Khóa luận Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội

MỤC LỤC.

 

Trang.

Lời mở đầu. 1

Phần I - Cơ sở lý luận về phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp. 3

I - Khái quát về tài chính và cấu trúc tài chính doanh nghiệp. 3

1 - Khái niệm, bản chất tài chính doanh nghiệp. 3

1.1 - Khái niệm tài chính doanh nghiệp. 3

1.2 - Bản chất tài chính doanh nghiệp. 3

2 - Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp. 3

3 - Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. 4

4 - Ý nghĩa của phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp. 4

II - Tài liệu sử dụng và phương pháp phân tích cấu trúc tài chính doanh nghiệp. 5

1 - Tài liệu sử dụng. 5

1.1 - Bảng cân đối kế toán. 5

1.2 - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. 7

1.3 - Nguồn thông tin khác. 8

2 - Phương pháp phân tích cấu trúc tài chính. 9

2.1 - Phương pháp so sánh. 9

2.2 - Phương pháp loại trừ. 10

2.3 - Phương pháp liên hệ cân đối. 11

2.3 - Phương pháp phân tích tương quan. 12

III - Phân tích cấu trúc tài sản của doanh nghiệp. 12

1 - Phân tích khái quát cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. 12

2 - Phân tích từng loại tài sản. 16

IV - Phân tích cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. 17

1 - Phân tích tính tự chủ về tài chính của doanh nghiệp. 17

2 - Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ. 19

V - Phân tích cân bằng tài chính doanh nghiệp. 22

1 - Phân tích chung về cân bằng tài chính doanh nghiệp. 22

2 - Phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp. 22

2.1 - Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn. 22

2.2 - phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn. 25

Phần II - Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội 27

A - Đặc điểm tình hình chung về Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. 27

I - Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức quản lý của Công ty. 27

1 - Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 27

2 - Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty. 28

2.1 - Chức năng kinh doanh của Công ty. 28

2.2 - Nhiệm vụ của Công ty. 29

2.3 - Đặc điểm hoạt động kinh doanh và thuận lợi, khó khăn của Công ty. 30

3 - Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty. 31

3.1 - Nguyên tắc tổ chức hoạt động. 31

3.2 - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty. 32

II - Tổ chức công tác kế toán tại Công ty. 35

1 - Tổ chức bộ máy kế toán. 35

2 - Liên hệ tổ chức bộ máy kế toán với tổ chức bộ máy quản lý chung tại Công ty. 37

3 - Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty. 41

3.1 - Giới thiệu phần mềm kế toán máy áp dụng tại Công ty. 41

3.2 - Các bước thực hiện công tác kế toán trên máy. 41

B - Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. . 42

I - Phân tích cấu trúc tài sản tại Công ty. 42

1 - Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. 42

2 - Phân tích từng loại tài sản của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. 45

II - Phân tích cấu trúc nguồn vốn tại Công ty. 49

1 - Phân tích tính tự chủ về tài chính của Công ty. 49

2 - Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ. 51

III - Phân tích cân bằng tài chính tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. 52

1 - Phân tích cân bằng tài chính trong dài hạn tại Công ty . 52

2 - Phân tích cân bằng tài chính trong ngắn hạn tại Công ty. 53

3 - Phân tích các chỉ tiêu ảnh hưởng đến cân bằng tài chính tại Công ty . 54

Phần III - Nhận xét và các giải pháp về cấu trúc tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. 57

I - Một số nhận xét về cấu trúc tài chính của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. 57

1 - Những ưu điểm. 57

2 - Những mặt còn hạn chế. 59

II - Một số giải pháp về cấu trúc tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. 60

1 - Quản lý khoản mục tiền tại Công ty. 61

2 - Quản lý khoản phải thu tại Công ty. 64

3 - Quản lý tài sản cố định tại Công ty. 67

 

 

 

 

