MỤC LỤC
Tóm tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ
Danh mục từviết tắt
Chương 1: MỞ ĐẦU. 1 U
1.1 Cơsởhình thành. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 2
1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:. 2
1.4 Ý nghĩa. 2
Chương 2: CƠSỞLÝ THUYẾT. 3
2.1 Khái niệm, chức năng và vai trò của Ngân hàng thương mại. 3
2.1.1 Khái niệm Ngân hàng thương mại (NHTM). 3
2.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại . 3
2.1.3 Vai trò của Ngân hàng thương mại . 4
2.2 Khái niệm vềphân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh NHTM. 4
2.2.1 Khái niệm . 4
2.2.2 Mục tiêu của phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh. 4
2.2.3 Đối tượng của phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh. 4
2.3 Sơ đồtổng quát vềnghiệp vụhoạt động kinh doanh của NHTM trong
nền kinh tếthịtrường. 5
2.4 Phương pháp và các chỉtiêu phân tích hiệu quảhoạt động kinh doanh
của NHTM. 6
2.4.1 Vốn tựcó của Ngân hàng thương mại – Capital (C). 6
2.4.2 Chất lượng tài sản Có – Asset quality (A). 7
2.4.3 Năng lực quản lý – Management ability (M). 8
2.4.4 Khảnăng sinh lời – Earning (E). 9
2.4.5 Khảnăng thanh khoản – Liquidity (L). 9
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀNGÂN HÀNG TMCP
MỸXUYÊN (MXBank). 11
3.1 Tình hình hoạt động của các Ngân hàng trên địa bàn An Giang. 11
3.2 Lịch sửhình thành và phát triển của Ngân hàng MỹXuyên. 11
3.3 Cơcấu tổchức, chức năng và nhiệm vụcủa các phòng. 13
3.3.1 Cơcấu tổchức bộmáy NH MỹXuyên:. 13
3.3.2 Chức năng, nhiệm vụcác phòng ban. 14
3.4 Sơlược một sốsản phẩm dịch vụtại Ngân hàng. 19
3.5 Tình hình hoạt động tại Ngân hàng năm 2008. 19
3.5.1 Công tác huy động vốn. 19
3.5.2 Vềhoạt động cho vay. 20
3.5.3 Vềhoạt động dịch vụ. 20
3.5.4 Vềnhân sự. 20
3.6 Kết quảhoạt động kinh doanh của Ngân hàng MỹXuyên. 21
3.7 Thuận lợi và khó khăn vềtình hình hoạt động. 22
3.7.1 Thuận lợi:. 22
3.7.2 Khó khăn, thách thức:. 23
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TẠI NGÂN HÀNG TMCP MỸXUYÊN (MXBank). 24
4.1 Phân tích Vốn của Ngân hàng thương mại . 24
4.1.1 Phân tích cơcấu vốn và nguồn vốn tại MXBank. 24
4.1.2 Phân tích tình hình huy động nguồn vốn tại MXBank. 26
4.1.3 Phân tích Vốn tựcó. 28
4.1.3.1 Phân tích khảnăng an toàn của vốn tựcó tại NHMX. 28
4.1.3.2 Phân tích tình hình lập quỹtại NHMX. 30
4.2 Phân tích chất lượng tài sản Có tại NHMX . 31
4.2.1 Phân tích tình hình dựtrữtại NHMX. 31
4.2.2 Phân tích qui mô, chất lượng nghiệp vụtín dụng tại NHMX. 32
4.3 Phân tích năng lực quản lý tại NHMX . 41
4.4 Phân Tích Khảnăng sinh lợi . 43
4.4.1 Phân tích thu nhập . 43
4.4.2 Phân tích chi phí. 45
4.4.3 Phân tích lợi nhuận . 46
4.4.4 Phân tích khảnăng sinh lời . 47
4.4.5 Phân tích khảnăng thanh khoản. 49
4.5 Đánh giá hiệu quảhoạt động kinh doanh thông qua việc so sánh với
Ngân hàng khác. . 50
4.5.1 Quy mô vốn . 51
4.5.2 Chất lượng tài sản Có . 52
4.5.3 Khảnăng sinh lời. 52
4.6 Một sốgiải pháp nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh . 52
4.6.1 Những giải pháp nâng cao hiệu quảhuy động vốn. 52
4.6.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quảsửdụng vốn. 53
4.6.3 Những giải pháp tăng thu nhập. 54
4.6.4 Những giải pháp giảm chi phí. 55
4.6.5 Những giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 55
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 56
5.1 Kết luận . 56
5.2 Kiến nghị. 56
5.2.1 Đối với ngành Ngân hàng. 56
5.2.2 Đối với Ngân hàng MỹXuyên. 57
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3671 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng Mỹ Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p được
dùng để đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Tài sản Có và tài sản Nợ
tại MXBank được thể hiện qua bảng 4-1 và bảng 4-2.
