MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu: 1
Chương I: Cơ sở lý luận chung về phân tích đánh giá hiệu quả SXKD 3
I. Khái luận chung về hiệu quả SXKD 3
1.Khái luận hiệu quả SXKD 3
2. Ý nghĩa của việc phân tích 4
II. Mục đích và phương pháp đánh giá hiệu quả SXKD 5
1.Mục đích của việc phân tích và đánh giá 5
2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả SXKD 5
2.1. Phương pháp so sánh 6
2.2. Phương pháp chi tiết 7
2.3. Phương pháp loại trừ 7
III. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD 7
1. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp 7
2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 8
3. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ 10
4. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ và VLĐ 11
IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD 13
1. Nhân tố khách quan 14
2. Nhân tố chủ quan 16
Chương II: Thực trạng SXKD và phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD tại công ty XDCTGT 829. 18
I. Khái quát về công ty XDCTGT 829. 18
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 18
1.2. Chức năng và nhiệm vụ 19
1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 20
1.4. Đặc điểm KD của công ty 20
1.5. Đặc điểm các nguồn lực của công ty 21
6. Môi trường kinh doanh của công ty 25
II. Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của công ty XDCTGT 829 27
1. Một số kết quả SXKD chủ yếu. 27
2. Phân tích hiệu quả SXKD của công ty XDCTGT 829. 35
2.1. Đánh giá tổng hợp hiệu quả SXKD. 35
2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 38
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng tiền lương. 40
2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ. 41
2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ và VLĐ. 43
2.6. Khả năng tài chính của công ty 47
III. Nhận xét chung về hoạt động SXKD của công ty XDCTGT 829. 49
1. Thành công 49
2. Những tồn tại và nguyên nhân 50
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD tại công ty XDCTGT 829. 53
I. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. 53
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD cảu công ty XDCTGT 829. 54
1. Kiện toàn hơn nữa cơ cấu tổ chức trong công ty. 54
2. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm 55
3. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. 56
4. Tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm 56
5. Tăng nguồn vốn kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 57
6. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng lao động. 59
7. Thực hiện tốt công tác nghiên cứu, dự báo thị trường. 60
Kết luận: 61
59 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty XDCTGT 829, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
829.
Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu.
Nhìn chung kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đều liên tục tăng lên về khối lượng công việc, giá trị sản lượng, doanh thu trong thời gian qua, năm sau cao hơn năm trước duy chỉ có chỉ tiêu lợi nhuận năm 2001 là giảm so với năm 2000 để có thể đánh giá chính xác tình hình sản xuất kinh doanh cuả công ty ta có thể đi sâu vào một số chỉ tiêu chính sau:
II. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 829:
1. Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu:
1.1. Báo cáo các chỉ tiêu tài chính năm 2001:
Bảng 6: Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2001
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kế hoạch
Thực hiện
Tỷ lệ(%)
1
Giá trị sản lượng
Triệu đồng
82.405
97.930
119
2
Doanh thu
Triệu đồng
76.991
85.777
111
3
Lợi nhuận
Triệu đồng
1.141
693
61
4
Nộp ngân sách
Triệu đồng
4.224
5.633
133
5
Tổng quỹ tiềnlương
Triệu đồng
9.390
10.998
117,12
các chỉ tiêu: Giá trị sản lượng,doanh thu, nộp ngân sách, quỹ tiền lương đều tăngvượt mức so với kế hoạch đề ra từ 11%- 33%. Duy chỉ có lợi nhuận là không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra( đạt 61%). Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của một số nhân tố sau:
+ Chủ đầu tư các công trình chưa thanh toán kịp thời, còn nợ đọng nhiều năm, như công trình Cao Bằng, vành đai Hải Phòng, đường 6( Công ty 838 thầu chính dây dưa không chịu thanh toán) dẫn đến Công ty phải trả lãi vay ngân hàng nhiều.
