Khóa luận Phân tích hiệu quả từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Trí Tuệ Trẻ

MỤC LỤC

 

Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 1

I. Sự cần thiết và vai trò của kinh doanh nhập khẩu trong nền kinh tế quốc dân 1

1. Sự cần thiết của hoạt động kinh doanh nhập khẩu 1

2. Khái niệm và vai trò của kinh doanh nhập khẩu đối với DN 2

2.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh nhập khẩu 2

2.2. Vai trò của kinh doanh nhập khẩu 3

II. Giới thiệu các khâu cơ bản trong hoạt động nhập khẩu hàng hóa 5

1. Xác định nhu cầu cụ thể về hang hóa cần nhập khẩu 5

2. Nghiên cứu thị trường nước ngoài, chọn đối tác kinh doanh 7

3. Tiến hành giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu hang hóa 8

3.1. Giao dịch, đàm phán kinh doanh 8

3.2. Ký kết hợp đồng nhập khẩu 9

4. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu 11

4.1. Xin giấy phép nhập khẩu 11

4.2. Mở L/C 11

4.3. Thuê phương tiện vận chuyển 12

4.4. Mua bảo hiểm hàng hóa 12

4.5. Làm thủ tục hải quan 13

4.6. Nhận hàng 13

4.7. Kiểm tra hàng hóa 13

4.8. Giao hàng cho đơn vị tiêu thụ 14

4.9. Làm thủ tục thanh toán 14

4.10. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 14

4.11. Tổ chức tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu 14

5. Đánh giá kết quả của hoạt động nhập khẩu và tiếp tục hoạt động buôn bán. 15

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu 15

1. Các chế độ chính sách luật pháp trong nước và quốc tế 16

1.1. Chế độ, chính sách và pháp luật của Nhà nước về nhập khẩu 16

1.2 Luật pháp, môi trường kinh doanh của nước xuất khẩu và quốc tế 17

2. Tỉ giá hối đoái 17

3. Sự biến động của thị trường trong nước và nước ngoài 17

4. Nền sản xuất, kinh doanh thương mại của các doanh nghiệp trong

và ngoài nước 18

5. Hệ thống tài chính ngân hàng 19

6. Các nhân tố thuộc môi trường kinh doanh của doanh nghiệp 19

7. Hệ thống giao thông vận tải và liên lạc 19

IV. Xác định hiệu quả của hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa 20

1. Các công thức xác định lợi nhuận 20

1.1 Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu 20

1.2 Tỷ suất lợi nhuận 20

1.3 Doanh lợi nhập khẩu 21

1.4 Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu 21

1.5 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 22

2. Ý nghĩa của việc xác định lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ

hàng hóa 22

CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CÔNG NGHỆ

TRÍ TUỆ TRẺ 23

I. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ 23

1. Sơ lược về Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ 23

2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Trí Tuệ Trẻ 23

II. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ 25

III. Đối thủ cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ sản phẩm 26

IV. Quy trình sản xuất và cung ứng sản phẩm 26

V. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian gần đây 27

VI. Chíến lược và phương hướng phát triển của Trí Tuệ Trẻ trong tương lai 28

1. Mục tiêu và chiến lược 28

2. Kế hoạch Doanh số 29

3. Kế hoạch nhân sự 30

CHƯƠNG III : PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY CPĐTCN TRÍ TUỆ TRẺ 31

I. Quy trình nhập khẩu và các chi phí liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ 31

1. Quy trình kinh doanh nhập khẩu hàng hóa 31

2. Các mặt hàng thiết bị nhập khẩu và kinh doanh chính của Công ty 32

3. Các chi phí liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Cty Trí Tuệ Trẻ 32

II. Quy trình bán hàng và phân phối sản phẩm của Công ty Trí Tuệ Trẻ 33

1. Quy trình phân phối sản phẩm cho các khách hàng lẻ 33

2. Quy trình phân phối sản phẩm cho đại lý (đối tác) 35

III. Xác định hiệu quả của hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Công ty

Trí Tuệ Trẻ 36

1. Hiệu quả của hoạt động nhập khẩu 36

1.1. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của công ty Trí Tuệ Trẻ qua các năm 36

