Khóa luận Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Thuận An giai đoạn 2006 - 2008

MỤC LỤC

# "

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN.1

1.1 Cơsởhình thành đềtài.1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.2

1.2.1 Mục tiêu chung.2

1.2.2 Mục tiêu cụthể.2

1.3 Phạm vi nghiên cứu.2

1.4 Ý nghĩa nghiên cứu .2

CHƯƠNG 2 CƠSỞLÝ THUYẾT.3

2.1 Khái niệm và vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh.3

2.1.1 Khái niệm.3

2.1.2 Vai trò.3

2.1.3 Nội dung cơbản của phân tích hoạt động kinh doanh.3

2.2 Khái niệm vềdoanh thu, chi phí, lợi nhuận.4

2.2.1 Khái niệm vềdoanh thu.4

2.2.2 Khái niệm vềchi phí.4

2.2.3 Khái niệm vềtỉsuất chi phí.4

2.2.4 Khái niệm vềlợi nhuận.4

2.3 Một sốchỉsốtài chính.5

2.3.1 Tỷsốthanh toán (Liquidity Ratios).5

2.3.2 Tỷsốhoạt động (Activity ratios).5

2.3.3 Tỷsố đòn bẩy tài chính (Financial leverage ratios).6

2.3.4 Tỷsốlợi nhuận (Prifitability ratios).6

2.4 Ma trận SWOT.7

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀCÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT

