Khóa luận Phân tích chi phí xây lắp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần xây dựng công trình 512

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH CHI PHÍ XÂY LẮP TRONG DOANH NGHIỆP 2

I. CHI PHÍ XÂY LẮP 2

1. Khái niệm chi phí xây lắp 2

2. Phân loại chi phí xây lắp 2

2.1. Phân loại chi phí xây lắp theo nội dung kinh tế 2

2.2. Phân loại chi phí theo mục đích và công dụng 3

2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả kinh doanh 4

II. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CHI PHÍ XÂY LẮP 5

1. Khái niệm phân tích 5

2. Mục đích 5

3. Ý nghĩa 5

4. Phương pháp phân tích 6

4.3. Phương pháp liên hệ đối cân đối 9

4.4. Phương pháp hồi quy 9

III. PHÂN TÍCH CHI PHÍ XÂY LẮP 10

1. Phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 10

1.1. Chỉ tiêu phân tích và các nhân tố ảnh hưởng 10

1.1.1. Chỉ tiêu phân tích 10

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng 10

1.2. Phương pháp phân tích 11

2. Phân tích chi phí nhân công trực tiếp 13

2.1. Chỉ tiêu phân tích và các nhân tố ảnh hưởng 13

2.1.1. Chỉ tiêu phân tích 13

2.1.2. Nhân tố ảnh hưởng 13

2.2. Phương pháp phân tích 14

3. Phân tích chi phí sử dụng máy thi công 15

3.1. Chỉ tiêu phân tích 15

3.2. Phương pháp phân tích 16

4. Phân tích chi phí sản xuất chung 16

4.1. Chỉ tiêu phân tích 16

4.2. Phương pháp phân tích 17

Phần II:PHÂN TÍCH CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 512 18

A. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CP XDCT 512 18

I. Quá trình hình thành, phát triển, chức năng, nhiệm vụ của Công ty 18

CP XDCT 512 18

1. Quá trình hình thành 18

2. Quá trình phát triển 19

3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 20

3.1. Chức năng 20

3.2. Nhiệm vụ 20

II. Cơ cấu tổ chức sản xuất và đặc điểm tổ chức bộ máy tại Công ty 21

CP XDCT 512 21

1. Tổ chức sản xuất của Công ty 21

2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban 22

III. Tổ chức kế toán tại Công ty 24

1. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 24

1.1. Sơ đồ bộ máy kế toán tại Công ty 24

1.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 24

2. Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty 25

B. PHÂN TÍCH CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CP XDCT 512 27

I. Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích chi phí 27

II. Phân tích chi phí xây lắp theo giá trị 28

1 .Phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 28

2. Phân tích chi phí nhân công trực tiếp 31

3. Phân tích chi phí sử dụng máy thi công 34

4. Phân tích chi phí sản xuất chung 37

III. Phân tích chi phí xây lắp theo tiến độ thi công 39

1. Tổ chức dữ liệu phục vụ phân tích 39

2. Phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu 40

3. Phân tích tình hình sử dụng lao động 41

4. Phân tích tình hình sử dụng máy thi công 43

5. Phân tích tình hình sử dụng chi phí sản xuất chung 44

Phần III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 512 45

I. NHỮNG NHẬN XÉT CHUNG 45

1. Ưu điểm 45

1.1. Công tác tổ chức xây lắp 45

1.2. Công tác tổ chức hệ thống kế toán 45

1.3. Công tác kiểm soát chi phí xây lắp 46

2. Nhược điểm 46

2.1. Công tác tổ chức xây lắp 46

2.2. Công tác kế toán 46

2.3. Công tác kiểm soát chi phí xây lắp 47

2.3.1. Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 47

2.3.2. Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp 48

2.3.3. Kiểm soát chi phí sử dụng máy thi công 49

2.3.4. Kiểm soát chi phí sản xuất chung 49

II. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CP XDCT 512 50

1. Công tác tổ chức xây lắp 50

2. Công tác tổ chức hệ thống kế toán 51

MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 52

3. Công tác kiểm soát chi phí xây lắp 53

3.1. Chi phí nguyên vật liêu trực tiếp 53

3.2. Chi phí nhân công trực tiếp 57

3.3- Chi phí sử dụng máy thi công 58

3.4. Chi phí sản xuất chung 60

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC 61

1. Rút ngắn thời gian thi công nhằm giảm chi phí 61

1.1. Chi phí rút ngắn thời gian công việc: 61

1.2. Mô hình tuyến tính cho quyết định rút ngắn thời gian thi công 62

2. Hoàn thiện công tác phân tích 63

2.1. Phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 63

2.2. Phân tích chi phí nhân công trực tiếp 64

2.3. Phân tích chi phí nhân công trực tiếp 65

2.4. Phân tích chi phí sản xuất chung 65

3. Marketing trong xây lắp 68

4. Môi trường làm việc 70

LỜI KẾT 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích chi phí xây lắp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty Cổ phần xây dựng công trình 512, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thợ. Nhưng nhân tố ảnh hưởng lớn đến chi phí nhân công là định mức tiêu hao, còn đơn giá ngày công cho mỗi bậc thợ được Nhà Nước quy định. Áp dụng phương pháp so sánh để đánh giá chung mức biến động chi phí nhân công cho từng đội giữa thực tế với dự toán. Bằng phương pháp thay thế liên hoàn xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP TT HẠNG MỤC PT CPNCTT MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG ∆m ∆P Tổng hợp I Nền đường 984,271,778.181 932468000.4 932468000.4 -51,803,777.799 0 -51,803,777.799 II Mặt đường 3,561,815,470.770 3287829665 3287829665 -273,985,805.444 0 -273,985,805.444 III Công trình 232,730.256 217214.9056 217214.9056 -15,515.350 0 -15,515.350 IV Khối lượng khác 95,014,404.211 93574792.03 93574792.03 -1,439,612.185 0 -1,439,612.185 V An toàn giao thông 3,049,996.291 2439997.033 2439997.033 -609,999.258 0 -609,999.258 VI Đường ngang 59,600,837.682 52588974.43 52588974.43 -7,011,863.257 0 -7,011,863.257 VII Rãnh + Tấm đan 122,973,455.134 115595047.8 115595047.8 -7,378,407.308 0 -7,378,407.308 4,826,958,672.525 4,484,713,691.924 4,484,713,691.924 -342,244,980.601 0.000 -342,244,980.601 Yếu tố lao động tác động đến sản xuất tổng hợp của công trình, cụ thể là số lượng lao động và trình độ sử dụng lao động nhằm giảm chi phí nhân công trực tiếp mà vẫn đảm bảo tiến độ của công trình và đảm bảo chất lượng. Tại đơn vị 21 đội xây lắp được huy động để thi công công trình Quốc lộ 19. Qua bảng so sánh ta thấy chi phí nhân công trực tiếp ở thực tế thấp hơn dự toán là 324,359,180.00 (đồng), chiếm khoản 6.79% so với dự toán, việc giảm chi phí nhân công trực tiếp có rất nhiều nguyên nhân, để thấy rõ sự ảnh hưởng của các nhân tố ta xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố như sau: Định mức hao phí lao động ở thực tế thấp hơn dự toán là 342,244,980.601 (đồng), trong thời gian thi công đơn vị có sự tổ chức lao động tốt hơn, trình độ tay nghề của công nhân được nâng cao, giảm thiểu sự hỏng hóc của máy móc, quy cách, phẩm chất của nguyên vật liệu đảm bảo. Điều này thể hiện rõ quá trình quản lý chặt chẽ của Ban quản lý đội thi công. Đồng thời với việc quản lý ngày công, giờ công cũng như tinh thần làm việc của các nhân viên thi công trên công trường thì việc hạch toán các khoản chi phí nhân công phát sinh trên công trình cũng rất quan trọng và phức tạp, người thực hiện việc hạch toán này là kế toán chi phí. Việc ghi chép, phản ánh được căn cứ vào: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương nhân công, bảng nghiệm thu kỹ thuật... được thực hiện chính xác nhằm phản ánh đúng những chi phí thực tế phát sinh. Do tổ chức lao động tại nơi thi công đựơc thực hiện một cách chặt chẽ: kiểm tra chặt chẽ sự có mặt của công nhân thông qua bảng chấm công, giám sát giờ làm việc của công nhân. Công ty thường xuyên kiểm tra đột xuất số công nhân thực tế thi công trên công trường để xem xét việc chấm công một cách chính xác, so sánh số nhân viên thực tế với số nhân viên theo hợp đồng ở phòng tổ chức hành chính. Bên canh đó trình độ tay nghề của công nhân không ngừng được nâng cao, máy móc thiết bị được đầu tư mua sắm mới và điều này làm giảm số ngày công của công nhân, không gián đoạn trong quá trình thi công. Các hạng mục nền đường và mặt đường chiểm tỷ lệ cao trong tổng chi phí nhân công trực tiếp. Ta thấy tổng chi phí nhân công thực tế là 4.452.824.420 (đồng) giảm 234.359.180 (đồng) so với dự toán, trong đó chi phí nhân công ở hạng nền đường giảm 51,803,777.80 (đồng) chiếm 5.26% so với dự toán, hạng mục mặt đường giảm 273,985,805.44 (đồng) chiếm 7.69% so với dự toán. Qua việc so sánh chi phí nhân công ta thấy đựơc phần nào đó trách nhiệm của các bộ phận tại Công ty nhất là các tổ, các đội, các bộ phận đã tổ chức tốt từng khâu từng bộ phận, có sự giám sát rõ ràng từ việc tuyển chọn nhân viên, giám sát thi công, tính lương, hạch toán chi phí và ghi chép vào sổ sách kế toán...nhằm đảm bảo tiến độ thi công công trình, quản lý chặt chẽ khối lượng và chất lượng công việc hoàn thành, hạn chế tối đa chi phí bất hợp lý phát sinh. Một vấn đề quan trọng là việc sử dụng nguồn nhân lực lao động, thường xuyên đào tạo, nâng cao tay nghề của các đội xây lắp, nguyên vật liệu cung ứng kịp thời và đảm bảo chất lượng và đầu tư máy móc đảm bảo cho qúa trình thi công được liên tục để giảm chi phí. Đơn giá ngày công của công nhân tăng theo điều chỉnh của TT03 và TT16 về việc điều chỉnh tiền lương của công nhân xây dựng cơ bản, tuy vậy doanh nghiệp vẫn có công văn bổ sung vào dự toán theo thông tư mới, nên nhân tố đơn giá ngày công không ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp thi công, việc trả lương cho công nhân còn tuỳ thuộc vào hình thức trả lương của doanh nghiệp Ở Công ty, việc tính trả lương cho người lao động được tiến hành theo 2 hình thức chủ yếu, đó là: trả lương theo thời gian và trả lương khoán. + Trả lương theo thời gian: Công ty áp dụng hình thức này đối với những công nhân gián tiếp thi công như: vận chuyển vật liệu trong thi công, bảo dưỡng bê tông, dọn dẹp vật liệu trên công trường...những công việc này không tạo ra một sản phẩm cụ thể nào. Do đó, Công ty không xây dựng được định mức lương cho từng nhân viên mà chỉ dùng thước đo phân loại thi đua để trả lương nhằm khuyến khích nhân viên làm việc tính cực đem lại hiệu quả chung cho Công ty. + Trả lương khoán: hình thức trả lương này thường được áp dụng đối với những công nhân trực tiếp thi công công trình. Dựa vào độ phức tạp của công trình, Công ty chia công trình thành nhiều hạng mục và khoán cho các đội. Mỗi đội sẽ được giao khoán một hạng mục công trình nào đó tuỳ vào số lượng, kinh nghiệm và trình độ tay nghề của công nhân. Cũng có thể, mỗi đội sẽ phân chia hạng mục công trình của mình thành nhiều hạng mục nhỏ và giao khoán lại cho một vài công nhân thực hiện, khi hoàn thành đội sẽ trực tiếp thanh toán tiền.. Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty được thực hiện tương đối tốt ở từng bộ phận, từng khâu làm cho chi phí ở thực tế giảm nhưng không đáng kể. Tuy có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng ở từng khâu: tuyển chọn nhân viên, giám sát thi công, tính lương, hạch toán chi phí và ghi chép vào sổ sách kế toán...nhằm đảm bảo tiến độ thi công công trình, quản lý chặt chẽ khối lượng và chất lượng công việc hoàn thành, hạn chế tối đa chi phí bất hợp lý phát sinh. Tuy nhiên, trong mỗi khâu, mặc dù đã có sự kiểm soát chặt chẽ của ban lãnh đạo, ban quản lý nhưng vẫn có những sai sót. Vì vậy trong tương lai các đội thi công cần giám sát chăt chẽ hơn nữa để giảm thiểu chi phí phát sinh, việc phân chia thành nhiều đội sẽ làm tăng chi phí giám sát hơn. Để đánh giá các biến động về chi phí nhân công do ảnh hưởng của các yếu tố trên có tích cực hay không cần xem xét đến điều làm việc của người lao động, công tác tổ chức lao động và vai trò đòn bẩy của tiền lương trong việc tăng năng suất lao động ở đội thi công, công tác đánh giá xem xét đến tính hợp lý trong phân phối tiền lương và mối quan hệ với chi phí chung toàn Công ty. 3. Phân tích chi phí sử dụng máy thi công Một sản phẩm xây lắp được hoàn thành không thể không tính đến chi phí sử dụng máy thi công. Đối với các Công ty xây lắp, máy thi công phục vụ cho công trình có thể đi thuê từ các dịch vụ bên ngoài hay do doanh nghiệp tự bỏ vốn ra mua sắm. Riêng đối với Công ty thì máy thi công hầu như do doanh nghiêp tự mua sắm. Theo dõi việc mua sắm, sử dụng máy thi công đúng mục đích, đúng đối tượng, vấn đề bảo quản bảo trì và sữa chữa máy thi công...luôn là vấn đề đặt ra đối với nhà quản lý. Chi phí sử dụng máy thi công là chi phí biến động cùng chiều cùng tỉ lệ với khối lượng xây lắp nên khi phân tích ta thường cố định khối lượng sản phẩm xây lắp ở kỳ thực tế. Chi phí sử dụng máy thi công gồm nhiều loại có tính chất khác nhau nên trước khi phân tích việc tổ chức dữ liệu rất phức tạp. Để phân tích chi phí sử dụng máy thi công người ta dùng phương pháp so sánh trên từng nội dung. Đối với công ty chi phí sử dụng máy thi công được phân bổ cho tưng đội nhưng không có tiêu thức phân bổ. Do giới hạn của khoá luận em chi trình bày điển hình bày một vài loại máy điển hình sử dụng trong quá trình thi công ảnh hưởng đến chi phí sử dụng máy thi công. Sau đây là bảng phân tích mưc độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chi phí sử dụng máy thi công: BẢNG PHÂN TÍCH CHI PHÍ SỬ DỤNG MÁY THI CÔNG STT ĐỘI LOẠI MÁY Phân tích chi phí sử dụng máy thi công Mức độ ảnh hưởng ∆M ∆P Tổng hợp 1 Ông Phư Lu star 27,780,000.0 27,780,000.0 27,780,000.0 0.0 0.0 0.0 Lu rung 44,648,917.3 44,648,917.3 44,791,994.1 0.0 143,076.8 143,076.8 Lu Sakai 19,922,649.4 19,720,389.0 19,475,274.0 -202,260.4 -245,115.0 -447,375.4 Máy đào 7,080,729.9 7,080,729.9 6,090,000.0 0.0 -990,729.9 -990,729.9 Máy lu 3,128,770.0 3,128,770.0 3,025,000.0 0.0 -103,770.0 -103,770.0 Máy san 18,000,277.7 17,992,634.2 18,835,601.6 -7,643.4 842,967.4 835,324.0 Máy đào Solar 12,536,338.3 12,536,338.3 8,673,000.0 0.0 -3,863,338.3 -3,863,338.3 Máy Xúc Komatsu 203,469.3 187,191.7 207,000.0 -16,277.5 19,808.3 3,530.8 2 Ông Sơn Máy đào 488,326.2 463,909.9 399,000.0 -24,416.3 -64,909.9 -89,326.2 Ôtô 12T 1,446,616.1 1,315,105.5 1,200,000.0 -131,510.6 -115,105.5 -246,616.1 Máy cắt uốn 739,970.4 712,458.7 675,900.0 -27,511.7 -36,558.7 -64,070.4 Máy đào bánh xích 22,387,628.8 20,505,910.0 20,400,000.0 -1,881,718.8 -105,910.0 -1,987,628.8 Máy đào bánh xích 1.25 m3 22,494,557.7 22,450,248.0 18,240,000.0 -44,309.7 -4,210,248.0 -4,254,557.7 Máy đào 0.8 m3 919,681.0 919,681.0 847,500.0 0.0 -72,181.0 -72,181.0 3 Ông Quyên Lu star 4,361,926.7 4,361,926.7 3,940,000.0 0.0 -421,926.7 -421,926.7 Trạm trộn BTN 25T/h 265,856,868.7 262,969,362.0 255,000,000.0 -2,887,506.7 -7,969,362.0 -10,856,868.7 Trạm trộn BTN 60T/h 181,685,492.6 181,091,749.2 164,700,000.0 -593,743.4 -16,391,749.2 -16,985,492.6 Trạm trộn BTN 60T/h 153,835,770.2 148,156,440.0 144,000,000.0 -5,679,330.2 -4,156,440.0 -9,835,770.2 Máy đào 3,686,862.8 3,678,724.0 3,164,000.0 -8,138.8 -514,724.0 -522,862.8 4 Ông Nhân Máy đào