MỤC LỤC
Chương 1. MỞ ĐẦU 1
1.1. Cơ sở hình thành 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3. Phạm vi nghiên cứu 1
1.4. Phương pháp nghiên cứu 1
1.4.1. Phương pháp thu thập thông tin 1
1.4.2. Phương pháp phân tích 2
1.5. Kết cấu nội dung đề tài 2
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3
2.1. Khái niệm động lực làm việc 3
2.2. Lợi ích của việc tạo động lực làm việc 3
2.3. Thuyết nhu cầu của Maslow 4
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc 7
2.4.1. Chính sách công ty 7
2.4.1.1. Chính sách tiền lương 7
2.4.1.2. Chính sách khen thưởng 8
2.4.1.3. Phúc lợi 9
2.4.1.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 9
2.4.2. Môi trường làm việc 10
2.4.2.1. Điều kiện vật chất làm việc 10
2.4.2.2. Công việc 11
2.4.2.3. Quan hệ đồng nghiệp 11
2.4.2.4. Phong cách lãnh đạo 11
2.4.2.5. Văn hóa công ty 11
2.5. Mô hình nghiên cứu 12
Chương 3. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CTCP DU LỊCH AN GIANG 13
3.1. Quá trình hình thành và phát triển CTCP Du Lịch An Giang 13
3.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty 14
3.3. Tình hình lao động tại công ty 17
Chương 4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN CTCP DU LỊCH AN GIANG 21
4.1. Chính sách của công ty 21
4.1.1.Chính sách tiền lương 21
4.1.2. Chính sách khen thưởng 26
4.1.3. Phúc lợi 29
4.1.4. Đào tạo – Phát triển 33
4.2. Môi trường làm việc 37
4.2.1. Điều kiện làm việc 37
4.2.2. Công việc 39
4.2.3. Quan hệ đồng nghiệp 42
4.2.4. Phong cách của người lãnh đạo 44
4.2.5. Văn hóa công ty 45
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50
5.1. Kết luận 50
5.2. Kiến nghị 51
5.3. Hạn chế của đề tài: 52
71 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 10380 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên công ty cổ phần du lịch An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h doanh xuất khẩu lương thực, công ty đã từng được xếp vào TOP TEN các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 2001; và là một trong những nhà cung cấp gạo Việt Nam chính cho NFA- Philippines từ năm 2004, là công ty có uy tín trên thương trường thế giới.
Về chế biến thủy sản, Công ty Du Lịch An Giang đã góp vốn thành lập Công ty ANVIFISH, là công ty chuyên chế biến và xuất khẩu thủy sản như phi lê cá Tra, cá Ba Sa,v.v…Công ty cổ phần Du Lịch An Giang là thành viên chính thức của PATA.
3.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty
Trung tâm Dịch vụ Du lịch
Xí nghiệp chế biến nông sản Xuất khẩu I
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu V
Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu Định Thành
Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu Tây Phú
Xí nghiệp chế biến nông sản Xuất khẩu III
Nhà nghỉ Vũng Tàu
Văn phòng cho thuê (Khách sạn Cửu Long)
Khu Du lịch Tức Dụp
Khách sạn An Hải Sơn
Khách sạn Bến Đá Núi Sam
Khách sạn, nhà hàng Long Xuyên
Khách sạn, nhà hàng Đông Xuyên
Phòng Kế toán – Tài vụ
Phòng Kinh doanh – Xuất nhập khẩu
Phòng Tổ chức - Hành chính
TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Phòng Nghiệp vụ - phát triển Du lịch
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu I
Hình 3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty (Nguồn: phòng Tổ chức)
Công ty quản lý các bộ phận theo phương pháp trực tuyến và chức năng.Các phòng ban, chi nhánh nhà máy, xí nghiệp được Ban Giam Đốc tập trung quản lý. Ban Giám Đốc thông qua các vấn đề của công ty cho Đại Hội Đồng Cổ Đông. Từ đó Đại Hội Đồng Cổ Đông mở phiên họp đưa ra ý kiến và thống nhất để đưa ra quyết định cuối cùng
Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận
Tổng Giám đốc: lãnh đạo chung, lãnh đạo trực tiếp các phòng.
