MỤC LỤC
Trang
PHẦN GIỚI THIỆU . 1
1. Cơsởhình thành đềtài. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu . 2
3. Phương pháp nghiên cứu. 2
4. Phạm vi nghiên cứu. 2
PHẦN NỘI DUNG . 3
Chương 1 : CƠSỞLÝ LUẬN .3
1.1. Khái quát vềtín dụng . 3
1.1.1. Khái quát vềtín dụng Ngân hàng . 3
1.1.2. Các hình thức tín dụng. 3
1.1.2.1. Căn cứvào thời hạn tín dụng . 3
1.1.2.2. Căn cứvào đối tượng tín dụng. 4
1.1.2.3. Căn cứvào mục đích sửdụng vốn. 4
1.1.2.4. Căn cứvào chủthểtrong quan hệtín dụng . 4
1.1.2.5. Căn cứvào sựtín nhiệm đối với khách hàng. 5
1.1.3. Vai trò và chức năng của tín dụng . 6
1.1.3.1. Vai trò của tín dụng . 6
1.1.3.2. Chức năng của tín dụng . 7
1.2. Khái quát vềhoạt động cho vay. 7
1.2.1. Nguyên tắc cho vay . 7
1.2.2. Điều kiện cho vay . 8
1.2.3. Đối tượng cho vay . 8
1.2.4. Thời hạn cho vay. 8
1.2.5. Các phương thức cho vay. 8
1.2.6. Lãi suất cho vay . 9
1.2.7. Đảm bảo tín dụng . 9
1.2.7.1. Vai trò của việc đảm bảo tín dụng . 9
1.2.7.2. Các hình thức đảm bảo tín dụng . 10
1.2.7.2.1. Đảm bảo đối vật. . 10
1.2.7.2.2. Đảm bảo đối nhân . 10
1.2.8. Phân tích tín dụng. 11
1.3. Chất lượng tín dụng . 11
1.3.1. Khái niệm vềchất lượng tín dụng . 11
1.3.2. Một sốquy định vềchất lượng tín dụng liên quan đến hiệu quả
hoạt động tín dụng. 12
1.3.3. Biểu hiện chất lượng tín dụng. 14
2.3.3.1. Đối với Ngân hàng Thương mại . 13
2.3.3.2. Đối với nền kinh tế. 14
2.3.3.3. Đối với cá nhân, doanh nghiệp vay vốn . 15
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngân hàng. . 14
1.3.4.1. Môi trường kinh tếvĩmô. 15
1.3.4.2. Môi trường pháp lý . 15
1.3.4.3. Chiến lược phát triển của ngân hàng . 15
1.3.4.4. Chính sách tín dụng của NHTM. 15
1.3.4.5. Lãi suất và quản lý rủi ro lãi suất. 16
1.3.4.6. Năng lực kinh doanh của khách hàng . 16
1.3.4.7. Cán bộtín dụng. 16
1.3.5. Các chỉtiêu dùng để đánh giá chất lượng tín dụng của NHTM. 16
1.3.5.1. Khái niệm các thuật ngữ. 16
2.3.5.2. Chỉtiêu vềchất lượng tín dụng . 17
1.4. Khát quát vềrủi ro trong hoạt động tín dụng . 19
1.4.1. Khái niệm vềRRTD . 19
1.4.2. Phân loại RRTD. 20
1.4.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng. 20
1.4.4. Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra . 21
Chương 2 : GIỚI THIỆU VỀNGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH KIÊN GIANG. 22
2.1. Lịch sửhình thành và phát triển . 22
2.1.1. Ngân hàng Công Thương Việt Nam. 22
2.1.2. Ngân hàng Công Thương Việt Nam - chi nhánh Kiên Giang. . 23
2.2. Mô hình tổchức và tình hình nhân sự. 24
2.2.1. Mô hình tổchức . 24
2.2.2. Nhân sự. 24
2.3. Cơcấu tổchức và nhiệm vụcác phòng ban . 25
2.3.1. Sơ đồbộmáy tổchức. 25
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụcủa Ngân hàng . 25
2.3.3. Chức năng, nhiệm vụcủa của các phòng ban . 25
2.4. Các hoạt động kinh doanh chính . 27
2.4.1. Huy động vốn . 27
2.4.2. Hoạt động tín dụng . 27
2.4.3. Các dịch vụkhác. 27
2.5. Kết quảhoạt động kinh doanh của Chi nhánh. 27
2.6. Thuận lợi và khó khăn . 30
2.6.1. Thuận lợi . 30
2.6.2. Khó khăn . 30
CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHCT_KG QUA
BA NĂM 2006 – 2008 . 32
3.1. Một sốquy định vềhoạt động tín dụng tại NHCTKG. 32
3.1.1. Các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tín dụng trong hệthống
NHCTVN . 32
3.1.2. Quy trình tín dụng . 32
3.2. Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Kiên Giang . 39
3.2.1. Phân tích tình hình HĐV của CNNHCTKG. 39
3.2.1.1. Phân tích tổng quát tình hình HĐV . 39
3.2.1.2. Phân tích tình hình HĐV tại chỗ. 42
3.2.1.3. So sánh VHĐcủa CNNHCTKG với địa bàn. 44
3.2.2. Phân tích tình hình sửdụng vốn-cho vay nền kinh tếcủa
CNNHCTKG. 45
3.2.2.1. Phân tích tình hình cho vay vốn của CNNHCTKG. 46
3.2.2.1. Phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dưnợtại
CNNHCTKG . 48
3.2. 3. Phân tích cơcấu dưnợtại CNNHCTKG. 50
3.2.3.1. Cơcấu dưnợtheo thời gian từ2006-2008 . 50
