MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU . .1
1.1 Cơsởhình thành đềtài . .1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu . .2
1.3 Phạm vi nghiên cứu . 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu . 2
1.5 Ý nghĩa . .2
Chương 2: CƠSỞLÝ LUẬN . . .3
2.1 Tổng quan vềNgân hàng thương mại . 3
2.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại . .3
2.1.2 Bản chất của Ngân hàng thương mại . 3
2.1.3 Chức năng của Ngân hàng thương mại . 3
2.2. Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại . 3
2.2.1. Khái niệm vốn . 3
2.2.2 Cơcấu vốn của Ngân hàng . .3
2.2.3 Vai trò của nguồn vốn và ý nghĩa của công tác huy động vốn . 4
2.2.4 Các hình thức huy động vốn của NHTM . .5
2.3. Tín dụng Ngân hàng thương mại . . 7
2.3.1 Khái niệm . . .7
2.3.2 Các hình thức tín dụng . .7
2.3.3 Bản chất và chức năng của tín dụng . 8
2.3.4 Vai trò của tín dụng . . .8
2.3.5 Điều kiện, nguyên tắc và quy trình cho vay . .8
2.4. Các chỉtiêu đánh giá hiệu quảHĐV và cho vay vốn của NHTM .12
2.4.1 Các chỉtiêu đánh giá hoạt động huy động vốn . .12
2.4.2 Các chỉtiêu đánh giá hoạt động cho vay . 12
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀVIB AN GIANG .14
3.1. Giới thiệu tổng quát vềNgân hàng TMCP Quốc tếViệt Nam 14
3.2 Cơcấu tổchức và chức năng - nhiệm vụcủa các phòng ban .15
3.2.1 Cơcấu tổchức . . .15
3.2.2 Chức năng - nhiệm vụcủa các phòng ban . .15
3.3 Thuận lợi và khó khăn của VIB An Giang . .17
3.3.1 Thuận lợi . . 17
3.3.2 Khó khăn . . 18
3.4 Kết quảhoạt động kinh doanh của VIB An Giang từ2007 đến 2009 .18
3.4.1 Doanh thu . .20
3.4.2 Chi phí . 20
3.4.3 Lợi nhuận .21
3.5 Định hướng phát triển và mục tiêu năm 2010 .21
3.5.1 Phương hướng phát triển . 21
3.5.2 Kếhoạch năm 2010 . 21
Chương 4: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIB AN GIANG .22
4.1. Khái quát tình hình nguồn vốn của VIB – Chi nhánh An Giang . 23
4.1.1 Cơcấu nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm (2007 – 2009) . .23
4.1.2 Cơcấu vốn huy động tại VIB An Giang từ2007 đến 2009 27
4.2 Hiệu quảhuy động vốn của Ngân hàng. . .36
4.2.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn . 37
4.2.2 Vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn 38
4.2.3 Tiền gửi có kỳhạn trên vốn huy động . 39
4.2.4 Tiền gửi không kỳhạn trên vốn huy động . .40
Chương 5: TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN TẠI VIB AN GIANG . .41
5.1 Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng . .41
5.1.1 Doanh sốcho vay . . 44
5.1.2 Doanh sốthu nợ . .49
5.1.3 Dưnợ . .52
5.1.4 Nợquá hạn . 55
5.2 Hiệu quảhoạt động tín dụng tại Ngân hàng . 56
5.2.1 Vòng quay tín dụng . 57
5.2.2 Hệsốthu nợ . .57
5.2.3 Dưnợtrên tổng nguồn vốn .57
5.2.4 Dưnợtrên vốn huy động . 58
5.2.5 Nợquá hạn trên dưnợ . 58
Chương 6: TỐI ƯU HÓA CƠCẤU HUY ĐỘNG VỐN – CHO VAY VÀ
MỘT SỐGIẢI PHÁP . . .59
6.1 Tối ưu hóa cơcấu huy động vốn và cho vay .59
6.1.1 So sánh lãi suất huy động bình quân và lãi suất cho vay bình quân .59
6.1.2 Kết quảhoạt động tín dụng . .63
6.2 Giải pháp .64
6.2.1 Một sốgiải pháp nhằm nâng cao khảnăng HĐV của Ngân hàng .64
6.2.2 Một sốgiải pháp nâng cao hiệu quảcho vay của Ngân hàng .65
Chương 7: KIẾN NGHỊVÀ KẾT LUẬN . 66
7.1 Kiến nghị . .66
7.2 Kết luận . .66
PHỤLỤC 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 10820 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g. Năm 2009, tiền gửi Cá nhân tăng gấp 2 lần so với năm 2008 chiếm tỷ trọng
57,24% trong cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng.
