MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN 5
1.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu nông sản: 5
1.1.1. Khái niệm về xuất khẩu: 5
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu: 5
1.1.3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu: 6
1.1.4. Vai trò của sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. 9
1.1.4.1. Vai trò của sản xuất lúa gạo. 9
1.1.4.2. Vai trò, ý nghĩa của xuất khẩu gạo. 10
1.2. Đặc điểm của thị trường gạo. 12
1.2.1. Đặc điểm của thị trường gạo : 12
1.2.2. Xu hướng của thị trường gạo thế giới : 14
1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu gạo. 16
1.3.1. Sự biến động của thị trường. 16
1.3.2. Thị hiếu người tiêu dùng. 17
1.3.3. Chất lượng gạo xuất khẩu. 17
1.3.4. Cơ chế chính sách đối với xuất khẩu. 20
Chương 2 : LỢI THẾ VÀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU GẠO Ở VIỆT NAM 22
2.1. Về tự nhiên: 22
2.1.1 Đất đai: 22
2.1.2. Khí hậu và nguồn nước: 22
2.2.Về lao động: 23
2.3. Về kết cấu hạ tầng: 24
2.4. Về thể chế, chính sách: 25
2.5. Mức tiêu thụ gạo của thế giới: 26
Chương 3 : THỰC TRẠNG CỦA XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. 29
3.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo. 29
3.2. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam. 34
3.3. Khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới . 39
3.3.1. Về chất lượng. 39
3.3.2. Về giá. 42
3.3.3.Phương thức thanh toán. 46
3.4. Hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo. 47
3.5. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam thời gian qua. 50
3.5.1. Những thành tựu đạt được. 50
3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân. 51
3.5.2.1.Thị trường xuất khẩu: 51
3.5.2.2.Về chất lượng gạo xuất khẩu: 52
3.5.2.3.Về giá gạo xuất khẩu: 53
Chương 4 : MÔ HÌNH PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM. 56
4.1. Các biến trong mô hình: 56
4.1.1. Biến phụ thuộc: 56
4.1.2. Biến độc lập: 56
4.1.3. Phân tích mô hình: 56
4.1.4. Kiểm định: 59
4.1.5. Dự báo sản lượng gạo: 61
Chương 5 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM. 62
5.1. Dự báo thị trường gạo thế giới đến năm 2010. 62
5.2. Một số giải phỏp nõng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu gạo của Việt nam. 65
5.2.1. Củng cố thị trường hiện có và mở thêm thị trường mới: 65
5.2.2. Nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. 66
5.2.3. Nõng cao giỏ gạo xuất khẩu. 68
KẾT LUẬN 71
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10723 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Theo Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO), trong 17 năm qua (1986-2002) sản lượng lúa gạo thế giới tăng thêm khoảng 70 triệu tấn, thì Việt Nam đã đóng góp 10 triệu tấn. Chính sự tăng nhanh và ổn định của sản lượng lúa gạo Việt Nam đã góp phần tích cực giảm sự căng thẳng về thiếu lương thực trên thế giới. Đối với nước ta xu hướng này đã khắc phục một cách cơ bản tình trạng thiếu đói giáp hạt kéo dài nhiều thập kỷ trước đổi mới, tạo đà cho việc ổn định an ninh lương thực quốc gia, đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu gạo với vị trí nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới (chỉ sau Thái Lan) và dẫn đầu thế giới về tăng sản lượng lương thực. Điều này được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1: Sản lượng gạo của một số nước xuất khẩu chính trên thế giới.
(Đơn vị tính: triệu tấn)
Năm
1999-2000
2000-2001
2001-2002
Việt Nam
20,93
20,53
21,00
Thái Lan
16,50
16,83
16,83
Ấn Độ
89,48
86,30
88,00
Pakistan
5,16
4,70
4,50
(Nguồn: Tạp chí ngoại thương 21-2002)
Các con số ở bảng 1 cho ta thấy rằng trong khi sản lượng gạo của các nước xuất khẩu gạo như: Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan giữ nguyên hoặc giảm xuống thì sản lượng gạo của Việt Nam tính chung lại tăng lên qua từng vụ thu hoạch, trong niên vụ 2001 – 2002 sản lượng gạo của Việt Nam đạt 21 triệu tấn, tăng khoảng 1 triệu tấn so với niên vụ 2000 – 2001 và vươn lên dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng sản lượng gạo.
