Khóa luận Những vấn đề liên quan đến phóng sự “Xuôi miền Biện Thượng”

MỤC LỤC

(Kèm theo DVD phóng sự Xuôi miền Biện Thượng)

PHẦN MỞ ĐẦU .1

1. Lý do chọn đề tài .1

2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài .1

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .2

4. Phương pháp thực hiện .2

5. Kết cấu .3

 

Chương I

 

LÝ LUẬN VỀ PHÓNG SỰ VÀ PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH .4

1. Phóng sự .4

1.1. Khái niệm .4

1.2. Đặcđiểm của phóng sự .5

2. Phóng sự truyền hình .5

2.1. Khái niệm .5

2.2. Hình ảnh và âm thanh trong phóng sự truyền hình .7

2.3. Phỏng vấn trong phóng sự truyền hình 9

2.4. Vai trò và các dạng kịch bản phóng sự truyền hình .10

2.5. Các loại phóng sự truyền hình .11

 

Chương II

 

NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN PHÓNG SỰ “XUÔI MIỀN BIỆN THƯỢNG” .13

1. Vài nét về làng Biện Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa .13

2. Quy trình thực hiện phóng sự .16

2.1. Thu thập tài liệu .17

2.2. Viết kịch bản đề cương .21

2.3. Ghi hình .27

2.4. Hoàn thành kịch bản chi tiết .28

2.5. Dựng băng .33

2.6. Tổng kết quá trình thực hiện phóng sự .33

3. Những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện phóng sự .34

KẾT LUẬN. 35

TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

KỊCH BẢN PHÓNG SỰ “XUÔI MIỀN BIỆN THƯỢNG”. 37

 

 

