MỤC LỤC
Chương Mở Đầu 5
1.1 Lý do chọn đề tài 5
1.2. Mục đích nghiên cứu 6
1.3. Phương pháp nghiên cứu 6
1.4. Bố cục đề tài 6
Chương I: Cơ Sở Lý Luận 7
1.1 Khái niệm, đặc điểm, mục tiêu của dự án. 7
1.1.1 Khái niệm. 7
1.1.2 Đặc điểm của một số dự án 7
1.1.3 Yêu cầu đối với dự án 7
1.2 Phân loại dự án đầu tư 9
1.2.1 Phân loại the nhóm 9
1.2.2 Phân loại mối quan hệ giữa các dự án 11
1.3 Chu kỳ của dự án 12
1.3.1 Thời kỳ chuẩn bị đầu tư 12
1.3.2 Thời kỳ thực hiện đầu tư 15
1.4 Các chỉ tiêu phân tích đánh giá dự án 17
1.4.1 Chỉ tiêu lợi ích hay chi phí 17
1.4.2 Chỉ tiêu thu hồi nội bộ ( IRR ) 19
1.4.3 Tỷ số lợi ích ( B/C) 19
1.4.4 Thời gian hoàn vốn đầu tư 20
1.4.5 Điểm hòa vốn 20
Chương II : PHÂN TÍCH DỰ ÁN TRỒNG MỚI CHÈ ĐÀI LOAN 17
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần chè Minh Rồng 17
1.1.1 Lịch sử hình thành 17
1.1.2 Quá trình phát triển 18
1.1.3 Chức năng nhiệm vụ của công ty 19
1.1.4 Các nội dung của dự án đầu tư 19
1.1.4.1 Sự cần thiết đầu tư 19
1.1.4.2 Mục tiêu 20
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Minh Rồng 20
1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 20
1.2.2 Chức năng của các phòng ban 21
1.3. Các sản phẩm của công ty Minh Rồng 24
1.4. Quy trình sản xuất công nghệ sản phẩm của công ty 24
1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2009-2010 26
2.1. Giới thiệu tổng quát về dự án 28
2.1.1 Chủ đầu tư 28
2.1.2 Hình thức tổ chức quản lý 28
2.1.3 Thời gian thực hiện 28
2.1.4 Lí do lựa chọn sản phẩm 28
2.2. Chương trình sản xuất kinh doanh 29
2.2.1 Sản phẩm 29
2.2.2 Thị trường 29
2. 2.2.1 Thị trường trong nước 29
2.2.2.2 Thị trường xuất khẩu 30
2.3. Địa điểm đầu tư 30
2.3.1 Khu vực đầu tư trồng mới 30
2.3.2 Điều kiện tự nhiên 30
2.3.2.1 Điều kiện khí hậu 30
2.3.2.2 Đất đai 31
2.3.2.3 Điều kiện giao thông 31
2.3.2.4 Tình hình lao động 32
2. 3.2.5 Cơ sở để xác định đầu tư 32
2.4. Giải pháp kỹ thuật, trồng và chăm sóc 32
2.4.1 Giống chè 32
2.4.2 Cây giống 33
2.4.3 Kỹ thuật trồng và chăm sóc chè 33
2.5. Hình thức tổ chức quản lý lao động và tổ chức thực hiện 33
2.5.1 Tổ chức thực hiện 33
2.5.2 Lao động và chi phí nhân công 33
2.5.2.1 Lao động 33
2.5.2.2 Chi phí nhân công 34
2.6. Tổng dự toán đầu tư 34
2.7. Vốn và nguồn vốn 35
2.7.1 Vốn cố định 35
2.7.2 Nguồn vốn 35
2.7.3 Tiến độ huy động vốn 36
2.8. Phương án hoàn trả vốn vay 36
2.8.1 Tổng hợp vốn và lãi vay phải trả 36
2.8.2 Nguồn trả nợ 36
2.9. Phân tích hiệu quả đầu tư 37
2.9.1 Doanh thu 37
2.9.2 Bảng tính hiệu quả 37
2.9.3 Hiện giá thu nhập 38
2.9.4 Phân tích hòa vốn 40
2.9.5 Thời gian hoàn vốn 41
2.9.6 Hiệu quả kinh tế xã hội 42
Chương III : Kiến Nghị Và Kết Luận 44
1. Nhận xét chung về vườn chè của công ty 44
2. Một số kiến nghị và đề xuất 46
3. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 47
Kết Luận 48
Tài liệu tham khảo 49
Phụ Luc A: Dự trù chi phí đầu tư cho năm trồng và chăm sóc thời kì xây dựng cơ bản 50
Phụ Lục B: Lịch trả nợ vốn vay 56
Phụ Lục C: Chi phí giá thành của dự án 58
64 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3298 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích dự án đầu tư trồng mới chè Đài Loan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh Rồng chính thức đi vào hoạt động.
Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ MINH RỒNG
Tên giao dịch : MINHRONG TEA JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt : MIROTEA
Logo :
Chủ tịch Hội đồng quản trị : Nguyễn Đình Tuấn
Giám đốc điều hành công ty : Phạm Ngọc Thậm
Trụ sở công ty : Đường Nguyễn Văn Cừ - Khu 1A – Thị trấn Lộc Thắng – Bảo Lâm – Lâm Đồng.
Điện thoại : 0633. 877051 – 877121
Fax : 0633. 877121
Email : minhrong@hcm.vnn.vn
Tổng tài sản : 21.920.138.000 VNĐ
Vốn CSH (vốn cổ đông) : 13.725.309.000 VNĐ
Nợ ngắn hạn : 8.195.729VNĐ
Trong đó : 77 cổ đông chiếm giữ 87%, Nhà nước 13%
Tổng số lao động : 800 người
Trong đó : Lao động hợp đồng dài hạn là 220 người
Hợp đồng thời vụ là 580 người.
2.1.2 Quá trình phát triển
- Từ tháng 10/1993 – 12/1995 Công ty được được xây dựng và lắp đặt hệ thống thiết bị máy móc và tuyển dụng công nhân vào làm việc tại công ty.
- Đến cuối năm 1995 công ty đưa vào sản xuất thử và chính thức sản xuất ngày 01/01/1996.
- Từ khi được thành lập, đội ngũ CBCNV ngày càng được nâng cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh và đời sống của các nhân viên được nâng cao rõ rệt.
- Đến ngày 01/04/2002, Công ty chè Minh Rồng đưa ra quyết định sát nhập giữa nông trường Minh Rồng với Nhà máy chè Minh Rồng thành lập Công ty chung thực hiện quy trình khép kín và vẫn lấy tên gọi là Nhà máy chè Minh Rồng. Việc sát nhập này có nhiều thay đổi đáng kể trong công tác quản lý cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
- Ngày 02/02/2005 thông qua phương án cổ phần hóa, chuyển Nhà máy chè Minh Rồng thành công ty cổ phần chè Minh Rồng với vốn điều lệ là 6,7 tỷ đồng. Ngày 02/09/2005 Công ty đã thông qua thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua quyết định tăng vốn điều lệ từ 6,8 tỷ đồng lên 13,6 tỷ đồng. Từ khi chuyển thành Công ty cổ phần, công ty bước đầu đã có động lực mới, nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong đội ngũ quản lý và tinh thần làm việc cao của anh chị em công nhân.
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty
- Sản xuất kinh doanh bao gồm các lĩnh vực về công nghệ chế biến chè, cà phê và các loại nông sản thực phẩm khác.
- Xuất nhập khẩu : Nhập khẩu các nguyên vật liệu, máy và thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của công ty; xuất khẩu chè, cà phê và các loại sản phẩm hàng hóa khác.
- Kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhà ở và xây dựng dân dụng.
- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký và phù hợp với quy định của Pháp luật.
- Công ty cổ phần chè Minh Rồng là Công ty có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hiện hành. Hạch toán kinh tế độc lập, có tài sản, đất đai, vốn và các nguồn lực khác hoạt động theo luật doanh nghiệp.
2.1.4. Các nội dung của dự án đầu tư:
2.1.4.1. Sự cần thiết đầu tư
- Công ty cổ phần chè Minh Rồng có diện tích chè 450 ha. Trong đó diện tích chè hạt già cỗi chiếm hơn 70 %, giống lẫn tạp và năng suất thấp, kỹ thuật canh tác còn hạn chế nên hiệu qủa kinh tế của cây chè chưa cao, đời sống của người lao động còn thấp, nhất là trong thời điểm hiện nay thị trường chè thế giới còn nhiều khó khăn. Do đó việc trồng mới thay đổi giống chè cũ có năng suất, chất lượng thấp bằng các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao, gắn với việc đầu tư công nghệ mới cho chế biến chè là mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của Công ty cổ phần chè Minh Rồng.
- Năm 2011 công ty đã thanh lý 25 ha chè già cỗi, năng suất thấp để trồng mới bằng một số giống chè thơm nhập nội từ Đài Loan như Kim Tuyên, Tứ Quí, Oolong… phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh Lâm Đồng nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ đất của công ty và nâng cao khả năng hội nhập trong tương lai gần.
