MỤC LỤC
Phần Trang
LỜI CẢM ƠN . iii
TÓM TẮT . iv
SUMMARY . v
MỤC LỤC . vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT . ix
DANH SÁCH CÁC HÌNH . ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG . xi
Chương 1. MỞ ĐẦU . 1
1.1. Đăt vấn đề . 1
1.2. Mục đích và yêu cầu. 2
1.2.1. Mục đích . 2
1.2.2. Yêu cầu . 2
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 3
2.1. Nhân giống cây trồng in vitro . 3
2.1.1. Khái niệm nuôi cấy mô tế bào thực vật . 3
2.1.2. Cơ sở khoa học chung về nuôi cấy mô tế bào thực vật . 3
2.1.3. Lợi ích của nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật . 5
2.1.4. Các giai đoạn nhân giống in vitro . 5
2.1.4.1. Giai đoạn 1: Khử trùng mô nuôi cấy . 5
2.1.4.2. Giai đoạn 2: Tái sinh mẫu nuôi cấy . 6
2.1.4.3. Giai đoạn 3: Nhân nhanh . 6
2.1.4.4. Giai đoạn 4: Tạo cây hoàn chỉnh . 6
2.1.4.5. Giai đoạn 5: Đưa cây ra đất . 7
2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy mô . 7
2.1.5.1. Mô nuôi cấy . 7
2.1.5.2. Vô trùng trong nuôi cấy . 7
2.1.5.3. Điều kiện nuôi cấy . 9
2.1.5.4. Môi trường nuôi cấy . 12
2.1.5.5. Vai trò của chất kích thích sinh trưởng trong nuôi cấy . 12
2.1.5.6. Ảnh hưởng của pH và Agar . 14
2.2. Giới thiệu về cây dầu mè (Jatropha curcas L.) . 16
2.2.1. Vị trí phân loại . 16
2.2.2. Đặc điểm sinh học . 17
2.2.2.1. Mô tả . 17
2.2.2.2. Sinh thái . 18
2.2.3. Công dụng . 19
2.2.3.1. Nhựa mủ . 19
2.2.3.2. Lá, vỏ và rễ cây . 19
2.2.3.3. Hạt và dầu . 19
2.2.3.4. Dầu mè và nguyên liệu sinh học . 20
2.2.4. Nhân giống . 22
2.2.4.1. Phương pháp nhân giống cổ truyền . 22
2.2.4.2. Phương pháp nhân giống hiện đại . 23
Chương 3. VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 25
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm . 25
3.2. Vật liệu . 25
3.2.1. Đối tượng thí nghiệm . 25
3.2.2. Trang thiết bị và dụng cụ . 25
3.2.3. Môi trường nuôi cấy. 25
3.2.4. Điều kiện nuôi cấy in vitro. 27
3.3. Phương pháp nghiên cứu . 27
3.3.1. Phương pháp khử trùng mẫu . 27
3.3.2. Bố trí thí nghiệm . 28
3.3.2.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ chất khử trùng
và thời gian khử mẫu đến tỉ lệ sống của mẫu cây dầu mè . 28
3.3.2.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát môi trường khoáng cơ bản
thích hợp để nuôi cấy mô cây dầu mè in vitro . 29
3.3.2.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của BA đến khả năng tạo
chồi của cây dầu mè. . 30
3.3.2.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của BA và IBA đến khả năng
tạo chồi của cây dầu mè trong điều kiện in vitro . 31
3.3.2.5. Thí nghiệm 5: Nuôi cấy tạo rễ cây dầu mè in vitro . 32
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu . 33
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 34
4.1. Thí nghiệm 1: Vô trùng mô cấy ban đầu từ cây thực sinh . 34
4.1.1. Vô trùng mẫu hạt . 35
4.1.2. Vô trùng mẫu chồi . 36
4.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát môi trường khoáng cơ bản cho cây dầu mè
in vitro . 39
4.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của BA đến sự hình thành chồi của
cây dầu mè . 41
4.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của BA và IBA đến sự hình thành chồi
của cây dầu mè . 43
4.5. Thí nghiệm 5: Nuôi cấy tạo rễ cây dầu mè in vitro . 45
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ . 47
5.1. Kết luận . 47
5.2. Đề nghị . 47
Chương 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO . 48
72 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3638 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nuôi cấy mô cây Dầu mè (Jatropha curcas L.), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về mặt hoá học đã đƣợc thí nghiệm.
Một vài chất này đã thể hiện các đặc tính tƣơng tự nhƣ các đặc tính của chất
auxin, nhƣng thƣờng với các liều lƣợng thấp hơn, hơn nửa chúng ít bị kiểm soát bởi
các enzyme và có thể có một tác động kéo dài trong đó có NAA. Trong lĩnh vực
nuôi cấy in vitro, những chất này đã chiếm một vị trí quan trọng, hai tính chất đƣợc
nghiên cứu nhiều là kích thích sự phân chia tế bào và sự hình thành rễ (Trần Văn
Minh, 2004).
Auxin chẳng những kích thích sự tăng trƣởng của chồi non mà còn khởi phát
cho sự tạo mới. Ở nồng độ thấp và thƣờng dùng kết hợp với cytokinin thì auxin
khởi phát mô phân sinh ngọn, vƣợt quá nồng độ giới hạn thì auxin ngăn cản sự phát
triển của lá mới hay của mô phân sinh bên (Bùi Trang Việt, 2000).
