MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
2.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 3
2.1.1 Tiền gửi khách hàng 3
2.1.2 Tiền gửi tiết kiệm 3
2.2 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 4
2.2.1 Khái niệm chung về tín dụng 4
2.2.2 Các hình thức tín dụng 4
2.2.3 Đối tượng cho vay 4
2.2.4 Nguyên tắc vay vốn 4
2.2.5 Điều kiện vay vốn 5
2.2.6 Thể loại cho vay 5
2.2.7 Thời hạn cho vay 5
2.2.8 Lãi suất cho vay 5
2.2.9 Mức cho vay 6
2.2.10 Hồ sơ vay vốn 6
2.2.11 Thẩm định và quyết định cho vay 6
2.2.12 Thu nợ và thu lãi 7
2.3 CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 7
2.3.1 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn 7
2.3.2 Vốn huy động có kỳ hạn/Tổng nguồn vốn 7
2.3.3 Dư nợ/Tổng nguồn vốn 8
2.3.4 Dư nợ/ Tổng vốn huy động 8
2.3.5 Nợ quá hạn/Dư nợ 8
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NHNo & PTNT
CHI NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ 9
3.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHI NHÁNH 9
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NGHIỆP VỤ CÁC PHÒNG BAN 10
3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG 3 NĂM QUA 11
3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CHI NHÁNH TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG 14
3.4.1 Thuận lợi 14
3.4.2 Khó khăn 14
3.5 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG NĂM 2007 15
3.5.1 Định hướng hoạt động kinh doanh 15
3.5.2 Giải pháp thực hiện 15
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ QUA
3 NĂM 2004 – 2006 17
4.1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN 17
4.1.1 Tình hình nguồn vốn 17
4.1.2 Tình hình huy động vốn 18
4.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG 20
4.2.1 Doanh số cho vay 20
4.2.2 Doanh số thu nợ 24
4.2.3 Tình hình dư nợ 29
4.2.4 Tình hình nợ quá hạn 32
4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 35
4.3.1 Vốn huy động/Tổng nguồn vốn 35
4.3.2 Vốn huy động có kỳ hạn/Tổng nguồn vốn 36
4.3.3 Dư nợ/Tổng nguồn vốn 36
4.3.4 Dư nợ/Tổng nguồn vốn huy động 36
4.3.5 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ 36
4.4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG 37
4.4.1 Huy động vốn 37
4.4.2 Hạn chế nợ quá hạn 38
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 40
5.1 KẾT LUẬN 40
5.2 KIẾN NGHỊ 40
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Lấp Vò, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu mối giao dịch và tăng thêm điều kiện quản lý món vay chặc chẽ hơn. Thường xuyên xây dựng chương trình công tác theo tình hình thực tế từng địa bàn để giải quyết công việc.
Tiếp tục chấn chỉnh và khắc phục những thiếu sót cũ đồng thời có những biện pháp ngăn ngừa những sai phạm mới gắn với việc giải quyết các khiếu nại, công khai thủ tục quy định với công tác đấu tranh chống tham nhũng.
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN LẤP VÒ
QUA 3 NĂM 2004 – 2006
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
Tình hình nguồn vốn
Để Chi nhánh hoạt động có hiệu quả, công việc đầu tiên là phải tạo ra được một nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được thuận lợi. Vì vậy, việc đảm bảo nguồn vốn tạo cho nguồn vốn tăng trưởng đều và ổn định sẽ góp phẩn tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng nhằm đa phương hoá, đa dạng hoá khách hàng cho phù hợp với định hướng chiến lược phát triển của ngành tín dụng.
Biểu đồ 4.1: Cơ cấu nguồn vốn.