Do sản xuất tăng nhanh và ổn định, mức sản xuất lúa gạo liên tục tăng nên trong 14 năm xuất khẩu gạo, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ngày càng tăng nhanh hơn. Điều đó được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam từ 1989- 2002.
Năm
Sản lượng xuất khẩu
Kim ngạch xuất khẩu
Sản lượng
( triệu tấn)
Thay đổi so với năm trước( %) .
Kim ngạch (triệu USD)
Thay đổi so vối năm trước(%),
1989
1,420
__
290,0
__
1996
3,003
+51,05
868,4
+63,82
1999
4,550
+19,74
1.012,0
- 1,84
2000
3,500
- 23,08
668,0
- 33,99
2001
3,729
+6,54
624,4
- 6,48
2002
3,24
- 13,11
725,5
+16,12
( Nguồn: Tổng cục thống kê - Bộ Thương mại)
Năm 1989, Việt Nam chính thức tham gia vào thị trường lúa gạo thế giới với số lượng khá lớn là 1,4 triệu tấn, thu về 290 triệu USD, giá bình quân 204 USD/tấn. Tuy sản lượng gạo xuất khẩu chưa nhiều, giá còn thấp, chất lượng chưa phù hợp với thị hiếu thế giới, nhưng đối với nước ta kết quả đó đánh dấu sự sang trang của sản xuất lúa gạo từ tự cấp tự túc sang nền kinh tế hàng hoá, gắn với xuất khẩu. Các số liệu ở bảng 2 đã cho thấy rằng xuất khẩu gạo tăng tương đối qua các năm, với 1,6 triệu tấn gạo xuất khẩu trong năm 1990 đã đưa Việt Nam giành vị trí nứơc xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới.
Năm 1996, Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo với mức lớn hơn. Lần đầu tiên kể từ năm 1989 khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vượt mức 3 triệu tấn/năm, tăng 51% và đưa kim ngạch xuất khẩu đạt 868 triệu USD, tăng 63% so với năm 1995. Đặc biệt đến năm 1997 đã đánh dấu bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế và ngoại thương nước ta, Việt Nam xuất hiện trên thị trường gạo với vị trí là nước xuất khẩu gạo thứ 2 (sau Thái Lan), với lượng gạo xuất khẩu là 3,6 triệu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu gạo 900triệu USD; lý do là trong năm 1997 Việt Nam ký kết được nhiều Hiệp định thương mại, điển hình là hiệp định với Iran về xuất khẩu gạo.
Bước vào năm 1998, có thể nói cơ hội đang mở ra cho Việt Nam khi hiện tượng El nino gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mùa màng của một số nước Châu Á mà đặc biệt là Inđônêsia và Philippin đã gây ra cơn sốt gạo ở Châu Á. Và chính trong năm 1998, kim ngạch xuất khẩu của 3,8 triệu tấn gạo đã đạt mức 1 tỉ USD. Tuy chỉ tăng 5,56% về lượng nhưng lại tăng 14,56% về giá trị. Điều này đã củng cố vững hơn vị trí thứ 2 về xuất khẩu gạo của Việt Nam trên thế giới và tô đậm thêm hình ảnh một nước Việt Nam xuất khẩu gạo đối với các nhà kinh doanh, người tiêu dùng gạo trên thế giới.
Điều đáng chú ý là năm 1999, mặc dù chịu thiệt hại nặng nề của các đợt lũ lớn ở Miền Trung, sản xuất lương thực vẫn đạt 31,4 triệu tấn và xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, kim ngạch trên 1 tỷ 10 triệu USD như vậy về số lượng so với năm 1998 tăng 20%, đây cũng là số lượng cao nhất từ trước đến nay, nhưng xét về kim ngạch lại giảm 2%, xảy ra điều này là do trong năm 1999 các nước nhập khẩu gạo truyền thống hạn chế khối lượng nhập khẩu, do đó làm cho giá gạo xuất khẩu trên thị trường thế giới giảm xuống thấp. Chính điều đó đã làm cho giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam giảm.
