MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP .1
A.Tổng quan về tài chính doanh nghiệp và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp .1
I. Khái niệm, vai trò, chức năng, bản chất của tài chính doanh nghiệp .1
1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp .1
2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp .2
2.1 Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh 2
2.2 Đối với hệ thống tài chính quốc gia .2
2.3 Đối với môi trường xung quanh 3
3. Chức năng của tài chính doanh nghiệp 3
3.1 Chức năng tạo lập và chu chuyển vốn .3
3.2 Chức năng phân phối tài chính doanh nghiệp .4
3.3 Chức năng giám đốc của tài chính doanh . 4
II. Khái niệm, mục tiêu phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp .5
1. Khái niệm phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp . 5
2. Mục tiêu việc phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp . 5
III. Phương pháp phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp 6
1. Phương pháp chi tiết 6
2. Phương pháp so sánh .6
3. Phương pháp loại trừ .7
3.1 Phương pháp thay thế liên hoàn .7
3.2 Phương pháp số chênh lệch .8
4. Phương pháp liên hệ cân đối .9
IV. Tài liệu sử dụng để phân tích cấu trúc tài chính .10
1. Bảng cân đối kế toán .10
1.1 Khái niệm bảng cân đối kế toán .10
1.2 Đặc điểm của bảng cân đối kế toán 10
1.3 Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán .10
2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .11
2.1 Khái niệm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh .11
2.2 Đặc điểm của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 11
3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 11
4. Thuyết minh báo cáo tài chính .12
5. Các tài liệu khác 12
B. Nội dung phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp .12
I. Phân tích cấu trúc tài sản .12
1. Khái niệm phân tích cấu trúc tài sản .12
2. Chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài sản .12
2.1 Tỉ trọng tiền (K1) 13
2.2 Tỉ trọng đầu tư tài chính (K2) .13
2.3 Tỉ trọng các khoản phải thu (K3) 14
2.4 Tỉ trọng hàng tồn kho (K4) .15
2.5 Tỉ trọng tài sản cố định (K5) .17
II. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp .18
1. Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính .19
1.1 Hệ số Nợ (P1) .19
1.2 Hệ số Tự tài trợ (P2) .19
1.3 Hệ số Nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu (P3) 20
2. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ 21
2.1 Tỉ suất Nguồn vốn tạm thời (P4) .21
2.2 Tỉ suất Nguồn vốn thường xuyên (P5) 22
2.3 Tỉ suất giữa vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn thường xuyên (P6) 22
III. Phân tích cân bằng tài chính .23
1. Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn (Phân tích vốn lưu động ròng).24
2. Phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn .26
2.1 Nhu cầu vốn lưu động ròng (N/c VLĐR) .26
2.2 Ngân quỹ ròng (NQR) 26
PHẦN II: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG NAM .28
A. Khái quát chung về công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam .28
I. Quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam .28
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 28
2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 29
II. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam .29
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy tại công ty .29
2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại công ty .31
2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty .31
2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại công ty .31
III. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam .33
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại công ty .33
2. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận tại phòng kế toán tại công ty .34
3. Hình thức kế toán được áp dụng tại công ty .35
B. Phân tích cấu trúc tài chính tại công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam 36
I. Phân tích cấu trúc tài sản .36
II. Phân tích cấu trúc nguồn vốn của công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam .46
1. Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính của công ty 46
2. Phân tích tính ổn định về mặt tài chính của công ty .47
III. Phân tích tính cân bằng tài chính của công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam 49
1. Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn của công ty 49
2. Phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn của công ty .50
PHẦN III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHINH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG NAM 53
I. Nhận xét chung về công ty cổ phần công trình giao thông vận tải Quảng Nam.53
1. Những điểm nổi bật .53
2. Những ưu điểm . .55
3. Những nhược điểm cần khắc phục .56
II. Một số biện pháp khắc phục để nâng cao công tác phân tích cấu trúc tài chính của công ty 58
1. Về nhân sự .58
2. Về Tiền 58
3. Về Tài sản cố định .61
4. Về Các khoản phải thu .61
5. Về Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu .63
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1699 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạn nên làm cho chi phí sử dụng vốn lớn hơn nếu như sử dụng nguồn vốn tạm thời.
