Khóa luận Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh An Giang

MỤC LỤC

Chương 1: GIỚI THIỆUU .

1.1 Lý do chọn đềtài.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu .

1.3 Phương pháp nghiên cứu .

1.4 Phạm vi nghiên cứu .

1.5 Kết cấu khóa luận .

Chương 2: CƠSỞLÝ LUẬN.

2.1 Nguồn vốn của ngân hàng.

2.2 Hoạt động tín dụng .

2.2.1 Khái niệm vềtín dụng .

2.2.2 Bản chất của tín dụng .

2.2.3 Vai trò của tín dụng.

2.2.4 Chức năng của tín dụng .

2.2.5 Các hình thức tín dụng .

2.2.6 Rủi ro tín dụng.

2.2.7 Đảm bảo tín dụng .

2.3 Các chỉtiêu đánh giá hiệu quảsửdụng vốn .

2.3.1 Hệsốthu nợ.

2.3.2 Tỷlệnợquá hạn trên dưnợ.

2.3.3 Tỷlệdưnợtrên vốn huy động .

2.3.4 Vòng quay vốn tín dụng .

Chương 3: TỔNG QUAN VỀNGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH AN GIANG.

3.1 Khái quát vềNgân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL.

3.2 Khái quát vềNgân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang.

3.3 Cơcấu tổchức – Chức năng nhiệm vụcác phòng ban

3.3.1 Sơ đồcơcấu tổchức .

3.3.2 Chức năng của các phòng ban.

3.4 Sơlược một sốsản phẩm dịch vụ.

3.5 Kết quảhoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh

An Giang qua 3 năm 2006, 2007 và 2008.

3.6 Kếhoạch kinh doanh năm 2009 .

3.7 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động của Ngân hàng Phát Triển Nhà

ĐBSCL chi nhánh An Giang năm 2009.

3.7.1 Thuận lợi .

3.7.2 Khó khăn .

3.7.3 Phương hướng hoạt động năm 2009.

Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢTÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT

TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH AN GIANG

.4.1 Một sốvấn đềcho vay của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang.

4.1.1 Đối tượng khách hàng.

4.1.2 Điều kiện vay vốn.

4.1.3 Nguyên tắc vay vốn .

4.1.4 Thời hạn cho vay.

4.1.5 Mức cho vay.

4.1.6 Lãi suất cho vay.

4.1.7 Hồsơcho vay.

4.1.8 Phương thức cho vay .

4.1.9 Giới hạn cho vay.

4.1.10 Trảnợgốc và lãi.

4.1.11 Những trường hợp không được vay.

4.1.12 Thẩm định và quyết định cho vay.

4.1.13 Kiểm tra giám sát vốn vay.

4.2 Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang.

4.2.1 Tình hình nguồn vốn .

4.2.2 Tình hình huy động vốn .

4.3 Phân tích hoạt động tín dụng .

4.3.1 Phân tích doanh sốcho vay.

4.3.2 Phân tích doanh sốthu nợ.

4.3.3 Phân tích dưnợ.

4.3.4 Phân tích nợquá hạn .

4.3.5 Đánh giá hiệu quảhoạt động tín dụng.

4.3.5.1 Phân tích hệsốthu nợ.

4.3.5.2 Phân tích tỷlệnợquá hạn trên dưnợ.

4.3.5.3 Tỷlệdưnợtrên vốn huy động .

4.3.5.4 Vòng quay vốn tín dụng.

4.4 Đánh giá vềhoạt động tín dụng tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang.

4.4.1 Những thành tựu mà Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An

Giang đạt được .

4.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó trong công tác tín dụng

tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang

Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢTÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH AN GIANG.

5.1 Định hướng .

5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quảtín dụng tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi

nhánh An Giang.

5.2.1 Đối với công tác huy động vốn .

5.2.2 Đối với công tác tín dụng .

5.2.2.1 Các giải pháp vềcho vay.

5.2.2.2 Các giải pháp vềdưnợ.

5.2.2.3 Các biện pháp vềthu nợvà xửlý nợ.

5.3 Kiến nghị.

5.3.1 Đối với nhà nước .

5.3.2 Đối với Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang.

