MỤC LỤC
MỤC LỤC. 1
DANH MỤC BIỂU BẢNG. 3
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ TỪVIẾT TẮT. 5
PHẦN MỞ ĐẦU. 6 U
1. Cơsởhình thành đềtài. 6
2. Mục tiêu nghiên cứu. 6
3. Đối tượng và phạm vi của đềtài. 6
3.1 Đối tượng . 6
3.2 Phạm vi. 7
4. Phương pháp nghiên cứu. 7
5. Ý nghĩa nghiên cứu của đềtài. 7
6 Bốcục của đềtài. 7
Chương 1.8
CƠSỞLÝ LUẬN CHUNG VỀHIỆU QUẢ. 8
SỬDỤNG VỐN KINH DOANH. 8
1.1 Khái quát vềvốn . 8
1.1.1 Khái niệm vềvốn . 8
1.1.1.1 Khái niệm. 8
1.1.1.2 Phân loại. 8
1.1.2 Vốn lưu động. 10
1.1.2.1 Khái niệm vềvốn lưu động. 10
1.1.2.2 Phân loại, kết cấu và nội dung vốn lưu động . 10
1.1.3 Vốn cố định . 11
1.1.3.1 Khái niệm vốn cố định . 11
1.1.3.2 Phân loại, kết cấu và nội dung vốn cố định. 12
1.1.4 Khảnăng thanh toán. 14
1.1.4.1 Khảnăng thanh toán hiện hành. 14
1.1.4.2 Khảnăng thanh toán nhanh. 14
1.1.4.3 Khảnăng thanh toán lãi vay. 14
1.2 Hiệu quảsửdụng vốn . 15
1.2.1 Khái niệm vềhiệu quảsửdụng vốn. 15
1.2.2 Chỉtiêu doanh thu và lợi nhuận . 15
1.2.3 Hiệu quảsửdụng tổng vốn . 16
1.2.4 Hiệu quảsửdụng vốn lưu động . 16
1.2.5 Hiệu quảsửdụng vốcố định. 17
1.2.6 Hiệu quảsinh lời . 17
1.3 Chi phí sửdụng vốn . 17
Chương 2. 19
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢSỬDỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔPHẦN DU LỊCH AN
GIANG. 19
2.1 Giới thiệu chung vềCông ty CổPhần Du Lịch An Giang. 19
2.1.1 Lịch sửhình thành và phát triển. 19
2.1.2 Nhiệm vụ, chức năng ngành nghềkinh doanh của công ty. 20
Phân tích hiệu quảsửdụng vốn GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn
tại công ty CP Du Lịch An Giang
2.1.2.1 Nhiệm vụ. 20
2.1.2.2 Chức năng . 21
2.1.2.3 Ngành nghềkinh doanh của công ty. 21
2.1.3 Tình hình hoạt động của công ty. 21
2.1.4 Thuận lợi và khó khăn. 26
2.1.4.1 Thuận lợi . 26
2.1.4.2 Khó khăn . 26
2.1.5 Định hướng phát triển của công ty. 26
2.1.5.1 Mục tiêu chủyếu. 26
2.1.5.2 Định hướng hoạt động. 27
2.2 Thực trạng hiệu quảsửdụng vốn tại Công ty CổPhần Du Lịch An Giang . 27
2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài sản và nguồn vốn. 27
2.2.1.1 Tình hình tài sản. 27
2.2.1.2 Tình hình nguồn vốn . 31
2.2.2 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn . 34
2.2.2.1 Kết cấu tài sản . 34
2.2.2.2 Kết cấu nguồn vốn . 39
2.2.2.3 Phân tích khảnăng đảm bảo nguồn vốn. 42
2.2.2.4 Phân tích khảnăng thanh toán. 43
2.2.3 Hiệu quảsửdụng vốn . 45
2.2.3.1 Hiệu quảsửdụng tổng vốn . 45
2.2.3.2 Hiệu quảsửdụng tài sản ngắn hạn. 47
2.2.3.3 Hiệu quảsửdụng tài sản dài hạn . 48
2.2.3.4 Tác dụng của hiệu quảsửdụng vốn đến các tỷsuất sinh lợi . 49
2.2.4 Phân tích chi phí sửdụng vốn ( WACC). 51
2.2.5 Đánh giá hiệu quảsửdụng vốn tại Công ty CP Du Lịch An Giang. 53
2.2.5.1 Những kết quả đạt được . 53
2.2.5.2 Những mặt tồn tại. 54
Chương 3. 56
MỘT SỐGIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢSỬDỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DU LỊCH AN GIANG. 56
3.1 Tiến hành nâng cấp, đổi mới và quản lý chặt chẽtài sản cố định trong thời gian tới 56
3.2 Chủ động xây dựng kếhoạch huy động vốn sản xuất kinh doanh và chú trọng tìm
kiếm thịtrường ổn định, đẩy mạnh tiêu thụsản phẩm. 58
3.3 Quản lý chặt chẽcác khoản phải thu và hàng tồn kho . 61
3.4 Giảm thiểu chi phí quản lý, hạn chếvốn lưu động bịchiếm dụng và có biện pháp
phòng ngừa những rủi ro. 62
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 64
1. Kết luận . 64
2. Kiến nghị. 64
PHẦN PHỤLỤC
TÀI LIỆU KHAM THẢO