Bảng 4-1. Tài sản Có tại MXBank 2006 -2008
ĐVT: Tỷ đồng
2006 2007 2008
Chỉ tiêu
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
1.CV ĐT KH không phải NH 393 87,8
1.259 79,9
1.330 65,1
2.TG và cho TCTD khác vay 22 4,9 217 13,8 545 26,7
3.TSCD, thiết bị 9 2,0 20 1,3 28 1,4
4.Tài sản Có khác 14 3,1 50 3,2 105 5,1
5.Tiền mặt tồn quỹ 4 0,9 8 0,5 26 1,3
6.Đầu tư chứng khoán 6 1,2 21 1,3 9 0,4
Tổng Tài sản Có 448 100 1.575 100 2.042 100
(Nguồn: Phòng kế toán MXBank)
Bảng 4-2. Tài sản Nợ tại MXBank 2006 – 2008
ĐVT: Tỷ đồng
2006 2007 2008
Chỉ tiêu
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
1. TG của KH không phải NH 169 37,9 329 20,9 1.298 63,5
2. TG và TV các TCTD khác 166 37,2 625 39,7 113 5,5
3. Vốn tự có 82 18,4 554 35,2 578 28,3
4. Tài sản Nợ khác 9 2,0 23 1,4 25 1,2
5. Vốn tài trợ, UTĐT 20 4,6 45 2,8 29 1,4
Tổng Tài sản Nợ 448 100 1.575 100 2.042 100
(Nguồn: Phòng kế toán MXBank)
Đề Tài: Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh GVHD: Trần T.Thanh Phương
SVTH: Trần Thị Kim Uyên – LớpDH6TC2 Trang 25
Từ bảng số liệu ta nhận thấy tổng Tài sản của MXBank tăng mạnh qua ba năm.
Ban đầu, tổng Tài sản của Ngân hàng mới chỉ có 448 tỷ đồng nhưng tới năm 2008 thì
Tài sản của MXBank đã là 2.042 tỷ đồng. Bên cạnh đó, VTC của Ngân hàng tăng
mạnh qua 3 năm. Năm 2006, với qui mô hoạt động còn nhỏ nên vốn tự có của Ngân
hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản Có (18.4%). Nhưng sau hai năm hoạt
động thì VTC của Ngân hàng đã tăng vọt 554 tỷ đồng (năm 2007) lên 578 tỷ đồng
(năm 2008), tăng hơn 1 lần so với năm 2007 và hơn 7 lần so với năm 2006 là do lộ
trình tăng vốn điều lệ theo Nghị định số 141 của chính phủ đến năm 2007 vốn điều lệ
tăng lên 500 tỷ. Chính vì vậy mà tỷ trọng VTC của Ngân hàng so với tổng tài sản Có
trong 2 năm là khá cao. Cụ thể, năm 2007 chiếm 35,2% nhưng giảm 28,3% trong
năm 2008, do trong năm 2008 với những chương trình huy động linh hoạt thu hút
được nhiều khách hàng tiền gửi đáp ứng nhu cầu cho vay ngày càng cao, làm gia
tăng doanh số cho vay. Bên cạnh đó với lãi suất hấp dẫn còn thu hút khoản tiền nhàn
rỗi từ các tổ chức tín dụng. Điều đó làm gia tăng đáng kể tổng tài sản có.
Với tỷ trọng vốn tự có trên tổng tài sản có tuy có giảm nhưng khá cao. Điều này
đã tạo nên độ an toàn vững chắc cho các nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng. Phân
tích từng thị trường của Ngân hàng ta nhận thấy:
Tại thị trường 1 (các khoản tiền gửi, tiền vay đầu tư cho các khách hàng không
phải là Ngân hàng):
Bảng 4-3. Các loại tiền gửi và tiền vay tại thị trường 1 của MXBank
(2006 - 2008)
ĐVT: Tỷ đồng
2006 2007 2008
Chỉ tiêu
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
1. Ngân hàng nhận 169 37,9 329 20,9 1.298 63,5
2.Các khoản TDĐT 393 87,8 1.259 79,9 1.330 65,1
Chênh lệch -223 -49,9 -930 -59,1 -32 -1,6
Tại thị trường 2 ( Các khoản nhận và cung cấp vốn cho thị trường liên Ngân
hàng)
Bảng 4-4. Các loại tiền gửi và tiền vay tại thị trường 2 của MXBank
(2006 - 2008)
ĐVT: Tỷ đồng
2006 2007 2008
Chỉ tiêu
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
1. Ngân hàng nhận 166 37,2 625 39,7 113 5,5
2. Cung cấp TV & TG
cho các TCTD khác 22 4,9 217 13,8 545 26,7
Chênh lệch 144 32,3 407 25,9 -431 -21,1
Đề Tài: Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh GVHD: Trần T.Thanh Phương
SVTH: Trần Thị Kim Uyên – LớpDH6TC2 Trang 26
Các khoản chênh lệch trên được Ngân hàng bù đắp từ các nguồn sau:
– Vốn của bản thân Ngân hàng còn lại sau khi trang bị tài sản cố định, thiết bị…
– Cuối cùng là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của Ngân hàng.