Chương 6: KẾT LUẬN.

pdf76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1950 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ian nhất định. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang GVHD: ThS. La Thu Hà SVTH: Trần Trung Hiếu Trang 23 + Cho vay theo dự án đầu tư: Tổ chức tín dụng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. + Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng, trong đó, có một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy định của Quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành. + Cho vay trả góp: Khi vay vốn, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. + Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. + Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. + Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. + Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy định, điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay. 4.1.9 Giới hạn cho vay: Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang không được cho vay vượt quá các giới hạn sau: + Tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang. + Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang. + Tổng dư nợ đối với một nhóm khách hàng không được vượt quá 50% vốn tự có của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang. + Tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 60% vốn tự có của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang GVHD: ThS. La Thu Hà SVTH: Trần Trung Hiếu Trang 24 4.1.10 Trả nợ gốc và lãi: Khách hàng tiến hành trả nợ gốc và lãi cho Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang theo đúng những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Tùy theo tính chất của khoản vay và tình hình tài chính của khách hàng, hai bên có thể thỏa thuận và lựa chọn một trong những hình thức trả nợ sau: + Trả nợ gốc và lãi một lần khi đáo hạn. + Trả nợ gốc một lần khi đáo hạn và trả lãi theo định kỳ. + Trả nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn. Khi đến kỳ hạn trả nợ hoặc kết thúc thời hạn cho vay, nếu khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn nợ hoặc không được gia hạn nợ, thì số nợ đến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn và khách hàng phải chịu lãi suất nợ quá hạn. Trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn, Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang và khách hàng thỏa thuận về số lãi tiền vay phải trả, nhưng không quá mức lãi đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 4.1.11 Những trường hợp không được vay: Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang không cho vay đối với các khách hàng vay vốn trong các trường hợp sau: + Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, cán bộ kiểm tra nội bộ, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL. + Người thẩm định xét duyệt cho vay. + Bố, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc và cán bộ kiểm tra nội bộ. 4.1.12 Thẩm định và quyết định cho vay: Để có căn cứ ra quyết định cho vay, Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang đã xây dựng quy trình xét duyệt cho vay theo nguyên tắc bảo đảm tính độc lập và phân định rõ ràng trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Khi thẩm định Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang sẽ xem xét, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng để quyết định cho vay. 4.1.13 Kiểm tra giám sát vốn vay: Tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang, kiểm tra giám sát vốn vay nhằm mục tiêu đảm bảo cho tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã cam kết, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các phương pháp giám sát vốn vay có thể áp dụng bao gồm: + Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang. + Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang GVHD: ThS. La Thu Hà SVTH: Trần Trung Hiếu Trang 25 + Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ. + Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn. + Kiểm tra các hình thức bảo đảm tiền vay. + Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác. + Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác. 4.2 Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang: 4.2.1 Tình hình nguồn vốn: Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang chủ yếu kinh doanh tiền tệ, nên vốn được xem là một yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Với chức năng trung gian tài chính là “đi vay để cho vay” nên ngân hàng cần phải có một nguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo chi trả, cho vay các thành phần kinh tế và mang lại lợi nhuận cho khách hàng và ngân hàng. Bảng 2: Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang các năm 2006, 2007 và 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Vốn huy động 189.618 291.643 378.846 102.025 52,81 87.203 29,90 Vốn điều hòa 674.938 750.813 864.523 75.875 11,24 113.710 15,14 Nguồn vốn 864.556 1.042.456 1.243.369 177.900 20,58 200.913 19,27 (Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang các năm 2006, 2007 và 2008) Biểu đồ 2: Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang các năm 2006, 2007 và 2008 0 500.000 1.000.000 1.500.000 Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Vốn huy động Vốn điều hòa Nguồn vốn Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang GVHD: ThS. La Thu Hà SVTH: Trần Trung Hiếu Trang 26 Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang đã nỗ lực mở rộng, sử dụng nhiều biện pháp tích cực khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, tổ chức kinh tế với nhiều hình thức huy động khác nhau, triển khai các hình thức khuyến mãi phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn để thu hút khách hàng mới và giữ khách hàng cũ, nhằm tạo được một nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh, đáp ứng sâu rộng cho các thành phần kinh tế. Nhờ vào sự chỉ đạo và đưa ra chính sách đúng đắn của Ban giám đốc nên tình hình nguồn vốn của ngân hàng tăng qua các năm. Cụ thể như sau: năm 2006 nguồn vốn là 864.556 triệu đồng, đến năm 2007 con số này là 1.042.456 triệu đồng, tăng 177.900 triệu đồng tương đương tăng 20,58% so với năm 2006. Do ngân hàng mở rộng quy mô, hình thức huy động ngày càng đa dạng nên năm 2008 nguồn vốn đạt 1.243.369 triệu đồng, tăng 200.913 triệu đồng tương đương tăng 19,27% so với năm 2007. 4.2.2 Tình hình huy động vốn: Vốn là một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nói chung và là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu quyết định quy mô, tốc độ tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói riêng. Vì thế, nghiệp vụ huy động vốn là vấn đề quan trọng trong việc tạo vốn đầu tư và phát triển kinh tế, là một nhiệm vụ không thể thiếu trong hoạt động của ngân hàng. Do đó trong thời gian qua, ngân hàng Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang đã từng bước tăng cường công tác huy động vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế tại địa phương, đồng thời khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các thành phần kinh tế. Vì vậy, vốn huy động tại chi nhánh đã giữ được mức ổn định và cũng đạt ở mức tương đối, được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Tình hình vốn huy động tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang các năm 2006, 2007 và 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % TG dưới 12 tháng 84.517 141.906 220.136 57.389 67,90 78.230 55,13 TG trên 12 tháng 105.101 149.737 158.710 44.636 42,47 8.973 5,99 Vốn huy động 189.618 291.643 378.846 102.025 53,81 87.203 29,90 (Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang các năm 2006, 2007 và 2008) Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang GVHD: ThS. La Thu Hà SVTH: Trần Trung Hiếu Trang 27 Biểu đồ 3: Tình hình vốn huy động Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang các năm 2006, 2007 và 2008 0 100.000 200.000 300.000 400.000 Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Dưới 12 tháng Trên 12 tháng Vốn huy động Vốn huy động của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang qua các năm có sự thay đổi tích cực. Năm 2006 vốn huy động đạt 189.618 triệu đồng. Năm 2007 đạt 291.643 triệu đồng tăng 53,81% tương ứng 102.025 triệu đồng so với năm 2006, điều này cho thấy ngân hàng đã có những chính sách huy động vốn khả thi: thay đổi lãi suất tiền gửi phù hợp và có những chính sách hấp dẫn thu hút khách hàng gửi tiền. Sang năm 2008 nguồn vốn này tiếp tục tăng 87.203 triệu đồng với tốc độ 20,90% so với năm 2007, vốn huy động lúc này đạt 378.846 triệu đồng. Với loại hình tiền gửi dưới 12 tháng ta thấy vốn huy động tăng đều qua các năm. Năm 2006 loại hình tiền gửi dưới 12 tháng huy động được 84.517 triệu đồng, sang năm 2007 con số này là 141.906 triệu đồng, tăng 57.389 triệu đồng, tỷ lệ tăng so năm 2006 là 67,90%. Năm 2008 tỷ lệ tăng vẫn khá cao, cụ thể là tăng 55,13% tương đương tăng thêm 78.230 triệu đồng so năm 2007. Với loại hình tiền gửi trên 12 tháng ta thấy vốn huy động tăng đều