Sang năm 2000, thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi trên phạm vi cả nước, đặc biệt là ĐBSCL nhưng nhờ có sự chỉ đạo và điều hành sát sao của Chính Phủ, của các cấp, các ngành cùng với sự nỗ lực của nhân dân các địa phương nên nhìn chung sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lương thực nói riêng nhanh chóng được khôi phục và đạt kết quả khá, đời sống nhân dân sớm đi vào ổn định. Theo đánh giá của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, tổng sản lượng lúa cả nước năm 2000 vẫn đạt 32,6 triệu tấn, tăng gần 1,2 triệu tấn so với năm 1999, điều này đưa nguồn cung gạo cho xuất khẩu vẫn duy trì ở mức cao 3,5 triệu tấn. Hơn nữa cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực và cuộc khủng hoảng dầu lửa trong năm 2000 đã ảnh hưởng phần nào đến nhịp độ buôn bán các mặt hầng nguyên liệu thô trong đó có gạo. Các tác động này đã làm giá gạo trên thị trường thế giới bắt đầu giảm xuống từ đầu năm, cho đến cuối năm xuất khẩu gạo của Việt Nam so với năm 1999 đã bị giảm đi 16% về giá, hạ kim ngạch xuất khẩu gạo 2000 xuống còn 668 triệu USD (giảm 34% so với năm 1999). Tuy nhiên cũng cần phải kể đến một nguyên nhân nữa làm giảm giá gạo trên thế giới đó chính là ngành gạo của các nước nhập khẩu gạo lớn như: Inđônêsia, Philippin, Trung Quốc… đang dần dần phục hồi sau 2 năm mất mùa vì biến động thời tiết, các nước này đều tuyên bố có khả năng tự cung cấp tự cấp gạo.
Năm 2001 xuất khẩu gạo đạt trên 3,7 triệu tấn, trợ giá hơn 600 triệu USD, măc dù tăng khoảng 7% về lượng song cũng là thành công vì đã hoàn thành được những nhiệm vụ cơ bản: xuất khẩu vượt chỉ tiêu 3,5 triệu tấn do chính phủ đề ra, tiêu thụ hết thóc hàng hoá, chặn đà giảm sút giảm sút của giá thóc, gạo trong nước. Tuy vậy xét về kim ngạch thì vẫn giảm 6%. Nguyên nhân là trong những tháng đầu năm 2001 giá gạo vẫn giảm mạnh do ảnh hưởng từ năm 2000, các Doanh nghiệp của Việt Nam vẫn ký hợp đồng bán gạo với giá thấp, nhưng bắt đầu từ tháng 6-2001 giá gạo tăng cao dần thì ta lại không có gạo để xuất vì phải xuất gạo theo hợp đồng đã ký. Đó chính là lý do làm cho lượng gạo xuất khẩu tăng mà gía trị xuất khẩu gạo lại giảm trong năm 2001.
Sản xuất nông nghiệp trong năm 2002 gặp nhiều khó khăn to lớn, có mặt gay gắt hơn 2001 đó là thiên tai diễn ra trên diện rộng, kéo dài từ đầu năm dến cuối năm: hạn hán gay gắt ở Đông Nam Bộ,Tây Nguyên và Miền Trung, lũ lớn kéo dài và ngập sâu ở vùng ĐBSCL, mưa lớn, lốc xoáy và lũ quét xảy ra gây thiệt hại nặng nề về tài sản, mùa màng và sinh mạng ở nhiều vùng và địa phương.Tuy vậy sản xuất nông nghiệp vẫn đạt mức tăng trưởng khá, năng xuất lúa cả năm đạt 45,1 tạ/hecta, sản lượng đạt 35,9 triệu tấn. Nhờ đó mà khối lượng gạo xuất khẩu đạt 3,24 triệu tấn (giảm 13%) và đạt kim ngạch trên 700 triệu USD (tăng 16%) so với năm 2001. Đó là vì chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2002 đã được nâng cao rõ rệt, do đó giá thành cũng cao hơn những năm trước.
