MỤC LỤC
Phần I: MỞ ĐẦU.1
1.1 Sựcần thiết của đềtài . 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu. 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu. 2
Phần II: NỘI DUNG.3
Chương 1:Cơsởlý luận . 3
1.1 Hoạt động huy động vốn . 3
1.1.1 Tiền gửi của khách hàng . 3
1.1.2 Tiền gửi tiết kiệm . 3
1.1.3 Kỳphiếu ngân hàng . 4
1.1.4 Trái phiếu ngân hàng. 4
1.2 Hoạt động tín dụng. 4
1.2.1 Khái niệm vềtín dụng . 4
1.2.2 Các nguyên tắc cho khách hàng vay vốn . 5
1.2.3 Chức năng và vai trò của tín dụng . 5
1.2.4 Phân loại tín dụng . 6
1.2.5 Điều kiện cho khách hàng vay vốn . 7
1.2.6 Đối tượng khách hàng cho vay vốn . 7
1.2.7 Thời hạn cho vay và lãi suất cho vay . 7
1.3 Các chỉtiêu đánh giá hiệu quảhoạt động tín dụng . 8
1.3.1 Một sốkhái niệm. 8
1.3.2 Một sốchỉtiêu đánh giá hiệu quảhoạt động tín dụng . 8
Chương 2: Thực trạng vềNgân hàng TMCP Ngoại thương Chi
nhánh An Giang.10
2.1 Giới thiệu vềNgân hàng ngoại thương chi nhánh An Giang. 10
2.1.1 Lịch sửhình thành và phát triển. 10
2.1.2 Cơcấu tổchức và nhiệm vụcác phòng ban. 11
1. Sơ đồtổchức. 12
2. Chức năng nhiệm vụcác phòng ban . 12
3. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Vietcombank An Giang. 15
4. Quy trình cho vay tín dụng tại Vietcombank An Giang . 15
5. Thuận lợi và khó khăn. 18
6. Kết quảhoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi
nhánh An Giang từ2005-2007. 19
7. Định hướng phát triển kinh doanh . 20
2.2 Phân tích tình hình tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh An Giang .22
2.2.1 Phân tích tình hình nguồn vốn . 22
2.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn . 24
2.2.3 Phân tích doanh sốcho vay. 26
1. Phân tích doanh sốcho vay theo thời hạn. 26
2. Phân tích doanh sốcho vay theo ngành kinh tế. 27
2.2.4 Phân tích doanh sốthu nợ. 30
1. Phân tích doanh sốthu nợtheo thời hạn . 30
2. Phân tích doanh sốthu nợtheo ngành kinh tế. 31
2.2.5 Phân tích dưnợcấp tín dụng. 34
1. Phân tích dưnợtín dụng theo thời hạn . 34
2. Phân tích dưnợtín dụng theo ngành kinh tế. 35
2.2.6 Phân tích tình hình nợquá hạn và nợkhó đòi. 37
1. Phân tích nợquá hạn . 37
2. Phân tích nợkhó đòi . 39
2.2.7 Một sốchỉtiêu đánh giá hiệu quảhoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại
thương chi nhánh An Giang . 40
Chương 3: Một sốgiải pháp nâng cao hiệu quảhoạt động tín dụng
tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương An Giang .43
3.1 Giải pháp nâng cao nguồn vốn huy động. 43
3.2 Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng . 44
3.3 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũcán bộnhân viên . 46
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.48
1. Kết luận . 48
2. Kiến nghị. 49
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4835 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng ngoại thương chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ục đôn đốc thu hồi nợ.
Nếu khách hàng trả hết nợ gốc và lãi thì tổ quan hệ khách hàng sẽ thực hiện thủ tục
hoàn trả hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay theo quy định hiện hành. Nếu khách hàng không
trả được nợ: tổ quan hệ khách hàng thực hiện trình tự và thủ tục xử lý tài sản đảm bảo
để thu hồi nợ theo pháp luật hiện hành và quy định của Ngân Hàng Ngoại Thương Việt
Nam.
5. Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
Năm 2006, Đảng bộ, chính quyền, doanh nghiệp và nhân dân tỉnh An Giang đã có
nhiều nỗ lực phấn đấu thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội.
Nhìn chung, kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển khá, lĩnh vực văn hóa xã hội và cải cách
hành chính có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của người dân
được nâng lên, quốc phòng – an ninh, trật tự an toàn được đảm bảo.