VÀ DỊCH VỤTHUẬN AN.8

3.1 Các thông tin cơbản vềcông ty.8

3.2 Tóm tắt lịch sửhình thành và phát triển .9

CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .10 U

4.1 Thiết kếnghiên cứu.10

4.2 Phương pháp thu thập dữliệu .11

4.2.1 Thu thập dữliệu thứcấp .11

4.2.2 Thu thập dữliệu sơcấp .11

4.3 Phương pháp phân tích và xửlý sốliệu .12

CHƯƠNG 5 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA

CÔNG TY TNHH THUẬN AN GIAI ĐOẠN 2006-2008.14

5.1 Phân tích tình hình chung vềkết quảhoạt động kinh doanh của công ty.14

5.1.1 Phân tích báo cáo tài chính.14

5.1.1.1 Kết quảhoạt động kinh doanh.14

5.1.1.2 Cân đối kếtoán.18

5.1.2 Phân tích các chỉsốtài chính.20

5.2 Phân tích tình hình tiêu thụsản phẩm.22

5.2.1 Tình hình tiêu thụsản phẩm theo cơcấu mặt hàng.22

5.2.2 Tình hình tiêu thụsản phẩm theo cơcấu thịtrường.23

5.3 Phân tích tình hình thu mua nguyên liệu.25

CHƯƠNG 6 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

THUẬN AN.27

6.1 Phân tích môi trường nội bộ.27

6.1.1 Các hoạt động chủyếu của công ty Thuận An.27

6.1.2 Các hoạt động hỗtrợcủa công ty Thuận An.33

6.1.3 Điểm mạnh và điểm yếu của công ty Thuận An.37

6.2 Phân tích môi trường bên ngoài.37

6.2.1 Phân tích môi trường vĩmô.37

6.2.2 Phân tích môi trường tác nghiệp .41

6.2.3 Cơhội và thách thức của công ty Thuận An từbên ngoài.48

6.3 Một sốgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh của công ty

Thuận An.49

6.3.1 Xây dựng ma trận SWOT.49

6.3.2 Một sốgiải pháp nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động kinh doanh.49

CHƯƠNG 7 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.51

7.1 Kết luận.51

7.1.1 Hạn chế.51

7.1.2 Đềxuất nghiên cứu tiếp theo.51

7.2 Kiến nghị.52

7.2.1 Đối với Nhà Nước .52

7.2.2 Đối với Công ty.52

pdf61 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1459 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty Thuận An giai đoạn 2006 - 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh của công ty vừa có lợi lại vừa tiềm ẩn nguy cơ rủi ro. Nợ phải trả của công ty trong năm 2008 chiếm 73%, cho thấy công ty có khả năng huy động vốn kinh doanh là rất tốt. Tuy nhiên, nợ phải trả cao sẽ gây bất lợi cho tài chính công ty nếu các chủ nợ đồng loạt gây bất lợi, điều này nhắc nhở bộ phận tài chính cần phải có những biện pháp quản lý tài chính hợp lý. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008 SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 20 5.1.2 Phân tích các chỉ số tài chính Phân tích các chỉ số tài chính giúp công ty xem xét và đánh giá mức độ linh hoạt và khả năng chi trả hay năng lực tài chính của mình trong những năm qua. Từ đó, công ty sẽ có biện pháp tác động nhằm phát huy những lợi thế và hạn chế những hạn chế. Phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ số tài chính như sau: Bảng 5.7: Các chỉ số tài chính Năm STT Các chỉ số tài chính ĐVT 2006 2007 2008 1 Khả năng thanh toán 1.1 Khả năng thanh toán hiện hành (Rc) Lần 1.1 1.0 1.1 1.2 Khả năng thanh toán nhanh (Rq) Lần 0.7 0.2 0.4 2 Tỷ số hoạt động 2.1 Số vòng quay các khoản phải thu 16 18.5 9.1 2.2 Số vòng quay hàng tồn kho 11.6 3.0 2.0 2.3 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 1.4 1.0 2.0 2.4 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 1.1 0.7 0.8 3 Tỷ số đòn bẫy tài chính Tỷ số nợ % 57 50 70 4 Các tỷ số sinh lợi 4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) % 9.0 9.8 6 4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) % 23 14 17 4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) % 9.8 6.9 4.7 (Nguồn: Tính toán theo báo cáo tài chính của phòng Tài chính-kế toán) Tỷ số về khả năng thanh toán Qua phân tích, tỷ số Rc của công ty là trung bình 1.1 từ năm 2006-2008, khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn chỉ ở mức trung bình. Tương