Trong những năm qua, kim ngạch xuất khẩu gạo đã đóng một vai trò quan trọng trong sản lượng tích luỹ vốn cho quá trình phát triển đất nước. Từ năm 1989 dến năm 2002, Việt Nam đã xuất khẩu trên 87 triệu tấn gạo đạt kim ngạch xuất khẩu gần 8 tỉ USD. Gạo đã trở thành một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu gạo chiếm một tỷ trọng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Dưới đây là bảng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam :
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu gạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Năm
KNXK (triệu USD)
KNXK Gạo (triệu USD)
Tỷ trọng (%)
1990
2.404
304,6
13
1997
9.185
900,0
9,8
1998
9.360
1.031,0
11
1999
11.540
1.012,0
8,8
2000
14.308
668,0
4,6
2001
15.027
624,4
4,2
2002
16.530
725,5
4,4
( Nguồn: Bộ Thương mại )
Từ bảng 3 cho thấy, trong những năm 90 kim ngạch xuất khẩu gạo luôn chiếm một tỷ trọng tương đối (khoảng 8-12%) trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Có được kết quả đó là do Việt Nam đã xuất khẩu gạo với số lượng tương đối lớn cùng với giá cả khá cao. Nhưng qua bảng trên ta thấy rằng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo từ năm 2000 trở lại đây đã giảm trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước so với những năm trước. Đó là do thị trường gạo thế giới có nhiều biến động, cầu về gạo trên thế giới đã giảm, hiện nay thị hiếu về gạo chất lượng cao ngày càng tăng mà gạo của Việt Nam thì vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của quốc tế về chất lượng, vì vậy giá gạo Việt Nam thấp làm cho kim ngạch xuất khẩu gạo giảm. Những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu của cả nước đang tăng dần, để nâng cao tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo thì một trong những điều kiện cần là Việt Nam phải chú trọng đến chất lượng gạo xuất khẩu, do đó dù gạo xuất khẩu của Việt Nam khối lượng có giảm nhưng giá trị xuất lại cao.
3.2. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Việt Nam chỉ thực sự là nước xuất khẩu gạo lớn từ năm 1989. Từ đó việc xâm nhập và mở rộng thị trường của Việt Nam trong những năm đầu đã gặp không ít khó khăn vì thường đụng đến những khu vực là thị trường quen thuộc của các nước xuất khẩu truyền thống đặc biệt là Thái Lan. Những năm qua Việt Nam đã tích cực mở rộng các mối quan hệ, tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế. Trên thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam đã có những thay đổi rõ rệt theo hướng đa dạng hơn.
Bảng 4: Quy mô và thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1991- 2002.
Năm
Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ( triệu tấn)
Lượng gạo mậu dịch Thế Giới ( triệu tấn)
Thị phần của
Việt Nam (%)
1991
1,033
12,700
8,1
1995
1,988
21,000
9,4
1998
3,800
25,600
14,8
1999
4,550
25,100
18,2
2000
3,500
22,300
15,7
2001
3,729
24,453
15,2
2002
3,240
24,949
13,0
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Ngay từ những năm đầu xuất khẩu gạo, Việt Nam đã chiếm một thị phần khá trong tổng lượng gạo mậu dịch thế giới, thị phần gạo xuất khẩu của Việt Nam cũng tăng dần theo nhu cầu thế giới qua các năm. Nhu cầu gạo trên thế giới ngày càng tăng do chịu ảnh hưởng chính tác động của yếu tố thời tiết, các điều kiện kinh tế và tốc độ tăng dân số.Thị phần của Việt Nam tăng từ 8,1% năm 1991 tới 18% năm 1999 và năm 2002 là 13%. Trong thời gian đầu do gạo Việt Nam vẫn còn xa lạ so với thị trường quốc tế vì vậy thị phần chưa cao. Những năm gần đây, gạo Việt Nam đã tạo được tên tuổi bằng cách giữ vững vị trí nước xuất khẩu thứ 2 trên thị trường thế giới, do đó thị phần tăng lên đáng kể. Đặc biệt năm 1999 do hậu quả của hiện tượng El nino mà lượng gạo mậu dịch trên thế giới đạt mức kỷ lục là 25 triệu tấn trong đó thị phần của Việt Nam đạt mức cao nhất là 18%. Hiện nay lượng gạo giao dịch trên thế giới vẫn duy trì ở mức cao (23 – 24 triệu tấn), trong đó thị phần của Việt Nam vẫn chiếm một tỷ trọng khá, và ổn định qua các năm.
Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam vẫn là khu vực Châu Á, kế đến là Châu Phi và Châu Mỹ. Cơ cấu thị trường gạo Việt Nam được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 5: Cơ cấu giá trị kim ngạch phân theo thị trường.
( Đơn vị tính %)
Khu vực
1990
1995
1998
1999
2000
2001
2002
Châu Á
45,0
51,0
52,2
78,0
76,0
55,0
70,0
Châu Phi
39,0
32,0
25,0
14,0
14,0
18,5
12,0
Châu Mỹ
9,6
12,0
16,81
5,0
6,0
16,5
3,0
Các thị trường khác
6,4
5,0
5,99
3,0
4,0
10,0
15,0
Tổng cộng
100
100
100
100
100
100
100
( Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam số 95, 97-2001, số 75-2002).