- Khu vực Nông, Lâm nghiệp – Thủy sản: Do ảnh hưởng thời tiết, dịch bệnh phát
triển mạnh…nên sản xuất nông nghiệp năm nay phát triển không thuận lợi, năng suất
các vụ lúa đều giảm so với năm 2005, sản lượng lúa cả năm chỉ đạt 2,9 triệu tấn (giảm
gần 240 ngàn tấn). Riêng hoa màu phát triển tốt, năng suất đạt khá, giá cả ở mức cao,
góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của nông dân. Công tác phòng chống dịch cúm
trên gia cầm, lở mồm long móng trên gia súc đạt kết quả khá tốt, không để tái phát hoặc
lay lan trên diện rộng; các loại hình chăn nuôi tiếp tục phát triển đa dạng.
- Khu vực Công nghiệp – Xây dựng: tuy chịu nhiều tác động của việc tăng giá
xăng dầu, giá nguyên vật liệu…nhưng vẫn có bước phát triển khá. Gía trị sản xuất công
nghiệp cả năm ước đạt 3.648 tỷ đồng (giá cố định), tăng 17,2% so cùng kỳ, bằng 99,6%
kế hoạch năm. Các mặt hàng phát triển mạnh như chế biến thủy sản, rau quả đông lạnh,
điện, nước,…Chương trình khuyến công tiếp tục mang lại hiệu quả cao.
- Khu vực Thương mại – Dịch vụ: phát triển khá tốt, tổng mức bán lẻ hàng hóa
đạt trên 20 ngàn tỷ đồng, tăng gần 17% so cùng kỳ. Hoạt động du lịch phát triển khởi
sắc, các lễ hội địa phương được tập trung quảng bá và tổ chức khá thành công với nội
dung phong phú. Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng nhanh, ước cả năm đạt 380 triệu
USD tăng gần 12% so cùng kỳ, vượt 9% so kế hoạch. Tăng mạnh là các mặt hàng thủy
sản đông lạnh đạt 185 triệu USD tăng 53% so cùng kỳ; riêng gạo đạt 160 triệu USD chỉ
bằng 96%.
Khó khăn
- Nền kinh tế của tỉnh còn phụ thuộc nhiều vào khu vực nông nghiệp, trong khi
khu vực này dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết, thiên tai, dịch bệnh, chi phí đầu vào và giá cả
đầu ra nên chưa đảm bảo phát triển bền vững. Khu vực công nghiệp phát triển chậm,
chưa tạo được sự đột phá.
- Tình hình thực tế trong năm có nhiều khó khăn như dịch bệnh trên lúa, trên gia
súc phát triển: giá cả nhiều mặt hàng tăng cao; một số mặt hàng sản xuất, xuất khẩu gặp
khó khăn về thị trường tiêu thụ nên ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp và đời sống của nhân dân, ảnh hưởng đến việc thực hiện
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diễm Trang 18
Phân tích hiệu quả HĐTD tại NHTMCP Ngoại thương – CNAG
GVHD:Th.S Trần Đức Tuấn
các chỉ tiêu kế hoạch, đến tốc độ phát triển kinh tế của tỉnh. Dự ước, tốc độ tăng GDP
chỉ đạt 9,05% (kế hoạch là 11,7%, năm 2005 là 9,11%), trong đó khu vực nông nghiệp
giảm 2,95%, khu vực công nghiệp – xây dựng tăng 14,26%, khu vực dịch vụ tăng
16,01%. GDP bình quân đầu người đạt 9,5 triệu đồng/người (tăng 1triệu đồng/người so
năm 2005).
- Lãi suất ngân hàng, giá cả nhiều mặt hàng tăng cao làm tăng thêm chi phí sản
xuất, ảnh hưởng đến các hoạt động phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và
đời sống nhân dân.
- Tiến độ thực hiện và giải ngân của nhiều công trình, chương trình trọng điểm
của tỉnh còn chậm, ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.
- Nuôi trồng thủy sản còn thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa người nuôi và doanh
nghiệp; mô hình nuôi sinh thái, sản xuất sạch tuy được quan tâm nhưng quy mô còn
chiếm tỷ lệ nhỏ.