tự, Rq(2008) = 0.4 > Rq(2007) = 0.2 là do hàng tồn kho của công ty năm sau ít hơn năm trước, khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ của công ty năm 2008 đã tốt hơn năm 2007. Như vậy, kết luận rằng khả năng thanh toán của công ty của năm 2008 đã Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008 SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 21 tốt hơn năm 2007, tuy khả năng thanh toán còn thấp. Qua đó, công ty ngày càng tạo được uy tín với khách hàng. Tỷ số về hoạt động ™ Kết quả phân tích trên cho thấy vòng quay hàng tồn kho và số vòng quay các khoản phải thu của năm 2008 đã được rút ngắn hơn so với năm 2007. Cho thấy công ty đã kiểm soát hàng tồn kho và thu tiền khách hàng ngày càng tốt hơn. ™ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định: Đây là chỉ số thể hiện hiệu suất giữa doanh thu tiêu thụ và các máy móc thiết bị. Năm 2007 là 1.0 nhỏ hơn năm 2008 là 2.0, cho thấy công ty tận dụng thiết bị công nghệ để tăng doanh thu ngày một tốt hơn. ™ Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản: Chỉ số này của công ty là khá thấp, năm 2007 là 0.7 và năm 2008 là 0.8. Tức là 1 đồng vốn chỉ thu về 0.7-0.8 đồng. thể hiện qui mô đầu tư của doanh nghiệp có hiệu quả chưa tốt. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư đã có tiến triển tốt hơn. Tỷ số đòn bẫy tài chính Tỷ số nợ của công ty Thuận An năm 2008 lớn hơn nhiều so với năm 2007 (70% > 50%). Chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã tạo được uy tín với các nguồn tài trợ vốn kinh doanh, nhất là các ngân hàng. Điều này cho thấy công ty có khả năng huy động vốn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các chỉ số sinh lợi ™ Tỉ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS): Tỷ số này ở mức trung bình, năm 2007 (9.8%) cao hơn năm 2008 (6%) nguyên nhân do công ty đầu tư mới về thiết bị nhiều hơn nên lợi nhuận có xu hướng giảm. ™ Tỉ số lợi nhuận trên vốn tự có (ROE): Tỷ số này cũng ở mức tương đối, năm 2008 (17%) lớn hơn năm 2007 (14%), với nguồn vốn tự có của công ty sẽ tạo ra một giá trị lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. ™ Tỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA): Tỷ số này đã giảm từ 6.9% (năm 2007) xuống còn 4.7% (năm 2008), điều này cho thấy công ty chưa sử dụng hết tài sản đầu tư ban đầu để có lợi nhuận tốt. Do công ty chỉ mới đầu tư thiết bị trong khoản thời gian đầu năm 2008. Qua quá trình phân tích, nhìn chung các chỉ số tài chính của doanh công ty là tương đối tốt và có chiều hướng tăng. Điều này có thể kết luận công ty đang hoạt động hiệu quả và có thể sử dụng nguồn lực tài chính của mình đầu tư và phát triển cao hơn. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008 SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 22 5.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm 5.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng giúp công ty đánh giá đâu là mặt hàng chủ lực của công ty. Qua đó, công ty sẽ đề ra những biện pháp đẩy mạnh đầu tư cho sản xuất sản phẩm chủ lực mang lại hiệu quả cao và có thể đa dạng hóa sản phẩm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Ngành thủy sản là ngành kinh tế được Nhà nước khuyến khích phát triển. Nhà nước đã có những chính sách ưu đãi các doanh nghiệp thủy sản, nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản. Hiện nay, xuất khẩu thủy sản mang lại nguồn ngoại tệ rất lớn. Kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục hàng năm đã thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Nhận thấy lợi ích to lớn từ xuất khẩu thủy sản, công ty Thuận An đã xuất khẩu cá tra, cá ba sa và những sản phẩm thu được từ cá tra, cá ba sa vào đầu năm 2008. Bảng 5.8: Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu mặt hàng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Giá