MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 5
Chương I: Tổng quan về rác thải, biện pháp xử lý và phương pháp phân tích CBA. 7
I. Tổng quan về chất thải, rác thải môi trường. 7
1. Chất thải 7
2. Rác thải 7
3. Ảnh hưởng của rác thải tới đời sống. 8
3.1. Tác động tới môi trường không khí. 8
3.2. Tác động của đất và nước. 8
3.3. Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. 8
II. Các biện pháp xử lý rác thải. 9
1. Thiêu đốt (xử lý có nhiệt). 9
2. Ép hoá rắn. 9
3. Chôn lấp. 10
4. Phương pháp xử lý cơ sinh 11
a. Phương pháp nhiệt sinh học kỵ khí 11
b. Phương pháp chế bién phân hữu cơ compost. 12
5. So sánh các biện pháp xử lý rác thải 12
III. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA). 13
1. Phương pháp CBA. 13
1.1. Khái niệm. 13
1.2. Sự phát triển của phương pháp 13
1.3. Xu hướng sử dụng. 14
1.4. Các bước tiến hành. 14
2. Công thức tính chuyển các khoản tiền phát sinh trong từng năm của dự án về một mặt bằng thời gian hiện tại: 16
3. Công thức tính chuyển tổng các khoản tiền phát sinh đều đặn hàng năm của đời dự án về cùng mặt bằng thời gian là thời điểm khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động. 17
4. Công thức tính các khoản tiền phát sinh năm sau hơn (kém) năm trước một số không đổi về cùng mặt bằng thời gian (thời điểm hiện tại). 17
Chương II: Thực trạng rác thải, xử lý rác thải, mô hình xử lý rác thải của nhà máy trong dự án. 19
I. Thực trạng rác thải rắn ở Việt Nam: 19
1. Nguồn phát sinh và các đặc tính của chất thải rắn: 19
2. Xử lý và kiểm soát chất thải rắn: 21
2.1. Thu gom, lưu trữ và tiêu huỷ: 21
2.2. Các vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân: 22
3. Chất thải rắn nguy hại: 23
4. Tình hình quản lý chất thải rắn: 25
5. Cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng (tổng 465 cơ sở). 26
6. Các địa phương có lượng chất thải nguy hại nhiều nhất: 26
7. Dự kiến tỷ lệ công nghệ xử lý chất thải: 26
8. Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng rác thải: 27
a. Dân số 27
b. Ý thức người dân: 27
9. Thách thức đối với vấn đề rác thải: 27
a. Công nghệ và những vấn đề tồn tại: 27
b. Những thách thức khác: 28
II. Thực trạng rác thải và tình hình quản lý ở thị xã Bỉm Sơn 29
1. Thực trạng rác thải và các đầu vào cho nhà máy trong dự án: 29
1.1. Đầu vào từ các chất thải rắn sinh hoạt: 29
1.2. Đầu vào từ phế thải hữu cơ từ nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp thực phẩm. 29
1.3. Đầu vào từ rác xanh và phế thải nông nghiệp: 29
1.4. Đầu vào từ than bùn: 30
2. Tình hình xử lý rác thải ở thị xã: 30
III. Lợi ích đem lại từ việc sử dụng phân hữu cơ Compost: 30
1. Đối với người tiêu dùng trực tiếp: 30
2. Đối với người tiêu dùng gián tiếp từ các sản phẩm liên quan đến phân hữu cơ: 31
IV. Tình trạng phát triển công nghệ làm và ứng dụng phân hữu cơ Compost ở Châu á và Việt Nam. 31
1. Ở Châu Âu: 31
1.1. Quá trình phát triển, áp dụng công nghệ làm phân compost 31
1.2. Số lượng nhà máy làm phân Compost có đảm bảo chất lượng: 31
1.3. Tình hình tiến hành phân loại rác và xử lý Compost ở EU: 32
1.4. Thị trường tiêu thụ phân Compost ở Châu Âu: 32
1.5. Nguyên nhân đãn đến thành công của nước điển hình CHLB Đức: 33
2. Một số máy làm phân compost tại Việt Nam: 33
V. Giới thiệu dự án “Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn làm phân hữu cơ Compost tại thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hoá” của Công ty AETTT. 34
1. Ý tưởng hình thành dự án: 34
2. Các mục tiêu của dự án: 34
2.1. Mục tiêu chung: 34
2.2. Mục tiêu kỹ thuật – Công nghệ: 34
2.3 Mục tiêu kỹ thuật công nghệ: 35
2.4. Quản lý và tổ chức 35
3. Nguồn vốn, tiến độ thực hiện dự án và kế hoạch giải ngân. 35
3.1. Nguồn vốn: 35
3.2. Tiến độ thực hiện: 35
3.3. Kế hoạch giải ngân 37
4. Các điều kiện về tự nhiên, kinh tế – xã hội: 39
4.1. Điều kiện tự nhiên: 39
4.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 42
5. Giới thiệu dây chuyền công nghệ: 42
5.1. Lựa chọn công nghệ hợp lý cho Bỉm Sơn 42
5.2. Dây chuyền công nghệ đề xuất: 44
Chương III: Phân tích chi phí lợi ích và đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án 53
I. Dự án chi phí đầu tư 53
1. Chi phí đầu tư dành cho xây dựng 53
1.1. Phần cơ sở hạ tầng 53
1.2. Phần xây dựng nhà xưởng 53
2. Chi phí đầu tư mua sắm thiết bị: 53
