Khóa luận Phân tích Cấu trúc Tài chính và hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần xây dựng công trình 512

 Phân tích cấu trúc tài sản nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của Doanh nghiệp, tính hợp lý cho đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, vì vậy ta đi vào phân tích cấu trúc tài sản của Công ty thông qua chỉ tiêu sau:

 - Tỷ trọng tiền

 - Tỷ trọng đầu tư tài chính

 - Tỷ trọng khoản phải thu

 - Tỷ trọng hàng tồn kho

 - Tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác

 - Tỷ trọng bất động sản đầu tư

 - Tỷ trọng tài sản cố định

 - Tỷ trọng tài sản dài hạn khác

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2670 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích Cấu trúc Tài chính và hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần xây dựng công trình 512, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra Tổng số phát sinh Nợ, Tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiêt) được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng SPS Nợ và Tổng SPS Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối SPS phải bằng nhau và bằng Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân đối SPS phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối SPS phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. B. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 512 I. Phân tích Cấu trúc tài chính : 1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản: Phân tích cấu trúc tài sản nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của Doanh nghiệp, tính hợp lý cho đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, vì vậy ta đi vào phân tích cấu trúc tài sản của Công ty thông qua chỉ tiêu sau: - Tỷ trọng tiền - Tỷ trọng đầu tư tài chính - Tỷ trọng khoản phải thu - Tỷ trọng hàng tồn kho - Tỷ trọng tài sản ngắn hạn khác - Tỷ trọng bất động sản đầu tư - Tỷ trọng tài sản cố định - Tỷ trọng tài sản dài hạn khác BẢNG PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI SẢN CỦA CÔNG TY ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1.Tiền 2.757.591.225 3.007.882.135 4.715.016.646 2. Đầu tư tài chính 50.000.000 50.000.000 50.000.000 3 Khoản phải thu 53.089.258.375 37.302.203.587 31.115.352.637 4. Hàng tồn kho 17.975.528.794 20.728.391.816 30.951.550.103 5. Tài sản cố định 7.780.361.209 5.093.900.543 4.639.217.346 6.Tài sản ngắn hạn khác 434.484.246 33.633.670 68.356.352 7. BĐS đầu tư 0 6.869.700.000 5.483.619.400 8. Tài sản dài hạn khác 63.181.178 268.275.260 210.466.070 9.Tổng tài sản 82.150.405.027 73.353.987.011 77.233.578.554 10. Tỷ trọng tiền (1/9) 3,36% 4,1% 6,1% 11. Tỷ trọng ĐTTC (2/9) 0,06% 0,06% 0,06% 12. Tỷ trọng KPT (3/9) 64,62% 50,85% 40,29% 13. Tỷ trọng HTK (4/9) 21,88% 28,26% 40,08% 14. Tỷ trọng TSCĐ (5/9) 9,47% 6,94% 6,01% 15. Tỷ trọng TSNHkhác(6/9) 0,53% 0,05% 0,09% 16. Tỷ trọng BĐS đầu tư(7/9) 0% 9,37% 7,1% 17. Tỷ trọng TSDH khác(8/9) 0,08% 0,37% 0,27% Từ bảng phân tích cấu trúc tài sản của Công ty ta thấy: - Tỷ trọng tiền của Công ty chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với tỷ trọng đầu tư tài chính và tỷ trọng này có xu hướng tăng qua các năm thể hiện năm 2004 tỷ trọng này là 3,36% và tăng lên 4,1% vào năm 2005, đến năm 2006 tăng lên 6,1%. Sự thay đổi này là do chính