Từ kết quả phân tích số liệu ở trên ta thấy cơ cấu vốn - nguồn vốn của Ngân hàng
rất tốt và độ an toàn về vốn là tương đối vững trãi và tăng lên qua từng năm. Tỷ trọng
vốn đầu tư cho các khoản tài sản Có sinh lời cao chiếm 92,7% trên tổng tài sản Có
(87,8% + 4,9%) và tăng lên sau 2 năm. Cụ thể, năm 2007 đạt 93,7%, năm 2008 là
91,8%. Trong khi đó tỷ lệ nguồn vốn phải trả chi phí huy động chỉ chiếm khoảng
75,1% (2006), 60.5% (2007) và 69,1% (2008), giảm mạnh sau 1 năm hoạt động
nhưng năm 2008 chi phí tăng so với năm 2007 là 8,6% do năm 2008 với tình hình
kinh tế bất ổn, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện nhiều giải pháp kiềm chế như quy
định dự trữ bắt buộc, đưa ra mức lãi suất trần cho vay …, làm thị trường thiếu vốn
khả dụng nên lãi suất huy động thực tế gần bằng mức lãi suất cho vay. Vì thế, làm
chi phí gia tăng
Điều này đã làm giảm phần nào khả năng sinh lời của Ngân hàng, nhưng bởi vì
các khoản tiền gửi, tiền vay đầu tư cho các khách hàng không phải Ngân hàng có chi
phí huy động còn thấp nhưng lãi suất cho vay lại cao hơn so với thị trường liên Ngân
hàng. Điều này đã được thể hiện rõ qua tỷ lệ lợi nhuận ròng/ tài sản Có của Ngân
hàng là tương đối cao là 4,41% (2007) và 3,95% (2008).
Nghiên cứu từng thị trường, ta thấy cách phân bổ vốn, nguồn vốn cho từng thị
trường tương đối lý tưởng, dao động trong 3 năm từ 91,8% đến 93.7%, vượt xa so
với yêu cầu tỷ trọng tối thiểu về các khoản kinh doanh ở thị trường 1 là 60%/ tổng tài
sản. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đã tạo được uy tín đối với khách hàng trên địa
bàn, với thái độ ân cần của nhân viên và có một chiến lược kinh doanh, thu hút khách
hàng đến giao dịch phù hợp đặc biệt là những khách hàng nông dân.
4.1.2 Phân tích tình hình huy động nguồn vốn tại MXBank
Điểm khác nhau cơ bản trong nguồn vốn của NHTM và các doanh nghiệp phi tài
chính là NHTM kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ các thành phần
kinh tế, còn các doanh nghiệp khác hoạt động bằng nguồn VTC là chính. Vì vậy tình
hình huy động vốn của Ngân hàng luôn là yếu tố đầu tiên khi quan sát tài sản Nợ của
một Ngân hàng. Đồng thời, huy động vốn cũng là hoạt động hết sức quan trọng trong
quá trình cạnh tranh của mỗi Ngân hàng.
Với mục tiêu “Phấn đấu trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ hàng đầu
tại Việt Nam trong lĩnh vực tài chính Nông nghiệp – Nông thôn”. MXBank không
ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động xuống các vùng nông thôn, tích cực tổ chức
những chương trình tiết kiệm để huy động vốn từ các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân
cư, tổ chức kinh tế để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu vay vốn từ các thành phần kinh
tế. Vì vậy, vốn của MXBank tăng mạnh qua 3 năm. Cụ thể như sau:
Đề Tài: Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh GVHD: Trần T.Thanh Phương
SVTH: Trần Thị Kim Uyên – LớpDH6TC2 Trang 27
Bảng 4-5. Tình hình huy động vốn tại MXBank 2006 - 2008.