74 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 6888 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần du lịch An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
4.994,35 13,47 51.247,73 121,78
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty CP Du Lịch An Giang năm 2007 và 2008)
Như ta đã biết, tổng tài sản phải bằng với tổng nguồn vốn vì thế theo phân tích về tài sản ta
đã biết tài sản của công ty có xu hướng tăng lên qua các năm cho nên nguồn vốn của công
ty cũng thế, và cũng đặc biệt tăng mạnh vào năm 2008. Nguồn vốn của công ty bao gồm nợ
phải trả và vốn chủ sở hữu, nguồn vốn tăng lên là do 2 nhân tố này tăng lên, nhìn chung nợ
phải trả và vốn chủ sở hữu có tốc độ tăng tương đương nhau về giá trị. Tuy nhiên, vốn chủ
sở hữu có tốc độ tăng khá nhanh, đặc biệt là năm 2008 tăng lên đến 121,78% so với năm
2007. Để nắm rõ hơn, ta tiếp tục xem xét tình hình tăng, giảm các nhân tố của nợ phải trả
và vốn chủ sở hữu của công ty cụ thể như sau:
Nợ phải trả
Nợ phải trả của Công ty CP Du Lịch An Giang được thể hiện cụ thể qua bảng 2.6:
Bảng 2.6: Nợ phải trả của Công ty CP Du Lịch An Giang trong 3 năm 2006 – 2008
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07-06 % 08-07 %
Nợ phải trả 63.678,47 80.682,78 135.143,87 17.004,31 26,70 54.461,09 67,50
1. Nợ ngắn hạn 60.477,70 77.428,08 132.789,60 16.950,38 28,03 55.361,52 71,50
2. Nợ dài hạn 3.200,76 3.254,70 2.354,27 53,94 1,69 -900,43 -27,67
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty CP Du Lịch An Giang năm 2007 và 2008)
Nợ phải trả của công ty bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn, qua bảng 2.6 ta thấy nợ ngắn
hạn của công ty có tốc độ tăng tương đối nhanh qua các năm, đặc biệt trong năm 2008 tăng
lên đến 71,50% so với năm 2007 và trong năm này thì nợ dài hạn của công ty lại giảm
xuống so với năm trước, khoản chiếm dụng vốn dài hạn của công ty giảm xuống có thể cho
ta suy nghĩ rằng công ty sẽ giảm khoản lợi nhuận từ việc chiếm dụng và sử dụng lượng vốn
này. Vì thế, nợ phải trả của công ty tăng lên chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng lên. Như vậy,
nợ phải trả tăng lên đồng thời như phân tích ở trên (phần tài sản ngắn hạn) thì khoản phải
thu cũng tăng lên, thế thì tốc độ tăng của khoản công ty đi chiếm dụng và công ty bị chiếm
dụng sẽ như thế nào? Để giải đáp được thắc mắc này ta sẽ phân tích biểu đồ 2.4:
SVTH: Lê Thị Ngọc Lê_6KN Khóa luận tốt nghiệp 32
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn
tại công ty CP Du Lịch An Giang
Biểu đồ 2.4: So sánh nợ phải trả và khoản phải thu của Công ty CP Du Lịch An
Giang qua 3 năm 2006 - 2008
63.678,47
4.798,41
80.682,78
38.637,47
135.143,87
48.752,41
2006 2007 2008
Nợ phải trả
Khoản phải thu
Kết quả từ biểu đồ cho thấy, tổng nợ phải trả của công ty đều tăng qua các năm và tăng cao
hơn so với khoản phải thu. Điều này có nghĩa là công ty chiếm dụng vốn của các tổ chức,
đơn vị khác nhiều hơn so với việc công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng, như vậy ta có thể
kết luận rằng công ty quản lý và sử dụng lượng vốn này khá hiệu quả, bởi vì nợ phải trả là
một khoản vốn mà công ty sử dụng không cần phải tốn chi phí sử dụng vốn. Trong thực tế,
khả năng tăng các khoản này không phải là chuyện đơn giản mà có thể nói đây là một biểu
hiện uy tín của công ty trên thương trường. Vì thế ta có thể cho rằng đây là một trong
những điểm mạnh của công ty.
Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá khả năng tự chủ về tài chính của công ty. Một
công ty có mức vốn chủ sở hữu cao sẽ chủ động về năng lực hoạt động kinh doanh của
mình, ít bị phụ thuộc vào các đối tác bên ngoài. Vốn chủ sở hữu của Công ty CP Du Lịch
An Giang được thể hiện cụ thể qua bảng 2.7:
Bảng 2.7: Vốn chủ sở hữu của Công ty CP Du Lịch An Giang
trong 3 năm 2006 – 2008
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu 2006 2007 2008 07-06 % 08-07 %
Vốn chủ sở hữu 37.087,05 42.081,40 93.329,13 4.994,35 13,47 51.247,73 121,78
1. Vốn chủ sở hữu 35.249,58 42.048,25 91.224,69 6.798,67 19,29 49.176,44 116,95
2. Kinh phí và quỹ 1.837,48 33,15 2.104,44 -1.804,33 -98,20 2.071,29 6248,24
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty CP Du Lịch An Giang năm 2007 và 2008)
Qua bảng 2.7: Ta thấy, sở dĩ vốn chủ sở hữu của công ty tăng khá nhanh qua các năm chủ
yếu là do lượng vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng nhanh, đặc biệt là tăng nhanh vào năm
2008, tăng thêm 49.176,44 triệu đồng, đồng thời trong năm này các khoản kinh phí và quỹ
SVTH: Lê Thị Ngọc Lê_6KN Khóa luận tốt nghiệp 33
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn
tại công ty CP Du Lịch An Giang
SVTH: Lê Thị Ngọc Lê_6KN Khóa luận tốt nghiệp 34
cũng tăng hơn so với năm 2007, trong khi năm 2007 khoản vốn này lại giảm xuống so với
năm trước. Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty có xu hướng tăng lên qua các năm,
ta có thể cho rằng đây là điều khá khả quan cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,
bởi vì nó chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của công ty ngày một năng lên.
Tóm lại, qua việc phân tích chung về tình hình nguồn vốn của Công ty CP Du Lịch An
Giang từ năm 2006 -2008, chúng ta rút ra được kết luận rằng nguồn vốn của công ty có xu
hướng tăng khá nhanh trong 3 năm là do sự tăng lên đồng thời của nợ phải trả và vốn chủ
sở hữu, có thể cho rằng sự tăng lên của 2 nhân tố này là điều rất tốt cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn được đánh giá ở
nhiều khía cạnh khác nhau. Do vậy, để hiểu vấn đề này một cách cụ thể và chính xác hơn ta
đi sâu vào phân tích kết cấu từng loại tài sản và nguồn vốn của công ty, từ đó giúp ta có cái
nhìn đầy đủ hơn về tình trạng sử dụng vốn tại Công ty CP Du Lịch An Giang.
2.2.2 Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn
2.2.2.1 Kết cấu tài sản
Tài sản ngắn hạn
Xuất phát từ những đặc điểm của tài sản ngắn hạn mà đòi hỏi việc nghiên cứu kết cấu tài
sản ngắn hạn là hết sức cần thiết. Việc nghiên cứu toàn diện về kết cấu tài sản ngắn hạn cho
ta một cái nhìn tổng quát về tình hình quản lý và sử dụng loại tài sản này, hơn thế nữa kết
quả nghiên cứu còn gợi mở cho các nhà lãnh đạo công ty có thể đáp ứng yêu cầu về tài sản
ngắn hạn tốt hơn cho từng khâu, từng bộ phận, lĩnh vực, đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hợp lý
những loại tài sản ngắn hạn đó. Trước tiên chúng ta xem xét các nhân tố cấu thành tài sản
ngắn hạn của công ty thông qua các biểu đồ 2.5:
Biểu đồ 2.5: Kết cấu tài sản ngắn hạn của Công ty CP Du Lịch An Giang
qua 3 năm 2006 -2008
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
33%
13%
13%2%39%
68%
16%
0%4%12%
81%
3%
0%
3%
13%
Tiền
Đầu tư ngắn hạn
Phải thu ngắn hạn
Hàng tồn kho
Tài sản ngắn hạn khác
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn
tại công ty CP Du Lịch An Giang
Kết quả từ biểu đồ 2.5, ta thấy tỷ trọng của các nhân tố cấu thành tài sản ngắn hạn của công
ty có sự thay đổi qua mỗi năm, cụ thể như sau:
• Tài sản ngắn hạn bằng tiền: Công ty có tỷ trọng tiền khá thấp trong tổng số
tài sản ngắn hạn, tuy nhiên tỷ trọng này đã được tăng lên vào năm 2008. Việc tăng tiền lên
như thế giúp cho công ty có thể dễ dàng thanh toán cho các chi phí hoạt động đồng thời
cũng nhằm để tranh thủ những cơ hội khi thời cơ đến trong tình hình thị trường nhiều biến
