- Xác định đứa trẻ có thể được cho làm con nuôi;
- Việc nuôi con nuôi là cách tốt nhất đáp ứng lợi ích của đứa trẻ;
- Các cá nhân, tổ chức mà việc nuôi con nuôi cần thiết phải có sự đồng ý của họ đã được tham khảo ý kiến và thông tin một cách đầy đủ về những hậu quả mà sự đồng ý của họ có thể đem lại;
- Người mẹ đẻ chỉ có thể đồng ý với việc nuôi con nuôi sau khi đứa trẻ đã ra đời;
- Đứa trẻ cũng đã được tham khảo ý kiến và thông tin một cách đầy đủ về những hậu quả của việc nó đồng ý làm con nuôi và của việc nuôi con nuôi.
* Nhà chức trách trung ương của Nước nhận có trách nhiệm đảm bảo việc tuân thủ những điều kiện sau :
- Xác nhận cha mẹ nuôi hoặc người nuôi tương lai phải có đủ tiêu chuẩn và thích hợp để nuôi con nuôi;
- Đảm bảo cha mẹ nuôi hoặc người nuôi tương lai đã được tham khảo ý kiến một cách thích hợp;
- Xác nhận đứa trẻ được hoặc sẽ được phép nhập cảnh và thường trú tại Nước nhận.
58 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3912 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ôi đối với con nuôi.
Thứ hai : Nếu việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài được thực hiện tại nước không phải là Việt Nam thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được xác định theo quy định của pháp luật nước nơi người con nuôi thường trú. Quy định này hoàn toàn khác với Pháp lệnh 1993 về hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Theo Khoản 2 - Điều 16 Pháp lệnh 1993 thì quyền và nghĩa vụ của người nuôi và con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người nuôi là công dân nếu cha mẹ nuôi có quốc tịch khác nhau thì áp dụng pháp luật của nước nơi thường trú của con nuôi.
Như vậy, pháp luật Việt Nam sử dụng hệ thuộc luật nơi thường trú (lex domicilli) của con nuôi để xác định quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi khi việc nuôi con nuôi được thực hiện ở nước ngoài.
ChÊm dứt việc nuôi con nuôi.
Việc nuôi con nuôi không chỉ là một biện pháp phúc lợi cho trẻ em mà còn là một biện pháp xã hội và pháp lý để bảo vệ trẻ em nhằm tạo ra mái ấm gia đình, sự thương yêu đùm bọc của cha mẹ nuôi để cứu giúp những đứa trẻ bất hạnh như các trẻ em mồ côi, trẻ em lang thang cơ nhỡ, trẻ em bị cha mẹ bỏ rơi…
Việc chấm dứt việc nuôi con nuôi nằm ngoài sự mong đợi của cha mẹ nuôi và con nuôi. Nhưng để nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên cũng như ý nghĩa xã hội của chế định nuôi con nuôi mà pháp luật về hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định những trường hợp chấm dứt nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể là :
- Cha mẹ nuôi và con nuôi đã thành niên cùng tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi.
- Con nuôi bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi; ngược đãi, hành hạ cha mẹ nuôi hoặc có hành vi phá tán tài sản của cha mẹ nuôi.
- Cha mẹ nuôi đã lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, mua bán trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác ; bị hạn chế hoặc bị kết án mà chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác ; ngược đãi hành hạ ông bà, vợ, chồng, cha, mẹ, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình ; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp ; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em ; các tội xâm phạm tình dục đối với trẻ em ; có hành vi xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
* Thẩm quyền chấm dứt việc nuôi con nuôi.
Cơ quan có thẩm quyền chấm dứt việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hiện nay là Toà án nhân dân cấp tỉnh nơi thường trú của con nuôi. Trong trường hợp trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài đã xuất cảnh ra nước ngoài cùng cha mẹ nuôi, thì việc chấm dứt nuôi con nuôi do Toà án hoặc Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nơi tiến hành việc nuôi con nuôi đó, thực hiện theo pháp luật nước ngoài.