+Tổng Công ty XDCTGT 8 giao nhiệm vụ cho Công ty 829 điều hành và thi công công trình HĐ 4- QL1 Đông Hà, Quảng Ngãi. Đây là nhiệm vụ mới đối với Công ty, được thi công một công trình có giá trị lớn. Thời gian thi công ngắn, với giá cạnh tranh bỏ thầu thấp so với giá thực tế, Công ty đã huy động tiền vốn, máy móc thiết bị, con người vào công trình thi công để kịp tiến độ đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của chủ đầu tư. Trong quá trình thi công Tổng Công ty đã quan tâm giúp đỡ Công ty về nhiều mặt, xong Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn về vốn, giải phóng mặt bằng, cung cấp thiết bị vật tư, điều kiện thi công vô cùng phức tạp trên tuyến dài 83 km. Chính vì thế mà hiệu quả của công trình chưa cao.
+ Thủ tục hoàn thuế của Nhà nước còn chậm.
Từ những khó khăn và thuận lợi, ban lãnh đạo Công ty đã có những chủ trương định hướng trong công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2001. Công ty đã đề ra những biện pháp cụ thể trong tổ chức điều hành sản xuất. Chỉ đạo sát sao nên đã phần nào hạn chế được những khó khăn từ đó đạt được những chỉ tiêu trên như:
+ Giá trị tổng sản lượng: kế hoạch đề ra là 82,405 tỷ đồng, đã thực hiện được 97,93 tỷ đạt 119% so với kế hoạch năm( và tăng 19%).
+ Tiền lương bình quân đạt 1.134.528 đồng/người/tháng, trong đó số trong danh sách là 1.323.000 đồng/người/tháng. Hợp đồng ngắn hạn là 1.070.000 đồng/người/tháng.
+ Đầu tư mua sắm thiết bị theo kế hoạch năm 2002 là 2,643 tỷ đồng.
+ Chỉ tiêu lợi nhuận: lợi nhuận qua các năm 1998,1999,2000 liên tục tăng duy chỉ có năm 2001 giảm so với kế hoạch.
1.1.1. Giá trị sản lượng.
Bảng 7: Giá trị sản lượng qua các năm.
Đơn vị: 1.000.000.000đ
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
So sánh chênh lệch
2000/1999
2001/2000
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị sản lượng
51,291
77,950
97,930
26,659
51,97
19,98
25,63
- Tổng Công ty giao
32,543
29,615
47,495
-2,928
-9
17,88
60,4
-Công ty tự tìm việc
18,748
48,335
50,435
29,587
157,81
2,1
4,34
Nhìn chung giá trị sản lượng của Công ty đều liên tục tăng lên về khối lượng công việc. Sự tăng lên liên tục này cho thấy quy mô kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng. Năm 2001 ngoài các công việc được Tổng Công ty giao cho, lãnh đạo đơn vị đã chủ động bằng mọi biện pháp tìm đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên. Năm 2001 Công ty thực hiện được giá trị sản lượng là 97,93 tỷ đồng trong đó Tổng Công ty giao cho đạt giá trị sản lượng 47,495 tỷ đồng đạt tỷ lệ 48,5%. Năm 2001 giá trị sản lượng tăng so với năm 2000 là 19,98 tỷ tương ứng với 25,63% và vượt so vơí kế hoạch đề ra là 15,525 tỷ đồng tương ứng với 19% so với kế hoạch đề ra. Như vậy, nhìn chung trong những năm gần đây Công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch giá trị sản lượng, năm sau cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ hướng kinh doanh của Công ty là đúng đắn và đang trên đà tăng trưởng và đã được Tổng Công ty tin tưởng giao cho nhiều công trình có giá trị lớn( Ví dụ HĐ4- Đồng Hà, Quảng Ngãi trị giá 90 tỷ).