VLĐR = NVTX – TSDH > 0
NVTX
>
1
TSDH
Û
Nếu VLĐR > 0 và tăng qua nhiều năm: đánh giá mức an toàn của doanh nghiệp cao vì không chỉ TSDH mà cả một phần TSNH được tài trợ bằng NVTX. Tuy nhiên, để phân tích kỹ lưỡng cần phải xem các bộ phận của NVTX. Thông thường, để đạt được sự an toàn đó thì doanh nghiệp phải tăng vốn chủ sở hữu hay gia tăng nợ dài hạn. Tăng vốn chủ sở hữu thì sẽ gia tăng tính độc lập về tài chính. Nhưng giảm đi hiệu ứng của đòn bẩy tài chính. Ngược lại, tăng nợ dài hạn thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính sẽ phát huy tác dụng nhưng luôn gắn với những rủi ro do sử dụng nợ.
Nếu xét về yếu tố TSCĐ trong cân bằng tài chính, nếu VLĐR > 0 và tăng là do thanh lý liên tục TSCĐ làm quy mô TSCĐ giảm thì chưa thể kết luận tính an toàn về tài chính vì có thể doanh nghiệp đang trong giai đoạn suy thoái phải thanh lý tài sản nhưng chưa có biện pháp hữu hiệu để đầu tư TSCĐ vào lĩnh vực kinh doanh mới. Phương pháp khấu hao cũng là nhân tố ảnh hưởng đến mức cân bằng tài chính dài hạn.
Trường hợp 2: VLĐR = 0, tương đương NVTX = TSDH:
Chứng tỏ, toàn bộ tài sản dài hạn được hình thành từ NVTX. Doanh nghiệp đạt trạng thái cân bằng tài chính nhưng chưa mang tính bền vững và có nguy cơ mất cân bằng tài chính do mất khả năng thanh toán nếu như việc huy động và sử dụng vốn chưa hợp lý. Do trong năm nay thì đạt trạng thái cân bằng tài chính nhưng chưa chắc trong năm sau thì đạt trạng thái cân bằng tài chính. Vì nếu NVTX trở thành NVTT thì doanh nghiệp không thể lấy TSDH để trả nợ NVTX sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán do đó mất cân bằng tài chính, doanh nghiệp khó huy động vốn từ bên ngoài. Nếu buộc phải bán tài sản dài hạn thì sản xuất bị gián đoạn.
TSNH
NVTT
TSDH
NVTX
VLĐR = 0
Hay
NVTX
=
1
TSDH
Trường hợp 3: VLĐR < 0, tương đương NVTX < TSDH:
Chứng tỏ, nguồn vốn thường xuyên không đủ tài trợ toàn bộ tài sản dài hạn. Hay nói cách khác tài sản dài hạn được hình thành phần lớn từ nguồn vốn thường xuyên và phần còn lại được hình thành từ nguồn vốn tạm thời.
Trường hợp này doanh nghiệp không đạt trạng thái cân bằng tài chính. Do doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán các khoản nợ đến hạn.
TSNH
NVTT
TSDH
VLĐR < 0
NVTX
Hay
NVTX
<
1
TSDH
Nếu VLĐR < 0 và giảm đánh giá mức độ an toàn và bền vững tài chính doanh nghiệp càng giảm, vì doanh nghiệp phải sử dụng nguồn vốn tạm thời để tài trợ cho tài sản dài hạn. Doanh nghiệp gặp áp lực về khả năng thanh toán ngắn hạn và có nguy cơ phá sản nếu không thanh toán đúng hạn và hiệu quả kinh doanh thấp.
2. Phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn.
2.1 Nhu cầu vốn lưu động ròng ( N/c VLĐR ).
Nhu cầu vốn lưu động ròng phản ánh nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp. Nhu cầu này phụ thuộc vào tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu và thời gian thanh toán các khoản phải trả trong ngắn hạn (không bao gồm nợ vay).
N/c VLĐR = Hàng tồn kho + Các khoản phải thu - Các khoản phải trả
( Ngắn hạn ) (Ngắn hạn, không vay)
Các khoản phải thu (ngắn hạn) = MS 130 + MS 150 trên BCĐKT
Các khoản phải trả (ngắn hạn,không vay) = MS 310 – MS 311 trên BCĐKT
Hàng tồn kho = MS 140 trên BCĐKT
Ngân quỹ ròng ( NQR ).