sách quản lý tiền của Công ty qua các năm là khác nhau, với tỷ trọng qua các năm như thế ta thấy khả năng thanh toán tức thời của Công ty ngày càng tăng. - Tỷ trọng Đầu tư tài chính chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cấu trúc tài sản của Công ty, hoạt động đầu tư tài chính qua 3 năm không thay đổi đều là 0,06%. Trong tỷ trọng đầu tư tài chính này của Công ty không có đầu tư tài chính ngắn hạn mà chỉ có đầu tư tài chính dài hạn. Có thể thấy Công ty chưa có điều kiện và chưa mạnh dạn đầu tư ra bên ngoài nên tỷ trọng này qua 3 năm vẫn không thay đổi. - Khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong cấu trúc tài sản của Công ty, nhưng tỷ trọng này có xu hướng giảm qua 3 năm chiếm 64,62% ở năm 2004 đến năm 2005 giảm còn 50,85% và tiếp tục giảm xuống còn 40,29% ở năm 2006. Điều này thể hiện chính sách quản lý nợ của Công ty qua các năm tốt hơn nhưng Công ty cũng cần phải có biện pháp tốt hơn để giảm tỷ trọng này xuống nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. - Tỷ trọng Hàng tồn kho qua 3 năm có xu hướng tăng và tăng mạnh ở năm 2006. Từ 28,26% ở năm 2005 tăng lên 40,08% ở năm 2006. Việc tăng mạnh này có thể là do đặc điểm của Công ty là Công ty xây dựng và sản xuất chế biến vật liệu dự trữ nhằm mục đích bán ra ngoài và phục vụ cho các công trình mà Công ty đang thi công, hoặc trong năm các công trình mà Công ty đảm nhiệm vẫn chưa hoàn thành bàn giao nên làm cho tỷ trọng này tăng lên. - Tỷ trọng Tài sản cố định tương đối thấp và có xu hướng giảm. Ở năm 2004 chiếm 9,47% đến năm 2005 giảm xuống còn 6,94% và tiếp tục giảm xuống còn 6,01% vào cuối năm 2006. Với lĩnh vực kinh doanh là xây dựng cơ bản, sản xuất vật liệu xây dựng mà có tỷ trọng TSCĐ thấp thì chưa tương xứng với loại hình hoạt động này. Điều này chứng tỏ Công ty chưa thực sự chú trọng vào đầu tư TSCĐ, tài sản của Công ty ngày càng cũ và sử dụng qua nhiều năm. Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của mình thì Công ty cần phải nổ lực hơn nữa trong việc đầu tư, mua sắm tài sản mới nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác kinh doanh của Công ty và phù hợp với đặc điểm của ngành. - Các khoản mục còn lại đều không ổn định về mặt giá trị qua các năm do đó tỷ lệ tăng, giảm tương ứng lần lượt là: + Tỷ trọng Tài sản ngắn hạn khác năm 2004 là 0,53% , giảm mạnh ở năm 2005 còn 0,05% và tăng nhẹ ở năm 2006 lên 0,09%. + Đối với tỷ trọng Bất động sản đầu tư ở năm 2004 đạt giá trị bằng 0 nhưng sang năm 2005 tỷ trọng này đã được tăng mạnh lên 9,37% nhưng lại giảm xuống còn 7,1% ở năm 2006. + Tỷ trọng Tài sản dài hạn khác chỉ đạt 0,08% ở năm 2004 sang năm 2005 tăng lên 0,37% và giảm xuống còn 0,27% ở năm 2005. Tuy nhiên từ kết quả phân tích trên chỉ thấy được mức độ biến động tỷ trọng các loại tài sản qua các năm là bao nhiêu chứ chưa thấy được nhân tố nào ảnh hưởng đến sự thay đổi của tỷ trọng trên qua các năm. Do vậy để đánh giá đúng khuynh hướng thay đổi cấu trúc tài sản có thể thiết kế Bảng cân đối kế toán dạng so sánh. Phân tích cấu trúc tài sản theo hướng này còn cho phép chỉ ra những biến động bất thường để có bức tranh đầy đủ hơn về tình hình phân bổ tài sản tại Công ty. Qua bảng phân tích trên ta thấy: giá trị tài sản vào năm 2005 giảm 8.796.418.016 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 