Phó tổng giám đốc: Lãnh đạo trực tiếp Phòng nghiệp vụ và phát triển du lịch, các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trực thuộc.
Phòng Tổ chức – Đầu tư: phụ trách tuyển dụng nhân sự, quản lý hồ sơ nhân sự, lao động tiền lương - thưởng, sắp xếp tổ chức bộ máy trong công ty.
Phòng Kế toán – Tài vụ: Tham mưu giúp giám đốc thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, hạch toán kinh doanh trong toàn công ty , là cơ quan chỉ đạo quản lý vè mặt tài chính kế toán trong đơn vị.
Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu: Tham mưu, giúp cho giám đốc công ty về định hướng kế hoạch kinh doanh, theo dõi hàng hoá, thông tin giá cả thị trường. Lập các hợp đồng kinh tế nội, ngoại thương.
Phòng nghiệp vụ – Phát triển du lịch: Chức năng hướng nghiệp và lập các chương trình đào tạo, tập huấn nghiệp vụ du lịch cho nhân viên toàn công ty xây dựng những đề án phát triển du lịch.
Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh: Tham mưu giúp việc cho Tổng Giám Đốc Công ty thông tin, giá cả thị trường và kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu; lập hợp đồng kinh tế nôi ngoại thương, theo dõi thực hiện hợp đồng, giao nhận, hiện trường, thanh lý hợp đồng.
Trực thuộc Công Ty Cổ Phần Du Lịch An Giang có các cơ sở kinh doanh sau:
Các đơn vị du lịch
Trung Tâm Dịch Vụ Du Lịch ( Travel Service Center): kinh doanh dịch vụ du lịch, lữ hành nội địa và quốc tế; dịch vụ xuất khẩu lao động.
Khách sạn Đông Xuyên ( Tiêu chuẩn 3 sao) : kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng.
Khách sạn Long Xuyên (tiêu chuẩn 1 sao): kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng.
Khách Sạn Bến Đá Núi Sam: kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng; kinh doanh các dịch vụ du lịch lữ hành và các dịch vụ du lịch khác.
Khách sạn An Hải Sơn: kinh doanh dịch vụ khách sạn, nhà hàng; kinh doanh các dịch vụ du lịch lữ hành và các dịch vụ du lịch khác.
Khu Du Lịch Đồi Tức Dụp : kinh doanh nhà hàng, dịch vụ tham quan, giải trí, bán hàng mỹ nghệ lưu niệm, nguồn thu chính là vé tham quan.
Các đơn vị chế biến nông sản
Xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu I: Thu mua, chế biến, đóng gói bao bì nông sản, mua bán nông sản.
Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu I: xay xát thóc lúa, đánh bóng gạo; mua bán lương thực; đóng gói lúa gạo.
Nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu V: xay xát thóc lúa, đánh bóng gạo; mua bán lương thực; đóng gói lúa gạo.
Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu Định Thành: xay xát thóc lúa, đánh bóng gạo; mua bán lương thực; đóng gói lúa gạo.
Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu Tây Phú: xay xát thóc lúa, đánh bóng gạo; mua bán lương thực; đóng gói lúa gạo.
Xí nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu III: Thu mua, chế biến, đóng gói bao bì nông sản, mua bán nông sản.
3.3. Tình hình lao động tại công ty
Là một công ty hoạt động trên cả hai lĩnh vực Du Lịch và Thương Mại với nhiều chi nhánh, nhà hàng, khách sạn và xí nghiệp trực thuộc nên số lượng lao động của Công Ty tương đối cao.
Bảng 3.1. Số lượng lao động trong năm 2005-2007
ĐVT: người
Năm
2005
2006
2007
Lao động
345
331
321
Biểu đồ 3.1. Biểu đồ sự biến động số lượng lao động qua 3 năm
Biểu đồ 3.3 cho thấy tổng số lao động giảm qua các năm. Tổng số lao động thực tế của năm 2005 là 345 người đến năm 2006 là 331 người giảm 14 người và đến năm 2007 tiếp tục giảm 10 người còn 321 người. Mặc dù tổng số lao động giảm xuống qua ba năm số lượng lao động quản lý có trình độ chuyên môn cao không giảm mà vẫn chiếm một số lượng cố định là 45 người, có thể nói là phù hợp với tình hình của công ty. Và công ty đang hướng về sự quản lý đạt chất lượng cao, giảm chủ yếu số lượng lao động có trình độ thấp, không có năng lực cao và lao động hoạt động tay chân.