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4610 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khắp các tỉnh thành trong cả nước. Ban lãnh đạo Công ty đã nghiên cứu, tìm hiểu những phương thức cung cấp dịch vụ một cách tối ưu, vừa nhanh chóng, an toàn, tiết kiệm thời gian vừa thoả mãn được yêu cầu của người vận tải và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội còn có một ưu thế trong việc quản lý một đội ngũ nhân viên trẻ, tràn đầy nhiệt huyết và có trình độ chuyên môn cao. b. Khó khăn: Môi trường cạnh tranh gay gắt là khó khăn đầu tiên trong kinh doanh. Đặc biệt là cạnh tranh trên thị trường quốc tế thì càng phức tạp hơn. Sự xuất hiện của các công ty vận tải trong và ngoài nước ngày càng nhiều làm cho cung ngày càng lớn hơn cầu, thị trường bị chia sẽ gây khó khăn trong việc phát triển kinh doanh, giành vị thế trên thị trường lại càng khó hơn. 3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty. 3.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động. Công ty hoạt động dựa trên 7 nguyên tắc chính: + Công ty được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, trên cơ sở tự nguyện góp vốn của các cổ đông. + Công ty hoạt động theo tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, và tôn trọng pháp luật. + Các cổ đông của Công ty cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng phần vốn đã góp và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của Công ty trong phần vốn của mình đã góp vào Công ty. + Các quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm riêng của mỗi cổ đông độc lập hoàn toàn với quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của Công ty, cho dù được phát sinh từ trước hay sau khi Công ty thành lập. + Cơ quan quyết định cao nhất của Công ty là Đại Hội Đồng cổ đông. + Đại Hội Đồng cổ đông bầu Hội Đồng Quản Trị để quản trị Công ty giữa hai kỳ họp đại hội, bầu ban kiểm soát để kiểm soát mọi hoạt động của Công ty. + Điều hành hoạt động của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội là Gám đốc do Hội Đồng Quản Trị bổ nhiệm và miễn nhiệm theo trình tự thủ tục quy định tại điều lệ Công ty. 3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. Hội Đồng Quản Trị: thực hiện các chức năng quản lý Công ty, chịu trách nhiệm về sự phát triển của Công ty theo nhiệm vụ nhà nước giao. Giám đốc: là đại diện pháp nhân của Công ty và là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội Đồng Quản Trị, trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về công tác điều hành hoạt động Công ty. Giám đốc do Hội Đồng Quản Trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỹ luật. Các Phó Giám đốc: là người trực tiếp quản lý và điều hành các công việc trong phạm vi công việc của mình, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Hội Đồng Quản Trị về những việc được phân công, uỷ quyền. Trong trường hợp Giám đốc Công ty vắng mặt tại trụ sở, không thể trực tiếp điều hành hoạt động của Công ty, thì Giám đốc uỷ quyền cho một Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc quản lý, điều hành Công ty. Người được uỷ quyền chịu trách nhiệm cá nhân về mọi hoạt động của Công ty trong khoảng thời gian này. Ban kiểm soát: là tổ chức do Hội Đồng Quản Trị quyết định thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, hoạt động theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội Đồng Quản Trị. Hoạt động của ban kiểm soát phải đảm bảo khách quan, trung thực, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, chế độ, chính sách của nhà nước, điều lệ, quy chế của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội và các quyết định của Hội Đồng Quản Trị. Lãnh đạo các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: chịu trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho Hội Đồng Quản Trị và Giám đốc trong lĩnh vực do bộ phận mình phụ trách và thực hiện các phần việc khác theo sự phân công cụ thể của Giám đốc Công ty. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội được trình bày qua sơ đồ sau: SƠ ĐỒ bảng ngang. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban: Phòng Kinh doanh: chuyên phụ trách việc quảng cáo, giới thiệu về Công ty với các khách hàng cũng như tìm hiểu về khách hàng và khi khách hàng có nhu cầu sẽ liên lạc với nhân viên phụ trách việc quản lý khách hàng. Cuối ngày, phòng Kinh doanh sẽ tổng hợp khối lượng và trình tự công việc rồi liên hệ với các chi nhánh để tổ chức, sắp xếp các chuyến hàng. Phòng Thương vụ: phụ trách việc thu thập các hoá đơn, chứng từ hợp lệ và hợp pháp trong quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Sau đó chuyển hoá đơn sang phòng Tài chính-Kế toán. Phòng Nghiên cứu và Phát tiển: giúp Ban Giám đốc trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển thị trường, đề xuất với Ban Giám đốc các lĩnh vực kinh doanh mới mà Công ty có thể tham gia. Phòng Tài chính-Kế toán: là phòng nghiệp vụ quản lý tài chính của Công ty, thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày, giúp Ban Giám đốc trong việc lập kế hoạch và quản lý vốn bao gồm: vay vốn, theo dõi các khoản công nợ, tiền mặt, tiền gởi ngân hàng... Phòng Hành chính: phụ trách việc lập và theo dõi hợp đồng lao động cũng như đăng lý nộp Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm xã hội của toàn Công ty, cung cấp văn phòng phẩm theo yêu cầu đăng ký của các phòng. Ngoài ra, phòng còn thực hiện các công việc sửa chữa thường xuyên các thiết bị văn phòng, điện, nước, điện thoại và các công việc khác theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty. Hệ thống các chi nhánh và văn phòng đại diện: hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban lãnh đạo Công ty. Nhiệm vụ của các chi nhánh là tiếp nhận các thông tin về khách hàng do Công ty chuyển xuống, từ đó tổ chức các đội tàu, đội xe thực hiện việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng. II. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty. 1. Tổ chức bộ máy kế toán. Công ty tổ chức kế toán độc lập chỉ mở một hệ thống sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hoạch toán ở mọi phần hành kế toán. Phòng Kế toán trung tâm của đơn vị phải thực hiện toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo các phân tích và tổng hợp của đơn vị. Các phần hành kế toán được phân chia rõ ràng cho các kế toán viên trong phòng. Chính vì vậy công tác kế toán dần dần được chuyên môn hoá, phù hợp với khố lượng công việc và đáp ứng được nhu cầu quản lý. Bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội được mô tả khái quát qua sơ đồ như sau: Sơ đồ 2: CƠ CẤU BỘ MÁY KẾ TOÁ N CỦA CÔNG TY. Kế toán trưởng Kế toán công nợ ,tiền lương, thuế Kế toán thu, chi, quỹ (Chi nhánh H. Phòng, Q. Ninh, N. An ), kế toán tổng hợp Kế toán thu, chi, quỹ (Chi nhánh Q. Ngãi, HCM, C. Thơ), kế toán vật tư - TSCĐ Kế toán thanh toán Thủ quỹ Chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên kế toán: Kế toán trưởng: tổ chức, giám sát, hướng dẫn việc tổ chức và thực hiện công tác kế toán. Tham mưu cho Ban Giám đốc về tình hình tài chính, và chỉ đạo công tác kinh doanh. Quản lý danh sách cổ đông. Kế toán công nợ, tiền lương, thuế: theo dõi các khoản phải thu, phải trả, tạm ứng, các khoản vay trong doanh nghiệp. Tính và thực hiện công tác kế toán tiền lương và các khoản phải trả cho người lao động. Tính và lập báo cáo thuế. Kế toán thu - chi - quỹ (Chi nhánh Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An), kế