3.2.3.2. Cơcấu dưnợtheo thành phần kinh tếtừ2006-2008. 52
3.2.3.3. Cơcấu dưnợtheo hình thức đảm bảo 2006-2008. 53
3.2.3.4. So sánh NQH của CNNHCTKG với địa bàn. 55
3.2.3.5. So sánh nợ đã xửlý rủi ro của CNNHCTKG với địa bàn . 56
3.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong HĐTD của CNNHCTKG. 57
3.2.4.1. Thuận lợi . 57
3.2.4.2. Khó khăn. 57
3.3. Đánh giá chất lượng tín dụng tại CNNHCTKG . 58
3.3.1. Đánh giá vềchỉtiêu nợxấu/tổng dưnợ. 58
3.3.2. Đánh giá vềhiệu suất sửdụng vốn. 60
3.3.3. Đánh giá vềvòng quay vốn tín dụng. 61
3.3.4. Đánh giá vềchỉtiêu lợi nhuận từHĐTD. 62
CHƯƠNG 4 : MỘT SỐBIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG
VÀ GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG . 64
4.1. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng . 64
4.1.1. Nguyên nhân chủquan. 64
4.1.2. Nguyên nhân khách quan . 65
4.1.2.1. Đặc điểm của tỉnh Kiên Giang. 65
4.1.2.2. Ành hưởng của lạm phát. 66
4.1.2.3. Ảnh hưởng của môi trường pháp lý. 66
4.1.2.4. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ. 67
4.1.2.4. Ảnh hưởng từphía khách hàng. 67
4.2. Một sốbiện pháp nâng cao hiệu quảhiệu quảhoạt động của chi nhánh. 68
4.2.1. Đối với công tác Huy động vốn. 68
4.2.1.1. Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, khuyến mãi. 68
4.2.1.2. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn. 68
4.2.1.3. Chú trọng khai thác nguồn vốn không kỳhạn . 69
4.2.1.4. Phát triển mạng lưới huy động vốn. 69
4.2.2. Đối với hoạt động cho vay . 69
4.2.2.1. Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp . 69
4.2.2.2. Biện pháp kiềm chếlạm phát. 70
4.2.2.3. Đa dạng hóa các hình thức cho vay . 71
4.2.2.4. Tăng cường công tác thu hồi nợgia hạn, nợ đã xửlý rủi ro. 71
4.2.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát. 71
4.2.2.6. Tăng cường công tác quản lý tín dụng. 72
4.2.2.7. Nâng cao chất lượng đội ngũcán bộnhân viên. 72
4.2.2.8. Các biện pháp khác . 73
PHẦN KẾT LUẬN.75
I. Kết luận . 75
II. Kiến nghị. 75
90 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiệm vụ tham mưu cho Giám
đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; Quản lý và giám sát danh
mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng.
Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị đề nghị cấp tín
dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ hoạt động các
Ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng Công Thương Việt Nam, chịu trách nhiệm về
quản lý và xử lý các khoản nợ có vấn đề ( bao gồm các khoản nợ: cơ cấu lại thời hạn
trả nợ, nợ quá hạn, nợ xấu), quản lý, khai thác và xử lý tài sản bảo đảm nợ vay theo
quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ gốc và lãi tiền vay. Quản lý, theo
dõi và thu hồi các khoản hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.
- Tổ điện toán: quản lý và kiểm soát hệ thống mạng các chương trình
giao dịch tại chi nhánh.
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Kiên Giang
GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương Trang 27
- Phòng giao dịch: phòng giao dịch có nhiệm vụ HĐV và cho vay các tổ
chức kinh tế, dân cư trên địa bàn theo đúng chế độ, thể lệ và quy định hiện hành của
NHNN, NHCT Việt Nam và chỉ đạo của Chi nhánh NHCT Kiên Giang.
2.4. CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHÍNH
2.4.1 Huy động vốn:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các tổ chức thuộc các
thành phần kinh tế và dân cư dưới hình thức tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kì
hạn và phát hành kỳ phiếu có mục đích.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức, cá nhân trong
và ngoài nước; vay vốn của ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
2.4.2. Hoạt động tín dụng:
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái
phiếu và các giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo pháp luật hiện hành.
