MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Vai trò thông tin về thị trường rất quan trọng và xác thực. 1
3. Mục đích của đề tài. 1
4. Nhiệm vụ 1
5. Đối tượng phạm vi nghiên cứu. 2
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2
7. Đóng góp của Khoá luận 2
8. Kết cấu khoá luận. 2
Chương 1: Khái niệm thị trường và những 3
vấn đề cơ bản 3
I. Khái niệm thị trường 3
1.Thị trường là gì? 3
2. Chức năng của thị trường 4
a. Chức năng thừa nhận 4
b. Chức năng điều tiết, kích thích và hạn chế sản xuất, tiêu dùng 5
c. Chức năng thông tin 5
d. Chức năng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật, giảm lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra sản phẩm. 6
II. Phân loại thị trường 6
III. Cơ chế thị trường và giá cả thị trường 9
1. Cơ chế thị trường 9
a. Quy luật giá trị 10
b. Quy luật cung cầu. 10
c. Quy luật lưu thông tiền tệ 11
e. Quy luật lợi nhuận. 11
e. Quy luật cạnh tranh. 12
2. Giá cả thị trường 12
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường 14
IV. Kinh tế thị trường và các vấn đề về kinh tế thị Trường tại Việt Nam 15
1. Kinh tế thị trường 15
2. Đặc điểm nền kinh tế thị trường trong thế kỷ 21 15
a, Sự liên kết và cạnh tranh kinh tế diễn ra trên quy mô khu vực và toàn cầu. 15
b, Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển 16
c, Sự cạn kiệt tài nguyên cho sản xuất 16
f. Tội ác khủng bố xã hội phát triển. 17
3. Một số vấn đề kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 17
3.1 Đặc trưng về định hướng mục tiêu của nền kinh tế 18
3.2 Đặc trưng về thể chế kinh tế 19
3.3 Đặc trưng về thể chế quản lý 19
3.4 Đặc trưng về quan hệ phân phối 19
3.5 Đặc trưng về vai trò quản lý của nhà nước 19
4. Sự phát triển của các loại thị trường ở Việt Nam 20
4.1 Thị trường hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ (thị trường đầu ra) 21
4.2 Thị trường tài chính. 21
? Thị trường tiền tệ 22
? Thị trường hối đoái: 22
4.3 Thị trường lao động 23
4.4 Thị trường đất đai 23
V. Tầm quan trọng của thông tin thị trường trên báo chí. 24
1. Đối với người quản lý. 24
2. Đối với doanh nghiệp. 25
3. Đối với người tiêu dùng. 28
Chương 2: Những vấn đề thị trường được phản ánh trên hai tờ báo Diễn đàn Doanh nghiệp và Thời báo Tài chính 29
A. Khảo sát tờ Thời báo Tài chính (TBTC) 29
1. Giới thiệu khái quát 29
2. Nội dung cụ thể phản ánh trên trang thị trường 29
a. Thị trường hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ 29
b. Thị trường tài chính 39
c. Thị trường mùa vụ 44
d. Thị trường đột biến 46
e. Thị trường các yếu tố sản xuất 47
3. Kết luận 51
B. Khảo sát tờ báo Diễn đàn Doanh nghiệp 51
1. Giới thiệu khái quát 51
2. Nội dung cụ thể phản ánh trên trang thị trường 52
a. Thị trường hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ 52
b. Thị trường mùa vụ 57
c. Thị trường đột biến 57
d. Thị trường các yếu tố sản xuất 58
e. Thị trường tài chính 58
C. So sánh giữa TBTC và DDDN về một “tiêu điểm ” của năm 2004 59
Chương 3: Đánh giá chung và một số nguyên tắc về nghiệp vụ viết về thị trường 62
1. Cách thức tổ chức bài viết trên trang báo 63
a. Tít bài 63
b. Chapeau 64
c. Tít phụ 65
d. Sử dụng biểu bảng 66
e. Cách xây dựng chuyên mục và chuyên trang 67
2. Bố cục tác phẩm 67
a. Bố cục của bài thị trường 67
b. Ngôn ngữ của bài thị trường 75
3. Cách xử lý số liệu 76
4. Thể loại phản ánh 77
5. Hiệu quả thông tin do chuyên trang mang lại 78
6. Yêu cầu đối với phóng viên 79
7. Kết chương 81
Tài Liệu Tham khảo 84
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1419 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những vấn đề thị trường được phản ánh trên hai tờ báo Diễn đàn Doanh nghiệp và Thời báo Tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục phần lớn thị trường nội địa và có lượng tiêu thụ khá ổn định, thậm chí có một sản phẩm ngoại không canh tranh lại vê giá cả…, các hàng nước đa quốc gia mới chỉ nhập khẩu số ít để thăm dò thị trường, do vậy nếu các doanh nghiệp trong nước không mạnh dạn tăng tốc đầu tư, đa dạng hoá sản phẩm, quảng bá thương hiệu và mở rộng thị trường thì ắt sẽ khó canh tranh trong tương lai gần vì hầu hết các “đại gia đã nhận ra NETC đang là thị trường tiêu thụ rất tiềm năng”. Nói một cách khác phần kết như là lời khuyên hoặc lời khuyến cáo đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, định hướng hành động cho doanh nghiệp. Đây chính là phần phát huy cao nhất vai trò của thông tin thị trường đối với doanh nghiệp. Ngay từ tít chính của bài báo thể hiện là một lời cảnh tỉnh trước cho doanh nghiệp (Coi chừng “uống nước đục”). Cơ bản nội dung trong bài đã biểu hiện hết ý của tác giả, làm gì để không bị “uống nước đục đó”.