động bất ngờ và khó đoán hiện nay. Công ty có nhu cầu thu, chi hàng ngày là một lượng
tiền tương đối lớn để giao dịch và thanh toán cho các nhà cung cấp cũng như thu tiền từ
khách hàng của mình. Do đó, mức tiền tệ dự trữ của công ty đòi hỏi phải tương đối nhiều,
mặc dù tỷ trọng lượng tiền này có tăng lên nhưng có đủ để đáp ứng những nhu cầu trên
chưa? Vấn đề này công ty cần phải xem xét lại. Tuy nhiên, lượng tiền mặt nhiều quá cũng
không tốt vì nó sẽ làm giảm mức lợi nhuận từ khoản tiền nhàn rỗi. Xét theo lĩnh vực sản
xuất kinh doanh của công ty thì tài sản ngắn hạn bằng tiền này là lượng tiền không ổn định,
nó biến động hàng ngày tùy theo tình hình sản xuất, kinh doanh , tùy thuộc vào biến động
của thị trường về giá cả, vào nhu cầu mua hàng của khách hàng, đặc biệt là tượng tiền này
tăng giảm còn phụ thuộc nhiều vào mùa vụ, nghĩa là có thể lượng tiền mặt tăng lên vào
mùa hè, hay mùa mà khách hàng sẽ có nhiều nhu cầu về nghỉ mát, vui chơi giải trí, và
vào chu kỳ mà công ty xuất khẩu gạo ra nước ngoài, đồng thời lượng tiền sẽ giảm vào
những mùa thu hoạch lúa vì công ty phải mua nguyên liệu vào mùa này để dự trữ. Như thế
sẽ có một lúc náo đó lượng tài sản ngắn hạn bằng tiền của công ty là rất nhàn rỗi, nhưng có
khi lại chi ra khá lớn. Do vậy, để tính toán và dự trữ lượng tiền nhằm đảm bảo không xảy ra
tình trạng thiếu hụt tiền cũng như quá dư thừa là một công việc hết sức cần thiết, đòi hỏi
những nhà quản trị về tài sản và nguồn vốn của công ty cần thận trọng để mang lại hiệu quả
cao nhất trong việc sử dụng nguồn tài sản này.
• Đầu tư ngắn hạn: Năm 2008 công ty bắt đầu đầu tư vào chứng khoán ngắn
hạn, giá trị đầu tư là 20.000 triệu đồng chiếm 13% tổng số tài sản ngắn hạn. Như vậy công
ty bắt đầu có sự quan tâm đến liên doanh, đầu tư vào các đơn vị khác. Điều này, cũng góp
phần làm tăng lượng tài sản ngắn hạn của công ty trong năm này.
• Phải thu ngắn hạn:
Khoản phải thu ngắn hạn là lượng tiền chưa thu và bị các đơn vị khác chiếm dụng trong
khoản thời gian ngắn. Nhiệm vụ của nhà quản trị là làm sao giảm các khoản phải thu đến
một giá trị phù hợp nhất. Phải thu ngắn hạn của công ty được cấu thành bởi nhiều nhân tố,
cụ thể được thể hiện qua bảng 2.8:
Bảng 2.8: Phải thu ngắn hạn của Công ty CP Du Lịch An Giang
qua 3 năm 2006 – 2008
ĐVT: Triệu đồng
2006 2007 2008 Phải thu ngắn hạn Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Phải thu khách hàng 3.444,21 71,78 25.593,37 66,24 5.214,88 10,70
Trả trước người bán 1.020,09 21,26 12.333,22 31,92 43.493,67 89,21
Phải thu khác 334,11 6,96 710,88 1,84 43,86 0,09
Tổng 4.798,41 100 38.637,47 100 48.752,41 100
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty CP Du Lịch An Giang năm 2007 và 2008)
SVTH: Lê Thị Ngọc Lê_6KN Khóa luận tốt nghiệp 35
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn
tại công ty CP Du Lịch An Giang
Phải thu ngắn hạn của công ty chủ yếu là phải thu khách hàng, trả trước người bán và các
khoản phải thu khác, các khoản phải thu này của công ty luôn biến động, đặc biệt , 2 nhân
tố phải thu khách hàng và trả trước cho người bán luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số
khoản phải thu của công ty, điều này chứng tỏ công ty bị chiếm dụng một lượng vốn khá
lớn, vốn ứ động làm chậm vòng quay vốn, đành rằng trong kinh doanh khó tránh khỏi vốn
bị chiếm dụng. Sở dĩ, phải thu khách hàng và trả trước cho người bán tăng lên như thế là do
công ty mở rộng quan hệ hợp tác kinh doanh, doanh thu bán chịu tăng làm khoản phải thu
khách hàng tăng. Như vậy, nhân tố này tăng thì mức độ rủi ro trong thu hồi nợ cao, tuy
nhiên các khoản dự phòng phải thu khó đòi vẫn không thay đổi qua các năm và vẫn chưa
phát sinh, do vậy công ty nên có biện pháp nhằm hạn chế rủi ro cũng như đẩy mạnh việc
thu hồi các khoản này có hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác lâu dài.
