MỤC LỤC
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU. 1
1.1 Lý do chọn đềtài . 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 1
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu. 1
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu. 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu. 2
1.3.1 Phương pháp thu thập sốliệu . 2
1.3.2 Phương pháp phân tích sốliệu . 2
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu. 2
1.5. Kết cấu của bài . 3
CHƯƠNG 2
CƠSỞLÝ THUYẾT . .7
2.1 Tín dụng . 7
2.1.1 Khái niệm vềtín dụng. 7
2.1.2 Phân loại tín dụng. 7
2.1.2.1 Căn cứvào thời hạn tín dụng. 7
2.1.2.2 Căn cứvào đối tượng tín dụng. 7
2.1.2.3 Căn cứvào mục đích sửdụng vốn cố định. 8
2.1.2 Bản chất của tín dụng. 8
2.1.3 Chức năng của tín dụng. 8
2.1.3.1 Chức năng tập trung và phân phối lại vốn theo nguyên tắc có hoàn trả:.8
2.1.3.2 Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội:. .8
2.1.3.3 Chức năng phản ánh một cách tổng hợp và kiểm soát quá trình hoạt
động của nền kinh tế:. 8
2.1.4 Vai trò của tín dụng. 9
2.1.4.1 Tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn đểduy trì quá trình sản xuất được liên
tục:. 9
2.1.4.2 Tín dụng góp phần ổn định thịtrường tiền tệ, ổn định giá cả:. 9
2.1.4.3 Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm cho người lao
động:. 9
2.1.4.4 Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất:. 9
2.1.4.5 Góp phần tác động tới việc tăng cường chế độhạch toán kinh tếcủa các
doanh nghiệp: . 9
2.1.4.6 Tạo điều kiện phát triển các mối quan hệkinh tếquốc tế:. 10
2.2 Đảm bảo tín dụng . 10
2.2.1 Đảm bảo tín dụng bằng tài sản thếchấp. 10
2.2.2 Đảm bảo tín dụng bằng tài sản cầm cố. 10
2.2.3 Đảm bảo tín dụng bằng tài sản hình thành từvốn vay. 10
2.2.4 Đảm bảo tín dụng bằng hình thức bảo lãnh. 10
2.3 Rủi ro tín dụng. 10
2.3.1 Khái niệm. 10
2.3.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng:. 11
2.3.3 Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra. 11
2.4 Các chỉtiêu đểphân tích hoạt động tín dụng . 11
2.4.1 Doanh sốcho vay. 11
2.4.2 Doanh sốthu nợ. 11
2.4.3 Dưnợ. 11
2.4.4 Nợxấu. 12
2.5 Các chỉtiêu đánh giá hiệu quảhoạt động tín dụng:. 12
2.5.1 Vòng quay vốn:. 12
2.5.2 Hệsốthu nợ:. 13
2.5.3 Tỷlệtổng nợxấu trên tổng dưnợ:. 13
2.5.4 Tỷlệtổng dưnợtrên tổng vốn huy động. 13
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀNGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG . 14
3.1 Lịch sửhình thành . 14
3.2. Mạng lưới, cơcấu tổchức và nhiệm vụcủa các phòng. 15
3.2.1 Mạng lưới tổchức. 15
3.2.2 Cơcấu tổchức. 16
3.2.3. Nhiệm vụcác phòng. 17
3.3 Một sốquy định của NHNOchi nhánh tỉnh Kiên Giang vềnghiệp vụtín
dụng . 19
3.3.1 Nguyên tắc vay vốn. 19
3.3.2 Điều kiện vay vốn. 20
3.3.3 Mức cho vay. 20
3.3.4 Phương thức cho vay. 20
3.4 Quy trình nghiệp vụcho vay . 21
3.5 Kết quảhoạt động kinh doanh tại NHNOchi nhánh tỉnh Kiên Giang giai
đoạn 2006 – 2008. 22
3.6 Những thuận lợi và khó khăn của NHNOchi nhánh tỉnh Kiên Giang . .24
3.6.1 Thuận lợi. 24
3.6.2 Khó khăn. 24
CHƯƠNG IV
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH
KIÊN GIANG . 26
4.1. Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn và vốn huy động. 26
4.1.1. Tình hình nguồn vốn. 26
4.1.2. Tình hình vốn huy động. 28
4.2 Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNOchi nhánh tỉnh Kiên Giang . 29
4.2.1 Doanh sốcho vay. 29
4.2.1.1 Doanh sốcho vay theo thểloại cho vay. 29
4.2.1.3 Doanh sốcho vay theo thành phần kinh tế. 34