Từ khi bắt đầu xuất khẩu gạo đến nay thì thị trường chủ yếu của Việt Nam vẫn là thị trường Châu Á (chiếm khoảng 50% tổng giá trị kim ngạch). Thị trường này luôn được Việt Nam theo dõi chặt chẽ, vì hầu hết các nước Châu Á thường có tập quán lâu đời tiêu dùng lúa gạo, đều coi lúa gạo là lương thực chủ yếu của mình. Từ đó Việt Nam chuẩn bị nguồn cung, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nhập bổ sung đột xuất của khu vực này nhất là thị trường Inđônêsia, Philippin, Iran, Irăc, Trung Quốc…
Hiện nay các thị trường khác của Việt Nam cũng đang có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, nhất là thị trường tiềm năng lớn như Châu Phi thì lượng gạo Việt Nam xuất khẩu vào tương đối ổn định qua các năm. Vì vậy đối với thị trường này Việt Nam luôn quan tâm, giữ vững và phát triển hơn nữa. Ngoài ra, các thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam thường xuyên như: Nam Mỹ, Trung Đông và Bắc Mỹ, Việt Nam đang từng bước nghiên cứu để không chỉ xuất sang đây loại gạo phẩm cấp trung bình mà là gạo phẩm cấp cao sẽ chiếm ưu thế hơn.
Qua nhiều năm xuất khẩu gạo, Việt Nam đã từng bước củng cố và giữ vững được thị trường các nước như: Malaysia, Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc, hiện nay Việt Nam đang từng bước thâm nhập vào thị trường khó tính nhưng lại đầy tiềm năng như Nhật Bản.
Năm 1998 là năm thị trường lúa gạo quốc tế biến động lớn do 2 nguyên nhân: Hiện tượng El nino và khủng hoảng tiền tệ Châu Á. Trong năm 1998 cũng một phần từ ảnh hưởng của El nino làm cho nhu cầu nhập khẩu gạo thế giới tăng, Việt Nam lần đầu tiên đã đạt kim ngạch xuất khẩu gạo vượt ngưỡng 1 tỉ USD. Sang năm 1999, thị trường xuất khẩu gạo của ta tiếp tục được mở rộng so với năm 1998, trong đó có thể kể đến các thị trường trước đây và trong năm 1998 không nhập khẩu hoặc nhập khẩu ít như: BaLan, các Tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Inđônêsia vẫn là thị trường xuất khẩu chủ yếu cho gạo Việt Nam, với lượng gạo xuất khẩu vào thị trường này đạt gần 1,15 triệu tấn trong năm 1999, chiếm 42,5% lượng gạo nhập khẩu của nước này và một trong những nước nhập khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Cũng trong năm này nước ta xuất khẩu gạo vào Iran và Irắc khoảng 2,6%, vào thị trường Châu Phi chiếm 23,67% tổng lượng gạo nhập khẩu.
Trong năm 2000, cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn ổn định, các thị trường lớn vẫn nhập khẩu gạo đó là: Philippin, Inđônêsia, Malaysia và Hồng Kông. Trong đó thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất là Irắc, riêng tháng 11 năm 2000 ta xuất sang Irắc 57,5 nghìn tấn gạo. Cũng trong tháng này, thị trường mới xuất khẩu gạo là Thổ Nhĩ Kỳ (22 tấn).
Năm 2001, công việc tìm hiểu và mở rộng thị trường được thực hiện khá thành công, nhiều đoàn công tác cấp Chính Phủ, cấp Bộ đã được cử đi các thị trường Đông Nam Á, Châu Phi, Trung Đông, Châu Mỹ… Kết quả là nhiều thoả thuận Chính phủ về xuất khẩu gạo đã được ký, các hiệp định thương mại được ký với một số nước nhập khẩu gạo lớn ở Châu Phi. Đây cũng chính là cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp xuất khẩu của ta thâm nhập vào các thị trường tiềm năng này, qua đó đẩy mạnh việc xuất khẩu trực tiếp tới các nhà nhập khẩu của họ. Việc xuất khẩu gạo vào các thị trường truyền thống như Nga và một số nước Đông Âu được phục hồi và có mức tăng khá. Trong năm 2001 Việt Nam trúng thầu 2 đợt gạo xuất sang Philippin với tổng sản lượng 400 nghìn tấn, thời hạn giao hàng từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2001. Ngoài ra, Việt Nam tiếp tục thanh toán các hợp đồng xuất khẩu gạo sang Châu Phi, Inđônêsia, Cuba. Các hợp đồng này đã nâng mức xuất khẩu gạo của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2001 lên 1,8 triệu tấn, trị giá 280,2 triệu USD, tăng gần 64,4% về lượng và 24,4% về giá trị so với cùng kỳ.