Chỉ tiêu này xem xét mức độ đảm bảo nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn bằng nguồn vốn thường xuyên còn lại sau khi đã tài trợ cho tài sản dài hạn đó là vốn lưu động ròng.
NQR = VLĐR – N/c VLĐR
* NQR >= 0 Tương đương với VLĐR >= N/c VLĐR, nghĩa là nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn được đảm bảo bởi nguồn vốn thường xuyên. Doanh nghiệp đạt trạng thái cân bằng tài chính trong ngắn hạn. Doanh nghiệp không gặp khó khăn về vấn đề thanh toán trong ngắn hạn và số tiền nhàn rỗi có thể đầu tư vào chứng khoán để sinh lời.
* NQR < 0 Tương đương VLĐR < N/c VLĐR, nghĩa là nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn của doanh nghiệp không được đảm bảo bởi nguồn vốn thường xuyên. Do đó, doanh nghiệp mất cân bằng tài chính trong ngắn hạn.
- Những phân tích về cân bằng tài chính khi xem xét mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động có vai trò quan trọng trong công tác quản trị tài chính.
PHẦN II.
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG NAM
A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG NAM.
I. Quá trình hình thành phát triển và chức năng nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam.
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam.
- Tiền thân của Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam có tên là: “Đoạn bảo dưỡng đường bộ 2” được Công ty Giao thông Quảng Nam - Đà Nẵng thành lập năm 1975.
- Ngày 22 tháng 12 năm 1997, “Đoạn bảo dưỡng đường bộ 2” đổi tên thành “Công ty Quản lý và Xây dựng Đường bộ Quảng Nam” theo quyết định số 2508/QĐ/UB ngày 22/12/1997 của UBND tỉnh Quảng Nam và hoạt động sản xuất kinh doanh theo giấy phép số 112329 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp ngày 02/01/1998.
- Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước về đổi mới doanh nghiệp. Ngày 27/11/2003 UBND tỉnh Quảng Nam ký quyết định số 5233/QĐ-UB phê duyệt phương án cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Công ty Quản lý và Xây dựng Đường bộ Quảng Nam đã đổi tên thành: “Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam”. Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam là doanh nghiệp được thành lập dưới hình thức chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần theo hình thức giữ nguyên vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để thu hút thêm vốn, vốn Nhà nước chiếm 53.8% vốn điều lệ, người lao động trong công ty 46.2% vốn điều lệ.
- Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp Việt Nam số: 13/1999/QH X đã được Quốc hội thông qua ngày 12/06/1999.
- Trụ sở chính đặt tại số: 10 Nguyễn Du - Tam Kỳ - Quảng Nam.
- Điện thoại: 0510 851577
- Fax: 0510 851734
- Từ khi thành lập đến nay hoạt động kinh doanh của Công ty đã từng bước đổi mới để phù hợp với cơ chế thị trường theo phương châm “chất lượng - hiệu quả - kịp thời”. Kết hợp hài hoà ba lợi ích kinh tế Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam ngày càng thích ứng với yêu cầu và nhiệm vụ của mình đem lại hiệu quả kinh tế cao, luôn hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế của Nhà nước giao. Qui mô sản xuất ngày càng mở rộng, đời sống cán bộ công nhân viên và người lao động luôn ổn định và ngày càng được nâng cao tạo được mối liên kết với nhân dân địa phương.
2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Quảng Nam.
- Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam có chức năng và nhiệm vụ là kinh doanh theo luật Doanh nghiệp, đồng thời thực hiện nhiệm vụ công ích Nhà nước giao là quản lý, duy tu đường bộ và khai thác bến xe khách Quảng Nam.
- Lĩnh vụ kinh doanh chủ yếu:
+ Quản lý, khai thác, duy tu bảo dưỡng, sửa chữa cầu, đường bộ.
+ Xây dựng các công trình giao thông đường bộ.
+ Khai thác và sản xuất các loại vật liệu phục vụ công tác sửa chữa đường bộ và xây dựng các công trình các loại.
+ Quản lý và khai thác bến xe khách Quảng Nam.
+ Kinh doanh và môi giới bất động sản, kinh doanh dịch vụ nhà hàng, khách sạn.
+ Mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh khác theo Quyết định của Đại Hội đồng cổ đông Công ty phù hợp với quy định của pháp luật.
II. Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam.