ĐVT: Tỷ đồng
2006 2007 2008
Chỉ tiêu
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
Số dư
Tỷ
trọng
(%)
1. Vốn tự có 82 554 578
2. Tổng Nguồn vốn HĐ 254 100 998 100 1.440 100
2.1. Vốn huy động 234 92 953 95,5 1.411 98
2.1.1 TGTT 77 32,9 720 75,5 665 47,2
- TCTD 65 27,7 625 65,5 113 8,0
- TCKT 12 5,2 95 9,9 552 39,1
2.2.2 TGTK 157 67,1 234 24,5 746 52,8
2.2 Vốn UTĐT (vay) 20 8,0 45 4,5 29 2,0
3. Tổng VHĐ/VTC (lần) 3,10 1,80 2,49
(Nguồn: Phòng kế toán MXBank)
Chú ý:
TCTD: Tổ chức tín dụng
TCKT: Tổ chức kinh tế
Qua bảng phân tích, cùng với sự tăng lên của vốn tự có thì vốn huy động của
MXBank cũng tăng lên mạnh mẽ. Trong đó, tăng mạnh nhất là huy động từ lĩnh vực
tiền gửi tiết kiệm (TGTK). Trong tổng nguồn vốn huy động tại Ngân hàng thì tỷ
trọng của tiền gửi thanh toán của TCTD và tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn, tiền
gửi thanh toán của TCKT chiếm tỷ trọng nhỏ hơn do mạng lưới hoạt động ngoài tỉnh
chưa có làm hạn chế nhu cầu thanh toán ra ngoài tỉnh trong cùng hệ thống nên không
thu hút lượng tiền này từ các TCKT. Sở dĩ công tác huy động vốn của Ngân hàng
tăng qua các năm là do Ngân hàng luôn tạo được hình ảnh tốt đẹp đến khách hàng
khi giao dịch, bên cạnh đó về lãi suất huy động luôn linh hoạt, đưa ra mức lãi suất
hợp lý bảo đảm lợi ích khách hàng, song song đó đa dạng các kỳ hạn giúp cho khách
hàng có thể linh hoạt với đồng vốn của mình và thường xuyên thông báo trên các
phương tiện thông tin đại chúng nhằm giúp khách hàng có những thông tin cần thiết.
Nhờ thực hiện chính sách linh hoạt, luôn quan tâm đến khả năng huy động và tình
hình cạnh tranh tại địa bàn, Ngân hàng Mỹ Xuyên đã đề ra nhiều giải pháp huy động
có hiệu quả ngoài khách hàng cá nhân, Ngân hàng còn thu hút những tổ chức tín
dụng khác. Năm 2007, huy động từ tiền gửi tiết kiệm là 233,8 tỷ đồng tăng 48,73%
so với cùng kỳ do tháng 09/2007, Ngân hàng đã triển khai chương trình tiết kiệm dự
thưởng trúng vàng cho khách hàng và kết thúc 31/01/2008, đã góp phần đẩy mạnh
tốc độ tăng trưởng số dư tiền gởi tiết kiệm tại Ngân hàng.
Đến cuối năm 2008, tổng số dư huy động đạt 1.411 tỷ đồng, tăng 458 tỷ đồng
so đầu năm (tăng 47,97%); bình quân cả năm. Cụ thể như sau:
- Vốn thị trường I: đạt 1.298 tỷ đồng, tăng 969 tỷ đồng so đầu năm (tăng 295%),
chiếm 63,43% tổng nguồn vốn.
Đề Tài: Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh GVHD: Trần T.Thanh Phương
SVTH: Trần Thị Kim Uyên – LớpDH6TC2 Trang 28
- Vốn từ thị trường II: đạt 113 tỷ đồng, giảm 511 tỷ đồng so đầu năm (giảm 81,87%),
chiếm 5,54% tổng nguồn vốn.
Trước những khó khăn năm 2008, Ngân hàng Mỹ Xuyên luôn quan tâm đến tình
hình huy động và tình hình cạnh tranh trên địa bàn, kịp thời đưa ra những chính sách
huy động linh hoạt, giải quyết tốt thanh khoản, tăng tỷ trọng vốn từ thị trường I và
giảm dần sự phụ thuộc vào vốn từ thị trường II.
Riêng vốn ủy thác đầu tư đến cuối năm 2007 là 45 tỷ đồng, tăng 119% so với
cùng kỳ và đạt 88,7% so với hạn mức được cấp (50.400 triệu đồng năm 2007). Trong
năm 2007 Ngân hàng chưa khai thác tốt nguồn vốn rẻ và ổn định này, nên chưa sử
dụng tối đa hạn mức được cấp trong năm. Nhưng năm 2008 số dư là 29 tỷ đồng giảm
35,65% so với đầu năm cho thấy MXBank đã khai thác tốt nguồn vốn, thực hiện tốt dự
án tài chính nông thôn II đã kết thúc tháng 03/2008, Ngân hàng đang được xem xét cấp
tiếp hạn mức nhận vốn từ Dự án tài chính nông thôn III
Từ những thay đổi trong cơ cấu và số dư của nguồn VHĐ thì tỷ lệ huy động vốn
trên vốn tự có của MXBank dao động từ 2,49 lần đến 3,1 lần qua ba năm. Tỷ lệ này
thấp so với giới hạn tối đa của pháp lệnh cho phép là 20 lần. …Đây cũng là chỉ số
xác định khả năng thu hút vốn của một đồng vốn tự có và qui mô huy động vốn của
Ngân hàng trong từng năm. Năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống là do chiến lược mở
rộng mạng lưới xuống 11 huyện thị và liên kết với khách hàng lập nên 68 điểm đăng
ký vay vốn ở hầu hết các địa bàn trong tỉnh. Đồng thời, năm 2007 cũng tăng vốn điều
lên 500 tỷ nên vốn tự có của Ngân hàng cũng tăng mạnh trong năm 2007. Mặc dù,
lượng vốn huy động có tăng lên rõ rệt, từ năm 2006 đến năm 2007 đã tăng lên
291,37% tương đương 743 tỷ đồng nhưng cũng chưa theo kịp với sự tăng lên của
VTC (tăng 575,60%). Nhưng đến năm 2008 thì tỷ tệ này lại tăng trở lại đều này
chứng tỏ rằng tình hình huy động của Ngân hàng là khá tốt, thu hút được những
khoản tiền nhàn rỗi từ dân cư phục vụ cho quá trình kinh doanh tại Ngân hàng. Đây
là nguồn vốn sinh lợi cao cho Ngân hàng khi mà chi phí huy động thấp nhưng lãi
suất cho vay cao, tạo ra khoản lợi nhuận cao cho Ngân hàng.