* Việc chấm dứt nuôi con nuôi có những hệ quả pháp lý :
Nếu việc chấm dứt nuôi con nuôi được tiến hành tại Tòa án Việt Nam, thì các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi hoàn toàn chấm dứt. Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi không còn tồn tại mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con nữa; nếu con nuôi là người chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động hoặc không có tài sản để tự nuôi mình, thì Toà án quyết định giao người đó cho cha mẹ đẻ hoặc cá nhân, tổ chức trông nom, nuôi dưỡng. Nếu con nuôi có tài sản riêng thì được nhận lại tài sản của mình. Nếu con nuôi đã thay đổi họ, tên, thì được lấy lại họ tên cũ của mình do cha mẹ đẻ đặt.
Nếu việc chấm dứt nuôi con nuôi do Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài tiến hành thì thường phát sinh những hệ quả pháp lý sau :
Quan hệ pháp lý giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chấm dứt tức là cha mẹ nuôi và con nuôi không còn tồn tại mối quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con, không có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau kể cả về cấp dưỡng, thừa kế.
Quan hệ pháp lý giữa cha mẹ đẻ (nếu có) và con nuôi được khôi phục lại.
Con nuôi được lấy lại họ của cha mẹ đẻ.
Khôi phục lại các quan hệ gia đình giữa con nuôi và gia đình gốc của mình kể cả quan hệ thừa kế.
Sau khi Toà án hoặc Cơ quan có thẩm quyền khác của nước ngoài quyết định việc chấm dứt nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, để đảm bảo lợi ích tốt nhất của trẻ em, nếu cha mẹ nuôi hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài yêu cầu nhận trẻ em về Việt Nam do hậu quả của việc chấm dứt nuôi con nuôi đó, thì cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc cơ sơ nuôi dưỡng đã giao trẻ em đó trước đây có trách nhiệm làm thủ tục tiếp nhận trẻ em.
2.1.5 Trình tự và thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi tại Việt Nam
Nghị định 68/CP quy định chi tiết hơn rất nhiều về trình tự, thủ tục giải quyết các vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Nhiều quy định được thể hiện trong các mẫu hồ sơ ban hành kèm theo thống nhất trên phạm vi cả nước. Các loại giấy tờ, thời hiệu, trình tự giải quyết được quy định hợp lý hơn, thuận lợi hơn cho người xin con nuôi, đảm bảo sự yên tâm cho người xin con nuôi và người cho con nuôi, đồng thời cũng đảm bảo lợi ích tốt nhất của đứa trẻ bởi một đứa trẻ đã bị bỏ rơi và khi được người khác nhận làm con nuôi thì không phải chịu thêm bất hạnh một lần nữa do việc xin con nuôi không thành.
Hồ sơ của người xin nhận con nuôi.
Tại Điều 41 Nghị Định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính phủ, Người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải làm 02 bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm các giấy tờ sau :
1. Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi theo mẫu quy định.
Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
Giấy phép còn có giá trị do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp, cho phép người đó nhận con nuôi. Nếu nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú không cấp loại giấy phép này thì thay thế bằng giấy xác nhận có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật của nước đó;
Giấy xác nhận do tổ chức y tế có thẩm quyền của nước nơi người xin nhận con nuôi thường trú cấp chưa quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận người đó có sức khoẻ, không bị mắc bệnh tâm thần, bệnh truyền nhiễm;
Giấy tờ xác nhận về tình hình thu nhập của người xin nhận con nuôi, chứng minh người đó bảo đảm việc nuôi con nuôi ;
Phiếu lý lịch tư pháp của người xin nhận con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú cấp chưa quá 06 tháng tính đến ngày nhận hồ sơ.
Trong trường hợp nếu hai vợ chồng xin nhận con nuôi, thì còn phải có bản sao giấy chứng nhận kết hôn. Nếu người xin nhận con nuôi có quan hệ họ hàng, thân thích với trẻ em được xin làm con nuôi thì còn phải có giấy tờ xác nhận về mối quan hệ họ hàng, thân thích đó.
Cũng theo Nghị Định 68/2002/NĐ-CP thì các giấy tờ bằng tiếng nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp có trong hồ sơ của người xin nhận con nuôi phải được Bộ Ngoại giao hoặc Cơ quan Ngoại giao, Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam hợp pháp hoá và được dịch sang tiếng Việt và được Công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đối với khu vực biên giới, các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng tại Việt Nam vào việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở khu vực biên giới được miễn hợp pháp hoá lãnh sự.
Tiếp nhận và xử lý ban đầu hồ sơ của người xin nhận con nuôi.
