Khóa luận Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam – Phòng giao dịch Bàu Cát

MỤC LỤC

 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC CÁC BẢNG x

DANH MỤC CÁC HÌNH xi

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1. Không gian nghiên cứu 2

1.3.2. Thời gian nghiên cứu 2

1.4. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 2

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4

2.1. TỔNG QUAN VỀ NHTMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM(VIB) 4

2.1.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức : 4

2.1.2. Mục tiêu chiến lược : 7

2.1.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng trong những năm qua : 7

2.1.4. Những lợi thế, cơ hội và thách thức : 13

2.2. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG VIB – PHÒNG GIAO DỊCH BÀU CÁT 15

2.2.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức : 15

2.2.2. Kết quả hoạt động của đơn vị trong 2 năm qua : 16

2.2.3. Những sản phẩm tín dụng ngân hàng hiện tại : 16

2.2.4. Quy trình tín dụng : 23

CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

3.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 25

3.1.1. Khái niệm 25

3.1.2. Bản chất, chức năng của tín dụng ngân hàng. 25

3.1.3. Các hình thức tín dụng ngân hàng 28

3.1.4. Rủi ro của tín dụng ngân hàng 29

3.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 34

3.2.1. Tình hình huy động vốn 34

3.2.2. Dư nợ 34

3.2.3. Nợ quá hạn 34

3.2.4. Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động và tổng tài sản 34

3.2.5. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 35

3.3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CỦA VIB 35

3.3.1. Nguyên tắc vay vốn 35

3.3.2. Điều kiện vay vốn 35

3.3.3. Thể loại cho vay 36

3.3.4. Những nhu cầu vốn không được cho vay 36

3.3.5. Thời hạn cho vay 37

3.3.6. Lãi suất cho vay 37

3.3.7. Trả nợ gốc và lãi vốn vay 37

3.3.8. Hỗ trợ vay vốn 38

3.3.9. Phương thức cho vay 38

3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 40

3.4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 40

3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 40

3.4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu 40

3.4.4. Phương pháp so sánh 40

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41

4.1. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NH QUỐC TẾ (VIB) 41

4.1.1. Phân tích tình hình thu nhập qua các năm : 41

4.1.2. Phân tích tình hình chi phí hoạt động : 42

4.1.3. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh : 43

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NH QUỐC TẾ (VIB) 44

4.2.1. Phân tích doanh số cho vay : 44

4.2.2. Phân tích doanh số thu nợ cho vay : 46

4.2.3. Phân tích dư nợ cho vay : 48

4.2.4. Phân tích tình hình nợ quá hạn : 50

4.2.5. Phân tích nguồn vốn huy động 52

4.3. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG 54

4.3.1. Phân tích hệ số thu nợ qua các năm 54

4.3.2. Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 55

4.3.3. Phân tích hệ số sử dụng vốn ( tổng dư nợ/vốn huy động) 56

4.3.4. Phân tích hệ số dư nợ trên tổng tài sản 56

4.3.5. Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên chi phí 57

4.4. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NH QUỐC TẾ - VIB 57

4.4.1. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong hoạt động tín dụng tại NH QUỐC TẾ - VIB 57

4.4.2. Xu hướng hoạt động tín dụng trong năm 2011 – 2012 60

4.5. MỘT SỐ GIẢI PHÁP 61

4.5.1. Biện pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn : 61

4.5.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng : 63

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65

5.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ : 65

5.1.1. Đối với ngân hàng VIB – Bàu Cát : 65

5.1.2. Đối với ngân hàng nhà nước và cấp trên : 65

5.2. KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

 

