Khóa luận Phân tích ảnh hưởng của Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đến môi trường và xây dựng kế hoạch quản lý môi trường

Đặc điểm hiện trạng sinh thái tự nhiên của các đoạn trong Dự án đường sắt cao tốc được mô tả dưới đây. Một số thành phần của các khu vực có hệ sinh thái tự nhiên có thể bị tổn hại do di dời dự án như sau:

 

 Đoạn Bến Thành – Ba Son là đường ngầm dưới đất: đoạn này ít ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên trên mặt đất mà chủ yếu là hệ sinh thái dưới lòng đất.

 Đoạn Ba Son – Thảo Điền đường được xây dựng trên cao: đoạn này ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên chủ yếu là công viên Thảo Cầm Viên và thực hiện xây cầu vượt sông Sài Gòn (hệ sinh thái thủy sinh, hệ sinh thái thực vật).

 Đoạn từ Thảo Điền – Bến xe Suối Tiên đường sắt được xây dựng trên cao: ít ảnh hưởng, chủ yếu là hệ sinh thái thực vật còn sót của những ao hồ.

 

Tuy nhiên thời gian tác động không kéo dài, mức độ ảnh hưởng không lớn và có thể giảm thiểu được.

 

doc63 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2342 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích ảnh hưởng của Dự án đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên đến môi trường và xây dựng kế hoạch quản lý môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rung cực đại tại các điểm này cần nhỏ hơn 2mm/s. Vị trí đóng cọc sẽ an toàn nếu cách xa các điểm lịch sử với khoảng cách 30 – 40m đối với nền đất sét và 45m đối với nền đất bùn. Ở dự án này, các đối tượng cần bảo vệ đều cách khu vực đóng cọc trên 100m nên ảnh hưởng do rung chỉ tạm thời và không đáng kể. Ảnh hưởng do lún sụt đất Việc thi công ngầm (quận 1) với đất có tính chất yếu có thể sẽ làm lún khu vực xung quanh. Đất lún vài centimet (cm) có thể phá hủy các tòa nhà tại các vùng lân cận. Việc lún đất có thể xuất hiện nhiều ở khu vực lân cận vị trí thi công đào hở do tường chắn đất bị biến dạng và phải bơm tháo nước tạm thời khi thi công. Ảnh hưởng do nước mưa chảy tràn Ngập lụt là yếu tố có thể gây ảnh hưởng có hại tới dự án. Khối lượng nước mưa lớn gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường như gây quá tải cho hệ thống thoát nước, gây ngập úng tại nhiều khu vực sau cơn mưa lớn. Do khu vực dự án thoát nước tốt nên nói chung ngập lụt sẽ không gây nguy hiểm cho dự án. Ảnh hưởng do hoạt động của tàu thuyền, xà lan Trong quá trình xây dựng xà lan, tàu thuyền, xe cẩu hoạt động thường xuyên nên ảnh hưởng đến chất lượng không khí, chất lượng nước mặt trên các sông: Sài Gòn, Rạch Chiếc,… Bụi, khói thải của động cơ xà lan, tàu thuyền; Dầu mỡ động cơ có thể bị rò rỉ tạo nên những mùi chất hữu cơ khó phân hủy gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí khu vực dự án. Mặt khác cũng có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước khi có sự cố như rò rỉ, cháy nổ… Vì thời gian ảnh hưởng không dài, mức độ ảnh hưởng nhỏ nên tác động là không đáng kể. Ảnh hưởng do san ủi làm đường, xây dựng bến bãi, kho chứa Trong quá trình san ủi, xây dựng bến bãi, kho chứa cho dự án sẽ ảnh hưởng đến môi trường do các tác nhân sau: Bụi, đất cát rơi vãi làm tăng độ đục của nước sông rạch khu vực ven đường; Sông rạch bị ngăn cản dòng chảy sẽ bị thay đổi chất lượng nước, tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng; Xe vận chuyển hóa chất, xăng