doc51 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1752 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những vấn đề liên quan đến phóng sự “Xuôi miền Biện Thượng”, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c không… Ưu thế của phỏng vấn trong phóng sự truyền hình rất lớn, nhưng làm thế nào để biểu hiện thành công ưu thế đó trong tác phẩm của mình là một vấn đề đáng chú ý. Bởi lẽ phỏng vấn không chỉ đơn giản là hỏi và đáp hoặc tham vấn, mà phỏng vấn đòi hỏi cả sự khéo léo, nghệ thuật của người phóng viên. Vai trò và các dạng kịch bản phóng sự truyền hình Phóng sự truyền hình hay bất kỳ tác phẩm truyền hình nào ra đời đều nhờ sự phối hợp của một tập thể tác giả: Phóng viên, biên tập, đạo diễn, quay phim, kỹ thuật. Vậy kịch bản được xem như là sợi dây vô hình nối các thành viên của nhóm tác giả lại với nhau. Xây dựng kịch bản chính là sự tưởng tượng ra những việc cần làm của các thành viên trên qua ba khâu: Quay, biên tập và dàn dựng. Vai trò của kịch bản truyền hình được xem như là một bản thiết kế của công trình xây dựng nhưng nó không có tính ổn định mà luôn thay đổi do đặc tính thời sự của báo chí. Thông thường kịch bản được chia làm 3 loại sau: * Kịch bản dự kiến: Được xây dựng trên cơ sở tìm hiểu thực tế, nắm bắt được cơ bản quá trình diễn biến của sự kiện sẽ xảy ra và xây dựng kịch bản dự kiến. Loại kịch bản này yêu cầu phóng viên phải có vốn sống, tư duy tìm hiểu, nhạy cảm với cuộc sống, có khả năng phát hiện vấn đề và dự đoán các tình huống có thể xảy ra. Loại kịch bản này được áp dụng đối với các phóng sự truyền hình trực tiếp. * Kịch bản đề cương: Thường được sử dụng “đối với những sự kiện, vấn đề phức tạp diễn biến trong một khoảng không gian, thời gian rộng mang tính biến động. Bằng kinh nghiệm và vốn sống của mình, phóng viên qua tìm hiểu thực tế, xây dựng được kịch bản đề cương để thực hiện chương trình. * Kịch bản chi tiết: Thường được áp dụng cho sự kiện có diễn biến tương đối ổn định bền vững như phóng sự truyền thẳng trực tiếp của các hãng thông tấn quốc tế. Ngoài ra, tùy thuộc vào sự ổn định của đối tượng mà kịch bản sẽ được chuẩn bị chi tiết tới mức độ cảnh ghi hình. Việc xây dựng kịch bản có thể thực hiện được một cách chi tiết cụ thể đối với những phóng sự mang tính chuyên đề, các chương trình mà các vấn đề nó phản ánh có sự ổn định khá, có nhiều nguồn thông tin cung cấp. Riêng với thể loại phóng sự truyền hình trực tiếp mang tính thời sự cao, thì việc xác định các bước cũng như công việc cần làm được hình thành tại hiện trường khi sự kiện đang xảy ra. Kịch bản phóng sự truyền hình là những quy ước thống nhất hành động của nhóm làm phim trong toàn bộ quá trình thực hiện tại hiện trường. Các loại phóng sự truyền hình * Phóng sự sự kiện: Là loại phóng sự phản ánh diễn biến logic của sự kiện, có kết cấu đơn giản, nhằm cung cấp cho khán giả đầy đủ quá trình diễn biến của sự kiện. Dạng phóng sự này không phải là truyền trực tiếp nên việc phân tích số liệu có thể thực hiện trước hoặc sau khi ghi hình. Tuy vậy, để giúp người xem tiện theo dõi sự kiện, các chi tiết trong phóng sự phải được kết nối để phản ánh đúng trình tự thời gian và làm nổi bật các chi tiết quan trọng của sự kiện. * Phóng sự vấn đề: Là loại phóng sự chủ yếu tập trung vào các vấn đề có ý nghĩa xã hội cao. Với loại phóng sự này, vấn đề nổi bật nhất sẽ được mang ra phân tích từ nhiều góc độ với những hình ảnh thu thập được từ nhiều nguồn, nhiều nơi, nhiều sự việc, về nhiều con người. Các hình ảnh có thể là tư liệu hoặc do phóng viên trực tiếp ghi hình nhưng phải đảm bảo tính thông tin và tính chính xác. Với các vấn đề có tính thời, việc liên