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò
Nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh từ năm 2004 đến 2006 đều tăng. Cụ thể, năm 2004 tổng nguồn vốn là 255.180 triệu đồng, đến năm 2005 tổng nguồn vốn đạt 304.534 triệu đồng, tăng 49.354 triệu đồng so với năm 2004, tốc độ tăng 19,34%; qua năm 2006 tổng nguồn vốn lên đến 370.854 triệu đồng, tăng 66.320 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 21,78%. Hoạt động của Chi nhánh ngày càng phát triển thể hiện qua qui mô vốn hoạt động năm sau luôn cao hơn năm trước. Sự tăng trưởng nguồn vốn hoạt động hàng năm của Chi nhánh xuất phát từ nhu cầu về vốn của các thành phần kinh tế, đặc biệt là nhu cầu vay vốn của hộ nông dân. Do đó Chi nhánh cần phải tranh thủ nguồn vốn điều hòa và khai thác nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Trong cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh, vốn huy động thường chiếm tỷ trọng thấp hơn vốn điều hoà và có xu hướng ngày càng tăng.
Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ nên vốn huy động của Chi nhánh trong thời gian qua tăng trưởng khá ổn định. Năm 2004 vốn huy động là 94.918 triệu đồng tăng lên 176.400 triệu đồng trong năm 2006 với tốc độ tăng trưởng trung bình là 36,33%. Trong tổng nguồn vốn hoạt động của Chi nhánh thì vốn huy động chiếm tỷ trọng trung bình là 43%. Đạt được kết quả này là do trong thời gian qua Chi nhánh đã có định hướng đúng đắn trong công tác huy động vốn. Nguồn vốn huy động tăng nhanh trong hai năm 2005 và 2006 là do chính sách tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trong năm 2005. Ngoài việc thực hiện theo chương trình “tiền gửi tiết kiệm dự thưởng” của NHNo & PTNT tỉnh Đồng Tháp, Chi nhánh còn thực hiện nhiều chương trình khác như: “tặng quà khuyến mãi bằng tiền”, tổ chức hội nghị và tặng quà cho khách hàng lớn. Bên cạnh đó, nhờ uy tín của Chi nhánh và sự phấn đấu nỗ lực của nhân viên, nên Chi nhánh vừa duy trì được mối quan hệ thân thiện với khách hàng cũ vừa tạo dựng được lòng tin với khách hàng mới. Từ những hoạt động thiết thực trên đã góp phần đáng kể làm tăng nguồn vốn huy động hàng năm của Chi nhánh. Mặc dù, vốn huy động chiếm tỷ trọng thấp hơn vốn điều hoà trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh, nhưng tỷ trọng của nó ngày càng tăng từ đó mà thế chủ động trong nguồn vốn của Chi nhánh ngày càng cao.
Nếu chỉ dựa vào nguồn vốn huy động thì Chi nhánh chưa đủ sức đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế. Do vậy mà, NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò cần được sự hổ trợ điều chuyển vốn từ NHNo & PTNT tỉnh Đồng Tháp. Trong 3 năm qua vốn điều hoà luôn tăng và chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng nguồn vốn, tỷ trọng trung bình là 57% nhưng tỷ trọng này có xu hướng giảm.
Nguồn vốn điều hoà tăng hay giảm phụ thuộc vào nhu cầu vốn và tình hình huy động vốn của Chi nhánh. Mặc dù, Chi nhánh được sự hỗ trợ vốn từ phía NHNo & PTNT tỉnh rất lớn nhưng Chi nhánh cần chú trọng hơn nữa trong nghiệp vụ huy động vốn.
Tình hình huy động vốn
Với phương châm đi “vay để cho vay”, Chi nhánh luôn tìm mọi biện pháp tích cực để huy động vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư với các hình thức như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn….Dù rằng những năm trở lại đây, lãi suất trên thị trường không ổn định nhưng nguồn vốn huy động của Chi nhánh vẫn tăng. Đạt được điều đó là nhờ vào chất lượng hoạt động và các nghiệp vụ của Chi nhánh. Cụ thể như sau:
Biểu đồ 4.2: Tình hình huy động vốn.
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò
Nguồn vốn huy động tại NHNo & PTNT Chi nhánh huyện Lấp Vò bao gồm các khoản tiền gửi sau đây:
Tiền gửi không kỳ hạn:
Đối với loại gửi này khách hàng gửi tiền nhằm mục đích sinh lợi và hưởng các lợi ích khác mà Chi nhánh cung cấp. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh.