3. Các chi phí khác 53
4. Chi phí dự phòng 53
II. Xác định chi phí lợi ích tài chính kinh tế 54
1. Các chi phí tài chính kinh tế 54
1.1. Bảng chi phí vận hành máy móc và nguyên liệu sản xuất 54
1.2. Chi phí khấu hao thiết bị nhà xưởng 54
1.3. Chi phí nhân công 56
1.4. Các chi phí khác 57
2. Các lợi ích kinh tế 58
2.1. Thu từ lệ phí xử lý rác 58
2.2. Thu từ nguyên liệu tái hồi 59
2.3. Thu từ việc bán phân 60
III. Tác động đến môi trường và xã hội của dự án 62
1. Các tác động mang tính tiêu cực và biện pháp khắc phục 62
1.1. Tác động tiêu cực 62
1.2. Biện pháp giảm thiểu 62
2. Các tác động mang tính tích cực 63
2.1. Giải quyết vấn nặng ô nhiểm môi trường 63
2.2. Tăng thời hạn sử dụng bãi chôn lấp 63
2.3. Tránh được chi phí xử lý bãi chôn lấp 63
2.4. Tạo cảnh quan môi trường 63
2.5. Tiết kiệm qũy đất 64
2.5. Khuyến khích hình thành mô hình quản lý rác tại nguồn 64
2.6. Lợi ích tránh được chi phí khám chữa bệnh 64
2.7. Tăng sản lượng thu hoạch chất lượng nông sản 64
2.8. Lợi ích đối với người tiêu dùng gián tiếp qua nông sản rau sạch 64
2.9. Tạo công ăn việc làm 65
IV. Đánh giá hiệu quả dự án 65
1. Đánh giá chi phí lợi ích tài chính kinh tế và kết quả kinh doanh của dự án 65
1.1. Đánh giá chi phí lợi ích tài chính kinh tế 65
2. Đánh giá lợi ích đạt được do tránh được xử lý chân lấp rác. 71
3. Các chi phí lợi ích chưa đánh giá được 71
4. Đánh giá cả đợt dự án. 71
4.1. Bảng doanh thu và chi phí đã chuyển đổi. 71
4.2. Đánh giá qua các chỉ tiêu NPV, IRR, B/C ( D T/C) 72
4.3. Một số chỉ tiêu tài chính và bảng tổng hợp hiệu quả tài chính cả đời dự án (bảng này đã quy đổi về đầu năm dự án đi vào hoạt động: 73
4.4. Đánh giá lợi ích do tiết kiệm quỹ đât. 75
4.5. Các đánh giá khác: 75
V. Giải pháp nâng cao hiệu quả xư lý của nhà máy của dự án 76
1. Về phía nhà máy 76
1.1. Tiến hành phân loại rác tại nguồn: 76
1.2. Đào tạo nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ cho nhân viên. 76
1.3. Áp dụng đúng quy trình công nghệ 76
1.4. Tạo ra sản phẩm có tính ưu việt. 76
1.5. Liên kết hợp tác với các đối tác liên quan, tạo uy tín trên thị trường 77
2. Về phía Nhà nước, chính quyền địa phương. 77
2.1. Làm tốt công tác bảo vệ môi trường. 77
2.2. Đề ra luật và thực thi luật 77
2.3. Các chiến lược và chính sách quốc gia và chất thải rắn 78
2.4. Chính quyền địa phương: 79
3. Về phía người dân ở địa phương. 79
3.1. Cần có ý thức về môi trường chung 79
3.2. Bỏ rác đúng nơi quy định, thời hạn quy định: 79
3.3. Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về chất thải 79
3.4. Điều chỉnh thói quen tiêu dùng. 79
3.5. Ủng hộ Công ty trong việc xử lý chất thải. 80
VI. Kiến nghị 80
Kết luận 81
Tài liệu tham khảo 82
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2775 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích chi phí – lợi ích kinh tế – xã hội và môi trường của sự án: Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn làm phân hữu cơ compost ở thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hoá của công ty cổ phần Toàn Tích Thiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tích đất nông nghiệp canh tác ở đây cũng lớn, sau mỗi mùa vụ lại có rất nhiều rơm rạ và tro đốt từ rơm rạ.
1.4. Đầu vào từ than bùn:
Theo khảo sát thì có 3 bãi than bùn có trữ lượng lớn là:
- Bãi than bùn xã Minh Sơn, huyện Triệu Sơn.
- Bãi than bùn xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc.
- Bãi than bùn cách đường quốc lộ IA khoảng 300m, cách vị trí xây dựng nhà máy xử lý rác khoảng 12 km về phía nam.
2. Tình hình xử lý rác thải ở thị xã:
Bỉm Sơn được giao nhiệm vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã với tổng số cán bộ công nhân viên là 55 người, trong đó riêng bộ phận quýet dọn, thu gom và vận chuyển rác là 38 người. Phương tiện thu gom của đội gồm có 3 xe ô tôi ép rác (1 xe 6m3 và 2 xe 4m3) và 58 xe gom rác đẩy tay0,3m3. Do lực lượng công nhân thu gom còn mỏng, trải dài trên địa bàn rông, địa bàn nhiều dốc, phương tiện còn ít và thô sơ nên đội thị chính mới chỉ thu gom được 21 tân và đạt 60% lượng rác phát sinh.
Nói chung công tác quản lý chất thải rắn hiện nay mới chỉ đạt kết quaơr khâu thu gom ở các trục phố chính vận chuyển đến bãi chôn lập và đổ dồn, do đó bãi rác cũ hoạt động tốn nhiều diện tích và không quản lý được ô nhiễm môi trường.