Trên chuyên trang “Tiêu điểm - thị trường”, TBTC luôn chú trọng về mảng giải pháp, hướng giải quyết đặt ra trước mỗi vấn đề nổi cộm trong từng thời gian nhất định. Phải thống kê các bài sau:
Giải pháp nào bình ổn giá thép?
Giải páhp tài chính cho xuất khẩu cà phê Gia Lai
Giải pháp đảm bảo nguồn cung ứng thép
Để nâng cao khả năng xuất khẩu chè
Nâng cao chất lượng cà phê - giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
Bằng các giải pháp mạnh đẩy giá thuốc sẽ bình ổn
Những giải pháp quyết liệt nhằm bình ổn giá thuốc
Biện pháp ổn định thị trường xi măng trong nước
Liều thuốc mạnh cho thị trường thuốc
Chủ động bình ổn thị trường: Đang vượt quá “ Tầm tay” của ngành thép
Giải pháp bình ổn thị trường thép xây dựng
Thị trường lúa gạo: Giải pháp bình ổn 2 tháng cuối năm
Giá mía đường đang tăng: Giải pháp nào bình ổn?
Đi sâu nghiên cứu một loạt các bài báo trên ta gặp một đặc điểm chung là quan điểm đưa “giải pháp” được nhấn mạnh khi giải quyết một vấn đề nào đó. “Giá mía đường đang tăng: Giải pháp nào bình ổn” – Bài báo mang đặc điểm chung đó với mọt phần tư lượng bài thông tin về giá mía đường đang biến dộng theo chiều hướng đi lên ( trong và ngoài nước) và một phần tư thì phân tích về nguyên nhân của sự tăng giá đó. Tác giả phân tích từng nguyên nhân cụ thể do chủ quan và khách quan đem lại. Khách quan là do “ Thời tiết năm nay không thuận, hạn hán kéo dài đã làm cho sản lượng mía ở khu vực phía nam giảm khoảng 20 – 30% so với vụ trước”, còn chủ quan là do “ giá đường có xu hướng tăng lên, các nhà sản xuất đường có tâm lý bán vưa phải số lượng đường tồn kho ra lưu thông tạo ra sức ép tăng giá do yếu tố tâm lý trên thị trường tác dộng và chi phí nguyên liệu, chế biến đường đều tăng. Trong đó, giá mía tăng 25%, giá nhân công dốn chặt tăng 20 – 30%”
Phần giải pháp, để góp phần bình ổn thị trường mía đường trong thời gian tới chiếm một phần hai diện tích bài cho thấy ý nghĩa quan trọng của giải pháp. Tác giả Nguyễn thành Luân nêu lên kiến nghị một cách tỉ mỉ, sát với thực tế khi xét trên từng phương diện: “ Về vấn đề nguyên liệu”, đối với khâu chế biến, “ Đối với sản xuất”, “ Đối với hiệp hội mía đường việt Nam.Bởi mỗi phương diện, mỗi bộ phận cấu thành trong quá trình sản xuất có hoạt động riêng của mình, thực hiện tốt từng hoạt động, nhiệm vụ cụ thể đó mới tạo ra được “ Sức mạnh” của giải pháp tổng hợp chuyên sâu có hiệu quả nhằm mục đích bình ổn giá mía đường. Thế nên bài báo này được coi là bài báo điển hình trên “Tiêu điểm thị trường”. Nguyễn thành Luân thể hiện một cái nhìn toàn diện, sắp đặt vấn đề trong mối quan hệ logic chặt chẽ. Để giải quyết một vấn đề hay hiện tượng nào đó, người ta không thể chỉ nhìn nhận một phía mà còn có cái nhìn tổng thể từ mọi phương diện. Có như vậy mới đạt được hiệu quả cao. Như vậy tác giả đa nêu bật thông tin thị trường trong mối quan hệ hữu cơ, giải pháp đưa ra phải gắn liền với mối quan hệ hữu coư đó.