Chênh lệch về số dư tiền gửi của nguồn tiền huy động này qua các năm như sau: năm 2005 tăng 2.568 triệu đồng so với năm 2004, tốc độ tăng 5,57%; đến năm 2005 tăng 11.800 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng 28,25%. Trong ba năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân của tiền gửi không kỳ hạn tương đối chậm 14,91% nhưng tỷ trọng bình quân của loại tiền gửi này tương đối cao 40,02%. Vào năm 2005, vốn huy động từ nguồn này tăng nhanh là do: Ban lãnh đạo Chi nhánh đã đi đúng hướng trong công tác huy động. Trước tình hình lạm phát ngày càng tăng, việc tăng lãi suất huy động là yêu cầu chung trên thị trường tiền tệ. Để kịp thời đáp ứng nguồn vốn cho các thành phần kinh tế, Chi nhánh đã tăng mức lãi suất huy động (năm 2005 Chi nhánh đã tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn từ 0,15%/tháng lên 0,25%/tháng, các mức lãi suất khác cũng tăng tương đối). Trong khi các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn cũng tăng lãi suất huy động nhưng họ chưa chú trọng đến các dịch vụ chăm sóc khách hàng kèm theo. Song song với việc tăng lãi suất thì Chi nhánh cũng thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi. Chính vì vậy đã tận dụng được tối đa nguồn vốn trong dân cư và thu hút được một lượng khách hàng lớn. Lãi suất huy động tăng góp phần kích thích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Do lãi suất huy động của loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn lớn hơn lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn, điều này giải thích vì sao số dư tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. Do nhu cầu phải thanh toán thường xuyên với đối tác và khách hàng nên đa phần các tổ chức kinh tế chọn hình thức gửi tiền không kỳ hạn. Mục đích chủ yếu của khách hàng loại này là sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Hoặc khi khách hàng có lượng tiền tạm thời nhàn rỗi, họ gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi.
Tiền gửi có kỳ hạn
Đối với những cá nhân thuộc thành phần khá giả, họ gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi và an toàn. Thông thường, đối tượng này chọn hình thức gửi tiền có kỳ hạn. Do xác định trước được thời gian khách hàng rút tiền nên Chi nhánh chủ động được nguồn vốn này và sử dụng nó một cách hiệu quả. Tỷ trọng bình quân của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là 56,68% cao nhất trong tổng cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh, với tốc độ tăng trưởng trung bình trong ba năm qua là 52,74%.
Chi nhánh đã giành được quyền chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn có kỳ hạn, nó là nguồn rất dồi dào đến từ các tổ chức kinh tế và nó có ý nghĩa quan trọng đối với Chi nhánh. Trong những năm gần đây, chính sách mở rộng kinh tế và phát triển đa ngành (nhưng nông nghiệp vẫn là ngành trọng tâm của huyện) đã kích thích các thành phần kinh tế phát triển: một số tổ chức kinh tế bước đầu ăn nên làm ra và hoạt động có hiệu quả. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt gữa các tổ chức kinh tế cũng ngày càng phát triển cao hơn. Từ đó tạo điều kiện làm cho các tổ chức này tìm đến với ngân hàng và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn.
Tiền gửi khác
Tiền gửi từ các tổ chức khác chủ yếu đến từ các tổ chứ như: kho bạc nhà nước của huyện, bảo hiểm xã hội, bưu điện…. Loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh.
Xu hướng là giảm sử dụng nguồn vốn từ cấp trên, việc huy động vốn tại Chi nhánh tốt là nhờ vào các dịch vụ như: ưu đãi các mức lãi suất cho khách hàng, dùng hình thức khuyến mãi tặng các sản phẩm có giá trị, những dịch vụ chuyển tiền nhanh gọn, tạo niềm tin cho khách hàng khi gửi tiền vào Chi nhánh ngày càng cao. Do vậy, khách hàng yên tâm khi gửi tiền vào Chi nhánh, làm cho vốn huy động tại chỗ tăng lên đáng kể nên hạn chế sử dụng vốn cấp trên. Do vậy mà trong thời gian tới Chi nhánh cần giữ vững nguồn vốn và thực hiện tốt hơn nữa các chính sách huy động vốn để từng bước hạn chế sự lệ thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng cấp trên.
HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
Do đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp là sản xuất theo mùa vụ. Nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng tăng giảm theo thời vụ. Vì vậy, hoạt động của Chi nhánh cũng gần như theo mùa vụ. Vào khoảng thời gian từ tháng ba đến tháng tư, nông dân bắt đầu thu hoạch lúa vụ Đông – Xuân. Ở thời điểm này, doanh số thu nợ của Chi nhánh sẽ tăng lên rất nhanh, vì kết thúc một chu kỳ vay vốn nông dân sẽ trả nợ cũ. Và song song với việc thu nợ cũ thì nhu cầu vay mới để tiếp tục sản xuất vụ Hè – Thu. Kéo theo nhu cầu về nguồn vốn của các tiểu thương, các lái buôn lúa, các nhà máy và các nhà đầu tư lúa gạo…tăng mạnh. Chính vì vậy mà vào thời điểm này doanh số cho vay sẽ tăng lên rất nhanh. Nhân viên Chi nhánh cũng bận rộn không kém vào thời gian từ tháng mười hai, đây là thời điểm mà các tiểu thương, các cơ sở buôn bán nhỏ bắt đầu chuẩn bị hàng hoá để phục vu cho dịp Tết Nguyên Đáng hàng năm. Khi đó nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế này bắt đầu tăng cao.
Doanh số cho vay
Để thoả mãn nhu cầu về nguồn vốn của các thành phần kinh tế, cũng như đảm bảo hoạt động kinh doanh của mình, Chi nhánh coi hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất. Nếu như hoạt động huy động vốn là quá trình tập trung nguồn vốn thì quá trình cho vay được coi là quá trình phân bổ nguồn vốn.
Biểu đồ 4.3: Doanh số cho vay qua 3 năm.
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò
Doanh số cho vay của Chi nhánh năm sau luôn cao hơn năm trước có nhiều nguyên nhân.
Thứ nhất là do chủ động từ phía ngân hàng: trong thời gian qua Chi nhánh đã thực hiện chính sách mở rộng tín dụng. Một mặt, Chi nhánh mở thêm phòng giao dịch và thành lập các tổ lưu động về tận xã cho vay hỗ trợ vốn cho bà con nông dân. Mặt khác, để tăng nhanh doanh số cho vay Ban giám đốc đã đặt ra chỉ tiêu về doanh số cho vay làm tiêu chỉ thi đua khen thưởng giữa các nhân viên phòng tín dụng.
Nguyên nhân thứ hai là về phía khách hàng: xuất phát từ nhu cầu về nguồn vốn của khách hàng. Các thành phần kinh tế khác nhau có nhu cầu và mục đích sử dụng vốn khác nhau.
Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Trong cơ cấu tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế thì cơ cấu cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là cho vay theo các thành phần khác và cuối cùng nhỏ nhất là doanh nhgiệp tư nhân. Tỷ trọng bình quân của doanh số cho vay đối với hộ sản xuất kinh doanh là 84,61%, đối với cho vay khác là 13,97% và 1,43% đối với doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp tư nhân
Các doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn huyện có qui mô nhỏ vốn tự có thấp nhưng có số lượng rất lớn. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu là trong lĩnh vực lúa gạo, kinh doanh xe gắn máy…. Vì vậy nhu cầu vốn biến động theo mùa vụ và nó phụ thuộc vào sự biến động giá cả lúa gạo trên thị trường. Mặc dù vậy, Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân trong 3 năm qua luôn tăng.
Biểu đồ 4.4: Doanh số cho vay theo DNTN.
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của doanh số cho vay đối với doanh nghiệp tư nhân là 1,14%. Các doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức kinh tế muốn đứng vững trên thị trường và mở rộng quy mô sản xuất thì điều trước tiên là cần phải có vốn. Khi họ có nhu cầu về vốn sẽ tìm đến với ngân hàng và một khi ngân hàng đáp ứng được yêu cầu về nguồn vốn cho họ, giúp họ mở rộng quy mô sản xuất.