4.2.2 Doanh sốthu nợ. 36
4.2.2.1 Doanh sốthu nợtheo thểloại cho vay. 36
4.2.2.2 Doanh sốthu nợtheo ngành kinh tế. 37
4.2.2.3 Doanh sốthu nợtheo thành phần kinh tế. 40
4.2.3 Dưnợcho vay. 41
4.2.3.1 Dưnợtheo thểloại cho vay. 41
4.2.3.2 Dưnợtheo ngành kinh tế. 43
4.2.3.3 Dưnợtheo thành phần kinh tế. 45
4.2.4 Tình hình nợxấu. 46
4.2.4.1 Nợxấu theo thểloại cho vay. 47
4.2.4.2 Nợxấu theo ngành kinh tế. 48
4.2.4.3 Nợxấu theo thành phần kinh tế. 50
4.3 Chỉtiêu đánh giá hoạt động tín dụng của NHNOchi nhánh tỉnh Kiên Giang52
chi nhánh tỉnh Kiên Giang . 52
4.3.1 Vòng quay vốn. 52
4.3.2 Hệsốthu nợ. 53
4.3.3 TỷlệTổng nợxấu/Tổng dưnợ. 53
4.3.4 TỷlệTổng dưnợ/Tổng vốn huy động. 53
4.4 Một sốgiải pháp chủyếu đểnâng cao hiệu quảhoạt động tín dụng tại NHNO
chi nhánh tỉnh Kiên Giang . 54
4.4.1 Trong công tác vốn huy động. 54
4.4.2 Trong hoạt động cho vay và thu nợ. 55
4.4.3 Một sốbiện pháp nhằm hạn chếrủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả
tín dụng. 56
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 58
5.1 Kết luận . 58
5.2 Kiến nghị. 58
5.2.1 Đối với NHNO chi nhánh tỉnh Kiên Giang. 59
5.2.2 Đối với NHNO Việt Nam. 60
5.2.3 Đối với các cơquan chức năng. 60
75 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(3)
Khách hàng
Cán bộ tín dụng
Ban giám đốc
Trưởng phòng kinh
doanh
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo
Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang GVHD: Ts Nguyễn Trí Tâm
3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNO chi nhánh tỉnh Kiên Giang giai
đoạn 2006 – 2008
Kiên Giang là một tỉnh giàu tiềm năng về mọi mặt với cơ cấu kinh tế là nông
nghiệp, hải sản, công nghiệp vật liệu xây dựng, thương nghiệp – du lịch. Hoạt động
của NHNO chi nhánh tỉnh Kiên Giang căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế của
tỉnh, định hướng của NHNO Việt Nam để thực hiện việc kinh doanh tiền tệ.
Trong thời gian qua và hiện tại hoạt động của NHNO chi nhánh tỉnh Kiên
Giang chủ yếu là hoạt động tín dụng và hiệu quả tài chính của ngân hàng mang lại
cũng từ kết quả đầu tư tín dụng chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong thu nhập của ngân
hàng. NHNO chi nhánh tỉnh Kiên Giang đã đầu tư tín dụng vào tất cả các lĩnh vực,
ngành nghề với mục tiêu vì lợi nhuận, đồng thời có ý nghĩa rất lớn trong việc phục vụ
nhiệm vụ chính trị của tỉnh, đã góp phần tích cực trong việc phát triển kinh tế tỉnh
nhà, đặc biệt là đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Kết quả tài chính qua các
năm như sau:
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
giai đoạn 2006-2008
ĐVT: Tỷ đồng
Năm Chênh lệch
2007/2006 2008/2007 KHOẢN MỤC
2006 2007 2008
Số tiền % Số tiền %
Tổng thu nhập 491 594 858 103 21 264 44
Tổng chi phí 446 503 791 57 13 288 57
Lợi nhuận 45 91 67 46 102 -24 -26
(Nguồn: Phòng Kế toán và Ngân quỹ NHNo chi nhánh tỉnh Kiên Giang)
Qua kết quả ở bảng trên, nhìn chung hoạt động kinh doanh của NHNO chi nhánh
tỉnh Kiên Giang có hiệu quả và có lợi nhuận qua các năm. Điều này đã đóng góp
đáng kể vào kết quả chung của toàn hệ thống, đảm bảo được thu nhập, đời sống của
cán bộ công nhân viên của ngân hàng. Tuy nhiên năm 2008 lợi nhuận của Ngân hàng
đã giảm so với năm 2007 là 24 tỷ đồng hay nói cách khác là tốc độ tăng trưởng lợi
nhuận giảm 26% do nhiều nguyên nhân:
- Do năm 2008 tốc độ tăng trưởng chi phí của ngân hàng là 57% trong khi tốc
độ tăng trưởng của thu nhập chỉ có 44%.