toán tổng hợp: theo dõi doanh thu, chi phí, tình hình tiêu thụ theo báo cáo của kế toán tại các chi nhánh. Tập hợp chi phí, tính giá thành, xác định kết quả kinh doanh. Kế toán thu - chi - quỹ (Chi nhánh Quảng Ngãi, Cần Thơ,TP HCM), kế toán vật tư - TSCĐ: theo dõi chi phí, doanh thu, tình hình tiêu thụ theo báo cáo của kế toán tại các chi nhánh. Theo dõi chi tiết tình hình TSCĐ, vật tư, tính khấu hao, lập báo cáo nội bộ về tăng giảm TSCĐ. Kế toán thanh toán: giúp kế toán trưởng xây dựng và quản lý kế hoạch tài chính của Công ty, ghi chép, phản ánh số hiện có và tình hình biến động của các tài khoản vốn bằng tiền, ghi chép tổng hợp và chi tiết các khoản tiền vay, các khoản công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu. Cuối kỳ lập báo cáo cho các bên hữu quan (Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Thuế, Ngân hàng...). Thủ quỹ: có trách nhiệm bảo quản và lưu giữ tiền mặt, kiểm tra chứng từ hợp lệ trước khi thực hiện thu hoặc chi. Nhận và gởi các chứng từ ngân hàng, cùng với cán bộ kinh doanh thu nợ các khách hàng trả tiền mặt, quản lý các loại ấn chỉ mới chưa phát hành (hoá đơn, séc...). Định kỳ lập báo cáo sử dụng hoá đơn với cơ quan thuế. 2. Liên hệ tổ chức bộ máy kế toán với tổ chức bộ máy quản lý chung tại Công ty. a. Tiếp nhận hoá đơn, chứng từ: Cán bộ phòng Thương vụ, phòng Nghiệp vụ có trách nhiệm tiếp nhận các hoá đơn, chứng từ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ các khách hàng, các bộ phận liên quan và ký vào sổ giao chứng từ. b. Kiểm tra hoá đơn, chứng từ: Cán bộ phòng Thương vụ, phòng Nghiệp vụ kiểm tra hoá đơn, chứng từ (kiểm tra tính hợp lệ, số tiền, nội dung, ngày phát hành, tên và mã số thuế của người mua , người bán, chữ ký, con dấu các bên có liên quan), nếu thấy hợp lệ ký vào hoá đơn để chuyển sang phòng Kế toán - Tài chính, nếu không trả lại cho khách hàng, cho các bộ phận gửi đến để đổi lại hoá đơn hoặc chỉnh sửa hoá đơn theo quy định của Bộ tài chính. c. Thu tiền trực tiếp khách hàng: Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký, dịch vụ đã thực hiện với khách hàng như vận tải đường biển nội bộ, NVOCC (non vassel of conteiner carrier - kinh doanh hàng hải không tàu biển), vận tải bộ, lai dắt, cho thuê tàu...Hàng tháng (hoặc hàng chuyến tàu, hoặc định kỳ theo hợp đồng quy định) cán bộ phòng Thương vụ hoặc phòng Nghiệp vụ lập hoá đơn tài chính, bảng kê thanh toán từng chuyến tàu, bảng khai thanh toán tổng hợp... chuyển sang phòng Tài chính - Kế toán để tập hợp công nợ, tiến hành đối chiếu và yêu cầu khách hàng thanh toán đúng hạn. Việc tập hợp chứng từ hợp lệ chuyển về phòng Tài chính - Kế toán của Công ty chậm nhất là vào ngày mùng 10 của tháng sau. Trong trường hợp vì lý do khách quan thì toàn bộ chứng từ còn lại sẽ được gửi về phòng Tài chính - Kế toán trong vòng 40 ngày. Thanh toán trực tiếp cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ (cho hoạt động của tàu xe, hoạt động kinh doanh vận tải nội địa...). Sau khi kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các hoá đơn chứng từ, trên cơ sở xác nhận các khoản thanh toán này đã thu được tiền từ khách hàng, theo ý kiến chỉ đạo của trưởng phòng Tài chính - Kế toán, các cán bộ kế toán làm các thủ tục chuyển tiền trả cho khách hàng qua ngân hàng hoặc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Đối với các hoá đơn, chứng từ chưa đến hạn thanh toán thì lưu vào tệp tin để trả khi đến hạn. d. Hạch toán kế toán: Diễn giải nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, định khoản kế toán theo chế độ tài chính kế toán của Nhà nước quy định hiện hành. Dựa trên chương trình phần mềm kế toán (Eruka), cán bộ kế toán nhập dữ liệu theo từng loại chứng từ đã phân loại ở trên, mỗi loại chứng từ được ký hiệu theo chữ cái và số sao cho dễ kiểm tra và tìm kiếm (ví dụ: loại hoá đơn doanh thu vận tải nội địa ký hiệu là chữ D, số hoá đơn là 12345 thì sử dụng số chứng từ là D12345; hoá đơn doanh thu vận tải đường bộ là B kết hợp với số hoá đơn là B23456...). Riêng đối với kế toán bằng tiền thì cần phải được cập nhật thường xuyên để theo dõi tình trạng tiền và tình hình thanh toán phải thu, phải trả. Số chứng từ của kế toán tiền mặt là số phiếu thu, phiếu chi theo thứ tự từ thấp đến cao. Số chứng từ tiền ngân hàng được sử dụng theo quy ước TV: thu tiền Việt + số, CV: chi tiền Việt + số, TU: thu tiền USD + số, CU: chi tiền USD + số... e. Lập các báo cáo tài chính: Trên cơ sở các dữ liệu đã nhập, kế toán tổng hợp lập các báo cáo tài chính theo chế độ quy định của Nhà nước, bao gồm: bảng cân đối kế toán (thể hiện rõ toàn bộ tài sản, nguồn vốn, công nợ phải thu, phải trả), báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (báo cáo lãi,quan hệ ngân sách), thuyết minh tài chính, đồng thời lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu quản lý của lãnh đạo Công ty như báo cáo chi tiết doanh thu chi phí theo từng hoạt động, bảng phân tích yếu tố chi phí.... Tất cả quy trình thực hiện trên được thể hiện qua sơ đồ sau: Tiếp nhận hoá đơn, chứng từ Kiểm tra hóa đơn,chứng từ Trả lại Thanh toán trực tiếp Thu tiền trực tiếp khách hàng Làm thủ tục thanh toán Xác nhận thu hồi nợ Kiểm tra, đối chiếu công nợ Kiểm tra, ký chuyển tiền Tập hợp, phân loại chứng từ Hạch toán Lập các báo cáo tài chính Ký duyệt Sơ đồ 3: MỐI LIÊN LỆ GIỮA BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI. Trách nhiệm Tiến trình CB Thương vụ CB Kế toán Không CB Kế toán Hợp lệ CB Kế toán Lãnh đạo Công ty CB Kế toán Kế toán tổng hợp Lãnh đạo Công ty 3. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty. 3.1. Giới thiệu phần mềm kế toán máy áp dụng tại Công ty. Việc áp dụng tin học vào kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán giảm nhẹ bớt những phần việc tính toán thủ công như trước đây, cung cấp số liệu một cách kịp thời, chính xác, tiết kiệm thời gian vào sổ sách cho nhân viên kế toán. Công ty đã sử dụng phần mền kế toán ERUKA. Đối với phần mềm kế toán này được cài đặt trên máy tính như sau: tất cả các phần hành kế toán được cài đặt trong ổ đĩa. Khi kích hoạt chương trình kế toán ERUKA, giao diện đầu tiên xuất hiện, đó là màn hình khởi động ban đầu. Sau khi điền các thông tin cần thiết lên màn hình khởi động, chương trình sẽ hiện ra màn hình làm việc chính. Khi muốn nhập dữ liệu vào máy, kế toán vào mục “Nhập liệu” ® “Chứng từ” sau đó kế toán tiến hành các công việc: nhập số liệu chứng từ, loại chứng từ, ngày tháng nhập chứng từ và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sau khi hoàn thành các phần việc trên, chương trình được cài đặt trong máy sẽ hoạt động và có thể cung cấp cho người sử dụng tất cả các thông tin về tình hình tài chính của Công ty như: thông tin về tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, thông tin về các khoản phải thu, phải trả của Công ty,... Cuối tháng các thông tin lưu trong máy sẽ được in ra ở các sổ và kết chuyển doanh thu, chi phí sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh. 3.2. Các bước thực hiện công việc trên máy. Các chi nhánh có nhiệm vụ ghi chép, thu thập, kiểm tra chứng từ ban đầu có liên quan đến nghiệp vụ kinh doanh, từ đó tổ chức theo mẫu quy định, định kỳ hàng tháng chuyển chứng từ, sổ sách về phòng Tài chính - Kế toán của Công ty. Dựa vào chứng từ, sổ sách phòng Kế toán kiểm tra, đối chiếu, tổng hợp số liệu và lưu trữ bảo quản. Công việc trên được thể hiện các bước qua sơ đồ sau: Sơ đồ 4: CÁC BƯỚC