10,7% nhưng đến cuối năm 2006 tình hình được cải thiện hơn, giá trị tài sản tăng lên 3.879.591.540 đồng tương ứng với tỷ lệ là 5,29% so với năm 2005. Việc tăng, giảm này gắn liền với nhiều chỉ tiêu, ta đi vào phân tích rõ ràng chỉ tiêu để thấy được biến động cấu trúc tài sản của Công ty trong những năm qua. Đối với Tài sản ngắn hạn: Tài sản của Công ty được phân bổ cho TSNH có khuynh hướng giảm ở năm 2005 là 13.184.751.432 đồng so với năm 2004 và tăng lên 5.778.164.530 đồng ở năm 2006 để thấy được biến động giữa các năm ta đi vào chi tiết của các năm như sau: + Năm 2005/2004: - Tiền và các khoản tương đương tiền: từ 2.757.591.225 đồng tăng lên 3.007.882.135 đồng tức là tăng lên 250.290.910 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 9,08%, điều này cho thấy khả năng thanh toán tức thời của Công ty tốt hơn, giúp Công ty thuận lợi hơn trong việc mua các yếu tố đầu vào và chủ động hơn trong việc thanh toán các nhu cầu chi tiêu cần thiết. - Các khoản phải thu năm 2005 giảm 15.787.054.788 đồng so với năm 2004 tương ứng với tỷ lệ giảm là 29,74% thể hiện Công ty đã quản lý tốt công tác nợ phải thu vì thế mà Công ty đã hạn chế được việc khách hàng chiếm dụng vốn của Công ty, tuy nhiên cũng có thể do trong những năm qua Công ty tiếp nhận được ít công trình hơn nên khoản phải thu giảm đáng kể. - Hàng tồn kho năm 2004 là 17.975.528.794 đồng sang năm 2005 là 20.728.391.816 đồng tức là giá trị hàng tồn kho tăng 2.752.863.020 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 15,31%, sự gia tăng này có thể là do trong năm vẫn còn có các công trình nhưng chưa bàn giao nên cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc sủ dụng vốn của Công ty bị hao phí. - Tài sản ngắn hạn khác năm 2005 giảm so với năm 2004 là 400.850.576 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 92,26%, trong đó chủ yếu là tài sản ngắn hạn khác còn chi phí trả trước ngắn hạn và các khoản thuế phải thu ở năm 2005 là không còn nên làm cho chỉ tiêu này giảm xuống. + Năm 2006/2005: - Đối với Tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên được 1.707.134.511 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 56,76% điều này cho thấy Công ty chủ động được trong việc thanh toán, tuy nhiên Công ty cần nổ lực gia tăng hơn nữa để có thể chủ động hơn trong việc đầu tư trong hoạt động kinh doanh của mình và có kế hoạch chi tiêu cụ thể hơn trong thời gian dài. - Đối với các Khoản phải thu năm 2006 tiếp tục giảm so với năm 2005, tức là giảm 6.186.850.950 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 16,59%. Điều này cũng có thể cho thấy khả năng quản lý nợ phải thu của Công ty tốt nhưng cũng có thể là trong năm 2006 Công ty tiếp nhận được công trình ít hơn làm khoản phải thu giảm. - Hàng tồn kho ở năm 2006 cũng tiếp tục tăng 10.223.158.287 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 49,32%, nguyên nhân chủ yếu là do các công trình mà Công ty tiếp nhận là các công trình dài hạn nên chưa hoàn thành bàn giao hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên làm tăng giá trị hàng tồn kho. Bên cạnh đó, việc sản xuất và dự trữ vật liệu phục vụ cho công trình làm cho giá trị hàng tồn kho tăng lên. - Tài sản ngắn hạn khác ở năm 2005 là 33.633.670 đồng nhưng sang năm 2006 là 68.356.352 đồng tức là tăng lên 34.722.682 