Trình độ lao động năm 2007 tại công ty được biểu hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 3.2. Trình độ chuyên môn của lao động trong công ty năm 2007
ĐVT: người
Đơn vị
Tổng
Trình độ chuyên môn
Chưa phân loại
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp
BDNV& tay nghề
Văn phòng công ty
43
4
22
2
9
1
5
TT Dịch vụ du lịch
12
1
4
2
1
4
Café Corner
4
1
1
2
Khu DL Tức Dụp
18
8
1
2
1
6
Các Khách sạn
177
34
17
9
18
19
80
Các XNCB nông sản
31
12
3
8
8
Các NMCB gạo XK
33
11
1
1
12
1
7
Chi nhánh Du lịch AG (TP.HCM)
3
1
1
1
Tổng cộng
321
72
48
16
51
22
112
Tỷ trọng
22%
15%
5%
16%
7%
35%
(Nguồn: Bảng tổng hợp danh sách lao động)
Biểu đồ 3.2. Trình độ chuyên môn của lao động trong công ty 2007
Qua biểu đồ 3.2 ta thấy, năm 2007 số lao động có trình độ chuyên môn là 249 người trong tổng số lao động là 321 người, trong đó số lao động BD nghiệp vụ & KT tay nghề chiếm đến 35% trên tổng số lao động, tập trung phần lớn ở mãng kinh doanh du lịch mà chủ yếu ở các khách sạn, kế đến là lao động có trình độ trung cấp chiếm 16%, trình độ đại học chiếm 15% tập trung chủ yếu ở văn phòng công ty, trình độ sơ cấp chiếm 7%, trình độ cao đẳng chiếm 5%. Ngoài các lao động có trình độ như trên, ở công ty còn có 22% nhân viên chưa phân loại, chủ yếu là công nhân làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp chế biến. Số lao động có trình độ cao tập trung chủ yếu ở văn phòng công ty vì văn phòng công ty là đơn vị chính, chủ quản các đơn vị trực thuộc nên cần một đội ngũ nhân viên quản lý cao để có thể quản lý tốt một số lượng lớn các đơn vị trực thuộc có nhiều lao động phổ thông. Như vậy, sự phân bổ lao động theo trình độ chuyên môn của công ty tương đối hợp lý.
Chương 4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN CTCP DU LỊCH AN GIANG
4.1. Chính sách của công ty
4.1.1.Chính sách tiền lương
Sơ lược về cách thức trả lương tại công ty:
Hàng tháng, nhân viên được trả lương vào hai đợt, đợt một: nhân viên hưởng lương theo nghị định (lương tối thiểu theo quy định), đợt hai: nhân viên hưởng lương theo doanh số, lợi nhuận thực tế của đơn vị đạt được so với tỷ lệ phần trăm kế hoạch được giao.
Đợt I : còn gọi là lương theo thời gian (hay còn gọi là lương nghị định), với mức lương tối thiểu được áp dụng tại công ty là 450.000đ/người/tháng. Cách tính lương:
Tiền lương đợt I = HSLnđ * Ltt + Phụ cấp(nếu có)
Trong đó:
HSLnđ: Hệ số lương nghị định. Thời gian làm việc của người lao động càng dài thì hệ số lương càng cao nhưng nó chỉ tăng đến mức giới hạn của thang lương thì không còn tăng nữa.
Ltt: Lương tối thiểu (450.000đ/người).
Ví dụ: Lương đợt I tháng 10/2006 kế toán trưởng Văn phòng công ty :
LTG = 4,32 * 450.000 = 1.944.000 đồng
Ngoài ra, lương đợt I còn bao gồm các khoản phụ cấp như: phụ cấp chức vụ, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, phụ cấp làm thêm, phụ cấp làm đêm.