• Hàng tồn kho: Qua biểu đồ 2.5, ta thấy tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng tài
sản ngắn hạn của công ty có sự giảm xuống trong năm 2007 so với năm 2006, và vào năm
2008 tỷ trọng hàng tồn kho lại tăng lên so với năm 2007 nhưng vẫn còn thấp hơn so với
năm 2006, tuy nhiên xét về giá trị thì năm 2008 giá trị hàng tồn kho là cao nhất trong 3
năm. Ta đã biết dự trữ hàng tồn kho là nhu cầu thường xuyên đối với các đơn vị kinh doanh
nhưng dự trữ ở mức nào là hợp lý đó mới là quan trọng. Nguồn dự trữ lớn sẽ làm cho vốn
tăng lên, hàng hóa ứ động, dư thừa, gây khó khăn trong kinh doanh. Nếu dự trữ thấp sẽ
gây thiếu hụt, tắc ngẽn trong khâu sản xuất mà đặc biệt lĩnh vực sản xuất kinh doanh của
công ty lại chuyên về xuất khẩu các mặt hàng nông sản và du lịch nên nó phụ thuộc theo
mùa vụ. Vì vậy, dự trữ hàng tồn kho phải điều hòa sao cho vừa đảm bảo yêu cầu kinh
doanh được tiến hành liên tục, vừa đảm bảo tính tiết kiệm vốn, tránh tình trạng dư thừa, ứ
đọng lãng phí.
Tóm lại, việc dự trữ các mặt hàng tồn kho như thành phẩm, nguyên vật liệu, công cụ, dụng
cụ, để đáp ứng kịp thời nhu cầu kinh doanh của công ty là tất yếu. Tuy nhiên hàng tồn
kho chủ yếu của công ty là các mặt hàng nông sản, máy móc, xe phục vụ du lịch, do vậy
công ty phải tốn chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, lãi vay tài trợ cho tồn kho, dự phòng cho
hàng hóa bị lỗi thời, giảm giá, Nhìn chung công ty phải khắc phục lượng hàng tồn kho
chiếm tỷ trọng cao, phải xúc tiến nhanh chóng quá trình tiêu thụ sản phẩm để tiết kiệm tối
đa chi phí đầu tư cho hàng tồn kho, góp phần làm tăng vòng quay vốn.
• Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác của công ty được thể hiện cụ
thể qua bảng 2.9:
Bảng 2.9: Tài sản ngắn hạn khác của Công ty CP Du Lịch An Giang
qua 3 năm 2006 – 2008
ĐVT: Triệu đồng
2006 2007 2008 Tài sản ngắn hạn khác Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Chi phí trả trước ngắn hạn 1.084,02 31,99 280 18,49 0 0
Thuế GTGT được khấu trừ 1.989,52 58,71 705,46 46,58 2.515,47 81,62
Thuế, phải thu của nhà nước 0 0 0 0 0,10 0
Tài sản ngắn hạn khác 315,41 9,3 529,20 34,93 566,43 18,38
Tổng 3.388,95 100 1.514,66 100 3.082,00 100
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty CP Du Lịch An Giang năm 2007 và 2008)
SVTH: Lê Thị Ngọc Lê_6KN Khóa luận tốt nghiệp 36
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn
tại công ty CP Du Lịch An Giang
SVTH: Lê Thị Ngọc Lê_6KN Khóa luận tốt nghiệp 37
Từ bảng 2.9 ta thấy, tài sản ngắn hạn khác của công ty, chủ yếu được cấu thành từ những
nhân tố: Chi phí trả trước ngắn hạn, thuế giá trị gia tăng được khấu trừ và tài sản ngắn hạn
khác, tuy nhiên giá trị những nhân tố này chiếm rất thấp trong tổng tài sản ngắn hạn của
công ty, vì vậy tổng tài sản ngắn hạn khác chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong kết cấu tài sản
ngắn hạn của công ty. Nhìn chung, qua biểu đồ 2.5 ta nhận thấy tỷ trọng tài sản ngắn hạn
khác có xu hướng giảm xuống, đồng thời giá trị cũng có sự giảm xuống, tuy năm 2008 giá
trị và tỷ trọng của tài sản ngắn hạn khác có sự tăng lên so với năm 2007, nhưng mức tăng
cũng không đáng kể.