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 103,24% trong đó chủ yếu là chi phí trả trước ngắn hạn, thuế và các khoản phải thu Nhà nước không có, các tài sản thiếu chò xử lý do đó mà hạn chế tối đa sự lãng phí trong việc sử dụng vốn của Công ty. Đối với Tài sản dài hạn: Với lĩnh vực hoạt động kinh doanh trong xây dựng và sản xuất kinh doanh nhưng tỷ trọng Tài sản dài hạn trong Công ty có giá trị rất ít, thể hiện qua các chỉ tiêu sau: + Năm 2005/2004: - Tài sản cố định: nhìn chung qua 2 năm TSCĐ có xu hướng giảm là 2.686.460.666 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 34,53%. Điều này cho thấy Công ty chưa chú trọng trong việc đầu tư mới hoặc sữa chữa nâng cấp mới TSCĐ. Bên cạnh đó, chi phí xây dựng cơ bản dở dang chưa hoàn thành nên đã ảnh hưởng đến tình hình TSCĐ của Công ty làm cho quy mô TSCĐ của Công ty trong năm giảm xuống. - Bất động sản đầu tư: ở năm 2004 giá trị của chỉ tiêu này bằng 0 nhưng sang năm 2005 giá trị này tăng lên 6.869.700.000 đồng. Như vậy, Công ty đã mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản nhằm đem lại nguồn thu nhập mới cho Công ty. - Tài sản dài hạn khác: chỉ tiêu này tăng lên rất nhiều từ năm 2004 chỉ 63.181.178 đồng nhưng đến cuối năm 2005 tăng 268.275.260 đồng tức là tăng 205.094.082 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 324,61%, tỷ lệ này tăng cao nhất so với các chỉ tiêu khác, thể hiện Công ty đã rất thận trọng trong việc phân bổ chi phí dài hạn hợp lý để không gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Công ty. + Năm 2006/2005: - Tài sản cố định ở năm 2005 đã giảm nhưng đến cuối năm 2006 vẫn tiếp tuc giảm 454.683.197 đồng tương ứng với tỷ lệ 8,93%, thể hiện việc TSCĐ của Công ty được xây mới thì ít mà TSCĐ đã cũ ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, chi phí xây dựng cơ bản dở dang trong năm 2006 chưa hoàn thành còn nhiều (1.492.689.705 đồng) nên đã ảnh hưởng đến tình hình TSCĐ của Công ty. Do đó, Công ty cần phải chú trọng hơn nữa trong việc sử dụng vốn có hiệu quả hơn nữa để đầu tư và mua sắm trang bị tài sản cố định nhằm phục vụ tốt hơn công tác sản xuất kinh doanh của Công ty. - Bất động sản đầu tư: sang năm 2006 chỉ tiêu này đã có xu hướng giảm 1.386.080.600 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 20,18% là do trong năm giá trị bất động sản đầu tư đã được chuyển bán làm cho quy mô bất động sản giảm xuống. Việc kinh doanh bất động sản đem lại thu nhập cao nhưng cũng gặp không ít rủi ro vì vậy Công ty cần xem xét và đầu tư sâu hơn nhằm đem lại hiệu quả cao hơn. - Đầu tư tài chính dài hạn: nhìn chung qua 3 năm chỉ tiêu này là không đổi vẫn ở mức 50.000.000 đồng. Như vậy, Công ty chưa có sự chủ động trong hợp tác đầu tư , Công ty nên chú trọng đầu tư ra bên ngoài, mở rộng liên doanh liên kết… sẽ làm cho hiệu quả đầu tư tài chính tăng lên góp phần tăng lợi nhuận của Công ty. - Tài sản dài hạn khác: ở năm 2005 chỉ tiêu này là 268.275.260 đồng nhưng sang năm 2006 giảm xuống 210.466.070 đồng tức là giảm 57.809.190 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 21,55% có thể là do số dư tài khoản của chi phí trả trước dài hạn đến thời hạn chuyển thành chi phí trả trước ngắn hạn làm cho chỉ tiêu này giảm. Nhìn chung tài sản của Công ty qua 3 năm có xu hướng tăng đã thể hiện rất lớn trong việc đầu tư