Công thức chung để tính phụ cấp: Hệ số phụ cấp * Mức lương tối thiểu (450.000)
Cụ thể các loại phụ cấp như sau:
- Phụ cấp chức vụ: dùng để trợ cấp thêm cho cán bộ quản lý cấp cao nhằm khuyến khích họ có trách nhiệm hơn với chức năng quyền hạn quản lý của mình.. Sau đây là bảng phụ cấp của công ty:
+ Hệ số phụ cấp 0,3 áp dụng cho trưởng các phòng ban tại Văn Phòng Công ty, Giám Đốc Nhà Hàng – Khách Sạn, Giám Đốc các khu Du lịch, Giám đốc các Xí Nghiệp Chế Biến, Giám Đốc Trung Tâm Dịch Vụ Du Lịch.
Ví dụ: Trưởng phòng Tổ chức - hành chính có:
Hệ số lương: 4,38
Hệ số phụ cấp chức vụ: 0,3
Lương đợt I tháng 10/2006 của Trưởng phòng Tổ Chức – Hành Chính
LTG = (4,38 * 450.0000) + (0,3 * 450.000) = 2.106.000 đồng
+ Hệ số phụ cấp 0,2 áp dụng cho Phó các phòng ban tại Văn phòng công ty, Phó giám đốc khối Nhà Hàng – Khách Sạn, Phó giám đốc các khu Du Lịch.
Ví dụ: Phó phòng Tổ chức- hành chính có:
Hệ số lương: 3,48
Hệ số phụ cấp chức vụ: 0,2
Lương đợt I tháng 10/2006 của Phó phòng Tổ Chức – Hành Chính
LTG = (3,48 * 450.000) + (0,2 * 450.000) = 1.656.000 đồng
- Phụ cấp trách nhiệm : dùng để trợ cấp thêm cho cán bộ quản lý cấp cơ sở, ở Công ty có hai mức phụ cấp trách nhiệm theo quy định của Nhà Nước để khuyến khích họ có trách nhiệm hơn đối với nhiệm vụ ở cơ sở của mình.
+ Hệ số phụ cấp 0,2 áp dụng cho Thủ quỹ tại Văn phòng công ty, Tổ Trưởng tổ Kỹ Thuật của các nhà máy chế biến, của Khối Nhà Hàng – Khách Sạn, của các Khu Du Lịch.
+ Hệ số phụ cấp 0,1 áp dụng cho các tổ trưởng bộ phận kinh doanh của các đơn vị
- Phụ cấp độc hại: là chính sách của Công ty quan tâm đến sức khỏe của người lao động làm việc trong những môi trường độc hại. Tùy theo mức độ độc hại mà Công ty trợ cấp thêm cho người lao động. Ở Công Ty có hai mức phụ cấp độc hại.
+ Hệ số phụ cấp 0,2 áp dụng cho toàn bộ nhân viên làm việc ở mãng Thương Mại chủ yếu ở các Xí Nghiệp chế biến và nhân viên bộ phận bếp của các nhà hàng như bếp trưởng và phụ bếp vì môi trường làm việc ở đây mức độ độc hại cao.
+ Hệ số phụ cấp 0,1 áp dụng cho nhân viên ở một số bộ phận như: bộ phận buồng, bộ phận bàn…
-Phụ cấp làm thêm: là chế độ phụ cấp trả thêm cho người lao động khi họ làm thêm công việc của Công ty ngoài giờ quy định. Ở Công ty tiền lương làm thêm được quy định sẵn tính chung cho toàn Công ty như sau :
+ Làm thêm vào ngày thường hưởng 24.000 đồng /ngày
+ Làm thêm vào ngày chủ nhật hưởng 2 x 24.000 đồng /ngày.
+ Làm thêm vào ngày lễ hưởng 3 x 24.000 đồng /ngày.
-Phụ cấp làm đêm: là khoản phụ cấp Công ty trả thêm cho người lao động khi họ làm thêm công việc vào ban đêm.
Cũng giống như tiền lương làm thêm, ở Công ty tiền lương làm đêm cũng được quy định trước. Tuy nhiên việc làm đêm ở Công ty mang tính chất trực là chủ yếu, như sau :
+ Làm đêm ở mãng Du Lịch thì 5.000 đồng /đêm.
+ Làm đêm ở mãng Thương mại thì 8.000 đồng /đêm.