Sơ đồ tổ chức bộ máy tại Công ty Cổ phần Công trình Giao thông Vận tải Quảng Nam.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY TẠI CÔNG TY.
Uỷ viên HĐQT
Uỷ viên HĐQT
Phó chủ tịch HĐQT
Chủ tịch HĐQT
Uỷ viên HĐQT
* Chủ tịch Hội đồng quản trị: Phụ trách chung lập kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị quý, năm. Chuẩn bị chương trình nội dung các tài liệu phục vụ cuộc họp Hội đồng quản trị, lập chương trình về công tác huy động vốn tăng điều lệ công tác tổ chức kỹ thuật tài chính của công ty để hình thành Hội đồng quản trị trong các kỳ họp.
* Phó chủ tịch Hội đồng quản trị: Thường trực Hội đồng quản trị, nghiên cứu đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, kết quả hoạt động và đóng góp vào việc xây dựng phương hướng phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong các thời kỳ. Lập chương trình về phương án sản xuất kinh doanh của Công ty quý, năm để thống nhất với Chủ tịch Hội đồng quản trị trình cuộc họp. Theo dõi công tác sản xuất kinh doanh, kiểm tra quy chế quản lý tài chính, trình Chủ tịch Hội đồng quản trị duyệt, kiểm tra giám sát và báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của các Đội 6, Đội 7, Đội sản xuất vật liệu. Lập phương án khoán các chi phí văn phòng, trích lập các quỹ, chia cổ tức. Lập kế hoạch quỹ tiền lương về bảo hộ lao động của Công ty, thay mặt Chủ tịch Hội đồng quản trị đi công tác.
* Uỷ viên hội đồng quản trị: gồm ba uỷ viên:
- Uỷ viên hội đồng quản trị 1: Giám sát hoạt động của xí nghiệp bến xe Quảng Nam. Lập kế hoạch phát triển thị trường, phát triển chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh của bến xe hàng năm, phụ trách công tác vận tải, tổ chức quy chế quản lý nội bộ, biên chế bộ máy bến xe.
- Uỷ viên hội đồng quản trị 2: Lập kế hoạch sản xuất của Công ty hàng năm, giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị, đầu tư đổi mới công nghệ. Dự thảo các quy chế nội bộ trình Hội đồng quản trị, kiểm tra, giám sát hoạt động của các đơn vị trực thuộc, nhóm cổ đông Hạt 14B, Hạt 14D, Hạt 14E, Hạt V, .. các bến phà.
- Uỷ viên hội đồng quản trị 3: Chuyên nghiên cứu, xây dựng các văn bản về mối quan hệ giữa Đảng uỷ Công ty, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc. Công đoàn tại Công ty với mô hình doanh nghiệp Nhà nước giữ quyền chi phối. Lập chương trình về công tác xã hội, quy chế thi đua khen thưởng, quy chế dân chủ.
2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam.
2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty.
Giám đốc
Phó Giám đốc 2
Phó Giám đốc 1
Xí nghiệp khai thác bến xe
P.tổ chức hành chính
P. kế hoạch kỹ thuật
P. tài chính kế toán
Các đơn vị sản xuất
* Ghi chú:
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ trực tuyến chức năng
: Quan hệ chức năng
2.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại Công ty.
* Giám đốc công ty: Là người điều hành cao nhất, chịu trách nhiệm chung lãnh đạo toàn bộ các hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm về những quyết định của mình trước Nhà nước và pháp luật, phải bồi thường thiệt hại nếu xảy ra.
* Phó giám đốc 1: Lãnh đạo trực tiếp phần kế hoạch kỹ thuật, tham mưu cho Giám đốc về công tác kỹ thuật, thẩm mỹ, chất lượng và tiến độ công trình. Phụ trách kinh doanh, lao động, tiền lương xã hội, công tác sản xuất, khoán gọn các công trình. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về công việc của mình được giao.
* Phó giám đốc 2: Phụ trách công tác vận tải bến xe, trực tiếp làm Giám đốc xí nghiệp khai thác bến xe, tổ chức đề án xây dựng cơ sở hạ tầng các dịch vụ như nhà trọ, gara... Ký các văn bản đối nội trong lĩnh vực mình phụ trách và đối ngoại trong cương vị Giám đốc bến xe. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về công việc của mình được giao.