Mặt khác ta thấy phần lớn giá trị tổng sản lượng năm 2001 do công ty tự tìm kiếm( 51,5%) đã phần nào cho thấy khả năng độc lập và năng động của Công ty. Tiêu biểu là sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này được thể hiện thông qua tỷ lệ sản lượng do Công ty thực hiện từ những công trình do tự thân Công ty đứng ra đấu thầu và thắng thầu liên tục tăng lên mạnh mẽ qua các năm gần đây. Năm 1999, giá trị sản lượng công việc do Công ty tự tìm là 18,748 tỷ đồng ứng với 36,55%, năm 2000 đạt giá trị 48,335 tỷ đồng chiếm 62% tổng giá trị sản lượng, năm 2001 đạt giá trị 50,435 tỷ đồng ứng với 51,5% tổng giá trị sản lượng thực hiện. Năm 2001 Công ty đã được Tổng Công ty tin tưởng giao cho nhiều công trình có giá trị cao, phần nào cho thấy sự vươn lên của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty, dần tự khẳng định mình trên thị trường.
1.1.2. Doanh thu:
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả trợ giá, phụ thu mà cơ sở kinh doanh được hưởng . Doanh thu của Công ty XDCTGT 829 chủ yếu là từ xây dựng các công trình giao thông.
Bảng 8: Tình hình thực hiện doanh thu qua các năm.
Đơn vị tính: 1.000.000.000đ
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
So sánh
2000-1999
2001-2000
Giá trị
%
Giá trị
%
1.Tổng doanh thu
51,180
63,414
85,777
12,234
24,0
22,363
35,27
2.Doanh thu thuần
47,694
60,429
82,786
12,735
26,7
22,357
37,0
So sánh mức doanh thu năm 2001 so với các mức doanh thu của những năm trước theo bảng trên cho thấy mức doanh thu của năm sau đều tăng so với năm trước đó( cả về tổng doanh thu và doanh thu thuần) cả về giá trị tăng thêm và tốc độ tăng trưởng. Nếu năm 2000 tổng doanh thu tăng 12,234 tỷ đồng so với năm 1999 và tốc độ tăng trưởng 124,0 % thì tổng doanh thu năm 2001 tăng 22,363 tỷ đồng so với năm 2000, đạt tốc độ tăng trưởng là 135,27%. Đây là sự tăng trưởng rất cao cả về giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối. Có được điều này là nhờ lãnh đạo các phòng ban chức năng quan tâm, đẩy nhanh công tác nghiệm thu thanh toán tiền với chủ đầu tư, được sự quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt của Tổng Công ty, và nhờ uy tín của mình trên thương trường và trong nội bộ Tổng Công ty nên Công ty đã được Tổng công ty tín nhiệm giao nhiệm vụ thi công những công trình lớn có giá trị cao, được các chủ đầu tư tin tưởng.
Doanh thu thuần của Công ty năm 1999 là 47,694 tỷ đồng, năm 2000 tăng 26,7 % so với năm 1999( tương ứng 12,735 tỷ đồng). Năm 2001 so với năm 2000 doanh thu thuần tăng 22,357 tỷ đồng( tương ứng với 37,0 %), Sự tăng liên tục này càng chứng tỏ sản phẩm của Công ty trên thị trường ngày càng được tín nhiệm, các chủ đầu tư ngày càng đặt niềm tin nhiều hơn ở Công ty. Qua đó thấy được sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty trong việc tự tìm kiếm đối tác, nâng cao chất lượng công trình, bàn giao đúng thời gian, biết tận dụng sự giúp đỡ của Tổng Công ty.
Như vậy, xét một cách khái quát về sự tuyệt đối và tương đối của các chỉ tiêu giá trị sản lượng và doanh thu thì năm sau đều cao hơn năm trước và mức độ ngày càng tăng. Nhưng nếu chỉ như vậy thì chưa thể kết luận là Công ty làm ăn có lãi hay không vì nếu mức tăng chi phí cũng cao, thậm chí tăng nhiều hơn thì Công ty lại bị lỗ. Vì vậy việc xem xét tình hình lợi nhuận là cần thiết.
Lợi nhuận:
Nếu như doanh thu được coi là kết quả ban đầu sau một kỳ sản xuất kinh doanh thì lợi nhuận là kết quả cuối cùng của chu kỳ đó. Nó chính là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận chính là mục tiêu của mọi doanh nghiệp, đồng thời nó cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Qua 3 năm gần đây( 1999,2000,2001) doanh thu thuần tăng khá mạnh. Năm 2000 so với năm 1999 tăng hơn 12,735 tỷ đồng( 26,7 %), năm 2001 so với năm 2000 là 22,357 tỷ đồng( 37 %).