Hộ sản xuầt kinh doanh
Ngày nay khi đất nước ngày càng phát triển thì nhu cầu phát triển kinh tế của người dân ngày càng cao. Để cải thiện đời sống, người dân cần phải phát triển kinh tế và nhu cầu về vốn để phát triển kinh tế là cấn thiết. Ngành ngân hàng sẽ đáp yêu cầu về vốn cho người dân mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, cải thiện kinh tế gia đình. Do đó mà, doanh số cho vay theo thành phần kinh tế này được Chi nhánh chú trọng nhiều nhất. Hình thức cho vay chủ yếu là cho vay có thế chấp và cầm cố chứng từ có giá. Họ vay để mua sắm vật dụng gia đình, sửa chữa nhà cửa và đặc biệt là vay tiền để phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp và làm kinh tế phụ gia đình. Do nhu cầu của người dân ngày càng tăng, mặt khác cho vay thành phần kinh tế này khá an toàn vì có tài sản thế chấp, hoặc tài sản đảm bảo. Tổng giá trị tài sản thế chấp, đảm bảo của khách hàng được thẩm định phải có giá trị gấp đôi so với số tiền mà họ muốn vay. Nguồn trả nợ của họ cũng được đảm bảo hơn, vì thế Chi nhánh cho vay theo thành phần kinh tế này là nhiều nhất. Cụ thể doanh số cho vay về hộ sản xuất kinh doanh tăng đều qua các năm.
Biểu đồ 4.5: Doanh số cho vay theo HSXKD.
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò
Doanh số cho vay theo hộ sản xuất kinh doanh tăng liên tục trong ba năm. Cụ thể năm 2004 đạt 210.951 triệu đồng, đến năm 2005 đạt 272.339 triệu đồng tăng 61.388 triệu đồng so với năm 2004 với tốc độ tăng 29,10%. Sang năm 2006 chỉ tiêu này đạt 287.678 triệu đồng tăng 15.339 triệu đồng so với 2005 với tốc độ tăng 5,63%
Cho vay khác
Biểu đồ 4.6: Doanh số cho vay theo TPKT khác.
Cho vay khác chủ yếu là cho vay đời sống và cho vay tiêu dùng đối với cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước, với mục đích cải thiện đời sống như mua xe gắn máy và mua sắm các phương tiện sinh hoạt gia đình. Ngoài ra, họ cũng cần có nguồn vốn để làm kinh tế phụ, tăng thu nhập cho gia đình. Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ cho vay đối với cán bộ công chức nhà nước. Hình thức thu nợ gốc và lãi đối với thành phần này là trừ vào lương hàng tháng. Bên cạnh đó, Chi nhánh còn cho vay xuất khẩu lao động theo hợp đồng lao động của khách hàng vay vốn.
Doanh số cho vay theo thể loại cho vay
Nguồn vốn tín dụng của Chi nhánh được đầu tư cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn để đáp ứng nhu cầu vốn cố định và vốn lưu động cho các thành phần kinh tế. Kết quả cho vay theo thể loại cho vay của Chi nhánh trong 3 năm qua như sau.
Biểu đồ 4.7: Doanh số cho vay theo thể loại cho vay.
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò
Doanh số cho vay ngắn hạn.
Trong hoạt động tín dụng thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn với tỷ trọng trung bình 91,09% trên tổng doanh số cho vay. Bởi vì, nguồn vốn để cho vay của Chi nhánh chủ yếu đến từ huy động ngắn hạn. Hơn nữa, nền kinh tế địa phương phát triển đa ngành nghề nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn. Vì vậy, việc cho vay của Chi nhánh thường tập trung cho vay ngắn hạn nhằm bổ sung vốn lưu động cho các đơn vị, cá nhân để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, chế biến nông sản thu mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và xây dựng đồng thời đáp ứng tiêu dùng cá nhân.