Với phương châm lượng giảm- chất tăng, năm 2002 nước ta đã xuất khẩu 3,24 triệu tấn gạo thu về 725,500 triệu USD. Trong đó, thị trường Châu Á là 1580 triệu USD; Trung Đông: 900 USD; Châu Phi: 287 triệu USD; Châu Mỹ: 254 triệu USD; Châu Âu: 180 triệu USD. Thị trường xuất khẩu gạo năm nay của Việt Nam được mở rộng hơn, giá cả cũng được cải thiện hơn.
Đến nay tuy gạo Việt Nam đã có mặt trên 80 nước thuộc tất cả các Đại lục, nhưng số lượng gạo do các tổ chức Việt Nam trực tiếp ký kết với các thị trường còn chiếm tỷ lệ thấp, số bán qua trung gian nước ngoài vẫn chiếm tỷ lệ lớn, đặc biệt là thị trường Châu Phi – nơi tiêu thụ khối lượng lớn gạo Việt Nam thì hầu hết do các trung gian nước ngoài đứng ra thực hiện, vì vậy gạo của Việt Nam luôn bị ép bán với gía thấp hơn giá thực tế, điều đó đã làm ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Cho đến nay Việt Nam chưa xây dựng được cho mình một hệ thống bạn hàng trực tiếp tin cậy, có mối quan hệ chặt chẽ, chưa có chính sách thích hợp về bạn hàng và thị trường quốc tế. Hiện nay thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn là vấn đề bức xúc đòi hỏi sự nỗ lực từ phía Nhà nước và các Doanh nghiệp. Thị trường là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của sản xuất. Trong những năm tới nước ta cần tiếp tục củng cố và khai thác các thị trường truyền thống đồng thời tìm kiếm thị trường mới.
3.3. Khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới .
3.3.1. Về chất lượng.
Mặc dù gạo xuất khẩu của Việt Nam được xếp vào hàng “Top ten” một số mặt hàng nông sản nhưng đó chỉ là về phương diện sản lượng. Thực tế giá trị xuất khẩu của mặt hàng gạo so với sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác thì vẫn ở mức thấp. Có thể thấy rằng thách thức lớn nhất đối với gạo xuất khẩu của Việt nam là chất lượng và công nghệ chế biến. Chất lượng gạo được đánh giá theo tỷ lệ tấm trong gạo và kỹ thuật đánh bóng. Hiện tại trong cơ cấu sản xuất gạo chất lượng cao của ta còn ít chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong sản lượng, do đó mới chỉ đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu. Trong cùng thời gian Thái Lan xuất khẩu gạo phẩm cấp cao thường chiếm tới 60 – 62% còn Việt Nam chỉ ở 40 – 45% tổng lượng gạo xuất khẩu. Chính vì hạn chế này mà gạo Việt Nam chưa vào được các thị trường cao cấp mà gạo Mỹ, Thái Lan đang chiếm lĩnh.