Chỉ tiêu giá vốn hàng bán tăng nhanh cả về giá trị gia tăng và tốc độ tăng. Sự tăng lên này là hợp lôgic với việc doanh thu tăng lên. Tuy nhiên nếu xem xét tỷ trọng của giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu thuần thì ta thấy: năm 1999 tỷ trọng giá vốn hàng bán trong doanh thu thuần là 93 %, năm 2000 là 93,43%, năm 2001 là 96,6 % trong doanh thu thuần. Điều này một phần do giá cả nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất khác tăng, mặt khác cũng phản ánh công tác tổ chức thu mua nguyên vật liệu còn yếu, và do tình hình cạnh tranh quyết liệt trên thị trường nên Công ty đã hạ giá thầu các công trình, để đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, nên giá trị sản lượng tăng mạnh nhưng tỷ trọng của giá vốn hàng bán cũng chiếm tỷ lệ lớn trong doanh thu thuần.
Do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần( bảng trên) dẫn tới làm cho lợi nhuận gộp giảm. Vấn đề này cần được các phòng ban chức năng quan tâm giải quyết tốt công tác tổ chức thu mua nguyên vật liệu tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương đang thi công khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật nhằm làm tăng năng suất lao động giảm chi phí... hạ tỷ trọng của giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu để nâng cao lãi.
Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng là một nhu cầu tất yếu và cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm các khoản chi phí này có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng lợi nhuận cho Công ty. Năm 2000 chi phí bán hàng không còn, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên 983,798 triệu đồng so với năm 1999( tương ứng với 42,23%) đồng thời lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng tăng 6,478 triệu đồng( 1%). Việc tăng mạnh chi phí quản lý doanh nghiệp của năm 2000 cho thấy Công ty quan tâm tới công tác quản lý nhưng kết quả đem lại là chưa tương xứng với chi phí bỏ ra. Do vậy công ty đã có sự điều chỉnh lại mức chi phí quản lý doanh nghiệp và đã giảm so với năm 2000 là 894,136 triệu đồng tức là giảm 27% so với năm 2000. Kết quả là lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh có sự giảm mạnh : giảm 260,864 triệu đồng ( tức giảm 39,9 % so với năm 2000 ). Đây là dấu hiệu không tốt, công ty cần có sự điều chỉnh hợp lý hơn.
Các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính và thu nhập bất thường không phải là lĩnh vực chính của doanh nghiệp. Bằng chứng là thu nhập từ hoạt động tài chính là không có, thu nhập từ lợi nhuận bất thường trong năm 1999 và năm 2000 xấp xỉ 5 triệu đồng mỗi năm, duy năm 2001 khoản thu này tăng đột biến lên hơn 300 triệu. Điều này cho thấy công tác thu hồi vốn của Công ty chưa tốt vẫn còn để nợ đọng nhiều, gây tình trạng thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh, không trả vay ngân hàng kịp thời dẫn tới phải trả lãi suất cao, gây ra giảm lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách với Nhà nước của Công ty năm 2000: thuế lợi tức phải nộp là 123,27 6 triệu tăng 25,771 triệu đồng( 26,43%) so với năm 1999. Sở dĩ năm 2000 thuế nộp nhiều hơn là vì tổng lợi nhuận của Công ty năm 2000 cao hơn năm 1999( 0,97%), vì một phần thuế suất thay đổi, mật khác doanh nghiệp cũng ý thức tự nguyện đóng góp nhiều hơn vào ngân sách Nhà nước. Phát huy tinh thần đó, năm 2001 mặc dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh( 260,864 triệu đồng tương ứng với 39,9%), doanh nghiệp đã nộp 173,398 triệu tăng so với năm 2000 là 50,122 triệu( 40,66%). Do kết quả đó, hàng năm Công ty được chi cục thuế nhận xét là đơn vị thực hiện đủ, thực hiện tốt các quy định của Nhà nước và được các ngành chức năng có liên quan khen thưởng.