- Để xây dựng một vùng nguyên liệu bền vững, ổn định và phát triển đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn thị hiếu của khách hàng, Công ty cổ phần chè Minh Rồng nên :Đầu tư trồng mới chè thơm (Đài Loan) có năng suất và chất lượng cao”.
2.1.4.2 Mục tiêu
- Trồng mới giống chè có chất lượng cao, cho thu hoạch sớm; phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái của tỉnh Lâm Đồng và đang là loại sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường khu vực và thế giới.
- Thay đổi vườn chè già đã hết thời gian khai thác, chất lượng và giá bán thấp, thay bằng giống mới có hiệu quả hơn đang phát triển mạnh tại Lâm Đồng.
- Giải quyết việc làm ổn định cho người lao động và có thu nhập ổn định. Công ty quản lý tập trung, nâng cao suất đầu tư góp phần nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích và nâng cao hiệu quả đầu tư.
- Tăng cường biện pháp quản lý chất lượng nguyên liệu về phẩm chất, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục của sở và của bộ NN&PTNT .
2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần chè Minh Rồng
2.1.5.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
* Tổ chức bộ máy của công ty sắp xếp như sau :
Bảng 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
PHÒNG TỔNG HỢP
XƯỞNG CHẾ BIẾN
ĐỘI SẢN XUẤT 1
PHÒNG NÔNG NGHIỆP
ĐỘI SẢN XUẤT 2
ĐỘI SẢN XUẤT 3
ĐỘI SẢN XUẤT 4
ĐỘI SẢN XUẤT 5
KCS
+
QCS
KHỐI
HCVP
2.1.5.2 Chức năng của các phòng ban
a. Hội đồng quản trị :
- Trong lĩnh vực kinh doanh và đầu tư :
Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
Quyết định dự án đầu tư, việc góp vốn, mua cổ phần của các DN khác.
Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông qua các hợp đồng mua bán hàng hóa, vay, cho vay và các loại hợp đồng khác lớn hơn 50 % giá trị tài sản được ghi trong sổ sách kế toán công ty.
Phê duyệt các định mức kinh tế - kỹ thuật, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và phương án trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty.
- Trong công tác tổ chức :
Quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy, phê duyệt biên chế, quỹ lương.
Quyết định thành lập hoặc giải thể đơn vị tổ chức thành viên, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Quyết định ban hành các quy chế quản lý nội bộ Công ty. Quyết định mức bồi thường vật chất khi các thành viên HĐQT, Ban kiểm soát, Ban Giám đốc, người lao động gây thiệt hại cho Công ty.
Bổ nhiệm, điều động, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc, phê duyệt việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức Phó Giám đốc, Kế toán trưởng theo lời đề nghị của Giám đốc.
- Trong lĩnh vực tài chính :
Nghiên cứu và ban hành quy chế tài chính phù hợp với điều lệ.
Quyết định chào bán cổ phần mới và huy động thêm vốn theo hình thức khác.
Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của Công ty.
Xem xét quyết định việc chuyển nhượng các cổ phiếu có ghi tên.
b. Giám đốc
Quyết định về tất cả các vấn đề có liên quan đến công việc liên quan hàng ngày của Công ty.
Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐQT.
Tổ chức thực hiện kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty.
Quyết định lương và các khoản phụ cấp đối với người lao động trong Công ty.
Tuyển dụng lao động.
c. Ban kiểm soát
Thực hiện việc giám sát HĐQT, Giám đốc trong việc điều hành công ty.
Định kì, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành các hoạt động trong kinh doanh.
Đột xuất kiểm tra, thẩm định báo cáo tài chính Quý hoặc năm của Công ty.
Thông báo định kỳ 2 tháng một lần tình hình kiểm soát cho HĐQT.
d. Phòng tổng hợp
Tham mưu, giúp việc cho Giám Đốc về công tác tổ chức hành chính và quản trị nhân sự.
Xây dựng kế hoạch sản xuất, xây dựng cơ bản và tổ chức đời sống cho cán bộ công nhân viên.
Tổ chức điều động, tuyển dụng lao động.
Tham mưu cho Giám đốc về việc xây dựng chế độ chính sách cho người lao động như : tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT.
Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, nguyên nhiên liệu và các chỉ tiêu tiêu hao trong quá trình sản xuất.
e. Phòng Nông nghiệp
Có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ đất của Công ty, thống kê số liệu theo tiến độ thu mức sản phẩm hàng ngày của từng bộ phận nhận khoán…
Xây dựng kế hoạch quản lý thu mua sản phẩm hàng tháng, quỹ, năm cho từng đợt sản xuất, xây dựng kế hoạch trồng mới chè hàng năm, đầu tư chăm sóc thâm canh chè lưu, kiến thiết cơ bản và cây che bóng các năm, quản lý hợp đồng nhận khoán, quản lý đất và tham mưu về chính sách Nhà nước, phụ trách và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về những tham mưu của phòng Nông nghiệp.
f. Phòng Kế toán – Tài chính
Chịu sự lãnh đạo trực tiếp toàn diện của Giám đốc, thực hiện chức năng tham mưu giúp Giám đốc thực hiện đúng nguyên tắc, chế độ kế toán thống kê, sử dụng bảo toàn và phát triển vốn, phát hiện ngăn chặn kịp thời việc sử dụng vốn, vật tư sai mục đích.
Có nhiệm vụ ghi chép, tổng hợp và phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kì. Phân loại, tổng hợp chứng từ, cập nhật sổ sách… Tuân thủ các nguyên tắc thống nhất do bộ tài chính quy định và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi sai phạm thuộc về nguyên tắc kế toán thống kê.
* Điểm mạnh của cơ cấu tổ chức:
Cơ cấu tổ chức đơn giản, không cồng kềnh, có báo cáo rõ ràng, do vậy thông tin được truyền đi một cách nhanh chóng đến các phòng ban, tiết kiệm được thời gian cùng với đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm và tương đối trẻ.
2.1.5.3 Các sản phẩm kinh doanh xuất khẩu của Công ty Cp chè Minh Rồng
Bảng 2.2 Sản phẩm kinh doanh của công ty
STT
Tên danh mục mặt hang
1
Chè đen CTC gồm 5 loại: BOP (Broken Orange Pekoe), BP (Broken Pekoe), PF (Pekoe Fanning), PD (Pekoe Dust), PFD (Pekoe Fanning Dust).
2
Chè đen OTD (ORTHODOX) gồm nhiều sản phẩm : OP, P, PS, BPS, D, F, TH, SC….
2.1.5.4. Quy trình sản xuất công nghệ sản phẩm tại công ty chè Minh Rồng
Với việc lấy quan hệ sản xuất hàng hóa làm mục tiêu hoạt động chính, Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Mặt hàng sản xuất chính của Công ty là các sản phẩm chè đen OTD và CTC, đây là những mặt hàng được ưa chuộng trên thế giới. Công ty luôn cung cấp cho thị trường những sản phẩm mang chất lượng cao, có khả năng sánh ngang với những sản phẩm cùng loại của các nước khác.
Bảng 2.3 Quy trình sản xuất chè
Quy trình công nghệ sản xuất và chế biến chè đen OTD :
Nguyên liệu chè búp
Kiểm tra đầu vào
Héo
Nhập kho
Đấu
Kiểm tra đầu ra
Sàng
Sấy
Ủ men
Vò
Quy trình công nghệ sản xuất và chế biến chè đen CTC
Nguyên liệu
Héo
Sàng lọc
OTOVAN
Trục CTC
Nhập kho
Sàng phân
Sàng tầng sôi
Ủ men tủ
Héo
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chè đen xuất khẩu được thực hiện như sau: Chè búp tươi được thu mua trực tiếp từ các đồi chè tư nhân và các hộ khoán của công ty. Sau khi kiểm tra, phân loại chất lượng của từng loại chè búp tươi, chè búp tươi được đưa vào công đoạn xử lý ban đầu là làm héo, thực hiện bằng cách sao nóng. Khi trà đã héo tới mức quy định thì được chuyển sang công đoạn vò. Ở công đoạn này, chè được vò làm 2 lần, sau đó thì sàng tơi. Tiếp đó là công đoạn ủ lên men và sấy khô, cắt sàng, phân loại và cuối cùng là đóng bao bì theo mẫu quy định.