tài sản của Công ty nhằm phục vụ cho công tác kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Phân tích cấu trúc nguồn vốn: Để thấy đầy đủ hơn thực trạng tài chính của Công ty, ngoài việc phân tích cấu trúc tài sản ta cần phân tích cấu trúc nguồn vốn. Cấu trúc nguồn vốn thể hiện chính sách tài trợ của Công ty liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong công tác quản trị tài chính. Đi vào phân tích các chỉ tiêu sau: Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ Phân tích cân bằng tài chính Từ bảng phân tích trên ta thấy tài sản của Công ty được hình thành chủ yếu từ nguồn đi vay. Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty và có xu hướng biến động liên tục qua 3 năm. Cuối năm 2005 chỉ tiêu này giảm 8.883.667.624 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 11,78% nhưng sang năm 2006 chỉ tiêu này lại tăng lên 3.848.498.277 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,79% trong đó sự tăng giảm này chủ yếu là từ nguồn Nợ dài hạn. Năm 2005, Nợ dài hạn của Công ty giảm xuống 488.000.000 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 79,29% nhưng nợ ngắn hạn của Công ty trong năm này cũng giảm 5.395.667.624 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 7,6%, điều này cho thấy trong năm 2005 tuy áp lực về các khoản thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty giảm xuống nhưng việc huy động các nguồn tài trợ cho mục đích dài hạn của Công ty chưa được thực hiện tốt. Sang năm 2006 Công ty không chỉ huy động được nguồn Nợ ngắn hạn mà còn huy động được nguồn Nợ dài hạn tăng 638.990.000 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 70,14%. Đây là nguồn mà việc sử dụng vốn với thời gian sử dụng lâu hơn là 1 thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc gia tăng Nợ ngắn hạn chỉ đem lại hiệu quả tạm thời cho Công ty trong thời gian ngắn và trong thời gian gần Công ty gặp khó khăn trong vấn đề thanh toán Nợ ngắn hạn đến thời hạn phải thanh toán. Vì vậy trong thời gian tới, Công ty cần có những giải pháp phù hợp chú trọng hơn đến nguồn tài trợ dài hạn và giảm dần tỷ trọng Nợ ngắn hạn. Đối với Nguồn vốn chủ sở hữu: qua 3 năm vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, nó chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cấu trúc nguồn vốn của Công ty. Với nguồn vốn chủ sở hữu có thời gian sử dụng vốn lâu dài và mang tính ổn định, tuy nhiên tốc độ này còn rất thấp so với tốc độ Nợ phải trả, do đó mà năng lực tự chủ về tài chính của Công ty còn thấp mặc dù Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao nguồn vốn này. Phân tích tính tự chủ về mặt tài chính: BẢNG PHÂN TÍCH TÍNH TỰ CHỦ VỀ TÀI CHÍNH ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1.Nợ phải trả 75.395.359.839 66.511.692.215 70.360.190.492 2. Nợ ngắn hạn 70.996.349.839 65.600.682.215 68.810.190.492 3. Nợ dài hạn 4.399.010.000 911.010.000 1.550.000.000 4. Vốn CSH 6.755.045.188 6.842.294.796 6.873.388.062 5. Tổng Tài sản 82.150.405.027 73.353.987.011 77.233.578.554 6. Tỷ suất Nợ phải trả (%) 91,78 90,67 91,1 7. Tỷ suất Nợ ngắn hạn(%) 86,42 89,43 89,09 8. Tỷ suất Nợ dài hạn (%) 5,35 1,24 2,01 9. Tỷ suất Tự tài trợ (%) 8,22 9,34 8,9 10.Tỷ suất NPT/VCSH(%) 1086,53 972,07 1023,66 Qua bảng phân tích trên ta thấy, toàn bộ tài sản của Công ty được tài trợ trên 