Thu hút khách hàng đến giao dịch đã là một chuyện khó, giữ chân khách thì càng
khó hơn. Trong công tác tiếp thị vừa qua, cho thấy mối quan tâm đầu tiên để người
dân lựa chọn Ngân hàng gửi tiền ngoài lãi suất hấp dẫn, cần có công tác tiếp thị để
hiểu rõ hơn về Ngân hàng. Bên cạnh đó, phong cách phục vụ nhiệt tình, thời gian
nhanh chóng, những chương trình dự thưởng, khuyến mãi là những yếu tố giữ chân
khách hàng. Chính vì vậy để hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả cao hơn thì
MXBank không những đưa ra các chương trình khuyến mãi, lãi suất dự thưởng, quà
tặng..mà còn tăng cường công tác quảng bá tiếp thị đưa MXBank đến gần hơn với
khách hàng, quảng bá thương hiệu của Ngân hàng, nhằm tạo sự cạnh tranh với các
Ngân hàng khác trên địa bàn An Giang, nâng cao chất lượng phục vụ, cũng cố quy
tín và khẳng định vị thế của mình trên thị trường Ngân hàng của Tỉnh ta. Đặc biệt là
trong lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn.
4.1.3 Phân tích Vốn tự có
4.1.3.1 Phân tích khả năng an toàn của vốn tự có tại NHMX
Ở mọi TCTD thì VTC là điều kiện pháp lý cơ bản đồng thời là yếu tố tài chính
quan trọng nhất trong việc bảo đảm các khoản nợ đối với khách hàng. Chính vì vậy
qui mô VTC là yếu tố quyết định qui mô huy động vốn và các qui mô thuộc tài sản
Có. Do đó khả năng an toàn của VTC tại mỗi Ngân hàng luôn là một chỉ số tài chính
Đề Tài: Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh GVHD: Trần T.Thanh Phương
SVTH: Trần Thị Kim Uyên – LớpDH6TC2 Trang 29
quan trọng trong việc xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như xếp loại
NHTM.
Bảng 4-6. Vốn tự có tại MXBank 2006 - 2008
ĐVT: Tỷ đồng
Chênh lệch
(07/06)
Chênh lệch
(08/07)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
1.Vốn tự có 82 554 578 472 574 23 4
2.Tổng tài sản Có 448 1.575 2.042 1.128 252 467 30
3.Tổng VHĐ 255 998 1.440 743 292 442 44
4.VTC/VHĐ(%) 32 56 40
5.VTC/TTSCó(%) 18 35 28
(Nguồn: Phòng kế toán MXBank)
Sau 3 năm hoạt động thì VTC của MXBank tăng từ 82 tỷ đồng năm 2006 lên
578 tỷ đồng năm 2008. Tương ứng với điều này thì VTC/số tiền huy động (H1) cũng
không ngừng tăng cao từ 32% (2006) đến 40% (2008). Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều
so với quy định của NHNN là H1>= 5%. Điều này chứng tỏ được khả năng huy động
của đồng vốn tự có tại Ngân hàng là cao và qui mô huy động vốn của Ngân hàng
cũng đã được mở rộng hơn sau mỗi năm. Nếu như năm 2006, khi mạng lưới hoạt
động chưa mở rộng thì nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào
loại TGKKH và TGTK trong đó loại tiền VNĐ chiếm tỷ trọng lớn, thì sang năm
2008 huy động vốn với nhiều chương trình tiết kiệm linh hoạt phong phú và huy
động từ nhiều loại hình dân cư khác nhau. Đây là kết quả thể hiện được sự nỗ lực của
ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên MXBank trong quá trình thực hiện chiến lược mở
rộng qui mô kinh doanh trên địa bàn và tạo được niềm tin tưởng của khách hàng khi
đến giao dịch tại Ngân hàng.