1.2. Phương thức nhập khẩu hàng hóa 37

1.3 Thị trường nhập khẩu hàng hóa 39

1.4. Cơ cấu các loại hàng hóa nhập khẩu 41

1.5. Tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu 42

2. Hiệu quả của hoạt động tiêu thụ hàng hóa cuả Công ty Trí Tuệ Trẻ 43

2.1. Kết quả chung về tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu 43

2.2. Kết quả tiêu thụ theo cơ cấu hàng hóa nhập khẩu 44

2.3 Kết quả tiêu thụ theo cơ cấu thị trường tiêu thụ hàng hóa 45

3. Tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu qua các năm 47

4. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 47

4.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 47

4.2 Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu 49

4.3 Tỷ suất lợi nhuận trong kinh doanh nhập khẩu 49

4.4 Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu 50

IV. Kết quả của hoạt động nhập khẩu của Công ty Trí Tuệ Trẻ 51

1. Những kết quả đạt được 50

2. Những tồn tại và hạn chế 51

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TRÍ TUỆ TRẺ 53

I. Phân tích và đánh giá những cơ hội và thách thức đối với

Công ty Trí Tụê Trẻ 53

1. Cơ hội 53

2. Thách thức 53

3. Những tồn tại và hạn chế 54

II. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh

nhập khẩu hàng hóa 55

1. Giải pháp về tạo nguồn hàng nhập khẩu 55

2. Giảm chi phí kinh doanh nhập khẩu hàng hóa 57

3. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh nhập khẩu hàng hóa 60

4. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 62

5. Nâng cao nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa 64

6. Đẩy mạnh tiêu thụ hàng nhập khẩu 65

7. Tăng cường ứng dụng thương mại điện tử 67

8. Tăng cường nguồn ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu bằng cách thực hiện hoạt động xuất khẩu 69

9. Hoàn thiện hệ thống quản trị tổ chức và nhân sự 70

9.1. Hoàn thiện hệ thống quản trị tổ chức 70

9.2 Các giải pháp phát triển yếu tố con người trong công ty 72

Một số kiến nghị 74

Kết luận 75

Tài liệu tham khảo 76

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

doc89 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3806 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả từ hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Công ty Cổ phần Đầu tư Công nghệ Trí Tuệ Trẻ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường được. Nắm được yêu cầu khách quan đó, Trí Tuệ Trẻ ngoài việc luôn luôn nâng cao chất lượng sản phẩm thì luôn tạo niềm tin của khách hàng trong khâu hỗ trợ, khách hàng luôn có tâm lý an tâm khi sử dụng sản phẩm của Trí Tuệ Trẻ vì Trí Tuệ Trẻ: Hỗ trợ khách hàng 24/24, cài đặt chương trình tận nơi cho khách hàng sử dụng, đào tạo hướng dẫn nhiệt tình, dễ hiểu, dễ sử dụng… Chính điều này đã tạo một niềm tin lớn cho các khách hàng sử dụng sản phẩm của Trí Tuệ Trẻ và phần lớn các khách hàng của Trí Tuệ Trẻ là do “khách hàng tin, khách hàng dùng và khách hàng giới thiệu khách hàng”. Mối quan hệ liên kết với các đơn vị khác trong hoạt động của đơn vị (Thị trường khách nói chung của doanh nghiệp) : Hiện nay, với uy tín sẵn có của mình trong lĩnh vực cung cấp phần mềm quản lý nhà hàng và máy tính tiền cảm ứng (POS), nhiều Công ty và các đơn vị hoạt trong cùng lĩnh vực đã rất tin tưởng và hợp tác trở thành đơn vị đại lý của Trí Tuệ Trẻ, vì thế Hệ thống đại lý của Công ty được mở rộng trên toàn quốc, tiêu biểu như: tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Đà Nẵng, 4 tỉnh miền Trung (Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận). Có đơn vị đã thỏa thuận cam kết trở thành đơn vị độc quyền phân phối tại khu vực phụ trách. Tình hình hoạt động kinh doanh của Trí Tuệ Trẻ trong 3 -5 năm vừa qua nói chung: Trong 3 năm qua (2007, 2008 và 2009), Trí Tuệ Trẻ hoạt động kinh doanh tương đối ổn định, doanh số và lợi nhuận tương đối ổn định và có xu hướng tăng. Ban Giám đốc có tầm nhìn xa và đã có các chính sách chèo lái tốt để đưa Công ty Trong 5 tháng đầu năm 2010, Doanh số của Trí Tuệ Trẻ liên tục tăng và có xu hướng tăng cao nhất trong mọi năm. Một mặt là do Trí Tuệ Trẻ biết đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn nhiều năm hoạt động, một mặt là do chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngày càng hoàn hảo và Công ty ngày càng mở rộng được quy mô và tăng cường kinh doanh nhiều sản phẩm có liên quan trong ngành hơn. Tất cả thành công có được là do công cuộc cổ phần hóa mô hình kinh doanh, trọng dụng nhân tài và luôn coi trọng khách hàng. Chíến lược và phương hướng phát triển của Trí Tuệ Trẻ trong tương lai : 1, Mục tiêu và chiến lược: Trở thành nhà cung cấp giải pháp quản lý nhà hàng và bán lẻ số 1 tại Việt Nam. Phát triển phiên bản phần mềm EziRes mới. Phân phối các thiết bị như màn hình cảm ứng, máy POS, máy in nhiệt và in hóa đơn bán hàng. Phát triển hệ thống phân phối phần mềm và phần cứng trên cả nước Hoàn thành sản phẩm Phần mềm quản lý doanh nghiệp toàn diện (ERP), phần mềm ERP QuickERP – đây sẽ là sản phẩm mang lại nguồn thu lớn cho công ty trong tương lai. Ngoài ra, cũng phát triển cung cấp 1 số sản phẩm liên quan đến nhà hàng như : Rượu vang cao cấp của Pháp, Sách hướng dẫn du lịch (Traveller’s Guide). Phát triển trang website www.thegioinhahang.com để trở thành website hàng đầu về quảng cáo cho nhà hàng, và các nhà cung cấp cho nhà hàng. Phát triển mảng kinh doanh quảng cáo, tư vấn cho nhà hàng, mảng in ấn, thiết kế cho nhà hàng. Thành lập Câu lạc bộ Doanh nhân Nhà hàng. Thành lập Quỹ đầu tư nhà hàng. Xây dựng và phát triển thêm website về xây dựng và vật liệu xây dựng. 2, Kế hoạch Doanh số: Tăng số lượng nhân sự: trong năm 2010 này, mục tiêu số lượng nhân sự của Trí Tuệ Trẻ là 35 người. Doanh số dự kiến của Phần mềm QLNH EziRes, Phần mềm bán lẻ EziRetail + Máy bán hàng cảm ứng POS là: 1.000.000 USD. Doanh số của website: www.thegioinhahang.com là: 50.000 USD và 1.000 thành viên chính thức. Doanh số của phần mềm QuickERP là 70.000 USD và 5 khách hàng. Dịch vụ thiết kế in ấn, quảng cáo cho nhà hàng: 40.000 USD. Mục tiêu Tổng lợi nhuận trong năm 2010 là: 610.000 USD. Bên cạnh đó cũng đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm phần mềm sang các nước ở khu vực Đông Nam Á như: Lào, Campuchia, Malaysia, Singapore... Tham dự hội chợ EXPO – Hội chợ về Công nghệ ứng dụng trong Kỹ thuật và đời sống được tổ chức vào tháng 07/2010 tại Khu Triển lãm Quốc tế SECC, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Q.7. Hội chợ này sẽ là cơ hội để Trí Tuệ Trẻ quảng bá sản phẩm của mình đến người dùng. Đồng thời cũng giới thiệu các công nghệ và sản phẩm ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất vào trong quản lý nhà hàng. Bên cạnh đó, Hội chợ cũng là môi trường và cơ hội để Trí Tuệ Trẻ giao lưu với các đối tác và thăm dò các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực hoạt động. 3, Kế hoạch nhân sự: Bộ phận Triển khai, đàotạo: 1 Trưởng phòng, 4 Triển nhân viên khai, 1 nhân viên Đào tạo và hỗ trợ, 1 nhân viên hỗ trợ (customize sản phẩm tại văn phòng), 01 nhân viên bảo hành chương trình PM. Bộ phận Nghiên cứu phát triển (R&D): 1 Giám đốc. Bộ phận ERP: 2 Trưởng nhóm, 6 Lập trình, 2 nhân viên tester. Phòng Kinh doanh: 1 Trưởng phòng, 5 nhân viên KD, 1 thư ký. Phòng thiết kế: 1 Trưởngnhóm, 1 nhân viên Thiếtkế. Phòng tài chính, kế toán: 01 kế toán trưởng. Ban giám đốc: 01 Tổng Giám đốc, 01 giám đốc. Tổng cộng: 35 người. Chương III: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU VÀ TIÊU THỤ HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TRÍ TUỆ TRẺ. Quy trình nhập khẩu và các chi phí liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ: Quy trình kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của Công ty Trí Tuệ Trẻ: Quá trình kinh doanh nhập khẩu của Công ty Trí Tuệ Trẻ được thực hiện đồng thời trên cả hai thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Trong khi tiến hành các nghiệp vụ thực hiện hợp đồng nhập khẩu, Bộ phận kinh doanh của công ty cũng đồng thời thực hiện các hoạt động tìm kiếm đầu mối tiêu thụ, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng tại thị trường nội địa. Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình kinh doanh nhập khẩu của Công ty Trí Tuệ Trẻ: Các mặt hàng thiết bị nhập khẩu và kinh doanh chính của Công ty: BẢNG 1: CÁC MẶT HÀNG NHẬP KHẨU VÀ KINH DOANH CHÍNH STT Mã SP Tên sản phẩm Xuất xứ 1. RST 150 Màn hình cảm ứng tích hợp bộ vi xử lý RST 150 Netronix – Đài Loan 2. RM 150 Màn hình cảm ứng 15” Netronix – Đài Loan 3. A9- USB Máy in nhiệt dùng cho in hóa đơn bán hàng. Cổng giao tiếp USB. POSBank – H.Quốc 4. A9- Ethernet Máy in nhiệt dùng cho in order bếp. Cổng giao tiếp Ethernet. POSBank – H.Quốc Đây là những mặt hàng thiết bị chính mà Công ty Trí Tuệ Trẻ hiện đang nhập khẩu và phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam, bên cạnh sản phẩm phần mềm công ty hiện đang gia công và sản xuất trong nước. Những sản phẩm này tại thị trường Việt Nam hiện tại vẫn chưa có đơn vị nào có thể sản xuất được do trình độ kỹ thuật công nghệ còn thấp. Do vậy, việc nhập khẩu trực tiếp từ các nhà cung cấp nước ngoài đang là cách duy nhất để công ty đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của khách hàng trong nước, đồng thời cũng là cách để công ty trao đổi và học hỏi kinh nghiệm, áp dụng dần dần công nghệ của các nước để lập kế hoạch tự sản xuất thiết bị sau này. Các chi phí liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Cty Trí Tuệ Trẻ: Các chi phí chính liên quan đến hoạt động nhập khẩu của Công ty Trí Tuệ Trẻ bao gồm: Tiền hàng. Phí vận chuyển hàng hóa. Phí dịch vụ nhập hàng. Phí lưu kho. Lệ phí hải quan. Phí lao vụ. Phí dịch vụ giao nhận hàng. Phí chuyển tiền (nếu có). Quy trình bán hàng và phân phối sản phẩm của Công ty Trí Tuệ Trẻ: Việc phân phối sản phẩm của Công ty thông qua 2 kênh phân phối chính đó là: Phân phối cho các khách hàng lẻ và Phân phối cho các đối tác làm đại lý phân phối cho sản phẩm. Quy trình phân phối sản phẩm cho các khách hàng lẻ: Sơ đồ 3: QUY TRÌNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CHO CÁC KH LẺ Tìm kiếm khách hàng (đi thị trường, giới thiệu, Internet…) (2) Tiếp xúc trực tiếp (Demo sản phẩm) (3) Ký kết hợp đồng mua bán (4) Lên kế hoạch giao hàng (5) Lắp đặt, bảo hành, bảo trì sản phẩm Hẹn gặp Thống nhất Sắp xếp Việc tìm kiếm khách hàng do bộ phận kinh doanh thực hiện và thông qua nhiều cách thức khác nhau, như: tìm kiếm thông tin qua mạng Internet, thông qua việc đi khảo sát thị trường thực tiếp để tìm kiếm thông tin của khách hàng, do các đối tác kinh doanh hoặc do các khách hàng đang sử dụng sản phẩm của Công ty giới thiệu. Hiện nay các phương pháp tìm kiếm khách hàng như trên đều phát huy kết quả tích cực, tuy nhiên phương pháp đạt hiệu quả cao nhất vẫn đang là cách đi khảo sát thị trường trực tiếp và “khách hàng giới thiệu khách hàng”. Tiếp xúc trực tiếp khách hàng để demo sản phẩm: đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quy trình bán hàng, quyết định cho việc lên được hợp đồng kinh tế giữa hai bên. Giai đoạn này thường mất rất nhiều thời gian. Thông thường, trong lĩnh vực này, khách hàng thường mua trọn gói cả hai sản phẩm phần mềm và phần cứng (máy móc thiết bị), do vậy, các tính năng của chương trình phần mềm có đáp ứng được tối đa các yêu cầu quản lý của khách hàng thì khách hàng rất dễ dàng lựa chọn các sản phẩm phần cứng kèm theo. Quy mô của khách hàng càng lớn, yêu cầu quản lý càng cao thì giá trị của hợp đồng ký được chắc chắn sẽ càng lớn. Ký kết hợp đồng mua bán: sau khi khách hàng đã hải lòng về sản phẩm thì sẽ chuyển sang giai đoạn thảo luận về các điều khoản của hợp đồng mua bán hàng hóa, hai bên sẽ thống nhất ký kết hợp đồng về các nội dung như: tổng giá trị hợp đồng, thời gian giao hàng, thời gian thanh toán, phương thức thanh toán, thời gian nghiệm thu chương trình… Hợp đồng dựa trên nguyên tắc “thuận mua vừa bán, đôi bên cùng có lợi”. Lên kế hoạch giao hàng: đây là giai đoạn cũng tương đối quan trọng, thuật ngữ “giao hàng” ở đây chỉ cho cả chương trình phần mềm và phần cứng. Vì phần mềm là sản phẩm trí tuệ và cần cài đặt một cách khoa học lên phần cứng nên kế hoạch để giao hàng và triển khai chương trình phần mềm cần được lên