Cytokinin:
Các cytokinin kích thích mạnh sự phân chia tế bào với điều kiện có sự hiện
diện của auxin. Cytokinin cũng giúp sự gia tăng kích thƣớc tế bào và sinh tổng hợp
protein. Cytokinin ngăn cản sự lão hoá mô, thúc đẩy sự hình thành chồi non nhƣng
lại ức chế sự tạo rễ (Dƣơng Công Kiên, 2002).
Sự sinh trƣởng tổng hợp Cytokinin ở trong cây xảy ra ở những vùng rất khác
nhau, đặc biệt là ở những nơi có sự phân chia tế bào mạnh (ở ngọn thân hay rễ). Nó
hiện diện hầu hết trong các mô, đặc biệt trong hạt, trái và trong rễ. Tuy nhiên, rễ là
nơi tổng hợp nhiều nhất. Vì vậy khi rễ bị tổn thƣơng thì thấy nụ phát triển yếu do
không tạo đủ cytokinin. Nó hoạt hoá sự phân bào, song tác động này chỉ thể hiện
14
trong sự phối hợp với auxin (Trần Văn Minh, 2004). Trong nuôi cấy mô, cytokinin
thể hiện các tính chất cho phép chúng ta giải quyết những khó khăn trong việc duy
trì sự sống của mô, kích thích sự phân chia tế bào và định hƣớng tế bào trong con
đƣờng phân hoá (Trần Văn Minh, 2004).
Gibberellin:
Hiệu ứng chính của các gibberellin là kéo dài thân, kích thích sự kéo dài lóng.
Gibberellin kích thích mạnh sự phân chia tế bào mô vỏ và biểu bì.
Kích thích sự kéo dài lóng, vừa do sự kéo dài vừa do sự phân chia tế bào
thân, là đặc tính nổi bật của gibberellin. Xử lý gibberellin làm tăng năng suất mía
cây và đƣờng (do kích thích sự kéo dài lóng). Gibberellin liều cao (hay phối hợp với
cytokinin) kích thích mạnh sự tăng trƣởng lá. Trên lá yến mạch hay diệp tiêu lúa,
gibberellin chỉ có vai trò làm tăng hiệu ứng auxin (Bùi Trang Việt, 2000).
Ảnh hƣởng của than hoạt tính
Nồng độ sử dụng thƣờng là từ 0,2 – 3%. Than hoạt tính có những tác dụng
sau:
Hấp thụ độc tố nâu/đen (hợp chất phenol và melanin) và các độc tố
không màu khác.
Hấp thụ các hợp chất hữu cơ khác (auxin, cytokinin, ethylene, vitamin,
chelate Fe và Zn…).
Thúc đẩy sự tạo phôi soma.
Ổn định độ pH.
2.1.5.6. Ảnh hƣởng của pH và Agar
pH của môi trƣờng nuôi cấy thƣờng ở khoảng 5,8 – 6 thì tốt trong nuôi cấy
mô. Nếu pH môi trƣờng thấp hơn 4,5 hoặc cao hơn 7 đều ức chế sự phát triển của
mô (Nguyễn Văn Uyển, 1993 và Bùi Bá Bổng, 1995).
Agar xuất phát từ rong biển, đƣợc sử dụng nhƣ là chất keo trong hầu hết môi
trƣờng dinh dƣỡng. Agar là polysaccharide, trọng lƣợng phân tử cao có khả năng
làm đông môi trƣờng. Agar hoà tan hình thành chất keo kết dính với nƣớc và hấp
thụ hoá chất. Nồng độ agar thƣờng sử dụng trong nuôi cấy mô là 0,6 – 0,8 %.
15
Trong những năm gần đây sử dụng môi trƣờng hai pha (pha rắn và pha lỏng)
trở nên khá phổ biến vì tốc độ nhân giống cao và giảm hiện tƣợng thuỷ tinh thể.
Đầu tiên mẫu cấy đƣợc đặt trên môi trƣờng rắn, sau đó thêm vào một lớp môi
trƣờng lỏng. Một phần mẫu cấy ở trong môi trƣờng lỏng, một phần ở trong môi
trƣờng rắn, một phần ở trong không khí.
Nếu nuôi cấy trong môi trƣờng lỏng cần phải cung cấp oxy tạo sự thoáng khí
bằng cách sử dụng máy lắc. Tế bào, mô nuôi cấy có thể bị tổn thƣơng nhƣng thƣờng
sinh trƣởng và phát triển tốt vì mẫu cấy hấp thu dinh dƣỡng dễ dàng trên toàn bộ
mẫu cấy.
16
2.2. Giới thiệu về cây dầu mè (Jatropha curcas L.)
2.2.1. Vị trí phân loại
Giới: Plantae
Nghành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Euphorbiale
Họ: Euphorbiacea
Chi: Jatropha
Loài: curcas
Jatropha là tên bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp: iatros (bác sĩ) và trophe (thục
phẩm) ngụ ý dƣợc tính của cây. Theo nhƣ Correll và Correll (1982) curcas là tên
của cây dầu mè tại vùng Malabar, Ấn Độ.