Với bãi rác cũ của thị xã thì lượng rác đã gần đây do đó thị xã đã quyết định xây dựng một khu chôn lấp mới có diện tích là 38,757m2, trong đó có 6 ô chôn lấp với diện tích là 16.362m2 nên một hồ sinh học có diện tích 3.237m2 ; có hệ thống thoát nước rỉ rác và nước mặt riêng. Nằm cạnh khu vực xử lý này về phía Đông là 4ha diện tích đẻ xây dựng dự án.
III. Lợi ích đem lại từ việc sử dụng phân hữu cơ Compost:
1. Đối với người tiêu dùng trực tiếp:
- Các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm này có thể rất yên tâm vì nó được sản xuất ra từ công nghệ hiện đại. Vì vậy, sản phẩm mà các doanh nghiệp kinh doanh sẽ tạo ra uy tín và lòng tin trên thị trường khiến cho việc kinh doanh trở nên thuận lợi.
- Đối với những người làm nghề nông, trồng trọt thì sản phẩm này có mức giá phải chăng, làm cho cây trồng tươi tốt, màu mỡ, tăng năng suất, giúp cải tạo đất, giúp cho quá trình tăng trưởng của cây trồng nhanh hơn, không gây ô nhiễm hay nhiễm độc.
2. Đối với người tiêu dùng gián tiếp từ các sản phẩm liên quan đến phân hữu cơ:
Ngộ độc thực phẩm là nỗi lo thường nhật của nhiều người, nhất là rau quả. Do đó, vấn đề rau quả sạch luôn là vấn đề được quan tâm ngày càng tăng hiện nay. Các sản phẩm rau quả bón bằng phân hữu cơ Compost là những rau quả sạch và rất an toàn. Nó sẽ xoá đi nỗi lo sợ bị ngộ độc của người tiêu dùng.
IV. Tình trạng phát triển công nghệ làm và ứng dụng phân hữu cơ Compost ở Châu á và Việt Nam.
1. ở Châu Âu:
1.1. Quá trình phát triển, áp dụng công nghệ làm phân compost
Giải pháp xử lý chất thải từ đời sống con người thành phân bón hữu cơ để giữ sạch môi trường sống và tăng hiệu quả sản xuất lương thực đã được người Trung Quốc tìm ra cách đây hơn 4000 năm, tại những khu dân cư đông_tiền thân của các đô thị ngày nay.
Đầu thế kỷ 20, những nhà khoa học Châu Âu đã tiếp thu giải pháp này và nghiên cứu phất triển thành nhiều công nghệ khác nhau để xử lý chất thải rắn đô thị, công nghiệp và nông nghiệp.
Từ giữa thế kỷ 30 đến nay, công nghệ làm Compost đã được phát triển không ngừng và được ứng dụng rộng rãi ở Châu Âu và Bắc Mỹ.
1.2. Số lượng nhà máy làm phân Compost có đảm bảo chất lượng:
Bảng 2 thống kê số lượng nhà máy làm Compost có chất lượng tại một số nước trong EU. CHLB Đức là nước dẫn đầu tại Châu Âu trong lĩnh vực này với hơn 515 nhà máy làm Compost đã có giấy phép hoạt động (trong đó có 400 nhà máy làm ra sản phẩm có chất lượng cao) và xử lý hàng năm trên 6,4 triệu tấn rác hữu cơ.
Quốc gia
Nhà máy có đảm bảo chất lượng
Nhà máy có thương hiệu chất lượng cao
Đức (G)
Bỉ (B)
Hà Lan (HL)
áo (A)
Luxembur (LUX)
Thụy Điển (SWE)
Đan Mạch (DK)
Vương quốc Anh (UK)
29 Compost + 16 biogas
22
22
10
3
2 Compost + 2 biogas
Đang tiến hành
Đang lên kế hoạch
400Compost+10biogas
10
4
2
3
-
-
-
1.3. Tình hình tiến hành phân loại rác và xử lý Compost ở EU:
ủy ban Châu Âu theo dõi quá trình thực hiện việc phân loại rác từ nguồn và trình độ xử lý chất thải rắn rồi xếp thành 4 hạng I, II, III, VI. Các nước thuộc hạng I đã xây dựng được hệ thống phân loại rác từ nguồn rất tốt và xử lý làm Compost hoàn hảo phần thải hữu cơ. Các nước nhóm cuối còn chưa thực hiện, trong thời gian tới họ cũng phải áp dụng công nghệ quản lý và xử lý theo tiêu chuẩn ở Châu Âu như các nước thuộc nhóm I.
Hạng
Quốc gia
I
Bỉ, áo, Đức, Hà Lan, Luxembur, Thụy Điển, Thụy Sĩ
II
Vương quốc Anh, Đan Mạch, Na Uy
III
Phần Lan, Pháp
VI
Bồ Đào Nha, Ai Len, Hy Lạp, Tây Ban Nha
1.4. Thị trường tiêu thụ phân Compost ở Châu Âu:
Bảng 3: Thị trường tiêu thụ phân compost ở Châu Âu:
Thị phần (%)
áo (A) 2000
Bỉ (B)
2000
Đức (G) 1999
Đan Mạch (DK)
Hà Lan (NL)
2001
ý (IT)
2001
Luxembur (LUX) 2000
Pháp (FR) 2000
Cảnh quan
30
26
25
13
10
15
28
19
Xử lý bãi chôn lấp rác, cải tạo đất
-
2
14
-
-
-
-
Nông nghiệp
30
9
43
12
75
33
43
52
Trồng vườn
10
5
8
-
-
-
5
Nguyên liệu trộn
5
35
10
-
-
48
-
15
Vườn gia đình
20
10
14
43
10
18
-
Xuất khẩu
-
5
-
-
5
-
-
-
Mục đích khác
5
4
3
10
-
4
11
9
Tổng
100
100
100
100
100
100
100
100
Đến nay phân hữu cơ đã được các nước ứng dụng rộng rãi cho nhiều mục đích khác nhau. Tại các nước có nền nông nghiệp hữu cơ phát triển như Pháp, Đức, Hà Lan, Luxembur phân Compost được sử dụng phần lớn cho sản xuất nông nghiệp và trồng vườn.