dầu vào kho chứa có khả năng gây ảnh hưởng đến chất lượng nước khi có sự cố xảy ra; Lượng hóa chất nhiên liệu tại khu vực kho chứa là nguyên nhân tiềm tàng gây ô nhiễm môi trường nước do rò rỉ, thấm xuống đất gây ô nhiễm tầng nước ngầm nông; Nước mưa chảy tràn kéo theo dầu mỡ rò rỉ, tràn đổ làm ô nhiễm chất lượng nước mặt khu vực xung quanh kho chứa. Nhận thấy rằng, thời gian ảnh hưởng không dài nhưng mức độ ảnh hưởng là rất đáng kể. Do đó cần phải có phương án giảm thiểu như: phủ bạc cho xe vận chuyển, vệ sinh kho bãi,… Ảnh hưởng do hoạt động nạo vét và đổ bùn nạo vét Với khối lượng bùn đáy cần nạo vét xây dựng cầu khoảng 80.733m3 (Trung tâm KHCN BVMT, Viện KHCN GTVT, 2006), chất lượng nước mặt bị tác động về mặt lý hóa: Tại khu vực nạo vét và vị trí đổ bùn nạo vét trong nước độ đục của nước tăng lên, làm giảm khả năng tiếp nhận ánh sáng, giảm hiệu suất quang hợp và độ bão hòa của ôxy hòa tan cũng giảm trong thời gian ngắn; Do sự dao động của nước mặt nên các chất bẩn sẽ bị tách ra khỏi bùn thải và khuếch tán vào trong nước theo các tầng khác nhau gây ô nhiễm cho môi trường nước. Chất lượng nước sông khu vực dự án và vùng lân cận bị tác động. Với lượng bùn nạo vét lớn nhưng mức độ ảnh hưởng không đáng kể, tuy nhiên cần phải có các biện pháp vận chuyển, lựa chọn vị trí đổ bỏ để không ảnh hưởng đến môi trường. Ảnh hưởng đến sinh vật Những hoạt động trong giai đoạn xây dựng sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ sinh thái trên cạn, dưới nước. Tuy nhiên những ảnh hưởng này là nhỏ vì khu vực là đô thị hóa, không có các hệ sinh thái nhạy cảm. Hệ sinh thái trên cạn: Hoạt động xây dựng đường giao thông, xây dựng mặt bằng bến bãi sẽ ảnh hưởng đến thực vật tại khu vực trước đây; Do hoạt động san ủi, làm đường tạo nên sự xáo trộn, thay đổi điều kiện sống (nhiệt độ, ánh sáng, bụi, tiếng ồn,…) nên một số cây trồng trên cạn sẽ bị ảnh hưởng. Hệ sinh thái dưới nước: Tại các khu vực xây cầu qua các kênh, sông, rạch hệ sinh thái nước sẽ bị ảnh hưởng trong thời gian thi công. Ảnh hưởng do sinh hoạt của công nhân Dự án sẽ tập trung lượng lớn công nhân đến từ thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác. Số công nhân này không có nhà tại thành phố nên họ sẽ sống trong các láng trại do nhà thầu xây dựng. Việc gia tăng một lượng lớn công nhân sẽ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh do tăng lượng rác thải và nước thải. Nước thải sinh hoạt: Nguồn nước thải sinh hoạt và chất thải rắn của công nhân tại khu vực dự án là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh. Đa số các cán bộ, công nhân làm việc tại công trường chỉ làm việc vào ban ngày, ban đêm thường về các khu dân cư nằm cách xa công trường hoặc về thành phố cư ngụ, chỉ có một số ít công nhân ở lại bảo vệ nguyên vật liệu và công trường, hoặc vào các thời kì gấp rút mới có các ca làm, nên lượng nước sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày tại công trường được giảm đáng kể, vì vậy lượng nước thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày và mức độ ảnh hưởng của chúng tới môi trường trong khu vực là không lớn. Theo tính toán thống kê, đối với những Quốc gia đang phát triển, khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường (nếu không xử lý) được đưa ra trong Bảng 3.10 sau. Bảng 3.10 Khối lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt hàng ngày tính theo đầu người Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người.ngày) BOD5 45-54 COD 72-102 Chất rắn lơ lửng (SS) 70-145 Dầu mỡ 10-30 Tổng Ni tơ 6-12 Amoni 2,4-4,8 Tổng Phốt pho 0,8-4,0 Tổng Coliform (MNP/100ml) 106-109 Nguồn: WHO, 1993. Nếu trung bình 1 người sử dụng 100 lít nước/một ngày và dự kiến có khoảng 100 lao động, thì tổng lượng nước thải mỗi ngày sẽ là 8m3 (khoảng 80% khối lượng nước được sử dụng) (Trung tâm KHCN BVMT – Viện KHCN GTVT, 2006). Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được đưa ra trong Bảng 3.11 sau. Bảng 3.11 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Không xử lý Có hệ thống bể tự hoại TCVN 6772:2000 Mức IV BOD5 450-540 50 50 COD 720-1020 100 100 Chất rắn lơ lửng (SS) 700-1450 100 100 Dầu mỡ 100-300 20 20 Tổng Phốt pho 8-40 10 10 Tổng Coliform (MNP/100ml) 106-109 - - Nguồn: Trung tâm KHCN BVMT, 2006. Theo bảng đánh giá trên, ta thấy nước thải sinh hoạt trước xử lý có hàm lượng BOD5 cao gấp 9 – 11 lần tiêu chuẩn, COD cao hơn gấp 7,2 – 10 lần tiêu chuẩn, SS cao gấp 7 – 14,5 lần tiêu chuẩn. Sau khi qua hệ thống xử lý (bể tự hoại), các chất gây ô nhiễm trong nước thải giảm đáng kể. Ngoài ra, nước thải không xử lý có thể là nguồn gây bệnh truyền nhiễm đối với nhân dân trong khu vực thông qua việc sử dụng các thủy sản nhiễm dầu, sử dụng nước bị ô nhiễm. Chất thải rắn sinh hoạt: Theo ước tính, mỗi công nhân làm việc tại khu vực dự án thải ra từ 0,5 – 0,7 kg rác thải sinh hoạt mỗi ngày, tức là khối lượng chất rắn sinh hoạt độ 50 – 70 kg/ngày chứa 60 – 70% chất hữu cơ, 30 – 40% các thành phần khác. Chất thải sinh hoạt này nhìn chung là những loại chứa nhiều chất hữu cơ, dễ phân hủy (trừ bao bì, nylon). Quá trình lưu trữ, tích tụ rác thải sẽ tạo môi trường sống cho các loài sinh vật và côn trùng trung gian gây bệnh (chuột, ruồi, muỗi, gián,…), làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng dân cư tại khu vực lân cận. Các khí sinh ra trong quá trình phân hủy nước thải, chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày gây nên mùi hôi thối (khí H2S, NH3) gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân. Ảnh hưởng do xây dựng cầu vượt sông Thi công cầu vượt sông Sài Gòn và kênh Văn Thánh có thể sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước tại khu vực thi công. Đây chính là lý do chính gây nên sự xáo trộn các trầm tích, kết quả là gia tăng độ đục tại các dòng sông. Trong quá trình xây dựng sẽ cản trở giao thông đường thủy, tuy nhiên mật độ tàu thuyền trên dòng sông Sài Gòn và các sông rạch ở vùng dự án không cao. Khối lượng nạo vét, xây dựng móng trụ cầu sẽ ảnh hưởng lớn tới động vật đáy, tới sự sinh sản của cá tôm sống gần khu vực làm cầu do ô nhiễm nước, độ đục tăng, nước thải bê tông xây dựng xuống sông làm tăng độ kiềm trong nước. Thi công cọc khoan nhồi sẽ ảnh hưởng không chỉ nước mặt mà còn tới nước ngầm. Độ khoan sâu tới 60m sẽ cắt đứt nhiều mạch nước ngầm (Trung tâm KHCN BVMT - Viện KHCN GTVT, 2006). Ảnh hưởng tới môi trường nước ngầm trong quá trình thi công móng trụ cầu Quá trình công nghệ thi công cầu bao gồm công nghệ đóng cọc và cọc khoan nhồi. Trong quá trình thi công sẽ không tránh khỏi có sự xâm nhập nước mặt vào các tầng nước ngầm khi đóng cọc và khoan cọc nhồi. Trường hợp đóng cọc bê tông: do áp suất nén vào bề mặt đất