* Phòng kế hoạch - Kỹ thuật: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, đối nội, đối ngoại của Công ty. Chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng và tiến độ thi công công trình của các đơn vị trực thuộc. Về công tác quản lý và lập hồ sơ đấu thầu, quyết toán bản vẽ hoàn công, thiết kế dự toán công trình và các hồ sơ liên quan, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm, hướng dẫn kỹ thuật cho các đơn vị về lĩnh vực sửa chữa đường bộ, xây dựng cơ bản. Xây dựng và bổ sung quy chế khoán của công ty, thiết lập các biện pháp an toàn lao động cho người, thiết bị và bảo vệ môi trường.
* Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về công tác nhân sự quản lý lao động, đề bậc nâng lương, tuyển dụng, thôi việc, hợp đồng, thời gian họp hội, thi đua khen thưởng và kỹ luật. Chịu trách nhiệm của mình trước Giám đốc công ty.
* Phòng tài chính - Kế toán: Giúp cho Giám đốc các thông tin kinh tế, hạch toán kế toán kinh tế nội bộ, quyết toán các kế hoạch sản xuất, phân tích các hoạt động kinh doanh, thực hiện chế độ kế toán. Định kỳ lập báo cáo kế toán, kiểm tra sổ sách, quản lý tài chính về đề xuất tham mưu cho Giám đốc, các phương án kinh doanh hiệu quả.
* Xí nghiệp khai thác bến xe: Là đơn vị hạch toán độc lập thuộc Công ty, tự hạch toán kinh doanh, trang trải kinh phí hoạt động, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và Công ty theo quy định. Thực hiện theo tinh thần Quyết định số 3633/QĐ-BGTVT ngày 02/12/2003 của Bộ giao thông vận tải quy định trách nhiệm quản lý điều hành công ty và hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô. Giám đốc xí nghiệp được Giám đốc Công ty uỷ quyền làm chủ tài khoản của đơn vị, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các chế độ tài chính, lao động và đời sống cán bộ công nhân xí nghiệp.
* Các đơn vị trực thuộc công ty (bao gồm 10 đơn vị): Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty, có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý tổ chức, điều hành thi công các công trình đạt hiệu quả chất lượng và tiến độ công trình. Tổ chức điều hành sản xuất theo kế hoạch, theo cơ chế khoán nội bộ. Quản lý điều hành và chăm lo cho toàn bộ cán bộ công nhân viên thuộc quyền.
III. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam.
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty.
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY.
Kế toán trưởng
Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh
Thuỷ quỹ
Kế toán TSCĐ NVL
CCDC và thuế
Kế toán thanh toán và khoán
Kế toán tổng hợp
Bộ phận thống kê kế toán các đơn vị trực thuộc
* Ghi chú:
: Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ chức năng
2. Chức năng nhiệm vụ của mỗi bộ phận ở phòng kế toán tại Công ty.
* Kế toán trưởng: Phụ trách chung chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác quản lý tài chính tại đơn vị. Quản lý điều hành bộ máy kế toán theo chức năng nhiệm vụ được phân công. Hướng dẫn công tác kế toán, ghi chép sổ sách, chứng từ kế toán, theo dõi các hợp đồng kinh tế, lập kế hoạch tài chính, tín dụng. Lưu trữ quản lý tất cả các hồ sơ liên quan đến công trình (dự toán, hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý, giao khoán,..). Có quyền từ chối cho tạm ứng thanh toán các khoản phí nếu chứng từ không hợp lệ và không đúng quy định của hệ thống kế toán do Nhà nước ban hành.
* Kế toán tổng hợp: Hằng ngày lấy số liệu kế toán của kế toán chi tiết, tính lãi vay các công trình, rút số vay nợ từng công trình, cuối tháng đối chiếu số liệu với công trình. Hằng tháng, cuối quý, năm khoá sổ kế toán lập báo cáo tài chính và quản lý các sổ kế toán, chịu trách nhiệm về công việc được giao.
* Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh: Xác định số lượng và chi phí sản xuất dở dang, phản ánh với Giám đốc về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
* Kế toán thanh toán, công nợ, tiền lương và khoán: Lập và quản lý chứng từ, thu chi tiền mặt, theo dõi tình hình quyết toán công nợ, tiền lương, quản lý việc khoán của Công ty. Quyết toán BHXH, phản ánh tình hình tăng giảm lao động, thời gian sử dụng lao động, thanh toán tiền lương, thưởng, các loại phụ cấp khác.