2.1.5.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2009 – 2010
Bảng 2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009-2010
Đơn vị tính : VNĐ
CHỈ TIÊU
MS
T.M
2009
2010
1
2
3
4
5
1.DT bán hàng và cung cấp dịch
2.Các khoản giảm trừ doanh thu
3.DT thuần về bán hàng và dịch vụ (10=01-02)
4.Giá vốn hàng bán
5.Lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( 20=10-11)
6.Doanh thu hoạt động tài chính
7.Chi phí tài chính
Trong đó : Lãi vay phải trả
8.Chi phí bán hàng
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp
10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD [30=20+(21-22)-(24+25)]
11.Thu nhập khác
12.Chi phí khác
13.Lợi nhuận khác ( 40=31-32)
14.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)
15.Chi phí thuế TNDN hiện hành
16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại
17.Lợi nhuận sau thuế (60=50-51-52)
18.Lãi cơ bản trên cổ phiếu
01
02
10
11
20
21
22
23
24
25
30
31
32
40
50
51
52
60
70
25
27
26
28
30
30
20.800.165.951
20.800.165.951
17.528.285.410
3.271.880.541
69.103.446
1.174.155.437
851.169.546
538.280.585
1.113.594.116
514.953.849
949.900.297
949.900.297
1.464.854.146
1.464.854.146
33.323.695.15
33.323.695.815
29.751.347.993
3.572.347.822
87.583.960
852.243.409
833.269.118
434.743.025
1.180.315.597
1.192.629.750
350.283.583
12.600.000
337.683.583
1.530.313.333
1.530.313.333
Nhận xét :
Doanh thu : Tổng doanh thu năm 2010 so với 2009 tăng 12.523.529.864đ (37,58 %). Như vậy cho thấy mức tiêu thụ của thị trường có nhiều khả quan hơn. Doanh thu từ các hoạt động tài chính tăng 18.480.514đ ( 21,1 %), dẫn đến lợi nhuận của kết quả hoạt động kinh doanh tăng. Lợi nhuận từ các hoạt động khác đều tăng.
Chi phí : Tổng chi phí về sản xuất hàng hóa, dịch vụ năm 2010 nhìn chung giảm so với năm 2009, trong khi đó Giá vốn hàng bán tăng 12.223.062.583đ (41,08 % ), như vậy Công ty đã chú trọng đến chất lượng sản phẩm nên giá thành cao hơn trong khi đó chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng ít so với năm trước, do đó đẩy lợi nhuận tăng.
Như vậy, kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm gần đây đã không ngừng tăng trưởng và ngày càng nâng cao thị phần của mình trên thị trường và đời sống cán bộ công nhân viên được nâng cao.
2.2 Giới Thiệu Tổng Quát Về Dự Án
2.2.1 Chủ Đầu Tư : CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ MINH RỒNG
- Quy mô đầu tư : 25 ha giống chè Kim Tuyên, Tứ Quí, Oolong.
- Địa điểm đầu tư : Công ty cổ phần chè Minh Rồng – TT Lộc Thắng
Huyện Bảo Lâm – Tỉnh Lâm Đồng.
2.2.2 Hình Thức Tổ Chức Quản Lý :
Công ty cổ phần chè Minh Rồng là đơn vị trực tiếp đầu tư từ vốn tự huy động của các cổ đông và vốn vay của Ngân hàng phát triển; chịu trách nhiệm quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu tư và hiệu quả của việc đầu tư.
2.2.3 Thời Gian Thực Hiện
Thời gian thực hiện bắt đầu từ năm 2012 tiến hành chuẩn bị đất để trồng. Đến năm 2013 kết thúc thời kỳ XDCB và đưa vào kinh doanh từ năm 2014.
2.2.4 Lý Do Chọn Sản Phẩm :
- Nhu cầu tiêu dùng chè đang có xu hướng gia tăng do lợi ích của việc uống chè ngày càng biểu hiện rõ .
+ Chè có giá trị trong giao tiếp, là cầu nối trong các mối quan hệ.
+ Chất cafein trong chè làm cho tinh thần minh mẫn tăng cường hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, nâng cao năng lực làm việc, giảm bớt mệt nhọc sau những lúc lao động.
+ Hỗn hợp tanin trong chè làm cho chè có khả năng giải khát gây cảm giác hưng phấn cho người uống chè.
+Người ta còn sử dụng chè trong trị liệu bệnh, uống chè thường xuyên sẽ làm giảm quá trình viêm ở người bị bệnh khớp, hay viên gan mãn tính, có tác dụng làm tăng tính đàn hồi của thành mạch máu , điều chỉnh có hiệu quả bệnh lị, xuất huyết dạ dày và đường ruột, xuất huyết não và suy yếu mao mạch do tuổi già. +Chè còn có tác dụng chống nhiễm phóng xạ,chống ung thư ,và có tác dụng rất tốt chữa các loại bệnh về răng miệng .
+ Nhận thấy tác dụng, hiệu quả của việc uống chè đối với sức khoẻ do vậy nhu cầu của người dân gia tăng, mặt khác do môi trường sinh thái của con người ngày càng ô nhiễm, thực phẩm rất dễ bị nhiễm chất độc hoá học có hại cho sức khoẻ, chè là một loại thực phẩm ít bị ảnh hưởng. Đặc biệt ngày nay ngành chè tăng cường mở rộng dự án trồng các loại chè sạch, chè hữu cơ, chè thảo dược, chè gừng, chè thảo mộc phục vụ tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng .
Như vậy, nhu cầu tiêu dùng chè nội địa là rất cao và đang có xu hướng gia tăng đây là cơ hội hay là thị trường đâỳ tiềm năng giúp cho doanh nghiệp có định hướng phát triển mở rộng sức tiêu dùng tăng thị phần thị trường phục vụ của mình trên thị trường
- Đây là sản phẩm mang tính cạnh tranh cao về chất lượng và hiệu quả, chi phí tăng gấp 2,5 lần so với trồng và chăm sóc chè thông thường, năng suất tương đương chè thông thường nhưng giá bán chè búp tươi gấp 7-8 lần. Nếu qua chế biến thì giá bán sản phẩm còn cao hơn nhiều.
2.3 Chương Trình Sản Xuất Kinh Doanh
2.3.1 Sản Phẩm
Sản phẩm của dự án là chè búp tươi từ các giống chè thơm của Đài Loan
2.3.2 Thị Trường :
2.3.2.1 Thị trường trong nước
- Hiện nay thị trường tiêu thụ trước mắt của công ty là cung cấp sản phẩm trong nước.Dân số nước ta có tỷ lệ tăng ổn định hằng năm hơn 1 triệu người/năm. Và dân số hiện nay là xấp xỉ gần 87 triệu người, là một thị trường rất lớn để tiêu dùng chè.
- Không biết tự bao giờ, uống trà đã trở thành một nét đẹp ẩm thực của người Việt Nam. Không chỉ những người già có thói quen uống trà, mà các bạn trẻ ngày nay cũng đã bắt đầu quan tâm đến việc uống trà và thưởng thức trà.
- Và lợi ích của trà xanh đặc biệt rõ rệt ở phụ nữ, có thể cắt giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch tới 31%. Nam giới uống nhiều trà xanh cũng giảm được nguy cơ bị bệnh tim tới 22%.
- Không chỉ có tác dụng với người lớn, trà xanh còn có tác dụng với cả trẻ nhỏ. Với một liều lượng vừa đủ, uống vào buổi sáng và uống khi còn ấm có thể bổ sung vitamin, đản bạch chất, đường và chất fluoride cho cơ thể.
- Theo bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết bình quân đầu người tiêu thụ sản phẩm chè là khoảng 260g/năm (2011), dự kiến mức tiêu thụ bình quân đầu người sẽ tăng 5-6% năm, như vậy tổng mức nội tiêu sẽ tăng từ 22.100tấn/năm (2011) lên 28.730 tấn năm 2016; 34.034 tấn năm 2020 và năm 2030 sẽ tiêu thụ khoảng 47.294 tấn.
2.3.2.2 Thị trường xuất khẩu
- Khi năng suất vườn chè đã ổn định công ty sẽ đầu tư một dây chuyền chế biến để tiêu thụ tại các quốc gia trên thế giới.
- Hiện nay trên thế giới có hơn 160 nước uống chè, nước có nhu cầu tiêu dùng chè nhiều là Anh, Nga, Nhật bản, Đài Loan ... Theo thống kê của Hiệp hội tiêu dùng chè thế giới thì nhu cầu tiêu dùng chè trên thế giới ngày càng gia tăng.. Theo dự báo của FAO và ngân hàng phát triển Châu á (ADB): khối lượng tiêu thụ bình quân trên thế giới sẽ tăng 4-5% trong những năm tới.
2.4. Địa Điểm Đầu Tư
2.4.1 Khu Vực Đầu Tư Trồng Mới :
- Diện tích đầu tư cuối năm 2011: 25 ha gồm các giống Kim Tuyên: 8 ha; Tứ Quí: 14.5 ha; Oolong: 2.5 ha.
- Địa điểm: Đội sản xuất 1- Công ty cổ phần chè Minh Rồng - Khu I B Thị trấn Lộc Thắng – huyện Bảo Lâm – Lâm Đồng.
2.4.2 Điều Kiện Tự Nhiên
2.4.2.1 Điều kiện khí hậu
- Lâm Đồng nói chung, địa điểm đầu tư nói riêng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc điểm một năm có 2 mùa khá rõ: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.Với điều kiện có số ngày mưa rải đều trong năm rất thuận lợi cho cây chè sinh trưởng phát triển cho ra búp quanh năm.
-Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình 21,10C; nhiệt độ tối cao 28,90C vào tháng 4, và tối thấp 13,70C vào tháng 1.