Solar 20,047,542.6 19,299,680.0 14,400,000.0 -747,862.6 -4,899,680.0 -5,647,542.6 Máy ủi 110cv 6,751,945.1 6,663,748.4 6,120,000.0 -88,196.7 -543,748.4 -631,945.1 Ôto tự đổ 2,689,015.7 2,543,663.5 2,450,000.0 -145,352.2 -93,663.5 -239,015.7 Máy đầm 25T 5,940,589.2 5,875,308.0 5,400,000.0 -65,281.2 -475,308.0 -540,589.2 Ôtoô tưới nhựa 31,142,251.1 31,063,109.4 21,980,000.0 -79,141.7 -9,083,109.4 -9,162,251.1 Máy cắt tôn 3,525,442.4 3,349,170.3 3,116,000.0 -176,272.1 -233,170.3 -409,442.4 máy biến thế hàn xoay chiều 7,823,785.4 7,810,632.8 7,720,000.0 -13,152.6 -90,632.8 -103,785.4 Ô to tưới nước 16,615,659.2 16,335,620.0 14,000,000.0 -280,039.2 -2,335,620.0 -2,615,659.2 Máy san 1,031,700.0 855,000.0 750,000.0 -176,700.0 -105,000.0 -281,700.0 886,772,783.7 873,496,417.8 817,380,269.7 -13,276,365.9 -56,116,148.1 -69,392,514.0 Từ số liệu của bảng tổng hợp chi phí xây lắp ở thực tế so với dự toán như sau: Qua bảng so sánh ta thấy chi phí sử dụng máy thi công ở thực tế thấp hơn dự toán là 128.897.549 (đồng) do nhiều nguyên nhân: Số ca máy ở thực tế thấp hơn dự toán làm cho chi phí sử dụng máy thi công giảm 13,276,365.9 (đồng) đó là sự cố gắng của Công ty trong việc tổ chức lao động, máy móc hoạt động hết công suất, thường xuyên bảo trì nhằm giảm thiểu sự hỏng hóc, máy thi công phải sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch. Máy móc của các đội đã hoạt động liên tục không nghỉ chờ việc.Chi phí này giảm là do này giảm là do các đội quản lý chặt chẽ thời gian và năng suất hoạt động của máy. Do đơn giá ca may giảm so với dự toán nên chi phí sử dụng máy thi công giảm 56,116,148.1 (đồng), tuy nhiên có một số loại máy có đơn giá tăng làm ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí sử dụng máy thi công như máy: lurung, lustar, máy san,….và Công ty đã thuê một số máy phục vụ kịp tiến độ của công trình. Kiểm soát chi phí sử dụng máy thi công giữa các bộ phận, nhằm thực hiện việc mua sắm, sử dụng, bảo quản, bảo trì, sửa chữa máy thi công đúng mục đích, đúng kế hoạch, tránh tình trạng mất cắp, lạm dụng, sử dụng máy thi công không đúng mục đích. Để giảm bớt chi phí, hằng quý công ty lập kế hoạch trích trước chi phí sữa chữa máy thi công, không thể đưa các chi phí vào một kỳ, việc này sẽ làm giảm doanh thu của Công ty. Đối với Công ty, chi phí máy thi công được tính và phân bổ cho từng đội thi công theo số ca máy đã được lập trong dự toán. Đặc điểm của ngành xây dựng phải chịu ảnh hưởng của khí hậu, thời tiết nên chi phí lán trại, chi phí khác phục vụ máy thi công tăng nhưng ngược lại hầu hết các khoản mục chi phí đều giảm nên chi phí sử dụng máy thi công giảm. Việc cung ứng, vận chuyển, điều động máy thi công được thực hiện bởi phòng kỹ thuật thi công. Công trình đều có dự toán, thiết kế trước khi thi công công trình căn cứ vào dự toán chi phí được duyệt, phòng kỹ thuật sẽ tiến hành lập bảng “Bảng dự trù điều máy thi công”, việc này giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình chi phí máy thi công cho công trình và tìm biện pháp tiết kiệm được chi phí. Công ty thực hiện việc tiết kiệm chi phí sử dụng máy thi công tương đối tốt. Song, bên cạnh đó cũng còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập như việc theo dõi ca máy chưa được thực hiện chặt chẽ, vấn đề bảo trì, bảo dưỡng máy thi công còn xem nhẹ, việc sửa chữa không đúng kế hoạch diễn ra nhiều. Hoạt động sửa chữa chỉ do người vận hành máy thực hiện sau đó mang chứng từ về phòng kế toán để được hoàn chứng từ và thanh toán nên việc gian lận một cách tinh vi khó mà phát hiện ra được, đặc biệt các chứng từ này chỉ được kiểm tra một cách thông thường, xem có hợp lý hay không. Vì vậy trong nghiệp vụ sửa chữa máy móc thiết bị thì Công ty nên quy định phải sửa ở những nơi mà Công ty thường xuyên sửa chữa để thuận lợi cho công tác kiểm tra chứng từ, dù là sửa chữa trong kế hoạch hay ngoài kế hoạch thì khi sửa chữa đều phải mang đến nơi này. Chi phí máy thi công chiếm tỷ lệ cao ở các hạng mục nền đường, mặt đường, cống, thảm nhựa,….nhưng máy móc thiết bị của công ty không đáp ứng kịp thời quá trình thi công, một số đội đã thuê ngoài máy đào, máy san,…. để phục vụ kịp thời quá trình thi công. Như vậy, việc so sánh và phân tích những nguyên nhân làm giảm chi phí sử dụng máy thi công, tuy còn nhiều bất cập nhưng Công ty đã tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục trong tương lai để giảm chi phí, hạ giá thành và tăng lợi nhuận. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã xây dựng một hệ thống, tổ chức các công việc phù hợp với biến động của thị trường. 4. Phân tích chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là một khoản chi phí rất đa dạng, phức tạp,bất thường, không theo dự toán như các loại chi phí khác. Do đó, việc kiểm soát chi phí sản xuất chung luôn là vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý, làm thế nào để khống chế chi phí thấp nhất, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm xây lắp, tăng lợi nhuận cho Công ty, đồng thời góp phần tạo sự cạnh tranh giữa các Công ty xây dựng với nhau. Đối với Công ty 512 hầu hết các chi phí này hạch toán chung cho toàn bộ công trình không hạch theo từng hạng mục, tất cả đều được hợp thức hoá chứng từ kế toán, qua số liệu của bảng tổng hợp chi phí xây lắp thực tế và dự toán của công trình ta có bảng so sánh chi phí sản xuất chung như sau: BẢNG SO SÁNH CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ DỰ TOÁN THỰC TẾ CHÊNH LỆCH GIÁ TRỊ TY TRỌNG (%) 1 Chi phí nhân công 818,796,645 690,886,969 -127,909,676 -15.62 2 Chi phí vật liệu 436,950,121 371,225,098 -65,725,023 -15.04 3 Chi phi dụng cụ sản xuất 99,472,902 67,495,600 -31,977,303 -32.15 4 Chi phí khấu hao TSCĐ 299,850,001 307,948,119 8,098,118 2.70 5 Chi phí dịch vụ mua ngoài 268,211,511 219,360,349 -48,851,162 -18.21 6 Chi phí bằng tiền khác 185,951,439 241,393,223 55,441,783 29.82 TỔNG 2,109,232,620 1,898,309,358 -210,923,263 -10.00 Chi phí sản xuất chung là những chi phí gián tiếp, là những chi phí nhạy cảm thường không thay đổi theo số lượng công trình nên ta sử dụng phương pháp so sánh bằng số tương đối. Qua số liệu tổng hợp ở bảng so sánh ta thấy chi phí sản xuất chung cả công trình ở thực tế thấp hơn dự toán 210,923,263 (đồng) chiếm khoản 10% so với dự toán, việc giảm chi phí do một số nguyên nhân sau: Riêng đối với các khoản trích theo lương như BHYT, BHXH, KPCĐ của công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công không đưa vào chi phí sử dụng máy thi công mà được tập hợp vào chi phí sản xuất chung phần tính vào chi phí 19%. Đây là điểm khác biệt so với các ngành khác. Dựa vào tiền lương hằng tháng của công nhân, Công ty trích theo tỷ lệ quy định của Nhà nước nên chi phí nhân công ở khoản mục chi phí này cao. Tuy nhiên, thực tế vẫn thấp hơn dự toán là 127,909,676 (đồng), việc giảm này do Công ty đã tổ chức sản xuất tương đối tốt, trình độ người lao động cao, Công ty có chính sách kích thích người lao động nhằm tăng năng suất lao động, giảm thời gian chờ việc của máy móc. -Chi phí vật liệu dùng cho sản xuất chung như, xăng, dầu, mỡ,…luôn luôn biến động chịu ảnh hưởng của yếu tố đầu vào nhưng Công ty đã nắm bắt được và có phương án điều chỉnh, bổ sung, và dự trù nguyên vật liệu trượt giá, và kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vật liệu trong quá trình thi công, phải có chứng từ hợp lệ mới