- Thiên tai, dịch bệnh diễn ra nhiều nơi gây nhiều mất mát về tài sản và tính mạng
của người dân, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
- Công tác cải cách hành chính tuy đạt được nhiều kết quả, nhưng từng nơi, từng
lúc vẫn còn nhiều tồn tại, nhất là trong giải quyết công việc của dân, trong công tác phối
hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau,…
6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh
An Giang từ 2005-2007
Với bất kỳ Ngân hàng thương mại nào thì lợi nhuận luôn được đặt là mục tiêu
hàng đầu. Và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh An Giang cũng không ngoại
lệ, lợi nhuận cũng là mục đích hướng tới của ngân hàng. Do vậy, Ngân hàng luôn nâng
cao chất lượng dịch vụ, thực hiện tốt công tác quản lý nhằm giữ được khách hàng
truyền thống mà bên cạnh đó còn thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới. Vì thế mỗi
năm Ngân hàng luôn đạt được kết quả hoạt động tốt.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: Tỷ đồng
2006/2005 2007/2006
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Thu nhập 166 286 357 120 72.29 71 24.83
Chi phí 131 244 282 113 86.26 38 15.57
Lợi nhuận trước thuế 35 42 75 7 20.00 33 78.57
Lợi nhuận ròng 25 30 54 5 20.00 24 80.00
(Nguồn: Tổ Tổng hợp – Phòng khách hàng)
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diễm Trang 19
Phân tích hiệu quả HĐTD tại NHTMCP Ngoại thương – CNAG
GVHD:Th.S Trần Đức Tuấn
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh
166
131
3525
286
244
42 30
357
282
75
54
-
50
100
150
200
250
300
350
400
Tỷ đồng
2005 2006 2007 Năm
Thu nh ập Chi phí Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận ròng
Qua biểu đồ cho thấy thu nhập hàng năm của Ngân hàng rất tốt thu nhập chi phí, lợi
nhuận tăng trưởng liên tục qua các năm, tình hình cụ thể như sau: năm 2005 thu nhập
đạt được 166 tỷ đồng và chi phí là 131 tỷ đồng; sang 2006 thu nhập tăng lên 286 tỷ
đồng cao hơn 2005 là 120 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng là 72.29%, còn chi phí là 244 tỷ
cao hơn 2005 là 113 tỷ đồng; đến năm 2007 thu nhập tăng lên đến 357 tỷ đồng cao hơn
năm 2006 là 71 tỷ, về chi phí cao hơn năm 2006 là 38 tỷ đồng tốc độ tăng tương ứng
15.57 %.
Vì thu nhập tăng lên hàng năm nên lợi nhuận của chi nhánh cũng liên tục tăng
trưởng nhìn chung hoạt động kinh doanh của chi nhánh rất huận lợi. Lợi nhuận tăng
trưởng cụ thể như sau: năm 2005 đạt 25 tỷ đồng, sang 2006 đạt 30 tỷ đồng, đến 2007
tăng lên tới 54 tỷ đồng cao hơn 2006 là 24 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 80%. Sự tăng
trưởng này do nhiều nguyên nhân khác nhau chẳng hạn như thay đổi chính sách tín
dụng nhằm tạo tín hấp dẫn thu hút khách hàng vay vốn tăng thu nhập về lãi cho vay, tiết
kiệm chi phí trong mọi hoạt động ...Như thế làm hoạt động kinh doanh của chi nhánh
ngày càng đạt hiệu quả cao.
7. Định hướng phát triển kinh doanh
- Ngày 07/11/2006 đánh dấu một mốc son trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
của Việt Nam với việc Việt Nam được chính thức kết nạp là thành viên thứ 150 của Tổ
chức Thương mại Thế giới (WTO). Sự kiện này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành Ngân hàng nói riêng. Các cam kết gia nhập
WTO trong lĩnh vực ngân hàng cho phép các tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện
diện ở Việt Nam dưới các hình thức khác nhau, mở rộng phạm vi và loại hình cung cấp
các dịch vụ ngân hàng, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diễm Trang 20
Phân tích hiệu quả HĐTD tại NHTMCP Ngoại thương – CNAG
GVHD:Th.S Trần Đức Tuấn
- Việc thực hiện các cam kết trong lĩnh vực ngân hàng sẽ thúc đẩy hợp tác quốc tế
trong lĩnh vực ngân hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng Việt Nam có cơ hội tiếp cận với
thị trường tài chính quốc tế để mở rộng nguồn vốn, đầu tư kinh doanh ngoại hối và
thanh toán quốc tế, khuyến khích đầu tư trong nước cũng như ở nước ngoài.