một cách chi tiết cụ thể, đồng thời cũng phải thống nhất thời gian giữa người mua và người bán. Việc giao hàng này phụ thuộc rất nhiều vào sự sắp xếp và thuận tiện của người mua (khách hàng). Lắp đặt, bảo hành, bảo trì sản phẩm: Những gói sản phẩm đặc thù của Trí Tuệ Trẻ cung cấp và thị trường khách hàng ở lĩnh vực này luôn đòi hỏi Trí Tuệ Trẻ cần có khâu lắp đặt chuyên nghiệp, chế độ bảo hành, bảo trì sản phẩm một cách nhanh chóng, kịp thời và hiệu quả nhất. Do vậy, công tác bảo hành bảo trì sản phẩm của Trí Tuệ Trẻ ngày càng được hoàn thiện về nhân sự và ngày một chuyên nghiệp hơn. Quy trình phân phối sản phẩm cho đại lý (đối tác): Sơ đồ 4: QUY TRÌNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CHO ĐẠI LÝ (ĐỐI TÁC) Tìm kiếm đại lý phân phối (hoặc đối tác hợp tác kinh doanh) (2) Trình bày sản phẩm và thương thảo hợp đồng đại lý (3) Ký kết hợp đồng đại lý (4) Phân phối sản phẩm (5) Bảo hành, bảo trì sản phẩm…. Hẹn gặp Thống nhất Sắp xếp Tìm kiếm đại lý phân phối (đối tác kinh doanh): thông qua phương pháp này Trí Tuệ Trẻ có thể nâng cao được doanh số bán thông qua việc đẩy nhanh số lượng tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường. Cách tìm đại lý phân phối sản phẩm, thông thường là thông qua các mối quan hệ, danh tiếng sẵn có của công ty. Bên cạnh đó, công ty cũng thường xuyên tìm kiếm qua mạng Internet, qua các đối tác giới thiệu. Việc này thường do Trưởng phòng kinh doanh hoặc Giám đốc, Tổng Giám đốc thiết lập mối quan hệ. Trình bày sản phẩm và thương thảo hợp đồng đại lý: hai bên sẽ cùng trình bày về công ty, sản phẩm thế mạnh của doanh nghiệp mình, diễn giải cho đối tác biết được lợi ích khi hợp tác cùng nhau, trên cơ sở đôi bên hỗ trợ cho nhau cùng phát triển, đôi bên cùng có lợi. Hoặc đối với những Công ty nhỏ hơn muốn làm đại lý phân phối sản phẩm (độc quyền hoặc không độc quyền) cho Trí Tuệ Trẻ thì Trí Tuệ Trẻ cũng sẽ đưa ra các phương pháp hỗ trợ tốt nhất về mặt tài chính, các chiến dịch Marketing, sản phẩm… để các đối tác có thể thấy được những lợi ích thật sự khi hợp tác với Trí Tuệ Trẻ. Ký kết hợp đồng đại lý: Dựa trên những thỏa thuận đã thống nhất thông qua bàn họp của hai bên, hợp đồng đại lý sẽ được soạn thảo và ký kết. Đại diện pháp luật cao nhất của hai bên sẽ là người đứng ra ký kết hợp đồng đối tác. Bắt đầu từ đây, các hoạt động hợp tác của hai bên sẽ được thực hiện dựa theo những nguyên tắc và điều khoản đã được đề ra và thống nhất. Phân phối sản phẩm: việc phân phối sản phẩm sẽ dựa trên nội dung của những đơn hàng cụ thể, dựa trên giá cả, số lượng, chủng loại, thời gian giao hàng, khách hàng…. Việc phân phối có thể được phân phối tại trụ sở của đại lý cũng có thể giao tận nơi của khách hàng thông qua thỏa thuận của hai bên. Đồng thời, Trí Tuệ Trẻ cũng có tổ chức các buổi hướng dẫn sử dụng cho bộ phận bán hàng của đối tác nắm bắt các tính năng và chủng loại sản phẩm để tạo điều kiện thuận lợi cho đối tác trong khâu bán hàng. Bảo hành, bảo trì sản phẩm: cũng tương tự như khi cung cấp sản phẩm cho các khách hàng lẻ, khi bán hàng cho đối tác, Trí Tuệ Trẻ cũng luôn chú trọng đến khâu bảo hành và bảo trì sản phẩm, hỗ trợ một cách tốt nhất cho đối tác khi các vấn đề liên quan đến sản phẩm xẩy ra. Xác định hiệu quả của hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa của Công ty Trí Tuệ Trẻ: Hiệu quả của hoạt động nhập khẩu: Kim ngạch NK hàng hóa của công ty Trí Tuệ Trẻ qua các năm: Kinh doanh nhập khẩu là một trong những hoạt động chủ yếu của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ. Kim ngạch nhập khẩu của công ty không ngừng tăng lên qua các năm, đó là kết quả của sự mở rộng ngành hàng kinh doanh, mở rộng quan hệ kinh doanh với các đối tác nước ngoài. BẢNG 2: KIM NGẠCH NHẬP KHẨU HÀNG HÓA TỪ NĂM 2006 - 2009 Năm Kim ngạch nhập khẩu thực tế (USD) Mức tăng, giảm so với năm trước Giá trị (USD) Tỷ lệ (%) 2006 3.381.766 _ _ 2007 3.906.955 525.188 15,53 2008 4.349.222 442.267 11,32 2009 4.942.456 593.234 13,64 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm. Nhận xét: Kim ngạch nhập khẩu của Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ luôn có xu hướng tăng trong các năm qua: năm 2007 tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 3.906.955 USD (tăng 15,53% so với năm 2006, đây là tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trong bốn năm qua), năm 2008 tăng 442.267 USD tương đương với 11,32% so với năm 2007, năm 2009 kim ngạch nhập khẩu đạt 4.942.456 USD, tăng 593.234 USD (tương đương với 13,64%) so với năm 2008. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng trong kim ngạch nhập khẩu tương đối ổn định, mức tăng trưởng trung bình là khoảng 12%/năm. Riêng năm 2007, mức tăng kim ngạch nhập khẩu cao hơn hẳn so với các năm khác do có sự mở rộng ngành hàng kinh doanh và sự gia tăng một số đối tác nước ngoài mới. Năm 2008, mức tăng trưởng trong kim ngạch nhập khẩu giảm so với năm 2007 do mức tiêu thụ của các sản phẩm mới không cao, hàng tồn kho của năm 2007 lớn, lạm phát trong nước và thế giới liên tục tăng cao, giá trị đồng USD liên tục tăng cao và biến đổi. Năm 2009, mức tăng trưởng nhập khẩu được phục hồi, một phần do các sản phẩm mới đã có sự phát triển, mở rộng thị phần trong thị trường nội địa, mặt khác, do có sự đầu tư bài bản vào một chiến lược marketing hoàn thiện theo một chương trình thực hiện xuyên suốt một năm đối với tất cả các mặt hàng kinh doanh. Hàng năm, công ty dựa vào sự tăng trưởng của sản lượng tiêu thụ trong nước, dự đoán xu hướng phát triển của thị trường trong nước và thế giới để đề ra kế hoạch nhập khẩu về sản lượng, cơ cấu, thời gian nhập khẩu thích hợp nhất, sản lượng hàng hóa trong một lần nhập… Do đó, sự tăng trưởng trong kim ngạch nhập khẩu còn thể hiện sự tăng trưởng trong hoạt động tiêu thụ hàng nhập khẩu trong nước và sự gia tăng trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa nói chung của toàn doanh nghiệp. Phương thức NK hàng hóa của công ty Trí Tuệ Trẻ qua các năm: Công ty CPĐTCN Trí Tuệ Trẻ thực hiện nhập khẩu hàng hóa dưới hai hình thức chủ yếu là hình thức nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu đại lý. Nhập khẩu trực tiếp là hình thức nhập khẩu mà trong đó người mua (người nhập khẩu) và người bán (người xuất khẩu) thỏa thuận, bàn bạc, thảo luận trực tiếp (hoặc thông qua thư từ, điện tín…) về hàng hóa, giá cả, điều kiện giao dịch, phương thức thanh toán… Theo hình thức này, người nhập khẩu thường tiến hành giao dịch thỏa thuận theo một hợp đồng hay một lô sản phẩm trong một thời kỳ nhập dài. Nhập khẩu đại lý: là hình thức người nhập khẩu ký hợp đồng với các hãng sản xuất để trở thành đại lý phân phối của hãng tại nước mình. Tuy nhiên, khác với hình thức đại lý phân phối cho các hãng trong nước, các doanh nghiệp nhập khẩu đại lý vẫn phải tiến hành các bước của tiến trình nhập khẩu như bình thường, nhưng điểm khác biệt là các điều khoản hợp đồng được thỏa thuận trong thời gian dài, nguồn cung cấp hàng khá ổn định, tính rủi ro thấp hơn so với các hình thức nhập khẩu thông thường. Công ty Trí Tuệ Trẻ thực hiện nhập khẩu chủ yếu dưới hình thức nhập khẩu đại lý với hầu hết các mặt hàng mà công ty kinh doanh, và đều là hình thức đại lý phân phối độc quyền của hãng tại Việt Nam. Với hình thức này, công ty đã tạo ra được một nguồn cung cấp hàng hóa ổn định, tỷ lệ rủi ro trong hoạt động nhập khẩu thấp và được chia sẻ trách nhiệm trong các trường hợp tăng hay giảm giá lớn trên thị trường thế giới, đồng thời không phải cạnh tranh với các công ty nhập khẩu cùng nhãn hiệu khác. Tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu bằng hình thức nhập khẩu đại lý đang được công ty coi trọng và là hình thức nhập khẩu chủ đạo. BẢNG 3: CÁC PHƯƠNG THỨC NHẬP KHẨU HÀNG HÓA 2007- 2008 -2009 HÌNH THỨC NHẬP KHẨU Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) NK trực tiếp 789.205 20,2% 478.414 11% 504.130 10,2% NK đại lý 3.117.750 79,8% 3.780.807 89% 4.438.325 89,8% TỔNG 3.906.955 100% 4.349.222 100% 4.942.456 100% Nguồn: Báo cáo nội bộ công ty của phòng xuất nhập khẩu. Nhận xét: Từ bảng trên có thể thấy, tỷ trọng hàng hóa nhập theo hình thức nhập khẩu trực tiếp giảm từ 20,2% năm 2007 xuống còn 11% năm 2008, đồng thời giảm cả về giá trị tuyệt đối xuống còn 478.414 USD so với 789.205 USD năm 2007. Năm 2009, tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu theo hình thức trực tiếp giảm tỷ trọng xuống còn 10,2% nhưng tăng lên về giá trị tuyệt đối đạt 504.130 USD. Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu theo phương thức nhập khẩu đại lý luôn đạt mức cao nhất tăng từ 79,8% năm 2007 lên 89,8% vào năm 2009. Về mặt giá trị tuyệt đối, kim ngạch nhập khẩu theo phương thức này tăng bình quân khoảng 5 – 6%/năm, từ 3.117.750 USD năm 2007 lên mức 4.438.325 USD vào năm 2009. Sự thay đổi trong cơ cấu nhập khẩu theo hình thức nhập cho thấy xu hướng nhập khẩu của công ty là tăng cường nhập khẩu theo hình thức nhập khẩu đại lý và giảm tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu trực tiếp. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu theo phương thức nhập khẩu trực tiếp giảm đáng kể do công ty đã chuyển sang làm đại lý phân phối độc quyền cho hãng POSBank (Hàn Quốc) mà công ty nhập khẩu trực tiếp năm 2007. Trên thực tế, ở hình thức nhập khẩu đại lý, công ty đều nhập với tư cách là đại lý độc quyền trên thị trường Việt Nam. Xu hướng này cho thấy công ty đang tập trung vào những sản phẩm mà công ty có quyền phân phối độc quyền. Với những sản phẩm này, công ty không gặp phải sự cạnh tranh từ các nhà nhập khẩu cùng loại khác, đồng thời đây cũng là những hình thức nhập khẩu mà công ty ít có khả năng gặp rủi ro nhất trong việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Mặt khác, các sản phẩm độc quyền sẽ gắn liền với tên tuổi của công ty, có khả năng tạo ra danh tiếng cho công ty trên thị trường nội địa. Thị trường nhập khẩu hàng hóa: Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty Trí Tuệ Trẻ luôn tìm cách mở rộng mối quan hệ bạn hàng với các đối tác nước ngoài theo hướng nhằm đa dạng hóa nguồn cung cấp hàng hóa cho doanh nghiệp. Khả năng mở rộng nguồn hàng nhập khẩu còn thể hiện uy tín của công ty trên thị trường thế giới, đặc biệt là đối với các hợp đồng đại lý phân phối độc uyền tại Việt Nam. Hiện nay, thị trường nhập khẩu chủ yếu của doanh nghiệp là: Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc. Các hãng nhập khẩu chính là : • Tại Hàn Quốc: POSBank Co, Ltd. (Trụ sở văn phòng chính tại Seoul). • Tại Đài Loan: Netronix Co. Ltd, LaBau Company. • Tại Trung Quốc: Tisso Company. BẢNG 4: CƠ CẤU KIM NGẠCH NHẬP KHẨU THEO TỪNG THỊ TRƯỜNG THỊ TRƯỜNG Năm 2008 Năm 2009 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) ĐÀI LOAN 1.217.782 30,5 1.507.449 28 HÀN QUỐC 2.953.122 65,53 3.238.791 67,9 TRUNG QUỐC 178.318 3,97 196.215 4,1 TỔNG 4.439.222 100 4.942.456 100 Nguồn: Báo cáo nội bộ công ty của phòng xuất nhập khẩu. Nhận xét: Từ bảng trên có thể thấy kim ngạch nhập khẩu của công ty trên cả ba khu vực thị trường đều tăng lên: tại thị trường Đài Loan kim ngạch nhập khẩu tăng 289.667 USD (khoảng 23,9%), tại thị trường Hàn Quốc kim ngạch nhập khẩu tăng 285.670 USD (khoảng 9,76%) và tại thị trường Trung Quốc tăng 17.897 USD (khoảng 10,1%). Về khía cạnh tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu, ta thấy công ty chủ yếu nhập khẩu từ hai thị trường là Hàn Quốc và Đài Loan, thị trường Trung Quốc chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn công ty. Đứng đầu trong tỷ trọng nhập khẩu của công ty là thị trường Hàn Quốc, năm 2008, tỷ trọng nhập khẩu tại thị trường này là 65,53% và năm 2009 tăng lên 67,9%. Kim ngạch nhập khẩu tại thị trường Đài Loan tuy có sự tăng lên về giá trị song tỷ trọng năm 2009 lại giảm xuống 28% so với 30,5% năm 2008. Kim ngạch nhập khẩu tại thị trường Hàn Quốc có xu hướng tăng lên cả về giá trị và tỷ trọng. Hiện nay, các sản phẩm kinh doanh tại công ty chủ yếu là sản phẩm nhập từ Hàn Quốc và Đài Loan. Ngoài ra, do đã quen thuộc với khu vực thị trường này nên công ty cũng thường xuyên có sự tìm kiếm bạn hàng mới, mở rộng ngành hàng kinh doanh tại đây, ví dụ như sự gia nhập của sản phẩm Sable trong năm 2008. Tại thị trường Trung