90% bằng vốn vay thể hiện năm 2004 là 91,78% .Tỷ suất này có mức dao động tương đối đồng đều nhau. Qua đó cho ta thấy Công ty đang mất dần tính tự chủ về tài chính vì tỷ suất Nợ ngắn hạn rất cao thể hiện năm 2004 là 86,42% năm 2005 là 89,43% và năm 2006 là 89,09%. Điều này cho thấy vốn chủ yếu của Công ty là đi vay từ bên ngoài , trong khi đó với Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng thì cần rất nhiều vốn vay dài hạn thì điều này lại trái ngược vì tỷ suất Nợ dài hạn rất thấp năm 2004 là 5,35% nhưng sang năm 2005 giảm xuống còn 1,24% và đến cuối năm 2006 là 2,01%. Mặc dù qua 3 năm tình hình nguồn vốn của Công ty đã có cải thiện, tuy nhiên tỷ suất Tự tài trợ của Công ty còn rất thấp, năm 2004 là 8,22% năm 2005 là 9,34% đến cuối năm 2006 là 8,9%. Chính vì thế mà Công ty trong những năm đến rất khó huy động từ các nguồn ở bên ngoài. Do vậy, ngay từ bây giờ Công ty phải tìm cách huy động vốn chủ sở hữu bằng cách đưa ra những phương hướng, dự án hoạt động trong tương lai phải hiệu quả. Tỷ suất NPT/VCSH của Công ty qua 3 năm có xu hướng giảm và giảm mạnh ỏ năm 2004 là 972,07% là do trong năm 2004 nguồn Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng lên đồng thời Nợ phải trả cũng giảm xuống thể hiện tính tự chủ của Công ty có tăng nhưng mức tăng vẫn thấp. Đến cuối năm 2006 tỷ suất này lại tăng mạnh 1023,66% như vậy qua 3 năm mặc dù Công ty đã có những nổ lực trong việc gia tăng vốn chủ. Tuy nhiên, tốc độ tăng thấp nên tính tự chủ của Công ty không cao do đó khả năng tài trợ của vốn chủ đối với khoản nợ là rất thấp. Việc tỷ suất nợ ở mức cao như hiện nay, đặc biệt là tỷ suất Nợ ngắn hạn nếu không huy động được từ nguồn vay ngắn hạn sẽ là điều khó khăn cho Công ty. Do đó trước mắt Công ty phải có giải pháp tạm thời đó là phải trả khoản Nợ ngắn hạn mà trước hết là những khoản nợ quá hạn và đáo hạn. Có làm như thế thì cấu trúc tài chính của Công ty mới khả quan lên được, chính vì vậy mà Công ty cần xem xét và nghiên cứu vấn đề này. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ: BẢNG PHÂN TÍCH TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA NGUỒN TÀI TRỢ ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1.Nợ phải trả 75.395.359.839 66.511.692.215 70.360.190.492 2. Nợ ngắn hạn 70.996.349.839 65.600.682.215 68.810.190.492 3. Nợ dài hạn 4.399.010.000 911.010.000 1.550.000.000 4. Vốn CSH 6.755.045.188 6.842.294.796 6.873.388.062 5. Tổng Nguồn vốn 82.150.405.027 73.353.987.011 77.233.578.554 6.Nguồn vốn thường xuyên 70.996.349.839 65.600.682.215 68.810.190.492 7. Nguồn vốn tạm thời 11.154.055.188 7.753.304.796 8.423.388.062 8. Tỷ suất Nguồn vốn tạm thời (%) 86,42 89,43 89,09 9. Tỷ suất Nguồn vốn thường xuyên (%) 13,58 10,57 10,91 10.Tỷ suấtVCSH/NVTX (%) 60,56 88,25 81,6 Qua bảng phân tích trên ta thấy, tỷ suất Nguồn vốn tạm thời chiếm tỷ lệ rất cao và có chiều hướng gia tăng, trong khi đó tỷ suất Nguồn vốn thường xuyên vẫn trì trệ không tiến triển nhiều và thậm chí là giảm dần qua 3 năm. Điều này chứng tỏ tính ổn định về nguồn tài trợ của Công ty trong những năm qua rất thấp. Năm 2004 là 13,58% đến năm 2005 là 10,57% đến cuối năm 2006 là 10,91%. Nguyên nhân là do nguồn tài trợ của Công ty chủ yếu là nguồn Nợ ngắn hạn hoặc những khoản nợ dài hạn đến thời hạn thanh toán đã chuyển thành những khoản