Hình 2.1: Cây dầu mè (Jatropha curcas L.)
17
Tên bản xứ của cây dầu mè ở một số nƣớc:( Heller, 1996).
Physic nut, purging nut (Anh)
Pignon d’Inde (Pháp)
Purgeernoot (Hà Lan)
Purgiernu, Brechnu (Đức)
Purgueira (Bố Đào Nha)
Fafiola d’India (Ý)
Dand barri, habel meluk arand (Hindi)
Kadam (Nepal)
Yu-lu-tzu (Trung Quốc)
Sabudam (Thái Lan)
Túbang-bákod (Philippine)
Jarak dudeg (Indonesia)
Bagani (Cô te d’Ivoire)
Kpoti (Togo)
Tabanani (Senegal)
Mupuluka (Angola)
Butuke (Nigeria)
Makaen (Tanzania)
Pinoncillo (Mexico)
Coquillo, tempate (Costa Rica)
Tartago (Puerto Rico)
Ở Việt Nam cây đƣợc gọi là cây dầu mè hay cây cọc rào (vì thƣờng đƣợc
trồng làm rào dậu).
2.2.2. Đặc điểm sinh học
2.2.2.1. Mô tả
Cây dầu mè là cây bụi gỗ mềm, thân thẳng cao trung bình 6m với tán rộng.
Cành non mập và mọng nƣớc, nhựa cây có màu trắng sữa hay màu vàng nhạt, lá
rụng sớm, mọc dày ở phần ngọn. Lá có hình ovan, hoặc hình trái tim, có lá chẻ thùy
18
3 đến 5 thùy. Lá dài 6 – 40cm, rộng 6 – 35cm, cuống dài 2,5 – 7,5cm. Hoa thƣờng
nở vào tháng 4 – 5 tạo thành nhiều chùm có màu vàng nhạt, hình chuông. Hoa đực
có 10 nhị trong đó 5 nhị dính vào phần chân đế, 5 nhị kết lại thành bó. Hoa cái rời
rạc với bầu nhuỵ hình elip, chia làm 3 ô, với 3 núm nhuỵ phân nhánh. Quả có dạng
nang, kích thƣớc 2,5 – 4cm về chiều ngang và đƣờng kính. Quả chia thành 3 ngăn,
hạt nằm trong các ngăn này. Hạt cây thuôn màu đen kích thƣớc 2 x 1cm.
Hình 2.2: Lá và hoa cây dầu mè
Hình 2.3: Hoa, quả và hạt cây dầu mè
2.2.2.2. Sinh thái
Cây dầu mè có thể phát triển trong các điều kiện khí hậu khô cằn. Điều kiện
thích hợp nhất cho cây phát triển là mƣa ít (200mm) nhƣng cây vẫn có thể sống
đƣợc ở nơi có lƣợng mƣa cao lên đến 1200mm. Khi gặp hạn hán, cây thích ứng
bằng cách rụng hầu hết lá để làm giảm sự thoát hơi nƣớc. Nhiệt độ thích hợp cho
cây là 18 – 28,5oC. Điều kiện để hạt nẩy mầm là khí hậu nóng ẩm. Hoa nở trong
mùa mƣa và tạo quả trong mùa đông.
19
Có nhiều bằng chứng cho thấy cây dầu mè có nguồn gốc từ Mexicô và
Trung Mỹ, nhƣng hiện nay cây đƣợc tìm thấy ở hầu hết các nƣớc có khí hậu nhiệt
đới và cận nhiệt đới nhƣ Brazil, Honduras, Fiji, Ấn Độ, Jamaica, Panama, Puerto
Rico và Salvador.
Cây dầu mè đã có mặt ở Việt Nam từ trƣớc thế kỷ XIV.Cho đến nay cây đã
đƣợc trồng rải rác ở nhiều địa phƣơng: Đức Trọng, Bắc Bình, Lạng Sơn, Hàm
Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Ninh Sơn, Thanh Hoá, Lào Cai, Đồng Nai, thành phố
Hồ Chí Minh …
2.2.3. Công dụng
2.2.3.1. Nhựa mủ
Nhựa cây dầu mè có chứa các alkaloid nhƣ jatrophine, jatropham, jatrophone
và curcain là những chất có tính kháng bệnh ung thƣ. Lá có chứa apigenin, vitexin
và isovitexin. Ngoài ra trong lá và cành non còn chứa amyrin, stigmosterol và
stigmastenes là những chất có tính kháng khuẩn, chống viêm, chống dị ứng và ôxi
hóa. Chất béo có trong hạt cây giàu palmitic, oleic acid và linoleic acid. Hạt cây có
tính độc là do thành phần alkaloid curcin của nó. Nhựa cây đƣợc dùng để trị các
bệnh ngoài da nhƣ u nhọt, hắc lào, xuất huyết da. Cành non có tác dụng làm sạch
răng miệng (NIIR Board of Consultants and Engineers, 2006).
2.2.3.2. Lá, vỏ và rễ cây
Lá cây đƣợc chú ý với khả năng kích thích tạo sữa, gây xung huyết da và
kháng kí sinh trùng. Lá đƣợc sử dụng để chống ghẻ, thấp khớp, tê liệt, u xơ.
Rễ cây có tác dụng tẩy giun sán, chữa rắn cắn.