- Năm 2008 là năm suy thoái của nền kinh tế thế giới và cuộc khủng hoảng kinh
tế toàn cầu, lạm phát tăng cao điều này cũng ảnh hưởng không ít đến hiệu quả kinh
doanh của ngân hàng.
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng 22
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo
Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang GVHD: Ts Nguyễn Trí Tâm
- Lãi suất cho vay đối với các hộ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, các doanh
nghiệp giảm xuống đáng kể.
- Ngoài ra, vụ hè thu năm 2008 vừa qua đa số nông dân bị mất mùa, giá cả lúa
bị biến động mạnh gây khó khăn cho việc thu hồi gốc và lãi vay của ngân hàng.
BIỂU ĐỒ 3.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
GIAI ĐOẠN 2006-2008
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1.000
2006 2007 2008 Năm
T
ỷ
đồ
ng
Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận
Tổng thu nhập
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy tổng thu nhập của NHNO chi nhánh tỉnh Kiên
Giang không ngừng tăng trưởng. Cụ thể là tổng thu năm 2006 là 491 tỷ đồng, năm
2007 đạt 594 tỷ đồng, tăng 103 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng 21%. Đến năm 2008,
đạt 858 tỷ đồng, tăng 264 tỷ so với 2007, tốc độ tăng trưởng 44%. Có được kết quả
này là do ngân hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn từ dân cư, ưu tiên cho
vay đối với doanh nghiệp xuất - nhập khẩu với lãi xuất thấp, đặc biệt trong những
năm gần đây ngân hàng giao chỉ tiêu dư nợ cho từng CBTD và trả lương căn cứ vào
mức độ hoàn thành chỉ tiêu đó. Bên cạnh đó, ngân hàng không ngừng mở rộng đầu tư
và nâng cao hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu lãi lớn.
Ngoài ra, trong năm các dịch vụ như kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế,
chuyển tiền và thanh toán phát triển khá nhanh, ngân hàng đã mở thêm dịch vụ thẻ
ATM vào cuối năm 2006 cũng làm tăng trưởng đáng kể vào tổng thu của ngân
hàng.
Tổng chi phí
Cùng với tốc độ tăng trưởng của thu nhập thì các khoản chi của ngân hàng qua
3 năm cũng tăng khá nhanh. Nguyên nhân do: nhằm thu hút thêm ngày càng nhiều
khách hàng trong lĩnh vực huy động vốn, chi nhánh đã tăng lãi suất và thực hiện
nhiều hình thức huy động khác. Những nguồn chi chủ yếu là chi cho việc sử dụng
vốn huy động, vốn điều hoà chuyển từ ngân hàng cấp trên xuống. Bên cạnh đó, để
phục vụ cho khách hàng nhanh chóng và thuận tiện, chi nhánh đã nâng cấp, đầu tư
vào trang thiết bị hạ tầng, xây dựng lại bãi để xe cho khách hàng, mở lớp huấn luyện
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng 23
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo
Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang GVHD: Ts Nguyễn Trí Tâm
cán bộ, nhân viên có trình độ chuyên môn Ngoài ra, năm 2005 với quyết định số
165/NHNO – HĐQT của NHNO về phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro tín dụng tăng
cao, chính những lý do này làm cho chi phí của ngân hàng năm 2008 tăng nhanh so
với 2007 (tăng 57%).
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng trưởng khá tốt, đạt được
mục tiêu lợi nhuận qua các năm. Đạt được kết quả đó là do sự nổ lực lớn của tập thể
cán bộ nhân viên trong ngân hàng, sự lãnh đạo toàn diện của Ban Giám đốc NHNO
chi nhánh tỉnh Kiên Giang theo định hướng của NHNO Việt Nam.
3.6 Những thuận lợi và khó khăn của NHNO chi nhánh tỉnh Kiên Giang
3.6.1 Thuận lợi
Được sự chỉ đạo chặt chẽ của NHNO Việt Nam trong việc thực hiện nghiêm
túc các cơ chế, nhất là cơ chế về quản lý hạn mức dư nợ, cơ chế lãi suất tạo điều
kiện cho NHNO chi nhánh tỉnh Kiên Giang thực hiện được chính sách khách hàng.
Các dự án lớn của tỉnh đã và đang phát huy tốt hiệu quả kinh tế - xã hội, ngày
càng thu hút nhiều hơn sự đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, nhất
là kêu gọi đầu tư tại Khu Lấn Biển (Rạch Giá), Phú Quốc.
Được Uỷ ban nhân dân tỉnh chủ trì tổng kết 15 năm cho vay hộ sản xuất, qua
đó đánh giá được sự lớn mạnh của NHNO chi nhánh tỉnh Kiên Giang trong việc tập
trung đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, góp phần vào sự tăng
trưởng của tỉnh trong thời gian qua.