- Việt Nam gia nhập WTO là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được tiếp
cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các thành viên với mức thuế nhập khẩu đã
được cắt giảm và các ngành dịch vụ mà các nước mở cửa theo các Nghị định thư gia
nhập của các nước này, không bị phân biệt đối xử. Điều đó, tạo điều kiện cho chúng ta
mở rộng thị trường xuất khẩu và trong tương lai – với sự lớn mạnh của doanh nghiệp và
nền kinh tế nước ta – mở rộng kinh doanh dịch vụ ra ngoài biên giới quốc gia.
- Dịch cúm gia cầm trên thế giới vẫn chưa kiềm chế được vì vậy việc xuất khẩu
cá da trơn của Việt Nam có nhiều thị trường và giá cả ổn định. Các tỉnh Miền Tây là địa
phương có sản lượng nuôi cá da trơn và nhiều nhà máy chế biến lớn nhất của cả nước.
- Việc mở cửa thị trường tài chính ngân hàng cũng đặt ra nhiều thách thức về
cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng trong nước vốn còn nhiều hạn chế như quy mô vốn
còn nhỏ, nợ xấu theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế còn cao đặc biệt là các ngân hàng
thương mại nhà nước và năng lực quản trị còn hạn chế. Bên cạnh đó, sản phẩm dịch vụ
của ngân hàng trong nước còn chưa đa dạng, vẫn chỉ tập trung vào các dịch vụ huy động
và cho vay truyền thống và chất lượng dịch vụ chưa cao. Khi những hạn chế cuối cùng
về việc cung cấp dịch vụ của các ngân hàng nước ngoài được dỡ bỏ, các ngân hàng
trong nước sẽ đối mặt với nguy cơ mất dần lợi thế về dịch vụ ngân hàng bán lẻ với
mạng lưới các kênh phân phối. Với việc mở cửa thị trường tài chính nội địa, các ngân
hàng trong nước còn phải đối mặt với rủi ro thị trường như rủi ro về giá cả, tỷ giá, lãi
suất và các rủi ro hệ thống bắt nguồn từ sự lan truyền của các cuộc khủng hoảng, các cú
sốc kinh tế tài chính khu vực và trên thế giới.
- Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội cũng không ít thách thức mà chúng ta phải
đối đầu, nhất là trong điều kiện nước ta là một nước đang phát triển ở trình độ thấp,
quản lý nhà nước còn nhiều yếu kém và bất cập, doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân
còn nhỏ bé. Những thách thức này bắt nguồn từ sự chênh lệch giữa năng lực nội sinh
của đất nước với yêu cầu hội nhập, từ những tác động tiêu cực tiềm tàng của quá trình
hội nhập. Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn, với nhiều “đối thủ” hơn, trên bình diện
rộng hơn, sâu hơn cho một số doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhất là các doanh nghiệp ở địa
phương do họ chưa đủ lực để cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn.
- Dịch bệnh trên lúa ngày càng nhiều dẫn đến sản lượng và chất lượng hạt gạo
thấp gây ảnh hưởng rất lớn đối với các nhà xuất khẩu lương thực.
- Đối với An Giang do vị trí của tỉnh xa trung tâm lớn, bị chia cắt bởi nhiều sông
rạch; cơ sở hạ tầng yếu kém, chưa được đầu tư đúng mức và đồng bộ nên chưa tạo được
sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, chưa đủ điều kiện để phát huy hết lợi thế và tiềm
năng. Nguồn nhân lực chưa được đầu tư đúng mức nên còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng
nhu cầu phát triển và hội nhập. Kinh tế chuyển dịch chậm nên chưa phát huy được hết
sức lao động dồi dào trong xã hội do lao động nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao.
- Công tác cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực còn chậm, chất lượng chưa
đáp ứng nhu cầu, năng lực điều hành, quản lý của bộ máy nhà nước các cấp chưa thật sự
hiệu quả, kỷ cương chưa nghiêm.