Khi Việt Nam với nước ngoài hữu quan đã ký kết Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi , thì người nước ngoài phải nộp hồ sơ thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi quốc tế ( hoặc tổ chức con nuôi được uỷ quyền ) của nước đó ; không chấp nhận việc gửi trực tiếp hồ sơ cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cho Sở Tư Pháp như trước đây. Đây chính là điểm mới của NĐ 68/CP so với NĐ 184/CP.
Theo quy định của Nghị Định 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ, thì Cục Con nuôi quốc tế (Bộ Tư Pháp) là cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của Việt Nam, là cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ của người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, do vậy hồ sơ xin nhận con nuôi của người nước ngoài phải được nộp tại Cục Con nuôi quốc tế là hoàn toàn phù hợp với tinh thần của Công ước La Hay về nuôi con nuôi.
Khi tiếp nhận hồ sơ, Cục con nuôi quốc tế chủ yếu nhằm mục đích kiểm tra tính hợp lệ, tính đầy đủ của hồ sơ. Hồ sơ của người xin con nuôi phải bảo đảm phù hợp với quy định của Nghị Định và Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi giữa Việt Nam với các nước hữu quan như :
+ Người xin nhận phải đúng đối tượng theo quy định của Nghị Định 68/2002/NĐ-CP, cụ thể là người xin con nuôi phải là thường trú tại nước mà nước đó đã ký kết hoặc cùng gia nhập điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam; nếu không thường trú tại nước đó, thì chỉ được xem xét giải quyết trong trường hợp ngoại lệ như xin đích danh trẻ em bị mồ côi cả cha và mẹ hoặc mồ côi mẹ (hoặc cha) còn người kia không rõ là ai; trẻ em bị tàn tật hoặc có quan hệ họ hàng, thân thích với người xin nhận con nuôi; những trẻ em này hiện tại đang sống cùng với gia đình.
+ Trong trường hợp Việt Nam với nước ngoài hữu quan chưa ký kết Hiệp định hợp tác về nuôi con nuôi, thì hồ sơ phải do người xin nhận con nuôi trực tiếp nộp tại Cục con nuôi quốc tế thuộc Bộ Tư Pháp. Nếu người xin nhận con nuôi là vợ chồng mà một trong hai người không thể có mặt tại Việt Nam để nộp hồ sơ, thì phải có giấy uỷ quyền cho người kia.
Sau khi nhận được hồ sơ, căn cứ vào nguyện vọng của người xin nhận con nuôi muốn nhận trẻ em ở tỉnh, thành phố nào thì Cục Con nuôi quốc tế gửi công văn kèm có nội dung hồ sơ trích ngang của người xin nhận con nuôi cho Sở Tư pháp tỉnh, thành phố của trẻ em được nhận làm con nuôi để hướng dẫn làm hồ sơ cho trẻ trong trường hợp xin đích danh từ gia đình hoặc cơ sở nuôi dưỡng. Nếu người xin nhận con nuôi không thể hiện rõ ý muốn xin nhận trẻ em tại tỉnh, thành phố nào thì Cục Con nuôi quốc tế có công văn gửi Sở Tư pháp nơi có cơ sở nuôi dưỡng có khả năng giới thiệu trẻ em thực hiện việc giới thiệu đó.
Một điểm mới là khi gửi Công văn cho Sở Tư pháp, Cơ quan Con nuôi quốc tế không gửi kèm hồ sơ của người xin nhận con nuôi, kể cả đối với trường hợp xin trẻ đích danh cũng như xin trẻ không đích danh, mà chỉ gửi kèm nội dung hồ sơ trích ngang của người xin nhận con nuôi (Thông tư số 07/2002/TT-BTP hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị Định 68/CP) nhằm tránh việc chuyển hồ sơ lòng vòng khi chưa xác định được trẻ em cho làm con nuôi
Chuẩn bị hồ sơ, thẩm tra hồ sơ của trẻ em tại địa phương.
