Khóa luận Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang

Nông nghiệp là một trong những ngành phát tiển mạnh nhất của tỉnh, bên cạnh đó thì ngành thủy sản cũng phát triển rất mạnh. Hiện nay tại địa bàn của tỉnh việc nuôi và chế biến cá da trơn với số lượng rất lớn và trong những năm gần đây tình hình xuất khẩu lương thực và thủy sản phát triển rất mạnh, kéo theo nhiều nhà đầu tư vào hai lĩnh vực và nhu cầu vốn bổ sung cho loại hình cho vay này càng tăng thêm. Do đó để đáp ứng nhu cầu vốn của người dân, Ngân hàng cần chuẩn bị một lượng vốn cho phù hợp để tạo cho người dân sản xuất kinh doanh, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Năm 2005 doanh số cho vay là 7,674 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 71,048 triệu đồng tăng 63,374 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 825.83% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 183,413 triệu đồng tăng112,365 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 158.15% so với năm 2006. Về cơ cấu thì tỷ trọng doanh số cho vay nông nghiệp giảm nhẹ từ 12.84% năm 2006 xuống 9.62% năm 2007. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là cho vay lĩnh vực nông nghiệp gặp nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên cho nên Chi nhánh có sự điều tiết đối với loại hình cho vay này. Đặc biệt là trong những năm gần đây xuất hiện bệnh rầy nâu nhiều đã gây khó khăn cho người dân, cho nên Chi nhánh có sự điều tiết nhằm tránh rủi ro đến mức tối thiểu, đảm bảo mục tiêu an toàn nhưng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng.

 

doc43 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thị thu hút khách hàng. Tăng trưởng tín dụng, giảm nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng - Cơ cấu lại danh mục cho vay theo hướng mở rộng thêm đối tượng cho vay để phân tán rủi ro như cho vay mua xe, mở rộng các sản phẩm cho vay có ưu thế như cho vay vượt tỷ lệ đảm bảo, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời…. - Rà soát, phân tích đánh giá lại toàn bộ nợ quá hạn để có biện pháp xử lý dứt điểm, không để NQH mới phát sinh. Phấn đấu nợ quá hạn luôn ở mức dưới 1% tổng dư nợ. Tăng thu dịch vụ Ngân hàng Tiếp tục phát huy ưu thế các sản phẩm dịch vụ có thế mạnh như chuyển tiền, bảo lãnh nội địa… Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thường xuyên quan tâm, hỗ trợ, giải quyết kịp thời các thắc mắc đối với nguồn nhân sự hiện hữu tại Chi nhánh và luôn quan tâm đến việc tìm nguồn nhân sự có chất lượng cao để đáp ứng nhu cấu phát triển của Ngân hàng. Tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra, chấn chỉnh tại đơn vị - Xây dựng và thực hiện đúng kế hoạch tự kiểm tra, chấn chỉnh hàng năm đã đề ra. Định kỳ hàng quí thành lập Đoàn kiểm tra chấn chỉnh để kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động các Phòng ban, PGD trực thuộc. - Phân công theo dõi thực hiện lịch tự kiểm tra chấn chỉnh và đào tạo để có kế hoạch biện pháp thực hiện. - Tổ chức khắc phục triệt để những kiến nghị của các Đoàn kiểm tra, thanh tra của Hội sở cũng như của các cơ quan chủ quản. Các phương hướng khác Thường xuyên kiểm tra chấn chỉnh tính chấp hành nội qui, qui chế, cũng như luôn quan tâm hàng đầu trong việc chăm sóc khách hàng để làm vũ khí cạnh tranh. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN TẠI CHI NHÁNH AN GIANG 4.1 Phân tích tình hình huy động vốn Bất kỳ một Ngân hàng nào thì vốn cũng là một yếu tố rất quan trọng, nó mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào đảm bảo cho quá trình kinh doanh được thuận lợi. Một nguồn vốn đều và ổn định sẽ giúp cho Ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn. Vì vậy, một Ngân hàng muốn đứng vững trên thương trường thì điều kiện trước tiên, nguồn vốn của Ngân hàng phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế.Trong quá trình hoạt động Ngân hàng phải mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư, hay các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế và dân cư. 4.1.1 Tình hình nguồn vốn Bảng 4.1:Tình hình nguồn vốn ĐVT: Triệu đồng Khản mục 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Doanh số % Doanh số % Doanh số % Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối(%) đối đối(%) Vốn huy động 34,553 40.26 237,359 75.70 500,776 65.77 202,806 586.94 263,417 110.98 Nguồn vốn UTĐT 0 0 3,927 1.25 29,001 3.81 3,927 0 25,074 638.50 Vốn và các quỹ 2,340 2.73 16,517 5.27 27,350 3.59 14,177 605.85 10,833 65.59 Nguồn vốn khác 48,925 57.01 55,753 17.78 204,267 26.83 6,828 13.96 148,514 266.38 Tổng nguồn vốn 85,818 100 313,556 100 761,394 100 227,738 265.37 447,838 142.83 (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài gòn Thương Tín) Biểu đồ 4.1:Tình hình nguồn vốn ĐVT: Triệu đồng Từ biểu đồ trên ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng liên tục tăng. Tính đến năm 2005 tổng nguồn vốn đạt được là 85,818 triệu đồng đến năm 2006 nguồn vốn đạt được là 313,556 triệu đồng tăng lên là 227,738 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng trưởng là 265.37% sang năm 2007 nguồn vốn đạt được là761,394 triệu đồng tiếp tục tăng 447,838 triệu đồng, ứng với tốc độ tăng trưởng là 142.83% so với năm 2006. 4.1.2 Tình hình huy động vốn Hiện nay các NHTM đang chạy đua với việc tăng lãi suất huy động và mức tăng lãi suất lên rất cao để thu hút sự hấp dẫn của các các thành phần kinh tế cũng như các cá thể có lượng tiền nhàn rổi. Bên cạnh việc tăng lãi suất, các Ngân hàng còn kèm theo các chương trình dự thưởng, quảng bá tiếp thị, treo băng gon khắp nơi,…Sacombank cũng đang tích cực đẩy mạnh công tác huy động vốn bằng các hình thức trên và trong thời gian qua nguồn vốn huy động của Chi nhánh liên tục tăng lên.Tình hình huy động vốn của Ngân hàng trong thời gian qua như sau:` Bảng 4.2:Tình hình huy động vốn ĐVT: Triệu đồng Khản mục 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Vốn % Vốn % Vốn % Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối(%) đối đối(%) Tiền gửi thanh toán 16,207 48.51 20,813 10.73 52,775 12.75 4,606 28.42 31,962 153.57 Tiền gửi tiết kiệm KKH 387 1.16 4,182 2.16 5,506 1.33 3,794 979.51 1,324 31.66 Tiền gửi tiết kiệm CKH 16,816 50.33 168,913 87.11 355,477 85.91 152,097 904.49 186,564 110.45 Tổng 33,410 100 193,908 100 413,757 100 160,498 480.39 219,850 113.38 (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín) Tiền gửi thanh toán Đây là loại tiền gởi mà khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào, lãi suất của loại tiền gởi này không cao bằng các loại tiền gởi có kỳ hạn. Mục đích chủ yếu của khách hàng là dùng để thanh toán và các dịch vụ kèm theo phải đơn giản, thuận lợi và nhanh chóng. Nguồn tiền gửi thanh toán trong thời gian qua không ngừng tăng lên. Cụ thể vốn năm 2005 đạt được là 16,207 triệu đồng, năm 2006 là 20,813 triệu đồng tăng 4,606 triệu đồng tương ứng với số tiền 28.42% so với năm 2005. Năm 2007 vốn đạt được là 52,775 tăng 31,962 triệu đồng tương ứng với số tiền 153.57% so với năm 2006. Nguyên nhân năm 2005 Chi nhánh mới thành lập nên công tác huy động vốn chưa được cao nhưng từ năm 2006 đến năm 2007 Chi nhánh đã có chính sách thay đổi lãi suất linh hoạt, công tác tiếp thị được quảng bá nhiều giới thiệu về Ngân hàng bằng các hình thức phát tờ rơi và các chương trình rút thăm trúng thưởng, nhờ vậy mà thu hút được nhiều khách hàng. Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn Đây loại tiền chiếm tỷ trọng thấp so với tổng tiền gửi, tuy nhiên số dư vẫn tăng lên nhưng không đáng kể. Tiền gửi không kỳ hạn là loại tiền mà khách hàng đang nhàn rổi tạm thời mà chưa biết lúc nào sử dụng. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Đối với loại tiền gửi này khách hàng gửi tiền vì mục đích hưởng lãi, còn đối với Ngân hàng đây là khoản tiền đã được xác định thời gian trả lại cho khách hàng vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng đối với Ngân hàng, tạo nguồn vốn ổn định cho Ngân hàng cho phép Ngân hàng có thể chủ động trong vấn đề đầu tư. Tình hình số dư tiền gửi tiết kiệm trong 3 năm trở lại đây đều tăng,cụ thể: năm 2005 huy động được16,816 triệu đồng; năm 2006 đạt 168,913 triệu đồng tăng 152,097 triệu đồng so với 2005, ứng với tốc độ tăng 904.49%, năm 2007 đạt 355,477 triệu đồng tăng 186,564 triệu đồng so với năm 2006, ứng với tốc độ tăng là 110.45%. Sự tăng trưởng của loại tiền gửi này cho thấy thu nhập của người dân ngày càng tăng trong khi người dân vẫn có ít sự lựa chọn để quyết định hình thức đầu tư và hình thức đơn giản nhất là gửi tiền vào Ngân hàng để hưởng lãi. Tuy vậy, để thu hút được loại tiền gửi này đòi hỏi Ngân hàng cần tiếp tục phát huy hơn nữa trước sức ép cạnh tranh của các NHTM và các quỹ tín dụng trên địa bàn tỉnh. Nhìn chung, trong 3 năm qua công tác huy động vốn ở Chi nhánh Sacombank AG đã đạt được thành tựu đáng kể, nguồn vốn huy động tăng trưởng hàng năm. Chính sự tăng trưởng vốn này đã góp phần không nhỏ trong việc mở rộng kinh doanh phục vụ các thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế địa phương. 4.2 Phân tích tình hình tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm 4.2.1 Doanh số cho vay Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nào. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân Ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho Ngân hàng để từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho Ngân hàng. 4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn Hoạt động cấp tín dụng tại Sacombank AG đều tăng trưởng qua các năm. Nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng được đầu tư hầu hết vào các thành phần kinh tế nhằm hỗ trợ vốn cho các đơn vị bổ sung vào vốn kinh doanh để phát triển sản xuất. Sacombank AG đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và vốn cố định của các đơn vị. Tình hình cho vay của Sacombank An Giang được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn ĐVT: Triệu đồng Khản mục 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Doanh số % Doanh số % Doanh số % Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối(%) đối đối(%) Ngắn hạn 38,500 58.3 381,514 69 1,604,511 84.17 343,014 890.95 1,222,997 320.56 Trung dài hạn 27,500 41.7 171,743 21 301,714 15.83 144,243 524.52 129,971 75.68 Tổng 66,000 100 553,257 100 1,906,225 100 487,257 738.27 1,352,968 244.55 (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín) Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn ĐVT: Triệu đồng Từ biểu đồ trên ta thấy doanh số cho vay tăng mạnh qua các năm cụ thể là năm 2005 doanh số cho vay là 66,000 triệu đồng, năm 2006 là 553,257 triệu đồng tăng 738.27% tương ứng với số tiền 487,257 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 1,906,225 tăng 244.55% tương ứng với số tiền 1,352,968 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2005 doanh số cho vay có sự cách xa so với doanh số cho vay năm 2006 và 2007 là do năm 2005 Chi nhánh mới được chuyển đổi từ hình thức tổ tín dụng lên Chi nhánh cấp 1 và sau thời gian hoạt động Chi nhánh đã áp dụng chính sách cho vay phù hợp, thu tục vay đơn giản, đẩy mạnh công tác tiếp thị đã thu hút một lượng khách hàng có nhu cầu đến vay vốn cho nên có sự tăng mạnh ở năm 2006 và 2007. Doanh số cho vay theo thời hạn được chia làm 2 loại: Doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung và dài hạn. Năm 2005 doanh số cho vay ngắn hạn là 38,500 triệu đồng, năm 2006 là 381,514 triệu đồng tăng 890.95% tương ứng với số tiền 343,014 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 1,604,511 tăng 320.56% tương ứng với số tiền 1,222,997 triệu đồng so với năm 2005. Trong các hoạt động của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín thì hoạt động