ngoài hầu như chỉ yêu cầu lao động phổ thông và số tiền phải nộp trước khi xuất cảnh so với Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là thấp hơn rất nhiều. Vì thị trường này tập trung hầu hết là nam thanh niên nông thôn, không có tay nghề, trình độ văn hoá thấp nên tình trạng NLĐ vi phạm kỷ luật như đánh nhau, đánh bạc, trộm cắp... cao hơn nữa là đình công lãn công rất dễ xảy ra. Chỉ mới hơn 10 tháng được mở cửa nhưng số lượng lao động phải về nước trước hạn ở thị trường này là 237 lao động và đã có hơn 30 lao động bỏ hợp đồng ra ngoài. Điển hình là vụ 68 lao động Việt nam buộc phải về nước do đánh nhau, một số doanh nghiệp ký hợp đồng không khảo sát kỹ các điều kiện làm việc, ăn ở của người lao động, đào tạo giáo dục định hướng sơ sài, chưa quan tâm đến việc giải quyết các tranh chấp phát sinh không kịp thời. Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh Hiện nay, ta có 15 doanh nghiệp chuyên doanh và 144 doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề khác được bổ sung chức năng xuất khẩu lao động, bao gồm 84 doanh nghiệp Nhà nước thuộc các Bộ ngành, 56 doanh nghiệp Nhà nước thuộc địa phương, 4 doanh nghiệp cổ phần, 12 doanh nghiệp thuộc các tổ chức đoàn thể Trung ương và 3 doanh nghiệp ngoài quốc doanh (được cáap giấy phép thí điểm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2629/VPCP-VX ngày 27 tháng 6 năm 2000). Riêng đối với thị trường Malayxia là một thị trường mới, Bộ lao động và thương binh xã hội chỉ chọn một số doanh nghiệp có đủ năng lực và có trách nhiệm cao để làm thí điểm đưa lao động đi làm việc tại Malayxia. Ngoài 45 doanh nghiệp đang được phép tiến hành làm thí điểm, trong tháng 3/2003 đã có thêm 25 doanh nghiệp được cấp phép tham gia, trong đó gần 50% là các doanh nghiệp địa phương tổ chức cung ứng lao động đi làm việc ở nước ngoài ngay tại địa phương mình. Nhìn chung phần lớn các doanh nghiệp đã tích cực đầu tư nghiên cứu, khảo sát, mở thị trường, áp dụng các công nghệ tiên tiến để tìm kiếm thông tin, xây dựng mối quan hệ hợp tác với nước ngoài, tuân thủ pháp luật. Tuy nhiên không tránh khỏi tình trạng một số doanh nghiệp ký hợp đồng không khảo sát kỹ các điều kiện làm việc, ăn ở của người lao động, đào tạo giáo dục định hướng sơ sài, chưa quan tâm đến việc giải quyết các tranh chấp phát sinh không kịp thời. Bộ lao động và thương binh xã hội đã tiến hành xử lý cảnh cáo hoặc đình chỉ, thu hồi giấy phép kinh doanh đối với những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả hoặc có những biểu hiện vi phạm pháp luật (Xem phụ lục 3). Bên cạnh đó, trên thực tế đã xuất hiện tình trạng các công ty, đơn vị không có chức năng XKLĐ tổ chức đưa người lao động sang làm việc trái phép qua con đường du lịch, gây bất bình và hoang mang trong dư luận. * Phân loại các doanh nghiệp có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao động: Nhóm 1: Bao gồm các doanh nghiệp đã đưa đi được trên 500 lao động, số lượng các doanh nghiệp này chiếm phần nhỏ trong tổng số các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh ngành nghề xuất khẩu lao động, đa số là các doanh nghiệp chuyên doanh, doanh nghiệp Nhà nước có thâm niên kinh nghiệm như Công ty Hợp tác lao động nước ngoài (LOD), Công ty Xây dựng và Thương mại (TRAENCO), Công ty XNK và Hợp tác quốc t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoaluantotnghiep.doc
Tài liệu liên quan