Chuẩn bị hồ sơ cho trẻ em : Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của Cục Con nuôi quốc tế, Sở Tư pháp có trách nhiệm hướng dẫn cơ sở nuôi dưỡng trẻ em (nếu xin đích danh trẻ em từ cơ sở nuôi dưỡng) hoặc cha mẹ, người giám hộ của trẻ em (nếu xin đích danh trẻ em từ gia đình) làm hồ sơ cho trẻ em.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp, người đứng đầu cơ sơ nuôi dưỡng hoặc cha mẹ , người giám hộ của trẻ em có trách nhiệm hoàn tất 04 bộ hồ sơ của trẻ em và nộp cho Sở Tư pháp ; Theo Điều 44 Nghị Định 68/2002/NĐ-CP thì mỗi bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau đây
Bản sao Giấy khai sinh của trẻ em ;
Giấy đồng ý cho trẻ em làm con nuôi quy định tại khoản 3 Điều này;
Giấy xác nhận của tổ chức y tế từ cấp huyện trở lên về tình trạng sức khoẻ của trẻ em, trong đó ghi rõ tình trạng đặc biệt, nếu có ;
4. Hai ảnh mầu của trẻ em, chụp toàn thân cỡ 10 x 15 cm hoặc 9 x 12 cm.
5. Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp, thì còn phải nộp các giấy tờ tương ứng.
Việc chuẩn bị hồ sơ cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài được tiến hành theo Điều 43 Nghị Định 68/2002/NĐ-CP. Cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ, người giám hộ của trẻ em có trách nhiệm lập hồ sơ cho trẻ. Quy định này một mặt xác định rõ trách nhiệm và nâng cao ý thức của những người liên quan trong việc hoàn thiện hồ sơ cho trẻ em và tránh được tình trạng hồ sơ giấy tờ giả mạo, mặt khác giúp cho Sở Tư pháp có điều kiện thẩm tra xác minh kỹ lưỡng hồ sơ của trẻ em trước khi thông báo cho Cơ quan Con nuôi quốc tế.
Thẩm tra hồ sơ của trẻ em tại Sở Tư pháp : Theo Điều 45 Nghị Định 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ thì trình tự thẩm tra hồ sơ của trẻ em tại Sở Tư pháp được tiến hành trong thời gian không quá 30 ngày theo các bước sau :
- Kiểm tra toàn bộ các giấy tờ trong hồ sơ ; nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc chưa hợp lệ thì yêu cầu cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ, người giám hộ của trẻ em bổ sung hoàn thiện hồ sơ.
- Thẩm tra về tính hợp pháp của toàn bộ giấy tờ trong hồ sơ của trẻ em;
- Xác minh, làm rõ về nguồn gốc của trẻ em ;
- Gửi văn bản báo cáo, kèm theo 01 bộ hồ sơ của trẻ em gửi cho Cơ quan Con nuôi quốc tế.
Trong trường hợp xét thấy trẻ em có nguồn gốc không rõ ràng hoặc có vấn đề khác trong hồ sơ của trẻ em cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan Công an thì Sở Tư pháp có công văn nêu rõ vấn đề cần xác minh kèm theo 01 bộ hồ sơ của trẻ em gửi cơ quan Công an cùng cấp để xác minh.
Hồ sơ của trẻ em phải được thẩm tra tại Cơ quan Công an trong trường hợp có cơ sở hoặc dấu hiệu về sự giả mạo chữ ký, con dấu hoặc nghi ngờ tính xác thực của giấy tờ trong hồ sơ xin con nuôi, cũng như nghi ngờ có sự mua bán, môi giới bất hợp pháp, đánh tráo, bắt cóc trẻ em để cho làm con nuôi thì Sở Tư pháp đề nghị Cơ quan Công an cùng cấp thẩm tra.
Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của Sở Tư pháp, cơ quan Công an có trách nhiệm thẩm tra, xác minh vấn đề được yêu cầu và trả lời bằng văn bản cho Sở Tư pháp.
2.1.5.4 Thủ tục kiểm tra hồ sơ của trẻ em tại Cục Con nuôi quốc tế (Điều 46 Nghị Định 68/2002/NĐ-CP )
Trong thời hạn không quá 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của trẻ em do Sở Tư pháp gửi, Cục Con nuôi quốc tế có trách nhiệm tiến hành các công việc sau đây :
- Kiểm tra lại toàn bộ các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ của trẻ em.
- Gửi công văn nêu rõ ý kiến của mình, kèm theo 01 bộ hồ sơ của người xin nhận con nuôi cho Sở Tư pháp, nếu xét thấy hồ sơ của trẻ em đã đầy đủ và hợp lệ theo quy định tại Nghị Định 68/2002/NĐ-CP và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
- Gửi công văn cho Sở Tư Pháp để yêu cầu cơ sở nuôi dưỡng hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho trẻ em, nếu xét thấy hồ sơ của trẻ em chưa đầy đủ, chưa hợp lệ.