THỰC HIỆN KẾ TOÁN TRÊN MÁY. Các chứng từ gốc Xử lý chứng từ Nhập các dữ liệu đầu vào: - Các chứng từ gốc đã được xử lý. - Bút toán điều chỉnh, bút toán kết chuyển. - Các tài liệu khác Máy sẽ thực hiện: - Lên các sổ sách - Báo cáo chi tiết số phát sinh TK - Bảng kê tổng hợp số phát sinh các TK. - Các bảng biểu kế toán. - Các báo cáo tài chính. In các thông tin theo yêu cầu. B. Phân tích cấu trúc tài chính tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. Khi phân tích cấu trúc tài chính của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội ta sử dụng tài liệu phân tích chủ yếu là Bảng cân đối kế toán tại Công ty vào 3 năm liên tiếp: 31/12/2004; 31/12/2005; và 31/12/2006. Dựa trên những số liệu thể hiện trên bảng cân đối kế toán của Công ty ta sẽ đi vào phân tích cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn, và xem xét mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản. I. Phân tích cấu trúc tài sản tại Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. 1. Phân tích khái quát cơ cấu tài sản của Công ty. Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội là một công ty kinh doanh loại hình dịch vụ vận tải, do vậy về đặc điểm cơ cấu tài sản cũng có nhiều điểm riêng biệt. Ta sẽ làm rõ cơ cấu tài sản của Công ty qua bảng phân tích số liệu như sau: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG HẢI HÀ NỘI. (Đơn vị tính: Đồng). Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 - Tiền 22.331.412.030 31.376.757.351 25.205.573.412 2 - Đầu tư tài chính 45.523.714.124 39.338.676.325 38.473.382.314 3 - Các khoản phải thu 44.972.267.237 42.149.065.431 52.838.090.264 4 - Hàng tồn kho 6.337.637.490 7.357.712.413 16.516.948.386 5 - Tài sản cố định 88.685.642.046 80.683.287.685 56.630.008.819 6 - Tổng tài sản 217.407.255.939 207.569.863.253 194.280.702.796 7 - Tỉ trọng tiền: (7=1/6) 10,27% 15,12% 12,97% 8 - Tỉ trọng đầu tư tài chính: (8=2/6) 20,94% 19% 20% 9 - Tỉ trọng các khoản phải thu: (9=3/6) 20,69% 20% 27% 10 - Tỉ trọng hàng tồn kho: (10=4/6) 2,92% 4% 9% 11 - Tỉ trọng tài sản cố định: (11=5/6) 40,79% 39% 29% Tổng tài sản 100% 100% 100% Qua bảng số liệu thể hiện tỉ trọng của các loại tài sản trong tổng tài sản của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. Từ đó nói lên được tình hình phân bổ tài sản của Công ty như thế nào?. Cụ thể như sau: Trong từng năm 2004, 2005, và 2006 tỉ trọng vủa từng loại tài sản có sự chênh lệch rất lớn. Loại tài sản chiếm tỉ trọng lớn nhất luôn là tài sản cố định (năm 2004: chiếm 40,79 %; năm 2005: là 39%; năm 2006: là 29%). Thể hiện việc Công ty chú trọng đầu tư các loại tài sản cố định phù hợp với ngành nhằm hiện đại hoá cơ cấu tài sản cố định của Công ty. Và loại tài sản chiếm tỉ trọng nhỏ nhất luôn là hàng tồn kho (năm 2004: chỉ chiếm có 2,92 %; năm 2005: đạt tỉ lệ cao hơn là 4 %; và đến năm 2006 đạt cao nhất là 9 %). Như vậy tỉ trọng hàng tồn kho luôn biến động tăng dần theo thời gian nhưng nhìn chung vẫn chiếm tỉ trọng thấp nhất. Điều này có thể hiểu được là do đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty. Công ty kinh doanh loại hình dịch vụ vận tải nên tài sản cố định bao gồm thuyền biển, xà lan, con - ten - nor, ô tô, kho bãi,... đều là những loại tài sản cố định có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài. Bên cạnh đó, Công ty không phải là doanh nghiệp sản xuất nên lượng hàng tồn kho là rất ít, nó chỉ bao gồm các mặt hàng Công ty nhập về để phục vụ trực tiếp cho quá trình kinh doanh. Ngoài hai loại tài sản nói trên thì các loại tài sản còn lại có tỉ trọng dao động từ 10 % đến 20 %. Cụ thể từng loại là: Đối với tỉ trọng tiền: Công ty đã dự trữ ở mức hợp lý (10 % đến 15 %) và biến động với mức vừa phải