qua các năm, nhưng tỷ lệ tăng thì không cao như loại hình tiền gửi dưới 12 tháng. Cụ thể là năm 2006 loại hình tiền gửi trên 12 tháng huy động được 105.101 triệu đồng, sang năm 2007 con số này là 149.737 triệu đồng, tăng 44.636 triệu đồng, tỷ lệ tăng so năm 2006 là 42,47%. Năm 2008 tỷ lệ này giảm mạnh còn 5,99%, tương đương tăng thêm 8.973 triệu đồng so năm 2007, nguyên nhân là do đa số người dân chọn loại hình tiền gửi dưới 12 tháng để hưởng lãi suất tiền gửi cao vì vào năm 2008 tình trạng lạm phát cao đã làm cho lãi suất tiền gửi dưới 12 tháng cao hơn lãi suất tiền gửi trên 12 tháng. Nhìn chung vốn huy động của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang qua 3 năm ngày càng tăng. Có được kết quả trên là do: + Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang đã tổ chức thực hiện tốt chiến lược linh hoạt lãi suất, thông tin quảng cáo trên báo đài, sử dụng các tờ bướm, tờ rơi giới thiệu các hình thức huy động mới. Tăng cường công tác tiếp thị mới đến những khách hàng lớn có tiềm năng nguồn vốn dồi dào, duy trì quan hệ tốt những khách hàng truyền thống, liên hệ nhiều tổ chức và cá nhân để duy trì ổn định lượng tiền gửi. Từ đó, số dư tiền gửi tăng khá cao trong các năm. + Nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới trong huy động vốn, trong tín dụng để đa dạng hóa các sản phẩm ngân hàng làm thương hiệu Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL ngày càng nổi tiếng hơn. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang GVHD: ThS. La Thu Hà SVTH: Trần Trung Hiếu Trang 28 + Điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp tình hình thực tế trên địa bàn để thu hút vốn đầu tư nhưng vẫn đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Bảng 4: Kết cấu vốn huy động tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang các năm 2006, 2007 và 2008 ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng TG dưới 12 tháng 84.517 44,57% 141.906 48,66% 220.136 58,11% TG trên 12 tháng 105.101 55,43% 149.737 51,34% 158.710 41,89% Vốn huy động 189.618 100% 291.643 100% 378.846 100% (Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang các năm 2006, 2007 và 2008) Biểu đồ 4: Kết cấu vốn huy động tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang các năm 2006, 2007 và 2008 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Dưới 12 tháng Trên 12 tháng Từ biểu đồ dễ thấy tỷ trọng của loại hình tiền gửi dưới 12 tháng trong vốn huy động tăng dần qua các năm. Năm 2006 con số này là 44,57%, năm 2007 tăng lên 48,66% và năm 2008 là 58,11%. Ngược lại thì tỷ trọng của loại hình tiền gửi trên 12 tháng trong vốn huy động giảm dần qua các năm. Từ 55,43% trong năm 2006 giảm xuống còn 51,34% ở năm 2007 và vào năm 2008 thì chỉ còn 41,89%. Điều đáng lưu ý ở đây là ở năm 2006 và năm 2007 thì loại hình tiền gửi dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn loại hình tiền gửi trên 12 tháng trong vốn huy động, nhưng sang năm 2008 thì loại hình tiền gửi dưới 12 tháng lại chiếm tỷ trọng cao hơn loại hình tiền gửi trên 12 tháng trong vốn huy động, Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của loại hình tiền gửi dưới 12 tháng nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của loại hình tiền gửi trên 12 tháng. Đặc biệt là trong năm 2008, do ảnh hưởng của lạm phát nên lãi suất của các ngân hàng liên tục tăng cao và Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang GVHD: ThS. La Thu Hà SVTH: Trần Trung Hiếu Trang 29 thường xuyên thay đổi, mặt khác lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng cao hơn lãi suất tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng nên đa số người dân chọn loại hình tiền gửi dưới 12 tháng. Trong thời gian qua, để từng bước tự chủ được nguồn vốn phục vụ cho nền kinh tế nói chung và phục vụ cho việc phát triển kinh tế trên địa bàn nói riêng, ngân hàng đã ra sức tăng cường công tác huy động vốn bằng cách đưa ra nhiều hình thức huy động, tăng cường tiền gửi có kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế, cá nhân, đặc biệt quan tâm đến những khách hàng thường xuyên giao dịch với ngân hàng có khối lượng tiền gửi lớn, đồng thời chi nhánh cũng ra sức tăng cường công tác tiếp thị, áp dụng chính sách khách hàng, chú trọng linh hoạt chiến lược lãi suất phục vụ khách hàng nhanh gọn, văn minh, lịch sự nhằm tìm kiếm thêm những khách hàng mới. 4.3 Phân tích hoạt động tín dụng: Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì huy động vốn và sử dụng vốn là hai quá trình song song và