-Ẩm độ không khí: Trung bình 86,4%; ẩm độ cao nhất vào tháng 9 là 91,3%, ẩm độ thấp nhất vào tháng 2 là 79,3%.
-Lượng mưa: khá lớn và tập trung chủ yếu trong các tháng mùa mưa. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2500 - 2800mm, tháng mưa cao nhất là tháng 9: 460,2mm, tháng thấp nhất tháng 1: 38,2mm
-Thủy văn: Khu vực đầu tư trồng mới đều có các hồ chứa nước lớn và suối bao quanh như: Hồ Bảo Lâm, hồ Tân rai … và các hồ chứa nước nhỏ công ty tự đắp rất thuận lợi cho việc tưới nước chống hạn cho chè vào mùa khô, cũng như cung cấp nước để thâm canh cho vườn chè.
2.4.2.2 Đất đai:
Đất Feranít nâu đỏ, vàng đỏ phát triển trên đá bazan thuộc đất cấp I, tầng đất dày >1m, độ thoát nước tốt, rất phù hợp cho cây công nghiệp dài ngày như chè, cà phê và cây ăn quả.
2.4.2.3 Điều kiện giao thông :
Với diện tích tự nhiên 146.344 ha, Bảo Lâm là một trong những huyện có diện tích lớn của tỉnh (chiếm 19%). Bảo Lâm :phía bắc giáp với tỉnh Đắk Nông, phía nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía đông giáp huyện Di Linh, phía tây giáp thị xã Bảo Lộc và các huyện: Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai. Ở vị trí này, Bảo Lâm có điều kiện giao lưu khá thuận lợi với các địa bàn ở trong và ngoài tỉnh.
Quốc lộ 20, cùng với tuyến đường liên tỉnh từ Bảo Lộc đến công trình thuỷ điện Hàm Thuận - Đạ Mi tạo cho Bảo Lâm nhanh chóng tiếp cận được với Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông và vùng duyên hải Nam Trung Bộ.
Khu vực đầu tư trên diện tích đầu tư cũ nên giao thông đã được thiết kế thuận lợi cho việc vận chuyển vật tư, phân bón cũng như vận chuyển nguyên liệu đi tiêu thụ và chế biến, gần vùng nguyên liệu và đảm bảo có nguyên liệu đủ cho nhà máy hoạt động.
Nhà máy đảm bảo có đủ nguồn nước sạch, nguồn điện và thuận tiện về giao thông.
2.4.2.4 Tình hình lao động :
Đội ngũ nhân lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh chè rất đông đảo, công nhân nhà máy chế biến chè; đội ngũ chuyên viên kỹ thuật, quản lý, kinh tế, văn phòng; đội ngũ nhân viên bán hàng;.. .
Lao động mà trực tiếp sản xuất hàng ngày là công nhân cũ của công ty, họ là những người dân cần cù chịu khó sống ở vùng đất này từ lâu, có kinh nghiệm lâu năm trong trồng và chăm sóc chè.
Ngoài ra, cứ đến mùa vụ thu hoạch thì công ty sẽ tuyển thêm nhiều lao động trong vùng, tập huấn khuyến nông và hướng dẫn kỹ thuật cho người lao động.
Bên cạnh đó Công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ, kinh nghiệm, được đào tạo căn bản về kỹ thuật chuyên về cây chè.
Hình thức đào tạo của công ty Minh Rồng là hợp tác với các trường đại học, các viện nghiên cứu, các trung tâm đào tạo trong và ngoài ngành mở các lớp giảng dạy chuyên ngành, các lớp chuyên đề có liên quan với ngành chè (kinh tế thị trường, liên doanh - liên kết.. .). chương trình đào tạo thực tiễn và đa dạng hoá.
Ngoài công nhân lao động công ty còn tổ chức đội ngũ tiếp thị tham gia công tác bán lẻ sản phẩm nhằm phát triển thị phần của công ty.
2.4.2.5 Cơ sở để xác định đầu tư :
Do yêu cầu nâng cao hiệu quả sử dụng đất đem lại hiệu quả cho Công ty bằng cách thay đổi các giống chè có hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện hiện nay và tương lai, và đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường tạo điều kiện nâng cao đời sống cho người lao động trong công ty.
2.5. Giải Pháp Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc
2.5.1. Giống chè :
Các giống chè Kim Tuyên, Tứ Quí, Oolong … được nhập nội vào Lâm Đồng từ năm 1994 qua các công ty TNHH của Đài Loan. Những giống chè này phát triển mạnh, ưa thâm canh, có hương thơm rất đặc trưng, năng suất và chất lượng cao, thích hợp với việc chế biến chè xanh Oolong. Đến nay, những giống chè này đã phát triển hơn 2000 ha tập trung ở Bảo Lộc, Bảo Lâm, Đà Lạt, Lâm Hà…
2.5.2. Cây giống
Mua tại Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm và chuyển giao kỹ thuật cây công nghiệp và cây ăn quả Lâm Đồng.