Đợt 2: Từ ngày 15 đến ngày 20 mỗi tháng, công ty trả lương cho nhân viên theo sản phẩm còn gọi là lương kế hoạch. Đợt hai dựa vào doanh số, lợi nhuận thực tế của đơn vị đạt được tỷ lệ phần trăm so với kế hoạch được giao. Cách thanh toán lương đợt 2 này áp dụng cho toàn bộ nhân viên trong biên chế ở Công ty.
Cách tính lương ở đợt II như sau:
Tổng lương kế hoạch = Tổng quỹ lương – Tổng lương thời gian
ĐGTL = Tổng lương kế hoạch/ Tổng ngày công theo hệ số
Lương kế hoạch = Tổng ngày công theo hệ số * ĐGTL +Phụ cấp (nếu có)
= Hệ số trách nhiệm * Hệ số thi đua * Ngày công * ĐGTL +Phụ cấp
Đồng thời ở Công ty còn có các khoản phụ cấp để phụ cấp thêm của Công ty đối với các cán bộ quản lý cấp cao trong Công ty theo trách nhiệm công việc họ đảm nhận. Có ba khoản phụ cấp ứng với số tiền cụ thể như sau:
+ Phụ cấp 600.000 đồng: dành cho Giám Đốc Công ty.
+ Phụ cấp 400.000 đồng: dành cho các Phó Giám Đốc Công ty, các Trưởng phòng, các Giám Đốc đơn vị trực thuộc.
+ Phụ cấp 200.000 đồng: dành cho các Phó phòng, các Phó Giám Đốc đơn vị trực thuộc.
- Hệ số trách nhiệm: dựa theo chức danh công việc được giao, thể hiện được tính phức tạp của công việc, tính trách nhiệm của người làm công việc. Hệ số này do Công ty quy định như sau:
- Giám đốc Công ty có hệ số cao nhất là 6,0
- Phó Giám Đốc Công ty và Kế toán trưởng Văn phòng công ty có cùng hệ số là 4,0
- Trưởng các phòng ban ở Văn phòng công ty và Giám Đốc các đơn vị trực thuộc là 3,5.
- Phó các phòng ban ở Văn phòng công ty là 3,0.
- Phó Giám Đốc và các Tổ trưởng kế toán các đơn vị là 2,5.
Các hệ số trên được quy định chung cho bộ phận quản lý toàn Công ty. Còn các nhân viên còn lại thì sẽ do bộ phận quản lý ở các phòng và đơn vị trực thuộc tùy thuộc vào đặc điểm, tình hình kinh doanh, quỹ lương của đơn vị sẽ phân bổ hệ số như:
- Tổ trưởng các bộ phận như tổ vé, tổ thị trường, tổ phục vụ bàn, tổ hướng dẫn du lịch, tổ kiểm phẩm thì hệ số sẽ dao động từ 1,6 đến 1,8.
- Các tổ viên, nhân viên không đảm nhận chức vụ hoặc trách nhiệm thì hệ số sẽ dao động từ 1,1 đến 1,5.
Ở Công ty hệ số này càng cao thể hiện chức vụ và trách nhiệm càng cao. Các nhân viên trong Công ty luôn phấn đấu làm việc ngày càng hiệu quả để có được hệ số này ngày càng cao hơn.
- Hệ số thi đua: vào cuối tháng đơn vị họp và bình xét thi đua cho từng cá nhân (dựa vào các tiêu chuẩn đã đưa ra) theo thang điểm:
Người lao động đạt từ 46 – 50 điểm đạt loại A ( hệ số thi đua là 1,0)
Người lao động đạt từ 41 – 45 điểm đạt loại B ( hệ số thi đua là 0,8)
Người lao động đạt dưới 40 điểm đạt loại C ( hệ số thi đua là 0,5)
- Ngày công: dựa vào ngày công thực tế của người lao động để tính
Ví dụ: Tiền lương đợt II tháng 10/2006 của Kế toán trưởng gồm
Hệ số trách nhiệm: 4
Hệ số thi đua: 1
Số ngày công: 26
Đơn giá tiền lương: 34.720 đồng
Tiền lương đợt II: (4 * 1 * 26) * 34.720 + 400.000 = 4.010.880 đồng
Vậy tổng tiền lương tháng 10/2006 của kế toán trưởng là:
Tiền lương đợt I + Tiền lương đợt II = 1.944.000 + 4.010.880 = 5.954.880 đồng
Sở dĩ Công ty trả lương chia làm hai đợt, mỗi kỳ cách nhau không quá 15 ngày để người lao động kịp có tiền chi tiêu sinh hoạt, đồng thời trong trường hợp lạm phát quá cao thì cũng tránh được sự mất giá cao của đồng tiền do kéo dài kỳ trả lương. Ngoài ra còn phòng ngừa việc Công ty chiếm dụng lương của người lao động vào việc khác.