NHNO chi nhánh tỉnh Kiên Giang là một trong những ngân hàng thương mại
nhà nước trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Hầu hết các đơn vị hoạt động có quy mô lớn
đều có quan hệ tín dụng với ngân hàng và SXKD có hiệu quả.
Chi nhánh đã chủ động đầu tư tích cực trong việc hiện đại hoá công nghệ,
ngân hàng thích ứng với nhu cầu quản lý kinh doanh hiện nay. Phục vụ với phương
châm “Nhanh chóng, an toàn và hiệu quả”.
Ngân hàng có nhiều kinh nghiệm trong huy động vốn như phát hành các giấy
tờ có giá, tiền gửi các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, có kinh nghiệm về công
tác thẩm định trung và dài hạn, đầu tư cơ bản.
Có đội ngũ nhân viên có trình độ cao, chịu áp lực công việc tốt, tâm huyết với
nghề, thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn.
3.6.2 Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì NHNO tỉnh Kiên Giang cũng gặp phải một số khó
khăn sau:
Là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nên trong những năm qua
thiên tai xảy ra liên tục trên diện rộng, lũ lớn gây thiệt hại đến tài sản và đời sống của
nhân dân, ảnh hưởng trực tiếp đến vốn vay của NHNO.
Hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp, thường xuyên bị ảnh hưởng bất lợi
như sâu bệnh, dịch bệnh gia súc gia cầm, giá cả thị trường nên thu nhập của nông dân
thấp và không ổn định gây khó khăn trong việc thu hồi nợ vay của ngân hàng.
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng 24
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo
Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang GVHD: Ts Nguyễn Trí Tâm
Giá cả thị trường chưa thật sự ổn định, giá xăng dầu và giá vàng liên tục
tăng. Tình hình an ninh trật tự trên vùng biển vẫn còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng
đến đánh bắt hải sản của ngư dân.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có khoảng 17 Ngân hàng Thương
mại cổ phần, Quỹ tín dụng cùng hoạt động. Để thu hút khách hàng về mình, các
TCTD ngoài việc đổi mới phương thức và phong cách phục vụ còn thực hiên nhiều
biện pháp thu hút khách hàng như cạnh tranh về lãi suất từ đó tạo nên sức ép cạnh
tranh ngày càng gay gắt, thị phần ngày càng bị chia nhỏ.
Các chương trình cho vay chỉ định của Chính phủ như cho vay tôn nền, cho
vay khắc phục hậu quả cơn bão số 5/1997, chương trình mía đường hiệu quả chưa
cao, tỷ lệ thu hồi nợ gốc và lãi rất thấp.
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng 25
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo
Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang GVHD: Ts Nguyễn Trí Tâm
CHƯƠNG IV
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI
NHÁNH TỈNH KIÊN GIANG
4.1. Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn và vốn huy động
4.1.1. Tình hình nguồn vốn
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nguồn vốn không những giữ vai trò
quan trọng mà còn mang tính chất quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Do đó, trong quá trình hoạt động ngân hàng phải mở rộng, nâng cao
chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các hình thức huy động để thu hút lượng tiền nhàn
rỗi trong dân cư hay các doanh nghiệp để phân phối lại những nơi cần vốn để SXKD.
Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện thuận lợi cho
ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần
kinh tế và dân cư.
Cũng như các ngân hàng thương mại khác, nguồn vốn của NHNO chi nhánh tỉnh
Kiên Giang bao gồm vốn huy động từ địa phương và vốn điều chuyển từ NHNO Việt
Nam. Sau đây là bảng kết quả nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm:
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn giai đoạn 2006 – 2008
ĐVT: Tỷ đồng
Năm Chênh lệch
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 KHOẢN MỤC
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Vốn huy động 1.507 51 1.514 48 1.925 51 7 1 411 27
Vốn điều hòa 1.471 49 1.625 52 1.818 49 154 10 193 12
Tồng nguồn vốn 2.978 100 3.139 100 3.743 100 161 5 604 19
(Nguồn: Phòng Kế toán và Ngân quỹ NHNo chi nhánh tỉnh Kiên Giang)
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng 26
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo
Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang GVHD: Ts Nguyễn Trí Tâm
BIỂU ĐỒ 4.1. TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN GIAI ĐOẠN 2006-2008
0
500
1.000
1.500
2.000
2.500
2006 2007 2008 Năm
T
ỷ
đồ
ng
Vốn huy động Vốn điều hoà
Tổng nguồn vốn
Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy tổng nguồn vốn của NHNO chi nhánh tỉnh Kiên
Giang tăng liên tục qua các năm, cụ thể: năm 2006 tổng nguồn vốn là 2.978 tỷ đồng,
năm 2007 là 3.139 tỷ đồng, tăng 161 tỷ đồng, tức tốc độ tăng 5% so năm 2006; năm
2008 là 3.743 tỷ đồng, tăng 604 tỷ đồng so năm 2007 với tốc độ tăng bình quân 19%.