Bảng 6: Phân loại chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.(%)
Loại gạo
Năm
Phẩm cấp cao (5-10% tấm)
Phẩm cấp trung bình (15-20% tấm)
Phẩm cấp thấp (>25% tấm)
Tổng số
1993
27,3
21,5
51,2
100
1995
23,6
22,4
54,0
100
1997
39,2
8,4
52,4
100
1998
40
12
48
100
1999
47
15
44
100
2000
42
26
32
100
2001
41
17
42
100
2002
42
35
23
100
(Nguồn: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Số 3/2003)
Trong những năm đầu xuất khẩu gạo Nam thường ít xuất khẩu trực tiếp mà xuất khẩu qua trung gian, bởi chất lượng gạo không cao. Chúng ta bán gạo cho Thái Lan, Singapore, các nước này làm trung gian thực hiện chế biến lại và sau đó tái xuất khẩu cho các nước khác. Năm 1989 là năm đầu tiên đất nước ta trở lại xuất khẩu gạo chủ yếu là gạo cấp thấp chiếm 97,42% (tỷ lệ tấm 25%). Trong thời kỳ này gạo xuất khẩu của ta không có khả năng cạnh tranh với gạo Thái Lan và các nước có truyền thống xuất khẩu gạo. Từ các năm sau để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh gay gắt trên thị trường quốc tế nước ta đã tập trung lớn vào việc sản xuất các loại gạo có phẩm cấp cao, về sản xuất ta thu thêm được giống mới, cải tạo giống tăng thêm lượng gạo hạt dài có hương vị đậm đà hơn, về chế biến đã cải tiến đổi mới, tổ chức bảo quản tốt hơn từ năm 1998 đến nay, chất lượng gạo được cải thiện rõ rệt, gạo cấp cao thường xuyên chiếm tỷ trọng khoảng 40% (năm 1999 đạt tới 47%) tỷ trọng gạo cấp thấp giảm đáng kể, từ 51,2% năm 1993, xuống còn 44% năm 1999. Đến năm 2002, sự thay đổi chất lượng gạo được thể hiện qua: tỷ trọng lượng gạo cao cấp 42%, tỷ trọng gạo cấp thấp là 23%. Sở dĩ tỷ trọng gạo chất lượng cao và gạo chất lượng thấp chiếm phần lớn trong khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam là do thị trường gạo tập trung chủ yếu vào Châu Phi và Châu Á, nơi có nhu cầu gạo phẩm cấp thấp, còn gạo phẩm cấp cao là thể hiện sự nhạy bén của Việt Nam theo nhu cầu thế giới. Từ những con số trong bảng ta có thể thấy được những tiến bộ của ngành sản xuất lúa gạo nói chung, lĩnh vực xuất khẩu gạo nói riêng, điều đó được chứng minh qua chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được cải thiện tốt hơn.
Chúng ta đều biết chất lượng gạo có liên quan đến hàng loạt các yếu tố từ khâu sản xuất đến khâu bảo quản, vận chuyển và chế biến thì ở Việt Nam đa số nông dân có tập quán phơi mớ và kéo dài thời gian thu hoặch …khiến hạt lúa dễ hút ẩm vào ban đêm, làm cho phân tử nước hấp thu mặt ngoài của tinh thể bột sẽ chịu một lực cản không đều, dẫn đến hiện tượng nứt hạt gạo.
Ngoài ra trong quá trình tuốt lúa, lực va chạm của hạt gạo quá khô vào khung máy tuốt cũng tạo điều kiện cho hiện tượng nứt hạt gạo xảy ra ở tần suất lớn; tỷ lệ thóc thất thoát do không được làm khô và bảo quản kịp thời vào khoảng 10 - 15% thậm chí tới 15 - 20% khi thu hoặch vào vụ mưa.
Thiết bị và công nghệ chế biến gạo thì phần lớn là lạc hậu, ít đầu tư cải tiến, chi phí sản xuất cao, chất lượng thành phẩm thấp; ở các tỉnh phía Bắc hiện có 278 cơ sở xay xát gạo quốc doanh, trong đó có 4 nhà máy công suất 60 tấn/ca, 46 nhà máy công suất 15 - 30 tấn/ca và 13000 cơ sở xay xát ngoài quốc doanh qui mô 3 - 5 tấn/ca. Còn ở các tỉnh phía Nam hiện có khoảng 348 cơ sở xay xát gạo quốc doanh và trên 30.000 cơ sở tư nhân. Trong khi đó, gạo xuất khẩu cần phải có các cơ sở xay xát lớn nhất (các cơ sở này có khả năng làm từ khâu đầu đến khâu cuối gạo xuất khẩu, tức là từ xay xát đến làm bóng) thì số lượng lại thật khiêm tốn. Còn lại là các cơ sở nhỏ chỉ làm công việc xay xát lại chiếm đa số.Có thể khẳng định, hiện nay, công nghệ thiết bị chế biến gạo của nước ta còn những bất cập so với các nước tiên tiến trong khu vực, tỷ lệ thu hồi sau quá trình xay xát chỉ đạt 60 - 62%, trong đó 40 - 42% gạo nguyên; chỉ có một số ít nhà máy do Nhà Nước quản lý có tỷ lệ thu hồi đạt 75 - 76% (52 - 55% gạo nguyên). Hơn nữa, các nhà máy xay xát có máy phân hạt theo kích cỡ là không phổ biến ở Việt Nam, chỉ có số ít nhà máy xay xát loại lớn có khả năng chọn màu và đảm bảo với nhà xuất khẩu là loại gạo mất màu đã được loại. Vì vậy vấn đề đặt ra là nước ta không chỉ đầu tư bổ sung cho sự nghiên cứu các loại giống thích hợp với điều kiện Việt Nam mà còn cần đầu tư máy móc, trang thiết bị và công nghệ hiện đại.