- Cho vay các tổ chức tín dụng khác; cho vay sản xuất nông nghiệp; cho
vay kinh doanh; cho vay trà góp ngày; cho vay trả góp CB – CNV; cho vay trả góp
xe hai bánh; bốn bánh.
2.4.3. Các dịch vụ khác:
- Thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng như: Thanh toán thẻ,
séc du lịch, dịch vụ chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước, thu đổi ngoại tệ và các
phương thức thanh toán không dùng tiền mặt khác thông qua tài khoản của khách
hàng.
2.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và
biết sử dụng nguốn vốn đó thật hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng.
Lợi nhuận không những là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Ngân hàng mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh
trong nền kinh tế thị trường. Các Ngân hàng luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào
để có thể đạt lợi nhuận cao nhất và có mức độ rủi ro ở mức thấp nhất, đồng thời vẫn
thực hiện được kế hoạch kinh doanh của Ngân hàng. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu
của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Kiên Giang trong suốt quá trình hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng. Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng trong thời gian qua, ta xem xét bảng số liệu sau:
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Kiên Giang
GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương Trang 28
Bảng 1 Tình hình HĐKD của NHCT Kiên Giang từ năm 2006-2008
Đvt: triệu đồng
So sánh
2007/2006
So sánh
2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006
Năm
2007
Năm
2008
Số tiền % Số tiền %
Doanh thu 71.248 119.972 142.690 48.724 68,4 22.988 19,2
- DT từ
HĐTD 67.439 89.672 130.325 22.233 33 22.233 24,8
Chi phí 61.567 114.598 126.395 53.031 86,1 11.797 10,3
- Trích
DPRR 2.079 34.761 8.279 32.682
Lợi nhuận 9.681 5.374 16.295 -4.307 -44,5 10.921 203,3
( Nguồn : Báo cáo KQHĐKD của Chi nhánh NHCT Kiên Giang từ 2006 – 2008)
Hình 1: Biểu đồ thể hiên tình hình HĐKD của NHCT Kiên Giang qua các năm
2006 – 2008
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Kiên Giang
GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương Trang 29
Doanh thu:
Tổng doanh thu của Chi nhánh có sự tăng trưởng đều qua các năm, tổng
doanh thu năm 2007 tăng 68,4 % so với năm 2006, doanh thu năm 2008 là 142.690
triệu đồng, bằng 118,9% so với năm 2007. Trong đó thu lãi từ hoạt động cho vay đạt
130.235 triệu đồng, tăng 40.563 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân tăng là do
- lãi suất cho vay bình quân năm 2008 là 14,3% tăng 1,1% so với năm 2007
- Dư nợ bình quân tăng từ 679 tỷ đồng năm 2007 lên 912 tỷ đồng năm 2008.
Chi phí:
Doanh thu tăng là một dấu hiệu tốt thể hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả
của ngân hàng. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh
ta còn phải dựa vào một chỉ tiêu khá quan trọng đó là chi phí. Chỉ tiêu này thông
thường tỷ lệ thuận với doanh thu nhưng luôn tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Chi phí hoạt
động của ngân hàng có sự biến đổi qua các năm, cụ thể như sau: Tổng chi phí của chi
nhánh năm 2006 lại giảm so với chi phí năm 2005 63% (chi phí năm 2005 là 98.551
triệu đồng), nhưng đến năm 2007 lại tăng 86,1% so với năm 2006 và chi phí năm
2008 là 126.395 triệu đồng, tăng 10,3% so với năm 2007. Trong đó, chi trả lãi tiền
gửi chiếm 58.922 triệu đồng, tăng 26.796 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân
của sự gia tăng này là do sự thay đổi của lãi suất huy động bình quân (từ 7,0%/năm
năm 2007 lên 10,6%/năm năm 2008) kéo theo sự gia tăng của số dư huy động bình
quân (từ 458.344 triệu đồng năm 2007 lên 557.823 triệu đồng năm 2008).
Lợi nhuận:
Lợi nhuận sau trích lập DPRR năm 2006 là 9.681 triệu đồng, với mức lợi
nhuận này Chi nhánh đã vượt mức kế hoạch mà NHCT.VN giao 7.700 triệu đồng, tỷ
lệ vượt 384%, nhưng nếu so sánh với năm 2005 thì lợi nhuận chưa trích lập DPRR
năm 2006 giảm 1.378 triệu đồng. Nguyên nhân là do:
- Dư nợ bình quân năm 2006 giảm so với năm 2005 khoảng 5%.
- Chênh lệch lãi suất bình quân giữa cho vay và huy động ngày càng ngắn.
Nếu như năm 2005 chênh lệch được 0,46% thì năm 2006 chỉ còn 0,38%.