Cụ thể, năm 2004 cho vay ngắn hạn đạt 217.834 triệu đồng, năm 2005 lên đến 297.995 triệu đồng, tăng thêm 80.161 triệu đồng so với năm 2004 tương đương với tốc độ tăng là 36,80%; qua năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 317.999 triệu đồng tăng 20.004 triệu đồng so với năm 2005 với tốc độ tăng 6,71%. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2004 tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn là 90,55% so với tổng doanh số cho vay, năm 2005 là 91,26% và năm 2006 là 91,45% . Do Chi nhánh đã sớm nắm bắt được nhu cầu vay vốn trên địa bàn và những năm qua sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi, các mặt hàng nông phẩm vừa trúng mùa, vừa trúng giá, sản lượng xuất khẩu và tiêu thụ tăng lên từ đó đã kích thích hộ nông dân và các cơ sở chế biến nông sản đầu tư vốn phát triển sản xuất để tăng thu nhập làm tăng sức mua của xã hội và gián tiếp kích thích các thành phần kinh tế khác phát triển.
Doanh số cho vay trung – dài hạn
Mục đích của tín dụng trung – dài hạn là nhằm giúp đỡ khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị sản xuất. Năm 2004 cho vay trung hạn tăng từ 22.742 triệu đồng lên 28.534 triệu đồng năm 2005, tăng 5.792 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 25,47%; doanh số cho vay trung – dài hạn năm 2006 tiếp tục tăng 1.181 triệu đồng đạt 29.715 triệu đồng tương đương với tốc độ tăng 4,14%. Khách hàng vay trung - dài hạn thường là các tổ chứ kinh tế, các hộ chăn nuôi có qui mô lớn, họ muốn mở rộng thêm qui mô sản xuất . Vay trung hạn có lãi suất cao nhưng thời hạn thu hồi vốn lâu, lại có độ rủi ro cao nên Chi nhánh rất thận trọng trong công tác thẩm định và xét duyệt cho vay. Tuy nhiên, năm 2006 nhu cầu vay vốn trung hạn của khách hàng lại có xu hướng tăng nên Chi nhánh cũng đã đẩy mạnh cho vay trung hạn để đáp ứng nhu cầu vốn của các đơn vị hoạt động. Với kết quả này là nỗ lực rất lớn của Chi nhánh, để giữ vững được sự tăng trưởng này đòi hỏi Chi nhánh phải hoàn thiện hơn nữa để duy trì các kết quả đã đạt được trong những năm qua đồng thời mở rộng doanh số cho vay trong các năm tới.
Doanh số thu nợ
Với vai trò là tổ chức trung gian “đi vay để cho vay”. Song song với việc đi vay và trả lãi cho các tổ chức và cá nhân, Chi nhánh còn thực hiện nghiệp vụ cho vay để thu lãi. Phần lãi này ngoài việc phải bù đắp được cho phần lãi mà Chi nhánh đã đi vay, chi phí hoạt động còn phải đảm bảo có lợi nhuận cho Chi nhánh. Việc thu nợ đóng vai ttrò quan trọng trong việc bảo toàn nguồn vốn và Chi nhánh phải đảm bảo được nguồn vốn tồn tại và phát triển bền vững. Doanh số thu nợ của Chi nhánh trong qua ba năm như sau:
Biểu đồ 4.8: Doanh số thu nợ qua ba năm.
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò
Cho vay – thu lãi, nhưng bên cạnh phần lãi thu được vẫn còn tiềm ẩn những rủi ro. Đồng vốn mà Chi nhánh đã đi vay tất yếu phải hoàn trả cả vốn và lãi khi đến hạn. Nhưng đồng vốn mà Chi nhánh cho vay có thể được thu hồi đúng hạn, trễ hạn hoặc có khả năng không thu hồi được. Hoạt động tín dụng được đánh giá là tốt hay xấu phải dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau, trong đó không thể không kể đến chỉ tiêu doanh số thu nợ, làm sao để đồng vốn cho vay đạt hiệu quả cao.