2.1.5.5 Hoàn tất hồ sơ và quyết định cho nhận con nuôi.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Cơ quan con nuôi quốc tế gửi, Sở Tư pháp thông qua đại diện của tổ chức con nuôi được cấp phép thông báo cho người xin nhận con nuôi đến Việt Nam để nộp lệ phí và hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp, người nhận con nuôi phải có mặt tại Việt Nam để hoàn tất thủ tục xin nhận con nuôi. Nếu vì lý do khách quan mà người nhận con nuôi không thể có mặt trong thời hạn đó thì phải có văn bản đề nghị Sở Tư pháp cho gia hạn, nhưng thời hạn gia hạn không quá 60 ngày.
Người nhận con nuôi (qua đại diện của tổ chức con nuôi được cấp phép) phải nộp lệ phí cho Sở Tư pháp và làm bản cam kết (theo mẫu quy định) để hoàn tất hồ sơ xin nhận con nuôi.
Người xin nhận con nuôi phải cam kết rõ ràng về việc thông báo định kỳ 6 tháng một lần (trong 3 năm đầu) và sau đó mỗi năm một lần về tình hình phát triển của con nuôi cho đến khi con nuôi đủ 18 tuổi. Thông báo phải gửi cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (nơi ra quyết định cho nhận con nuôi) và Cục con nuôi quốc tế. Việc gửi thông báo này có thể thông qua đại diện hợp pháp của tổ chức con nuôi được cấp phép thực hiện.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày người nhận con nuôi nộp lệ phí và ký bản cam kết thông báo tình hình phát triển của con nuôi, Sở Tư pháp báo cáo kết quả thẩm tra và đề xuất ý kiến giải quyết việc người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định kèm theo 01 bộ hồ sơ và 01 bộ hồ sơ của người nhận con nuôi.
2.1.5.6 Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Việc quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi chỉ được đưa ra sau khi mọi thủ tục xin nhận con nuôi đã được hoàn tất theo quy định của pháp luật, người nhận con nuôi đang có mặt tại Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Sở Tư pháp và hồ sơ kèm theo, nếu xét thấy việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài là biện pháp tốt nhất bảo đảm lợi ích của trẻ em đó, không thuộc trường hợp từ chối đăng ký theo quy định tại Điều 50 của Nghị Định 68/2002/NĐ-CP, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký Quyết định cho nhận trẻ em làm con nuôi và trả lại hồ sơ cho Sở Tư pháp để tổ chức giao nhận con nuôi, đăng ký vào sổ và lưu trữ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp có căn cứ để từ chối cho nhận trẻ em làm con nuôi theo quy định tại Điều 50 của Nghị Định 68/2002/NĐ-CP, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người nhận con nuôi và sao gửi Cơ quan con nuôi quốc tế. Các trường hợp từ chối quy định tại Điều 50 của Nghị Định 68/CP cũng được áp dụng đối với việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Trong trường hợp, từ chối cho nhận con nuôi, đương sự không được hoàn trả lệ phí đã nộp.
Đối với trường hợp nhận nuôi con nuôi tại khu vực biên giới, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được công văn của Uỷ ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp xem xét hồ sơ xin nhận con nuôi và trả lời ý kiến bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp xã. Sau khi nhận được ý kiến của Sở Tư pháp, Uỷ ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận việc nuôi con nuôi. Trong trường hợp từ chối công nhận, Uỷ ban nhân dân cấp xã trả lời bằng văn bản cho người gửi đơn.
2.1.5.7 Giao nhận con nuôi.
Sở Tư pháp tiến hành giao nhận con nuôi trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi trừ trường hợp có lý do chính đáng mà người nhận con nuôi có yêu cầu khác về thời gian.
Việc giao nhận con nuôi được tổ chức tại trụ sở của Sở Tư pháp với sự có mặt của đại diện Sở Tư pháp ; trẻ em được cho làm con nuôi ; bên nhận là cha mẹ nuôi; bên giao là đại diện cơ sở nuôi dưỡng (nếu xin trẻ em từ cơ sở nuôi dưỡng) hoặc cha mẹ đẻ, người giám hộ của trẻ em (nếu xin trẻ em từ gia đình).
Việc giao nhận con nuôi phải được ghi đầy đủ trong Biên bản giao nhận con nuôi theo mẫu quy định, có đầy đủ chữ ký của bên nhận, bên giao và đại diện Sở Tư pháp.