nợ ngắn hạn. Chính vì thế mà những khoản nợ mang tính chất ngắn hạn ngày càng nhiều, do đó mà Công ty sẽ chịu áp lực về vấn đề thanh toán trong ngắn hạn. Trong khi đó thì Công ty cần rất nhiều đến Nguồn vốn thương xuyên vì tính hữu ích của nó là được sử dụng trong thời gian dài mà không phải thanh toán trong tương lai gần và phục vụ rất nhiều cho hoạt động của Công ty. Bên cạnh đó, tỷ suất VCSH/NVTX của Công ty qua 3 năm cao cụ thể năm 2004 là 60,50%, năm 2005 là 88,25% đến năm 2006 là 81,6% chứng tỏ Nguồn vốn thường xuyên chủ yếu của Công ty là vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy Công ty có tính tự chủ cao trong việc sủ dụng nguồn này, vì vậy mà Công ty cần cố gắng hơn nữa để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn này. Như vậy, Bảng các chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ về mặt tài chính và tính ổn định của nguồn tài trợ của Công ty trong 3 năm qua chưa thực sự tốt. Tỷ suất nợ quá cao trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn, điều này thể hiện Công ty đang phải chịu áp lực rất lớn về vấn đề thanh toán Nợ ngắn hạn, khả năng ổn định của nguồn tài trợ chưa cao và có xu hướng giảm dần qua 3 năm, điều này cũng ảnh hưởng đến việc huy động vốn vay từ bên ngoài là rất khó khăn đối với Công ty khi mà tỷ suất Nguồn vốn tạm thời chiếm tỷ trọng rất cao như hiện nay là 89,09%. Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần phải xây dựng một cấu trúc nguồn vốn hợp lý hơn, để cải thiện tình hình như hiện nay đòi hỏi phải có một sự nổ lực rất lớn đối với toàn bộ công nhân viên trong toàn bộ Công ty. Phân tích cân bằng tài chính: Khi huy động vốn đầu tư từ các nguồn bên ngoài thì lúc này sẽ phát sinh trách nhiệm của Công ty đối với chủ nợ, cụ thể là trách nhiệm thanh toán các khoản nợ vay. Vì vậy, khi đã tìm được nguồn đầu tư thích hợp thì phải đảm bảo cho được là sử dụng vốn vay một cách có hiệu quả nhất để đảm bảo khả năng thanh toán được an toàn. Muốn như vậy, thì Công ty cần phải có một trạng thái cân bằng tài chính tốt, và tiêu chí cơ bản để có thể lựa chọn đối tác đầu tư là có trạng thái cân bằng tài chính tốt, kế tiếp là năng lực về máy móc và tiêu chí cuối cùng là năng lực về kinh nghiệm. Chính vì vậy, đây là một đòi hỏi cấp bách thường xuyên và là cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn một chính sách tài trợ thích hợp. Với tầm quan trọng như vậy, việc nghiên cứu cân bằng tài chính của Công ty là một yêu cầu tất yếu và cần thiết. Vốn lưu động ròng (VLĐR) và Cân bằng tài chính dài hạn BẢNG PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU CÂN BẰNG TÀI CHÍNH ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Nguồn vốn thường xuyên 11.154.055.188 7.753.304.796 8.423.388.062 2. Vốn chủ sở hữu 6.755.045.188 6.842.294.796 6.873.388.062 3. Tài sản dài hạn 7.893.542.387 12.281.875.803 10.383.302.86 4. Tốc độ tăng NVTX - - 30,49 8,64 5. Tốc độ tăng VCSH - 1,29 0,45 6. Tốc độ tăng TSDH - 55,59 - 15,46 7. VLĐR [(7)=(1)–(3)] 3.260.512.801 - 4.528.571.007 1.959.914.754 8.Tỷ suất NVTX/TSDH(%) 1,41 0,63 0,81 9. Tỷ suất Tự tài trợ (%) (9)=(2)/(3) 0,86 0,56 0,66 Từ bảng phân tích trên ta thấy, nhìn chung VLĐR qua các năm có xu hướng giảm trong đó cao nhất là năm 2004 với VLĐR đạt được là 3.260.512.801 đồng, trong đó giá trị TSDH tăng lên cao