Chỉ tiêu thu nợ là yếu tố rất quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng, thông qua nó sẽ biết được khả năng phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của Chi nhánh có chặt chẽ hay không. Quy trình cho vay được kết thúc thành công khi cán bộ tín dụng thu hồi được nợ đầy đủ và đúng hạn như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng và khi đó cả hai phía người cho vay và người đi vay đều có lợi. Hiệu quả từ việc cho vay và thu nợ đúng hạn sẽ gian tiếp thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển.
Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Với phương châm “chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững”, cùng với doanh số cho vay, thu nợ là một vấn đề mà chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lấp Vò đặc biệt quan tâm.
Nếu doanh số cho vay thể hiện số lượng quy mô tín dụng, mức độ tập trung vốn vay của một loại hình tín dụng nhất định, thì doanh số thu nợ thể hiện kết quả họat động tín dụng có hiệu quả hay không của cả Ngân hàng và khách hàng.
- Về phía Ngân hàng: cho biết được hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng biết được khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng.
- Về phía khách hàng: sử dụng vốn vay hiệu quả hay không được phản ánh thông qua khả năng trả nợ thực hiện đúng cam kết với Ngân hàng.
Doanh nghiệp tư nhân
Biểu đồ 4.9: Chênh lệch giữa DSCV và DSTN của DNTN.
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò
Sự biến động này thể hiện nguyên tắc đảm bảo vốn vay khá chặt chẽ, tài sản, thế chấp nhiều, chu kỳ sản xuất kinh doanh của họ tương đối ngắn. Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân hoạt động kinh doanh thương mại, mua đi bán lại là chính, hoặc có sản xuất nhưng các mặt hàng cũng đơn giản nên vòng quay vốn nhanh. Thành phần kinh tế này vay nhiều ở thời điểm bắt đầu vào vụ rồi trả nợ nhanh ở vài tháng sau khi chu kỳ sản xuất kinh doanh kết thúc. Vì vậy mà doanh số cho vay và doanh số thu nợ đối với các loại hình này luôn biến động.
Năm 2004 doanh số thu nợ của doanh nghiệp tư nhân cao hơn doanh số cho vay. Năm 2005 doanh số thu nợ của doanh nghiệp tư nhân tăng 919 triệu đồng so với năm 2004. Trong khi doanh số cho vay năm 2005 tăng 1.990 triệu đồng so với năm 2004. Điều này cho thấy, tình hình thu nợ năm 2005 đối với doanh nghiệp tư nhân là chưa tốt. Năm 2006 tình hình thu nợ của doanh nghiệp tư nhân giảm 722 triệu đồng so với năm 2005 nhưng doanh số cho vay lại tăng nhanh lên đến 2.650 triệu đồng.
Hộ sản xuất kinh doanh
Qua ba năm doanh số thu nợ của hộ sản xuất kinh doanh tăng đều và thu nợ nhiều nhất so với các lĩnh vực khác hoạt động trong địa bàn. Năm 2004 doanh số thu nợ đạt 158.359 triệu đồng, đến năm 2005 đạt 253.244 triệu đồng tăng 94.885 triệu đồng tức tăng 59,92% so với năm 2004. Sang năm 2006 chỉ tiêu này đạt 285.436 triệu đồng, tăng 32.192 triệu đồng tức tăng 12,4% so với 2005
Nhìn chung tình hình thu nợ đối với thành phần kinh tế này tương đối tốt. Năm 2004, một số hộ chăn nuôi gia cầm gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm làm cho doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh thấp hơn doanh số cho vay.