Về dịch vụ, lượng bài chiếm tỷ lệ rất ít trên chuyên trang này . trong đó có “ Dịch vụ thuê ở Hà Nội mùa lễ hội”, ”Giá dịch vụ du lịch nên giảm”. Bài “Giá dịch vụ – nên giảm” của Hạnh Trang phản ánh tình hình tour du lịch Việt Nam cao hơn hẳn so với một số nước trong khu vực như Thái Lan, Singapor, tỷ lệ cao hơn đó lên tới 60-70%. Tour du lịch được cấu thành bởi nhiều yéu tố khác nhau: vé máy bay, giá chi trả khách sạn và các dịch vụ khác. Theo tác giả, hiện có nhiều ý kiến khác nhau thậm chí đối ngược nhau về những nguyên nhân gây ra tình trạng tour du lịch tại Việt Nam lại đắt đỏ như thế. Có ý kiến cho rằng, nguyên nhân vì giá vé máy bay cao, theo ý kiến khác khẳng định do giá dịch vụ cao. Ngoài việc đưa ý kiến từ phía người du lịch quốc tế đang phàn nàn về “giá tour du lịch cao”, Hạnh Trang kết bai bằng nhận định của bà Tomoko Ono- trưởng đại diện Công ty MS Tourist- Nhật Bản tại Việt Nam. Có thể nói bài này hơi còn hơi “non” vì mức độ cao nhất chỉ dừng ở phản ánh, nêu hiện tượng ý kiến, nội dung bài đúng “tầm” tít chính “Giá dịch vụ du lịch nên giảm”.
Thị trường tài chính
Khảo sát về thị trường tài chính thống kê được 360 tin bài, trong số đó thị trường chứng khoán chiếm gần 60%, thị trường tiền tệ và ngân hàng, ngoại hối chiếm % ít hơn. Cứ trung bình mỗi số báo của TBTC đều có 2 bài lớn về thị trường chứng khoán. Tin chỉ chiếm 1/3 của 60% đó .Chủ yếu là các bài phân tích đánh giá thị trường tài chính. Với 3 số báo một tuần, thông tin về thị trường chứng khoán rất sát sao kịp thời. Mỗi số báo đều đưa tình hình 2 phiên giao dịch và cuối tuần có đánh giá tổng kết bằng “Thị trường chứng khoán tuần ”. Từng biến động, hiện tượng tăng giảm giá của trên 24 cổ phiếu cùng chỉ số VN Index trên thị trường chứng khoán luôn được theo dõi liên tục và đăng tải thông tin trên trang 10.
Thực tế, với những tên bài: “ Chỉ số VN Index tăng mạnh và vượt quá 170 điểm, cầu dang cao hơn cung – sự khởi đầu khá tốt đẹp”, “ Cổ phiếu REE liên tục tăng giá”, “ VN Index tăng với vận tốc phi mã”, “ Giá trị giao dịch đạt mức kỷ lục”…đã chỉ rõ ưu điểm trên. Qua việc tường thuật trực tiếp sinh động mọi bộc lộ từ chỉ só, lượng giao dịch, giá cả cổ phiếu, đối tượng mua ( Nhà đầu tư) rất chi tiết: “ Giá cổ phiếu tăng nhưng lượng cầu vẫn nhiều”, “ Nhiều cổ phiếu rớt giá, giá cổ phiếu liên tục biến đổi, thị trường nóng, lạnh đột ngột”, “ BBT đang nguội dần”, “ Các nhà đầu tư nước ngoài chiếm hơn 50% tổng giá trị giao dịch.