1.1.4. Thu nhập người lao động:
- Thu nhập của người lao động là kết quả mà họ thu được sau một quá trình lao động( thường tính cho một tháng), là khoản tiền lương trả cho công nhân để bù đắp sức lao động đã hao phí nhằm đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của người lao động, giúp họ tái sản xuất sức lao động. Với ý nghĩa đó, tiền lương phải được trả cho người lao động tương xứng với số lượng và chất lượng lao động hay nói cách khác là phải tương xứng với kết quả sản xuất. Trong quản lý tiền lương còn mang ý nghĩa là một đòn bẩy kinh tế có tác dụng thúc đẩy người lao động quan tâm tới kết quả sản xuất, từ đó nâng cao năng suất lao động của họ. Hiểu được điều này ban lãnh đạo Công ty luôn quan tâm tới vấn đề trả lương cho người lao động sao cho có tác dụng khuyến khích, thúc đẩy sản xuất.
Bảng 10: Thu nhập bình quân người/tháng của cán bộ công nhân viên.
Đơn vị: 1.000.000đ
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
So sánh
2000/1999
2001/2000
Giá trị
%
Giá trị
%
1. Doanh thu thuần
47.694
60.429
82.786
12.735
26,7
22.357
37
2. Số lao động bình quân( người)
640
806
809
166
26
3
0,37
3. Quỹ lương
6.022
8.844
10.998
2.822
46,86
2.154
24,36
4. Thu nhập bình quân/người/tháng
0,784
0,932
1,134
0,148
18,9
0,202
21,67
Qua bảng số liệu trên ta thấy quỹ lương năm 2000 tăng 2.822 triệu đồng( 46,86 %) so với năm 1999, năm 2001 tăng 2.154 triệu đồng( 24,36 %). Nguyên nhân của sự tăng lên mạnh mẽ này là do Công ty đã hoàn thành vượt mức các kế hoạch sản lượng làm cho doanh thu tăng và do tiền lương bình quân tăng. Giữa hai nhân tố này có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy sản xuất vượt mức các chỉ tiêu đề ra đã ảnh hưởng tích cực đến tiền lương của công nhân sản xuất. Về tình hình thu nhập bình quân năm 2000 tăng so với năm 1999 là 0,148 triệu đồng( 18,9%), năm 2001 tăng 0,202( 21,67%) so với năm 2000, và đến năm 2001 thu nhập bình quân là 1,134 triệu đồng/1 người/tháng. Đây là kết quả rất đáng khích lệ, Công ty đã đảm bảo thu nhập cho người lao động ở mức cao so với mặt bằng của ngành và xã hội. Đây cũng là động lực khiến người lao động yên tâm công tác.
Ngoài tiền lương, Công ty còn quan tâm đến tiền may y phục lễ, tết, tiền thưởng động viên cán bộ công nhân viên trong những đợt thi đua, các công trình đòi hỏi tiến độ gấp. Bên cạnh thu nhập bình quân, các khoản trích theo lương( bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội) cũng được thực hiện đầy đủ theo quy định của Nhà nước. Công ty đã tiến hành mua bảo hiểm thân thể cho toàn bộ lao động trong Công ty.
2.Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty XDCTGT 829:
Khi đầu tư các yếu tố đầu vào( vốn, lao động, công nghệ) cho sản xuất kinh doanh, các chủ doanh nghiệp đều muốn biết các yếu tố đó tạo ra được kết quả như thế nào? Kết quả đó có tương xứng với chi phí bỏ ra hay không hoặc các yếu tố sản xuất đó có được sử dụng hiệu quả hay không, và hiệu quả đạt ở mức nào? Để trả lời các câu hỏi trên cần phải tính toán các chỉ tiêu hiệu quả.
2.1.Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế tổng hợp:
Chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp là loại chỉ tiêu phản ánh một cách chung nhất chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của một Công ty thì trước hết cần xem xét, đánh giá hiệu quả tổng hợp. Các chỉ tiêu hoạt động của Công ty được tính theo công thức tính hiệu quả kinh doanh chung, là bằng kết quả đầu ra trên chi phí đầu vào.