Nguyên nhân là do nền kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển với những dự án đầu tư
như dự án Khu lấn biển thành phố Rạch Giá, Khu kinh tế ở Đảo Phú Quốc, Khu cửa
khẩu ở Hà Tiên đã làm cho nhịp độ đầu tư tăng trưởng nhanh, qua đó kéo theo tốc
độ tín dụng tăng. Điều này cho thấy hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển, đã
đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng tín dụng và khả năng thanh toán của ngân hàng.
Vốn huy động
Cũng như các ngân hàng thương mại khác, NHNO chi nhánh tỉnh Kiên Giang
tồn tại và phát triển chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Vì hoạt động
của ngân hàng là “đi vay để cho vay” để hưởng khoảng chênh lệch lãi suất giữa cho
vay và huy động. Qua bảng số liệu trên cho thấy tốc độ tăng trưởng vốn huy động của
năm 2007 so năm 2006 tăng không đáng kể, nhưng đến năm 2008 thì tốc độ này tăng
vượt bậc lên đến 26%. Nguyên nhân chủ yếu do:
- Lạm phát cao dẫn đến ngân hàng tạo cơ sở huy động vốn từ đó người ta gửi
tiền vào trong ngân hàng ngày càng tăng.
- Lạm phát cao nên chính sách tiền tệ thắt chặt, ngân hàng trung ương không hỗ
trợ vốn cho ngân hàng địa phương bắt buộc ngân hàng địa phương phải huy động vốn
để kinh doanh.
- Trong 6 tháng đầu năm 2008 Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra nhiều chính sách
kiểm soát lạm phát và ổn định tiền tệ như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, mua tín phiếu bắt
buộc, quy định tỷ lệ dư nợ cho vay đầu tư bất động sản và chứng khoán, thực hiện cơ
chế về lãi suất linh hoạt
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng 27
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo
Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang GVHD: Ts Nguyễn Trí Tâm
- Trong năm 2008 NHNO chi nhánh Kiên Giang đã đẩy mạnh huy động vốn
bằng tuyên truyền marketing nên huy động được nguồn vốn khá lớn (1.925 tỷ đồng).
- Dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiện ích và phát triển mạnh mẽ. Các loại hình tiền
gửi đa dạng như: tiền gửi bậc thang, tiền gửi với lãi suất luỹ tiến, tiền gửi ngắn hạn,...
tạo sự thuận tiện lựa chọn cho khách hàng, nhất là khách hàng chưa dự tính chính xác
được thời điểm phải sử dụng tiền trong tương lai gần.
Vốn điều hòa
Vì nhu cầu tín dụng trên địa bàn cao, nên vốn huy động không đủ đáp ứng, ngân
hàng phải nhờ sự hỗ trợ từ NHNO Việt Nam. Do đó, nguồn vốn điều hòa luôn tăng
qua các năm, cụ thể là: năm 2007 tăng lên 1.625 tỷ đồng, tức tăng 10% so năm 2006
và năm 2008 tăng 12% so năm 2007.
Nguyên nhân vốn điều hòa tăng do năm 2006 đã xảy ra dịch bệnh ở gia cầm,
heo, lúa bị chứng cháy rầy, vì vậy nông nghiệp rất cần nguồn vốn để sản xuất. Bên
cạnh đó, các doanh nghiệp mở rộng SXKD, đổi mới công nghệ để tăng khả năng cạnh
tranh. Đặc biệt khi Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế
giới (WTO) thì các chính sách của Nhà nước cũng thông thoáng hơn, tạo điều kiện
phát triển SXKD trong nước, các tổ chức nước ngoài mở rộng thị phần vào Việt Nam.
Tóm lại, huy động nguồn vốn của NHNO chi nhánh tỉnh Kiên Giang qua 3 năm
điều tăng nhưng không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng nên phải sử
dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Điều này làm giảm lợi nhuận, vì vậy
Ban Giám đốc của ngân hàng cần có nhiều biện pháp hơn nữa để thu hút nguồn vốn
từ địa phương, giảm nguồn vốn từ ngân hàng cấp trên, đem lại hiệu quả kinh tế cho
ngân hàng.