từ 2 % đến 3 %. Với lượng tiền như thế này Công ty vừa đảm bảo thanh toán trong ngắn hạn vừa tránh được tình trạng mất mát, thất thoát tiền hoặc tình trạng ứ đọng vốn kinh doanh. Thể hiện khả năng thanh toán nhanh của Công ty được đảm bảo. Sự biến động này có thể là do chính sách quản lý tiền của Công ty trong từng thời kỳ là khác nhau. Đối với tỉ trọng đầu tư tài chính: Công ty cũng đã đạt được một tỉ lệ thuận lợi. Tỉ trọng đầu tư tài chính đạt được 20 % trong tổng tài sản của Công ty và tuy có xu hướng tăng trở lại trong năm qua, nhưng mức tăng không đáng kể (từ 0 % đến 1 %). Những con số trên thể hiện lượng vốn nhàn rỗi trong Công ty nhiều và Công ty đã đầu tư ra bên ngoài giá trị lớn. Như vậy chứng tỏ Công ty có quy mô lớn, và có được sự liên hệ, liên kết tài chính với bên ngoài chặt chẽ. Điều này được chứng minh qua những năm gần đây: Công ty đã liên tục mở rộng quy mô kinh doanh, hình thành nên những loại hình kinh doanh mới như dịch vụ cho thuê văn phòng và khu siêu thị... đã đem lại cho Công ty một khoản lợi nhuận đáng kể. Ngoài ra việc đầu tư tài chính của Công ty đem lại hiệu quả cũng cho thấy được khả năng quản lý tài chính của các nhà quản trị tài chính của Công ty. Đây là một dấu hiệu tốt đối với tình hình tài chính của Công ty. Đối với tỉ trọng các khoản phải thu: các khoản phải thu của Công ty cũng chiếm tỉ trọng lớn tương đương với tỉ trọng đầu tư tài chính. Riêng năm 2006 tỉ trọng các khoản phải thu lên đến 27 %, đạt tỉ trọng cao nhất trong 3 năm. Công ty thực hiện dịch vụ vận tải cho khách hàng thường thông qua hợp đồng kinh doanh (hợp đồng kinh tế, hợp đồng uỷ thác, hợp đồng mua bán). Do vậy việc thanh toán của khách hàng thường phụ thuộc vào nội dung yêu cầu của hợp đồng. Khi có nhu cầu, khách hàng sẽ liên hệ với phòng kinh doanh của Công ty. Sau đó Công ty sẽ tiến hành ký hợp đồng với khách hàng. Khách hàng sau khi được cung cấp dịch vụ sẽ đến Công ty thanh toán trực tiếp hoặc chuyển qua ngân hàng. Tuy nhiên do lượng khách hàng ở khắp mọi nơi trên đất nước nên công tác thu hồi nợ sẽ chậm hơn nếu khách hàng cố tình trì trệ trong việc thanh toán. Mặt khác thời gian để hoàn thành xong dịch vụ vận chuyển thường là trong một khoảng thời gian tuỳ thuộc vào lộ trình và nhiều yếu tố khách quan khác. Do vậy khách hàng ít khi thanh toán ngay khi yêu cầu thực hiện dịch vụ hoặc thanh toán trước mà đến lúc hoàn thành xong mới thanh toán. Hơn nữa Công ty sẽ gặp trở ngại nếu khách hàng đang trong tình trạng thiếu vốn hoặc tình trạng kinh doanh không ổn định, khi đó họ sẽ cố tình kéo dài việc thanh toán nhằm chiếm dụng vốn của Công ty. Do vậy các khoản phải thu thường chiếm tỉ trọng nhiều. Điều này cũng gây khó khăn cho Công ty do vốn bị chiếm dụng lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng quay vòng vốn của Công ty. 2. Phân tích từng loại tài sản của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội. Tình hình phân bổ tài sản ở Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội đã được phân tích rõ ở trên. Tuy nhiên, phân tích cơ cấu tài sản như vậy chỉ cho phép đánh giá được khái quát tình hình chưa đi sâu vào phân tích bên trong như thế nào. Vì vậy để phân tích rõ hơn khuynh hướng thay đổi từng loại tài sản hay những yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài sản của Công ty Cổ phần Hàng hải Hà Nội, ta tiến hành phân tích sự biến động của từng loại tài sản thông qua bảng phân tích từng loại tài sản như sau: BẢNG PHÂN TÍCH TỪNG LOẠI TÀI SẢN. Qua bảng phân tích ta thấy quy mô của Công ty đã có sự thay đổi. Giá trị của tài sản biến động giảm vào năm 2005 đến gần 10 tỷ đồng tương ứng với tỉ lệ 4,52 % so với năm 2004. Đến năm 2006 giá trị tài sản lại iếp tục giảm xuống