Thị trường chứng khoán ngày mùng 5/6/2004: “Nhiều cổ phiếu rớt giá làm chỉ số VN Index giảm mạnh” của Hồng trường là bài tiêu biểu nhất cho thị trường chứng khoán ngày. Nội dung bài xoay quanh hoạt động giao dịch của các cổ phiếu tham gia thị trường chứng khoán: Tại phương thức giao dịch thoả thuận, 13.800 cổ phiếu đã được giao dịch giá 3.080đồng/cổ phiếu ( thấp hơn giá giao dịch khớp lệnh 500 đồng/cổ phiếu ) và giao dịch cổ phiếu TRI này chính là giao dịch bán lại của chính tổ chức niêm yết. Tại phương thức giao dịch này còn có 50.000 trái phiếu chính phủ 4A 2003 giao dịch giá 106690 đồng/ trái phiếu, tương đương 5.334.500.000đồng. Riêng phương thức giao dịch khớp lệnh, lượng cổ phiếu giao dịch vẫn thấp như phiên vừa qua, nhưng giá cổ phiếu bắt dầu sụt giảm. Chỉ có cổ phiếu LAF và VTC là tăng giá, và có đến 12 cổ phiếu rớt giá, do vậy chỉ số VN Index giảm đi 1,47 điểm ( 264,13)” Sau khi đưa ra điểm khái quát, tác giả Hồng Trường tường thuật “ Cổ phiếu BBT tiếp tục dẫn đầu về lượng giao dịch, trong cả hai đợt khớp lệnh của cổ phiếu này đều ở khớp ở giá đứng 16.00đ/cổ phiếu”. Lượng mua của nhà đầu tư nước ngoài Hồng Trường liệt kê các con số 3020 cổ phiếu VTC và 350 cổ phiếu HAS , trong khi đó bán ra 800 cổ phiếu SAV. Đó là ngày mùng 5/5, Hồng Trường quan sất nhịp độ hoạt động của cổ phiếu mà không bỏ sót chi tiết nào. Sang ngày 6/5/04, có tới 16 cổ phiếu rớt giá, và không có giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài. Rất nhiều con số chứng minh cho hiện tượng giảm giá lien tục của cổ phiếu kéo theo chie số VN Index giảm. Những con số từng ngày đó được tổng kết lại trong “ Tình hình giao dịch chứng khoán tuần. Vì vậy, tít bài mới mang đặc điểm như” “ Giá cổ phiếu rớt liên tục, lượng giao dịch giảm đáng kể - đây cũng là tên của bài tổng kết tuần về tình hình giao dịch chứng khoán từ ngày 4 – 7/5. ở mối bài tổng kết tuần, thể hiện đánh giá tổng quát nhất về tuần đó. Tuần từ mùng 4 – 7/5 chỉ giao dịch trong 4 phiên, lượng cổ phiếu giao dịch sụt đáng kể. “ Do vậy, tổng giá trị giao dịch cổ phiếu tại phương thức giao dịch khớp lệnh chỉ dạt 15.663.964.000 đồng, trung bình 3.915.991.000đồng/phiên. Tác giả phát hiện ra nguyên nhân là do rớt giá và lượng đặt mua hàng chào bán không cao. Hơn thế nữa, Hồng Trường còn so sánh với tình hình chứng khoán tuần trước bằng con số cụ thể để thấy rằng cổ phiếu BBT đã vượt qua REE. Sau đánh giá về giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tham gia trên thị trường chứng khoán, Hồng Trường chúng minh sự thay đổ liên tục của cổ phiếu như sau: AGF ( đứng giá), BBC( âm 500 đồng) đến BBT ( âm 600 đồng) BTBC( âm 300 đồng).
Bên cạnh các bài tường thuật chứng khoán ngày và tuần mang tính ổn dịnh đó, TBTC còn đăng tải thông tin về phương hướng, biện pháp, mục đích cho hoạt động và phát triển thị rường chứng khoán. Ví dụ như “ Để thị trường chứng khoán phát triển năng động, vững chắc và hiệu quả” – Bài phỏng vấn TS. Nguyễn thạc Khoát – Chủ tịch công ty chứng khoán ngân hàng công thương VN. Bài phỏng vấn này nêu quan điểm vận hành của thị trường chứng khoán, đưa biện pháp và khẳng định kết quả của công ty chứng khoán đã đạt được. Với bài “Khới sắc thị trường chứng khoán Việt Nam” Tình hình phát triển của thị trường chứng khoán tại VN được phân tích, đánh giá rõ ràng, sâu sắc. Sự phát triển đó là do kết hợp của chiến lược mà chính phủ áp dụng thực hiện cùng hoạt động kinh doanh của công ty niêm yết cổ phiếu. Hay như bài “Nhiều giải pháp phát triển thị trường chứng khoán của C.Bắc viết từ góc độ nhà quản lý cho biết, “Song song với việc hoàn thiện khung pháp lý UBCKNN sẽ rà soát và chỉnh sửa các chế độ, chính sách nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để phát triển nhanh thị trường chứng khoán. Cụ thể, đối với giải pháp phát triển hàng hoá cho thị trường chứng khoán, UBCKNN sẽ tham gia với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xét duyệt hồ sơ chuyển đổi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cổ phần hoá và hướng dẫn các công ty đó niêm yết trên thị trường chứng khoán . Tác giả triển khai đồng bộ từ “Phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển, trái phiếu địa phương trên thị trường chứng khoán theo chỉ tiêu kế hoạch được duyệt” Phối hợp với Cục