Đến năm 2007, Lợi nhuận chưa trích lập DPRR của Chi nhánh cuối năm
2007 đạt 40.135 triệu đồng, tăng 241% so với năm 2006, trong đó đáng kể nhất là thu
nhập do bán khoản nợ của Công ty CBTP Xuất khẩu Kiên Giang được 22 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do Chi nhánh vẫn còn nhiều khoản nợ xấu cần xử lý, dẫn đến khoản trích
lập DPRR năm 2007 khá cao (34.761 triệu đồng), do đó lợi nhuận sau khi trích lập
DPRR chỉ đạt 5.374 triệu đồng, đạt 105% kế hoạch của NHCT Việt Nam giao.
Nếu như không tính thu nhập từ bán khoản nợ của công ty CBTP XK Kiên
Giang trong năm 2007 thì lợi nhuận trước khi trích DPRR của Chi nhánh năm 2008
tăng 6.400 triệu đồng so với năm 2007. Nguyên nhân tăng là do: chênh lệch giữa lãi
suất đầu vào và lãi suất đầu ra năm 2008 cao hơn năm 2007. Cụ thể, chênh lệch lãi
suất lãi suất năm 2008 là 3,7%/năm trong khi năm 2007 là 3,2%/năm. Lợi nhuận sau
khi trích rủi ro năm 2008 đạt 16.295 triệu đồng, bằng 303,3% so với năm 2007.
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Kiên Giang
GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương Trang 30
Mặc dù lợi nhuận năm 2008 chưa cao, nhưng nợ xấu không sinh lời của Chi
nhánh cơ bản đã xử lý hết, chất lượng tín dụng đã được nâng lên và có xu hướng phát
triển tốt trong thời gian tới. Đây là tiền đề cơ bản tạo nên một kết quả kinh doanh tốt
trong những năm tiếp theo.
2.6. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
2.6.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm giúp đỡ của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh
Kiên Giang cũng như các cấp chính quyền địa phương, đã tạo điều kiện thuận lợi cho
Ngân hàng Công Thương trong hoạt động.
- Duy trì sự thống nhất, đoàn kết nội bộ cùng với sự lãnh đạo sâu sắc của
Ban Giám đốc, thường xuyên đưa ra các chỉ đạo định hướng kinh doanh tạo điều
kiện cho chi nhánh phản ứng kịp thời với biến động của thị trường.
- Bám sát định hướng, chỉ đạo của Trụ sở chính; nỗ lực tổ chức triển khai
tốt hoạt động kinh doanh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội địa phương.
- Thực hiện tốt công tác điều hòa tiền mặt, chủ động quyết định mức tồn
quỹ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng.
- Tích cực bổ sung, chấn chỉnh, hoàn thiện hệ thống kiểm tra, kiểm soát
nội bộ đã phát hiện kịp thời nhiều sai sót trong quá trình thực hiện các quá trình
nghiệp vụ, qua đó đã chấn chỉnh mang lại hiệu quả nhất định.
- Với cơ cấu tài sản hợp lý đã giúp Ngân hàng duy trì tốt khả năng thanh
khoản, thực hiện tốt việc trích lập các khoản theo quy định của Trụ sở và Nhà nước.
- Thực hiện cơ chế tiền lương mới phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác
quản lý lao động và hạch toán nội bộ: trả lương theo từng vị trí, gắn với năng suất
chất lượng và hiệu quả công việc, tạo động lực giúp nhân viên tích cực hơn trong
công việc và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp của Chính Phủ giúp
Ngân hàng chủ động hơn trong việc huy động vốn và phân tán rủi ro.
- Thường xuyên thực hiện công tác bồi dưỡng và nâng cao năng lực, trình
độ cho đội ngũ các bộ, nâng cao chất lượng phục vụ.
- Ứng dụng các công nghệ thông tin mới trong hoạt động đã tạo nền tảng
phát triển theo định hướng hiện đại, tiên tiến.
2.6.2. Khó khăn
- Chịu sự ảnh hưởng chung của những biến động phức tạp của nền kinh tế:
tình trạng lạm phát và khủng khoảng tài chính thế giới.
- Công tác quản trị điều hành, kiểm tra, kiểm soát chưa có sự nhất trí cao
trí cao trong hoạt động, dẫn đến một số địa bàn hoạt động chưa đạt hiệu quả cao.
- Việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ rất cần thiết để
kịp thời đáp ứng chiến lược phát triển của Ngân hàng.
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Kiên Giang
GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương Trang 31
- Hoạt động Marketing chưa đủ mạnh dẫn đến nhiều khó khăn trong việc
cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác.
2.7. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG
Định hướng chung:
- Hiện đại hóa
- Minh bạch và lành mạnh tài chính
- Tiêu chuẩn hóa các dịch vụ, quản trị ngân hàng và quản trị nguồn nhân lực.