Vỏ cây dùng để thuốc cá, và dùng điều trị các vết thƣơng ngoài da.
Nƣớc sắc của vỏ và rễ cây dùng điều trị thấp khớp, bệnh hủi, chứng khó tiêu
và tiêu chảy (NIIR Board of Consultants and Engineers, 2006).
2.2.3.3. Hạt và dầu
Hạt cây là loại thuốc trị bệnh phù, bệnh gút (gout), chứng liệt và các bệnh về
da. Dầu cây dầu mè có tính tẩy rửa.
20
2.2.3.4. Dầu mè và nguyên liệu sinh học
Ngoài các tác dụng trị bệnh kể trên, cây dầu mè đƣợc sự chú ý đặc biệt bởi
nó là nguồn nguyên liệu sinh học (biofuel). Hạt của cây có độ ẩm (6.62%), protein
(18.2%), chất béo (38%), carbohydrate (17.3%), sợi (15.5%) và tro (4.5%). Dầu
chiếm 35 – 40% hạt và 50 – 60% nhân hạt. Trong dầu chứa 21% các acid béo không
bão hòa. Hạt đƣợc xay và ép lấy dầu hoặc dầu đƣợc tách bằng các dung môi. Tên
thƣơng mại của loại dầu này là Jatropha. Dầu sau khi lọc đƣợc sử dụng ngay nhƣ là
nguồn nguyên liệu sinh học ở dạng bổ sung, dầu Jatropha có thể trộn với dầu
thƣờng với tỉ lệ lên đến 20%. Đây là nguồn năng lƣợng mới an toàn, chi phí thấp và
là nguồn năng lƣợng tái sinh đƣợc, hứa hẹn sẽ là nguồn năng lƣợng thay thế cho
thủy điện, dầu diessel, dầu lửa, khí hóa lỏng (LPG), than, củi …. Nguồn năng lƣợng
này sẽ giúp các nƣớc cắt giảm một khoản tiền cho năng lƣợng và phần nào xóa đi sự
mất cân bằng về sử dụng năng lƣợng giữa các vùng. Dầu Jatropha có thể hoàn toàn
thay thế cho dầu lửa để sƣởi ấm và nấu ăn. Ƣu điểm là khói từ dầu Jatropha không
có mùi và không cay nhƣ khói dầu hỏa và không để lại mùi cho thức ăn sau khi nấu
(NIIR Board of Consultants and Engineers, 2006).
Việt Nam phải chi khoảng 2 tỉ 410 triệu đô la một năm để nhập khẩu các sản
phẩm dầu (năm 2003) và ngày càng tăng theo các năm. Đây là khoản chi rất lớn của
ngân sách quốc gia, có ảnh hƣởng đến toàn bộ nền kinh tế. Trong tƣơng lai dầu
Jatropha sẽ thay thế dầu diesel bởi nó có những đặc tính lý hóa tƣơng tự nhƣ dầu
diesel, các động cơ chạy bằng dầu diesel thƣờng khi chuyển sang sử dụng dầu
Jatropha cũng không phải thay đổi nhiều về cấu trúc động cơ.
21
2.2.3.4.1. Hiệu quả kinh tế của dầu Jatropha
Bảng 2.1: Năng suất dầu của cây dầu mè
Tuổi cây (năm) Năng suất dầu (kg/ha)
1 250
2 1000
3 2500
4 5000
5 8000
6 trở lên 10000
Nguồn: NIIR Board of Consultants and Engineers, 2006
Nhƣ vậy với 1 ha cây dầu mè 6 năm tuổi hằng năm có thể thu đƣợc 10 tấn
dầu. Hiện nay giá dầu Jatropha đƣợc bán trên thị trƣờng thế giới với giá khoảng 320
USD/ tấn (Trích từ trang web www.bulkoil.com ngày 7/8/2007).
2.2.3.4.2. Dầu Jatropha so với các loại dầu thực vật khác
Trên thế giới hàng năm sản xuất khoảng 110 tỉ tấn dầu thực vật, 70% trong
số đó đƣợc sản xuất từ 4 loại cây sau: đỗ tƣơng (26%), dầu cọ (18%), hƣớng dƣơng
(13%), cải dầu (12%). [Internet 1]
Hình 2.4: Các cây sản xuất dầu thực vật
Cây đỗ tƣơng Cây dầu cọ Cây hƣớng dƣơng Cây cải dầu
22
Cây dầu mè so với những cây trên là một cây còn khá mới mẻ, chƣa đƣợc biết
nhiều đến. Nhƣng nếu tính về phƣơng diện sản xuất dầu sinh học thì cây dầu mè
cho hiệu quả kinh tế lớn hơn rất nhiều bởi cây dầu mè là cây lâu năm có thể tạo quả
trong nhiều thâp niên, cây có thể phát triển mà không cần phải chăm sóc nhiều trên
những vùng đất khô cằn.
2.2.4. Nhân giống
Những nghiên cứu về nhân giống cây dầu mè trên thế giới và ở Việt Nam
còn rất hạn chế. Cho đến nay phƣơng pháp nhân giống cây dầu mè chủ yếu vẫn theo
lối cổ truyền là giâm cành và gieo hạt. Các phƣơng pháp nhân giống hiện đại áp
dụng trên cây dầu mè mới chỉ mới phát triển trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây.