trong quá trình đóng cọc lớn nên khả năng thẩm thấu nước vào hệ mạch nước ngầm là ít và khó khăn. Trường hợp cọc khoan nhồi: công nghệ của cọc khoan nhồi phức tạp hơn và khả năng xâm nhập nước mặt vào các lỗ khoan rất lớn. Ảnh hưởng tới hệ thống giao thông Hiện trạng tắc nghẽn giao thông trong quá trình xây dựng, sẽ ảnh hưởng tới hệ thống giao thông của thành phố. Tình trạng tắc nghẽn giao thông sẽ xảy ra do vị trí đường sắt được quy hoạch giao cắt nhiều đường phố như ở quận 1, 2, phía Bắc xa lộ Hà Nội. Một phía đường xa lộ có thể phải sử dụng tạm thời cho lưu thông 2 chiều. Việc thi công kết cấu ngầm bằng phương pháp đào hở ở quận 1 sẽ cần phải ngăn tạm thời và đóng hoàn toàn đường Lê Lợi, có thể là trong khu vực từ chợ Bến Thành đến Nhà hát Tp. Việc cản trở giao thông tại khu vực Lê Lợi được cho là sẽ tác động đáng kể đến khu vực lân cận. Việc chặn đường sẽ xảy ra không thường xuyên trong thời gian thi công bằng phương pháp đào hở kéo dài khoảng 27 tháng. Phạm vi tác động thực sự sẽ thay đổi rất lớn tùy thuộc vào khoảng thời gian ngăn đường và việc ngăn đường là toàn bộ hay một phần. Ảnh hưởng của đất thải xây dựng Khi thi công hầm ngầm, sẽ tạo ra một lượng đáng kể đất thừa. Nếu đất thừa và rác thải từ vật liệu xây dựng không được xử lý một cách thích hợp, nó có thể gây ảnh hưởng đến môi trường. Trên cơ sở các giai đoạn thi công, lượng đất thừa và rác thải được đánh giá như sau: Dự án bao gồm 700m thi công kết cấu ngầm bằng phương pháp đào hở và 1,5km đào bằng khiên đào. Điều này làm phát sinh một lượng lớn đất đào. Đoạn đi trên cao cũng phát sinh một lượng đất đào và các chất thải khác khi thi công cầu tàu. Căn cứ trên khối lượng thi công, lượng đất đào cũng như các chất thải phát sinh được ước tính như sau: đoạn thi công ngầm (Bến Thành – Ba Son) thải ra 550.000m3 đất thải và thi công cao (Ba Son - Suối Tiên) thải ra 50.000m3 đất thải. (Trung tâm KHCN BVMT, Viện KHCN GTVT, 2006). Ảnh hưởng tới cảnh quan đô thị Trong quá trình xây dựng đường sắt đô thị trên cao có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan. Bởi vì lộ trình của tuyến đường sắt đô thị bắt đầu từ Bến Thành đến Bến xe Suối Tiên với tổng chiều dài 19,7km, môi trường của khu vực dự án trải rộng từ nơi có mức độ đô thị hóa cao (quận 1, Bình Thạnh) đến nơi có mức độ đô thị hóa thấp (khu vực ngoại thành). Có khoảng 7,6km đường sắt trên cao trong đó 1,376km đường sắt trên cao băng qua hai cạnh cầu Sài Gòn, gần với đoạn nối cầu Sài Gòn và 10,1km còn lại song song với Xa lộ Hà Nội. Do đó thiết kế của tuyến đường sắt đô thị phải hài hòa với cảnh quan đô thị hiện tại. Tuy nhiên, khi xây dựng xong cảnh quan đô thị sẽ được cải thiện tốt hơn. Ảnh Hưởng Trong Giai Đoạn Vận Hành Trong quá trình vận hành của Dự án, hoạt động của đoàn tàu sẽ phát sinh một số ảnh hưởng đến môi trường như: ô nhiễm không khí, ồn, rung. Mặt khác, việc tập trung một lượng lớn hành khách tại các Ga, cũng như hoạt động bảo trì, sửa chữa tàu tại Depot sẽ phát sinh chất thải rắn và nước thải sinh hoạt mà nếu không kiểm soát tốt sẽ tác động tiêu cực đến môi trường. Ảnh hưởng tới chất lượng không khí Quá trình hoạt động của tàu điện ngầm trên cao chủ yếu chạy bằng điện nên ít ảnh hưởng đến môi trường mà nguồn gốc gây ô nhiễm chủ yếu là do các hoạt động giao thông ở các trạm lên xuống khách: khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải sẽ phát sinh ra một lượng khí thải đáng kể. Thành phần khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông vận tải bao gồm bụi, SOx, NOx, THC…Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào lưu lượng, tình trạng kỹ thuật xe qua lại và tình trạng đường giao thông. Nhìn chung khi dự án đi vào hoạt động chất lượng không khí tại khu vực dự án nói riêng và thành phố nói chung được cải thiện tốt hơn. Ảnh hưởng do tiếng ồn, rung động Hoạt động của vận tải đường sắt sẽ gây ảnh hưởng tiếng ồn, rung động khá cao, đặc biệt vào ban đêm. Đối với các khu dân cư sống cạnh 2 bên tuyến đường, các khu vực giải trí, văn hóa (Nhà hát Thành phố, trường học, bệnh viện). Vấn đề ồn, rung trong quá trình hoạt động cần phải khống chế thấp hơn tiêu chuần Việt Nam. Về cơ bản, tiếng ồn và rung động sinh ra từ các hoạt động của dự án có thể được khống chế do thiết bị đầu máy toa xe hiện đại dựa trên kinh nghiệm của các dự án tương tự trước đó đã được áp dụng ở nước ngoài. Ảnh hưởng của rác thải và nước thải tại các ga Trong tương lai sẽ có một lượng lớn người dân sử dụng đường sắt nội đô. Chính điều này sẽ tạo ra một lượng lớn nước thải và rác thải từ các nhà ga và sẽ dẫn tới ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh nếu không được xử lý một cách hợp lý. Đường ống cấp nước chạy song song với đường sắt nội đô trên cao ở dọc xa lộ Hà Nội hay Quốc lộ 1 tiềm ẩn một khả năng ô nhiễm rất lớn. Số người dự đoán có ở các nhà ga vào năm 2020 và ước lượng nước thải và rác thải được tạo ra có ở Bảng 3.12 sau. Bảng 3.12 Lượng nước thải và rác thải của hành khách tại các ga Nhà ga Số lượng hành khách (người/ngày) Lượng nước thải dự đoán (m3) Lượng rác thải dự đoán (m3) Bến thành 167.300 1254,75 50 Nhà hát thành phố 86.500 684,75 25 Ba Son 16.000 120 4,8 Công viên Văn Thánh 9.300 69,75 2,7 Tân Cảng 77.400 580,5 24 Thảo Điền 7.300 54,75 2,1 An Phú 11.300 84,75 3 Rạch chiếc 79.400 595,5 25 Phước Long 15.900 119,25 4,5 Bình Thái 19.800 148,5 3,7 Thủ Đức 22.100 165,75 6,6 Công nghệ cao 31.500 236,25 10,1 Suối Tiên 12.100 90,75 3,6 Bến xe Suối Tiên 81.800 613,5 24 Nguồn: Trung tâm KHCN BVMT, 2006. Ghi chú: Lượng chất thải ước tính dựa trên cơ sở: 75% số người sử dụng toilet, với 0,01m3 chất thải trên đầu người. Lượng rác ước tính 0,3 kg/người. Ảnh hưởng do chuyển dịch mạch nước ngầm Các thay đổi về chuyển động mạch nước ngầm có thể ảnh hưởng đến môi trường xung quanh do các vấn đề như cạn kiệt nguồn nước ngầm, phá hủy các hệ sinh thái nhạy cảm và tăng khả năng lún đất. Khu vực ngầm của dự án mặc dù rất giới hạn nhưng vẫn có thể cản trở chuyển động của mạch nước ngầm. Tuy nhiên, khu vực xung quanh đoạn đường sắt ngầm được đô thị hóa rất cao và không bao gồm các hệ sinh thái nhạy cảm có tầm quan trọng quốc gia hay khu vực. Mặt khác, vị trí gần sông Sài Gòn nơi giữ lại một lượng nước lớn nên có thể không ảnh hưởng nhiều đến mạch nước ngầm. Ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh Ảnh hưởng đến các cơ hội kinh doanh: việc thực hiện dự án có thể tác động đến các cơ hội kinh doanh tại địa phương như sau: Di dời các hoạt động kinh doanh; Thay đổi các phương tiện giao thông. Những người có khả năng bị ảnh hưởng là những người làm kinh doanh (chủ cửa hiệu) và những người làm việc trong lĩnh vực giao thông (xe ôm, sửa xe, trạm xăng,…). Tỷ lệ các hộ kinh doanh trong khu vực tương đối cao. Thông tin cho ở Bảng 3.13 sau. Bảng 3.13 Tỷ lệ ngành nghề của các hộ dân hoạt động trên địa bàn Quận 1 Quận Bình Thạnh Quận Thủ Đức Quận 9 Chủ hộ kinh doanh 7,4 39,4 21,3 22,4 Giao thông - - 10,0 3,0 Nhân viên 63,0 30,3 18,8 20,9 Cho thuê nhà 7,4 9,1 15,0 20,9 Công nhân - 9,1 26,3 23,9 Khác 22,2 12,1 8,8 9,0 Số lượng mẫu khảo sát 27 33 80 67 Nguồn: Trung tâm KHCN BVMT, 2006. Sau giai đoạn xây dựng và bắt đầu hoạt động của đường sắt thì cơ hội buôn bán tại khu vực các ga và dọc theo tuyến đường sắt sẽ gia tăng do số lượng hành khách đi tàu hàng ngày sẽ tăng lên. Nhận xét chung: Quá trình xây dựng và hoạt động của Dự án có thể gây ra một số tác động tiêu cực tới các điều kiện môi trường nếu không có các biện pháp phối hợp giữa đầu tư xây dựng khai thác công trình giao thông này và kế hoạch tổng thể khống chế tác động ô nhiễm môi trường. Các tác động đó được miêu tả tóm tắt như sau: Ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong khu vực do phải di dời nhà cửa, mất đất đai, việc làm, giảm thu nhập,…; Gây ô nhiễm không khí do bụi, hơi xăng, dầu, khí độc, tiếng ồn do hoạt động giao thông và vận tải và các hoạt động trong quá trình thi công xây dựng tại các khu vực đông dân cư nằm sát tuyến đường; Ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng công trình. Chảy tràn các chất ô nhiễm làm mất vệ sinh khu vực; Tắc nghẽn giao thông trầm trọng tại khu vực triển khai dự án. Tuy nhiên, các tác động là có thể kiểm soát được nếu các đơn vị thi công thực hiện một số biện pháp sau: Có biện pháp đền bù và di dời thỏa đáng cho người dân bị ảnh hưởng; Xây dựng tạm thời các tường chắn ồn, chắn bụi cho các khu vực thi công; Tránh làm việc từ 10h đêm đến 5h sáng đối với các phương tiện phát ra tiếng ồn lớn và độ rung mạnh; Sử dụng các nhà vệ sinh lưu động để thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trên công trường thi công; Tăng cường vệ sinh công trường; Tuân thủ thời gian lưu thông của các phương tiện theo quy định của thành phố. Chương 4 KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO DỰ ÁN Kế hoạch quản lý môi trường này được xây dựng trên cơ sở pháp lý của chính phủ Nhật Bản và chính phủ Việt Nam. Nội dung chính của Kế hoạch dựa theo các nội dung yêu cầu thiết yếu của Kế hoạch (xem chương 2). Các dữ liệu sử dụng chính từ Báo cáo Dự án khả thi, Báo cáo ĐTM, thông tin khảo sát của sinh viên về hiện trạng khu vực và thông tin cập nhật từ các phương tiện thông tin đại chúng. GIỚI THIỆU CHUNG Để xây dựng được một Kế hoạch quản lý môi trường hoàn chỉnh và khả thi cho dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên, cần phải xác định rõ bối cảnh thực hiện cũng như mục tiêu mà kế hoạch hướng đến. Từ đó lập ra một quy trình làm việc nhằm hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra. Bối Cảnh Xây Dựng Kế Hoạch Quản Lý Môi Trường Tuyến Đường sắt Đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên của TP Hồ Chí Minh được thiết kế nhằm mục đích giảm tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí. Các cân nhắc về môi trường đã được thực hiện qua nghiên cứu Đánh giá Tác động Môi trường (ĐTM) và nghiên cứu của SAPROF trong giai đoạn nghiên cứu khả thi. Như đã đề nghị trong ĐTM và nghiên cứu của SAPROF, quản lý môi trường trong quá trình thi công và quá trình