- Nâng cao chất lượng các hoạt động của từng lĩnh vực kinh doanh đảm bảo
phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Tăng trưởng mạnh về vốn, đầu tư cho vay, phát triển thị phần trên nguyên
tắc an toàn, hiệu quả và bền vững.
- Hoàn thiện và phát triển bộ máy, hệ thống mạng lưới kinh doanh.
Các chỉ tiêu tăng trưởng cơ bản đến năm 2010
¾ NHCT Việt Nam:
- Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế: tăng 25%
- Tỷ lệ nợ xấu (Nhóm 3,4,5) theo QĐ 493 và 18: ≤ 2% tổng dư nợ
- Tỷ lệ cho vay trung và dài hạn: ≤ 40% tổng dư nợ
- Tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản: ≥ 75% tổng dư nợ
- Tỷ lệ cho vay DNNN: ≤ 20% tổng dư nợ
¾ Chi nhánh NHCT Kiên Giang:
- HĐV: tăng 10% hàng năm
- Tổng dư nợ cho vay: tăng 20% hàng năm
- Nợ xấu/Tổng dư nợ: tăng 15%-20% hàng năm
- Thu dịch vụ phí: tăng 15% - 20% hàng năm
- Thu nhập bình quân đầu người : hàng năm tăng 20% trở lên
Những thành tựu đạt được của Ngân hàng Công Thương Kiên Giang có sự
đóng góp không nhỏ vào thành công của hệ thống Ngân hàng, có thể nói cùng với
các Ngân hàng khác chi nhánh Ngân hàng Công Thương Kiên Giang đã góp phần
đánh thức tiềm năng của tỉnh nhà. Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Kiên Giang
là một trong những Ngân hàng thương mại phát triển khá hiệu quả, mang tính bền
vững và có những đóng góp tích cực từ việc cung ứng nguồn vốn tín dụng phục vụ
phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Chi nhánhNgân hàng Công Thương Kiên Giang xứng
đáng là một trong những Ngân hàng lớn và có uy tín trên thị trường và trong lòng
khách hàng.
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Kiên Giang
GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương Trang 32
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG
THƯƠNG VIETINBANK – CHI NHÁNH KIÊN GIANG
3.1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG KIÊN GIANG
3.1.1. Các văn bản hiện hành liên quan đến công tác tín dụng trong hệ
thống NHCT Việt Nam
- Quyết định số 066/QĐ-HĐQT-NHCT 19 ngày 03/4/2006 của Hội đồng
quản trị NHCT Việt Nam về việc ban hành Quy định cho vay tiêu dùng
- Quyết định số 067/QĐ-HĐQT-NHCT 19 ngày 03/4/2006 của Hội đồng
quản trị NHCT Việt Nam về việc ban hành quy định cho vay sản xuất kinh doanh,
dịch vụ và đầu tư phát triển đối với cá nhân, hộ gia đình
- Quyết định số 070/QĐ-HĐQT-NHCT 19 ngày 03/4/2006 của Hội đồng
quản trị NHCT Việt Nam ban hành quy định về giới hạnh tín dụng và thẩm quyền
quyết định giới hạn tín dụng trong hệ thống NHCT
- Quyết định số 071/QĐ-HĐQT-NHCT 19 ngày 03/4/2006 của Hội đồng
quản trị NHCT Việt Nam ban hành quy định về thực hiện bảo đảm tiền vay của
khách hàng trong hệ thống NHCT Việt Nam
- Quyết định số 073/QĐ-HĐQT-NHCT 19 ngày 03/4/2006 của Hội đồng
quản trị NHCT Việt Nam ban hành quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế
- Quyết định số 066/QĐ-HĐQT-NHCT 19 ngày 03/4/2006 của Hội đồng
quản trị NHCT Việt Nam về việc ban hành quy chế giảm miễn lãi vay đối với khách
hàng vay vốn NHCT Việt Nam
3.1.2. Quy trình tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Kiên Giang
Ngày nay, các ngân hàng và các định chế cho vay khác đều thiết lập các quy
trình tín dụng. Về nguyên tắc, các quy trình tín dụng của các ngân hàng có các nội
dung cơ bản tương tự nhau, tuy nhiên nội dung chi tiết lại có nhiều khác biệt. Điều
này phụ thuộc vào quy mô của ngân hàng, cấu trúc các loại cho vay, năng lực đội
ngũ nhân sự, mức độ ứng dụng công nghệ tin học.
Quy trình cho vay tại NHCT gồm các bước cụ thể sau:
Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn từ khách hàng và sao gủi
hồ sơ cho Phòng/Tổ quản lý rủi ro (nếu có)
Người thực hiện: Cán bộ tín dụng (CBTD)
Nội dung thực hiện:
¾ Hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ:
- Các loại hồ sơ vay vốn bao gồm: Hồ sơ khách hàng, Hồ sơ khoản vay, Hồ sơ
bảo đảm tiền vay.