Công ty trả lương cho nhân viên bằng cách chuyển tiền vào tài khoản của nhân viên ở Ngân hàng ngoại thương An Giang. Việc trả lương luôn được tiến hành kịp thời, đúng hạn. Ngoài ra, ở công ty việc nâng lương được thực hiện 3 năm một lần.
Sau đây là phần ý kiến đánh giá của nhân viên về chính sách tiền lương:
Biểu đồ 4.1. Mức độ ảnh hưởng của tiền lương đến động lực làm việc
Rất ảnh hưởng
65%
Ảnh hưởng
35%
Từ biểu đồ 4.1 cho thấy, không nhân viên nào đánh giá thấp mức độ ảnh hưởng của tiền lương đến động lực làm việc của họ, 100% nhân viên đều cho rằng tiền lương là yếu tố chính ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ, trong đó có đến 65% nhân viên đánh giá đây là yếu tố rất ảnh hưởng.
Tất cả các nhân viên đều cho rằng chính sách tiền lương ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ với lý do tiền lương - ngoài việc đáp ứng nhu cầu cơ bản đảm bảo cuộc sống của nhân viên nó còn thể hiện giá trị công việc và giá trị con người. Chính sách tiền lương hợp lý và hấp dẫn sẽ khiến nhân viên làm việc nhiệt tình và mang lại lợi nhuận tối đa cho công ty.
Biểu đồ 4.2. Mức độ hài lòng của nhân viên về chính sách tiền lương
Rất hài lòng
20%
Bình thường
20%
Hài lòng
60%
Kết quả đánh giá về mức độ hài lòng của nhân viên về chính sách tiền lương của công ty: 80% nhân viên hài lòng và có 20% nhân viên đánh giá bình thường. Các nhân viên hài lòng họ cho rằng chính sách tiền lương của công ty là rõ ràng, hợp lý đáp ứng được nhu cầu của họ.
Tóm lại, mặc dù việc tính lương tại công ty còn chịu ảnh hưởng một phần bởi lương Nghị định do trước đây là công ty nhà nước. Song bên cạnh đó việc công ty kết hợp với trả lương cho nhân viên theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng rất tích cực trong việc tạo động lực làm việc cho nhân viên. Thông qua việc nhân viên hài lòng với mức lương hiện tại của mình cho thấy công ty đã thỏa mãn được nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn cho nhân viên.
4.1.2. Chính sách khen thưởng
Vào mỗi cuối năm Ban lãnh đạo Công ty họp lại để tiến hành xét khen thưởng bình chọn các đơn vị, cá nhân theo các tiêu chuẩn khen thưởng mà Công ty quy định như khen thưởng việc ứng dụng khoa học cải tiến Công nghệ cho Công ty, khen thưởng việc đóng góp tích cực vào hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và sự phát triển của Công ty, khen gương người tốt việc tốt, khen thưởng danh hiệu chiến sĩ thi đua, như:
+ Nhân viên đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua: thưởng 400.000 đồng.
+ Lao động tiên tiến: thưởng 200.000 đồng.
+ Nhân viên hoàn thành nhiệm vụ: chỉ khen chứ không thưởng tiền.
Với các hình thức khen thưởng trên, Công ty đã thúc đẩy nhân viên làm việc nhiệt tình, hăng say để đạt kết quả tốt, khuyến khích nhân viên chấp hành nghiêm chỉnh những quy định, nội quy của công ty.