nhất là vào năm 2005 là 12.281.875.803 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng lên là 55,59%. Tuy nhiên, so với năm 2006 thì TSDH chỉ đạt được 10.383.302.816 đồng với tỷ lệ giảm là 15,46% cho thấy trong những năm gần đây Công ty chưa thật sự chú trọng đầu tư mua sắm hay sữa chữa nâng cấp TSCĐ và hiện còn có nhưng công trình chưa hoàn thành đưa vào sử dụng nên tỷ trọng này giảm đi. Qua 3 năm giá trị VLĐR của Công ty không cao và thấp nhất là vào năm 2005 âm 4.528.571.007 đồng nhưng sang năm 2006 VLĐR của Công ty có giá trị là dương 1.959.914.754 đồng. Như vậy, trong năm 2006 Công ty đạt trạng thái Cân bằng tài chính dài hạn, vì vậy không chỉ TSDH của Công ty mà còn có TSNH được tài trợ bằng Nguồn vốn thường xuyên trong năm này cân bằng tài chính của Công ty tương đối an toàn. Cân bằng tài chính của Công ty còn thể hiện qua 2 chỉ tiêu: Chỉ tiêu Tỷ suất giữa NVTX/TSDH qua các năm là thấp và trong năm 2006 tỷ suất Tự tài trợ là 0,06% giá trị tài sản của Công ty. Với tỷ suất Tự tài trợ như vậy tuy thấp nhưng được coi là tối đa lợi ích của Công ty do Công ty đã sử dụng vốn vay dài hạn để đầu tư vào TSDH. Qua phân tích trên ta thấy, trong thời gian tới Công ty cần phải duy trì và phát huy trạng thái cân bằng tài chính tốt hơn nữa nhằm tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài góp phần làm tăng hiệu quả hoạt động của Công ty ngày càng hiệu quả hơn. Nhu cầu vốn lưu động ròng và phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn: Khoản phải thu, hàng tồn kho và khoản phải trả (không bao gồm nợ vay ngắn hạn và nợ dài hạn đến hạn trả) là chỉ tiêu để tính toán nhu cầu VLĐR vì nhu cầu VLĐR thể hiện nhu cầu tài trợ trong ngắn hạn. BẢNG TÍNH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. Khoản phải thu 53.089.258.375 37.302.203.587 31.115.352.637 2. Hàng tồn kho 17.975.528.794 20.728.391.816 30.951.550.103 3. Khoản phải trả 45.336.049.839 39.220.472.215 39.267.190.492 4.NC VLĐR [(4)=(1)+(2)-(3)] 25.728.737.330 18.810.123.188 22.799.712.248 Nhu cầu vốn lưu động ròng qua các năm có biến động nhưng không mạnh nguyên nhân là qua 3 năm khoản phải thu có chiều hướng giảm ở năm 2004 khoản phải thu là 53.089.258.375 đồng sang năm 2005 là 37.302.203.587 đồng và đến cuối năm 2006 là 31.115.352.637 đồng điều này chứng tỏ Công ty quản lý nợ phải thu tốt và khả năng khách hàng chiếm dụng vốn là thấp. Đến cuối năm 2006 nhu cầu VLĐR của Công ty đạt được là 22.799.712.248 đồng tức là so với năm 2005 nhu cầu VLĐR của năm 2006 tăng lên 1 lượng 3.989.589.060 đồng. Trong khi đó hàng tồn kho của năm này cũng tăng lên cao nhất là 30.951.550.103 đồng, bên cạnh đó khoản phải thu giảm nhưng tốc độ tăng của khoản phải trả tăng lên nên đã làm cho nhu cầu VLĐR tăng. Tuy nhiên, để có thể đánh giá được Công ty có đạt được trạng thái cân bằng tài chính trong ngắn hạn hay không ta đi phân tích trạng thái cân bằng tài chính của Công ty thông qua mối quan hệ giữa nhu cầu VLĐR đó chính là Ngân quỹ ròng. BẢNG TÍNH NGÂN QUỸ RÒNG ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1. VLĐR 3.260.512.801 - 4.528.571.007 1.959.914.754 2. Nhu cầu VLĐR 25.728.737.330 18.810.123.188 22.799.712.248 3. NQR (3)=(1)-(2) - 22.468.214.519 - 23.338.694.195 - 20.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18047.doc
Tài liệu liên quan