1.5. Nguyên nhân đãn đến thành công của nước điển hình CHLB Đức:
Nhà Nước hỗ trợ tài chính ban đầu và các chính sách phù hợp, tạo được việc làm cho 240.000 người. Rác thải trở thành một nguồn nguyên liệu quan trọng trong nền kinh tế chất thải. Các công ty môi trường không những phải xử lý chất thải đúng quy định mà còn hoạt động có hiệu quả kinh tế, đóng góp không nhỏ cho ngân sách Nhà Nước.
Công tác giáo dục sâu rộng trong xã hội và trường học giúp nâng cao ý thức cho người dân. Người dân có ý thức cao về công tác bảo vệ môi trường rác thải được phân loại cẩn thận từ ngay trong gia đình, giúp cho công việc xử lý rác thải rất thuận lợi.
Các sản phẩm Compost được các hiệp hội thúc đẩy tiêu dùng, kiểm tra nà đảm bảo chất lượng đúng với tiêu chuẩn đề ra.
2. Một số máy làm phân compost tại Việt Nam:
Quá trình làm phân hữu cơ từ rác xanh là một phương pháp truyền thống được áp dụng ở các vùng nông thôn nước ta từ nhiều đời nay. Tuy nhiên,việc sử dụng chất thải rắn đô thị để làm phân hữu cơ Compost chỉ mới thí điểm ở các thành phố lớn trong khoảng 20 năm trở lại đây.
Tại Hà Nội: Có nhà máy chế biến rác Cầu Diễn do UNPD tài trợ xây dựng năm 1994 với công suất xử lý 30.000 tấn rác thành 2500 tấn phân hữu cơ và đầu năm 2002 được cải tạo lại theo công nghệ của Tây Ban Nha với công suất tăng lên 50.000 tấn rác/năm để làm ra 13260 tấn Compost/năm. Chất lượng phân của nhà máy còn thấp nên chưa được tiêu thụ mạnh trên thị trường.
Tại TP Hồ Chí Minh: Có nhà máy chế biến rác Hooc Môn do Đan Mạch tài trợ với công suất xử lý 25. 000 tấn rác/năm, được đưa vào hoạt động năm 1981 nhưng do lợi nhuận không đủ để bù lỗ cho hoạt động sản xuất nên nhà máy đã ngừng sử dụng dây chuyền chế biến rác này từ năm 1989. Hiện nay, nhà máy chỉ tiến hành ủ rác hữu cơ thủ công và sàng lấy mùn bán cho dân.
Tại Hải Phòng: Có nhà máy chế biến phân ủ theo công nghệ của úc – Hàn Quốc với công suất là 2ô tấn rác/ngày, đang chuẩn bị đưa vào vận hành. Só tiền đầu tư hơn 11 triệu USD.
Tại Nam Định: Có nhà máy chế biến rác thành phân Compost do Pháp tài trợ mới được khánh thành với 4,6 triệu USD nhưng công nghệ chưa thích hợp.
Tại Huế, Vũng Tàu và một số đô thị nhỏ khác cũng có các nhà máy, xí nghiệp ủ rác hữu cơ thủ công dể lấy mùn.
V. Giới thiệu dự án “Xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn làm phân hữu cơ Compost tại thị xã Bỉm Sơn – Thanh Hoá” của Công ty AETTT.
1. ý tưởng hình thành dự án:
Theo kết quả khảo sát thì thấy hàng nhày số rác sản ra trong khu vực nội thị là 60 m3/ngày, phân tán khắp khu vực nội thị và chủ yếu là rác thải sinh hoạt với hàm lượng hữu cơ khá cao.
Nhu cầu của thị xã trong tương lai là phát triển thị xã theo xu hướng phát triển hài hoà với công tác bảo vệ môi trường mà trong đó việc xử lý chất thải là rất quan trọng. Cho nên, để có thể tổ chức việc thu gom, xử lý chất thải rắn một cách có hiệu quả thì việc xây dựng một nhà máy chế biến phân mùn hữu cơ là một yêu cầu bức xúc hiện nay.
2. Các mục tiêu của dự án:
2.1. Mục tiêu chung:
Xây dựng Bỉm Sơn thành nơi điển hình về môi trường xanh sạch đẹp và văn minh của tỉnh và cả nước trong nhiệm vụ xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức, khuyến khích người dân cùng tham gia côngtác bảo vệ và gìn giữ vệ sinh môi trường.
Lựa chọn đầu tư thiết bị hiện đại và công nghệ hợp lý để thu gom và xử lý triệt để lượng chất thải rắn sinh hoạt của thị xã Bỉm sơn, nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra đồng thời tận dụng lượng hữu cơ có sẵn trong rác để chế biến thành phân mùn hữu cơ góp phần cải tạo đất.
2.2. Mục tiêu kỹ thuật – Công nghệ:
Đảm bảo thu hồi vốn.
Đặt nền móng xây dựng nền kinh tế chất thải – kinh tế môi trường tại Việt Nam.
Đem lại hiệu quả kinh tế.
Đầu vào công ích, đầu ra thị trường.
2.3 Mục tiêu kỹ thuật công nghệ:
Xây dựng nhà máy công suất 150 tấn rác/ ngày để đáp ứng nhu cầu sử dụng phân và xử lý rác thải ngày càng gia tăng ở thị xã.