Bảng 11: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp.
Đơn vị: 1.000.000đ
Chỉ tiêu
2000
2001
So sánh 2001/2000
Giá trị
%
1. Doanh thu thuần
60.429
82.786
22.357
37
2. Lãi thuần từ HĐKD
653,742
392,878
-260,864
-39,9
3. Vốn sản xuất bình quân
51.408
54.999
35,91
6,985
4. Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu(%)
1,082
0,475
-0,607
-56,1
5. Tổng chi phí KD
59.770
81.000
21.230
41
6. Tỷ suất lợi nhuận/vốn sản xuất(%)
1,272
0,714
-0,558
-43,87
7. Số lần chu chuyển của tổng tài sản ( lần hoặc vòng)
1,175
1,505
0,33
28,08
8. Tỷ suất lợi nhuận/Tổng chi phí sản xuất(%)
1,094
0,485
-0,609
-55,67
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp của Công ty đều có xu hướng tăng lên với các mức độ khác nhau, cụ thể như sau:
2.1.1.Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần:
Để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là thịnh vượng hay suy yếu, ngoài việc xem xét doanh thu đạt được trong kỳ, các nhà quản trị và đầu tư còn cần quan tâm xem xét trong 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu càng cao chứng tỏ lợi nhuận sinh ra càng nhiều từ doanh thu, hiệu quả kinh doanh càng lớn. Doanh thu được sử dụng trong phần này là doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh và nó phản ánh chính xác hiệu quả kinh doanh hơn là tổng doanh thu( tổng doanh thu chưa trừ thuế gián thu và các khoản giảm trừ khác). Sử dụng chỉ tiêu này để so sánh sẽ hợp lý vì trong một thời kỳ, đối với mỗi loại hàng hoá có mức thuế gián thu khác nhau, có loại hàng chịu mức thuế nhẹ, thậm chí được miễn thuế song cũng có loại hàng chịu mức thuế cao hơn. Tương tự như vậy, chỉ tiêu lợi nhuận trong bài là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, không lấy lợi nhuận gộp và nó còn gồm cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhưng cũng không nên sử dụng lợi nhuận trước thúê, vì nó bao gồm cả lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận bất thường trong khi phạm vi bài viết chủ yếu đề cập đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh, nếu sử dụng lợi nhuận trước thuế sẽ không phản ánh chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo số liệu tính toán cho thấy: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2001 đạt 0,475 % và nhỏ hơn tỷ suất này năm 2000(đạt :1,082 %-0,475= 0,607%). Như vậy nếu năm 2000 cứ trong 100 đồng doanh thu Công ty thu về được 1,082 đồng lợi nhuận thì sang năm 2001 chỉ còn là 0,475 đồng lợi nhuận trong 100 đồng doanh thu. Sở dĩ tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm như vậy là do tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh( 260,864 triệu đồng tương ứng với giảm 39,9%) kết quả này làm cho tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2001 giảm 0,607%. Điều này chứng tỏ năm 2001 chi phí kinh doanh cao hơn cùng kỳ năm 2000 và làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng của doanh thu thuần là khá cao(137 %) của năm 2001 so với năm 2000 xong do chi phí cho sản xuất kinh doanh tăng cũng rất cao( 21.230 triệu đồng ứng với 35,52%). Vậy để Công ty làm ăn ngày càng có nhiều lợi nhuận hơn thì doanh nghiệp phải hạ chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuống tới mức thấp nhất, và đây là công việc rất khó khăn phức tạp cần được mọi người trong Công ty quan tâm giải quyết.