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diễm Trang 21
Phân tích hiệu quả HĐTD tại NHTMCP Ngoại thương – CNAG
GVHD:Th.S Trần Đức Tuấn
- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức chưa thật sự thay đổi, còn thiếu
nhạy bén, thụ động, sợ trách nhiệm, chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới và hội nhập. Sự phối
hợp giữa các ngành, các cấp chưa thực sự đồng bộ, hiệu quả, các khó khăn vướng mắc
thường chậm tháo gỡ, nhất là hiện nay đang triển khai đăng ký giao dịch đảm bảo gây
nhiều phiền hà và mất nhiều thời gian cho người dân.
Nhận định được những thuận lợi và thách thức trên, Chi nhánh An Giang cố gắng
tận dụng được cơ hội để tạo ra thế lực và đẩy lùi thách thức để định hướng hoạt động
kinh doanh theo quan điểm: Nâng cao nội lực để có đủ sức cạnh tranh với ngân hàng
nước ngoài khi hội nhập. Nghiên cứu và ứng dụng các phương thức quản lý mới, hiện
đại dựa theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế tốt nhất. Quảng bá sản phẩm và uy tín
của thương hiệu Vietcombank, tiếp tục thực hiện chương trình hiện đại hóa ngân hàng
hệ thống thanh toán, mở rộng và phát triển dịch vụ tiện ích Ngân hàng hiện đại, phấn
đấu đáp ứng yêu cầu thiết thực là nâng cao thu nhập từ lương cho cán bộ nhân viên chi
nhánh.
2.2 Phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh An
Giang
2.2.1. Phân tích tình hình nguồn vốn
Với bất kỳ một tổ chức kinh tế nào thì nguồn vốn cũng vô cùng quan trọng và điều
này càng quan trọng hơn đối với các ngân hàng. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có
hiệu quả thì hộ cá thể, doanh nghiệp... phải có đủ số vốn cần thiết để đầu tư vào các dự
án mà nơi tài trợ vốn lớn nhất cho họ chính cho họ là các ngân hàng. Nguồn vốn của
ngân hàng càng lớn thì việc cung cấp tín dụng cho khách hàng càng mạnh và có thể mở
rộng hoạt động tín dụng cho các ngành kinh tế khác nhau để góp phần phát triển kinh tế
tỉnh nhà. Tình hình nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm 2005-2006-2007:
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn
ĐVT: Tỷ đồng
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Chỉ tiêu Số
tiền
Tỷ
trọng
%
Số
tiền
Tỷ
trọng
%
Số
tiền
Tỷ
trọng
Tuyệt
đối
Tương
đối
%
Tuyệt
đối
Tương
đối
%
VHĐ 531 26.86 256 14.50 340 17.19 (275) (51.79) 84 32.81
VĐC 583 29.49 617 34.96 715 36.15 34 5.83 98 15.88
VTC 863 43.65 892 50.54 923 46.66 29 3.36 31 3.48
Σ Nguồn Vốn 1,977 100 1,765 100 1,978 100 (212) (10.72) 213 12.07
(Nguồn: Tổ Tổng hợp – Phòng Khách hàng)
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diễm Trang 22
Phân tích hiệu quả HĐTD tại NHTMCP Ngoại thương – CNAG
GVHD:Th.S Trần Đức Tuấn
Biểu đồ 2.2: Tình hình nguồn vốn
Qua biểu đồ và bảng số liệu cho thấy nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng không
ổn định qua 3 năm 2005 – 2007. Năm 2005 tổng nguồn vốn của ngân hàng là 1,977 tỷ
đồng, năm 2006 chỉ đạt được 1,765 tỷ đồng giảm hơn so với năm 2005 là 212 tỷ đồng
tương ứng với tỷ lệ 10.72%. Trong khi đó sang năm 2007 tổng nguồn vốn là 1,978 tỷ
đồng tăng 213 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 12.07% so với năm 2006.
Từ bảng số liệu trên ta thấy rằng tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng không
không đều qua các năm. Điều này là do chính sách và kế hoạch của chi nhánh tùy vào
điều kiện kinh tế cụ thể như thế nào.Vốn huy động năm 2005 là 531 tỷ đồng, sang năm
2006 giảm còn 256 tỷ đồng và năm 2007 huy động đuợc 340 tỷ đồng. Năm 2006 và
năm 2007 vốn huy động thấp hơn 2005 rất nhiều là do sự biến động của nền kinh tế nên
khách hàng có nhiều sự lựa chọn đầu tư bằng nhiều hình thức khác nhau để mang lại lợi
ích cao hơn gửi vào ngân hàng. Tuy nhiên vốn tự có của chi nhánh liên tục tăng trưởng
qua các năm: năm 2005 là 863 tỷ đồng sang năm 2006 là 892 tỷ đồng, đến năm 2007 là
923 tỷ đồng. Với nguồn vốn tự có lớn nên ngân hàng luôn chủ động được nguồn vốn
cho khách hàng vay, có kế hoạch sử dụng vốn tốt hơn, khả năng chịu đựng càng mạnh
khi nền kinh tế biến động và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng như hiện nay .