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Kiên Giang
GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương Trang 33
- Đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu: Hướng dẫn khách hàng cung cấp
những thông tin theo quy định của NHCTVN và tư vấn lập cả 3 loại hồ sơ trên.
- Đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng: hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ
khoản vay, hồ sơ bảo đảm tiền vay và bổ sung những thay đổi của hồ sơ khách hàng
(nếu có)
¾ Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn:
- Tiếp nhận hồ sơ từ khách hàng:
+ Kiểm tra tính đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn.
+ Báo cáo Lãnh đạo Phòng khách hàng tình trạng của hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ của khách hàng chưa đầy đủ, CBTD yêu cầu khách hàng bổ sung
hò sơ, tiếp nhận và kiểm tra các giấy tờ, tài liệu bổ sung cho đến khi hồ sơ của khách
hàng đầy đủ và đúng quy định (trường hợp khách hàng còn thiếu một số giấy tờ, tài
liệu không quan trọng, CBTD có thể báo cáo lãnh đạo phòng chấp thuận cho bổ sung
sau.
+ Lập phiếu giao nhận hồ sơ, trong đó nêu rõ ngày tháng nhận hồ sơ đầy đủ
từ khách hàng để có cơ sở xác minh nguyên nhân chậm trễ trong giải quyết cho vay
(nếu có).
- Tiếp nhận hồ sơ từ phòng giao dịch/điểm giao dịch: CBTD có trách nhiệm
kiểm tra toàn bộ hồ sơ trình. Nếu hồ sơ đầy đủ,báo cáo lãnh đạo Phòng để tiến hành
các bước tiếp theo. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, yêu cầu phòng/điểm giao dịch bổ sung.
¾ Khai thác thông tin từ CIC: CBTD gửi yêu cầu cho CIC đề nghị cung cấp
thông tin về khách hàng, quan hệ tín dụng của khách hàng tại các TCTD đến thời
điểm gần nhất.
¾ Gửi hồ sơ cho Phòng/Tổ quản lý rủi ro: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, nếu
khoản vay phải thẩm định rủi ro tín dụng độc lập theo quy định của Tổng giám đốc,
CBTD sao gửi Phòng/Tổ quản lý rủi ro một số tài liệu sau:
- Hồ sơ khách hàng (Đối với khách hàng lần đầu thẩm định rủi ro tín dụng độc
lập hoặc có thay đổi so với hồ sơ trước đó).
- Phương án/dự án vay vốn
- Hồ sơ tài sản bảo đảm (nếu có)
- Các báo cáo tài chính
¾ Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ,
Phòng/Tổ quản lý rủi ro xem xét hồ sơ và đề nghị Phòng khách hàng bỏ sung các hồ
sơ, thông tin liên quan còn thiếu. Nhận được đề nghị của Phòng/Tổ quản lý rủi ro,
Phòng khách hàng làm việc với khách hàng để yêu cầu bổ sung hồ sơ và giải thích
các vấn đề thông tin còn chưa rõ.
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Kiên Giang
GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương Trang 34
Bước 2: Thẩm định/tái thẩm định các điều kiện tín dụng, lập tờ trình thẩm
định, kiểm soát, trình duyệt tờ trình thẩm định
2.1. Thẩm định/tái thẩm định và lập tờ trình thẩm định/tái thẩm định
Người thực hiện: CBTD
Nội dung thực hiện:
Căn cứ thẩm định/tái thẩm định: Căn cứ các tài liệu do khách hàng, phòng
giao dịch, điểm giao dịch cung cấp, thông tin thu thập được trong quá trình phỏng
vấn, kiểm tra thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn và các
thông tin từ các nguồn khác (CIC, đối tác của khách hàng,), CBTD thực hiện các
công việc sau:
¾ Thẩm định/tái thẩm định khách hàng vay vốn: Chấm điểm và xếp hạng
tín dụng khách hàng.
¾ Thẩm định/tái thẩm định phương án/dự án vay vốn:
- Phương án vay vốn: Thực hiện thẩm định/tái thẩm định theo phương án vay
vốn
- Dự án đầu tư: Thực hiện thẩm đinh/tái thẩm định theo dự án đầu tư.
¾ Thẩm định/tái thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay: Thực hiện theo
quy trình nhận bảo đảm bằng tài sản thích hợp
¾ Xác định lãi suất cho vay: Thực hiện theo quy định về xác định lãi suất
huy động, cho vay của NHCTVN và các văn bản hướng dẫn của Tổng giám đốc
NHCTVN
= + + +
Lãi suất
cho vay
Lãi suất
bình quân
đầu vào
Phần bù
đắp rủi ro
Mức lợi
nhuận
dự kiến
Chi phí
quản lý
¾ Lập tờ trình thẩm định/tái thẩm định: CBTD lập tờ trình theo mẫu quy
định của NHCT VN, ghi rõ ý kiến đề xuất cho vay/không cho vay, các điều kiện kèm
theo (nếu có), ký và trình lãnh đạo Phòng khách hàng.