Biểu đồ 4.10: Chênh lệch giữa DSCV và DSTN theo HSXKD
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò
Qua năm 2005, tốc độ gia tăng doanh số thu nợ luôn nhanh hơn tốc độ gia tăng doanh số cho vay. Đến năm 2005 doanh số cho vay chỉ tăng 61.388 triệu đồng trong khi doanh số thu nợ lại tăng 94.885 triệu đồng. Năm 2006 doanh số thu nợ tăng 32.192 triệu đồng cao hơn gấp đôi so với sự gia tăng của doanh số cho vay 15.339 triệu đồng. Sự gia tăng này phù hợp với tốc độ tăng của doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này. Tuy nhiên, nếu doanh số thu nợ lớn hơn doanh số cho vay sẽ làm giảm lợi nhuận của Chi nhánh. Doanh số thu nợ tăng chứng tỏ công tác thẩm định vốn vay, lựa chọn sàng lọc khách hàng cho vay được cán bộ tín dụng làm khá tốt, khách hàng vay thuộc thành phần kinh tế này là những khách hàng có nguồn trả nợ ổn định và thực hiện tốt trong việc trả nợ vốn vay.
Thu nợ khác
Biểu đồ 4.11: Chênh lệch giữa DSCV và DSTN theo TPKT khác
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò.
Những năm qua Chi nhánh hoạt động có nhiều thuận lợi, đồng vốn xoay vòng nhanh, doanh nghiệp có khả năng trả nợ để giảm việc trả lãi và trả vốn vay, họ đã tạo được uy tín với Chi nhánh. Loại hình này đang khẳng định thế mạnh của mình trong kinh doanh và đóng vai trò khá quan trọng đối với Chi nhánh.
Qua biểu đồ ta thấy, doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế này luôn tăng qua ba năm. Trong những năm gần đây, nhờ thực hiện chính sách tăng lương đối với cán bộ - công chức, đặc biệt là giáo viên, nên việc thu nợ dưới hình thức trừ vào lương hàng tháng cũng đạt hiệu quả. Ngoài ra, hiệu quả kinh tế từ cho vay xuất khẩu lao động cũng góp một phần nhỏ vào việc thu nợ của Chi nhánh. Năm 2004 doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế này cao hơn doanh số cho vay. Đạt được kết quả khả quan như vậy là nhờ công tác xử lý triệt để những món vay quán hạn. Nhưng trong hai năm tiếp theo thì doanh số cho vay cao hơn do Chi nhánh thực hiện chính sách mở rộng tín dụng.
Doanh số thu nợ theo thể loại cho vay:
Biểu đồ 4.12: Doanh số thu nợ theo thể loại cho vay.
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHNo & PTNT huyện Lấp Vò.
Do đặc điểm là NHNo & PTNT nên Chi nhánh chú trọng cho vay ngắn hạn, vì vậy công tác thu nợ cũng tập trung hơn trong thu nợ ngắn hạn. Trong cơ cấu doanh số thu nợ theo thể loại cho vay thì tốc độ thu nợ ngắn hạn luôn tăng nhanh trong khi tốc độ tăng trưởng của thu nợ trung dài hạn luôn ổn định.
Doanh số thu nợ ngắn hạn.
Biểu đồ 4.13: Chênh lệch giữa DSCV và DSTN trong ngắn hạn
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHNo & PTNT huyện lấp Vò.
Năm 2004 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 166.885 triệu đồng, năm 2005 đạt 260.561 triệu đồng tăng 93.676 triệu đồng tức tăng 56,13% so với năm 2004. Sang năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 298.807 triệu đồng tức tăng 38.246 triệu đồng so với năm 2005 tốc độ tăng 14,68%. Trong những năm gần đây kim ngạch xuất khẩu và sản lượng tiêu thụ các mặt hàng có thế mạnh của tỉnh như gạo, nấm rơm... tăng lên đáng kể. Các tổ chức kinh tế vay vốn Ngân hàng đã phát huy được hiệu quả của việc sử dụng vốn vay nên đã trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho Ngân hàng
Đây chính là sự nổ lực, sự cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ tín dụng trong thời gian qua. Không chỉ mở rộng tín dụng, tìm kiếm thị trường để gia tăng doanh số cho vay mà còn chú ý kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng. Cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc (gửi giấy báo nợ sắp đến hạn và đến hạn) khách hàng trả nợ khi đến hạn. Bên cạnh đó, trong những năm qua nền kinh tế địa phương đã có những bước tiến triển tích cực, các đơn vị làm ăn có hiệu quả hơn,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NGUYEN THI DAY.doc