* Kế toán TSCĐ - NVL - CCDC, thuế: Theo dõi tình hình mua sắm vật tư, TSCĐ, theo dõi thanh lý, sử dụng, khấu hao TSCĐ theo đúng quy định của Nhà nước.
* Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Hướng dẫn bộ phận quản lý và kế toán luân chuyển chứng từ chi phí, tính toán giá thành sản xuất thực tế của từng công trình khi hoàn thành.
* Thủ quỹ: Thực hiện công tác thu chi theo chứng từ hợp lệ và bảo quản tiền mặt. Ghi chép quỹ và báo cáo quỹ hàng ngày, kiểm kê tiền mặt vào cuối tuần, chịu trách nhiệm về công việc được giao.
*: Bộ phận thống kê kế toán các đơn vị trực thuộc: Không thuộc nhân viên của phòng kế toán mà thuộc biên chế các đội, hạt đảm nhiệm công tác thống kê sản xuất tại cơ sở. Có nhiệm vụ ghi chép, tính toán sử dụng vốn vật tư, tài sản trong
quá trình sản xuất kinh doanh tại đơn vị. Bộ phận này chỉ thực hiện công việc báo sổ cho phòng kế toán về tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị.
3. Hình thức kế toán được áp dụng tại Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam.
Hiện nay Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp theo QĐ số 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Hình thức kế toán Công ty áp dụng là Kế toán máy. Được thể hiện cụ thể qua sơ đồ sau:
KẾ TOÁN MÁY ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY .
Sổ kế toán:
- Sổ chi tiết cho từng tài khoản
- Sổ tổng hợp
- Sổ cái
Chứng từ kế toán
(Chứng từ gốc)
Phần mềm kế toán
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán (cùng loại)
Báo cáo kế toán:
- Bảng cân đối tài khoản
- Bảng cân đối kế toán
- Kết quả sản xuất kinh doanh
- Lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo quản trị:
- Tình hình nộp ngân sách Nhà nước
- Thuế
MÁY VI TÍNH
* Ghi chú:
: Nhập số liệu hàng ngày
: Nhập vào cuối tuần, tháng, quý, năm : Đối chiếu, kiểm tra
* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán máy:
- Hàng ngày, căn cứ vào Chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán, Chứng từ ghi sổ, kế toán kiểm tra sau đó định khoản Nợ, Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các Bảng, Biểu đã được thiết kế trong phần mềm.
- Các dữ liệu thông tin khi được nhập sẽ vào các sổ tổng hợp như: Sổ cái, Sổ tổng hợp tài khoản phát sinh…, và các Sổ kế toán chi tiết.
- Cuối tháng hoặc bất kỳ lúc nào, kế toán có thể khoá sổ và lập Báo cáo tài chính hoặc Báo cáo quản trị để phục vụ kế toán tài chính và kế toán quản trị.
- Cuối quý, năm, Số kế toán tổng hợp và Sổ kế toán chi tiết được in ra, đóng thành quyển theo quy định kế toán bằng máy vi tính.
B. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG NAM.
Khi phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam ta dựa vào Bảng cân đối kế toán của công ty ngày 31/12/2004; 31/12/2005 và 31/12/2006.