Bên cạnh đó, tháng lương thứ 13 cũng được Công ty thưởng định kỳ cho tất cả nhân viên vào dịp cuối năm.
Riêng đối với những nhân viên có sở hữu cổ phiếu của Công ty thì hàng năm còn được thưởng thêm 15% cổ tức căn cứ vào mức lợi nhuận công ty đạt được.
Ngoài ra Công ty cũng có những phần thưởng đột xuất dành cho những nhân viên đặc biệt và trong những trường hợp đặc biệt, ví dụ cho nhân viên đạt được thành tích thật cao, cho những chuyên viên khi tham gia vào các dự án của công ty, cho việc soạn thảo những kế hoạch mới hay sau khi hoàn thành xuất sắc khóa đào tạo.
Do tính chất ngành nghề lĩnh vực hoạt động của Công ty là theo mùa như mùa thu hoạch lúa (đối với mãng Thương mại) và mùa Vía Bà, các dịp lễ (đối với mãng Du Lịch), trong những tháng vào mùa vụ nhân viên phải làm việc rất tích cực. Do đó vào những tháng trái mùa, Công ty thường tổ chức thưởng cho nhân viên đi tham quan du lịch một số nơi như: Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang. Huế, Hà Nội….Đối với một số cán bộ công tác lâu năm, Công ty còn thưởng đi du lịch nước ngoài như: Trung Quốc, Thái Lan, Singapo, Malayxia…Các hoạt động này đã tạo điều kiện để mọi người có dịp thư giãn, giao lưu, trò chuyện, kết bạn làm tăng tình đoàn kết giữa các nhân viên, và cũng là dịp để đáp ứng nhu cầu xã hội của nhân viên.
Để hiểu rõ hơn về việc chính sách khen thưởng của Công ty có ảnh hưởng như thế nào đến động lực làm việc của nhân viên, ta lần lượt đi vào phân tích các biểu đồ sau:
Biểu đồ 4.3. Mức độ ảnh hưởng của các chính sách khen thưởng
Rất ảnh hưởng
50%
Ảnh hưởng
50%
Kết quả phân tích cho thấy 100% nhân viên đều cho rằng chính sách khen thưởng của công ty có ảnh hưởng lớn đến động lực làm việc của họ. Các nhân viên đều cho rằng được thưởng họ cảm thấy mình được bù đắp xứng đáng và khi những gắng sức của nhân viên được đền đáp đúng mức, họ sẽ cảm thấy thoải mái và hiệu suất làm việc sẽ cao hơn. Điều này cho thấy chính sách khen thưởng cũng là yếu tố rất quan trọng trong việc tạo động lực làm việc cho nhân viên.
Biểu đồ 4.4. Hình thức khen thưởng quan trọng
Thưởng tiền
35%
Biểu dương
30%
Tham quan du lịch
35%
Ở công ty có các hình thức khen thưởng như: tổ chức cho nhân viên đi tham quan du lịch, thưởng tiền, thưởng cổ tức trên cổ phiếu (đối với những nhân viên có sở hữu cổ phiếu của công ty), biểu dương trước tập thể… Từ biểu đồ 4.4 cho thấy số nhân viên đánh giá hình thức thưởng tiền và thuởng cho đi tham quan du lịch là quan trọng chiếm tỉ lệ như nhau (35%), biểu dương trước tâp thể là 30%. Riêng đối với hình thức thưởng cổ tức không được nhân viên đánh giá là quan trọng. Như vậy, ngoài những phần thưởng vật chất thì những phần thưởng mang giá trị tinh thần có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhân viên.
Biểu đồ 4.5. Mức độ hài lòng của nhân viên về chính sách khen thưởng
Rất hài lòng
30%
Bình thường
15%
Hài lòng
55%
Với hơn 50% nhân viên hài lòng, 30% nhân viên rất hài lòng về chính sách khen thưởng với lý do là Công ty luôn quan tâm đến việc đáp ứng những phần thưởng mang đến giá trị tinh thần cho họ như thưởng tham quan du lịch, biểu dương trước tập thể. Điều này chứng tỏ nhân viên quan tâm nhiều hơn đến giá trị tinh thần và những hình thức thưởng vật chất mà công ty đang áp dụng chưa có tác động lớn đến nhân viên.