Công nghệ tiên tiến của CHLB Đức, đã được nghiên cứu cải tiến phù hợp với điều kiện Việt Nam với giá thành hợp lý, tiêu chuẩn Châu Âu đảm bảo phân có chất lượng cao.
2.4. Quản lý và tổ chức
Giáo dục, đào tạo, tăng cường công tác bảo vệ môi trường để giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng xấu cho môi trường.
Thử nghiệm chính sách Nhà Nước và nhân dân cùng tham gia công tác bảo vệ môi trường.
3. Nguồn vốn, tiến độ thực hiện dự án và kế hoạch giải ngân.
3.1. Nguồn vốn:
Đây là hình thức đầu tư xây dựng mới và do công ty AE Toàn tích thiên đầu tư 100% vốn.
3.2. Tiến độ thực hiện:
Từ tháng 7/2003 đến tháng 11/2003: Hoàn thành các thủ tục hành chính.
Tháng 11/2003: Khởi công xây dựng dự án.
30/8/2003: Hoàn thành các công việc đầu tư xây dựng. lắp đặt thiết bị và vận hành thử.
2/9/2004: Nhà máy đi vào hoạt động.
Tiến độ thực hiện dự án
TT
Hạng mục thực hiện
Lịch biểu cho 12 tháng
10/03
11/03
12/03
01/04
02/04
03/04
04/04
05/04
06/04
07/04
08/04
09/04
1
Thiết kế chi tiết mặt bằng nhà máy và lập dự án khả thi.
2
San ủi chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
3
Thi công xây dựng mặt bằng nhà xưởng
4
Chế tạo máy mọc tại CHLB Đức
5
Tuyển chọn và đào tạo công nhân
6
Vận chuyển máy móc về Việt Nam
7
Lắp đặt máy móc
8
Vận hành thử
3.3. Kế hoạch giải ngân
Kế hoạch giải ngân.
TT
Hạng mục thực hiện
Số tiền giải ngân
Lịch giải ngân trong 12 tháng.
10/03
11/03
12/03
01/04
02/04
03/04
04/04
05/04
06/04
07/04
08/04
09/04
1
Thiết kế chi tiết mặt bằng nhà máy và lập dự án khả thi.
629.204.000
2
San ủi chuẩn bị mặt bằng xây dựng.
1.254.822.000
3
Thi công xây dựng mặt bằng nhà xưởng
13.335.998.000
4
Mua sắm thiết bị
50.271.402.000
Ký hợp đồng mua TB
Trả tiền khi nhận hàng
Thanh toán hết tiền TB
15.081.420.600
20.108.560.800
15.081.420.600
5
Tuyển chọn và đào tạo công nhân
80.000.000
6
Vận chuyển máy móc về Việt Nam
7
Lắp đặt máy móc
38.000.000
8
Vận hành thử
20.399.938
9
Tổng cộng
65.629.825.938 Không kể quỹ dự phòng 5%
4. Các điều kiện về tự nhiên, kinh tế – xã hội:
4.1. Điều kiện tự nhiên:
4.1.1. Địa hình:
Cốt địa hình thấp nhất: 3m.
Cốt địa hình cao nhất: 10m.
Độ dốc chủ yếu từ 1 – 4% theo hướng Bắc – Nam.
4.1.2. Điều kiện địa chất công trình và địa chất thuỷ văn:
4.1.2.1. Điều kiện địa chất:
Theo kết quả khảo sát, mẫu đất được phân làm 3 lớp:
*Lớp I (Lớp đất trồng): Lớp này bắt gặp ở tất cả các hố khoan với bề dày thay đổi từ 0,3 – 0,7m. đất ở đây chủ yếu là sét pha màu xám nâu,xám đen lẫn vật chất hữu cơ và rễ cây, đất ẩm, xốp.
*Lớp II (Lớp đất trồng): Có thành phần thay đổi rất phức tạp và thay đổi theo từng khu vực. Bề dày cũng thay đổi, cường độ chịu tải và mô đun tổng biến dạng thay đổi phức tạp. Do đó, khi xây dựng nên bóc bỏ lớp này.
*Lớp III: Bắt gặp ở tất cả các hố khoan, đất có màu nâu vàng, nâu đỏ lẫn sạn sỏi. Mái lớp bắt gặp ở độ sâu 0,3 – 0,7m, đáy lớp kết thúc ở độ sâu 3,5 –4,4m.
Bề dày trung bình tự nhiên của lớp là 3,5m. Trạng thái của đất dẻo cứng.
Phân tích 9 mẫu đất, trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý của đất như sau:
Độ ẩm tự nhiên: 32,3%
Khối lượng thể tích tự nhiên: 1,90 g/cm3
Khối lượng thể tích cốt đất: 1,43 g/cm3
Khối lượng riêng: 2,72 g/cm3
Hệ số rỗng tự nhiên: 0,902
Độ lỗ rỗng: 47,42 %
Độ bão hoà: 97,04 %
Giới hạn chảy: 40,60 %
Giới hạn dẻo: 25,80 %
Chỉ số dẻo: 14,80 %
Độ sệt: 0,44 %
Lực dính đơn vị: 0,15 %
Góc ma sát trong: 8o 15’
Hệ số nén lún: 0,036 cm2/kg
Mô đun tổng biến dạng: 80 kg/cm2 (Được sử dụng theo tiêu TCXD 45 – 78 với b = 1, h =2).