tài chính doanh nghiệp xây dựng kế hoạch đưa các tổng công ty Nhà Nước, doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, làm ăn có hiệu quả trình thủ tướng chính phủ cho thí điểm thực hiện cổ phần hoá gắn niêm yết. Mặt khác, giải pháp “Đối với việc phát triển giao dịch chứng khoán” cũng được nhấn mạnh ở đây, kể cả “ Trung tâm lưu khí chứng khoán”, đề án hình thành trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Bài “Nhiều giải pháp phát triển thị trường chứng khoán” bắt đầu cho sự xuất hiện của một loạt bài với nội dung thực thi cụ thể những biện pháp nêu trên: “Phát triển thị trường giao dịch chứng khoán Hà nội: Rất cần “Tiếp sức” từ chính quyền”, “Bán đấu giá cổ phần doanh nghiệp nhà nước nhiều nơi còn chưa rõ ràng, minh bạch”, “Ngân hàng TM cổ phần: Điều kiện để niêm yết cổ phiếu”, “Cổ phiếu ngân hàng: Sức hấp dẫn mới của thị trường chứng khoán?” Quá trình thực thi các giải pháp đó cũng gặp một số khó khăn: “Bất cập trong đăng ký giao dịch cơ bản”, “Định giá DNNN: Nhiều vướng mắc làm chậm tiến trình cổ phần hoá”, hay tính đến vai trò của “Trái phiếu chính phủ với vấn đề bình ổn giá”; vấn đề tạo điều kiện hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp có bài: “Ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp niêm yết chưa đủ sức hấp dẫn, qua TBTC doanh nghiệp tiếp nhận lời khuyên “ Mua chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán : Nên có cái nhìn dài hạn”
Tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối dù chiếm lượng bài ít hơn nhưng tinlại nhiều hơn. Ngay từ số đầu tiên của năm 2004 ra ngày 7/1 đã xuất hiện 2 tin và 1 bài: “ Thị trường vàng và ngoại tệ biến động: Khả năng đáp ứng tiền mặt?”, tiếp đến “ Nghĩ về một đồng tiền quá tải”, “ thị trường tài chính, tiền tệ TP.HCM: cần một “đòn xe” để tạo một sức bật mới. Mặc dù thị trường tài chính mới ở VN mới thực sự phát triển mạnh trong gần 10 trở lại đây nhưng đã gặt hái được những thành tựu đáng kể. TBTC là tiếng nói đi đầu trong việc ca ngợi những thành tựu đó. Trong năm 2004 nổi bật lên những gương mặt tiêu biểu như:
“Ngân hàng đầu tư và phát triển VN: Huy động vốn gần 57,1 nghìn tỷ đồng”
“ Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán: không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ”
“ OIC khai trương cổng thanh toán quốc tế điện tử”
“ Ngân hàng Đông á triển khai hệ thống ATM 24/24h”
“ Chi nhánh ngân hàng công thương thanh Xuân thực hiện tốt chính sách khách hàng…THIếU’’
“ Ngân hàng chính sách xã hội: Những kết quả bước đầu”…
“Thị trường ngoại hối – Thực trạng và giải pháp” của Mai Lan đăng trên số ra ngày 9/6/04 có thể coi là bài xuất sắc nhất trong một loạt những bài viết về thị trường ngoại hối nhờ lượng kiến thức chuyên sâu qua bài trên độc giả hiểu được khái niệm và biết tường tận thực trạng của thị trường ngoại hối kỳ hạn và những giải pháp thực hiện hiệu quả thực trạng đó. “Thị trường kinh doanh ngoại tệ có kỳ hạn, hoán đổi đã chính thức đi vào hoạt động của VN từ năm 1999. Các thành viên chủ yếu tham gia thị trường là các doanh nghiệp có nguồn thu hoặc các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp, có mong muốn bảo hiểm rủi ro về tỷ giá, lãi suất và các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại tệ thực hiện giao dịch với mục đích phục vụ nhu cầu của khách hàng, bảo hiểm rủi ro về tỷ giá và kinh doanh sinh lời”. Dựa trên các quy định cơ sở pháp lý, tác giả Mai Lan nêu lên thị trường ngoại tệ có kỳ hạn, hoán đổi ở VN trong những năm qua đã từng bước phát triển và đi vào hoạt động có hiệu quả. Không chỉ tính đến ưu điểm, tác giả cũng chỉ ra hạn chế của thị trường bngoại hối bộc lộ ra các yếu tố sau: Doanh số giao dịch còn nhỏ, mức phổ biến chỉ tương đương khoảng 4- 6% doanh số mua bán ngoại tệ giao ngay; các giao dịch tập trung chủ yếu vào các kỳ hạn ngắn, 7- 60 ngày. Ngoài ra, độc giả không thể không chú ý đến điểm đổi mới đó là quyết định do thống đốc ngân hàng NHVN đã ký là, thay đổi cơ bản về cách thức quản lý, mức tỷ giá trong các giao dịch kỳ hạn, hoán đổi giữa đồng đôla và đồng VN. Không chỉ dừng tại đây, bài báo còn giải thích từng khía cạnh của cách thức quản lý mới này, giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng xác định được mục đích của thị trường ngoại hối kỳ hạn.