Để thấy được cụ thể tình hình huy động vốn, ta sẽ đi sâu vào phân tích từng
khoản mục:
7 Tiền gửi của các TCTD khác
Đây là khoản tiền các TCTD khác gửi tại VIB – Chi nhánh An Giang để thuận
tiện việc thanh toán. Khoản mục này cũng thể hiện sự liên kết trong hoạt động của Chi
nhánh với các TCTD khác. Bảng sau đây thể hiện chi tiết khoản mục này:
Bảng 4.6: TIỀN GỬI CỦA CÁC TCTD KHÁC
ĐVT: Triệu đồng
Năm So sánh chênh lệch
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi
không KH 0 0 3.749 5,28 1.849 90,15 3.749 - -1.900 -50,68
Tiền gửi có
kỳ hạn 0 0 67.299 94,72 202 9,85 67.299 - -67.097 -99,70
Tổng 0 0 71.048 100 2.051 100 71.048 - -68.997 -97,11
(Nguồn: Bảng tổng kết tài sản VIB An Giang từ 2007 đến 2009)
Rõ ràng khoản mục này có sự tăng giảm không ổn định, năm 2007 không có
TCTD nào gửi tiền tại Chi nhánh, năm tiếp theo đã tăng lên 71.048 triệu đồng chiếm
45,96% – là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn huy động. Năm 2009
chỉ đạt 2.051 triệu đồng giảm đến 68.997 triệu đồng tương đương giảm 97,11% so với
năm 2008 và chiếm tỷ trọng thấp nhất, khoản 1,01% trong cơ cấu vốn huy động. Cơ cấu
khoản mục này cũng không có chiều hướng ổn định giữa tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn và
không kỳ hạn.
GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 30 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc
Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang
Năm 2007, mới đi vào hoạt động nên Chi nhánh chưa có nhiều liên kết trong
việc thanh toán với các TCTD khác, bên cạnh đó đây cũng là năm kinh tế Việt Nam phát
triển nhanh, không bị hạn chế tăng trưởng tín dụng nên nguồn vốn được các Ngân hàng
tận dụng để cho vay và thanh khoản. Sang năm 2008 tiền gửi các TCTD tăng nhanh
chóng do Ngân hàng đã bắt đầu có sự liên kết thanh toán với các Ngân hàng khác trên
địa bàn. Bên cạnh đó đây là năm lãi suất tiền gửi tăng liên tục, các Ngân hàng nỗ lực thu
hút vốn để tăng khả năng thanh khoản, việc hạn chế tốc độ tăng trưởng tín dụng của
Ngân hàng Nhà nước làm các Ngân hàng thương mại phải gửi một số tiền nhàn rỗi vào
các Ngân hàng khác để lấy tiền trả lãi cho khách hàng thể hiện ở chỗ thường thì khoản
mục này tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn, nhưng tại Chi nhánh năm 2008
lại ngược lại, tiền gửi có kỳ hạn chiếm đến hơn 90% tỷ trọng. Cụ thể năm này tiền gửi
của các TCTD đạt 71.048 triệu đồng, trong đó tiền gửi không kỳ hạn là 3.749 triệu đồng
chiếm tỷ trọng 5,28% trong tiền gửi các TCTD còn tiền gửi có kỳ hạn là 67.299 triệu
đồng chiếm đến 94,72% tỷ trọng tiền gửi các TCTD.
Năm 2009 khi tình hình kinh tế đã ổn định hơn, tăng trưởng tín dụng không còn
gắt gao như năm trước kèm theo gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ, khoản mục tiền gửi
của các TCTD khác giảm, nhất là tiền gửi có kỳ hạn giảm đáng kể, chỉ đạt 202 triệu
đồng, giảm 67.097 triệu đồng tương ứng giảm 99,7% so với cùng kỳ năm trước và chỉ
chiếm tỷ trọng 9,85% trong tổng tiền gửi của các TCTD khác; trong khi đó tiền gửi
không kỳ hạn cũng giảm nhưng với tốc độ ít hơn, giảm 1.900 triệu đồng tương ứng giảm
50,68% so cùng kỳ năm trước, đạt 1.849 triệu đồng.