Quốc, công ty chỉ thực hiện nhập khẩu đối với mặt hàng két đưng tiền. Tuy nhiên, sự thay đổi trong cơ cấu nhập khẩu cũng cho thấy công ty có xu hướng quan tâm hơn tới thị trường Trung Quốc, đây là một thị trường gần gũi với người tiêu dùng Việt Nam, có khả năng cạnh tranh về giá cao. Với sự tham gia của thị trường Trung Quốc, công ty sẽ có sự mở rộng về đối tượng khách hàng là những nhà hàng, cafe, quán ăn… có quy mô nhỏ và bình dân. Cơ cấu các loại hàng hóa nhập khẩu: Theo giấy phép đăng ký kinh doanh, ngành hàng kinh doanh của Công ty Trí Tuệ Trẻ hết sức đa dạng. Trên thực tế, công ty đang thực hiện nhập khẩu hai nhóm hàng chính: Màn hình cảm ứng tích hợp bộ vi xử lý (Máy POS) và máy in nhiệt các loại. BẢNG 5: CƠ CẤU CÁC LOẠI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NĂM 2008 – 2009: TÊN HÀNG NĂM 2008 NĂM 2009 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Máy POS 2.044.134 49% 2.125.256 43% Máy in nhiệt 1.739.689 40% 2.224.105 45% Loại khác 565.399 11% 593.095 12% TỔNG 4.942.456 100 4.349.222 100 Nguồn: Báo cáo nội bộ công ty của phòng xuất nhập khẩu. Nhận xét: Theo bảng trên, sản phẩm Máy POS và máy in nhiệt chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng kim ngạch nhập khẩu của toàn công ty. Năm 2008, tỷ trọng nhập khẩu của loại sản phẩm máy POS là 49% và của Máy in nhiệt là 40%. Năm 2009, tỷ trọng nhập khẩu của Máy POS là 43%, đạt giá trị 2.125.256 USD và của Máy in nhiệt là 45%, đạt giá trị 2.224.105 USD. Các sản phẩm khác như két đựng tiền, đầu đọc thẻ, màn hình cảm ứng… chỉ chiếm 12%, đạt giá trị 593.095 USD. Trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu có sự tăng lên về tỷ trọng của sản phẩm máy in nhiệt, tăng từ 40% lên 45% năm 2009, và tỷ trọng của sản phẩm máy POS giảm từ 49% xuống 43%, đồng thời các sản phẩm khác tăng từ 10% lên 12%. Sự thay đổi trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu là do tình hình tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu trên thị trường trong nước và được thay đổi theo hướng tăng các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao và giảm tỷ trọng hàng hóa có tỷ suất lợi nhuận thấp. Trong đó, Máy POS là sản phẩm có giá trị trên một đơn vị sản phẩm cao, nên mặc dù đem lại doanh thu cao hơn so với các sản phẩm khác nhưng sản lượng tiêu thụ lại không cao. Bên cạnh đó, sản phẩm máy in nhiệt có tiềm năng tiêu thụ cao, đồng thời lại có tỷ suất lợi nhuận cao. Mặt khác, máy in nhiệt được doanh nghiệp nhập khẩu từ nhiều nước, phù hợp với những phân đoạn thị trường khác nhau (khách hàng là những nhà hàng có quy mô lớn, quy mô trung bình hoặc nhỏ). Các sản phẩm thuộc loại khác của công ty mới chỉ ở giai đoạn đầu đưa vào kinh doanh và sẽ được tăng tỷ trọng trong các năm tới. Tình hình thực hiện kế hoạch nhập khẩu: Theo quy trình kinh doanh nhập khẩu hàng hóa, hàng năm công ty đều đặt ra kế hoạch nhập khẩu dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường, kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu của kỳ trước, tới trước mỗi đợt nhập khẩu, công ty lại tiến hành cụ thể hóa các chỉ tiêu nhập khẩu. Trong những năm gần đây, kế hoạch nhập khẩu của công ty đặt ra luôn được hoàn thành vượt mức đặt ra đầu năm. NĂM KẾ HOẠCH (VNĐ) THỰC HIỆN (VNĐ) %THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 2007 3.339.000.000 3.906.955.000 115 2008 3.954.000.000 4.349.222.000 110 2009 4.298.000.000 4.942.456.000 117 BẢNG 6: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NHẬP KHẨU NĂM 2007-2009 Nguồn: So sánh kế hoạch kinh doanh và báo cáo kết quả kinh doanh các năm. Nhận xét: Trong những năm gần đây, công ty luôn thực hiện nhập khẩu cao hơn so với kế hoạch đặt ra. Năm 2007, công ty thực hiện vượt kế hoạch 15%, năm 2008 thực hiện vựơt so với kế hoạch 10% và năm 2009 là 17%. Trên thực tế, kim ngạch nhập khẩu được thực hiện một phần dựa theo kế hoạch do ban giám đốc đặt ra. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, công ty dựa và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan tot nghiep_20102010_Ny08HQT1.doc
Tài liệu liên quan