Khóa luận Những vấn đề pháp lý về phá sản doanh nghiệp
Quản lý tài sản của doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng phá sản là một trong những vấn đề cơ bản mà Luật phá sản các nước đều đề cập tới. Mục đích của việc quản lý tài sản là nhằm tránh việc tẩu tán, thất thoát tài sản, bảo đảm quyền lợi của các chủ nợ khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Luật phá sản của các nước đều có điều khoản quy định về người quản lý tài sản. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế, xã hội của các nước khác nhau nên pháp luật quy định cơ cấu tổ chức cũng như vị trí, vai trò của các cơ quan này là khác nhau: Thứ nhất: Về thời điểm cử nhân viên quản lý tài sản. Đa số các nước quy định việc cử nhân viên quản lý tài sản được bắt đầu khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp (Luật phá sản của Nam Tư, Thuỵ Điển ). Có nước quy định việc cử nhân viên quản lý tạm thời trong khoảng thời gian từ khi có đơn yêu cầu tuyên bố phá sản tới khi có quyết định mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản (Luật phá sản của Anh). Thứ 2: Về đối tượng có quyền chỉ định nhân viên quản lý tài sản. Phần lớn các nước đều quy định quyền này thuộc toà án (Pháp, Đức, Thuỵ Sỹ, Malayxia ) cũng có nước nếu hội nghị chủ nợ không chấp nhận quản lý viên do hội nghị chủ nợ bầu (Luật phá sản của ESTland). Luật phá sản của Anh, Mỹ quy định chủ nợ có quyền cử người quản lý tài sản. Thứ 3: Về số lượng nhân viên quản lý tài sản. Có nước quy định chỉ có một nhân viên đứng ra quản lý tài sản (Luật phá sản Úc, Nga). Theo bộ luật thương mại Sài Gòn 1972 thì số quản tài viên có thể thay đổi trong quá trình giải quyết phá sản nhưng không nhiều hơn 3 người. Cũng có nước như Hunggari đã quy định một tập thể có trách nhiệm quản lý tài sản của doanh nghiệp phá sản.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Những vấn đề pháp lý về phá sản doanh nghiệp.DOC