2.1.2.Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất bình quân( doanh lợi tổng vốn):
Đây là chỉ tiêu bổ xung cho chỉ tiêu hiệu suất vốn, nó được xác định bằng mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh với tổng vốn kinh doanh, cho biết mức sinh lời của tổng vốn không phân biệt nguồn hình thành. Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ cứ 100 đồng vốn bình quân được sử dụng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
Theo số liệu tính toán, chỉ tiêu doanh lợi tổng vốn của Công ty XDCTGT 829 năm 2001 đã giảm nhiều so với năm 2000 chứng tỏ Công ty đã sử dụng chưa có hiệu quả vốn kinh doanh. Theo só liệu tính toán năm 2000 cứ 100 đồng vốn Công ty đưa vào sử dụng trong sản xuất kinh doanh đã mang lại 1,272 đồng lợi nhuận. Con số này năm 2001 đã giảm xuống còn có 0,714 đồng lợi nhuận trên 100 đồng vốn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự giảm xuống của chỉ tiêu này trong năm 2001 cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của Công ty kà kém hiệu quả.
Chỉ tiêu doanh lợi tổng vốn còn được xây dựng thông qua hai chỉ tiêu vòng quay( tốc độ chu chuyển) của vốn và doanh lợi doanh thu theo công thức sau:
Lợi nhuận Doanh thu thuần
Doanh lợi tổng vốn = x
Doanh thu thuần Vốn sản xuất bình quân
Doanh lợi tổng vốn = Doanh lợi doanh thu x Vòng quay của vốn
Phương pháp phân tích này cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ số tài chính. Cụ thể chỉ tiêu doanh lợi tổng vốn phải thuộc vào hai yếu tố sau: lợi nhuận ccủa doanh nghiệp trên 1 đồng doanh thu là bao nhiêu và 1 đồng tài sản tạo ra mấy đồng doanh thu? Sự phân tích này cho phép nhà quản trị tìm ra nguyên nhân làm tăng lợi nhuận, hay làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, vậy muốn tăng tỷ suất lợi nhuận/ vốn sản xuất có thể đẩy mạnh tốc độ tăng lợi nhuận doanh thu hoặc tăng số vòng quay của vốn. Số liệu thực tế cho biết mức doanh lợi tổng vốn của Công ty năm 2001 bằng: 0,475% x 1,505 = 0,715% còn năm 2000 là 1,27 % như vậy chỉ tiêu này giảm 0,555%. Thật vậy, tỷ suất lợi nhuận/ doanh thu giảm 0,607% làm cho mức doanh lợi tổng vốn giảm( số vòng quay của tổng tài sản tăng 0,33 vòng( 28,08%). Tổng hợp ảnh hưởng hai nhân tố đó làm cho mức doanh lợi tổng vốn giảm 0,555%.
Như vậy ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận doanh thu là lớn hơn. nếu Công ty muốn nâng cao mức doanh lợi tổng vốn thì cần phải chú trọng nâng cao tỷ lệ của lợi nhuận trong doanh thu thuần, nói cách khác là cần phải giảm tối thiểu chi phí kinh doanh có thể được nhằm nâng cao phần lợi nhuận trong doanh thu leen thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Bên cạnh đó cũng cần phải coi trọng việc tăng nhanh tốc độ vòng quay của vốn kinh doanh.