Trong quá trình thẩm định/tái thẩm định, nếu cần lấy ý kiến tham gia của các
phòng ban, cá nhân khác, CBTD báo cáo lãnh đạo phòng để trình Giám đốc/Phó
giám đốc xem xét, quyết định; làm đầu mối chuyển hồ sơ và tổng hợp ý kiến của các
phòng ban, cá nhân theo quy định của Giám đốc/Phó giám đốc chi nhánh
Nếu dự án có quy mô lớn, phức tạp, CBTD báo cáo lãnh đạo Phòng để trình
Giám đốc/Phó giám đốc chi nhánh xem xét, quyết định mua thông tin, thuê cơ quan
tư vấn có chức năng thẩm định để thẩm định độc lập (nếu cần)
2.2. Kiểm soát và trình duyệt tờ trình thẩm định/tái thẩm định
Người thực hiện: Lãnh đạo phòng Khách hàng.
Nội dung thực hiện:
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Kiên Giang
GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương Trang 35
¾ Kiểm tra, rà soát hồ sơ trình và nội dung tờ trình thẩm định/tái thẩm định
của CBTD, yêu cầu CBTD bổ sung, chỉnh sửa và làm rõ các nội dung còn thiếu hoặc
các thông tin chưa đầy đủ (nếu có);
¾ Ký tắt trên từng trang tờ trình thẩm định/tái thẩm định, ghi rõ ý kiến đề
xuất cho vay/không cho vay, các điều kiện kèm theo, ký trình người có thẩm quyền
quyết định cho vay;
¾ Trình duyệt tờ trình:
- Tờ trình thẩm định cùng các hồ sơ có liên quan đến khoản vay theo quy
định lên người có thẩm quyền quyết định cho vay; hoặc chuyển một bản sao tờ trình
thẩm định/tái thẩm định và hồ sơ khoản vay cho Phòng/Tổ quản lý rủi ro tín dụng để
thực hiện thẩm định rủi ro tín dụng độc lập (trường hợp phải thẩm định rủi ro tín
dụng theo quy định của Tổng giám đốc NHCTVN hoặc khi người có thẩm quyền
quyết định cho vay yêu cầu)
- Sau khi nhận được báo cáo thẩm định rủi ro tín dụng của Phòng/Tổ quản lý
rủi ro, lãnh đạo phòng Khách hàng yêu cầu CBTD lập tờ trình bổ sung (nếu cần
thiết), kiểm soát và ký tờ trình bổ sung, tập hợp hồ sơ trình người có thẩm quyền
quyết định cho vay xem xét quyết định
- Trường hợp khoản vay phải trình hội đồng tín dụng cơ sở, sau khi nhận
được báo cáo thẩm định rủi ro, lãnh đạo phòng Khách hàng với vai trò là thư ký hội
đồng tín dụng có nhiệm vụ chuẩn bị hồ sơ và sao gửi cho các thành viên hội đồng
theo quy định của quy chế hội đồng tín dụng.
Bước 3: Xét duyệt khoản vay
Người thực hiện: Người có thẩm quyền quyết định
Nội dung thực hiện:
¾ Trường hợp không thông qua hội đồng tín dụng cơ sở:
- Yêu cầu phòng Khách hàng, phòng giao dịch/điểm giao dịch, phòng/tổ
quản lý rủi ro (nếu có) bổ sung hồ sơ, thông tin, giải trình thêm các nội dung chưa rõ
(nếu cần)
- Ra quyết định phê duyệt khoản vay trên cơ sở kiểm tra toàn bộ hồ sơ khoản
vay, tờ trình thẩm định và báo cáo rủi ro (ghi ý kiến phê duyệt đòng ý/không đồng
ý/các chỉ đạo và yêu cầu khác) vào tờ trình thẩm định
- Ký văn bản trả lời khách hàng (văn bản trả lời khách hàng do CBTD soạn
thảo, lãnh đạo phòng Khách hàng kiểm soát, ký tắt)
¾ Trường hợp qua hội đồng tín dụng cơ sở:
- Trên cơ sở đề nghị của lãnh đạo phòng Khách hàng, chủ tịch hội đồng tín
dụng triệu tập họp hội đồng tín dụng và tổ chức điều hành cuộc họp.
- Chủ tịch hội đồng tín dụng ký văn bản thông báo quyết định của hội đồng
tín dụng cho khách hàng.
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Kiên Giang
GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương Trang 36
¾ Trường hợp khoản vay phải trình NHCT Việt Nam ra quyết định:
Chuyển toàn bộ hồ sơ lên phòng khách hàng trụ sở chính. Bộ hồ sơ bao gồm:
- Tờ trình của chi nhánh trình NHCTVN do chủ tịch Hội đồng tín dụng cơ
sở hoặc người được ủy quyền ký duyệt.