vận hành cũng như các cân nhắc về môi trường trong giai đoạn thiết kế sơ bộ và thiết kế chi tiết cần được thực hiện trong từng giai đoạn. Trong bối cảnh như vậy, Kế hoạch Quản lý Môi trường (KQM) theo yêu cầu của báo cáo ĐTM là một trong những tài liệu quan trọng đáp ứng đòi hỏi của Ngân hàng hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) và Chính phủ Việt Nam. Mục Tiêu Kế Hoạch Quản Lý Môi Trường Kế hoạch Quản lý Môi trường có những mục tiêu sau: Tìm hiểu hiện trạng môi trường hiện tại khu vực Dự án; Hướng dẫn Nhà thầu lập kế hoạch quản lý môi trường riêng; Soạn thảo Kế hoạch Quản lý Môi trường cho giai đoạn thi công và giai đoạn vận hành. Kế hoạch quản lý môi trường sẽ được cập nhật trong giai đoạn thiết kế chi tiết. Phạm Vi Công Việc Để hoàn thành những mục tiêu trên, các nội dung sau đây cần phải thực hiện: Tìm hiểu thực địa khu vực Dự án; Tổng quan luật, qui định và tiêu chuẩn liên quan; Tìm hiểu hiện trạng môi trường khu vực Dự án trong giai đoạn thiết kế sơ bộ; Soạn thảo Kế hoạch Quản lý Môi trường ở giai đoạn thiết kế sơ bộ bao gồm chuẩn bị bản Chỉ dẫn soạn thảo KQM cho nhà thầu. CƠ SỞ PHÁP LÝ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CHO DỰ ÁN Nhằm bảo vệ môi trường Quốc gia và góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu, Việt Nam đã ban hành nhiều luật pháp, quy định và tiêu chuẩn về môi trường, đó là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để quản lý môi trường và BVMT. Vì vậy, xây dựng Kế hoạch quản lý môi trường cho dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên cũng dựa trên những cơ sở pháp lý đó. Hơn nữa, để dự án này được thực hiện, Chính phủ, các Bộ trực thuộc cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước khác đã ban hành nhiều nghị định, thông tư, quyết định,…có nội dung liên quan trực tiếp đến các vấn đề của dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên. Đồng thời cũng quy định vai trò của các cơ quan quản lý Nhà nước trong từng giai đoạn của dự án. Ngoài ra, trong vai trò là nhà tài trợ, JBIC cũng có những yêu cầu của riêng mình. Tuy nhiên, những yêu cầu của JBIC hoàn toàn phù hợp với khung pháp lý của Nhà nước Việt Nam. Những đòi hỏi về QLMT, về di dời và tái định cư cho người dân BAH của dự án là tương đồng với Việt Nam. Cơ sở pháp lý xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho dự án tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên được trình bày tóm tắt như sau. Chính Sách Môi Trường, Luật Và Qui Định Ở Việt Nam Trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần đề ra những chính sách môi trường phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước. Đây là công cụ để chỉ đạo toàn bộ hoạt động phát triển kinh tế xã hội cũng như BVMT. Chính sách môi trường sẽ giúp chúng ta xác định rõ mục tiêu phát triển, BVMT và định hướng hoạt động. Ðể Luật bảo vệ môi trường thực thi có hiệu lực, Việt Nam đã xây dựng và ban hành hàng loạt các văn bản dưới luật, tạo nên một hệ thống văn bản pháp lý chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, nhằm thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước đã được qui định trong Luật bảo vệ môi trường, là công cụ hữu hiệu của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ môi trường. a. Chính sách môi trường của Việt Nam Chính sách môi trường phản ánh kế hoạch môi trường