được xuất dùng. - Riêng vật liệu công cụ dụng cụ giảm 31,977,303 (đồng), tương ứng 32.15% so với dự toán, việc xuất dùng cho mục đích chung của đội thì được tổ trưởng, các nhân viên quản lý khác theo dõi chặt chẽ và báo cáo tình hình, mục đích sử dụng cho đội trưởng.Có sự kiểm soát chặt chẽ đã góp phần làm giảm chi phí dụng cụ sản xuất là 31,977,303(đồng) - Chi phí khấu hao tài sản cố định phân bổ cho bộ phận quản lý đội phải được căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao. Tại Công ty chi phí khấu hao máy thi công ở thực tế cao hơn dự toán vì hầu hết máy móc thiết bị đã cũ mặc dù Công ty có đầu tư mua sắm mới nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu cho quá trình thi công, hằng quý Công ty phải trích khấu hao máy móc thiết bị, chi phí khấu hao thực tế cao hơn dự toán là 8,098,118 (đồng), do máy móc thi công của Công ty trích khấu hao gần hết mà chưa được đầu tư mua sắm mới. - Chi phí khác bằng tiền thực tế cao hơn dự toán là 55,441,783 (đồng) đây là khoản mục chi phí nhạy cảm, khó kiểm soát được, nên Ban quản lý cần xem xét lại khoản mục này để có biện pháp khắc phục. Tại đơn vị không hạch toán chi phí sản xuất chung cho từng mảng, từng hạng mục công trình mà hạch toán chung cho toàn bộ công trình và tập hợp vào tài khoản 6272, không có tiêu thức phân bổ còn mang tính chất chủ quan, do vậy không chính xác. Vì vậy mà việc xác định chi phí sản xuất chung không dựa vào một tiêu thức nào cụ thể. Khi lập dự toán chi phí sản xuất chung là 66% chi phí nhân công trực tiếp nhưng thực tế không kiểm soát đựơc. Vì thế việc phân tích chi phí sản xuất chung trên đây chỉ nhằm mục đích tham khảo không thể dùng để ra quyết định vì chưa chính xác tuyệt đối. Cơ cấu chi phí sản xuất chung tuỳ thuộc vào đăc điểm hoạt động của Công ty và mức độ mức độ hoạt động. Việc tiết kiệm chi phí sản xuất chung ở Công ty được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, về cơ bản vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần được khắc phục. Đối với các khoản chi phí nhạy cảm như công tác phí, giao dịch phí...thì ban quản lý chưa kiểm soát chặt chẽ, kế toán chỉ xem xét sự hợp lý hoá của chứng từ chứ chưa có sự kiểm tra đối chiếu, xem xét những khoản chi phí phát sinh có thực sự đúng không. III. Phân tích chi phí xây lắp theo tiến độ thi công 1. Tổ chức dữ liệu phục vụ phân tích BẢNG TỔNG HỢP TIẾN ĐỘ HOÀN THÀNH DỰ TOÁN Quốc lộ 19 Hàm Rồng Biên Giới Việt Nam Campuchia Tiến độ thi công Các hạng mục Dự toán Thực tế Tỷ lệ hoàn thành KLCTXL Tỷ lệ kết cấu (%) KLCTXL Tỷ lệ kết cấu (%) Thực hiện từ 16/06/04 đến 16/06/05 Nền đường 59,109 16.23 58008 16.73 98.14 Thực hiện từ 16/06/05 đến 11/11/05 (ĐC theo 03) Mặt đường 282,544.240 79.92 270,024 79.97 95.57 Thực hiện từ 11/11/05 đến 31/08/2006 (ĐC theo 16) Cống 16 0.54 16 0.00 100 Hạng mục khác 2,975.21 0.84 2930 0.84 98.5 Thực hiện từ 31/8/06 đến 30/04/2006 (ĐC theo 16) Đường ngang 3,622.81 1.03 3,610.2 1.03 98.97 Rãnh + Tấm đan 5,072.59 1.44 4,900 1.39 96.6 Chưc thực hiện 172.59 1.25 1.25 353,339.85 100 348,930.4 98.75 98.75 2. Phân tích tình hình cung ứng nguyên vật liệu Do thời gian và giới hạn của khoá luận em chỉ trình bày một vài nguyên vật liệu để thấy đươc tình hình cung ứng nguyên vật liệu nhằm đảm bảo tiến độ thi công: Số lượng nhập Tồn kho đầu kỳ Lượng vật tư tiêu hao Tồn kho cuối kỳ 1. Nhựa đường DT TT C/ lệch 1000 950 -50 2500 2000 -500 2600 2560 -40 900 890 -10 2. Sơn DT TT Chênh lệch 1.500 1.475 -25 1.750 1.750 - 2.125 2.050 -75 1.125 1.083 -42 3. Ván khuôn DT TT Chênh lệch 500 500 - 2.078 2.000 -78 2.075 2.050 -25 503 450 -53 4. Thép DT TT Chênh lệch 7.250 7.000 -250 - -25 10.500 10.500 - 13.400 13.900 +500 4.350 