2.2.4.1. Phƣơng pháp nhân giống cổ truyền
Ở Nam Phi, ngƣời dân trồng cây dầu mè làm rào dậu hoặc trồng cây để
chống xói mòn và bảo vệ đất thƣờng sử dụng phƣơng pháp giâm cành vì ƣu điểm
của phƣơng pháp này là nhanh chóng tạo đƣợc cây trƣởng thành. Cành đƣợc cắt từ
các cây dầu mè đã trƣởng thành cắm xuống đất, nếu đƣợc chăm sóc cẩn thận thì sau
khoảng 2 đến 3 tháng là có đƣợc cây đủ lớn để đem trồng. Cây tạo ra từ phƣơng
pháp giâm cành sau khoảng 1 năm sẽ bắt đầu sinh sản (NIIR Board of Consultants
and Engineers, 2006).
Trồng cây để khai thác dầu lâu năm thì phƣơng pháp nhân giống bằng gieo
hạt đƣợc sử dụng nhiều hơn. Bởi những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cây tạo thành từ
nhân giống bằng giâm cành có đời sống ngắn hơn và khả năng chống hạn và bệnh
tật kém hơn cây nhân giống bằng hạt. Rễ của cây giâm cành phát triển yếu dễ bị gẫy
đổ (Heller, 1996). Hạt trƣớc khi đem gieo đƣợc lựa chọn là những hạt to, chắc, mẩy.
Hạt đƣợc ngâm nƣớc qua đêm để làm tăng tỉ lệ nẩy mầm. Hôm sau, hạt đƣợc gieo
vào trong các bầu đất. Hạt sẽ nẩy mầm sau khoảng 1 tuần và cây con có thể đem đi
trồng sau 45 ngày. Rễ của cây con mọc từ hạt phát triển, thƣờng có 1 rễ cái và 4 rễ
bên. Cây trồng ngoài thực địa sẽ sinh sản sau khoảng 3 – 4 năm (Heller, 1996).
Nhƣợc điểm của phƣơng pháp nhân giống bằng hạt là chất lƣợng cây con không
đồng nhất bởi cây dâu mè là cây thụ phấn chéo nên giữa các hạt có sự khác nhau về
23
mặt di truyền. Nhƣ xét tính trạng hàm lƣợng dầu trong hạt, các cây tạo ra bằng gieo
hạt có hàm lƣợng dầu trong hạt không ổn định, giao động từ 4 đến 40 %
(Timir baran Jha và ctv, 2007). Trong khi kiểm tra chất lƣợng hạt giống là một việc
khó khăn thì tỉ lệ sống và nẩy mầm của hạt thấp do đó nhân giống bằng phƣơng
pháp gieo hạt không thể đáp ứng đủ nhu cầy cây giống chất lƣợng tốt cho việc trồng
cây trên qui mô công nghiệp.
2.2.4.2. Phƣơng pháp nhân giống hiện đại
Các phƣơng pháp nhân giống hiện đại có ƣu điểm lớn là có khả năng tạo
giống cây với số lƣợng lớn trong khoảng thời gian ngắn với chất lƣợng cao và đồng
nhất. Tuy nhiên những nghiên cứu này còn ít hoặc ít đƣợc công bố.
Năm 1995, M. Sujatha và N. Mukta đã phát triển kĩ thuật tái sinh cây dầu mè
từ nhiều bộ phận khác nhau của cây nhƣ phần trụ dƣới lá mầm, cuống lá và lá. Sự
tạo thành chồi non bất định đƣợc chứng minh là hiệu quả nhất ở môi trƣờng MS bổ
sung 2,22 M BA và 4,9 M IBA. Sau đó mô sẹo đƣợc tái sinh gián tiếp trên môi
trƣờng MS bổ sung 0,44 M BA và 0,49 M IBA. Chồi non hình thành đƣợc nuôi
và tạo rễ trong môi trƣờng MS không bổ sung chất điều hòa sinh trƣởng cho đến khi
phát triển thành cây hoàn chỉnh để đƣa ra vƣờn ƣơm.
Năm 2005, M. Sujatha và các cộng sự đã thành công trong nhân giống in
vitro cây dầu mè bằng phƣơng pháp tạo cụm chồi. Nghiên cứu đã tạo chồi non bằng
cách nuôi nách lá cây dầu mè trên môi trƣờng MS bổ sung TDZ nồng đô 2,3 –
4,5 % sau đó chuyển sang môi trƣờng MS bổ sung IBA và BA. Hiệu quả tạo chồi
cao 10 – 12,3 chồi/mẫu cấy. Việc tạo chồi bất định từ lá thu đƣợc bằng cách nuôi
mẫu lá trên môi trƣờng bổ sung 8,9 – 44,4 M BA + 4,9 M indole-3-butyric acid
(IBA) để tạo thành mô sẹo có màu trắng xanh, các chồi bất định sẽ đƣợc tạo thành
sau khoảng 3 tuần sau đó chuyển sang môi trƣờng bổ sung 8,9 M BA + 2,5 M
IBA.