hệ với những người làm bản tin hàng ngày sẽ mang lại nguồn tư liệu dồi dào cho tác giả. Với những vấn đề không có tính thời sự cao, việc đến và tìm hiểu trước để thu thập thông tin, dữ liệu là tối quan trọng, có ý nghĩa quyết định đối với thành công của tác phẩm. Giá trị thông tin luôn được đánh giá cao trong các dạng phóng sự này, bởi vậy hình ảnh có thể không cần quá nhiều nhưng lời bình và các đoạn phỏng vấn sẽ giúp nâng cao hiệu quả truyền thông đến với công chúng. * Phóng sự chân dung: Là loại phóng sự thường phản ánh con người với những tính cách, vị tí khác nhau trong xã hội. Loại phóng sự này chủ yếu dùng hình ảnh thật ấn tượng, cận cảnh để đặc tả các chi tiết nổi bật trong tính cách, tâm lý, nghề nghiệp, tuổi tác… của nhân vật. Trong các phóng sự này, tác giả có thể không cần xuất hiện mà chỉ là người dẫn dắt cho nhân vật tự nói lên câu chuyện của mình, một lời nói từ chính miệng của nhân vật và những người xung quanh bao giờ cũng thuyết phục hơn lời của phóng viên. * Phóng sự điều tra: Là loại phóng sự được thực hiện khi xã hội nảy sinh những vấn đề, trong đó có mâu thuẫn gay gắt hay vấn đề đang gây nhiều tranh cãi, nhằm lý giải, phân tích để đưa ra những phương pháp giải quyết những mâu thuẫn đó. * Phóng sự truyền hình trực tiếp: Đây là loại phóng sự khẳng định thế mạnh bởi nó có thể theo sát tiến trình của sự kiện khi nó đang diễn ra, tính chân thực rất cao. Chương II: Những vấn đề liên quan đến phóng sự XUÔI MIỀN BIỆN THƯỢNG 1. Vài nét về làng Biện Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Biện Thượng (nay được gọi là làng Bồng Thượng) là một làng cổ của xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Theo tư liệu khảo cổ của Viễn đông Bác cổ khai quật vào thế kỷ XX ở khu di chỉ Đa Bút (Vĩnh Tân) đã có kết luận bộ xương người tìm được thì cách đây 6.500 năm đã có cư dân sinh sống. Hiện nay, Bồng Thượng là một làng lớn có dân số 5.000/7.500 người của cả xã. Dân cư bố trí ở theo 7 cửa ngõ (ngày nay gọi là thôn), năm ngõ nội đê, hai ngõ ngoại đê ở thế bốn góc chữ điền hướng ra dòng sông Mã. Sau làng là đồng, có núi Hùng Lĩnh, núi Báo làm thế tựa vững chắc. Theo truyền ngôn, một thầy địa lý Trung Quốc đến vùng đất này đã nói: “Vặn thủy thiên sơn giai triều phục” và tiên tri vùng đất này sẽ phát tích sinh vương hầu khanh tướng. Không biết từ bao giờ làng Bồng Thượng đã có câu: “Mạch tòng Hùng Lĩnh trung linh khí/ Thế xuất công hầu tráng đế hương”. Nghiên cứu sự hình thành làng Bồng Thượng có ba tên gọi khác nhau: Làng Biện Thượng xuất hiện năm 886, làng Báo xuất hiện đầu thế kỷ thứ X gắn với tên gọi chùa Báo Ân. Làng Bồng Thượng xuất hiện thời vua Minh Mạng (1820 - 1840). Là một làng cổ nên có truyền thống văn hóa khá nổi tiếng. Các danh nhân qua các thời đại của xã Vĩnh Hùng đều tập trung ở làng Bồng Thượng. Làng Bồng Thượng cũng là vùng đất có nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, 6 di tích được nhà nước xếp hạng quốc gia, cấp tỉnh đều nằm trong đất làng Bồng Thượng. Đó là các di tích quốc gia như: Phủ Trịnh, Nghè Vẹt, đền thờ Quốc Công Hòang Đình Ái. Di tích cấp tỉnh: Đền thờ Quận Công Hoàng Đình Phùng, đền thờ Đường Công Lê Quang Lộc và chùa Báo Ân. Thành hoàng làng Bồng Thượng là Trịnh Ra tức là Quản gia Đô Bác Vương, ông mất ngày 14/11 (âm lịch), bài vị ông được thờ ở di tích Nghè Vẹt. Làng Bồng Thượng có nhiều lễ hội lớn in đậm truyền thống văn hóa còn lưu giữ đến ngày nay. Lễ hội Kỵ thần ngày 14/11 (âm lịch) tại Nghè Vẹt. Lễ hội “Giỗ Thái Vương Ttrịnh Kiểm” vào 17, 18/2 (âm lịch). Đặc biệt lễ hội “Rước nước” ở chùa Báo Ân với nhiều nghi lễ, với những chiếc thuyền rồng trên sông, với những giọng hát, điệu múa chèo thuyền giữa dòng sông Mã trong xanh đang được các nhà nghiên cứu văn hóa hết sức quan tâm. Chính dự án “khôi phục tiếng hát chèo thuyền trên sông” trong lễ hội đã được quỹ Ford tài trợ 75 triệu đồng năm 2005 để khôi phục lại. Nói về nguồn gốc lễ hội này một nhà thơ đã viết: Hơn năm rồi em có biết không/Lễ “Rước nước” bắt nguồn từ lửa... Chùa Báo Ân được xây dựng ở chân núi Báo, nhìn ra sông Mã, lễ hội diễn ra trên phạm vi rộng, ven bờ sông Mã, trên dòng sông mã và khu vực chùa Báo. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 27 đến hết ngày 30 tháng 2 (âm lịch) hàng tháng. Tối 27/2 (âm lịch) khi làng xóm lên đèn thì tại chùa Báo Ân và bến sông Mã (bến đò Hoành) mọi người đèn nến sáng trưng cả một vùng sông nước. Những chiếc thuyền (bè) đã tập kết trên sông. Sau lời tuyên bố của già làng thì thuyền, bè, người được chở lướt trên mặt sông đến giữa dòng nước biếc gọi là vụng Quần Tiên. Thuyền hạ cây nêu giữa dòng sông gió lộng đèn nến lung linh. Giữa vùng cạnh cây nêu đặt một cây đèn to sáng hắt lên sông. Đoàn người vừa chèo thuyền quanh cây nêu vừa hát. Giữa đêm xuân tháng hai, gió mát nhẹ đưa lên từng gương mặt mỗi con người, những giọng hát văn, trống quân, hát đối đáp ngân lên vang vọng một khúc sông: Những chiếc đèn hoa sen được thả bạt ngàn trên sông (đoạn sông thả đèn trong vụng Quần Tiên có nhiều đá ngầm nên nước ở đây xoáy nhẹ chạy quanh rồi mới theo dòng xuôi về biển). Đứng trên dòng sông nhìn những đèn hoa sen hàng hàng lung linh sáng lập lờ trên sông nước về xuôi thật là đẹp - Một cái đẹp thanh cao tao nhã và thơ mộng. Đó là hội “Hoa đăng” trong lễ hội. Từ vịnh thuyền (hoặc bè) trở về bến Báo Ân hát bài hát dâng trên bến cô Ba, lên bờ lên tháp Viên Quang, vào chùa, bái phật, tạ Mẫu. Sáng ngày 28/2 âm lịch là lễ chính ở chùa Báo Ân đó là lễ hội “Rước nước”. Đoàn người được phân công chuẩn bị, ăn mặc lễ hội “Kiệu Mẫu” qua ngõ Vạn, lên ngõ Chùa, qua Nghè Vẹt lên chân núi Báo qua nền Trời đất, sang khe Mang cá đến nền “Rước bóng” về chùa. Đoàn người rước kiệu Mẫu xong là đến phần “Rước nước”, trên bến Báo Ân đã tập kết 5 chiếc thuyền. Thuyền đi đầu là thuyền Rồng lớn gọi là thuyền Phật lấy nước. Thuyền thứ hai là thuyền Mẫu rất lớn. Thuyền Rồng thứ 3 là thuyền các cô, các cậu. Thuyền thứ 4 nhỏ hơn là thuyền chỉ huy. Thuyền thứ 5 là thuyền giám sát việc lấy nước.Trên 3 thuyền rộng lớn mỗi thuyền có từ 8 đến 10 thủy thủ chèo thuyền: Chiếc đầu tiên trở lọng vàng, cờ quạt, 12 nữ mặc áo tứ thân; đi hài trắng, trâm cài, đầu đội các mâm hoa quả, bình sứ hình quả bầu dục để đựng nước. Thuyền thứ 2 gọi là thuyền cô “ba Thoải” gồm các nữ ăn mặc lễ hội hát múa. Trên thuyền có phường bát âm đánh nhạc làm nền cho giọng hát, điệu múa. Số người có trên 5 chiếc thuyền có khoảng 90 đến 100 người.   Lễ hội “Rước nước” ở chùa Báo Ân xã Vĩnh Hùng là lễ hội mang đậm truyền thống văn hóa hàng ngàn năm thu hút khách thập phương đến dự lễ hội rất đông. Hiện nay, nhằm thực hiện nghị quyết TW5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, lễ hội “Rước nước” ở chùa Báo Ân đang được chính quyền địa phương chỉ đạo, khôi phục, được các ngành chức năng quan tâm để lễ hội trở về nguồn gốc giá trị của nó. Trong sự phát triển kinh tế du lịch huyện Vĩnh Lộc lễ hội “Rước nước” ở chùa Báo Ân, xã Vĩnh Hùng có ý nghĩa tác dụng tích cực không những đối với địa phương mà còn trong phạm vi toàn tỉnh Thanh Hoá . 