Tóm lại, trong quá trình quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn công ty đã đầu tư nhiều vào
các khoản phải thu, hàng tồn kho và lượng tiền tệ cũng có sự tăng lên, tuy nhiên theo thực
tế kinh doanh và theo chiến lược của công ty thì công ty phải dự trữ lượng tiền mặt tương
đối nhiều để công ty tiến hành thu mua và thực hiện một số hoạt động kinh doanh kháctừ
đây có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty. Vì thế công
ty cần phải xúc tiến nhanh quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng cường công tác tiếp thị. Sản
phẩm bán chạy công ty sẽ giảm bớt chi phí lưu kho, bảo quản, Bên cạnh việc doanh thu
bán chịu tăng lên nó sẽ dẫn đến việc tăng lên của các khoản phải thu, vì lẽ đó mà công ty
cần có biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi công nợ, tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng
và ứ động như hiện nay.
Tài sản dài hạn
Trong quá trình hình thành tài sản dài hạn, tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của các
ngành, tùy theo mức độ trang thiết bị cho mỗi bộ phận mà tài sản dài hạn được hình thành
rất khác nhau. Hơn thế nữa, trong quá trình sản xuất kinh doanh do tác động của nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau làm cho tài sản dài hạn của công ty biến
đổi theo những chiều hướng khác nhau và kết cấu của tài sản dài hạn cũng có sự thay đổi
theo, cụ thể ta xem xét biểu đồ 2.6:
Biểu đồ 2.6: Kết cấu tài sản dài hạn của Công ty CP Du Lịch An Giang
qua 3 năm 2006 -2008
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
0%
0%
6%(4.800)
0%
94%
(70.267,34)
Phải thu dài hạn
Tài sản cố định
Bất động sản đầu tư
Đầu tư dài hạn
Tài sản dài hạn khác
95%
(62.256,40)
0%
5%(3.330)
0%
0%
0%
1%
(416,49)
6%(4.800)
0%
93%
(73.649,23)
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn
tại công ty CP Du Lịch An Giang
• Phải thu dài hạn: khoản tài sản này chưa phát sinh qua các năm, có thể nói
đây là một trong những điểm mạnh của công ty, vì công ty không bị các đơn vị hay tổ chức
khác chiếm dụng vốn lâu dài.
• Tài sản cố định: Công ty có quan tâm đầu tư tài sản cố định, và nguyên giá
tài sản cố định có sự tăng lên qua mỗi năm, cụ thể ta tiếp tục phân tích bảng 2.10:
Bảng 2.10: Tài sản cố định của Công ty CP Du Lịch An Giang
qua 3 năm 2006 – 2008
ĐVT: Triệu đồng
2006 2007 2008 Tài sản cố định Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Tài sản cố định hữu hình 60.210,14 88,21 57.539,96 81,89 52.654,07 71,49
Tài sản cố định vô hình 7.252,33 10,63 9.695,89 13,80 9.695,89 13,16
Chi phí xây dựng dở dang 793,62 1,16 3.031,49 4,31 11.299,27 15,35
Tổng 68.256,40 100 70.267,34 100 73.649,23 100
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty CP Du Lịch An Giang năm 2007 và 2008)
Qua bảng 2.10 ta nhận thấy rằng tài sản cố địng của công ty chủ yếu là tài sản cố địng hữu
hình, và giá trị cũng như tỷ trọng của loại tài sản này đều giảm xuống qua các năm, tuy
nhiên nó vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản cố định, sở dĩ giá trị của tài sản cố
định hữu hình giảm xuống là do mỗi năm công ty đều trích khấu hao nguyên giá của nó.
Đối với tài sản cố định vô hình thì có sự tăng lên vào năm 2007 và giá trị này vẫn giữ
nguyên trong năm 2008, nhưng tỷ trọng của loại tài sản này có xu hướng tăng lên qua các
năm. Đây là điều đáng mừng của công ty, vì chứng tỏ uy tín trên thương trường hay giá trị
thương hiệu của công ty ngày một cao hơn. Bên cạnh đó, chi phí xây dựng dở dang cũng
ngày một tăng lên về giá trị cũng như về tỷ trọng, chi phí này tăng lên là do công ty không
ngừng nâng cấp, sữa chữa máy móc thiết bị, đầu tư thêm một số nhà hàng, khách sạn, sự
tăng khoản chi phí này đã làm cho giá trị của tài sản cố định tăng lên, tuy nhiên tỷ trọng của
tài sản cố định lại giảm xuống trong tổng tài sản dài hạn, như vậy có thể nói tài sản cố định
của công ty có tăng lên nhưng tốc độ tăng không nhanh bằng các loại tài sản dài hạn khác.