Phƣơng pháp phát sinh phôi từ tế bào soma (somatic embryogenesis) - một
công cụ mạnh của nghành công nghệ sinh học để tạo giống cây trồng – đã đƣợc áp
dụng thành công lần đầu tiên trên cây dầu mè bởi Timir baran Jha và các cộng sự
24
(Timir baran Jha và ctv, 2007). Sụ phát sinh phôi soma đƣợc tạo ra bằng nuôi mẫu
lá trên môi trƣờng MS có các chất kích thích sinh trƣởng thực vật Kinetin và IBA,
phôi đƣợc khích thích phát triển bằng cách bổ sung thêm adenine sulphate trong
môi trƣờng. Các phôi soma chín sẽ tạo các cây non trên môi trƣờng ½ MS. Toàn bộ
quá trình nhân giống kéo dài 12 – 16 tuần. Đây là nghiên cứu tiền đề cho những
nghiên cứu về chuyển gen trên cây dầu mè về sau.
25
Chƣơng 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc tiến hành từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2007 tại Phòng thí
nghiệm trọng điểm phía Nam về Công nghệ tế bào Thực Vật, Viện Sinh Học Nhiệt
Đới thuộc Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam tại TP.HCM.
3.2. Vật liệu
3.2.1. Đối tƣợng thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc tiến hành trên cây dầu mè (Jatropha curcas L.) đƣợc trồng
tại vƣờn giống Viện Sinh Học Nhiệt Đới thuộc Viện Khoa Học và Công Nghệ Việt
Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.2. Trang thiết bị và dụng cụ
Thiết bị: tủ vô trùng, nồi hấp, máy đo pH, cân điện tử, máy lạnh, nhiệt kế, ẩm
kế, kệ đặt bình, đèn neon,…
Dụng cụ: pince, kéo, dao cấy, bình thuỷ tinh 500ml, đĩa, đèn cồn.
3.2.3. Môi trƣờng nuôi cấy
Các môi trƣờng đƣợc sử dụng gồm: Môi trƣờng MS, ½ MS, WPM, ½ WPM.
Trong đó môi trƣờng ½ MS và ½ WPM là môi trƣờng MS và WPM mà thành phần
đa lƣợng đƣợc giảm đi một nửa.
- Môi trƣờng MS cải tiến (Murashige và Skoog, 1962)
Thành phần Nồng độ (mg/l)
Khoáng đa lƣợng NH4NO3 1650
KNO3 1900
CaCl2.2H2O 440
MgSO4.7H2O 370
KH2PO4 170
26
Khoáng vi lƣợng MnSO4.4H2O 23,3
ZnSO4.7H2O 8,6
H3BO3 6,2
KI 0,83
Na2MoO4.2H2O 0,25
CuSO4.5H2O 0,025
CoCl2.6H2O 0,025
Sắt EDTA Na2.EDTA 37,3
FeSO4.7H2O 27,8
Vitamin myo-Inositol 100
Thiamin (B1) 0,1
Nicotinic acid 0,5
Pyridoxine HCl 0,5
Glycine 2
- Môi trƣờng WPM ( Llooyd và McCown, 1981)
Thành phần Nồng độ (mg/l)
Khoáng đa lƣợng NH4NO3 400
CaNO3 556
K2SO4 990
CaCl2 96
KH2PO4 170
MgSO4 370
Sắt EDTA FeNa2EDTA 65,1
Khoáng vi lƣợng MnSO4.4H2O 23,3
27
ZnSO4.7H2O 8,6
H3BO3 6,2
KI 0,83
Na2MoO4.2H2O 0,25
CuSO4.5H2O 0,025
CoCl2.6H2O 0,025
Vitamin myo-Inositol 100
B1 1
B6 0,5
Nicotinic acid 0,5
Glycine 2
Các chất điều hoà sinh trƣởng thực vật đƣợc sử dụng là BA, IBA (mg/l).
Các thành phần khác:
Đƣờng sucrose 30 g/l
Agar 7,5 /l
Môi trƣờng đƣợc điều chỉnh về pH=5,8 ± 0,05 (bằng KOH 1N và HCl 1N)
trƣớc khi hấp khử trùng bằng autoclave ở 1atm (1210C) trong 20 phút.
3.2.4. Điều kiện nuôi cấy in vitro
Thời gian chiếu sáng 8 giờ/ngày
Nhiệt độ 25 2oC
Độ ẩm 50 – 60 %
Cƣờng độ ánh sáng 2000-3000 lux
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Phƣơng pháp khử trùng mẫu
- Ngoài tủ cấy:
Chồi đƣợc cắt dài khoảng 3 cm từ đỉnh chồi. Hạt đƣợc lấy từ những quả
chín. Hạt phải có màu đen, chắc, mẩy.
28
Chồi đƣợc cắt bỏ lá non, rửa sạch nhiều lần dƣới vòi nƣớc máy, sau đó rửa
trong dung dịch nƣớc xà phòng 0,1 % trong 15 phút và đƣợc rửa lại bằng nƣớc máy
bình thƣờng.
Hạt đƣợc rủa sạch bằng nƣớc, dùng dao cạo bỏ lớp vở lụa mềm màu đen bên
ngoài hạt, sau đó đƣợc rửa bằng xà phòng 0,1% trong 30 phút và đƣợc rủa lại bằng
nƣớc máy nhiều lần.