ngắn hạn là chủ yếu đã đáp ứng nhu cầu vốn vay nhất thời cho các thành phần, ngành kinh tế trong địa bàn hoạt động, hơn nữa An Giang là tỉnh phát triển đa dạng các ngành nghề nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn nên việc cho vay của Ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn. Mục đích của tín dụng ngắn hạn là bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị vay vốn để sản xuất kinh doanh, tài trợ xuất nhập khẩu và đáp ứng tiêu dùng cá nhân. Công tác cho vay vốn lưu động tại Chi nhánh Sacombank AG tập trung cho tài trợ thu mua lương thực, nông sản chế biến, vật tư nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, xây dựng,… Nguyên nhân của sự gia tăng này là do trong 2 năm qua sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi, các mặt hàng nông phẩm vừa trúng mùa, vừa trúng giá, sản lượng xuất khẩu và tiêu thụ tăng lên từ đó đã kích thích các hộ nông dân và các cơ sở chế biến nông sản đầu tư vốn phát triển sản xuất để tăng thu nhập làm tăng sức mua của xã hội đã kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển. Doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng qua các năm cụ thể là năm 2005 doanh số cho vay trung và dài hạn là 27,500 triệu đồng, năm 2006 là 171,743 triệu đồng tăng 524.52% tương ứng với số tiền 144,243 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 301,714 tăng 75.68% tương ứng với số tiền 129,971 triệu đồng so với năm 2006. Nguyên nhân của tăng doanh số trung, dài hạn là do những doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể huy động vốn bằng các hình thức như phát hành chứng khoán, trái phiếu nên họ chọn hình thức tín dụng trung và dài hạn là một giải pháp tốt nhất và đây là một trong những khách hàng mà Sacombank –AG chú trọng đến. Ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn lớn hơn nhiều so với doanh số cho vay trung, dài hạn. Do trong thời gian qua Chi nhánh tập trung vào loại hình cho vay ngắn hạn nhiều hơn. Tóm lại: Tuy Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín chi nhánh An Giang mới thành lập khoản vài năm nhưng tốc độ cho vay tăng rất nhanh. Đặc biệt là tăng mạnh vào năm 2007 và loại hình cho vay ngắn hạn là loại hình mà Chi nhánh tập trung phát triển nhiều nhất trong thời gian qua. Vì vậy mà tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tỷ trọng cho vay trung và dài. Điều này cho thấy kết quả sử dụng vốn có hiệu quả. Để đạt được kết quả này Chi nhánh không ngừng cố gắng trong mọi hoạt động kinh doanh của mình như: đổi mới cơ cấu quản lý, áp dụng một mức lãi suất hợp lý, chú trọng trong công tác tiếp thị khách hàng, bên cạnh đó cũng nhờ sự nổ lực của toàn thể nhân viên. 4.2.1.2 Doanh số cho vay theo loại hình Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo loại hình ĐVT: Triệu đồng Khoản mục 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Doanh số % Doanh số % Doanh số % Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối(%) đối đối(%) SXKD 20,802 31.52 298,243 53.91 1,216,785 63.83 277,441 1333.72 918,542 307.98 Cá nhân 13,313 20.17 187,416 33.88 846,883 44.43 174,103 1307.77 659,467 351.87 Doanh nghiệp 7,489 11.35 110,827 20.03 369,902 19.40 103,338 1379.86 259,075 233.77 Nông nghiệp 7,674 11.63 71,048 12.84 183,413 9.62 63,374 825.83 112,365 158.15 Tiêu dùng, bđs 385 0.58 14,134 2.55 33,538 1.76 13,749 3571.17 19,404 137.29 Mua sắm,SCNC 250 0.38 14,456 2.61 34,648 1.82 14,206 5682.40 20,192 139.68 Cầm cố sổ tiển gửi 1,401 2.12 53,100 9.60 249,400 13.08 51,699 3690.15 196,300 369.68 CBCNV 34,846 52.80 81,535 14.74 138,207 7.25 46,689 133.99 56,672 69.51 CV TTC - 319 0.06 5,169 0.27 319 - 4,850 1520.38 CV khác 642 0.94 20,422 3.69 45,066 2.36 19,780 3081 24,644 120.67 Tổng 66,000 100 553,257 100 1,906,226 100 487,257 738.27 1,352,969 244.55 (Nguồn: Phòng hỗ trợ Ngân hàng Sài GònThương Tín) Hiện nay các sản phẩm dịch vụ cho vay tại