Qua TBTC, độc giả có thể biết đến cả khó khăn và thuận lợi, phương hướng hoạt động của thị trường tiền tệ và ngân hàng hiện nay, dù chỉ với lượng bài ít như “Giá tăng gây sức ép với các ngân hàng thương mại”, “Cho vay du học: Cơ hội làm ăn mới của Incombank”, “Ngân hàng đầu tư và phát triển VN hướng tới xây dựng tập đoàn tài chính ngân hàng”.
Nói chung thị trường tài chính với lượng bài rất lớn, chiếm diện tích đáng kể trên trang “Tiêu điểm thị trường” đem lại khối lượng thông tin rộng từ nhiều khía cạnh khác nhau cho độc giả. Những người tham gia kinh doanh trên thị trường tài chính thông qua đây sẽ nắm bắt rất rõ từng thay đổi trên thị trường, bởi từ những yếu tố khó khăn, thuận lợi, thành tích, giải pháp, phương hưóng của thị trường tài chính được mổ xẻ kỹ lưỡng, phân tích, đánh giá kịp thời nhất.
Thị trường mùa vụ
Trong năm 2004, trên TBTC xuất hiện 65 tin bài về thị trường mùa vụ phản ánh tính sôi động và nhộn nhịp. ở đây, đa phần là bài nhỏ và tin, chỉ có một số bài lớn như: “TP.HCM: nhộn nhịp thị trường tết”, “Thị trường những ngày giáp tết”, “Thị trường giá cả trong và sau tết giáp thân”, “Thị trường bánh trung thu TP.HCM: cạnh tranh từ chất lượng đến bao bì”, “Sôi động thị trường quần áo”, “Bánh trung thu – Sôi động thị trường Hà nội”, “Hà Nội: Đủ lượng hàng hoá thị trường tết”… Nội dung chủ yếu nói tới nhu cầu của người tiêu dùng tăng lên vào lúc đầu mùa, dịp lễ hội, dịp tết.Vào thời kỳ chuyển mùa, do nhu cầu tăng cao, nên thị trường diễn biến sôi động: Các hình thức dịch vụ nảy sinh theo mùa vụ là: “Dịch vụ gói bánh trưng tết”, “Hà nội: Xe buýt phục vụ tết từ 10 –15 phút/ chuyến”, ở Miền Nam có “Xe đưu công nhân và sinh viên về quê ăn tết”. Nhiều khi cung không đủ cầu, kính giá tăng lên: “Ngoài tết… áo len được lên giá”, “Nắng nóng khiến cho giá rau tăng cao”, “Đào tết năm nay sẽ đắt giá”..
Vào dịp tết có 14 bài liên quan đến “mùa vụ” này. Tết năm 2004 đã rất sôi nổi với bài “TP.Hồ Chí Minh: Nhộn nhịp thị trường Tết”. Trong dịp tết, “sức mua của người dân để chuẩn bị vui chơi đón tết và nghỉ ngơi mấy nagỳ đầu xuân luôn tăng cao”. Bài viết khái quát tình hình về thị trường nói chung, đưa ra nhận định của các chuyên gia kinh tế- những người có uy tín về “sức mua” đó của người dân. “Còn không mấy thời gian là tết đến, hoạt động thương mại ở thành phố Hồ Chí Minh sôi động hẳn lên, đến đâu cũng thấy không khí chợ tết đã vào mùa”. Trong bài đưa ra dự đoán sức mua năm nay sẽ tăng do người dân có thu nhập khá hơn, có khả năng đưịơc thgwởng nhiều hơn năm trước, bài báo cũng không loại trừ lượng khách du lịch Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Kiều về ăn tết đông hơn. Tiếp theo việc trình bày nguyên nhân dẫn đến sức mua đó, tác giả bài báo phản ánh 3 xu thế diễn ra của thị trường trong mùa vụ tết 2004. Trước hết, đó là “Chợ, siêu thị: tràn ngập nguồn hàng”, “Tình hình hàng hoá,sản phẩm năm 2004 được phản ảnh rất đồ dào, xuất hiện nhiều hàng hoá mới, xu hướng thứ 2 “Hàng công ty chiếm lĩnh thị trường”, kể đến các sản phẩm của công ty Kinh Đô, Vinabico – Kotobuki, cà phê trung nguyên, Vina cà phê, Nest cà phê, Công ty Vissan…Những công ty có tên tuổi trên thị trường. Xu hướng thứ 3 là hiện tượng mở rộng của “ Hàng xôn”. Tác giả Lương Minh nhận định năm nay đội ngũ bán hàng xôn phát triển dữ dội ở TP.HCM…kéo theo ngày nào cũng đông đảo những người bán quần áo may sãn, giày dép, nón, túi sách, mắt kiếng.Bài viết chỉ dừng lại tại xu hướng thứ 3 này mà không đưa ra lời kết cho “Nhộn nhịp thị trường tết”. Thực ra lời kết ở đây, Lương Minh muốn gợi mở và hướng tới độc giả.