Mặc dù vậy, tài sản cố định vẫn chiếm tỷ trọng cũng như giá trị lớn nhất trong tổng tài sản
dài hạn của công ty.
• Bất động sản đầu tư: Tuy công ty cũng có hướng mở rộng đầu tư, liên
doanh với các tổ chức, đơn vị khác. Mặc dù vậy nhưng công tuy vẫn chưa mở rộng đầu tư
vào hình thức bất động sản, thế nhưng đây cũng có thể là một hình thức đầu tư khá hấp dẫn,
nếu công ty có được sự am hiểu về lĩnh vực này thì công ty có thể mở rộng thêm.
• Đầu tư dài hạn: Đây là khoản tài sản có tỷ trọng và giá trị lớn thứ 2 trong
tổng tài sản dài hạn của công ty, nhìn chung đầu tư dài hạn có xu hướng tăng qua các năm
cả về giá trị và tỷ trọng, tuy nhiên sự gia tăng không nhiều, vì thế ta có thể kết luận rằng
công ty cũng có sự quan tâm đến lĩnh vực đầu tư dài hạn này và cũng có chuều hướng mở
rộng nó đồng thời công ty cũng khá thận trọng khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực này.
SVTH: Lê Thị Ngọc Lê_6KN Khóa luận tốt nghiệp 38
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn
tại công ty CP Du Lịch An Giang
Nhận xét chung
Tình hình phân bổ vốn của công ty có nhiều biến động, xu hướng chung là tài sản ngắn hạn
tăng khá nhanh và tài sản dài hạn cũng có xu hướng tăng nhưng tăng chậm hơn so với tài
sản ngắn hạn. Điều này chứng tỏ công ty vẫn có quan tâm đầu tư vào tài sản cố định, chú
trọng công tác xây dựng cơ sở vật chất cho sản xuất. Việc tăng đầu tư vào tài sản ngắn hạn
của công ty là điều tất yếu, bởi lẽ suy cho cùng lợi nhuận tạo ra trong kinh doanh chủ yếu là
do luân chuyển của tài sản ngắn hạn. Tuy nhiên, qua phân tích cho ta kết quả cụ thể là: Tài
sản ngắn hạn bằng tiền chiếm tỷ trọng trung bình trong kết cấu tài sản ngắn hạn của công ty
và có sự tăng lên vào năm 2008, để đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty đòi hỏi phải có lượng tiền mặt tương đối nhiều nên xu hướng tiền mặt tăng lên như
thế được đánh giá là khá hợp lý. Phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao
trong kết cấu tài sản ngắn hạn, điều này làm ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu quả sử dụng
vốn của công ty vì nó làm giảm lợi nhuận đối với khoản vốn bị chiếm dụng và tăng chi phí
bảo quản, lưu kho đối với hàng tồn kho.
Trong kết cấu tài sản dài hạn của công ty, tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao nhất. Do tăng
cường khả năng sản xuất, kinh doanh, hoạt động lâu dài nên việc đầu tư vào tài sản cố định
mà đặc biệt là tài sản cố định hữu hình là điều hợp lý. Công ty không ngừng đầu tư cho cơ
sở vật chất kỹ thuật, nâng cao trình độ tổ chức sản xuất. Bên cạnh đó, nâng cấp máy móc
thiết bị hiện có, nâng công suất nhà máy, tạo điều kiện để nhà máy hoạt động đạt công suất,
gia tăng số lượng cũng như chất lượng sản phẩm, đang tập trung nội lực để khẳng định vị
thế của mình.