Những thực tế bức xúc đó đã dẫn đến chất lượng gạo xuất khẩu nước ta chỉ đạt mức trung bình trong khu vực, thể hiện qua các mặt sau: độ đồng nhất kém, độ trắng và hình dạng, kích thước hạt không đồng đều, độ bạc bụng cao, tỷ lệ hạt khác màu, hạt vàng, hạt hỏng, hạt đen, độ ẩm, hạt vỡ…đều cao hơn gạo của các nước khác.
Về chủng loại, gạo xuất khẩu Việt Nam chủ yếu vẫn là gạo tẻ hạt dài được sản xuất hầu hết ở ĐBSCL. Còn loại gạo hạt trắng số 1 với 100% hạt nguyên, gạo đặc sản, gạo thơm còn rất ít. Việt Nam chỉ mới bước đầu xuất khẩu gạo tám thơm được trồng ở Miền Bắc, gạo Nàng Hương, Chợ Đáo ở Miền Nam với số lượng nhỏ và không đều đặn qua các năm.
Nhìn chung chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu của nước ta trong chừng mực nào đó còn thấp, nhất là so với gạo Thái Lan, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Với những cố gắng hiện nay của ngành trồng lúa trong việc cải tạo giống, công nghệ xay xát, đánh bóng, chọn màu, chúng ta có thể hy vọng rằng phẩm cấp gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ được cải thiện nhiều hơn trong vài năm tới.
3.3.2. Về giá.
Giá cả do chất lượng, điều kiện thương mại, quan hệ cung cầu quyết định. Hiện nay trên thị trường thế giới có rất nhiều loại gạo, với mỗi loại gạo, sự biến động về giá cũng khác nhau, giá cả biến động còn phụ thuộc vào thời vụ. Giá gạo của thế giới trong những năm qua thường xuyên biến động, do đó giá gạo Việt Nam cũng có xu hướng dao động theo giá cả của thị trường thế giới. Mặc dù chúng ta đạt kết quả cao trong xuất khẩu gạo nhưng hiệu quả chưa cao. Giá gạo của Việt Nam thường thấp hơn so với giá gạo xuất khẩu bình quân trên thế giới (FOB - Thái Lan). Trong 5 năm qua giá gạo bình quân của Việt Nam là 262,6 USD/tấn, còn của Thái Lan bán cùng kỳ là 295 USD/tấn. Như vậy giá gạo của Thái Lan luôn cao hơn giá gạo của Việt Nam 10 – 13%, nhưng không phải do Việt Nam tự động hạ giá mà buộc phải chấp nhận mức giá thấp, cách biệt khá xa so với mặt hàng gạo quốc tế vì chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường như: chất lượng sản phẩm còn thấp và không đồng đều, cơ sở hạ tầng phụcvụ xuất khẩu gạo vừa thiếu vừa kém, năng lực bốc xếp thấp, chi phí cao, thiếu ổn định trong việc cung ứng hàng. Bảng dưới đây cho thấy sự thua thiệt về gía gạo xuất khẩu của Việt Nam so với Thái Lan.
Bảng7: Giá gạo của Việt Nam và Thái Lan trên thị trường thế giới.
(Đơn vị: USD/tấn).
Năm
Giá FOB Thái Lan- loại 5% tấm
Giá FOB Việt Nam- loại 5% tấm
Chênh lệch
1989
311
236
- 75
1997
265
245
- 20
1998
285
270
-15
1999
240
232
- 8
2000
190
174
-16
2001
181
198
+17
2002
200
197
- 3
(Nguồn: Ngoại thương 1 – 2002)
Từ thập kỷ 60 trở lại đây người ta thường dựa vào giá xuất khẩu gạo của Thái Lan (điều kiện giao hàng FOB – Băngkok) làm giá quốc tế mặt hàng gạo, giá này được xem là giá chuẩn mực, phản ánh được thực chất quan hệ cung – cầu và quy luật vận động của giá cả trên thị trường gạo thế giới. Giá gạo thế giới trong những năm qua thường xuyên thay đổi và có xu hướng giảm. Trong thập kỷ 90, cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á và yếu tố thời tiết đã làm giảm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 22161.doc