2. Quy trình thực hiện tác phẩm phóng sự “Xuôi miền Biện Thượng” 2.1. Thu thập tài liệu Từ mục đích và gợi ý của Ban Biên tập Trung tâm Báo chí và Hợp tác truyền thông quốc tế, tôi đã hình thành nên ý tưởng để thực hiện đề tài về vùng đất Bồng Thượng - một vùng đất có bề dày về lịch sử và có nhiều di tích văn hóa và lễ hội nổi tiếng. Công việc đầu tiên trong quá trình thực hiện phóng sự đó là thu thập tài liệu, tư liệu, thông tin cho đề tài. Nếu chủ đề là “linh hồn” của một tác phẩm phóng sự thì tài liệu chính là phần “vật chất” để thực hiện “linh hồn” ấy. Do vậy phần “vật chất” này, từ lúc sưu tầm đến khi sử dụng phải đạt được sự thống nhất giữa nó với “linh hồn” của bài. Tư liệu về làng Biện Thượng được tìm hiểu qua nhiều nguồn khác nhau như tìm hiểu sách tại Thư viện Quốc gia, qua mạng Internet, qua tư liệu báo chí… Một nguồn tư liệu nữa đó là sự tìm hiểu thông tin qua điện thoại và email với ông Lê Văn Sự, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Vĩnh Lộc về văn hóa đặc trưng của huyện, đặc biệt là lịch sử văn hóa, lễ hội của làng Bồng Báo. Đó là những nguồn tư liệu ban đầu để tác giả hiểu, cảm nhận và viết đề cương kịch bản chi tiết cho chủ đề mà mình đang hướng đến. Viết kịch bản đề cương. Dựa vào những tư liệu trong quá trình đã thu thập được, tôi bắt tay vào viết kịch bản đề cương. Trong đó có việc xác định rõ địa điểm quay, dự kiến thời gian, cụm cảnh quay và những người được phỏng vấn. Đề cương kịch bản “Xuôi miền Biện Thượng”: STT Hình ảnh thể hiện TL Ý tưởng nội dung Ghi chú 1 - Phim mở đầu bằng hình ảnh cận tay đánh lên mặt trống đồng; cảnh dòng sông Mã, mờ sâu vào là hình ảnh trống đồng Đông Sơn, văn chỉ, di chỉ Đa Bút, thành nhà Hồ, phủ Trịnh… Hình ảnh về các lễ hội của làng Bồng Báo… và ra toàn cảnh của ngôi làng cổ Bồng Báo. - Hiện chữ: “Xuôi hội làng Bồng” 30s - Làng Bồng Báo là một ngôi làng Việt cổ nằm ven bờ sông Mã, thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, nơi có thành nhà Hồ, có chùa Báo Ân nổi tiếng linh thiêng huyền bí (hiện nay không còn nhưng còn vết tích và người dân cũng dựng một ngôi chùa nhỏ để thờ)… - Bên cạnh đó làng Bồng Báo còn là nơi hình thành nên nền văn hóa Đa Bút và âm vang của văn hóa Đông Sơn. - Đặc biệt làng Bồng Báo còn là một trong những ngôi làng cổ và duy nhất có ở Việt Nam sinh vương hầu khanh tướng. Nơi đã sinh ra Thái Vương Trịnh Kiểm và 11 chú Trịnh nối nhau điều hành đất nước (từ năm 1545 - 1788) và Nữ học giả Trịnh Thị Ngọc Trúc, người biên soạn cuốn từ điển Hán Nôm “Ngọc Âm chỉ Nam giải nghĩa” đầu tiên và cổ nhất của Việt Nam ở những năm thế kỷ XVI… - Lấy điệu hò sông Mã và tiếng trống đồng làm nhạc nền vào phim, tiết tấu nhanh. 2 - Di chỉ Đa Bút ở làng Đa Bút, các cồn hến, núi Đa Bút, bãi tượng đã cổ, các lăng mộ cổ… 1’ Đất của văn hóa cổ - Làng Bồng Báo là một vùng đất sinh tụ văn hóa lâu đời của người Việt cổ… Sau nền văn hóa Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu… thì văn hóa Đa Bút là một nền văn hóa cổ đã tồn tại ở vùng đất này… - Theo tư liệu khảo cổ của Viễn đông bác cổ khai quật vào thế kỷ XX ở khu di chỉ Đa Bút (Vĩnh Tân) đã có kết luận bộ xương người tìm được cách đây 6.500 năm đã có cư dân sinh sống… Những cồn hến, những lăng mộ cổ nằm ven chân núi Đa Bút đã minh chứng cho điều này. 3 - Hình ảnh hang động người Việt cổ trống đồng Đông Sơn, sông Mã, các dụng khí bằng đồng. 1’ - Bên cạnh nền văn hóa Đa Bút thì làng Bồng Báo, dọc hai bờ sông Mã, vẫn âm vang đâu đây hơi hướng của văn hóa Đông Sơn - Nền văn hóa tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, phản ánh một thời kỳ phát triển văn hóa rực rỡ mà chủ nhân của nó là những người Việt cổ, người tạo ra những chiếc trống đồng mang tên trống đồng Đông Sơn. Một nền văn hóa cổ đã tồn tại ở đây cách chúng ta hàng ngàn năm… - Dọc hai bờ sông Mã, người ta đã tìm thấy nhiều trống đồng, dụng cụ binh khí bằng đồng chìm