Còn nguồn vốn điều chuyển qua các năm như sau: năm 2005 là 583 tỷ đồng, năm 2006
là 617 tỷ đồng, năm 2007 là 715 tỷ đồng. Ngày nay kinh tế An Giang ngày càng phát
triển hoà theo xu hướng phát triển chung của kinh tế nước nhà nên đã tạo điều kiện
thuận lợi cho cá thể và các tổ chức sản xuất kinh doanh từ đó làm tăng nhu cầu về vốn
mà điều này có thể làm nguồn vốn huy động tại chỗ không đủ cung ứng nên nguồn vốn
điều chuyển từ hội sở cũng tăng nhẹ hàng năm tuy nhiên con số này tăng không đáng
kể.
Qua phân tích ta thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh chiếm tỷ trọng khá thấp so
với hai nguồn vốn còn lại nguyên nhân là do dân cư trên địa bàn tỉnh An Giang hơn
80% sống tập trung ở nông thôn và chủ yếu là kinh tế nông nghiệp nên nguồn tài chính
531 583
863
256
617
892
340
715
923
-
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1,000
Tỷ đồng
2005 2006 2007 Năm
Vốn Huy Động Vốn Điều Chuyển Vốn Tự Có
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diễm Trang 23
Phân tích hiệu quả HĐTD tại NHTMCP Ngoại thương – CNAG
GVHD:Th.S Trần Đức Tuấn
nhàn rỗi trong dân cư tương đối thấp vì thế làm nguồn vốn huy động của chi nhánh cũng
không cao. Và do lãi suất huy động của chi nhánh tương đối thấp so với các ngân hàng
trên cùng địa bàn nên khó thu hút khách hàng. Tuy nhiên, chi nhánh luôn vận dụng
chính sách lãi suất từng thời kỳ của Trung ương một cách hiệu quả để năng cao nguồn
vốn huy động.
2.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn
Vốn huy động là một trong các nguồn vốn chủ lực của chi nhánh trong việc cấp tín
dụng cho các tổ chức kinh tế. Với phương châm hoạt động của ngân hàng thương mại là
“vay để cho vay” nên chi nhánh luôn chú trọng vào công tác huy động vốn, bám sát áp
dụng những sản phẩm huy động vốn do hội sở đề ra. Vì thế cần lập kế hoạch đề ra
những chính sách huy động vốn với lãi suất hấp dẫn nhằm thu hút ngày càng nhiều
khách hàng mới bên cạnh khách hàng truyền thống. Tình hình huy động vốn của chi
nhánh như sau:
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn
ĐVT: Tỷ đồng
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Chỉ tiêu Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối (%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tiền gửi
(KH+KKH) 491 92.46 224 87.62 244 71.67 (267) (54.38) 20. 8.93
Tiền gửi
Tiết Kiệm 35 6.59 26 10.17 91 26.73 (9) (25.71) 65 250.00
Kỳ phiếu 5 0.94 5 1.96 0.47 0.14 0 0.00 (4.53) (90.60)
Chứng Chỉ
Tiền gửi 0.04 0.01 0.64 0.25 5 1.47 0.59 1343.18 4.37 687.40
Σ HĐV 531.04 100 255.64 100 340.47 100 (275) (51.86) 84.84 33.19
(Nguồn: Tổ Tổng hợp – Phòng khách hàng)
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diễm Trang 24
Phân tích hiệu quả HĐTD tại NHTMCP Ngoại thương – CNAG
GVHD:Th.S Trần Đức Tuấn
Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn
491
35
5 0.04
224
26 5 0.64
244
91
0.47 5
0
50
100
150
200
250
300
350
400
450
500
Tỷ đồng
2005 2006 2007 Năm
TG (KH+KKH) TGTK Kỳ phiếu CCTG
Tiền gửi kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn
Qua bảng số liệu ta thấy rằng chủ yếu nguồn vốn huy động của chi nhánh là tiền gửi
có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán). Qua từng năm số tiền huy
động của 2 loại tiền gửi này biến biến động như sau: năm 2005 đạt 491 tỷ đồng, sang
năm 2006 giảm còn 224 tỷ đồng giảm 267 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 54.38% so với
2005, đến 2007 là chỉ đạt 244 tỷ đồng tuy tăng so với 2006 là 20 tỷ đồng ứng với tỷ lệ là
8.93% nhưng vẵn thấp hơn so với 2005. Nguyên nhân giảm có thể do nền kinh tế không
ổn định, với tầm nhìn chiến lược khách hàng đầu tư bằng các hình thức khác nhau nhằm
mang lại lợi tức cao hơn việc gửi vào ngân hàng chẳng hạn mua vàng dự trữ, kinh
doanh bất động sản....