7 Tiền gửi của các TCKT
Bảng 4.7: TIỀN GỬI CỦA CÁC TCKT
ĐVT: Triệu đồng
Năm So sánh chênh lệch
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi
không
KH
2.563 59,30 15.980 53,57 37.890 53,36 13.417 523,49 21.910 137,11
Tiền gửi
có kỳ hạn 1.759 40,70 13.851 46,43 33.120 46,64 12.092 687,44 19.269 139,12
Tổng 4.322 100 29.831 100 71.010 100 25.509 590,21 41.179 138,04
(Nguồn: Bảng tổng kết tài sản của Chi Nhánh từ 2007 đến 2009)
Đối với loại tiền gửi này, khách hàng là các TCKT thuộc tất cả các thành phần
không chỉ trong mà còn ngoài địa bàn tỉnh. Khách hàng mở tài khoản nhằm đảm bảo cho
các dịch vụ thanh toán từ Ngân hàng, nhận giải ngân nhanh chóng khi được vay hoặc đôi
GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 31 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc
Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang
khi gửi một số tiền nhàn rỗi nhằm mục đích sinh lời. Đây cũng là khoản mục chiếm một
tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu nguồn vốn huy động và tăng đều qua các năm.
Tiền gửi của các TCKT có xu hướng tăng nhanh, năm đầu tiên 2007 chỉ đạt
4.322 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,7% trong tổng vốn huy động của Chi nhánh. Đến năm
2008, khoản mục này tăng trưởng 590,21% so với năm trước, đạt 29.831 triệu đồng
chiếm 19,3% cơ cấu nguồn vốn. Năm 2009 đạt 71.010 triệu đồng chiếm 35,02% vốn
huy động, so với năm 2008 tăng 41.179 triệu đồng, tức tăng 138,04%. Tiền gửi của các
TCKT chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu vốn, đây là một dấu hiệu tốt vì ngoài
lượng vốn có thể huy động sự gia tăng này còn cho thấy mối quan hệ giữa Ngân hàng
với khách hàng DN ngày càng phát triển.
Tuy có mức độ tăng trưởng liên tục qua các năm nhưng trong cơ cấu của tiền gửi
các tổ chức kinh tế thì tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng cao do các doanh nghiệp có
nhu cầu thanh toán là chủ yếu. Năm 2007 tiền gửi không kỳ hạn đạt 2.563 triệu đồng
chiếm 59,30% trong tỷ trọng cơ cấu tiền gửi của các TCKT, tiền gửi có kỳ hạn đạt 1.759
triệu đồng tương đương 40,7% tiền gửi của tổ chức kinh tế.
Đến năm 2008 tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn có tăng lên – mặc dù không nhiều
nhưng cũng làm cho sự chênh lệch của hai loại tiền gửi giảm đi đáng kể, khoản chênh
lệch ngày càng ít. Tiền gửi thanh toán đạt 15.980 triệu đồng chiếm 53,57% tỷ trọng tiền
gửi của các TCKT, tăng 523,49% so với năm 2007; trong khi đó tiền gửi có kỳ hạn đạt
13.851 triệu đồng chiếm 46,43% trong tổng tiền gửi TCKT, tăng 12.092 triệu đồng
tương ứng tăng 687,44% so với năm 2007 có được sự thay đổi này là do lãi suất năm
2008 cao, chênh lệch lãi suất giữa tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn khá lớn trong
khi đó ngân hàng có những kỳ hạn ngắn như 1 tuần, 2 tuần… nên đối với những khoản
thanh toán định trước kỳ hạn, DN có nhiều chọn lựa gửi vào những kỳ hạn ngắn đó chờ
thanh toán trong một hoặc hai tuần nữa.
Năm 2009 loại tiền gửi này có bước tăng trưởng khá, gấp đôi so với năm trước
nhưng tỷ trọng giữa hai loại tiền gửi vẫn ổn định, gần giống năm 2008. Cụ thể tỷ trọng
tiền gửi không kỳ hạn là 53,36% đạt 37.890 triệu đồng, tiền gửi có kỳ hạn chiếm 46,64%
trong tỷ trọng tiền gửi của các TCKT đạt 33.120 triệu đồng; cả hai loại tiền gửi đều tăng
trưởng với tốc độ xấp xỉ 140% so với năm 2008. Sự ổn định trong tỷ trọng càng thể hiện
rõ hiệu quả mang lại từ sự phong phú của những loại kỳ hạn với mục đích thu hút vốn
của ngân hàng.
Nguyên nhân làm cho tiền gửi của tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng khá cao, tăng
thường xuyên trong những năm qua là do các doanh nghiệp trong địa bàn kinh doanh
ngày càng hiệu quả, cần mở tài khoản để thanh toán trong quá trong quá trình kinh
doanh; ngân hàng đã tạo được lòng tin cho khách hàng, cung cấp và đa dạng hóa các loại
hình thanh toán từ đó lôi kéo và thu hút được nhiều công ty gửi vốn lưu động của mình
vào ngân hàng phục vụ cho việc thanh toán.
GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 32 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc
Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang
7 Tiền gửi Cá nhân
Đây là loại tiền gửi quan trọng, chiếm tỷ trọng cao, có thời hạn dài và ổn định
trong cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng. Đa số các khách hàng Cá nhân gửi tiền vào
Ngân hàng với mục đích tiết kiệm, chỉ một số là những người kinh doanh gửi tiền với
mục đích thanh toán.
Bảng 4.8: TIỀN GỬI CỦA CÁC CÁ NHÂN
ĐVT: Triệu đồng
Năm So sánh chênh lệch
2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi
thanh
toán
3.275 8,47 13.880 26,16 1.955 1,68 10.605 323,82 -11.925 -85,91
Tiền gửi
có KH 1.000 2,59 1.500 2,83 26.355 22,71 500 50,00 24.855 1.657,00
Tiền gửi
TKKKH 96 0,25 518 0,98 275 0,24 422 439,58 -243 -46,91
Tiền gửi
TKCKH 34.278 88,69 37.165 70,04 87.480 75,37 2.887 8,42 50.315 135,38
Tổng 38.649 100 53.063 100 116.065 100 14.414 37,29 63.002 118,73
(Nguồn: Bảng tổng kết tài sản của Chi Nhánh từ 2007 đến 2009)
Tiền gửi Cá nhân tăng trưởng khá nhanh qua mỗi năm, năm 2007 đạt 38.649
triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất – 86,70% trong tổng vốn huy động của Ngân hàng.
Năm 2008 tiền gửi Cá nhân có tăng nhưng chỉ tăng khoản 37,29% so với năm
2007, nguyên nhân là do dư âm lạm phát năm 2007 nên giá cả hàng hóa còn khá cao,
tiền nhàn rỗi trong dân không nhiều, đạt 53.063 triệu đồng, tăng 14.414 triệu đồng so với
năm 2007. Năm 2009 khoản mục này đã tăng 2,19 lần so với năm trước, đạt 116.065
triệu đồng, tăng 63.002 triệu đồng tương ứng tăng 118,73%; chiếm tỷ trọng 57,24%
trong tổng vốn huy động của Ngân hàng do không chỉ tình hình kinh tế mà giá cả hàng
hóa cũng trở nên ổn định hơn, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là
công nghệ thông tin các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được mở
rộng và đa dạng đã góp phần làm cho loại tiền gửi này gia tăng. Ta thấy tiền gửi Cá nhân
chiếm vai trò hết sức quan trọng trong cơ cấu vốn huy động vì luôn chiếm tỷ trọng cao,
thường là loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và ít có sự biến động lớn lượng gửi vào hay
rút ra.
GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 33 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc
Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang
- Tiền gửi thanh toán: khách hàng gửi tiền thường là những hộ sản xuất kinh
doanh cá thể mở tài khoản để phục vụ việc thanh toán hay những gia đình, cá nhân có
người thân hoặc con cái học xa nhà tạo tài khoản thẻ để chuyển tiền vì vậy nên lượng
gửi vào và rút ra mỗi lần không quá lớn, không gây ra biến động lớn trong dòng tiền của
Ngân hàng. Dù tiền gửi thanh toán không có tính ổn định lắm về thời gian nhưng cũng là
một nguồn quan trọng giúp Ngân hàng có nguồn vốn để thanh khoản hoặc cho vay ngắn
hạn.
+ Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn năm 2007 đạt 3.275 triệu đồng, chiếm
8,47% trong tổng tiền gửi của các Cá nhân. Năm 2008, mặc dù lãi suất cao nhưng giá cả
hàng hóa trên thị trường biến động nhiều, nửa đầu năm tăng liên tục, nửa cuối năm mới
có chiều hướng giảm nên là loại tài khoản thanh toán không kỳ hạn tăng liên tục để đáp
ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, tăng 10.065 triệu đồng tương ứng tăng 323,82%
so với năm 2007, đạt 13.880 triệu đồng chiếm tỷ trọng 26,16%. Đến năm 2009 tài khoản
này giảm, sức mua của người dân đã ổn định nên tiền gửi thanh toán có xu hướng
chuyển sang có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán năm 2009 đạt 1.955 triệu đồng chỉ chiếm
1,68% trong tổng tiền gửi cá nhân, giảm 11.925 triệu đồng tương ứng giảm 85,91% so
với năm 2008.