có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau. Ngân hàng cần huy động vốn để cho vay mà muốn huy động được nhiều vốn để mở rộng hoạt động tín dụng của mình thì các khoản cho vay của ngân hàng phải đạt hiệu quả cao để có thể đảm bảo được việc chi trả lãi cho nguồn vốn mà mình huy động, đồng thời để củng cố lòng tin ở khách hàng, làm cho họ an tâm khi gửi tiền vào ngân hàng. Còn ngược lại nếu cho vay mà không thu hồi được nợ thì dẫn đến nguy cơ ngân hàng mất khả năng thanh toán cho khách hàng gửi tiền và vì vậy, họ sẽ rút tiền ra khỏi ngân hàng. Để biết được quy mô và chất lượng của hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang, ta tiến hành xem xét tình hình cho vay, tình hình thu nợ… của ngân hàng diễn ra như thế nào? 4.3.1 Phân tích doanh số cho vay: * Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn: Ngoài công tác huy động vốn, Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang còn thực hiện việc cung cấp vốn cho các đối tượng thuộc các thành phần kinh tế, các ngành kinh tế… để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua hình thức cho vay vốn. Vì vậy, việc cung cấp vốn cho các đối tượng này là rất cần thiết nhằm giúp cho việc kinh doanh của các đối tượng này ngày một tốt hơn, không bị gián đoạn, trì trệ, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và góp phần thúc đẩy kinh tế An Giang phát triển ngày một tốt hơn. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của ngân hàng nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, thu hút khách hàng về phía mình, xâm nhập vào hoạt động kinh tế xã hội trên địa bàn, cũng như xem xét tình hình biến động về kinh tế tài chính trong nước và thế giới đã tác động đến hoạt động của ngân hàng như thế nào để đưa ra biện pháp khắc phục cho tốt hơn. Sau đây chúng ta sẽ phân tích tình hình cho vay tại chi nhánh qua 3 năm 2006, 2007 và 2008. Kết cấu doanh số cho vay của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang các năm 2006, 2007 và 2008 được thể hiện qua bảng sau: Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang GVHD: ThS. La Thu Hà SVTH: Trần Trung Hiếu Trang 30 Bảng 5: Kết cấu DSCV theo thời hạn của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang các năm 2006, 2007 và 2008 ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Ngắn hạn 529.307 65,67% 780.540 71,32% 1.250.289 73,07% Trung và dài hạn 276.651 34,33% 313.806 28,68% 460.864 26,93% DSCV 805.958 100% 1.094.346 100% 1.711.153 100% (Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang các năm 2006, 2007 và 2008) Biểu đồ 5: Kết cấu DSCV theo thời hạn của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang các năm 2006, 2007 và 2008 0% 50% 100% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Ngắn hạn Trung và dài hạn Xét về mặt kết cấu của doanh số cho vay ta thấy rằng doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay và tăng dần qua các năm. Năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn chiếm 65,67% doanh số cho vay, năm 2007 là 71,32%, năm 2008 là 73,07%. Còn tỷ trọng của doanh số cho vay trung và dài hạn thì giảm dần, cụ thể năm 2006, doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm 34,33% trong doanh số cho vay, năm 2007 là 28,68%, năm 2008 là 26,93%. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao là do Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang tập trung cho vay ngắn hạn, phấn đấu nâng tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Thêm nữa, đa số khách hàng của ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh ngắn hạn, có tốc độ quay vòng vốn nhanh và có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả. Ngoài ra, dù cho vay ngắn hạn không mang lại lợi nhuận cao như cho vay trung và dài hạn nhưng thời gian thu hồi vốn nhanh, dựa trên phương án khả thi và khách hàng có đủ năng lực hoàn trả, cán bộ tín dụng có thể dễ dàng kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng các khoản vay, có thể hạn chế được rủi ro tín dụng. Còn doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong doanh số cho vay là vì cho vay trung và dài hạn dù mang lại nhiều lợi nhuận do lãi suất cao, song thời gian thu hồi vốn kéo dài, chứa đựng nhiều rủi ro. Do đó Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang GVHD: ThS. La Thu Hà SVTH: Trần Trung Hiếu Trang 31 thường rất thận trọng trong việc xét duyệt cho vay vốn trung và dài hạn, thẩm định kỹ dự án, phương án, kiên quyết không thực hiện cho vay khi bên vay không có một phương án kinh doanh khả thi hay mục