Điều đầu tiên thu hút khách hàng đến giao dịch đó là sự an toàn và lành mạnh
trong kinh doanh của Ngân hàng đó. Đây là yếu tố rất quan trọng đánh vào tâm lý
của khách hàng bởi vì khách hàng luôn yêu cầu đồng vốn của mình phải được an
toàn. Nếu làm được điều đó thì sẽ tạo ra được tâm lý an tâm khi khách hàng gửi tiền.
Do đó MXBank luôn quan tâm đến khả năng an toàn của VTC tại Ngân hàng mình
khi mà bản thân lĩnh vực kinh doanh tiền tệ luôn chứa đựng nhiều rủi ro. Do vậy
năng lực và sự cẩn trọng của ban lãnh đạo cùng với tính ổn định của hệ thống tài
chính sẽ tạo ra được độ tin cậy của Ngân hàng. Trong 3 năm qua, chỉ số VTC/tổng
giá trị tài sản Có (H2) của MXBank luôn đảm bảo đúng so với yêu cầu tối thiểu của
NHNN là H2 >= 5%.
Với kết quả đạt được như trên thì trong thời gian tới MXBank cần có nhiều
biện pháp để tiếp tục nâng cao khả năng an toàn của VTC để có thể chịu đựng rủi ro
trong mọi hoàn cảnh khi mà tình hình cạnh tranh của các NHTMCP trên đại bàn
ngày càng gay gắt hơn. Bởi vì VTC là cơ sở để mỗi Ngân hàng mở rộng qui mô,
phạm vi hoạt động, cũng như sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ mới của Ngân
hàng. Đồng thời sẽ giúp cho Ngân hàng tăng được nguồn cho vay và giảm được lãi
suất cho vay để cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường cho vay từ đó thu hút được nhiều
Đề Tài: Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh GVHD: Trần T.Thanh Phương
SVTH: Trần Thị Kim Uyên – LớpDH6TC2 Trang 30
khách hàng đến giao dịch hơn. Điều này sẽ giúp cho hiệu quả kinh doanh được nâng
cao hơn khi mà lợi nhuận từ hoạt động này không ngừng tăng cao.
4.1.3.2 Phân tích tình hình lập quỹ tại NHMX
Vốn của bản thân NHTMCP không chỉ để bù đắp các khoản lỗ trong hoạt động
kinh doanh mà vốn còn là nguồn ngân quỹ dài hạn dành cho tài sản cố định, là nguồn
tài trợ cho sự phát triển để duy trì sức cạnh tranh. Ở các mức VTC dù cao hay thấp
thì đều phải bảo đảm an toàn cho hoạt động Ngân hàng. Ngân hàng có rủi ro cao thì
phải dự phòng tổn thất lớn hơn so với các Ngân hàng có rủi ro thấp. Và rủi ro tác hại
nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào khả năng quản lý của lãnh đạo Ngân hàng trong việc
quản lý các rủi ro. Vì thế lập quỹ dự phòng là yêu cầu thiết yếu trong hoạt động quản
lý rủi ro tín dụng của các Ngân hàng. Trong 3 năm qua, tình hình trích lập quỹ tại
MXBank được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4-7. Tình hình trích lập quỹ tại MXBank 2006-2008
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
1. Vốn điều lệ 70 500 500
1.1 Quỹ DTBSVDL 0 0,5 3,0
1.2 Quỹ DTDB 2,4 3,5 75,1
2. Quỹ DTBSVDL/VDL (%) 0 0,10 0,61
3. Quỹ DTDB/VDL (%) 3,41 0,69 15,02
4. Nợ quá hạn 1,13 3,05 21,93
5. Quỹ DTDB/ NQH (%) 212 114 342
(Nguồn: Phòng kế toán MXBank)
Trong ba năm qua, Ngân hàng đều đảm bảo yêu cầu về vốn điều lệ của NHNN
là lập quỹ tối đa là 50% vốn điều lệ của mỗi Ngân hàng. So với các NHNN khác đây
là điểm mạnh của các NHTMCP bởi vì việc trích lập quỹ là phần nâng cao vốn chủ
sở hữu của bản thân Ngân hàng. Nếu việc trích lập quỹ đảm bảo theo đúng quy định
sẽ tạo ra được sự an toàn cho vốn của bản thân Ngân hàng, giúp Ngân hàng đa dạng
được các hình thức sử dụng vốn, đảm bảo được thu nhập trong hoạt động kinh
doanh. Đồng thời cũng giúp cho Ngân hàng hạn chế được rủi ro trong các lĩnh vực
kinh doanh.