- Tờ trình thẩm phòng khách hàng trình hội đồng tín dụng cơ sở (bản sao)
- Báo cáo kết quả thẩm định rủi ro tín dụng của Phòng/Tổ quản lý rủi ro
(bản sao)
- Biên bản họp hội đòng tín dụng cơ sở (bản chính)
- Hồ sơ khách hàng, dự án vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay (nếu có),
các báo cáo tài chính,(bản sao)
Bước 4: Soạn thảo HĐTD, HĐBĐ, ký kết hợp đồng, làm thủ tục giao nhận
TSBĐ và giấy tờ TSBĐ:
4.1. Soạn thảo hợp đồng
Người thực hiện: CBTD
Nội dung thực hiện:
¾ Khi khoản vay đã được người có thẩm quyền phê duyệt, trên cơ sở nội
dung và các điều kiện tín dụng đã được duyệt và thống nhất với khách hàng, CBTD
thỏa thuận với khách hàng về các điều khoản của HĐTD, HĐBĐ.
- Trường hợp khách hàng không đồng ý với các điều khoản trong hợp đồng
ngân hàng đưa ra hoặc có đề nghị thay đổi một số nội dung trong hợp đồng, CBTD
báo cáo lãnh đạo phòng Khách hàng để báo cáo người có thẩm quyền quyết định
xem xét từ chối cấp tín dụng hoặc đồng ý sửa đổi theo đề nghị của khách hàng.
- Trường hợp khách hàng đồng ý các điều khoản của hợp đồng ngân hàng đưa
ra, CBTD tiến hành soạn thảo hợp đồng theo từng mẫu phù hợp của NHCTVN.
¾ Trình dự thảo hợp đồng cho lãnh đạo phòng Khách hàng.
4.2. Kiểm soát hợp đồng và các giấy tờ có liên quan (nếu có)
Người thực hiện: Lãnh đạo phòng Khách hàng, CBQLRR, lãnh đạo
phòng/tổ QLRR
Nội dung thực hiện:
¾ Lãnh đạo Phòng Khách hàng:
- Kiểm tra nội dung dự thảo HĐTD, HĐBĐ tiền vay và các giấy tờ có liên
quan (nếu có) đảm bảo phù hợp với nội dung phê duyệt của người có thẩm quyền
quyết định, các quy định của pháp luật hiện hành và của NHCTVN.
- Chuyền dự thảo HĐTD, HĐBĐ kèm theo bản sao tờ trình thẩm định đã có ý
kiến của người có thẩm quyền quyết định sang phòng/tổ QLRR (đối với trường hợp
đã được thẩm định rủi ro tín dụng độc lập).
¾ Cán bộ quản lý rủi ro (CBQLRR): Nghiên cứu dự thảo hợp đồng để phát
hiện rủi ro tín dụng, dự thảo văn bản tham gia ý kiến về hợp đồng.
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Công Thương Kiên Giang
GVHD: Th.s. Trần Thị Thanh Phương Trang 37
¾ Lãnh đạo phòng/tổ QLRR: Kiểm soát, ký tắt từng trang và ký văn bản
tham gia ý kiến về rủi ro tín dụng của dự thảo hợp đồng gửi lại phòng Khách hàng.
4.3. Hoàn thiện hợp đồng và các giấy tờ có liên quan (nếu có):
Người thực hiện: CBTD, lãnh đạo phòng Khách hàng
Nội dung thực hiện:
¾ CBTD: chỉnh sửa bản dự thảo hợp đồng và các văn bản có liên quan (nếu
có) sau khi có ý kiến tham gia của Phòng/Tổ QLRR và các phòng ban, cá nhân có
liên quan, trình lãnh đạo Phòng khách hàng. Trường hợp có ý kiến không thống nhất
với ý kiến tha gia của các phòng ban liên quan, CBTD tổng hợp ý kiến báo cáo lãnh
đạo phòng xem xét, trình người có thẩm quyền ký kết hợp đồng quyết định.
¾ Lãnh đạo Phòng Khách hàng: Kiểm tra lại các nội dung hợp đồng đã
được sửa đổi, ký tắt vào sau dòng cuối cùng trên từng trang của hợp đồng và các giấy
tờ có liên quan (nếu có), trình người có thẩm quyền quyết định. Trường hợp có ý
kiến không thống nhất với các ý kiến của các phòng ban liên quan, phòng Khách
hàng trình người có thẩm quyền xem xét và quyết định
4.4. Ký kết hợp đồng: Người có thẩm quyền ký kết hợp đồng kiểm tra nội dung
của hợp đồng bảo đảm tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật, NHCTVN,
phù hợp với nội dung phê duyệt của tờ trình thẩm định và thực hiện ký kết hợp đồng
với khách hàng
4.5. Thực hiện công chứng, chứng thực đối với HĐBĐ, đăng ký giao dịch bảo
đảm: thực hiện các thủ tục g
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1102.pdf