+ Tài khoản tiền gửi có kỳ hạn có xu hướng tăng qua các năm và thường chỉ
tập trung vào những kỳ hạn ngắn, khách hàng gửi vào để hưởng lãi trong thời gian chờ
thanh toán hay sử dụng vào việc khác. Năm 2007 tài khoản này đạt 1 tỷ đồng, chiếm
2,59% tiền gửi cá nhân. Năm 2008 tăng thêm 500 triệu đồng, tương đương tăng 50% so
với năm trước đạt 1,5 tỷ đồng. Năm 2009 tài khoản này có bước tăng trưởng khá mạnh
(1.657,00%) đạt 26.355 triệu đồng, tăng 24.855 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước,
chiếm 22,71% tỷ trọng tiền gửi cá nhân.
- Tiền gửi tiết kiệm là phần tiền nhàn rỗi trong dân cư gửi với mục đích để dành
nên thường được gởi trong thời gian dài, là một nguồn vốn ổn định và rất quan trọng của
Ngân hàng. Hiện tại tiền gửi tiết kiệm tại VIB chi nhánh An Giang gồm 2 loại đó là:
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: loại tiền gửi này có xu hướng tăng giảm
không ổn định và chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tiền gửi cá nhân do lãi suất của nó
không cao bằng loại có kỳ hạn. Năm 2007 người dân chỉ gửi vào loại tiền gửi này 96
triệu đồng, chiếm 0,25% tiền gửi cá nhân. Năm 2008 tăng thêm 422 triệu, đạt 518 triệu
đồng, chiếm 0,98%. Năm 2009 loại tiền gửi này có xu hướng giảm, chỉ còn 275 triệu
đồng, giảm 46,91%.
+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: đây là loại tiền gửi có tính ổn định nhất trong
cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng do thời gian gửi được xác định, giúp Ngân hàng có
thể chủ động trong đầu tư, qua các năm loại tiền gửi này luôn chiếm tỷ trọng cao và có
xu hướng tăng. Được vậy là nhờ Ngân hàng có các chính sách hợp lí như: sử dụng lãi
suất tiết kiệm linh hoạt, có chương trình khuyến mãi khuyến khích người dân gửi tiền
vào, đội ngũ nhân viên luôn thân thiện, chỉ dẫn tận tình cho khách hàng để khách hàng
có được sản phẩm tiền gửi phù hợp với mình, đợt tăng lãi suất năm 2008 cũng là nguyên
nhân khách hàng đến gửi tiền khá nhiều. Năm 2007 loại tiền gửi này đạt 34.278 triệu
đồng, chiếm đến 88,69% tỷ trọng tiền gửi cá nhân. Năm 2008 tuy tăng 2.887 triệu đồng
tương ứng tăng 8,42% so với năm 2007, đạt 37.165 triệu đồng nhưng chỉ chiếm 70,04
GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 34 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc
Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang
tổng tiền gửi cá nhân. Năm 2009 tiền gửi tiết kiệm tăng đến 135,38% so với năm trước,
đạt 87.480 triệu đồng.
7 Tiền ký quỹ
Đây là lượng tiền mà các doanh nghiệp hoặc cá nhân gửi vào để đảm bảo thanh
toán khoản tiền nào đó, để được bảo lãnh hay mở L/C.
TRONG GIAI ĐOẠN 2007-2009
Biểu đồ 4.9: TIỀN KÝ QUỸ TẠI NGÂN HÀNG
Triệu đồng
Năm
Qua biểu đồ trên ta thấy tuy lượng tiền này không lớn nhưng có xu hướng tăng
đều qua các năm, khách hàng không thể rút ra ngay được nên Ngân hàng có thể kiểm
soát được thời hạn, điều này rất quan trọng, nó giúp Ngân hàng chủ động trong việc vào
ra của dòng tiền.
Năm 2007 khoản mục này chỉ đạt 92 triệu đồng chiếm 0,21% trong cơ cấu vốn
huy động của Ngân hàng; đến năm 2008 khoản mục này tăng thêm 543 triệu đồng tương
ứng tăng 590,22% so với năm 2007, đạt 635 triệu đồng chiếm 0,41% trong tổng vốn huy
động; năm 2009 tiền ký quỹ đạt 2.357 triệu đồng, chiếm 1,16% cơ cấu vốn huy động,
tăng 1.722 triệu đồng tương đương 271,18% so với năm trước. Thời gian hoạt động càng
lâu Ngân hàng càng có nhiều mối quan hệ với nhiều khách hàng nên số lượng khách
hàng sử dụng dịch vụ và ký quỹ tại Ngân hàng càng tăng. Nhưng là một tỉnh mạnh về
xuất khẩu gạo và thủy sản thì số lượng khách hàng đến mở L/C tại Chi nhánh còn rất
thấp, chưa tương xứng với tiềm năng.
Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa trong việc quảng bá các tiện ích cũng như sự
phong phú của các loại hình dịch vụ của mình, ngoài cung cấp dịch vụ cho khách hàng,
Ngân hàng nên thực hiện việc tư vấn tận tình sao cho có lợi nhất cho khách hàng, để
khách hàng thực sự yên tâm là mình đã dùng đúng dịch vụ tốt nhất, có như vậy Ngân
hàng mới có thể lôi kéo khách hàng sử dụng các dịch vụ của mình, làm tăng lượng tiền
ký quỹ, đây là lượng tiền có thời hạn từ 3 tháng trở lên, khách hàng không được rút ra,
GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 35 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc
Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang
Ngân hàng không cần trả lãi nên sẽ là một nguồn vốn có thời gian ổn định và sinh lời
cao.
7 Phát hành giấy tờ có giá
Chi nhánh phát hành 2 đợt giấy tờ có giá trong 3 năm với hình thức chứng chỉ tiền
gửi (bao gồm ngắn hạn và dài hạn) với lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi để thu hút khách
hàng. Đợt đầu tiên phát hành vào năm 2007 với tổng giá trị phát hành là 1.512 triệu
đồng, chiếm 3,39% cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh. Đợt thứ hai phát hành năm
2009 với trị giá 11.300 triệu đồng, chiếm 5,57% vốn huy động.
4.2 Hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng
Để biết được tình hình huy động vốn của Ngân hàng có hiệu quả không ta cần
xem xét một số chỉ số sau:
Bảng 4.10: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI VIB
Năm
Chỉ tiêu Đơn vị
tính 2007 2008 2009
Vốn huy động Triệu đồng 44.575 154.577 202.783
Vốn điều chuyển Triệu đồng 151.230 69.736 235.330
Tổng nguồn vốn Triệu đồng 195.805 224.313 438.113
Tiền gửi không kỳ hạn Triệu đồng 5.934 34.127 41.969
Tiền gửi có kỳ hạn Triệu đồng 38.641 120.450 160.814
Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn % 22,76 68,91 46,29
Vốn điều chuyển/ Tổng nguồn vốn % 77,24 31,09 53,71
Tiền gửi có kỳ hạn/ Vốn huy động % 86,69 77,92 79,30
Tiền gửi không kỳ hạn/ Vốn huy động % 13,31 22,08 20,70
(Nguồn: Bảng tổng kết tài sản 3 năm 2007 – 2009 của Chi nhánh)
GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 36 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc
Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang
4.2.1 Vốn huy động trên tổng nguồn vốn:
CỦA VIB AN GIANG TRONG 3 NĂM (2007 – 2009)
Biểu đồ 4.11: TỶ LỆ VỐN HUY ĐỘNG TRÊN TỔNG VỐN
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng huy động vốn của Ngân hàng, tỷ lệ vốn huy động
trên tổng nguồn vốn càng cao càng chứng tỏ hoạt động huy động vốn của Ngân hàng đạt
hiệu quả. Qua 3 năm ta thấy tuy nguồn vốn huy động có chiều hướng tăng nhưng tỷ lệ
vốn huy động trên tổng nguồn vốn lại có xu hướng tăng giảm không ổn định. Cụ thể,
năm 2007 vốn huy động trên tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng 22,76% sang năm 2008 tỷ
trọng này tăng lên 68,91%. Đến năm 2009 chỉ tiêu này giảm xuống còn 46,29%. Qua đó
cho thấy hiệu quả huy động vốn của ngân hàng tuy tăng đều qua các năm nhưng nhìn
chung chưa cao và còn lệ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn điều chuyển. Nguyên nhân là
do nguồn thu nhập của người dân chưa đồng đều, một số có thu nhập cao thì thường
thích đầu tư vào sản xuất hay chứng khoán, một số có thu nhập khá thì chưa có thói quen
gửi tiền vào ngân hàng mà tiết kiệm bằng cách mua vàng, những người có thu nhập
trung bình và thấp thì với giá cả leo thang lượng tiền nhàn rỗi của họ rất ít; bên cạnh đó
Ngân hàng còn gặp sự cạnh tranh hết sức gay gắt của các TCTD khác. Tuy nguồn vốn
huy động đạt được với tỷ trọng chưa cao nhưng điều đáng khích lệ là doanh số huy động
liên tục tăng. Có được kết quả như vậy là do Chi nhánh luôn phấn đấu nỗ lực tìm mọi
biện pháp tăng nguồn vốn huy động, để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác, gia
tăng lượng vốn huy động trong tổng nguồn vốn ngân hàng cần tăng cường hơn nữa công
tác huy động, gia tăng các dịch vụ tiền gửi để giữ chân khách hàng truyền thống và thu
hút khách hàng mới.
GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 37 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc
Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang
4.2.2 Vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn:
CỦA VIB AN GIANG TRONG 3 NĂM (2007 – 2009)
Biểu đồ 4.12: TỶ LỆ VỐN ĐIỀU CHUYỂN TRÊN TỔNG VỐN
Sự hỗ trợ về vốn của hội sở là không thể thiếu đối với mỗi chi nhánh, với nguồn
vốn điều chuyển từ Hội sở, Chi nhánh có thể sử dụng linh hoạt hơn trong hoạt động kinh
doanh vì thời hạn trả vốn ổn định và Chi nhánh có thể tiếp tục quay vòng khi vẫn cần
vốn để kinh doanh. Nhưng nếu Chi nhánh có thể tự cân đối nguồn vốn tại chỗ bằng cách
tăng cường khả năng huy động vốn thì sẽ tốt hơn vì nguồn vốn vay của hội sở có lãi suất
rất cao, và khi tự chủ được nguồn vốn thì Ngân hàng sẽ nắm được thế chủ động trong
kinh doanh, có khả năng cung cấp vốn kịp thời, đầy đủ và nhanh chóng cho khách hàng.
Đồng thời gia tăng nguồn vốn huy động thì sẽ gia tăng lợi nhuận của Ngân hàng nhờ sự
chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay.
Chỉ tiêu vốn điều chuyển trên tổng nguồn vốn phản ánh mức độ phụ thuộc về
vốn của chi nhánh vào Hội sở, chỉ tiêu này nhìn chung cả 2 năm 2008 và 2009 đều có
giảm so với năm 2007. Cụ thể, năm 2007 tỷ lệ vốn điều chuyển chiếm tới 77,24% tổng
nguồn vốn. Đến năm 2008, tỷ lệ này có bước giảm mạnh, chỉ còn 31,09% nhưng năm
2009 do nhu cầu vốn quá lớn, tốc độ tăng của vốn huy động không đáp ứng được tốc độ
tăng của doanh số cho vay nên vốn điều chuyển có xu hướng tăng nhẹ, chiếm 53,71%
trong tổng vốn.
GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 38 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc
Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang
4.2.3 Tiền gửi có kỳ hạn trên vốn huy động:
CỦA VIB AN GIANG QUA 3 NĂM (2007 – 2009)
Biểu đồ 4.13: TỶ LỆ TIỀN GỬI CÓ KỲ HẠN TRÊN VỐN HUY ĐỘNG
Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền gửi của khách hàng gửi vào Ngân hàng nhằm
mục đích hưởng lãi. Cho nên khoản tiền này mang tính ổn định, giúp cho Ngân hàng có
thể tận dụng tối đa vào hoạt động cho vay và thực hiện các khoản đầu tư khác mà tỷ lệ
dự trữ không cần phải quá nhiều. Vì vậy tỷ lệ này càng cao thì càng tốt cho Ngân hàng.
Tại Chi Nhánh tỷ lệ này chiếm tỷ lệ cao nhưng lại có xu hướng tăng giảm không
ổn định, năm 2007 tỷ lệ này là 86,69%; năm 2008 giảm còn 77,92%; năm 2009 tăng nhẹ
lên 79,30%.
GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 39 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc
Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang
4.2.4 Tiền gửi không kỳ hạn trên vốn huy động:
VỐN HUY ĐỘNG CỦA VIB AN GIANG QUA 3 NĂM (2007 – 2009)
Biểu đồ 4.14: TỶ LỆ TIỀN GỬI KHÔNG KỲ HẠN TRÊN
Tiền gửi không kỳ hạn với tính chất của loại tiền gửi này là khách hàng có thể
gửi vào và rút ra bất cứ lúc nào nên nguồn vốn này mang tính chất không ổn định, mặc
dù vậy đây lại là nguồn vốn với chi phí rẻ, Ngân hàng có thể tận dụng để thanh khoản
hoặc cho vay ngắn hạn. Do đó, tỷ lệ tiền gửi này trên vốn huy động không nên quá cao
nhưng cũng không nên quá thấp.