Tiền gửi tiết kiệm
Bao gồm tiết kiệm có kỳ hạn và tiết kiệm không kì hạn, tình hình huy động vốn của
loại tiền gửi này tăng trưởng không ổn định qua từng năm cụ thể là: năm 2005 huy động
đạt 35 tỷ đồng, sang 2006 xuống còn 26 tỷ đồng giảm so với 2005 là 9 tỷ đồng, đến năm
2007 tăng lên 91 tỷ đồng cao hơn 2006 là 65 tỷ đồng tốc độ tăng trưởng lên tới 250%
Nhìn chung tình hình huy động vốn của chi nhánh tăng trưởng không ổn định trong
3 năm 2006 – 2007 là do sự biến động của nền kinh tế nên các nhà đầu tư có nhiều hình
thức để lựa chọn đầu tư sao cho mang lại lợi tức cao hơn gửi vào ngân hàng chẳng hạn:
thị trường bất động sản dần được khởi sắc trở lại nhiều nhà đầu tư tập trung vào mua
nhà đất để kinh doanh, giá vàng tăng nhanh liên tục nên mua vàng dư trữ chờ lên giá
cũng được lựa chọn, cuộc chạy đua lãi suất huy động của các ngân hàng trên cùng địa
bàn ngày càng khốc liệt... Vì thế ngân hàng cần đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng
cách sử dụng một cách linh hoạt công cụ lãi suất, đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi
hấp dẫn để thu hút khách hàng tăng nguồn vốn huy động có thể chủ động hơn trong việc
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diễm Trang 25
Phân tích hiệu quả HĐTD tại NHTMCP Ngoại thương – CNAG
GVHD:Th.S Trần Đức Tuấn
sử dụng vốn. Còn 2 loại hình huy động vốn còn lại chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn
vốn huy động của chi nhánh qua bảng số liệu và biểu đồ chúng ta đã thấy được sư biến
động của nó.
2.2.3 Phân tích doanh số cho vay
1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn
Nền kinh tế tỉnh An Giang ngày càng phát triển thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh
doanh ở các thành phần kinh tế nói chung và các tổ chức, cá nhân nói riêng từ đó làm
gia tăng nhu cầu về dử dụng vốn vay để đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất, mua
sắm trang thiết bị. Nắm bắt được nhu cầu này chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương An
Giang đề ra kế hoạch với chính sách cho vay và lãi suất cho vay hợp lý để thu hút lượng
khách hàng ngày một động đảo. Cũng như các ngân hàng khác, doanh số cho vay theo
thời hạn của chi nhánh cũng chia làm 3 loại: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Bảng 2.4: Doanh số cho vay theo thời hạn
ĐVT: Tỷ đồng
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Chỉ tiêu Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Tuyệt
đối
Tương
đối
(%)
Ngắn hạn 4,003 81.13 4,454 73.33 6,030 95.31 451 11.27 1576 35.38
Trung dài hạn 931 18.87 1,620 26.67 297 4.69 689 74.01 (1323) (81.67)
Tổng 4,934 100 6,074 100 6,327 100 1,140 23.10 253 4.17
( Nguồn: Tổ Tổng hợp - Phòng Khách hàng)
Biểu đồ 2.4: Doanh số cho vay theo thời hạn
-
1,000
2,000
3,000
4,000
5,000
6,000
7,000
Tỷ đồng
6,030
297
4,003
931
4,454
1,620
2,005 2,006 2,007
Năm
Ngắn hạn Trung dài hạn
SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Diễm Trang 26
Phân tích hiệu quả HĐTD tại NHTMCP Ngoại thương – CNAG
GVHD:Th.S Trần Đức Tuấn
Doanh số cho vay ngắn hạn
Qua số liệu ta thấy rõ được tình hình cấp tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh như sau:
năm 2005 đạt 4,003 tỷ đồng, năm 2006 tăng lên 4,454 tỷ đồng, tăng 451 tỷ đồng tương
ứng với tỷ lệ 11.27% so với 2005. Năm 2007 thì tiếp tục tăng lên 6,030 tỷ đồng cao hơn
2006 1,576 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 35.38% so với năm 2006 và cao nhât trong 3
năm.