trị (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Cá phi lê 35.151.978 63 43.938.168 65 149.304.414 75 Bột cá 15.065.133 27 18.927.211 28 39.814.510 20 Dầu cá 5.579.679 10 4.731.802 7 9.953.628 5 Tổng cộng 55.796.790 100 67.597.182 100 199.072.552 100 (Nguồn: Tính toán theo số liệu Phòng kế hoạch-kinh doanh) Công ty Thuận An với những trang thiết bị máy móc hiện đại bước đầu chỉ sản xuất cá tra, cá ba sa. Hiện tại, chỉ sản xuất những sản phẩm như: cá phi lê, bột cá tươi, bột cá khô, dầu cá. Nhìn vào bảng số liệu ở trên ta thấy, năm 2006 doanh thu từ sản phẩm cá phi lê chiếm tỷ trọng cao nhất 63% đạt hơn 35 tỷ đồng, thấp nhất là sản phẩm dầu cá 10% đạt hơn 5 tỷ đồng. Năm 2007, nhìn chung tỷ trọng sản phẩm không thay đổi, sản phẩm cá phi lê vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất là 65% đạt 43 tỷ đồng, tỷ trọng dầu cá thấp nhất là 7% đạt gần 5 tỷ đồng. Đầu năm 2008 công ty Thuận An đã có sản phẩm xuất khẩu nên giá trị tăng đột biến. Sản phẩm có phi lê chiếm tỷ trọng cao nhất 75% đạt 149 tỷ đồng, sản phẩm dầu cá chiếm tỷ trọng thấp nhất 5% đạt gần 10 tỷ đồng. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008 Tuy mới bắt đầu xuất khẩu đầu năm 2008 nhưng kim ngạch xuất khẩu của công ty là khá cao chiếm 32% tổng doanh thu, với những sản phẩm truyền thống của công ty. Cụ thể như sau: Biểu đồ 5.2: Kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng năm 2008 Giá trị (USD) 733,863 20% 183,466 5% 2,751,986 75% Cá phi lê Bột cá Dầu cá Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy được cá phi lê chiếm tỷ trọng 75%, hiện đang là sản phẩm chủ lực của công ty đối với thị trường xuất khẩu. Năm 2008, cá phi lê đã mang về cho công ty gần 3 triệu đô la Mỹ, tiếp theo là sản phẩm bột cá mang về cho công ty hơn 7 nghìn đô la Mỹ, thấp nhất là sản phẩm dầu cá khoản 183 nghìn đô la Mỹ. Công ty Thuận An tuy chỉ mới xuất khẩu nhưng doanh thu đã tăng đột biến cho thấy xuất khẩu mang lại lợi ích rất lớn. Công ty cần tập trung phát triển mạnh sản phẩm cá phi lê nhằm tận dụng tối đa kim ngạch thu về. 5.2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm theo cơ cấu thị trường Trong hoạt động sản xuất kinh doanh việc đánh giá khả năng tiêu thụ của công ty là yếu tố quan trọng giúp công ty xác định được mức độ tăng trưởng và phát triển của công ty thông qua việc gia tăng sản lượng tiêu thụ trên thị trường, đồng thời cũng xác định được sự trưởng thành của công ty. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì việc tìm kiếm thị trường và xác định thị trường mục tiêu là điều hết sức quan trọng giúp công ty có những biện pháp nhằm chiếm lĩnh thị trường và mở rộng thị trường để khai thác tối đa lợi ích mang lại lợi nhuận cao nhất. Công ty Thuận An trước năm 2008 chủ yếu hoạt động ở thị trường nội địa. Đầu năm 2008, công ty bắt đầu xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, nhưng tỷ trọng vẫn còn thấp so với trong nước. Thị trường nước ngoài của công ty hiện nay là một vài nước ở Châu âu như: Đức, Tây Ban Nha, Estonia và những nước Châu Á như: Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan. SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 23 Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008 SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 24 Bảng 5.9: Tình hình tiêu thụ theo cơ cấu thị trường Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thị trường Giá trị (Nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (Nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Ngoài nước - - - - 64.213.310 32 Châu Á - - - - 7.389.375 3,6 Hàn Quốc - - - - 245.656 0,1 Đài Loan - - - - 2.345.676 1,2 Malaysia - - - - 4.798.043 2,3 Châu Âu - - - - 56.823.935 28,4 Estonia - - - - 723.800 0,4 Đức - - - - 24.119.305 12 Tây Ban Nha - - - - 31.980.830 16 Trong nước 55.796.790 100 