Tại Chi nhánh, tỷ lệ này qua các năm không có sự dao động lớn, không quá thấp
nhưng cũng không chiếm tỷ lệ cao. Năm 2007, tỷ lệ này là 13,31%. Sang năm 2008 là
một năm nhu cầu thanh khoản bằng tiền mặt cao, tỷ lệ này tăng lên 22,08%, năm 2009
giảm nhẹ còn 20,7%.
Tóm lại, qua phân tích các chỉ số trên ta thấy khả năng huy động vốn của Ngân
hàng ngày được nâng cao, cơ cấu giữa tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn là khá hợp lý
nhưng Ngân hàng cần nâng cao hơn nữa tỷ lệ vốn huy động trong cơ cấu nguồn vốn của
mình.
GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 40 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc
Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang
CHƯƠNG 5
TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ
CHI NHÁNH AN GIANG
5.1 Tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng
Trong những năm qua, cùng với sự nỗ lực trong công tác huy động vốn Ngân
hàng không ngừng đẩy mạnh công tác cho vay. Hoạt động cho vay luôn là vấn đề trọng
tâm, góp phần thúc đẩy sự phát triển, đồng thời tạo lợi nhuận chính cho ngân hàng. Để
đánh giá hoạt động tín dụng của Chi nhánh, ta dựa vào các chỉ tiêu: Doanh số cho vay,
Doanh số thu nợ, Dư nợ, Nợ quá hạn. Từ các chỉ tiêu này, ta có thể khái quát tình hình
tín dụng của Chi nhánh, trong 3 năm qua VIB An Giang đã đạt được những kết quả đáng
kể:
Bảng 5.1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
ĐVT: Triệu đồng
Năm So sánh chênh lệch
2008/2007 2009/2008 Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 225.722 883.358 1.451.375 657.636 291,35 568.017 64,30
Doanh số thu nợ 89.236 864.897 1.235.333 775.661 869,22 370.436 42,83
Dư nợ 189.246 207.707 423.749 18.461 9,76 216.042 104,01
Nợ quá hạn 12.800 0 0 -12.800 -100,00 0
(Nguồn: Bảng tổng kết tài sản 3 năm 2007 – 2009 của Chi nhánh)
GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 41 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc
Phân tích cơ cấu huy động vốn và tín dụng tại Ngân hàng Quốc Tế Việt Nam – Chi nhánh An Giang
GVHD: Ths.Nguyễn Thị Ngọc Diệp 42 SVTH: Lại Thị Ánh Ngọc
7 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt
hay chuyển khoản trong một thời gian nhất định, qua doanh số cho vay, ta có thể hình
dung được quy mô hoạt động của Chi nhánh cũng như nguồn lực về vốn mà Ngân hàng
có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Nhìn chung tổng Doanh số cho vay của Chi nhánh tăng liên tục trong 3 năm, cụ
thể năm 2007 đạt 225.722 triệu đồng chiếm 0,79% tổng doanh số cho vay toàn tỉnh(6);
sang năm 2008 tăng thêm 657.636 triệu đồng tương đương tăng 291,35% so với năm
2007, đạt 883.358 triệu đồng chiếm 2,30% tổng doanh số cho vay toàn tỉnh(7); đến năm
2009 tiếp tục tăng 64,30% so với năm 2008 đạt 1.451.375 triệu đồng chiếm 2,52% tổng
doanh số cho vay toàn tỉnh(8). Chỉ trong khoản thời gian hơn 3 năm kể từ khi hoạt động,
tỷ trọng doanh số cho vay của Chi nhánh trong tổng doanh số cho vay toàn địa bàn
không ngừng gia tăng cho thấy thị trường tín dụng của Chi nhánh ngày càng được mở
rộng.
Để có thể đạt được sự tăng trưởng đáng kể trên đầu tiên là do nền kinh tế địa
phương ngày càng phát triển, các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn nên muốn mở rộng
việc kinh doanh, Ngân hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ vốn kịp thời cho người vay; cộng thêm
vào đó là gói kích cầu hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Chính phủ
cũng làm gia tăng nhanh chóng doanh số cho vay; bên cạnh đó, không thể không kể đến
nỗ lực không ngừng của Ban giám đốc và toàn thể nhân viên phòng tín dụng đã thực
6 Cục thống kê An Giang. 2007. Thông báo tình hình kinh tế xã hộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan tich co cau huy dong von va tin dung tai ngan hang TMCP quoa te viet nam chi nhanh an giang.PDF