I. Phân tích cấu trúc tài sản.
Phân tích cấu trúc tài sản cho phép đánh giá đặc trưng về cấu trúc tài sản của Công ty, đánh giá được tính hợp lý cho việc đầu tư vốn của Công ty cho hoạt động kinh doanh của mình, đánh giá được tình hình phân bổ tài sản của Công ty. Khi phân tích cấu trúc tài sản ta tiến hành phân tích theo các chỉ tiêu chủ yếu sau:
Tỷ trọng tiền. (K1)
Tỷ trọng đầu tư tài chính. (K2)
Tỷ trọng các khoản phải thu khách hàng. (K3)
Tỷ trọng hàng tồn kho. (K4)
Tỷ trọng tài sản cố định. (K5)
Công thức tổng quát để phân tích các chỉ tiêu:
* Gọi Ki là tỉ trọng của tài sản i
Ta có :
Tỷ trọng của tài sản i (TSi)
( Ki )
=
Giá trị thuần của TSi
×
100 ( %)
Tổng tài sản
Trích Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải qua các năm 2004; năm 2005; năm 2006 ta có bảng sau:
BẢNG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG VẬN TẢI QUẢNG NAM
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1. Tiền (MS 110)
2.382.803.715
3.255.291.609
5.353.893.573
2. Đầu tư tài chính (MS120+MS 250)
1.139.143.136
26.195.833
4.026.195.833
3. Các khoản phải thu (MS 130 + MS 210)
41.150.012.793
43.011.656.287
40.484.447.343
4. Hàng tồn kho (MS 140)
152.933.034
215.948.236
4.010.793.458
5. Tài sản cố định (MS 220)
9.339.674.985
6.949.656.045
5.271.554.157
6. Tài sản khác (MS 150 + MS 260)
368.000.000
40.000.000
10.000.000
7. Tổng tài sản (MS 270)
54.532.567.663
53.498.748.010
59.156.884.364
8. Tỉ trọng Tiền
K1= (1)/(7)*100(%)
4,369 (%)
6,085 (%)
9,05 (%)
9. Tỉ trọng Đầu tư tài chính K2=(2)/(7)*100(%)
2,089 (%)
0,049 (%)
6,806 (%)
10. Tỉ trọng Các khoản phải thu K3=(3)/(7)*100(%)
75,46 (%)
80,397 (%)
68,436 (%)
11. Tỉ trọng Hàng tồn kho K4=(4)/(7)*100(%)
0,28 (%)
0,404 (%)
6,78 (%)
12. Tỉ trọng Tài sản cố định K5=(5)/(7)*100(%)
17,127 (%)
12,99 (%)
8,911 (%)
13. Tỉ trọng Tài sản khác
K6=(6)/(7)*100(%)
0,675 (%)
0,075 (%)
0,017 (%)
TỔNG CỘNG
100 (%)
100 (%)
100 (%)
Dựa vào bảng phân tích cấu trúc tài sản của Công ty, ta có những nhận xét tổng quát như sau:
Quy mô của công ty lớn nên tỉ trọng tiền của Công ty trong ba năm vừa qua tương đối thấp nhưng tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2005 tiền tăng lên 872.487.894 đồng so với năm 2004, tương ứng với tỉ lệ tăng là 1,716 (%). Năm 2006 tiền cũng tăng lên 2.098.601.964 đồng so với năm 2005, tương ứng với tỉ lệ tăng là 2,965 (%). Như vậy, tỉ trọng tiền của Công ty tương đối thấp và tăng đều qua ba năm, do đó tính gian lận sai sót thất thoát của tiền ít xảy ra, vốn ít bị ứ đọng; nhưng khả năng thanh toán tức thời chậm và cũng gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mua sắm trong Công ty.
Trong cấu trúc tài sản của Công ty, ta thấy phần lớn tài sản của Công ty chủ yếu được sử dụng cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, phần còn lại dùng cho hoạt động tài chính và hoạt động công ích của Công ty. Tỉ trọng đầu tư tài chính ba năm vừa qua có sự biến động không đều. Năm 2005 tỉ trọng đầu tư tài chính thấp nhất chỉ đạt 0.049(%) và giảm so với năm 2004 là (-1.112.947.303 đồng) tương ứng với tỉ lệ giảm là - 2,04(%). Năm 2006 tỉ trọng đầu tư tài chính cao nhất và đạt 6,806 (%) và tăng mạnh so với năm 2005 là 4.000.000.000 đồng tương ứng với tỉ lệ tăng là 6,757(%). Như vậy, qua sự biến động của tỉ trọng đầu tư tài chính cho thấy Công ty muốn tìm kiếm thêm lợi nhuận khác ngoài lợi nhuận Công ty tạo ra, qua đó thể hiện tính năng động của Công ty trong cơ chế thị trường đồng thời tạo ra mức huy động vốn cao làm cho vốn không bị ứ đọng.