3.600 -750 5. Các loại đá DT TT Chênh lệch 3.400 3.330 -70 2.100 1.980 -120 3.250 3.120 -130 2.250 2.190 -60 Tình hình cung ứng vật tư của doanh nghiệp chưa đồng bộ. Lượng vật tư dự trữ không đồng đều. Để thấy rõ hơn ta di phân tích chi tiết tình hình cung ứng vật tư của những loại vật tư chủ yếu sau: Đối với nhựa đường Công ty đã đảm bảo được được lượng nhựa theo dự toán. Việc giảm mức tiêu hao lượng nhựa là do Công ty đã bảo quản tốt trong quá trình dự trữ giúp Công ty hoàn thành các hạng mục nền đường theo đúng tiến độ thi công. Sơn các loại: Công ty cũng đảm bảo lượng sơn dự trữ vì đây là nguyên vật liệu phải nhập khẩu, dự trữ theo kế hoạch. Cũng do giảm mức tiêu hao bình quân thực tế so với dự toán nên chi phí nguyên vật liệu giảm. Việc tăng số ngày dự trữ của sơn so với kế hoạch là tốt đảm bảo cho việc cung ứng vật tư. Ván khuôn có 2 loại là ván khuôn gỗ và ván khuôn sắt, đây là loại nguyên liệu có thể sử dụng lại nhiều lần nên Công ty phải có kế hoạch dự trữ và bảo quản nhằm đảm bảo tiến độ thi công. Thép: lượng dự trữ thép không theo kế hoạch, vì vậy Công ty phải nhập thêm nguyên vật liệu thép các loại nhằm đảm bảo tiến độ thi công và không gián đoạn do tình trạng không cung ứng kịp thời nguyên liệu. Đá các loại do giảm mức tiêu hao bình quân thực tế so với dự toán là 130 nên mặc dù số lượng đá chì cung ứng có giảm đi 70 m3 cũng không ảnh hưởng lớn đến lượng dự trữ đá̀ theo dự toán Với kết quả phân tích trên thì tình hình cung ứng vật tư của doanh nghiệp là chưa tốt. Những vật tư trên đây mang tính đồng bộ nên Công ty không đảm bảo kịp thời và đủ số lượng theo yêu cầu sẽ ảnh hưởng tới công tác thi công, một số hạng mục không đảm bảo tiến độ thi công. 3. Phân tích tình hình sử dụng lao động BẢNG PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG Chỉ tiêu Dự toán Thực tế So sánh SL TT SL TT Tuyệt đối % Tỉ trọng 1.Tổng số lao động (người) 2.Tổng số công nhân trực tiếp tham gia vào công tác xây lắp.(người) Công nhân bậc 3/7 Công nhân bậc 3.5/7 Công nhân bậc 4/7 Công nhân bậc 4.5/7 Công nhân bậc 5/7 3.Số lao động gián tiếp ( người) 228 199 60 40 42 47 10 29 100 87,2 30,15 20,1 21,1 23,6 5,02 12,71 241 212 60 41 45 54 15 29 100 87,96 28,3 19,33 21,22 24,05 7,07 12,03 13 13 0 1 3 4 5 0 5,7 6,53 0 2,5 7,14 8,51 50 0 0 0,76 -1,85 -0,77 0,12 0,45 2,05 -0,68 Qua số liệu tính toán ở trên ta thấy: Trong kỳ tổng số lao động của doanh nghiệp tăng lên 13 người. Số lao động tăng lên là công nhân sản xuất là lực lượng lao động trực tiếp trong Công ty tham gia vào quá trình xây lắp. Điều đó làm cho tỷ trọng công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình xây lắp tăng, còn tỷ trọng lao động gián tiếp giảm. Đây có thể là xu hướng tích cực trong sản xuất kinh doanh. Để thấy rõ hơn ta đi phân tích sâu vào số công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình thi công. Đối với công nhân bậc 5/7 trong kỳ đã tăng thêm 5 công nhân, công nhân bậc 4.5/7 tăng thêm 4 công nhân tương ứng với tỷ lệ tăng 8,51%, công nhân bậc 4/7 tăng thêm 3 công nhân tương ứng với tỷ lệ 7,14%, công nhân bậc 3.5/7 tăng 1 công nhân tương ứng với tỷ lệ 2,5%, còn công nhân bậc 3/7 không thay đổi. Số công nhân có trình độ tay nghề cao ngày càng được Công ty tuyển dụng. Qua đó phản ánh trình độ tay nghề của công nhân trong Công ty tăng. Chứng tỏ Công ty đã chú ý đến tay nghề của công nhân trực tiếp xây lắp để tăng năng suất lao động. Mặt khác trong khi tổng số lao động tăng 5,7% (lao động trực tiếp tăng 6,53%) cơ cấu lao động của Công ty xây lắp chưa hợp lý, tay nghề còn thấp, tại Công ty chưa tận dụng hết năng lực sản xuất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18050.doc
Tài liệu liên quan