Tóm lại, chính sách khen thưởng cũng là một yếu tổ có ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo động lực làm việc cho nhân viên. Phần lớn nhân viên đều hài lòng với chính sách khen thưởng của Công ty, tuy nhiên đối với hình thức thưởng vật chất vẫn chưa có tác động lớn đến một số nhân viên.
4.1.3. Phúc lợi
Các nhân viên ký hợp đồng sau 3 tháng trở lên đều được tham gia bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội, tham gia công đoàn và được hưởng các chế độ trợ cấp cho người lao động theo luật định.
a. Bảo hiểm xã hội (BHXH)
Hàng tháng công ty trích nộp cho cơ quan BHXH tỉnh An Giang 20% trên tổng tiền lương cấp bậc, trong đó:
-15% trên tổng lương cấp bậc sẽ do Công ty chịu và đưa vào các tài khoản chi phí có liên quan.
- 5% trên tổng lương cấp bậc sẽ do công nhân viên chịu theo côngMức trích BHXH = [(HS lương nghị định + PC chức vụ) * mức lương tối thiểu]* 5%
thức sau :
Ví dụ: Trích BHXH của Kế toán trưởng: (4,32 * 450.000) * 5% = 97.200 đồng
Các chế độ trợ cấp cho nhân viên làm việc tại công ty bao gồm: trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất.
Chế độ trợ cấp ốm đau
- Đã đóng BHXH dưới 15 năm: hưởng 30 ngày lương/ năm.
- Đã đóng 15 năm <BHXH < 30 năm: hưởng 40 ngày lương/năm.
- Đã đóng BHXH trên 30 năm: hưởng 50 ngày lương/năm.
Chế độ trợ cấp thai sản
- Trong thời gian có thai được nghỉ việc đi khám thai 3 lần, mỗi lần 1 ngày.
- Trong trường hợp sảy thai thì được nghỉ 20 ngày nếu thai dưới 3 tháng, 30 ngày nếu thai từ 3 tháng trở lên.
- Nghỉ hộ sản 4 tháng để nuôi con.
Chế độ trợ cấp nuôi con ốm
Công nhân viên chỉ được hưởng trợ cấp 75% mức lương cơ bản đã đóng BHXH, số ngày nghỉ được trợ cấp:
- 20 ngày/năm đối với con dưới 3 tuổi.
- 15ngày/năm đối với con từ 4 – 7 tuổi.
Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người lao động bị nạn trong các trường hợp sau đây được hưởng trợ cấp tai nạn lao động:
- Bị tai nạn trong giờ làm việc, nơi làm việc kể cả làm việc ngoài giờ do yêu cầu của người sử dụng lao động.
- Bị tai nạn ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
- Bị tai nạn trên tuyến đường đi và về nơi ở đến nơi làm.
Tuỳ theo mức suy giảm khả năng lao động mà được hưởng mức độ trợ cấp.
Chế độ hưu trí:
Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi nghỉ việc mà có một trong các điều kiện sau đây:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
- Nếu được đóng BHXH đủ 15 năm thì được hưởng trợ cấp 2%.
Chế độ tử tuất
- Người lao động đang làm việc, người lao động nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, người lao động đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng khi chết thì người lao động được hưởng tiền mai táng bằng 8 tháng lương tối thiểu.
- Theo qui định của BHXH khi thanh toán phải đủ các chứng từ thực tế khi trợ cấp
b. Bảo hiểm y tế (BHYT)
Ở công ty mức trích BHYT cũng theo quy định, trong đó :
- Công ty chịu 2% đưa vào các tài khoản chi phí có liên quan
- Còn 1% khấu trừ vào lương của CB-CNV
Khi này người lao động sẽ được cấp thẻ BHYT để được khám chữa bệnh khi có nhu cầu. Người có thẻ BHYT được hưởng các chế độ theo quy định như khám, chữa bệnh ngoại và nội trú.
Quỹ BHYT chi trả 80% chi phí khám chữa bệnh theo giá viện phí, 20% còn lại người bệnh tự trả cho cơ sở khám chữa bệnh
BHYT cũng trích trên tiền lươn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên công ty cổ phần du lịch an giang.doc