hơn 13 tỷ đồng tương ứng với 6,4 % so với năm 2005. Sự biến động giá giảm trị tài sản là do sự biến động của từng loại tài sản, cụ thể như sau: Đối với tài sản cố định: trong năm 2005, tài sản cố định giảm nhiều so với năm 2004, giảm trên 8 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 9,02 %. Và đến năm 2006 vẫn tiếp tục giảm so với năm 2005 là 24 tỷ đồng, tương ứng với tỉ lệ giảm là 29,81 %. Trong 3 năm qua Công ty đều có sự đầu tư tài sản cố định khá lớn, tuy nhiên tinh hình đầu tư này đang có xu hướng giảm dần (năm 2005 giảm so với năm 2004 là 166.680.076.018 - 146.474.898.900 = 20.205.177.118; năm 2006 giảm so năm 2005 là 154.678.710.434 - 166.680.076.018 = -12.001.365.584). Mặt khác tuy tài sản cố định luôn được công ty đầu tư qua các năm nhưng giá trị còn lại của tài sản cố định lại giảm xuống, đặc biệt là giảm thấp nhất vào năm 2006. Điều này là do giá trị hao mòn luỹ kế cũng tăng theo thời gian qua các năm (năm 2004 hao mòn luỹ kế của tài sản cố định là 57.789.256.854, năm 2005 hao mòn luỹ kế của tài sản cố định là 93.458.987.345 nhưng đến năm 2006 giá trị hao mòn lại tăng lên đến 107.153.129.136). Như vậy sự biến động giảm của tài sản cố định qua các năm là do ảnh hưởng của nhân tố hao mòn luỹ kế tài sản cố định đã làm cho giá trị còn lại của tài sản cố định có sự thay đổi không đều. Ngoài ra sự biến động của tài sản cố định còn do một khoản chi phí xây dựng cơ bản ở năm trước đã chuyển thành tài sản cố định và đưa vào sử dụng trong những năm sau. Qua sự phân tích trên ta thấy Công ty đã có nhiều nổ lực trong việc đầu tư vào tài sản cố định, đồng thời cũng cho thấy được năng suất làm việc của các phương tiện thuộc tài sản cố định. Như vậy với tình hình này Công ty có nhiều khả năng mở rộng quy mô trong tương lai. Đối với đầu tư tài chính: Công ty làm ăn có hiệu quả, do vậy lượng vốn nhàn rỗi trong Công ty nhiều, thường chiếm đến gần 1/5 trong tổng tài sản của Công ty như đã phân tích ở trên. Do vậy Công ty đã đầu tư vào hoạt động tài chính rất nhiều. Và hầu hết các khoản tiền Công ty đầu tư vào tài chính đều mang tích chất dài hạn. Trong năm 2005 lượng vốn đầu tư có giảm so với năm 2004 là 6.185.037.799 tương ứng với tỉ lệ giảm là 13,59 %, và trong năm 2006 tình hình đầu tư này vẫn có xu hướng giảm so với năm 2005 là 865.294.011 tương ứng với tỉ lệ tăng là 2,20 % . Trong năm 2005 giá trị của khoản đầu tư tài chính cao hơn năm 2006 nhưng tỉ trọng các khoản đầu tư tài chính lại thấp hơn so với năm 2006 là do tốc độ tăng của các khoản đầu tư tài chính còn quá chậm (2,20 %) không bằng tốc độ tăng của tổng tài sản (6,40 %). Như vậy, nhìn chung Công ty đã tạo cho mình một sự liên kết với các tổ chức bên ngoài khá bền vững. Từ đây sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty bắt đầu tham gia vào những lĩnh vực kinh doanh mới và hiệu quả. Và khi đã tìm kiếm được một nguồn lợi từ bên ngoài thì khả năng tiếp cận những cơ hội tăng trưởng kinh doanh bên ngoài là điều hiển nhiên. Đối với các khoản phải thu: theo phân tích trong phần khái quát cơ cấu tài sản của Công ty thì hầu hết các khoản phải thu đều mang tính chất ngắn hạn. Cụ thể, trong năm 2005 giá trị các khoản phải thu giảm xuống 2.823.201.806 tương ứng với tỉ lệ tăng là 6,28 %.Trong đó các khoản phải thu khách hàng đều chiếm trên 80 %. Như vậy các khoản phải thu này giảm xuống cho thấy công tác thu hồi nợ của Công ty trong năm này có những chuyển biến thuận lợi so với năm trước. Tuy nhiên tình trạng này không được kéo dài. Thể hiện qua mức dư nợ của khách hàng trong năm 2006 tăng mạnh so với năm 2005 là 10.689.024.839 tương ứng với tỉ lệ 25,36 %. Điè

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18061.doc
Tài liệu liên quan