Nếu vì lý do khách quan (ốm đau, bệnh tật, bận công tác …) mà người xin nhận con nuôi không thể có mặt tại Việt Nam để nhận con nuôi, thì việc giao nhận phải hoãn lại. Trong trường hợp hai vợ chồng cùng xin nhận con nuôi mà một trong hai người vì lý do khách quan không thể có mặt, thì phải có giấy uỷ quyền hợp pháp của người kia.
Trong trường hợp bên giao con nuôi là cha mẹ đẻ của trẻ em nhưng vì lý do khách quan mà một trong hai người không thể có mặt thì cũng phải có giấy uỷ quyền của người kia ; giấy uỷ quyền phải được Uỷ ban nhân dân xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Tại lễ giao nhận, đại diện Sở Tư pháp ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi và Biên bản giao nhận con nuôi được làm thành 04 bản chính : 01 bản trao cho Bên nhận là cha mẹ nuôi ; 01 bản trao cho Bên giao là đại diện cơ sở nuôi dưỡng ( nếu xin trẻ từ cơ sở nuôi dưỡng ) hoặc cha mẹ đẻ hay người giám hộ của trẻ em ( nếu xin trẻ từ gia đình ) ; 01 bản lưu tại Sở Tư pháp ; 01 bản gửi cho Cơ quan con nuôi quốc tế để quản lý và theo dõi chung.
Trong trường hợp đại diện Văn phòng con nuôi nước ngoài tham dự lễ giao nhận con nuôi thì chỉ cho phép tham dự với tư cách người chứng kiến; tuyệt đối không cho phép đại diện Văn phòng con nuôi nước ngoài được nhận trẻ em với tư cách bên nhận trong mọi trường hợp.
Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi có hiệu lực kể từ ngày tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ đăng ký nuôi con nuôi. Việc cấp bản sao Quyết định này phải được thực hiện từ sổ gốc do Sở Tư pháp cấp theo yêu cầu của đương sự.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi cho Cục Con nuôi quốc tế các giấy tờ sau đây để theo dõi chung:
- Một bản chính Biên bản giao nhận con nuôi;
- Một bản chính Quyết định cho nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi ;
- Một bản chính giấy cam kết thông báo về tình hình phát triển của trẻ em;
Các giấy tờ liên quan khác, nếu có, trừ các giấy tờ đã có trong hồ sơ của trẻ em và của người xin nhận con nuôi.
Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước.
Nội dung cơ bản của Công ước La Hay 1993
Tại khoá họp lần thứ XVII Hội nghị La Hay (từ 10-29/05/1993) các đại biểu của sáu mười tư (64) nước trong số đó có đại biểu Việt Nam (với tư cách là khách mời) đã nhất trí thông qua và ký Văn kiện cuối cùng bao gồm nội dung Công ước với tên gọi chính thức là “ Công ước La Hay về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các nước “.
Công ước La Hay 1993 là Công ước có tính toàn cầu về vấn đề nuôi con nuôi được cộng đồng quốc tế và các quốc gia có liên quan đánh giá cao. Công ước gồm lời nói đầu, 7 chương và 48 điều với những nội dung cơ bản sau :
2.2.1.1 Mục đích và phạm vi áp dụng Công ước.
Công ước nhằm mục đích :
- Định ra những đảm bảo để việc nuôi con nuôi giữa các nước là vì lợi ích tốt nhất của đứa trẻ và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em được pháp luật quốc tế công nhận đặc biệt trong Công ước của Liên Hợp Quốc ngày 20/11/1989 về quyền trẻ em.
- Thiết lập hệ thống hợp tác, thông qua cơ chế liên hệ giữa các nhà chức trách trung ương của Nước gốc và Nước nhận nhằm tôn trọng những đảm bảo trên và ngăn chặn việc bắt cóc, mua bán trẻ em.
- Đảm bảo việc nuôi con nuôi giữa các nước phù hợp với Công ước được công nhận có giá trị pháp lý tại các nước ký kết.
Như vậy, mục đích của Công ước là đảm bảo để vấn đề con nuôi nước ngoài được tiến hành vì lợi ích tốt nhất của trẻ em và tôn trọng các quyền cơ bản của trẻ em, thiết lập một hệ thống hợp tác giữa các quốc gia ký kết để đảm bảo ngăn ngừa việc bắt cóc, buôn bán trẻ em và các quốc gia ký kết công nhận việc nuôi con nuôi được tiến hành theo Công ước.