Về việc trích lập các quỹ, tỷ lệ quỹ DTBSVĐL/ vốn điều lệ trong ba năm qua
có sự biến động nhiều và có khuynh hướng tăng. Cụ thể năm 2006 Ngân hàng không
trích quỹ DTBSVDL nhưng qua năm 2007 tăng lên 0,1% và tiếp tục tăng 0,61% vào
năm 2008 nhưng vẫn còn thấp. Tương tự, tỷ lệ DTĐB/vốn điều lệ cũng tăng lên qua
các năm, từ 3,41% năm 2006 và tăng lên 15,02% vào năm 2008.Việc trích lập các
quỹ phụ thuộc rất lớn vào khả năng sinh lời của Ngân hàng. Nếu Ngân hàng đạt lợi
nhuận cao thì việc trích lập quỹ cũng sẽ tăng và ngược lại. Trong thời gian qua, việc
trích lập các quỹ này tại Ngân hàng có xu hướng tăng và đảm bảo quy định của
NHNN là trích tối thiểu 5% trên lợi nhuận để lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và
10% trên lợi nhuận để lập quỹ dự trữ đặc biệt. Tuy nhiên quỹ DTDB/VDL năm 2007
giảm do vốn điều lệ của Ngân hàng tăng vọt từ 70 tỷ đồng năm 2006 lên 500 tỷ đồng
vào năm 2007. Nên xét về bản chất thì tình hình lập các quỹ của Ngân hàng là tương
đối hợp lý, đảm bảo được sự linh hoạt của nguồn vốn trong quá trình kinh doanh.
Đề Tài: Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh GVHD: Trần T.Thanh Phương
SVTH: Trần Thị Kim Uyên – LớpDH6TC2 Trang 31
Tình hình lập quỹ DTĐB trên nợ quá hạn (NQH) của Ngân hàng trong ba năm
qua có sự biến động lớn năm 2008 là 342% do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế
nhằm giảm thiểu rủi ro. Quỹ này là nhằm bù đắp các khoản rủi ro phát sinh trong quá
trình kinh doanh của Ngân hàng. Hai năm qua, nợ quá hạn của Ngân hàng là tương
đối thấp, nhưng Ngân hàng vẫn đảm bảo được tỷ lệ lập quỹ dự trữ trên nợ quá hạn là
>=100% theo quy định của NHNN. Điều này chứng tỏ việc lập quỹ dự trữ đã đủ bù
đắp các khoản thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh, cũng như khả năng
chi trả của Ngân hàng. Do đó để đảm bảo an toàn về vốn thì Ngân hàng không chỉ
nên quan tâm đến chất lượng tài sản Có mà cần phải quan tâm đến việc lập dự phòng
cho các khoản rủi ro trong kinh doanh. Điều này sẽ càng tạo nên thế vững chãi cho
hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian tới.
4.2 Phân tích chất lượng tài sản Có tại NHMX
4.2.1 Phân tích tình hình dự trữ tại NHMX
Tiền dự trữ là loại tài sản không sinh lời cho Ngân hàng. Tiền dự trữ bao gồm dự
trữ bắt buộc dự trữ luân chuyển và dự trữ thặng dư. Tuy không sinh lời nhưng đây là
các tài sản linh hoạt nhất, có thể đáp ứng tức khắc các nhu cầu rút tiền đột suất của
khách hàng. Vì vậy tình hình dự trữ thể hiện được việc duy trì khả năng thanh toán
của mỗi Ngân hàng.
Bảng 4-8. Tình hình dự trữ tại MXBank 2006 -2008
ĐVT: Tỷ đồng
Chênh lệch
(07/06)
Chênh lệch
(08/07)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
1.Vốn huy động
234
953
1.411
719 306,8
458 48,0
1.1 TGKKH & TGCKH
<12 tháng
185
820
1.311
636 344,4
490 59,8
1.2 TGCKH>=12 tháng 50 133 100 83 167,5 (33) -24,6
2.TGDTBB tại NHNN 7 6 32 -1 -13,0 26 425,3
3.Tiền mặt tồn quỹ 4 8 26 4 98,9 18 235,6
4.Tổng số tiền DTBB 10 87 149 77 754,4 62 70,8
5.TGDTBB/ T.Số tiền
DTBB (%) 68,3 7,0 21,4
-61 -89,8
14 207,6
6.TMTQ/STDTBB(%) 38,5 9,0 17,6 -30 -76,7 9 96,5
(Nguồn: phòng kế toán MXBank)
Từ bảng số liệu nhận thấy tỷ trọng của tiền gửi dự trữ bắt buộc (TGDTBB) /tổng
số tiền DTBB là nhỏ và biến động mạnh qua 3 năm. Năm 2006 thì chiếm 68,3%
nhưng sang năm 2007 đã giảm 7% và tăng lên 21,4%. Tuy nhiên tỷ lệ này quá thấp
so với qui định của NHNN về cơ cấu dự trữ bắt buộc là 62.5%. Nhưng xét về bản
chất thì tỷ trọng này đã thể hiện được Ngân hàng có công tác quản lý việc phân bổ và
sử dụng vốn kinh doanh là tương đối hợp lý. Bởi vì đây là loại tài sản Có không sinh
Đề Tài: Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh GVHD: Trần T.Thanh Phương
SVTH: Trần Thị Kim Uyên – LớpDH6TC2 Trang 32
lời cho Ngân hàng nên nếu tỷ lệ dự trữ quá nhiều thì chứng tỏ Ngân hàng không đạt
được sự linh hoạt trong vấn đề sử dụng vốn trong kinh doanh. Trong ba năm qua,
MXBank đã cố gắng phát triển nhiều sản phẩm, dịch vụ kinh doanh để nguồn vốn
huy động được luân chuyển hợp lý, không để tiền mặt tồn quỹ quá lớn so với quy
định.