67.597.182 100 127.469.867 68 Tổng 55.796.790 100 67.597.182 100 199.072.552 100 (Nguồn: Phòng Kế hoạch-Kinh doanh) Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Thuận An ở trong nước vẫn còn chiếm tỷ trọng khá lớn 68% đạt 127 tỷ đồng. Thị trường nước ngoài chỉ chiếm 32% đạt 64 tỷ đồng. Công ty Thuận An chủ yếu xuất sang các nước Châu Âu như Đức và Tây Ban Nha chiếm tỷ trọng lớn nhất ở thị trường nước ngoài 28,4%/32% đạt 56 tỷ đồng. Ngoài ra, công ty còn phát triển sản phẩm sang những thị trường Châu Á: Malaysia hơn 4 tỷ đồng, Đài Loan hơn 2 tỷ đồng. Tuy chỉ mới bắt đầu xuất khẩu sản phẩm nhưng có thể thấy công ty Thuận An đang hướng đến thị trường Châu Âu. Trong tương lai công ty sẽ tìm kiếm thêm những thị trường tiềm năng và xem Châu Âu là thị trường chủ lực của mình. Theo hiệp hội xuất khẩu và chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP) thì công ty Thuận An chỉ xuất khẩu với sản lượng 1.635 tấn nhưng kim ngạch tới 3.669.332 đô la Mỹ. Cho thấy xuất khẩu mang lại giá trị rất lớn. Công ty cần khai thác thêm nhiều thị trường để tăng sản lượng tiêu thụ nâng cao lợi nhuận kinh doanh. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008 SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 25 5.3 Phân tích tình hình thu mua nguyên liệu Cá tra và cá basa là nguyên liệu chính cho hoạt động sản xuất của Công ty. Đây là những loại cá nước ngọt có các đặc tính sinh học nổi bật là dễ nuôi, ít bệnh, sinh sản nhiều, thích hợp với điều kiện môi trường vùng nước tại khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long. Là đặc sản của sông Mêkông, cá tra (có tên khoa học là Pangasius Hypophthalmus) và cá basa (với tên Pangasius Bocourti) là loại cá da trơn, thường hay được gọi với tên cá bụng do phần bụng cá to và nhiều mỡ sống ở vùng hạ lưu sông Mêkông. Do điều kiện thời tiết của vùng ĐBSCL rất thuận lợi cho việc nuôi cá quanh năm, nên giá thu mua cũng như sản lượng các loại cá nguyên liệu của Công ty Thuận An tương đối ổn định. Công ty luôn đảm bảo đủ nguyên liệu dự trữ cho 1 tháng sản xuất, đáp ứng các đơn đặt hàng trong trường hợp có biến động về nguồn cung ứng, giá cả... và những nguyên nhân khách quan khác. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008 SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 26 Tình hình thu mua nguyên liệu trong những năm vừa qua của công ty Thuận An cụ thể như sau: Bảng 5.10: Tình hình thu mua nguyên liệu của công ty Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Mặt hàng Giá trị (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (nghìn đồng) Tỷ trọng (%) Phụ phẩm đầu xương 5.759.739 14,3 6.901.591 12,2 30.934.445 15 Cá nguyên liệu 33.405.542 84,2 48.254.569 85,3 173.851.582 84,3 Phi lê tươi 113.827 0,3 565.704 1 824.918 0,4 Bột cá tươi 478.345 1,2 848.556 1,5 2.680.985 1,3 Tổng 39.757.453 100 56.570.421 100 206.229.635 100 (Nguồn: Tổ thu mua nguyên vật liệu) Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng thu mua những loại cá nguyên liệu nhìn chung là ổn định qua từng năm. Cá nguyên liệu nguyên con luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm trên 80% tỷ trọng tổng nguyên liệu thu mua và nguyên liệu cá phi lê tươi thì chiếm tỷ trọng thấp nhất, điều này là do công ty mua ngoài để cung cấp kịp thời cho khách hàng trong lúc công ty không kịp sản xuất. Qua phân tích tình hình thu mua nguyên liệu của công ty ta nhận thấy công ty Thuận An vẫn còn duy trì nguyên liệu cá phi lê tươi. Tuy tỷ trọng của loại nguyên liệu này thấp nhưng điều này cho thấy công ty chưa hoàn thiện được công tác thu mua và sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Tóm lại, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Thuận An nhìn chung là hiệu quả. Quy mô kinh doanh của công ty đã được mở rộng rất nhanh, doanh thu và lợi nhuận ngày càng tăng. Đặt