Lớp sét pha dưới (lớp III): Lớp này chỉ gặp được 2 hố khoan (KT1, KT2) nằm ở phía Bắc khu xây dựng. Đất có màu vàng, xám xanh, mái lớp bắt gặp ở độ sâu 3,6 – 4,4 m, đáy lớp kết thúc ở độ sâu 7,5m
Bề dày trung bình tự nhiên của lớp: 3,5m
Trạng thái của đất: dẻo mềm
Phân tích 3 mẫu đất, trị trung bình các chỉ tiêu cơ lý của đất như sau:
Độ ẩm tự nhiên: 27,29 %
Khối lượng thể tích đất tự nhiên: 1,91 g/cm3
Khối lượng thể tích cốt đất: 1,50 g/cm3
Khối lượng riêng: 2,66 g/cm3
Hệ số rỗng tự nhiên: 0,773
Độ lỗ rỗng: 43,61 %
Độ bão hoà: 93,91 %
Giới hạn chảy: 31,55 %
Giới hạn dẻo: 15,06 %
Chỉ số dẻo: 16,49 %
Độ sệt: 0,74 %
Lực dính đơn vị: 0,123 %
Góc ma sát trong: 9o 15’
Hệ số nén lún: 0,03 cm2/kg
Mô đun tổng biến dạng: 100 kg/cm2 (Được sử dụng theo tiêu TCXD 45 – 78 với b = 1, h =2).
Khả năng chịu tải quy ước: 1,4 kg/cm2 (Được sủ dụng theo TCXD 45 – 78 với b = 1, h = 2).
Tại các lỗ khoan KT1, KT2, KT3, KT4, KT5 ở cuối độ sâu khảo sát đã gặp đá tảng không thể khoan được. Quan sát một số vết lộ bên núi Ba Voi 1, Ba Voi 2 chúng thấy rằng đó là đá vôi màu xám nâu, xám xanh, nứt nẻ.
4.1.2.2. Thuỷ văn, thời tiết:
Qua kết quả thăm dò địa chất thuỷ văn ở khu vực xây dựng, không có nước mạch ngầm nông, do vậy mà việc xử lý để chống ngấm xuống nước ngầm mạch nông không phải thực hiện. Xung quanh không có nước mặt, do vậy, không lo bị ô nhiễm môi trường theo nguồn nước.
Tại thời điểm khảo sát, nước mặt không tồn đọng, hơn nữa bề mặt địa hình khá cao và có xu hướng dốc dần về phía Nam, ngoài ra tại khu trung tâm còn có hệ thống mương thoát nước.
Tại tất cả các hố khoan, nước ngầm chỉ xuất hiện ở phần tiếp giáp với đá tảng. Song tại khu bể sinh học, cách hố khoan KT4 8 – 10m có một giếng khơi ngọt dân vẫn sử dụng cho sinh hoạt.
Nhìn chung, nước mặt ở đây không ảnh hưởng, nước ngầm có khả năng lưu thông với nước trong đới nứt nẻ chứa nước khu vực.
*Kết luận:
+ Vị trí khu đất dự kiến xây dựng là phù hợp cho công tác khảo sát cũng như là sử dụng công trình.
+ Địa hình, địa mạo ở đây có tham gia nhiều thành phần khác nhau song kho ráo và độ chênh cao không lớn, thuận lợi cho công tác khảo sát và xây dựng.
+ Các lớp đất ở đây có thay đổi, song đều có cường độ chịu tải trung bình và có hệ số thấm biến đổi từ 0,008 – 0,01 m/ngày đêm.
+Nước mặt không tồn đọng, nước ngầm chỉ xuất hiện ở nơi tiếp giáp đá, cần chú ý lưu thông nước ngầm với nước trong đới nứt nẻ chứa nước khu vực.
4.1.2.3. Khí hậu:
Các yếu tố thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát tán mùi và các chất ô nhiễm dạng khí và phần nào ảnh hưởng gián tiếp đến quá trình phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong các đống ủ. Tại Bỉm Sơn, các đặc trưng về khí hậu được ghi nhận như sau:
a/ Khí hậu thuỷ văn:
Nhiệt độ không khí lớn nhất: 41,5oC
Nhiệt độ không khí thấp nhất: 12oC
Biên độ dao động trong năm: 11oC – 12oC
Biên độ dao động trong ngày: 6oC – 7oC
Nhiệt độ trung bình cao nhất: 28oC – 29oC
Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 15oC – 16oC
Độ ẩm trung bình hàng năm: 85 %
b/ Chế độ mưa:
Lượng mưa trung bình hàng năm: 1515 mm
Lượng mưa lớn nhất trong năm: 2016 mm
Lượng mưa lớn nhất ngày đêm: 245 mm
Lượng mưa thấp nhất trong năm: 1070 mm
c/ Chế độ gió:
Hướng gió chủ đạo Đông – Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 8, tốc độ gió trung bình là 2,4 m/s.
Hướng gió Tây – Bắc thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 11, tốc độ gió trung bình là 2,1 m/s.
4.1.2.4. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên tại khu vực dự án:
+ Điều kiện nhiệt độ tại khu vực dự án thuận tiện cho việc áp dụng công nghệ sinh học trong việc xử lý chất thải rắn làm phân mùn hữu cơ.
+ Khả năng chịu lực của nền đất tốt, đáp ứng được yêu cầu xây dựng nhà máy.
4.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
Nhà Nước cấp đất để thực hiện dự án, khu đất được giải phóng mặt bằng và miễn tiền thuế đất.
Nhà Nước miễn thuế cho các thiết bị nhập khẩu của dự án.
Tỉnh hỗ trợ xây dựng cơ sở hà tầng (đường sá, điện nước) đến chân hàng rào dự án.
Tỉnh có chính sách ưu đãi lãi suất tín dụng, miễn thuế VAT và thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà máy.