4.1.2. Tình hình vốn huy động
Bảng 4.2: Tình hình vốn huy động giai đoạn 2006-2008
ĐVT: Tỷ đồng
Năm So sánh
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Khoản Mục
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền %
I- VHĐ phân theo thời gian gửi 1.471 1.625 1.918 154 10 293 18
Trong đó
1. Tiền gửi không kỳ hạn 655 667 799 12 2 132 20
2. Tiền gửi có kỳ hạn <12 tháng 462 517 644 55 12 127 25
3. Tiền gửi có kỳ hạn >12 tháng 354 441 475 87 25 34 8
II- VHĐ phân theo đối tượng 1.471 1.625 1.918 154 10 293 18
Trong đó
1. Tiền gửi tổ chức kinh tế 758 820 1.032 62 8 212 26
2. Tiền gửi từ dân cư 591 675 736 84 14 61 9
3. Tiền gửi các tổ chức tín dụng 122 130 150 8 7 20 15
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng 28
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo
Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang GVHD: Ts Nguyễn Trí Tâm
Qua bảng số liệu 4.2 cho thấy từ năm 2006 đến cuối năm 2008 nguồn vốn huy
động của chi nhánh tăng ở loại tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng và hai
loại này chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động. Thời gian khách hàng
gửi ngắn, cho thấy nguồn vốn huy động của chi nhánh còn thiếu tính ổn định, việc sử
dụng nguồn vốn để đầu tư bị hạn chế. Trước tình hình lạm phát trong những tháng
đầu năm 2008, lãi suất tiền gửi luôn biến động tăng, khuynh hướng của người dân
thường gửi tiết kiệm có kỳ hạn ngắn nhằm hạn chế rủi ro về lãi suất, từ đó tiền gửi có
kỳ hạn dưới 12 tháng tăng nhanh (+25%) so năm 2007 và tiền gửi có kỳ hạn từ 12
tháng trở lên có tăng nhưng thấp so năm 2007.
Tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi của các tổ chức kinh tế và qua số liệu
trên nói lên các tổ chức kinh tế đã tận dụng các nguồn vốn của đơn vị để đưa vào
SXKD, hạn chế đi vay do lãi suất cho vay tăng.
4.2 Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNO chi nhánh tỉnh Kiên Giang
4.2.1 Doanh số cho vay
Nghiệp vụ cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng của các ngân hàng
thương mại. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửii sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu
cầu SXKD không những có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà còn cho cả ngân hàng. Bởi
vì, nhờ cho vay mà tạo ra được nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng để trả lãi tiền
gởi của khách hàng, bù đắp các khoảng chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận.
4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thể loại cho vay
Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thể loại cho vay
ĐVT: Tỷ đồng
Năm Chênh lệch
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007
KHOẢN
MỤC
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 2.447 75 3.148 76 4.148 77 701 29 1.000 32
Trung-Dài hạn 810 25 998 24 1.252 23 188 23 254 25
Tổng cộng 3.257 100 4.146 100 5.400 100 889 27 1.254 30
(Nguồn: Phòng Kế toán và Ngân quỹ NHNo chi nhánh tỉnh Kiên Giang)
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng 29
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo
Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang GVHD: Ts Nguyễn Trí Tâm
BIỂU ĐỒ 4.2: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỂ LOẠI CHO VAY
0
500
1.000
1.500
2.000
2.500
3.000
3.500
4.000
4.500
2006 2007 2008 Năm
T
ỷ
đồ
ng
Ngắn hạn Trung-Dài hạn
Qua bảng số liệu 4.3 cho thấy tổng doanh số cho vay của NHNO chi nhánh tỉnh
Kiên Giang qua các năm đều tăng và ồn định, năm 2007 tăng so năm 2006 là 889 tỷ
đồng, tốc độ tăng 27%; đến năm 2008 doanh số cho vay tiếp tục tăng 1.254 tỷ đồng,
tức tăng 30%.