Phạm vi của Công ước (Điều 2, 3).
- Có việc đưa đứa trẻ từ nước gốc (nước nơi đứa trẻ thường trú) đến thường trú tại nước nhận ( nước nơi cha mẹ hoặc người nuôi thường trú).
- Công ước chỉ áp dụng đối với những trường hợp nuôi con nuôi tạo lập mối quan hệ cha mẹ và con lâu dài, từ đó làm phát sinh quan hệ cha mẹ và con.
- Trước khi đứa trẻ đủ mười tám tuổi phải có sự đồng ý cho tiến hành thủ tục nuôi con nuôi của Nhà chức trách trung ương hai nước.
2.2.1.2 Những điều kiện nuôi con nuôi giữa các nước :
* Nhà chức trách trung ương của Nước gốc có trách nhiệm đảm bảo việc tuân thủ những điều kiện sau :
- Xác định đứa trẻ có thể được cho làm con nuôi;
- Việc nuôi con nuôi là cách tốt nhất đáp ứng lợi ích của đứa trẻ;
- Các cá nhân, tổ chức mà việc nuôi con nuôi cần thiết phải có sự đồng ý của họ đã được tham khảo ý kiến và thông tin một cách đầy đủ về những hậu quả mà sự đồng ý của họ có thể đem lại;
- Người mẹ đẻ chỉ có thể đồng ý với việc nuôi con nuôi sau khi đứa trẻ đã ra đời;
- Đứa trẻ cũng đã được tham khảo ý kiến và thông tin một cách đầy đủ về những hậu quả của việc nó đồng ý làm con nuôi và của việc nuôi con nuôi.
* Nhà chức trách trung ương của Nước nhận có trách nhiệm đảm bảo việc tuân thủ những điều kiện sau :
- Xác nhận cha mẹ nuôi hoặc người nuôi tương lai phải có đủ tiêu chuẩn và thích hợp để nuôi con nuôi;
- Đảm bảo cha mẹ nuôi hoặc người nuôi tương lai đã được tham khảo ý kiến một cách thích hợp;
- Xác nhận đứa trẻ được hoặc sẽ được phép nhập cảnh và thường trú tại Nước nhận.
2.2.1.3 Những yêu cầu về thủ tục cho - nhận con nuôi nước ngoài.
Đối với những hồ sơ cho nhận con nuôi với các nước là thành viên của Công ước La Hay, việc giải quyết các hồ sơ này đòi hỏi chặt chẽ và phức tạp hơn so với các hồ sơ thông thường khác. Trong việc giải quyết một hồ sơ cho nhận con nuôi theo Công ước La Hay, cần phải trải qua ba giai đoạn bắt buộc:
Giai đoạn 1 : Lập và gửi hồ sơ về cha mẹ nuôi .
- Cha mẹ nuôi tương lai phải gửi đơn xin nuôi con nuôi đến nhà chức trách trung ương của Nước nhận;
- Tại Điều 15 của Công ước La Hay 1993 : “ Khi cơ quan trung ương của nước nhận con nuôi cho rằng cha mẹ nuôi có đủ tư cách và điều kiện để nhận con nuôi thì Cơ quan trung ương sẽ lập báo cáo về cha mẹ nuôi “. Nhà chức trách trung ương của Nước nhận sẽ làm một báo cáo với đầy đủ những chi tiết về tình trạng cá nhân, gia đình, sức khoẻ, lý do xin nuôi con nuôi và đặc điểm của đứa trẻ mà họ mong muốn nhận nuôi.
- Nhà chức trách nó trên sẽ chuyển báo cáo đó cho Nhà chức trách trung ương của Nước gốc.
Giai đoạn 2 : Lập và gửi hồ sơ về đứa trẻ nuôi.
- Nhà chức trách trung ương của Nước gốc, sau khi đã xác nhận là đứa trẻ có thể được cho làm con nuôi sẽ làm một báo cáo với đầy đủ các chi tiết về nhân thân, khả năng được cho làm con nuôi, tình trạng cá nhân, gia đình, sức khoẻ, những nhu cầu đặc biệt của đứa trẻ ;
- Nhà chức trách nói trên sẽ chuyển báo cáo đó kèm theo bằng chứng của những đồn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và Công ước La Hay 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi giữa các n.DOC