Tỉnh hỗ trợ các khâu thiết lập và hỗ trợ thẩm định dự án.
Tỉnh giúp đỡ các hoạt động xã hội hoá công tác quản lý và bảo vệ môi trường.
Khi xử lý thì mỗi tấn rác vào cổng nhà máy nhận được 5 USD là phí xử lý.
Đầu ra là sản phẩm sẽ được ủng hộ.
5. Giới thiệu dây chuyền công nghệ:
5.1. Lựa chọn công nghệ hợp lý cho Bỉm Sơn
Sở dĩ nhiều thí điểm sử dụng chất thải đô thị để làm phân hữu cơ Compost chưa đạt yêu cầu, còn bộc lộ nhiều nhược điểm là vì công nghệ chưa phù hợp. Vì vậy, lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện và yêu cầu của địa phương là một trong các yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của dự án Bỉm Sơn nói riêng và các dự án xử lý rác đô thị tại Việt Nam nói chung, tức là:
Giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Tận dụng tối đa các nguyên liệu có trong rác thải.
Có hiệu quả cao, tạo ra các sản phẩm có giá trị cao, đáp ứng nhu cầu của người dân tại địa phương và trên phạm vi rộng hơn.
Chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp.
Thiết bị có chất lượng tốt, đảm bảo vận hành trong thời gian dài.
Dựa vào kết quả khảo sát tình hình chung tại địa phương, kết quả phân tích đặc điểm chất thải rắn và rút kinh nghiệm từ các dự án xử lý rác thải đô thị tại việt Nam trong thời gian qua cho thấy phương pháp ủ vi sinh hiếu khí làm phân hữu cơ Compost thích hợp nhất cho việc xử lý chất thải rắn tại Bỉm Sơn và các vùng phụ cận.
Hiện nay thị trường đang có nhu cầu ngày càng cao về phân hữu cơ chất lượng cao để phục vụ trong sản xuất nông nghiệp. Phân hữu cơ Compost rất cần cho nền sản xuất nông nghiệp sinh thái bền vững, cho sản xuất rau sạch và trồng cây cảnh.
Đất canh tác ở Thanh Hoá nói riêng và trong cả nước nói chung đang bị xói mòn mạnh và thoái hoá nhanh tại các vùng đất dốc và tại các vùng thâm canh ở đồng bằng do quá lạm dụng phân vô cơ. Sử dụng phân mùn sẽ trả lại độ mùn cho đất, đem lại sự màu mỡ và qua đó nâng cao chất lưọng nông sản, giảm đáng kể lượng phân vô cơ.
Hiện nay, tại Việt Nam nhiều nhà công nghệ đang giới thiệu các công nghệ khác nhau để làm phân Compost từ rác thải đô thị. Có thể liệt kê các công nghệ chính như sau:
ủ trong thùng quay (của úc, Mỹ): chi phí cho xử lý xấp xỉ 180.000 đ/ tấn rác, vốn đầu tư khoảng 14,5 triệu USD.
ủ hiếu khí kiểu silô hoặc trong các bể có cấp khí cưỡng bức (Nhật, Mỹ, Tây Ban Nha): chi phí cho xử lý xấp xỉ 156.000 đ/tấn rác, vốn đầu tư khoảng 10 triệu USD.
Phương pháp hỗn hợp giữa ủ trong thùng quay và silô có cấp khí cưỡng bức (Pháp): chi phí cho xử lý xấp xỉ 191.000 đ/tấn rác, vốn đầu tư 11 triệu USD.
ủ đống dưới mái che có kết hợp thiết bị đảo trộn (Đức): chi phí cho xử lý xấp xỉ 80.000 đ/tấn rác, vốn đầu tư khoảng 4,5 triệu USD, cho nhà máy có công suất xử lý là 150 tấn rác/ngày và tạo ra sản phẩm phân mùn chất lượng cao.
So sánh các công nghệ nêu trên chúng tôi lựa chon cho dự án tại Bỉm Sơn công nghệ ủ đống dưới mái che kết hợp sử dụng thiết bị đảo trộn của Đức với vốn đầu tư hợp lý và chi phí xử lý 5 USD/tấn rác là chấp nhận được tại Việt Nam. Bởi vì, một số nơi như TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang đã sẵn sàng trả cho các nhà máy xử lý 6 USD/tấn rác. Ngoài ra, mô hình công nghệ của CHLB Đức này còn có ưu điểm là có khả năng linh hoạt, có thể nâng công suất xử lý lên đến 150 tấn/ngày và có thể lên cao hơn nữa, đáp ứng được lượng chất thải rắn gia tăng trong tương lai của Bỉm Sơn và các vùng phụ cận.
5.2. Dây chuyền công nghệ đề xuất:
Song song với việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải, thị xã Bỉm Sơn còn tiến hành chương trình vận động người dân phân loại rác từ nguồn tại các hộ gia đình, tại công sở và các nhà máy, xí nghiệp. Ngoài ra, hệ thống thu gom rác sẽ được cải thiện để mở rộng phạm vi thu gom rác ra cả các vùng lân cận thị xã Bỉm Sơn. Như vậy, rác tập kết đến nhà máy trong tương lai sẽ có các loại chính sau:
Rác xanh, phế thải nông nghiệp.
Rác sinh hoạt, rác chợ.
Để đảm bảo chất lượng sản phẩm được ổn định, nhà máy khi xử lý cần phải có các quy trình công nghệ riêng biệt để xử lý các loại rác này. Rác y tế nguy hại cần phải được xử lý trong lò đốt nhằm loại trừ triệt để mọi nguy cơ gây bệnh. Chất thải còn lại được xử lý với cùng một dây chuyền công nghệ của Đức nhưng phải theo hai quy trình khác nhau.