Do phần lớn dân cư trên địa bàn tỉnh An Giang là sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ
công công nghiệp, chế biến lương thực và nhiều ngành nghề khác có chu kỳ ngắn dưới
12 tháng nên doanh số cấp tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh lớn hơn doanh số cấp tín
dụng trung và dài hạn. Bên cạnh đó, để thu hút khách hàng vay vốn Ngân hàng đã có
chính sách lãi suất hợp lý và phù hợp với các tổ chức sản xuất kinh doanh, cá thể... Từ
đó góp phần thúc đẩy mọi thành phần kinh tế phát triển để làm thay đổi bộ mặt kinh tế
xã hội An Giang.
Doanh số cho vay trung dài hạn
Doanh số cấp tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng như sau: Năm 2005 đạt 931 tỷ
đồng, năm 2006 là 1,620 tỷ đồng tăng so với 2005 là 698 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ
74.01% sang năm 2007 doanh số này chỉ còn 297 tỷ đồng triệu đồng, giảm hơn so với
2006 là 1,323 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ 81.67%, và cũng thấp hơn 2005. Nguyên
nhân của sự sụt giảm này có thể do quá trình thẩm định tín dụng của Ngân hàng ngày
càng chặt chẽ, thận trọng hơn. Vì các tổ chức vay nguồn vốn này vì mục tiêu mở rộng
quy mô sản xuất, đầu tư thêm cơ sở vật chất, mua sắm máy móc thiết bị để phục vụ cho
việc sản xuất kinh doanh nhưng họ không thể thu hút nguồn vốn bằng cách khác nên sử
dụng nguồn vốn vay này để đáp ứng nhu cầu cầu cấp thiết của mình.
Từ số liệu trên bảng và thể hiện trên biểu đồ cho thấy rằng, doanh số cấp tín dụng
ngắn hạn qua các năm luôn luôn cao hơn doanh số cấp tín dụng trung và dài hạn. Hầu
như phần lớn các ngân hàng đều tập trung vào việc cho vay ngắn hạn và chi nhánh cũng
không ngoại lệ, một phần cũng do tính chất của loại hình cho vay này là thời gian thu
hồi vốn ngắn, khả năng thu lãi vay cao rủi ro tín dụng thấp hơn cho vay trung dài hạn
nên chi nhánh đã tập trung vào việc cấp tín dụng ngắn hạn. Còn tín dụng trung dài hạn
thì thời gian thu hồi vốn chậm, khó thu lãi, rủi ro cũng cao hơn so với tín dụng ngắn
hạn. Tuy nhiên để có nâng cao doanh số cấp tín dụng nói chung đặc biệt là doanh số cấp
tín dụng ngắn hạn qua các năm đòi hỏi sự nổ lực của toàn tập thể chi nhánh và quan
trọng là phải xây dựng chính sách lãi suất hấp dẫn, hợp lý và phù hợp hơn với khả năng
tài chính của các tổ chức kinh tế, cá thể, doanh nghiệp...
2. Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Cùng với chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với đa dạng các ngành
nghề khác nhau của nhà nước và để góp phần kích thích và tạo điều kiện thuận lợi cho
các thành phần kinh tế, các ngành nghề, tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế cá thể, làm
số lượng doanh nhiệp trên địa bàn ngày càng tăng, từ đó thúc đẩy nhu cầu sử dụng vốn
vay. Với nhiều dịch vụ phong phú đa dạng cung cấp cho nhiều đối tượng khách hàng
khác nhau chi nhánh đã đáp ứng được nhu cầu vay vốn của từng loại khách hàng. Tình
hình cho vay theo ngà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan tich hieu qua hoat dong tin dung tai ngan hang Ngoai thuong chi nhanh an giang.PDF