sâu trong lòng đất, với số lượng rất lớn, điều này nói lên rằng ở thời tiền cổ nghề đúc đồng ở đây rất phát triển, đặc biệt là nghề đúc trống đồng… - Như vậy chúng ta có thể nói rằng, cách đây 6.500 năm, vào thời kỳ văn hóa Đa Bút thì đất làng Bồng Báo từng là một trung tâm văn hóa kinh tế lớn và thịnh vượng của nước Đại Việt ta… 4 - Phỏng vấn một nhà khảo cổ. 40s - Nói về văn hóa Đa Bút ở làng Bồng Báo. 5 - Hình ảnh phủ Trịnh, tượng các chúa Trịnh, các văn bia, họa, thơ và hình ảnh lễ hội, cận cảnh các mâm lễ, đoàn người rước, lễ ngâm thơ các chúa Trịnh… 1’ Thái vương Trịnh Kiểm và lễ hội Thái vương Trịnh Kiểm. - Như lời tiên tri phán đoán quả không lâu, làng Bồng Báo sinh ra một vị tướng tài ba Trịnh Kiểm (sau này là chú Trịnh - một dòng chúa lớn nhất ở Việt Nam), người có công lớn trong việc phục Hưng nhà Lê… Trong 1000 năm Thăng Long Hà Nội, thì thời Lê - Trịnh chiếm tới 249 năm, quả là con số đáng để lịch sử ghi nhận… - Hơn 200 năm chúa trị vì vua chấp chính (thời Lê - Trịnh), xã hội Việt Nam không hề có chiến tranh mà ngược lại còn đòi được vùng đất Tụ Long của Trung Quốc và mở mang dánh hình chữ S của Việt Nam ngày nay. - Về kinh tế lúc đó đất nước ta đã đạt đến một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Dân gian vẫn truyền câu: “Thứ nhất kinh ky, thứ nhì phố Hiến”, hay những câu thơ vẫn lưu truyền mãi cho đến ngày nay: “Thời vua Vĩnh Tộ lên ngôi. Cơm nguội để đầy trẻ chẳng thèm ăn”… là nói về sự thịnh vượng của vùng đất Thăng Long thời Lê - Trịnh. 6 - Phỏng vấn một nhà sử học. 40s - Nói về phát tích chúa Trịnh. 7 - Phỏng vấn một người dân trong lễ hội Thái Vương Trịnh Kiểm. 35s - Nói vê truyền thống công lao và lòng biết ơn của con cháu đối với những người có công lập quốc. 8 - Hình ảnh chùa Báo Ân trên bức họa và khu chùa được phục dựng 1’30” Lễ hội rước nước chùa Báo Ân - Bên cạnh lễ hội Thái Vương - Trịnh Kiểm, làng Bồng Báo còn có lễ “Rước nước chùa Báo Ân”. Lễ hội này đã được quỹ Ford tài trợ kinh phí khôi phục lại “Tiếng hát chèo thuyền trên sông” năm 2005. - Chùa Báo Ân là ngôi chùa cổ nằm bên bờ sông MÃ, nơi có dược liệu nổi tiếng đó là “Sâm báo”, các vua chúa phong kiến đặt cho Sâm báo làng Bồng cái danh “Đại Việt đệ nhất danh sâm”. Chùa được xây dựng vào thời Trần với quy mô lớn (hình dánh giống chùa Báo Ân ở Hà Nội, nhưng nay không còn). Theo truyền thuyết ở trước chùa có một tháp Viên Quang cao ngàn trượng, trên đó có một viên xá lị mà mỗi tối nó soi sáng cả một vùng sông, trong cuộc chiến tranh với quân Chiêm Thành nó đã bị phá hủy và bị người Chiêm Thành lấy mất… 9 - Hình ảnh các thuyền lướt trên sông, mái chèo, các gương mặt người chèo, người múa hát… Cận cảnh mái chèo, các gương mặt người chèo, người múa hát… 1’ - Lễ hội rước nước trên sông bằng thuyền gồm 5 chiếc thuyền. Thuyền đi đầu là thuyền Rồng lớn gọi là thuyền Phật lấy nước. Thuyền thứ 2 là thuyền Mẫu. Thuyền Rồng thứ 3 là thuyền các cô, các cậu. Thuyền thứ 4 nhỏ hơn là thuyền chỉ huy. Thuyền thứ 5 là thuyền giám sát việc lấy nước. Trên mỗi thuyền có tới 8 đến 10 thuỷ thủ chèo thuyền: Chiếc đầu tiên chở lọng vàng, cờ quạt; 12 nữ mặc áo tứ thân, đi hài trắng, trâm cài, đầu đội các mâm hoa quả, bình sứ hình bầu dục để đựng nước. Chiếc thuyền thứ 2 gọi là thuyền cô “Ba Thoải”, gồm các nữ ăn mặc lễ hội hát múa. Trên thuyền có phường bát âm đánh nhạc làm nền cho giọng hát, điệu múa. Số người có trên 5 chiếc thuyền khỏang từ 90 đến 100 người… Đoàn người vừa chèo thuyền quanh cây nêu vừa hát… 10 - Hình ảnh đoàn người rước kiệu qua Ngõ Vạn, lên Ngõ Chúa, qua Nghè Vẹt lên chân núi Báo, qua nền Trời Đất, sang khe Mang Cá đến nền “Rước bóng” về chúa. - Hình ảnh thả đèn trên sông. 45s - Trước khi rước nước về chúa, những người trong ban lễ hội ăn mặc trang phục lễ hội phải rước qua Ngõ Vạn, lên Ngõ Chúa, qua Nghè Vẹt lên chân núi Báo, qua nền Trời Đất, sang khe Mang Cá đến nền “Rước bóng” về chúa. - Đặc biệt trong lễ hội có thả đền hoa sen trên sông. Trên đoạn sông hàng nghìn cái đèn hoa sen được thả sáng rực, lung linh xuôi trên mặt nước thật đẹp, giọng hò và trống hội ngân lên vang vọng cả một khúc sông… 11 - Phỏng vấn một du khách. 