2.2.2.2 Kết cấu nguồn vốn
Nợ phải trả
Kết cấu nợ phải trả của công ty qua 3 năm được biểu hiện qua biểu đồ 2.7
Biểu đồ 2.7: Kết cấu nợ phải trả của Công ty CP Du Lịch An Giang
qua 3 năm 2006 -2008
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
• Nợ ngắn hạn: Qua biểu đồ ta thấy nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong
tổng nợ phải trả của công ty, nhìn chung tỷ trọng nợ ngắn hạn có xu hướng tăng dần lên qua
mỗi năm, đồng thời cũng tăng cả về giá trị. Việc nợ ngắn hạn tăng cả về tỷ trọng và giá trị
có thể cho ta nhận xét rằng công ty ngày càng có uy tính hơn trên thương trường, bên cạnh
đó, lợi nhuận công ty có thể tăng hơn khi được sử dụng các khoản vốn đi chiếm dụng này
mà không phải thanh toán tiền lãi. Tuy nhiên, các khoản đi chiếm dụng này bao gồm những
95%
5%
96%
4%
Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn
98%
2%
SVTH: Lê Thị Ngọc Lê_6KN Khóa luận tốt nghiệp 39
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn
tại công ty CP Du Lịch An Giang
khoản nào? Và khoản nào sẽ chiếm tỷ trọng cao? Để trả lời được những thắc mắc này ta
tiếp tục phân tích bảng 2.11:
Bảng 2.11: Nợ ngắn hạn của Công ty CP Du Lịch An Giang qua 2 năm 2007 – 2008
ĐVT: Triệu đồng
2007 2008 Nợ ngắn hạn Giá trị % Giá trị %
Vay và nợ ngắn hạn 58.731,25 75,85 84.005,26 63,26
Phải trả người bán 4.059,25 5,24 2.895,60 2,18
Người mua trả tiền trước 639,79 0,83 488,73 0,37
Thuế và các khoản nộp NN 42,43 0,05 16.084,59 12,11
Phải trả người lao động 521,49 0,67 6.262,00 4,72
Chi phí phải trả 1.751,76 2,26 16.640,34 12,53
Các khoản phải trả ngắn hạn khác 11.682,11 15,09 6.413,08 4,83
Tổng 77.428,08 100 132.789,60 100
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty CP Du Lịch An Giang năm 2008)
Qua bảng 2.11 cho ta kết quả vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cũng như giá trị cao nhất
trong tổng nợ ngắn hạn của công ty, tại thời điểm năm 2008 khoản nợ này có tỷ trọng giảm
xuống so với năm 2007, tuy nhiên giá trị lại tăng lên, điều này được đánh giá là tích cực vì
có thể co thấy công ty hoạt động hiệu quả, thực hiện tốt các kỹ luật tín dụng, tự chủ cơ bản
về tài chính. Phải trả người bán và người mua trả tiền trước đây là 2 khoản nợ được xem là
ít biến động nhất, đồng thời đáng chú ý nhất bởi vì hầu hết các khoản nợ khác đều có xu
hướng tăng lên, riêng 2 khoản nợ này lại giảm xuống mặc khác 2 khoản nợ này chiếm tỷ
trọng cũng như giá trị tương đối thấp trong kết cấu nợ ngắn hạn của công ty. Điều này một
phần có thể do lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là dịch vụ du lịch, nhà
hàng, khách sạn, xuất khẩu gao, cho nên công ty cần cố gắng thanh toán hoàn tất cho nhà
cung cấp của mình (chẳng hạn như nhà cung cấp chủ yếu nguyên liệu cho xuất khẩu gạo là
những hộ nông dân hay thương lái, mà những nhà cung cấp này rất ít cho công ty chậm
thanh toán). Bên cạnh đó, 2 khoản nợ này giảm xuống có thể cho ta suy nghĩ rằng hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn vì khoản nợ người bán trả trước
giảm xuống cũng có thể việc bán hàng của công ty giảm xuống, tuy nhiên doanh thu năm
2008 đạt rất cao như vậy, suy nghĩ này chưa thật sự đúng và công ty vẫn hoạt động có hiệu
quả.
Đối với các nhân tố còn lại như thuế và các khoản nộp nhà nước, phải trả người lao động,
chi phí phải trả và các khoản phải trả ngắn hạn khác, nhìn chung đều có xu hướng tăng lên
rất nhanh cả về tỷ trọng lẫn giá trị. Sự tăng vọt của những nhân tố này đã góp phần làm nợ
ngắn hạn của công ty tăng lên qua mỗi năm.
• Nợ dài hạn: Qua biểu đồ 2.7, ta thấy tỷ trọng nợ dài hạn của công ty chiếm
rất thấp trong tổng nợ phải trả, Nợ dài hạn của công ty chủ yếu là vay và nợ dài hạn, các
khoản khác chiếm tỷ lệ rất thấp. Nhìn chung nợ dài hạn có xu hướng giảm xuống về tỷ
trọng và cả giá trị nhưng sự chênh lệch giảm này không nhiều khoảng từ 1-2%/năm.
Tóm lại, nợ phải trả của công ty chủ yếu là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ
trong tổng nợ và có chiều hướng giảm xuống, mặc dù vậy tổng nợ của công ty vẫn tăng
SVTH: Lê Thị Ngọc Lê_6KN Khóa luận tốt nghiệp 40
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn GVHD: Th.s Trần Đức Tuấn
tại công ty CP Du Lịch An Giang
mạnh qua mỗi năm chính là sự tăng lên rất nhanh của nợ ngắn hạn, điều này có thể chứng
tỏ công ty ngày càng có uy tính trên thương trường.
Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty gốm có: Vốn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1092.pdf