biệt, hiệu quả kinh doanh của công ty phát triển nhanh chóng từ khi công ty bắt đầu xuất khẩu sản phẩm thủy sản ra nước ngoài. Đầu năm 2008, công ty đã đầu tư xây dựng mới một xí nghiệp nên tình hình kinh doanh của công ty đã tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, công ty vẫn còn một số khuyến điểm như: thị trường xuất khẩu hạn hẹp, công tác thu mua nguyên liệu, vốn vay kinh doanh, cần được khắc phục nhanh chóng trong tương lai để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty và khẳng định thương hiệu của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008 SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 27 CHƯƠNG 6 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY THUẬN AN 6.1 Phân tích môi trường nội bộ 6.1.1 Các hoạt động chủ yếu của công ty Thuận An Hoạt động cung ứng đầu vào Hoạt động cung ứng đầu vào của công ty, bao gồm các hoạt động liên quan đến việc nhận tồn kho và quản lý đầu vào. Các hoạt động này được kiểm soát một cách chặt chẽ. ™ Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là sản xuất, kinh doanh cá phi lê, cá nguyên con và bột cá, vì thế quản lý nguồn nguyên liệu ở đây bao gồm: quản lý về số lượng và chất lượng của nguồn cá tra đầu vào. ƒ Hoạt động quản lý số lượng cá: tổ chức thu mua cá nguyên liệu, chế biến và xuất khẩu ra nước ngoài theo một dây chuyền liên tục, mua bao nhiêu xuất bấy nhiêu, không để hòa lẫn nguyên liệu từ nhiều nguồn. Đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều. Điều này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp bán được giá cao hơn. ƒ Hoạt động quản lý chất lượng cá: công ty chỉ thu mua nguyên liệu cá từ các nông dân có áp dụng quy trình nuôi cá đảm bảo chất lượng xuất khẩu. Khi công ty ký hợp đồng thu mua nguyên liệu từ các nông dân luôn kèm theo bảng cam kết từ phía nông dân về chất lượng cá. Điều này giúp công ty tránh rủi ro khi có sản phẩm không đạt chất lượng. ™ Việc kiểm soát tồn kho của công ty bao gồm: Tồn kho nguyên vật liệu phục vụ cho chế biến, tồn kho lao động, vốn hoạt động phục vụ cho toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, tồn kho cá và bột cá thành phẩm phục vụ cho việc tiêu thụ,công ty áp dụng hệ thống kiểm soát tồn kho liên tục, cụ thể như sau: ƒ công ty luôn có một đội ngũ công nhân viên ổn định để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và dịch vụ. Đội ngũ công nhân viên này được bố trí làm việc trong từng bộ phận khác nhau để đảm bảo quá trình hoạt động liên tục. Việc giữ chân đội ngũ công nhân viên này sẽ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bởi trong bất kì lĩnh vực nào ngoài các yếu tố khác, con người là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của công ty. Khách hàng không chỉ muốn thứ họ cần mà còn muốn có nó đúng lúc, thậm chí có ngay. Do đó, chỉ có đội ngũ công nhân viên ổn định và giàu kinh nghiệm thì công ty mới làm gia tăng giá trị khách hàng một cách bền vững nhất. ƒ Nhu cầu tiêu thụ cá ngày càng tăng. Do đó, việc tồn kho thường xuyên là tất yếu. Việc tồn kho này tương đối quan trọng, nó góp phần tạo nên thu nhập ổn định cho công ty. Chất lượng của cá luôn là vấn đề lớn, vì chất lượng quyết định giá cả. Để có được cá chất lượng, quá trình tồn kho được kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu thu mua, chế biến và bảo quản. Công ty luôn giữ mức tồn kho hợp lý để đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng với mức chi phí thấp nhất. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008 SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 28 ƒ Quản lý tài chính đảm bảo khi cần và ở mức thấp nhất nhằm tránh rủi ro tài chính và giữ vững uy tín của công ty trên thị trường. Tóm lại: Qua quá trình phân tích các hoạt động đầu vào của công ty cho thấy công ty quản lý các yếu tố đầu vào một cách chặt chẽ. Nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định và chất lượng như thế sẽ giúp cho công ty hoạt động liên tục, giảm chi phí, giảm thời gian nhàn rỗi và làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Ngoài ra, với tiềm năng phát triển, để đảm bảo các đơn đặt hàng lớn, công ty có xu hướng tăng tồn kho để tăng khả năng thỏa mãn yêu cầu dịch vụ khách hàng. Như thế, chi phí cho việc tồn kho sẽ tăng, nhưng chi phí tổn thất do khách hàng không hài lòng, chi phí mất khách hàng sẽ giảm. Vận hành Quá trình vận hành của công ty gồm các hoạt động chuyển các yếu đầu vào thành sản phẩm cuối cùng cho tiêu thụ là cá phi lê, cá nguyên con và bột cá. Cụ thể các hoạt động như sau: ™ Quy trình chế biến cá phi lê đông lạnh Nguyên liệu cung cấp cho nhà máy được vận chuyển bằng các xe chuyên dùng ở điều kiện bảo quản nhỏ hơn bốn độ. Tại xí nghiệp nhân viên kiểm tra phương pháp bảo quản, nhiệt độ, nguồn gốc , hóa chất bảo quản,số lượng từng lô hàng của đại lý cung cấp. Đảm bảo nguyên liệu cung cấp cho nhà máy đạt tiêu chuẩn dùng trong chế biến thực phẩm như: độ tươi, sống, không dịch bệnh. Sau đó, nguyên liệu được rửa qua nước sạch ở nhiệt độ nhỏ hơn sáu độ và tần suất thay nước phải theo đúng quy định hai mươi sọt thay nước một lần (mỗi sọt từ 12-15 kg). Cứ 10 sọt thêm đá một lần. Kết tiếp, nguyên lệu được chuyển qua khâu xử lý dùng dao chuyên dụng cắt đầu bỏ nội tạng sau đó rửa sạch máu cá và nhớt, nhiệt độ nước rửa và tần suất thay nước phải theo đúng quy định: tần suất thay nước khoảng 120kg/lần. Rửa khoảng 40kg bổ sung đá 1 lần. Cá sau khi rửa sẽ được cho vào rổ nhựa để ráo. Tiếp theo dùng dao chuyên dùng tách thịt cá làm 2 miếng, lạng da,lóc mỡ, vanh gọn và rửa sạch trước khi đưa đến phân cở, cân và kiểm tra chất lượng. Tiến hành xếp cá vào khuôn, số lượng miếng/hàng tùy theo từng cỡ, 2- 5kg/block. Hàng xếp khung xong cho vào tủ ngay nhiệt độ cấp đông từ âm 35-40 độ, thời gian cấp đông từ 3-4 giờ. Sau khi hạ nhiệt độ cấp đông cá được tách khuôn,mạ băng. Nhiệt độ và tần suất thay nước phải đúng theo quy định, nhiệt độ nước mạ băng nhỏ hơn 3 độ và thay nước mạ băng khoảng 100kg. Cá sau khi mạ băng, để ráo cho vào túi PE/PA và cho vào thùng carton, cứ 5-10kg/thùng carton. Bên ngoài bao bì ghi rõ: tên sản phẩm, nhà sản xuất, mã số lô hàng, ngày tháng năm sản xuất. ™ Quy trình chế biến dạng cá nguyên con Nguyên liệu cung cấp cho nhà máy được vận chuyển bằng các xe chuyên dùng ở điều kiện bảo quản nhỏ hơn bốn độ. Tại xí nghiệp nhân viên kiểm tra phương pháp bảo quản, nhiệt độ, nguồn gốc , hóa chất bảo quản,số lượng Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008 SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 29 từng lô hàng của đại lý cung cấp. Đảm bảo nguyên liệu cung cấp cho nhà máy đạt tiêu chuẩn dùng trong chế biến thực phẩm như: độ tươi, sống, không dịch bệnh. Tiến hành cân và phân loại nguyên liệu. Sau đó, nguyên liệu được rửa qua nước sạch ở nhiệt độ nhỏ hơn sáu độ và tần suất thay nước phải theo đúng quy định hai mươi sọt thay nước một lần (mỗi sọt từ 12-15 kg). Cứ 10 sọt thêm đá một lần. Kết tiếp, nguyên lệu được chuyển qua khâu xử lý dùng dao chuyên dụng cắt đầu bỏ nội tạng sau đó rửa sạch máu cá và nhớt, nhiệt độ nước rửa và tần suất thay nước phải theo đúng quy định: tần suất thay nước khoảng 120kg/lần. Rửa khoảng 40kg bổ sung đá 1 lần. Cá sau khi rửa sẽ được cho vào rổ nhựa để ráo. Tiếp theo, tiến hành cân và kiểm tra chất lượng và xếp cá vào khuôn, số con/hàng tùy theo tùng cỡ loại. Cá xếp khuôn xong cho vào cấp đông từ âm 30-40 độ, thời gian cấp đông từ 3-4 giờ. Sau khi đạt nhiệt độ cấp đông cá được tách khuôn,mạ băng. Nhiệt độ và tần suất thay nước phải đúng theo quy định, nhiệt độ nước mạ băng nhỏ hơn 3 độ và thay nước mạ băng khoảng 100kg. Cá sau khi mạ băng, để ráo cho vào túi PE/PA và cho