- Trong tủ cấy vô trùng:
Rửa chồi và hạt bằng nƣớc cất vô trùng
Lắc cồn 700 trong 30 giây
Rửa lại 3 lần bằng nƣớc cất vô trùng
Ngâm trong Natri hypochlorit (NaOCl) - nồng độ và thời gian theo thí
nghiệm.
Rửa lại 3 lần bằng nƣớc cất vô trùng.
3.3.2. Bố trí thí nghiệm
Các thí nghiệm đều đƣợc bố trí theo kiểu thí nghiệm đơn yếu tố và hoàn toàn
ngẫu nhiên. Mỗi thí nghiệm lập lại 3 lần và ở mỗi lần lập lại cấy 3 bình, trong mỗi
bình cấy 3 mẫu. Mỗi bình chứa 50 ml môi trƣờng.
3.3.2.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hƣởng của nồng độ chất khử trùng và
thời gian khử mẫu đến tỉ lệ sống của mẫu cây dầu mè
Mẫu cấy sau khi đƣợc khử trùng trong tủ cấy sẽ đƣợc cắt theo từng đốt đều
nhau dài khoảng 0,5 – 1 cm, loại bỏ những phần bị ngấm chất khử trùng rồi cấy vào
các bình tam giác chứa 50 ml môi trƣờng.
Hạt đƣợc tách bỏ lớp vỏ cứng bằng kềm, pince và dao sau đó đƣợc cấy vào
bình tam giác chứa 50 ml môi trƣờng.
Thời gian thực hiện: 7 – 10 ngày
Môi trƣờng thí nghiệm: MS
Hóa chất đƣợc sử dụng là Natri hypochlorit (10 – 30 %)
Vật liệu thí nghiêm: thí nghiệm đƣợc thực hiện với 2 đối tƣợng là chồi và hạt
cây dầu mè.
29
Bảng 3.1: Ảnh hƣởng của nồng độ NaOCl và thời gian xử lý vô trùng mẫu
Nghiệm thức Nồng độ Natri hypochlorit (%) Thời gian (phút)
1 10 15
2 10 30
3 10 45
4 10 60
5 15 15
6 15 30
7 15 45
8 15 60
9 20 15
10 20 30
11 20 45
12 20 60
Chỉ tiêu theo dõi :
3.3.2.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát môi trƣờng khoáng cơ bản thích hợp
để nuôi cấy mô cây dầu mè in vitro
Do cây dầu mè là một cây còn khá mới mẻ ở Việt Nam, các đề tài nghiên cứu
về nuôi cấy in vitro cây dầu mè chƣa nhiều. Việc tìm kiếm các tài liệu về nuôi cấy
mô cây này là khá khó khăn và có rất ít. Do đó, chúng tôi muốn thực hiện một thí
nghiệm cơ bản: khảo sát môi trƣờng khoáng thích hợp để có thể duy trì sự phát triển
của mẫu cấy trong điều kiện in vitro.
Thí nghiệm đƣợc tiến hành với 4 loại môi trƣờng: MS, ½ MS, WPM và ½
WPM.
Tỷ lệ mẫu sống vô trùng (%) =
Số mẫu sống không bị nhiễm khuẩn, nấm X 100
Tổng số mẫu cấy
30
Đối tƣợng nghiên cứu: chồi non in vitro mọc lên từ hạt đã đƣợc khử trùng và
nuôi cấy trong môi trƣờng MS trong thí nghiệm 1 sau sau khoảng thời gian 7 – 10
ngày. Sau khi hạt nẩy chồi, cắt mẫu dài khoảng 1 cm từ ngọn và cấy vào các môi
trƣờng thí nghiệm.
Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức mỗi nghiệm thức cấy 10 mẫu.
Bảng 3.2: Thí nghiệm xác định môi trƣờng khoáng cơ bản
Nghiệm thức Môi trƣờng
1 MS
2 ½ MS
3 WPM
4 ½ WPM
Chỉ tiêu theo dõi:
o Tỉ lệ sống (%)
o Tỉ lệ nảy chồi (%)
o Phù gốc (+/-)
3.3.2.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hƣởng của BA đến khả năng tạo chồi của
cây dầu mè.
Sau khi xác định môi trƣờng khoáng cơ bản trong thí nghiệm 2, chúng tôi bổ
sung BA nồng độ thay đổi từ 0 – 0,5 mg/l. Thí nghiệm gồm có 4 nghiệm thức đƣợc
bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn yếu tố, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại,
mỗi nghiệm thức cấy 3 bình tam giác có chứa 50 ml môi trƣờng nuôi cấy. Mỗi bình
cấy 3 mẫu. Thời gian lấy số liệu 1 tháng.
Mục tiêu của thí nghiệm này là xác định nồng độ BA nào thích hợp cho nuôi
cấy tạo chồi cây dầu mè in vitro. Dựa vào tài liệu tham khảo và quá trình thí nghiệm
thăm dò nồng độ BA đƣợc chia theo các mức sau:
31
Bảng 3.3: Ảnh hƣởng của nồng độ BA đến khả năng tạo cụm chồi in
vitro cây dầu mè
Nghiệm thức Môi trƣờng BA (mg/l)
1 Khoáng cơ bản TN2 0
2 Khoáng cơ bản TN2 0,1
3 Khoáng cơ bản TN2 0,3
4 Khoáng cơ bản TN2 0,5
Đối tƣợng nghiên cứu: chồi non in vitro mọc lên từ mẫu cấy chồi hoặc hạt đã
đƣợc nuôi cấy trong môi trƣờng MS trong thí nghiệm 1 sau 7 – 10 ngày.