Tỷ lệ dự trữ bằng tiền mặt/ tổng số tiền DTBB của Ngân hàng cũng thấp so với
qui định 30% của NHNN. Điều này cho thấy Ngân hàng sử dụng linh hoạt nguồn
vốn trong kinh doanh tạo ra khả năng sinh lời cao hơn, vì đây là những tài sản có
không sinh lời. Tuy nhiên, nếu quá thấp thì sẽ ảnh hưởng các khoản chi trả đột xuất
của Ngân hàng như chi trả lãi tiền gửi, khách hàng rút tiền đột xuất,…Điều này sẽ
ảnh hưởng đến uy tín đối với khách hàng trong việc vấn đề xử lý nhanh chóng khi
đến giao dịch.
4.2.2 Phân tích qui mô, chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại NHMX
* Tình hình sử dụng vốn:
Doanh số cho vay
Theo thời hạn:
Bảng 4-9. Doanh số cho vay theo thời hạn của MXBank 2006- 2008
ĐVT: tỷ đồng
Chênh lệch (07/06) Chênh lệch (08/07)
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tuyệt
đối
Tương đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương đối
(%)
Ngắn hạn 451 1,438 1,890 987 219 452 31
Trung hạn 168 437 415 269 160 -22 -5
Tổng 620 1,875 2,305 1,256 203 430 23
(Nguồn: Phòng kế toán MXBank)
Biểu đồ 4-1. Doanh số cho vay theo thời hạn của MXBank 2006 – 2008
Hiện tại, Ngân hàng Mỹ Xuyên chỉ tập trung cho vay chủ yếu là ngắn hạn và
trung hạn. Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng tăng
rất nhiều qua các năm, năm 2006 chỉ đạt 451 tỷ đồng nhưng qua năm 2007 tăng
219% và đến năm 2008 tăng 31% đạt 1,890 tỷ đồng. MXBank với hoạt động tín
451
1,438
1,890
168
415437
0
500
1,000
1,500
2,000
2006 2007 2008 Năm
Ngắn hạn Trung & dài hạn
Đề Tài: Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh GVHD: Trần T.Thanh Phương
SVTH: Trần Thị Kim Uyên – LớpDH6TC2 Trang 33
dụng ngắn hạn là chủ yếu để hỗ trợ vốn lưu động cho các đơn vị, thành phần kinh tế
trong địa bàn hoạt động. có được kết quả như vậy là do Ngân hàng đề ra mức lãi suất
phù hợp với các đợn vị, những hộ sản xuất kinh doanh, những người nông dân có thu
nhập thấp với hạn mức tối thiểu là vài chục triệu đồng trên một khoản vay phù hợp
với nhu cầu vay vốn và khả năng trả nợ của người nông dân. Mặt khác cho vay ngắn
hạn ít rủi ro hơn cho vay trung và dài hạn nên khoản mục cho vay ngắn hạn nhiều
hơn cho vay trung và dài hạn.
Doanh số cho vay trung hạn cũng tăng qua các năm nhưng tăng ít hơn cho vay
ngắn hạn. Cụ thể năm 2006 là 168 tỷ đồng, năm 2007 là 437 tỷ đồng tăng gấp đôi so
với năm 2006, đến năm 2008 là 415 tỷ đồng giảm 5% tương đương 22 tỷ đồng so với
năm 2007. Như chúng ta biết trong năm 2008 những biến động lãi suất, giá cả.. do
cuộc khủng hoảng tài chính, trong khi vay trung và dài hạn với chu kỳ luân chuyển
vốn chậm, khoản vay thu hồi chậm nên rủi ro cao, vì vậy Ngân hàng rất thận trọng
trong việc xem xét cho vay và khi đã cho vay.
Theo loại hình kinh doanh:
Trong những năm gần đây với sự thay đổi về cơ chế chính sách nhằm khuyến
khích các thành phần kinh tế chủ động tham gia vào sản xuất kinh doanh, thúc đẩy
phát triển kinh tế tư nhân đã làm tăng số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, bên
cạnh đó NHNN còn tạo mọi điều kiện giúp cho bà con nông dân cũng như các doanh
nghiệp tiếp cận nguồn vốn rẻ nhằm đẩy mạnh nhu cầu sử dụng vốn trong nền kinh tế,
kích thích tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho MXBank phát
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan tich hieu qua hoat dong kinh doanh tai ngan hang my xuyen.PDF