5.2.1. Quy trình xử lý rác xanh, phế thải nông nghiệp:
Quy trình xử lý rác xanh và phế thải nông nghiệp được biểu diễn ở sơ đồ 1.
Trạm cân
Xe chở rác qua cổng nhà máy đi vào trạm cân. Tại đây, xe chứa rác được cân lần 1 lúc đi vào. Sau khi đổ rác vào khu vực tiếp nhận, xe rác quay trở ra trạm cân và được cân lần 2. Hiệu số hai lần cân sẽ cho biết khối lượng rác mà mỗi xe đã chở vào nhà máy. Như vậy, thông qua trạm cân nhà máy có thể quản lý chính xác số lượng rác từ các nguồn đưa vào xử lý trong một ngày.
Khu vực tiếp nhận
Đây là khu vực nhà có mái che và sàn bê tông để tiếp nhận nguyên liệu từ các xe chở rác. Một số công nhân đứng làm việc tại đây sẽ loại bỏ các chất trơ quá cỡ có lẫn trong thành phần rác xanh như gạch, đá lớn,...
Máy băm
Xe xúc chuyển nguyên liệu vào phễu nạp liệu của máy băm. Để quá trình ủ vi sinh hiếu khí diễn ra nhanh, nguyên liệu cần nghiện nhỏ.
Khu vực ủ nóng
Xe xúc chuyển các nguyên liệu đã băm nhỏ vào khu vực ủ nóng, phối trộn và đánh đống thích hợp. Khu vực này là các nhà mái tôn, có nên cứng và hệ thống thu gom nước rỉ rác. Kích cỡ các đống ủ (chiều cao, chiều rộng đáy, chiều dài), phụ thuộc vào số lượng đầu vào và mặt bằng cho phép. Quá trình ủ nóng chỉ kéo dài trong khoảng hai tuần do các đống ủ được thổi khí chủ động kết hợp với quá trình đảo trộn của xe đảo đống nên đã rút ngắn được thời gian ủ. Trong giai đoạn này, các vi sinh vật hiếu khí hoạt động rất mạnh, chúng cần nhiều oxy cho quá trình phân huỷ. hệ thống cấp khí tự động sẽ cung cấp lượng khí cần thiết vào những thời điểm thích hợp của quá trình ủ. Ngoài ra, nguyên liệu còn được đảo trộn nhiều lần nhờ xe đảo đống. Quá trình đảo đống sẽ giúp các vi sinh vật hiếu khí phân bố đều trong đống ủ, thúc đẩy nhanh trong quá trình phân huỷ. Ngoài ra, kỹ thuật đảo còn làm đều chất lượng Compost trong đống, chuyển nguyên liệu vùng ngoài vào trong và ngược lại, làm nhỏ cấp hạt tăng diện tích tiếp xúc cho vi sinh vật.
Trong giai đoạn này, nhiệt độ của đống ủ sẽ tăng cao ( 50 – 70oC) do kết quả của các quá trình phân huỷ sinh hoá. Với nhiệt độ cao như vậy, hầu hết các vi sinh vật có hại như vi khuẩn đường ruột, trứng giun sán và nấm mốc sẽ bị tiêu diệt. Nhiệt độ các đống ủ được theo dõi hàng ngày, đều đặn để duy trì thời gian ủ, khống chế nhiệt độ đống thích hợp trong thời gian cần thiết đảm bảo quá trình ủ diễn ra thành công.
Ngoài nhiệt độ, quá trình ủ còn phụ thuộc vào độ ẩm và giá trị pH trong đống. Tại đây, cần có các thao tác kỹ thuật điều chỉnh liên tục để tạo cho đống ủ luôn có độ ẩm và giá trị pH thích hợp trong từng giai đoạn khác nhau của quá trình ủ nóng.
Sàng thô
Sau khi dết thúc quá trình ủ nóng, nguyên liệu được cho qua máy sàng với mắt lưới sàng 40mm để tách các nguyên liệu có cấp hạt khác nhau. Nguyên liệu đạt tiêu chuẩn được chuyển sang xử lý tiếp tại khu vực ủ nguội, còn nguyên liệu có cỡ hạt lớn được chuyển trở lại máy băm, trộn cùng các nguyên liệu khác trong khu vực ủ nóng.
Khu vực ủ nguội làm chín phân
Khu vực ủ nguội cũng là các nhà mái tôn, nền cứng. Tại đây không cần bố trí hệ thống thu gom nước rỉ rác vì Compost đã đủ khô. Các đống ủ trong giai đoạn này được bố trí khác với giai đoạn trước, có kích cỡ tương tự. Tuỳ theo yêu cầu chất lượng Compost và điều kiện khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm) quá trình ủ nguội để phân chín hoàn toàn kéo dài từ 4 – 6 tuần, đống ủ được đảo trộn ít hơn so với quá trình ủ nóng.
Sàng tinh
Kết thúc quá trình ủ nguội, nguyên liệu được chuyển đến máy sàng tinh với mắt trống sàng 15mm. Phần có cỡ hạt lớn nằm trên sàng được xử lý trở lại tại khu vực ủ nóng. Phần nguyên liệu lọt qua sàng được đưa qua hệ thống phân tách tỉ trọng để tách ra phần Compost mịn. Sau khi kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn, phân Compost được chuyển sang khu vực đóng bao.
Khu vực đóng bao thành phẩm
Tuỳ theo nhu cầu sử dụng phân bón cho các mục đích và các loại đất k
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36186.doc