Kế dịp ngày lễ “Valentin: Hoa hồng và Sôcola vào mùa”, TBTC bắt đầu đăng tải một loạt tin bài về thị trường mùa hè: “ Hàng trưng diện cho bé vào hè”, “ Nhiều mẫu quạt hè đẹp mới lạ”, “Máy điều hoà mới cho hè 2004”, “Giày dép nhiều kiểu dáng mới”, “Loạn giá quạt điện”, “Sức mua hàng điện lạnh tăng nhanh”, “Hà nội cháy hàng điện lạnh”…Trời nóng, khí hậu oi bức, nhu cầu hàng hoá mùa hè phản ánh hàng ngày trên trang. Nhịp độ cuộc sống “chuyển mùa” dẫn tới thông tin cũng chuyển mùa. Mùa thu khởi động với “Đa dạng áo phông mùa thu”, rồi đến “thị trường cạnh tranh bánh trung thu”, cuối cùng kết thúc bằng “Cathay Pacific: giảm giá vé khuyến mại đặc biệt mùa thu”. Hết thu “Tiêu điểm thị trường” lại bám sát theo mùa đông thể hiện bằng các bài “Dép đi trong nhà vào vụ”, “ Gối memory – thời trang cho mọi thời gian”, “Ăn theo Noel”. Những bài này ít chứa đựng yếu tố đánh giá thị trường, hầu hết là giới thiệu hoặc dành lời khuyên cho khách hàng bằng việc đưa ra giá cả hoặc hướng dẫn họ sử dụng mặt hàng.
Thị trường đột biến
Đây là thị trường ít được quan tâm nhất. Chỉ với 10 tin bài TBTC tập trung nhiều đến dịch cúm gia cầm – Một hiện tượng gây thiệt hại đến lợi nhuận của người kinh doanh. Ta có thể liệt kê mối quan tâm đó trong năm 2004 như sau: “Bún phở vắng bóng thịt gia cầm”, “ Thịt gà có bảo hiểm đã bắt đầu tung ra thị trường”, “Gà Trung quốc bán nhiều tại Hà Nội”, “Dân bán gà lại kêu”, “Hà nội: Gia cầm vẫn còn thưa thớt tại các chợ”. Mỗi bài nhỏ này khoảng từ 100 – 300 chữ thường xuất hiện trên chuyên mục “Trong nhà ngoài chợ”. Một điều đáng chú ý nữa trong năm qua, một yếu tố đột biến trên thị trường đó là hiện tượng mua bán, đăng ký xe máy – xuất hiện qua bài “Sôi động mua bán suất đăng ký xe máy”. Chuyện xảy ra do “thông tin về việc cấm đăng ký xe máy tại các quận còn lại của TP.Hà nội cuối tháng 4/ 2004”. Vì thế nảy sinh một thứ dịch vụ mới: đi “Mua tiêu chẩn” để được đăng ký. Còn về chuyện gia cầm, xuất phát từ dịch cúm gà (gà phải kiểm dịch, tiêu huỷ, người tiêu dùng tạm láng hoặc không còn sử dụng món ngon này mà chuyển sang thức ăn khác) gà Việt nam lắng đi” thì gà Trung quốc xuất hiện và được nói nhiều tại Hà nội với con số lớn khoảng từ 5 – 6 tấn gà/ ngày, dù người tiêu dùng có ít nhiều băn khoăn về chất lượng an toàn thực phẩm.
Thị trường các yếu tố sản xuất
Không giống hoàn toàn với quan điểm của các nhà kinh tế học kinh điển trên thế giới, hiện nay tại Việt Nam quan điểm về thị trường các yếu tố sản xuất chưa được coi trọng, mặc dù cũng đã có khuynh hướng nghiêng về quan điểm này. Chính vì vậy, trên TBTC thể hiện rất rõ đặc điểm đó. Tổng số tin bài viết về thị trường các yếu tố sản xuất là 82; bài chiếm 70% còn tin là 30%. Có thể chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 – chưa định kỳ về thị trường các yếu tố sản xuất ( Từ 16/1 đến trước tháng 9) và giai đoạn 2- giai đoạn định kỳ là từ ( từ 2/9 đến 26/1/05). Thực tế thể hiện rằng, trong giai đoạn chưa định kỳ các tin bài về thị trường các yếu tố sản xuất xuất hiện lẻ tẻ, dường như làm bước đệm để xây dựng nền móng cho giai đoạn 2 sau này. Từ tháng 1 đến trước tháng 9 xuất hiện 11 bài và 1 tin. Bài đầu tiên “Thêm nhiều hàng hoá vào “chợ“ Bất động sản” – Phỏng vấn ông Lê Khoa Ngọc, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Công sản (Bộ Tài chính) của Lê Anh đã cung cấp cho độc giả cá hoạt động cũng như lập trường từ phía nhà quản lý. Đã có những cơ chế chính sách tài chính cho thị trường mới khi có luật đất đai. Luật đất đai đươc Quốc Hội thông qua năm 2003 và có hiệu lực thi hành từ 1/7/2004. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính dự kiến xây dựng 7 đề án chính sách tài chính đối với đất đai: đề án chính sách thu tiền, chính sách tiền thuê đất, đề án hình thành và phát triển thị trường bất động sản, đề án về giá đất,; về bồi thường thiệt hại và tái định cư; về hạch toán kế toán và đề án quản lý tài chính đất công ích của xã. Theo quy định này của Luật đất đai 2003, không chỉ có đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà còn mở rộng cho nhiều loại khác, trong đó có đất sử dụng hợp pháp, phù hợp với quy hoạch, không tranh chấp là đủ điều kiện tham gia giao dịch ở thị trường bất động sản.