30s - Cảm nhận về lễ hội rước nước, mong muốn lễ hội được bảo tồn và mở rộng hơn nữa. 12 - Hình ảnh của thành nhà Hồ, phủ Trịnh… và hình ảnh của lễ hội trên sông với tiếng trống hội và điệu hò sông Mã ngân mãi trong lòng người đi xa. 30s Kết phim - Trong sự phát triển kinh tế huyện Vĩnh Lộc, ngoài những thắng cảnh như thành nhà Hồ, phủ Trịnh, động Hồ Công, các di tích văn hóa Đa Bút, Đông Sơn… và đặc biệt là lễ hội “Rước nước” ở chùa Báo Ân, lễ hội Thái Vương Trịnh Kiểm sẽ là điểm nhấn cho nền kinh tế du lịch của huyện Vĩnh Lộc nói riêng và của tỉnh Thanh Hóa nói chung trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước… Mong rằng với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, lễ hội làng Bồng Báo sẽ dần được khôi phục đúng như giá trị ban đầu của nó và là điểm du lịch tâm linh lý tưởng của du khách gần xa. 13 Tổng thời lượng 10 phút. 2.3. Ghi hình. Kịch bản đề cương chính là cái sườn để phóng viên bám vào đó tác nghiệp tại hiện trường. Sau khi hoàn thành kịch bản đề cương, chúng tôi chuẩn bị cho việc hậu cần như: máy móc, băng hình, kinh phí, ăn ở, liên lạc với địa phương… Lịch đi quay tại làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa được ấn định trong vòng 4 ngày, từ ngày 2/4 đến ngày 5/4/2008. Ngày 2/4, chúng tôi những người làm chương trình xuất phát từ Hà Nội đến làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ngày 3/4 quay di tích văn hóa Đa Bút, Phủ Trịnh, thành nhà Hồ, dòng sông Mã, phong cảnh làng quê… Ngày 4/4 đến ngày 5/4 quay cảnh lễ hội “Rước nước”… Trong quá trình ghi hình, chúng tôi gặp nhiều thuận lợi. Đó là sự tiếp đón chu đáo của lãnh đạo địa phương, đặc biệt là lãnh đạo Bí thư xã Lê Văn Nghị. Một thuận lợi đó nữa là trong những ngày ghi hình thời tiết không mưa nên có được ánh sáng đẹp, quay được những phong cảnh đẹp, đặc biệt là dòng sông Mã, tượng Phủ Chúa và văn hóa Đa Bút với nhiều di tích xưa để lại. Những ngày diễn ra cảnh lễ hội thời tiết đẹp, không mưa làm cho khung cảnh lễ hội cũng tươi tắn, sinh động hơn, rất thuận lợi cho việc ghi hình. Chúng tôi đã cố gắng ghi hình một cách tự nhiên nhất, âm thanh cũng được xử lý cẩn trọng để thu được những tiếng hiện trường chân thực nhất. Bên cạnh những thuận lợi, chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn. Đó là đường sá đi vào các khu di tích ghập ghềnh, rất khó đi, đoàn làm phim phải xuống đẩy xe. Mặt khác, khi quay những cảnh rước nước trên sông, chúng tôi chỉ có một chiếc thuyền nên rất khó cho việc di chuyển để lấy hình ảnh và góc độ đẹp, thiếu cỡ cảnh vì chỉ có một máy quay. Một khó khăn nữa là, lễ hội rất đông người tham gia nên không tránh khỏi sự lộn xộn, rất khó cho việc di chuyển máy quay . Hoàn thành kịch bản chi tiết Sau khi đi quay về cùng với những tư liệu đã thu thập được, tôi bắt tay vào việc hoàn thành kịch bản chi tiết. Việc đầu tiên, tôi xem lại các băng tư liệu đã quay và ghi lại các tham cốt cảnh cần phải dựng. Dựa vào đó tôi sơ dựng kịch bản chi tiết gồm các cụm cảnh quay và sơ lược ý nội dung cần thể hiện. Khi dựng kịch bản chi tiết có sự thay đổi khá nhiều so với kịch bản đề cương. Đó là phải lựa chọn những hình ảnh đắt, chứa