Số lần chu chuyển của tổng tài sản, hay còn được gọi là hiệu suất vốn là tỷ lệ giữa doanh thu thuần và tổng tài sản( tổng vốn) bình quân bỏ vào sản xuất kinh doanh. Vốn sản xuất bình quân ở đây bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đầu vào là vốn nói chung, không cụ thể là loại vốn nào( vốn cố định hay vốn lưu động). Nó cho biết trong kỳ kinh doanh tổng tài sản chu chuyển được bao nhiêu vòng, tức là cho biết 1 đồng vốn bỏ ra để sản xuất kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Theo kết quả đã tính toán được, trong năm 2001 số lần chu chuyển của tổng tài sản là 1,505 vòng, tăng 0,33 vòng(28,08%) so với năm 2000. Như thế có nghĩa nếu năm 2000, 1 đồng vốn bỏ vào kinh doanh tạo ra được 1,175 đồng doanh thu thuần thì sang năm 2001, cứ 1 đồng vốn dùng để kinh doanh đã đem về 1,505 đồng doanh thu thuần. Cũng từ số liệu trong bảng ta dễ dàng tính được, năm 2000 để có được 1 đồng doanh thu thuần, Công ty phải bỏ ra 0,85 đồng vốn sản xuất, năm 2001 để có được 1 đồng doanh thu thuần, Công ty phải bỏ ra 0,66 đồng vốn, và như vậy năm 2001 đã giảm xuống 0,19 đồngvốn cho mỗi đồng doanh thu thuần. Nguyên nhân do doanh thu thuần tăng mạnh đã làm giảm chi phí vốn sản xuất cho một đơn vị doanh thu thuần. Đây là dấu hiệu tốt cần được công ty phát huy hơn nữa
2.1.3.Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí:
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng chi phí sản xuất kinh doanh đã đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Năm 2000 tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí là 1,094%. Năm 2001 tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí là 0,485%. Vậy so với năm 2000 tỷ suất này giảm 0,609%. Điều này là dấu hiệu không tốt đối với Công ty, bởi năm 2000 cứ 100 đồng chi phí bỏ ra, Công ty thu về 1,094 đồng lợi nhuận, còn sang năm 2001 chỉ còn 0,485 đồng lợi nhuận.
2.2. Nhóm các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động:
2.2.1.Cấu thành và sự biến động của lực lượng lao động:
Lao động cũng là một nguồn lực đầu vào của doanh nghiệp. Số lượng lao động và chất lượng lao động là yếu tố cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng lao động đạt hiệu quả, sử dụng đúng người, đúng việc sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động đạt hiệu quả kinh doanh cao. Hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện chủ yếu qua năng suất lao động.
Bảng 12: Hiệu quả sử dụng lao động.
Đơn vị: 1.000.000đ
Chỉ tiêu
2000
2001
So sánh
Giá trị
%
1. Doanh thu thuần
60.429
82.786
22.357
37
2. Lãi thuần từ HĐKD
653,742
392,878
-260,864
-39,9
3. Giá trị sản lượng
77.950
97.930
19.980
25,63
4. Số lao động bình quân năm(người/năm)
806
809
3
0,37
5. NSLĐ tính theo GTSL
96,71
121,05
24,34
25,17
6. NSLĐ tính theo doanh thu thuần
74,97
102,33
27,36
36,5
7. NSLĐ tính theo lãi thuần
0,81
0,486
-0,324
-40
Qua số liệu tính toán cho thấy việc tăng lao động bình quân từ 806 lên 809 người trong năm 2001 so với năm 2000( tức tăng 0,37%), doanh thu thuần tăng 22.357 triệu đồng( ứng với 37%) nhưng lãi thuần từ hoạt động sản xuất năm 2001 lại giảm mạnh, với giá trị 260,864 triệu đồng( 39,9%) so với năm 2000. Về mặt giá trị sản lượng năm 2001 tăng 19.980 triệu đồng ( ứng với 25,63%) so với năm 2000. Đầu tiên năng suất lao động( tính theo giá trị sản lượng) chung của Công ty năm 2001 tăng 24,34 triệu đồng so với năm 2000 tức là năm 2000: 1 lao động trong 1 năm tạo ra 96,71 triệu đồng thì sang năm 2001 con số này đạt 121,05 triệu đồng. Như vậy năng suất lao động năm 2001 tăng 25,17% thấp hơn mức tăng giá trị sản lượng là 0,46%.
Năng suất lao động tính theo doanh thu. Bình quân mỗi lao động năm 2000 đạt được năng suất là 74,97 triệu, năm 2001 con số này là 102,33 triệu đồng, và như vậy năm 2001 tăng 27,36 triệu đồng so với năm 2000, tương đương 36,5 %. Như vậy mức tăng năng suất lao động tính theo doanh thu đạt tỷ lệ thấp hơn mức tăng của doanh thu( 36,5% < 37%). Năng suất lao động tính theo lãi thuần tính bình quân cho một lao động năm 2001 đạt 0,486 triệu đồng, năm 2000 con số này là 0,81 triệu đồng. Năm 2001 năng suất lao động tính theo lãi thuần giảm mạnh so
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9474.doc