Trong khoảng thời gian gần 8 tháng sau đó, thỉnh thoảng mới xuất hiện thông tin về thị trường đất đai. Đánh giá tình hình có 3 bài : “Thị trường nhà đất ”nằm im nghe ngóng” ”, ”Nhà có giá trị thấp tiêu thụ nhanh”, “TP. Hồ Chí minh: thị trường bất động sản đã tan băng”; 4 bài đánh giá về khả năng và hoạt động của thị trường này : “Giá đất do nhà nước quy định sẽ sát với thị trường”, ”Để quản lý hiệu quả hoạt động của thị trường bất động sản”, ”Bất động sản - những bất cập và triển vọng”, “Giá đất sẽ dần trở về giá trị thực”. ở giai đoạn đoạn đang hình thành nên thông tin mới chỉ xuát phát từ góc độ quản lý. Bên cạnh thị trường bất động sản, thị trường lao động cũng bắt đầu được quan tâm tới.. Năm 2004, dự kiến “đưa 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài”, “Phát triển nguồn nhân lực bậc cao của Việt nam”, “Có thực hiện mục tiêu về lao động, việc làm”.
Từ 9/2004- 1/2005 là giai đoạn định kỳ, 1 tuần xuất hiện cả một trang về thị trường các yếu tố sản xuất (71 tin bài) mà chủ yếu viết về thị trường đất đai, lãng quên thị trường lao động. Bỏ ngỏ thị trường lao động là điểm yếu của TBTC. Trong năm 2004 có rất nhiều vụ việc xảy ra liên quan đến thị trường lao động kể cả trong và ngoài nước ( nhất là xuất khẩu lao động đi các nước châu á: Đài loan, Singapor..). Một loạt tin bài đăng tải có định kỳ trên TBTC rất nghiêng về “chỉ đạo của nhà núơc. Chuyên trang này trở thành nơi nhà quản lý cung cấp thông tin cho đối tượng doanh nghiệp và người tiêu dùng: ”Nhà đất tại các đô thị: vẫn chưa thể khoán trắng cho thị trường ”
“HN: Thành lập văn phòng đăng ký đất và nhà”
“Bạn cần biết: Những trường hợp nào không phải nộp tiền sử dụng đất”
“Thu tiền sử dụng đất: sẽ có quy dịnh cụ thể”
“Quy định tạm thời về điều chỉnh khung giá đất ”
“Câu chuyện thị trường : thất thu vì đâu?”
“Phát triển bất động sản – kênh huyđộng vốn chưa thực sự khai thông”
..
Các bài báo trên thông tin rằng thị trường đất đai tại Việt Nam bây giờ mới thực sự hình thành và ngay từ những ngày đầu đã có sự quản lý chỉ đạo của nhà nước vì đang bước những bước đầu tiên còn rất chậm chạp. Điều này thật dễ hiểu vì Luật đất đai mới có hiệu lực chưa được bao lâu. Các cơ chế, quy định đang dần được thiết lập và ngày càng được bổ sung để môi trường phát triển hoàn thiện hơn. Sự khởi đầu còn nhiều gian truân nên phải từng bước thực hiện “Thiết lập đường dây nóng để tiếp nhạn ý kiến của người dân” và “Đất đai là hàng hoá đặc biệt” nên ”Nhà nước phải điều tiết”.
Hải Anh với bài “Thị trường bất động sản – Kênh huy động vốn vẫn chuă thực sự khai thông” góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức cho từng đối tượng độc giả bởi dã phản ánh đúng thực trạng của thị trường này. “Thị trường bất động sản là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, đến nay thị trường này còn sơ khai, hiệu quả nguồn lực to lớn về bất động sản chưa được khai thác đúng mức”. Làm sao phải “tạo môi trường thuận lợi, tăng cường huy động vốn thông qua các giao dịch bất động sản l
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LBC (1).doc