đích rõ ràng. Để có thể hiểu rõ hơn vì sao ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn hạn hơn là trung và dài hạn, chúng ta xem xét cụ thể hơn tình hình cho vay ngắn hạn và trung và dài hạn biến động qua ba năm. Bảng 6: DSCV theo thời hạn của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang các năm 2006, 2007 và 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Ngắn hạn 529.307 780.540 1.250.289 251.233 47,46 469.749 60,18 Trung và dài hạn 276.651 313.806 460.864 37.155 13,43 147.058 46,86 DSCV 805.958 1.094.346 1.711.153 288.388 35,78 616.807 56,36 (Nguồn: Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang các năm 2006, 2007 và 2008) Biểu đồ 6: DSCV theo thời hạn của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang các năm 2006, 2007 và 2008 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Ngắn hạn Trung và dài hạn DSCV Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang có sự tăng lên rõ rệt qua 3 năm, và đặc biệt tăng mạnh vào năm 2008. Đây là một nỗ lực rất lớn của ngân hàng. Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay đạt 805.958 triệu đồng, đến năm 2007 chỉ tiêu này tăng lên đạt 1.094.346 triệu đồng, tăng 288.388 triệu đồng, tương đương tăng 35,78% so với năm 2006. Có thể nói năm 2008 là năm kinh doanh hiệu quả của ngân hàng, doanh số cho vay cao nhất trong 3 năm, đạt 1.711.153 triệu đồng, tăng 616.807 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng là 56,36%. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang GVHD: ThS. La Thu Hà SVTH: Trần Trung Hiếu Trang 32 Sở dĩ có sự tăng lên như vậy là do Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang đã có chính sách kinh doanh thích hợp đối với khách hàng truyền thống của mình, đồng thời cũng có chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng mới đến giao dịch. Ngân hàng không ngừng thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng doanh số cho vay như là gia tăng các dịch vụ cho vay với lãi suất ưu đãi, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, cùng với các giải pháp tích cực nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng, đảm bảo chất lượng tốt, đáp ứng các tiện ích cho khách hàng, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh số cho vay chủ yếu tập trung ở cho vay ngắn hạn và liên tục tăng lên trong 3 năm từ 529.307 triệu đồng năm 2006 lên 780.540 triệu đồng năm 2007 tức tăng 251.233 triệu đồng. Năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng Phát Triển Nhà ĐBSCL chi nhánh An Giang đạt 1.250.289 triệu đồng, tăng 469.749 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 60,18% so với năm 2007. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng là do: + Chính sách đầu tư của ngân hàng là cho vay ngắn hạn vì ít rủi ro, khả năng thu hồi vốn nhanh. + Nguồn vốn huy động của ngân hàng còn thấp nên ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn. + Lãi suất cho vay tương đối hấp dẫn. + Ngân hàng đã xác định nhóm khách hàng mục tiêu để cho vay. Có thể nói khách hàng mục tiêu của ngân hàng là cá nhân và các hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nhóm khách hàng mục tiêu mới của ngân hàng. Ngân hàng chủ yếu cho vay để doanh nghiệp đầu tư vào nguyên vật liệu sản xuất rồi bán hàng thu tiền về, do đó khoản vay này có vòng quay tương đối nhanh, đồng vốn được sử dụng có hiệu quả mang về lợi nhuận cao cho ngân hàng. Thêm vào đó ngân hàng còn đầu tư cho các hộ sản xuất vay để sửa chữa nhà, sửa chữa máy móc thiết bị, công cụ lao động để phục vụ sản xuất. Tất cả những nguyên nhân đó đã làm cho tốc độ tăng doanh số cho vay ngắn hạn năm 2008 là 56,36% so với năm 2007. Đây là một bước phát triển mới của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cần phải có những chính sách thiết thực, thẩm định kỹ các món vay để hoạt động ngân hàng được an toàn và năng động hơn. Mục tiêu của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào cũng là tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Chính vì vậy, song song với việc tăng trưởng doanh số cho vay thì việc bảo đảm an toàn cho hoạt động ngân hàng là một điều rất thiết thực. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển tốt đẹp của doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng lên qua các năm. Năm 2007, doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 313.806 triệu đồng,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan tich hieu qua tion dung tai ngan hang phat trien nha DBSCL chi nhanh an giang.PDF
Tài liệu liên quan