vào thùng carton, cứ 5-10kg/thùng carton. Bên ngoài bao bì ghi rõ: tên sản phẩm, nhà sản xuất, mã số lô hàng, ngày tháng năm sản xuất. ™ Quy trình chế biến cá dạng bột Nguồn phụ phẩm từ phân xưởng chế biến thủy sản được đưa sang phân xưởng sản xuất phụ phẩm để phân loại bao gồm: đầu, xương và da. Phần nội tạng được đưa vào tách ruột gan cá để cho sản phẩm không bị đắng và sẫm màu, đồng thời phần mỡ cá cũng được tách riêng và bao tử cá, bong bóng cá được tách để tiêu thụ riêng, phần này có giá cao hơn khi đưa vào sản xuất bột cá. Sau đó, tất cả nguyên liệu bao gồm đầu, xương, da, đưa vào máy nghiền. Sau khi nghiền được đưa vào chảo nấu. Phần mỡ sẽ nổi lên được tách riêng và đưa sang chảo nấu chung với lượng mỡ ban đầu. Phần bột cá phía dưới tiếp tục đưa sang chảo sấy khô. Bột cá thành phẩm được đóng bao để bán cho các cơ sở bán thức ăn gia súc, thức ăn cho cá. Tóm lại, Công ty Thuận An có quy trình sản xuất tương đối logic và đồng bộ theo từng bước một. Công ty đã tận dụng toàn bộ các bộ phận trên con cá, tiết kiệm chi phí trong quá trình sản xuất của mình và đảm bảo không có rác thải công nghiệp. Tuy nhiên, với công suất hoạt động mỗi ngày chỉ với 30 tấn nguyên liệu thì công ty chưa đáp ứng đủ số lượng sản phẩm theo đúng thời gian yêu cầu của khách hàng. Chính vì thế với hệ thống kiểm soát sản xuất như vậy sẽ là bất lợi cho doanh nghiệp khi cạnh tranh với các đối thủ. Do đó, cần có kế hoạch quản trị tồn kho hợp lý như đã nêu ở hoạt động đầu vào. Các hoạt động đầu ra Để đảm bảo các đơn đặt hàng thì công ty phải tồn trữ một lượng thành phẩm tương đối lớn và chất lượng. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của GVHD: Phạm Trung Tuấn công ty TNHH Thuận An giai đoạn 2006-2008 SVTH: Huỳnh Thế Khương Trang 30 ™ Về mặt hàng cá phi lê và cá nguyên con: để đảm bảo chất lượng cá, sau khi chế biến xong tất cả sản phẩm sẽ được chuyển đến kho thành phẩm và bảo quản ở nhiệt độ âm 20 độ. Trước khi xuất kho giao hàng cho khách, công ty sẽ kiểm tra tổng quát lại. ™ Về mặt hàng bột cá : Bột cá thành phẩm được đóng bao nhập kho lạnh để bán cho các cơ sở bán thức ăn gia súc, thức ăn cho cá. Như vậy, việc tồn trữ khối lượng sản phẩm như đã trình bày góp phần giúp công ty xử lý các đơn đặt hàng một cách tốt nhất. Qua đây, công ty luôn phấn đấu làm đúng theo những gì mình cam kết đó là hai yếu tố tiên quyết “uy tín và chất lượng”, từ đó công ty sẽ tạo được lòng tin với khách hàng, mang lại cho khách hàng một sự thoả mãn nhất định. Tóm lại, Tất cả các hoạt động đầu ra của công ty có sự quản lý tốt, công ty có sự chuẩn bị về công nghệ, thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất và bảo quản hàng phi lê và cá nguyên con. Bên cạnh đó về mặt hàng bột cá công ty chưa có công nghệ để bảo quản. Tuy nhiên, việc bảo quản và quản lý đầu ra của công ty là chủ động và an toàn. Đảm bảo sản phẩm chất lượng xuất cho khách hàng. Hoạt động marketing và bán hàng Hiện nay công ty chưa có bộ phận maketing riêng biệt, công tác maketing chỉ do phòng kinh doanh đảm trách là phần lớn. Các hoạt động marketing của doanh nghiệp chủ yếu là: chiến lược sản phẩm, giá cả, phân phối và chiêu thị. ™ Sản phẩm Hiện tại công ty Thuận An vẫn sản xuất các sản phẩm chủ lực như: cá fillet, cá nguyên con, bột cá. Ngoài những sản phẩm truyền thống, công ty sản xuất ra các sản phẩm từ cá như: dầu Biodiesel, dầu cá. Trong tương lai, công ty sẽ phát triển hệ thống nuôi cá sạch và xuất khẩu hải sản. Nhìn chung, sản phảm của công ty đa phần chỉ là sơ chế nên giá trị sản phẩm không cao. Mặt khác, công ty chỉ chú trọng đến một vài sản phẩm chủ lực, mức độ tiêu thụ sản phẩm không đồng đều, sản phẩm còn quá ít không đa dạng phong phú. Với những yếu điểm này sẽ làm giảm lợi nhuận đáng kể và ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1130.pdf
Tài liệu liên quan