Chi nhánh tương đối phong phú và đa dạng. Từ biểu đồ trên ta thấy cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ cao nhất, kế đến là cho vay nông nghiệp, CBCNV và cầm cố sổ tiền gửi và các sản phẩm cho vay đều tăng qua các năm. Đặc biệt cho vay SXKD tăng mạnh năm 2006 và năm 2007. Trong những năm gần đây với sự thay đổi cơ chế chính sách nhằm khuyến khích các ngành, các thành phần kinh tế phát triển, quan trọng là phát triển kinh tế tư nhân đã làm tăng sản lượng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh nhu cầu sử dụng vốn. Tình hình cho vay đối với từng sản phảm dịnh vụ như sau: Cho vay sản xuất kinh doanh Các tổ chức kinh tế và cá thể trong tỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả, từ đó họ mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và nhu cầu về vốn cũng tăng theo, mà vốn tự có của họ không đủ để trang trãi cho các chi phí hoạt động. Vì vậy họ cần có nguồn vốn vay để thuận lợi trong việc sản xuất và đây cũng là lĩnh vực mà Chi nhánh tập trung phát triển nhiều nhất trong thời gian qua, vốn tín dụng tài trợ cho các loại hình này vừa đem lại lợi nhuận cao (lãi suất cho vay cao), vừa phù hợp với mục tiêu mà Sacombank đề ra, đồng thời bám sát mục tiêu phát triển của tỉnh. Đây là loại hình cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao (53.91%) trong tổng doanh số cho vay của Chi nhánh. Năm 2005 doanh số cho vay SXKD là 20,802 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 31.52% tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay năm 2006 là 298,243 triệu đồng tăng 277,441 triệu đồng so với năm 2005 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 1333.72%. Doanh số cho vay năm 2007 là 1,216,785 triệu đồng tăng 918,542 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng với tốc độ tăng trưởng là 307.98%. Trong hoạt động SXKD thì đối tượng cá thể chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với đối tượng doanh nghiệp. Trong đó doanh số cho vay cá thể năm 2005 chiếm tỷ trọng 20.17%, năm 2006 tăng lên chiếm tỷ trọng 33.88% và tiếp tục ở năm 2007 chiếm tỷ trọng 63.83%. Còn đối với tỷ trọng doanh số cho vay doanh nghiệp cũng tăng đều qua các năm. Nguyên nhân của sự tăng trưởng là do các doanh nghiệp kinh doanh ngày càng có hiệu quả nên mở rộng rộng qui mô sản xuất, kéo theo nhu cầu vốn là rất lớn. Qua phân tích cho vay theo loại hình SXKD, ta thấy trong 3 năm qua chi nhánh đã tập trung vào loại hình này khá cao (đặc biệt năm 2007 chiếm 63.83%/tổng doanh số cho vay). Tình hình của tỉnh An Giang đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, sự ra đời của các dự án đầu tư lớn, nhỏ ngày càng nhiều đã thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp. Song song với sự phát triển đó thì nhu cầu sử dụng vốn trong đầu tư là rất lớn nên cho vay đối với loại hình này có khả năng phát triển mạnh. Cho vay nông nghiệp Nông nghiệp là một trong những ngành phát tiển mạnh nhất của tỉnh, bên cạnh đó thì ngành thủy sản cũng phát triển rất mạnh. Hiện nay tại địa bàn của tỉnh việc nuôi và chế biến cá da trơn với số lượng rất lớn và trong những năm gần đây tình hình xuất khẩu lương thực và thủy sản phát triển rất mạnh, kéo theo nhiều nhà đầu tư vào hai lĩnh vực và nhu cầu vốn bổ sung cho loại hình cho vay này càng tăng thêm. Do đó để đáp ứng nhu cầu vốn của người dân, Ngân hàng cần chuẩn bị một lượng vốn cho phù hợp để tạo cho người dân sản xuất kinh doanh, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Năm 2005 doanh số cho vay là 7,674 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 71,048 triệu đồng tăng 63,374 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 825.83% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 183,413 triệu đồng tăng112,365 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 158.15% so với năm 2006. Về cơ cấu thì tỷ trọng doanh số cho vay nông nghiệp giảm nhẹ từ 12.84% năm 2006 xuống 9.62% năm 2007. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là cho vay lĩnh vực nông nghiệp gặp nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên cho nên Chi nhánh có sự điều tiết đối với loại hình cho vay này. Đặc biệt là trong những năm gần đây xuất hiện bệnh rầy nâu nhiều đã gây khó khăn cho người dân, cho nên Chi nhánh có sự điều tiết nhằm tránh rủi ro đến mức tối thiểu, đảm bảo mục tiêu an toàn nhưng vẫn đảm bảo sự tăng trưởng. Cho vay tiêu dùng, bất động sản Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng của tỉnh khá cao, đời sống của người dân ngày càng cải thiện, vì vậy nhu cầu về vật chất và sở thích tăng theo. Một đối tượng cho vay góp phần cải thiện đời sống vật chất của người dân. Doanh số cho vay của tiêu dùng, bất động sản năm 2005 là 385 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 14,134 triệu đồng tăng 13,749 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 3571.17% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 33,538 triệu đồng tăng 19,404 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 137.29% so với năm 2006, nhìn chung doanh số cho vay tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2006 tỷ trọng 1.76% giảm xuống 1.76% năm 2007, do năm 2007. Nguyên nhân là tình hình bất động sản có sự biến động liên tục không ổn định, còn giá cả thì tăng mạnh. Tuy nhiên doanh số cho vay vẫn tăng qua các năm loại hình cho vay này chiếm tỷ trọng nhỏ /tổng doanh số cho vay. Cho vay mua sắm, sữa chữa nhà ở Đây là loại hình cho vay nhằm mua sắm, sữa chữa nhà ở, mua những trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho đời sống của người dân góp phần cải thiện cuộc sống. Doanh số cho vay mua sắm, sữa chữa nhà ở của năm 2005 là 250 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 14,456 triệu đồng 14,206 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 5682.40% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 34,648 triệu đồng tăng 20,192 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 139.68% so với năm 2006. Doanh số cho vay tăng qua các năm do việc giải tỏa dân cư nên người dân không có nhà ở, không đủ tiền mua đất, mua nhà nên phải vay thêm. Tuy nhiên loại hình cho vay này chiếm tỷ trọng thấp so với tổng doanh số cho vay, vì loại hình này thời gian cho vay dài, rủi ro cao do mua nhà để không kinh doanh nên không có sinh lời và phí thẩm định cũng cao và mất nhiều thời gian. Cho vay cầm cố sổ tiền gửi Đây là hình thức cho vay dựa vào sổ tiền gửi của khách hàng.Với loại hình cho vay này sẽ mang lại nhiều tiện ích cho khách hàng do thủ tục vay rất gọn nhẹ, thời gian hoàn tất hồ sơ nhanh.Và đây là loại hình Chi nhánh mới mở rộng thêm nhằm đa dạng hóa loại hình cho vay để sớm trở thành một Ngân hàng bán lẽ - đa năng. Nhưng do đây không phải là lĩnh vực đầu tư mục tiêu nên doanh số cho vay cầm cố sổ tuy tăng trưởng mạnh nhưng tỷ trọng thì chưa cao. Đây là loại hình cho vay có nguồn thu chắc chắn và ít tốn phí thẩm định nhất. Doanh số cho vay cầm cố sổ tiền gửi của năm 2005 là 1,401 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 53,100 triệu đồng tăng 51,699 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 3690.15% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 249,400 triệu đồng tăng 196,300 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 369.68% so với năm 2006. Doanh số cho vay tăng qua các năm và tỷ trọng cho vay cũng tăng nhưng vẫn còn thấp so tổng doanh số cho vay. Tuy nhiên tỷ trọng vẫn tăng do Chi nhánh muốn mở rộng các loại hình cho vay nhằm làm cho sản phẩm của Ngân hàng ngày càng đa dạng, nhanh chóng đạt được mục tiêu đề ra. Cho vay cán bộ công nhân viên Đây là loại hình cho vay nhằm mục đích hỗ trợ cho cán bộ công nhân viên cải thiện đời sống vật chất như: mua sắm phương tiện, dụng cụ gia đình, tiêu dùng cá nhân,... Đối với loại hình cho vay này khách hàng