Tỉ trọng các khoản phải thu của Công ty biến động không đều qua ba năm. Năm 2005 tỉ trọng các khoản phải thu chiếm tỉ trọng cao nhất và đạt 80,397(%). Năm 2006 tỉ trọng các khoản phải thu chiếm tỉ trọng thấp nhất chỉ đạt 68,436(%). Cụ thể năm 2005 các khoản phải thu tăng 1.861.643.494 đồng so với năm 2004, tương ứng với tỉ lệ tăng là 4,937(%). Năm 2006 các khoản phải thu giảm (- 2.527.208.944 đồng) tương ứng với tỉ lệ giảm là - 11,961(%). Nhưng nhìn chung trong tổng tài sản của Công ty thì tỉ trọng các khoản phải thu chiếm tỉ trọng cao nhất. Điều này thể hiện số vốn của Công ty bị các tổ chức, các cá nhân và các đơn vị khác tạm thời chiếm dụng. Do đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty và Công ty gặp khó khăn trong việc tái sản xuất cũng như trong việc thu hồi vốn. Cho nên Công ty cần phải có những biện pháp tích cực trong việc thu hồi các khoản nợ để đảm bảo Công ty có vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Tỉ trọng hàng tồn kho trong ba năm thấp và có khuynh hướng tăng dần qua các năm. Năm 2005, hàng tồn kho tăng 63.015.202 đồng so với năm 2004 tương ứng với tỉ lệ tăng là 0,124(%). Năm 2006, hàng tồn kho tăng một lượng rất lớn là 3.794.845.222 đồng so với năm 2005 tương ứng với tỉ lệ tăng là 6,376(%). Điều này chứng tỏ năm 2006 lượng hàng tồn kho dự trữ nhiều sẽ gây ứ đọng vốn dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp. Do đó cần phân tích kĩ hơn chỉ tiêu hàng tồn kho để đánh giá một đúng đắn hơn.
Tỉ trọng tài sản cố định trong ba năm vừa qua giảm đều. Cụ thể năm 2005 tài sản cố định giảm (-2.390.018.940 đồng ) so với năm 2004, tương ứng với tỉ lệ giảm là - 4,137(%). Năm 2006 tài sản cố định giảm (- 1.678.101.888 đồng) so với năm 2005, tương ứng với tỉ lệ là - 4.079(%). Ta thấy tài sản cố định của Công ty chiếm tỉ trọng không lớn trong toàn bộ tài sản. Qua ba năm tỉ trọng tài sản cố định giảm chứng tỏ công ty chưa thực sự chú trọng vào đầu tư tài sản cố định. Vì vậy, để nâng cao năng lực sản xuất của Công ty trong tương lai cần chú trọng hơn vào đầu tư đổi mới tài sản cố định cho phù hợp.
Tỉ trọng tài sản khác giảm đều qua ba năm. Năm 2005 tài sản khác giảm (-328.000.000 đồng) so với năm 2004 tương ứng với tỉ lệ giảm là - 0,6 (%). Năm 2006 tài sản khác giảm (- 30.000.000 đồng) so với năm 2005 tương ứng với tỉ lệ giảm là - 0,058 (%).
Tuy nhiên, để có nhận xét rõ ràng cụ thể chi tiết hơn về tình hình biến động của các chỉ tiêu trên ta có thể đi sâu phân tích cấu trúc tài sản thông qua Bảng cân đối kế toán dạng so sánh. Nhìn vào Bảng cân đối dạng so sánh ta biết được những biến đổi bất thường trong cơ cấu tài sản của Công ty. Như vậy ta mới có thể đánh giá đúng hơn thực trạng tài sản của Công ty qua ba năm 2004, năm 2005, năm 2006.
(SƠ ĐỒ BẢNG NGANG)
Dựa vào bảng phân tích sự biến động tài sản của Công ty Cổ phần Công trình Giao thông vận tải Quảng Nam ta thấy:
Quy mô của công ty có sự biến động qua ba năm, tổng giá trị tài sản của Công ty vào cuối năm 2005 giảm (- 1.033.819.653 đồng) so với năm 2004, tương ứng với tỉ lệ giảm là: - 1.9(%). Tổng giá trị tài sản của Công ty vào cuối năm 2006 tăng 5.658.136.354 đồng so với năm 2005, tương ứng với tỉ lệ tăng là 10,58(%). Để phân tích rõ hơn tình hình biến động của tổng tài sản ta nghiên cứu xem sự biến động của từng loại tài sản nhằm chỉ ra những biến động bất thường về phân bổ tài sản của Công ty.
* Năm 2005 so với năm 2004:
Tiền và các khoản tương đương tiền: Từ 2.382.803.715 đồng năm 2004 tăng lên 3.255.291.609 đồng năm 2005 tức là đã tăng 872.487
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18051.DOC