Doanh số cho vay ngắn hạn
Doanh số cho vay ngắn hạn liên tục tăng qua 3 năm với tốc độ tăng khá cao:
năm 2007 tăng 29% so năm 2006; năm 2008 tăng 32% so năm 2007. Nguyên nhân do
lực lượng khách hàng đông đảo trong lĩnh vực này là hộ nông dân, gia đình thường
xuyên vay ngắn hạn để trồng lúa phổ biến là 2 vụ/năm, sử dụng vốn để chăn nuôi hay
trồng cây ngắn hạn khác Trong năm 2008, Nhà nước có chính sách cho vay với lãi
suất thấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu,
NHNO Việt Nam đã giảm lãi suất cho vay đối với hai đối tượng khách hàng truyền
thống đó là hộ sản xuất, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Doanh số cho vay trung - dài hạn
Doanh số cho vay trung - dài hạn qua các năm cũng tăng, cao nhất là năm 2008
tăng 254 tỷ đồng hay tốc độ tăng trưởng 25%. Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện
kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp ra đời năm 2006 là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ họ cần vốn để hoạt động kinh doanh, mua sắm máy móc, thiết bịChi
nhánh còn mở rộng cho vay tín chấp đối với cán bộ công nhân viên chức với thời hạn
chủ yếu là 3 năm đến 5 năm. Ngoài ra, với mức sống của người dân ngày càng được
nâng cao nên nhu cầu sửa chữa nhà ở, mua sắm các phương tiện vật chất ngày càng
nhiều. Mặt khác trong năm 2006 do thị trường bất động sản phát triển khá mạnh nên
ngân hàng cũng tăng tỷ trọng cho vay bất động sản nhiều hơn.
Nhìn chung, trong tổng doanh số cho vay thì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao
(gần 80%) do vậy vòng quay vốn nhanh, ngân hàng dễ kiểm tra, giám sát được việc
sử dụng vốn, hạn chế được rủi ro, tăng hiệu quả sử dụng vốn.
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng 30
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo
Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang GVHD: Ts Nguyễn Trí Tâm
4.2.1.2 Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế
ĐVT: Tỷ đồng
Năm Chênh lệch
2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 KHOẢN MỤC
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp 1.205 37 1.410 34 1.754 32 204 17 344 24
Thuỷ-hải sản 293 9 415 10 531 10 121 41 116 28
TN-DV 619 19 995 24 1.380 26 376 61 385 39
CN-TTCN 98 3 249 6 507 9 151 155 258 104
Khác 1.043 32 1.078 26 1.228 23 35 3 150 14
Tổng cộng 3.258 100 4.146 100 5.400 100 888 27 1.254 30
(Nguồn: Phòng Kế toán và Ngân quỹ NHNo chi nhánh tỉnh Kiên Giang)
BIỂU ĐỒ 4.3: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ
0
200
400
600
800
1.000
1.200
1.400
1.600
1.800
2.000
2006 2007 2008 Năm
T
ỷ
đồ
ng
Nông nghiệp Thuỷ-hải sản TN-DV CN-TTCN Ngành khác
Ngành nông nghiệp
Doanh số cho vay ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh
số cho vay các ngành. Năm 2007 cho vay 1.410 tỷ đồng tăng 204 tỷ đồng so năm
2006; năm 2008 cho vay tăng thêm 344 tỷ đồng đưa tổng doanh số cho vay theo
ngành đạt 1.754 tỷ đồng. Cho vay ngành nông nghiệp tăng do: khoảng 70% dân số
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng 31
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo
Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang GVHD: Ts Nguyễn Trí Tâm
của tỉnh là nông dân, thu nhập đa phần từ trồng lúa và chăn nuôi. Bên cạnh đó, Chính
phủ còn ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, nghị định quan trọng để định hướng cho
các TCTD tập trung đầu tư. Cụ thể là quyết định số 67/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn như mỗi một hộ nông
dân có đất sản xuất được vay đến 10 triệu đồng không phải thế chấp tài sản hay là
nghị quyết liên tịch 2308 nghĩa là bên cạnh việc cho bà con nông dân vay trực tiếp thì
NHNO chi nhánh tỉnh Kiên Giang còn cho vay thông qua tổ vay vốn (chủ yếu là hội
nông dân, hội phụ nữ...) góp phần giảm bớt tình trạng quá tải trong quản lý.
Thêm vào đó năm 2007 và năm 2008 thị trường vật tư nhiều biến động, giá cả
về phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn, hạt giống, nhân công tăng lên làm cho chi phí
sản xuất tăng cao từ đó đã làm tăng nhu cầu tín dụng.
Ngành thủy – hải sản
Kiên Giang là tỉnh có nhiều ưu thế để phát triển hải sản ở cả 3 nhóm: nhóm
đánh bắt hải sản, nuôi trồng thủy sản và thu mua – chế biến hải sản. Tỉnh Kiên Giang
vốn được thiên nhiên ưu đãi như có ngư trường rộng lớn, nguồn lợi thủy sản phong
phú, tiềm năng mặt đất, mặt nước đa dạng nên không chỉ thuận lợi cho khai thác mà
còn có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản nước ngọt, lợ, mặn. Tuy nhiên, đầu tư
vốn của ngân hàng tập trung vào ngành này còn thấp, thể hiện ở tỷ trọng trung bình
qua các năm chỉ đạt khoảng 10%. Nguyên nhân do:
- Mặc dù sản lượng khai thác hải sản hàng năm đều tăng nhưng chủ yếu
đánh bắt chỉ có hiệu quả ở những tàu lớn và đánh bắt xa bờ, còn những tàu công suất
nhỏ lại hoạt động hiệu quả không cao, nhiều hộ bị thua lỗ.