dài hạn và ngắn hạn bao gồm các giải pháp ở qui mô Quốc gia. Một chính sách môi trường được xây dựng nhằm giải quyết các nhiệm vụ môi trường trọng tâm cho một khoảng thời gian xác định. Chính sách môi trường cụ thể hoá tinh thần và nội dung của Luật bảo vệ môi trường. Chính sách môi trường của Việt Nam được tuyên bố trong Chiến lược Quốc gia về Bảo vệ Môi trường (NSEP, 2003) cho giai đoạn từ 2001 đến 2010. Chiến lược này có hiệu lực từ tháng 12 năm 2003 theo phê chuẩn của Chính phủ ngày 2 tháng 12 năm 2003 bằng quyết định số 256/2003/QĐ-TTg. Trong giai đoạn đến 2010, mục tiêu của chiến lược tập trung vào 4 nhiệm vụ chính sau: Kiểm soát gia tăng mức độ ô nhiễm; Cải thiện chất lượng môi trường; Đảm bảo cân bằng sinh thái ở mức cao; Đáp ứng tất cả các đòi hỏi về môi trường nhằm mềm hoá quá trình hòa nhập kinh tế và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến toàn cầu hoá. Thêm vào đó, 36 chương trình, kế hoạch và dự án có ưu tiên ở mức độ Quốc gia được đề nghị thực hiện trong Chiến lược Môi trường Quốc gia. b. Luật và các qui định của Việt Nam Kế hoạch Quản lý Môi trường được soạn thảo phù hợp với kết quả trong báo cáo ĐTM đã được phê duyệt của Sở Giao thông Công chánh Tp Hồ Chí Minh (nay là Sở Giao thông Vận tải). Quá trình thực hiện KQM được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật và các qui định hiện hành. Theo Luật Ban hành Văn bản Qui phạm Pháp luật ngày 3 tháng 6 năm 2008, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam bao gồm 11 mức văn bản chính thức. Từ trên xuống, các yêu cầu về bảo vệ môi trường có thể được trình bày thứ tự như sau: Luật: Luật Bảo vệ Môi trường: Luật Bảo vệ Môi trường số 52/2005/QH được Quốc hội của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2005 (từ nay về sau được gọi là Luật Môi trường 2005). Luật qui định đầy đủ về bảo vệ môi trường, chính sách, giải pháp và tài nguyên cho công cuộc bảo vệ môi trường; quyền và trách nhiệm của tổ chức, hộ gia đình và từng cá nhân về bảo vệ môi trường. Luật Đất đai 2003: được chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành. Luật có hiệu lực từ 1 tháng 7 năm 2004. Luật gồm có 122 điều khoản và 5 chương. “Luật chi phối quyền và trách nhiệm của Nhà nước như đại diện của chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý về đất đai; quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất” (Điều 1). Luật về Tài nguyên Nước, 1999: Luật gồm có 75 điều khoản và 10 chương. Luật qui định về bảo vệ, quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước. Nghị định: Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 9 năm 2006 chi tiết hoá và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 về việc thay đổi và bổ sung một số điều khoản của Nghị định 80/2006/NĐ-CP. Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định 81/2007/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 23 tháng 5 năm 2007 qui định tổ chức chuyên nghiệp, các cơ quan liên quan tới bảo vệ môi trường trong khối doanh nghiệp và doanh nghiệp có sở hữu nhà nước. Ngày 9 tháng 4, Chính phủ ban hành Nghị định 59/2007/NĐ-CP, chi tiết hoá và hướng dẫn quản lý chất thải rắn. Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 hướng dẫn quản lý chất lượng công trình dự án. T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc08.NOI DUNG KLTN.doc
Tài liệu liên quan