không cần tài sản đảm bảo. Doanh số cho vay cán bộ công nhân viên của năm 2005 là 34,846 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 81,535 triệu đồng tăng 46,689 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 133.99% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 138,207 triệu đồng tăng 56,672 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 69.51% so với năm 2006. Doanh số cho vay cán bộ công nhân viên tăng qua các năm, đây là loại hình mà Chi nhánh đang tập trung thời gian tới, nó được phổ biến hầu hết các Ngân hàng. Đối với hình thức cho vay này sẽ tạo mối quan hệ giữa Ngân hàng với cơ quan. Loại hình cho vay này giúp cho cán bộ công nhân viên ngoài việc trang trãi cuộc sống thì còn có thể kinh doanh nhỏ. Ngân hàng áp dụng hình thức vốn cộng lãi chia đều nên công tác thẩm định nguồn thu nhập đối với loại hình này rất quan trọng. Cho vay tiểu thương và cho vay khác(như cho vay du học, cho vay lãi cấn trừ bất động sản, cho vay mua xe ô tô,…) Đây là loại hình mà Chi nhánh mới bắt đầu cho vay năm 2006 vì vậy mà doanh số cho vay vẫn còn thấp. Doanh số cho vay tiểu thương của 2006 là 319 triệu đồng. Năm 2007 doanh số cho vay là 5,169 triệu đồng tăng 4,850 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 1520.38% so với năm 2006. Do năm 2005 Chi nhánh mới thành lập nên nên loại hình cho vay này chưa phổ biến, đến năm 2007 doanh số cho vay đã tăng mạnh. Tốc độ tăng trưởng rất cao nhưng tỷ trọng vẫn còn thấp do mới nên chưa được chú trọng nhiều, tốn nhiều thời gian để thu nợ do mỗi ngày điều phải đi thu. Còn đối với loại hình cho vay khác thì doanh số cho vay của năm 2005 là 642 triệu đồng, năm 2006 doanh số cho vay là 20,422 triệu đồng tăng 19,780 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 3081% so với năm 2005. Năm 2007 doanh số cho vay là 45,066 triệu đồng tăng 24,644 triệu đồng ứng với tốc độ tăng 120.67% so với năm 2006, bao gồm các loại hình cho vay như: cho vay du học, xuất khẩu lao động, …các hình thức cho vay khác này cũng chiếm tỷ trọng tương đối. Nhìn chung trong thời gian qua tốc độ cho vay theo từng loại hình sản phẩm đều tăng qua các năm nhưng về tỷ trọng giữa các loại hình thì tăng không đồng đều. Bên cạnh tập trung vào các ngành SXKD thì Chi nhánh cũng nên tập trung vào khai thác thế mạnh của tỉnh nhà là ngành nông nghiệp và thủy sản nhiều hơn. Doanh số cho vay có tăng nhưng tốc độ tăng không đều, tỷ trọng của một số loại hình quá thấp gây mất cân đối trong cơ cấu cho vay của Chi nhánh. Do vậy Chi nhánh cần phải có kế hoạch cho từng loại hình, từng địa bàn giúp cho hạt động cho vay vốn của Chi nhánh ngày càng hiệu quả hơn. 4.2.2 Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ là số tiền mà Chi nhánh thu được trên tổng dư nợ cho vay. Để hoạt động có hiệu quả và bền vững thì ngoài việc mở rộng doanh số cho vay còn phải chú trọng đến công tác thu nợ. Ngân hàng thu nợ đủ và đúng hạn sẽ hạng chế được rủi ro và khả năng xảy ra nợ quá hạn thấp. Để kiểm soát được tình hình thu nợ đòi hỏi cán bộ thẩm định phải xem xét, phân tích hồ sơ vay một cách cận thận đối với từng đối tượng khách hàng để có những chính sách thu hồi nợ hợp lý. Đồng thời phải thường xuyên trao đổi và nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn, thực hiện được điều này thì chứng tỏ Ngân hàng có khả năng quản lý nợ tốt. 4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo thời hạn cho vay Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn ĐVT: Triệu đồng Khoản mục 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Doanh số % Doanh số % Doanh số % Tuyệt Tương Tuyệt Tương đối đối(%) đối đối(%) Ngắn hạn 17,050 55.36 229,477 69.62 1,314,113 86.3 212,427 1245.91 1,084,636 472.7 Trung dài hạn 13,750 44.64 100,136 30.31 208,628 13.7 86,386 628.26 108,492 108.34 Tổng 3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh - An Giang.DOC
Tài liệu liên quan