- Sản phẩm khai thác nhiều về số lượng nhưng phẩm chất và giá cả không
cao do không thỏa mãn nhu cầu thị trường, nhất là chưa đủ điều kiện để xuất khẩu. Vì
thế, khi cho vay ngân hàng đã phải lựa chọn và kiểm tra rất kỹ. Đặc biệt là thời gian
gần đây, ngân hàng đã hạn chế cho vay những đối tượng khách hàng mới mà chỉ ưu
tiên những đối tượng cũ, làm ăn có uy tín và hiệu quả để giảm bớt rủi ro, góp phần
nâng cao chất lượng tín dụng.
Qua bảng 4.4 cho thấy tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay ngành thủy –
hải sản tăng qua các năm, nhưng không đều. Năm 2007 tăng 41% so năm 2006 và
năm 2008 tăng 28% so năm 2007. Nguyên nhân do: Năm 2006 giá xăng dầu tăng nên
chi phí đi biển tăng. Năm 2007 giá xăng tiếp tục tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của khách hàng vì thế khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ vay nên
ngân hàng đã thu hẹp quy mô tín dụng.
Ngành TN – DV
Ngành TN – DV cũng là ngành kinh tế được ngân hàng đặc biệt quan tâm và
không ngừng đầu tư qua các năm qua, chủ yếu tập trung ở vùng trọng điểm, vì vậy
ngành này chiếm tỷ trọng khá cao (26%) đứng thứ hai trong các ngành kinh tế của
tỉnh.
Nhìn chung, doanh số cho vay của ngành TN – DV có xu hướng tăng mạnh với
tốc độ phát triển nhanh. Năm 2006 ngân hàng đã giải ngân 619 tỷ đồng, đến năm
2007 tăng thêm 376 tỷ đồng, tức tăng 69% so năm 2006. Sang năm 2008 doanh số
SVTH: Phan Thị Thúy Hằng 32
Phân tích hoạt động tín dụng tại NHNo
Việt Nam chi nhánh tỉnh Kiên Giang GVHD: Ts Nguyễn Trí Tâm
tiếp tục tăng và đã đạt 1.380 tỷ đồng, tức tăng 39% so năm 2007. Sở dĩ thế do trong
năm 2006 đã ra đời liên tiếp nhiều khu kinh tế, đô thị mới góp phần thúc đẩy kinh tế
của tỉnh phát triển. Cụ thể là từ năm 2006 hệ thống các nhà hàng, khách sạn, công ty
du lịch và siêu thị trong tỉnh được mọc lên nhanh chóng: Khu trung tâm thương mại
Rạch Giá 30/4 cũng thu hút khách ngày càng đông, không ế ẩm như lúc mới thành
lập; Khu công viên văn hóa An Hòa cũng góp phần không nhỏ cho doanh số của ngân
hàng. Ngoài ra, các khu du lịch như Hà Tiên, Phú Quốc, Hòn Tre, Bãi Chén ngày
càng thu hút khách tham quan trong và ngoài tỉnh.
Ngành CN – TTCN
Trong các ngành kinh tế, ngành này chiếm tỷ lệ khiêm tốn. Cụ thể năm 2006 chỉ
chiếm 3%, sang 2007 tăng 6% và năm 2008 tăng 9% đưa doanh số cho vay đạt 500 tỷ
đồng, tăng 104% so năm 2007 và doanh số này gần bằng doanh số cho vay ngành
thủy – hải sản. Mặc dù Kiên Giang có thế mạnh về công nghiệp vật liệu xây dựng,
xay xát và chế biến nông, hải sản nhưng trong những năm qua đầu tư của tỉnh tập
trung vào những ngành này còn hạn chế. Tuy nhiên, từ khi nước ta là thành viên của
Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì tỉnh Kiên Giang đã tăng cường đầu tư vào
các khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Châu Thành, Hà Tiên, Nhà máy chế biến
thủy sản đông lạnh ở Tắc Cậu Ngoài ra, gần đây một số huyện đã chú ý phát triển
các làng nghề truyền thống như làm đồ mỹ nghệ, đan lát
Ngành khác
Bên cạnh cho vay ngành nông nghiệp, thủy – hải sản, TN – DV, CN – TTCN,
NHNo chi nhánh tỉnh Kiên Giang còn cho vay xây dựng, sửa chữa nhà ở, cho vay
mua sắm tư liệu tiêu dùng Doanh số cho vay các ngành này chiế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1103.pdf