Chỉ tiêu theo dõi:
o Số chồi phát sinh/1 mẫu cấy
o Chiều cao chồi (mm)
o Số lá/1 mẫu cấy
3.3.2.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hƣởng của BA và IBA đến khả năng tạo
chồi của cây dầu mè trong điều kiện in vitro
Mục đích của thí nghiệm là khảo sát sự tác động đồng thời của BA và IBA
đến khả năng phát sinh chồi của cây dầu mè. Trong thí nghiệm IBA đƣợc bổ sung ở
1 mức thấp 0,01 mg/l, BA đƣợc bổ sung ở các mức khác nhau 0 mg/l; 0,1 mg/l; 0,3
mg/l; 0,5 mg/l.
Thí nghiệm này có 6 nghiệm thức bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, đơn
yếu tố. Mỗi nghiệm thức lặp lại ba lần và mỗi nghiệm thức cấy vào ba bình tam
giác. Trong mỗi bình tam giác cấy ba mẫu. Thời gian lấy số liệu 6 tuần.
32
Bảng 3.4: Ảnh hƣởng của BA và IBA đến sự tạo chồi của cây dầu mè
Nghiệm thức Nồng độ BA (mg/l) Nồng độ IBA (mg/l)
1 0 0
2 0,1 0,01
3 0,3 0,01
4 0,5 0,01
Chỉ tiêu theo dõi:
1. Số chồi/1 mẫu
2. Chiều cao chồi (mm)
3. Số lá/1 mẫu
4. Sự tạo mô sẹo (+/-)
3.3.2.5. Thí nghiệm 5: Nuôi cấy tạo rễ cây dầu mè in vitro
Mục đích thí nghiệm: Xác định nồng độ IBA thích hợp cho quá trình tạo rễ
của cây dầu mè in vitro nhằm chuẩn bị cây con khoẻ mạnh để đƣa ra vƣờn ƣơm.
Đối tƣợng nghiên cứu: Các chồi phát sinh sau khi thực hiện các thí nghiệm 3
và 4 có kích thƣớc 2 – 3 cm.
Thí nghiệm này có 4 nghiệm thức đƣợc bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên,
đơn yếu tố. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, cấy trong các bình tam giác chứa 50 ml
môi trƣờng khoáng cơ bản bổ sung IBA ở những nồng độ khác nhau. Thời gian lấy
số liệu 6 tuần.
Bảng 3.5: Ảnh hƣởng của IBA đến tạo rễ cây dầu mè
Nghiệm thức Nồng độ IBA (mg/l)
1 0
2 0,1
3 0.3
4 0,5
Các chỉ tiêu theo dõi:
o Số rễ/1 mẫu o Chiều dài rễ (mm)
33
3.3.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập đƣợc xử lý trên máy vi tính bằng chƣơng trình thống kê
Statgraphic 7.0. Đọc kết quả dựa vào bảng ANOVA, bảng trung bình và bảng so
sánh khác biệt giữa các nghiệm thức (Bằng phƣơng pháp LSD).
34
Chƣơng 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thí nghiệm 1: Vô trùng mô cấy ban đầu từ cây thực sinh
Môi trƣờng nuôi cấy mô thực vật có chứa đƣờng, muối khoáng và vitamin,
thích hợp cho các loài nấm, vi khuẩn phát triển. Do tốc độ phân chia tế bào của nấm
và vi khuẩn lớn hơn rất nhiều so với tế bào thực vật. Nếu môi trƣờng nuôi cấy bị
nhiễm vài bào tử nấm hoặc vi khuẩn thì sau vài ngày đến một tuần toàn bộ bề mặt
môi trƣờng nuôi cấy và mẫu cấy sẽ phủ đầy nấm, khuẩn. Thí nghiệm phải loại bỏ vì
trong điều kiện này mô cấy không thể phát triển và chết dần. Khác với thí nghiệm vi
sinh có thể kết thúc trong vài ngày, mức độ vô trùng trong thí nghiệm nuôi cấy mô
thực vật đòi hỏi rất cao mới có hi vọng thành công.
Đây là bƣớc quan trọng trong nuôi cấy mô cây dầu mè. Mục tiêu đạt đƣợc
của thí nghiệm này là xác định nồng độ của hóa chất diệt khuẩn (Natri hypochlorit)
và thời gian vô trùng mẫu mô ban đầu để tạo ra nguồn nguyên liệu cho các thí
nghiệm sau.
35
4.1.1. Vô trùng mẫu hạt
Bảng 4.1: Ảnh hƣởng của nồng độ NaOCl và thời gian khử mẫu đến tỉ lệ mẫu
hạt vô trùng
Nghiệm thức Nồng độ NaOCl
(%)
Thời gian
(phút)
Tỉ lệ mẫu vô
trùng (%)
1 10 15 5,00
a
2 10 30 18,33
b
3 10 45 16,6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGUYEN VAN HANH.pdf