2.5.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc chè cành
Cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của công ty sẽ hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật trực tiếp đến cán bộ kỹ thuật và người lao động của đơn vị.
2.6. Hình Thức Tổ Chức Thực Hiện Và Tổ Chức Quản Lý Lao Động
2.6.1 Tổ Chức Thực Hiện
Diện tích trồng mới tại vườn chè của Công ty cổ phần chè Minh Rồng. Ban quản lý công trình Công ty gồm các thành viên như sau :
1.Giám đốc Công ty cổ phần Minh Rồng Trưởng ban
2. Trưởng Phòng Nông nghiệp Ủy viên
3. Phòng Kế toán – Tài chính Ủy viên
4. Phòng tổng hợp Ủy viên
5. Một cán bộ chuyên trách Ủy viên
Ban quản lý công trình hướng dẫn kỹ thuật và kiểm tra đơn vị triển khai thực hiện dự án. Cây giống đảm bảo chất lượng tốt để có khả năng tăng trưởng, vườn chè sẽ do công ty quản lý trực tiếp. Quản lý đầu tư từ làm đất trồng đến chăm sóc, bón phân… suốt cả thời kỳ kiến thiết cơ bản đến kinh doanh, chỉ khoán công cho người lao động không khoán sản phẩm để bảo đảm quản lý sản phẩm cả về chất lượng và số lượng, đảm bảo khả năng cạnh tranh với các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài.
2.6.2. Lao Động Và Chi Phí Nhân Công
2.6.2.1 Lao động :
Sử dụng lại lao động là người nhận khoán trên lô chè cũ. Cây chè đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao, công chăm sóc khoán phải được chuyển giao kỹ thuật đầy đủ, đơn vị thường xuyên cử cán bộ kỹ thuật theo dõi giám sát quy trình trồng và chăm sóc.
2.6.2.2 Chi phí nhân công :
- Chi phí nhân công được tính theo chính sách Nhà nước và định chuẩn đầu tư XDCB.
- Công ty sẽ quản lý và chỉ đạo sản xuất tập trung.
- Chi phí cán bộ nhân viên quản lý điều hành, nhân công là phần vốn đầu tư từ vốn vay và vốn tự huy động của Công ty
2.7. Tổng Dự Toán Đầu Tư
Bảng 2.5 Tổng dự toán đầu tư
Đơn Vị Tính ( Tr.đ)
Năm
2012
2013
2014
2015
Tổng số
Chi phí trồng năm 1
1.927,41
1.927,41
Chi phí năm 2
1.189,02
1.189,02
Chi phí năm 3
1.324,05
1.324,05
Chi phí năm 4
1.579,15
1.579,15
Hệ thống tưới
300
300,00
Hệ thống điện
200
200,00
CP lập + thẩm định dự án
15
15,00
Chi phí khác + dự phòng
244,24
118,90
132,41
157,92
653,47
Tổng giá trị đầu tư
2.686,65
1307,92
1456,46
1737,10
7188,10
Vốn vay XDCB
1.880,70
915,55
1.015,5
1.215,97
5.027,72
Vốn vay lũy kế XDCB
1.880,7
2.796,25
3.811,75
5.027,72
Lãi vay thời kỳ XDCB
210,64
311,18
426,92
563,12
1511,86
Chi phí xây dựng cơ bản mà công ty cần phải đầu tư thêm đó là hệ thống tưới tiết kiệm nước bằng biện pháp tưới phun mưa. Đây là kỹ thuật tưới hiện đại, tiết kiệm nước, là biện pháp kỹ thuật cung cấp phân phối nước từng ít một, chỉ làm ướt từng khoảng đất nhỏ ở gốc, nước ngấm vào những vùng đất có sự hoạt động của rễ cây nên cây thường xuyên có nước để phát triển tốt, đặc biệt là vào mùa khô. Dự kiến chi phí cho hệ thống tưới và hệ thống điện là khoảng 500 triệu.
Chi phí năm thứ 1 bỏ ra cho 25 ha là 1.927.409.302, bao gồm chi phí vật tư (như cây giống, phân bón, vận chuyển…); nhân công lao động (như đào gốc rễ, làm đất, gom dọn…)do đây là năm đầ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai lam lai.doc
- Bai lam lai.pdf