đựng thông tin từ những băng hình đã quay được. Sau đó phải sắp xếp, gắn kết với nhau sao cho hợp lý giữa hình ảnh và nội dung cần thể hiện. Kịch bản chi tiết “Xuôi miền Biện Thượng”: STT Cụm hình ảnh Ý lời bình Âm nhạc Tham cốt cảnh Thời lượng 1 Bảng chữ trên nền dòng sông Mã XUÔI MIỀN BIỆN THƯỢNG Nhạc hò sông Mã Băng số 1 ( 27’01”) 10s 2 Cảnh dòng sông Mã, cánh đồng lúa, thành nhà Hồ, cảnh lễ hội, các di tích, các bức tượng thờ… Giới thiệu những nét văn hóa tiêu biểu của làng Bồng Thượng. Nhạc nhẹ nhàng Băng số 1 (30’19”, 32’10”, 32s 3 Phỏng vấn Ông Lê Tiến Thọ - Thứ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, nói về làng Bồng Thượng với dấu ấn văn hóa Đa Bút. 35s 4 Cảnh dọc hai bờ sông Mã, các dãy núi, hang động, hiện vật cổ. Chứng minh qua các di tích này nằm giữa sơ kỳ và hậu kỳ thời đá mới ở Việt Nam Nhạc hò sông Mã 30s 5 Cảnh thuyền trên dòng sông Mã Sự giao lưu giữa cư dân miền ngược với cư dân miền xuôi đã sản sinh ra những điệu hò sông Mã Nhạc hò sông Mã 37s 6 Phỏng vấn Ông Lê Tiến Thọ - Thứ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, nói về xuất xứ của những điệu hò sông mã 1’15” 7 Cảnh lễ hội Thái Vương Trịnh Kiểm. Hình ảnh tượng thờ Chúa Vùng đất này còn sinh ra các khai quốc công thần tài ba, đặc biệt là sinh ra một con người mà tên tuổi rạng danh trong lịch sử phong kiến Việt Nam đó là Trịnh Kiểm. Nhạc hò sông Mã 55s 8 Phỏng vấn Giáo sư. Tiến sỹ Ngô Đức Thọ - Viện Hán Nôm Việt Nam, nói về dòng họ của Trịnh Kiểm và Trịnh Kiểm. 32s 9 Các bức tượng thờ dòng họ Trịnh: Văn Tổ Nghị Vương Trịnh Tráng, Du Tổ Thuận Vương Trịnh Giang, Linh Vương Trịnh Khải, Thánh Tổ Thịnh Vương Trịnh Sâm, Án Đô Vương Trịnh Bồng. Cảnh các di tích ở Hà Nội: Văn miếu Quốc Tử Giám, Chùa Một Cột, Chùa Trấn Quốc. Sự tưởng nhớ công lao to lớn của con cháu đời nay đối với cha ông đã góp phần làm nên 1000 năm Thăng Long lịch sử. Nhạc nhẹ nhàng Băng số 2 (4’32”, 4’05”) 1’22” 10 Cảnh bia đá, các bức tượng đá, cảnh lăng mộ. Các di tích còn lại cho thấy nơi đây từng là vùng văn hóa sầm uất Nhạc nhẹ nhàng 25s 11 Cảnh lễ hội “Rước nước” tại chùa Báo Ân, cảnh lễ hội về đêm, Các lễ hội được tổ chức như một nghi lễ tâm linh không thể thiếu của người dân nơi đây. - Nhạc hò sông Mã. - Tiếng động hiện trường 55s 12 Phỏng vấn Bà Cao Thị Vân - một người dân tại xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, nói về sự vui mừng khi đến tham dự lễ hội. Tiếng động hiện trường 30s 13 Cảnh lễ hội rước nước trên sông, cảnh người dân đến tham dự lễ hội, cảnh rước nước đến chùa Báo Ân. Lễ hội là một dịp để ôn lại lịch sử, để nhớ, để đền ơn những bậc tiền nhân có công trong công cuộc trung hưng đất nước. Tiếng động hiện trường 1’10” Dựng băng Quá trình dựng hình là công đoạn sắp xếp và ghép nối các cảnh ghi hình rời rạc thành trường đoạn và tác phẩm hoàn chỉnh theo đúng ý đồ kịch bản đã đề ra. Những hình ảnh đã được chọn lọc để móc xích với nhau tạo thành sự thống nhất về nội dung và nêu bật hình tượng phản ánh. Quá trình biên tập, dựng diễn ra trong 3 ngày. Dựa trên đề cương sơ dựng đã hoặch định và tham cốt cảnh ghi lại, tôi tiến hành dựng. Trong quá trình dựng, các hình ảnh được kết nối theo trình tự của kịch bản chứ không phải quá trình ghi hình nên tìm kiếm được cảnh quay đắt và phù hợp quả thực không dễ. Tiếp đến là chọn nhạc nền và xử lý nhạc nền. Bản nhạc nền phải có giai điệu phù hợp với nội dung để tăng hiệu quả của hình ảnh. Khi đã có một tác phẩm tương đối hoàn chỉnh, tôi nhờ sự đóng góp ý kiến của giáo viên hướng dẫn và một số đồng nghiệp để phát hiện lỗi và tiếp tục hoàn thiện tác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLBC 17.doc