docx79 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5020 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam – Phòng giao dịch Bàu Cát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng thực hiện phải có tài sản đảm bảo như: thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ ba. Tín dụng không có đảm: Là loại tín dụng mà nguời đi vay không cần dùng tài sản của mình thế chấp để đảm bảo nợ vay. Thông thường loại tín dụng này chủ yếu được áp dụng đối với khách hàng có uy tín, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, đảm bảo khả năng thanh toán. Căn cứ vào mục đích sử dụng : Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cấp cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất, lưu thông hàng hóa. Tín dụng tiêu dùng: Tín dụng tiêu dùng là hình thức cấp pháp tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt. Tín dụng tiêu dùng thường được cấp phát để mua sắm nhà cửa, xe cộ, các loại hàng hóa bền chắc như máy lạnh, máy giặt và các nhu cầu bình thường hàng ngày. Dựa vào phương thức cho vay : Theo tiêu thức này tín dụng có thể chia thành các loại sau: Tín dụng theo món vay: Tín dụng theo hạn mức tín dụng: Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay : Tín dụng trả nợ một lần khi đáo hạn Tín dụng trả góp: Tín dụng trả nợ nhiều lần: Rủi ro của tín dụng ngân hàng Khái niệm về rủi ro tín dụng Ngân hàng : Rủi ro tín dụng (credit risk) của NH là khả năng không chi trả được nợ của người đi vay đối với NH khi đến thời hạn thanh toán. Khi thực hiện giao dịch tín dụng, từ lúc giải ngân cho đến khi thu hồi vốn về cả gốc và lãi, NH không biết chắc được giao dịch đó có hoàn thành hay không; nó có khả năng hoàn thành cũng có khả năng không hoàn thành. Do đó rủi ro tín dụng thể hiện ở khả năng hay xác suất hoàn thành giao dịch tín dụng đó. Có thể nói, tất cả các hình thức cấp tín dụng của NH bao gồm cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn, cho thuê tài chính, chiết khấu chứng từ có giá, tài trợ xuất nhập khẩu, tài trợ dự án, bao thanh toán và bảo lãnh NH đều chứa đựng rủi ro tín dụng. Các loại rủi ro tín dụng : Rủi ro tín dụng bao gồm rủi ro danh mục (Portfolio risk) và rủi ro giao dịch (Transaction risk). Rủi ro danh mục là rủi ro liên quan đến sự kết hợp nhiều khoản tín dụng trong danh mục tín dụng của NH. Nó có thể phát sinh do đặc thù cá biệt của từng loại tín dụng, chẳng hạn cho vay không có đảm bảo thì rủi ro hơn là cho vay có đảm bảo, hoặc rủi ro phát sinh do thiếu đa dạng hóa danh mục tín dụng. Hoặc do cạnh tranh lãi suất khiến các NH tăng lãi suất huy động dẫn đến lãi suất tín dụng tăng cao. Kết quả, các dự án có mức độ rủi ro thấp, tỷ suất sinh lợi thấp bị loại; chỉ còn các dự án có sức sinh lợi cao kèm theo rủi ro cao. Tình hình này khiến cho danh mục tín dụng của NH thiếu sự đa dạng hóa mà chỉ tập trung vào các dự án rủi ro cao. Rủi ro danh mục được phân ra hai loại: rủi ro cá biệt và rủi ro tập trung cho vay, rủi ro cá biệt liên quan đến từng loại cho vay, rủi ro tập trung cho vay đến việc kém đa dạng hóa cho vay. Rủi ro giao dịch liên quan đến từng khoản tín dụng mỗi khi NH ra quyết định cấp một khoản tín dụng mới cho khách hàng. Đây có thể xem là rủi ro cá biệt của từng khoản tín dụng, nó phát sinh do sai sót ở các khâu đánh giá, thẩm định và xét duyệt khi cho vay, hoặc phát sinh do thiếu chặt chẽ ở khâu theo dõi kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay, hoặc phát sinh do sơ hở ở khâu đảm bảo và những cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín dụng. Rủi ro giao dịch có 3 thành phần: rủi ro xét duyệt, rủi ro bảo đảm và rủi ro kiểm soát. Rủi ro xét duyệt là rủi ro liên quan đến việc đánh giá một khoản cho vay. Rủi ro bảo đảm liên quan đến chính sách và hợp đồng cho vay. Rủi ro kiểm soát là rủi ro liên quan đến việc theo dõi khoản cho vay. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng : Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan và cả từ hai phía khách nợ và chủ nợ hoặc khách hàng và NH. Về phía khách hàng: Rủi ro tín dụng phát sinh có thể do những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân rủi ro phát sinh liên quan đến hành vi và ý chí chủ quan của khách hàng, có thể do trình độ quản lý của khách hàng yếu kém dẫn đến sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Cũng có thể do khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ trong khi biện pháp xử lý thu hồi nợ của ngân hàng tỏ ra kém hiệu quả. Nói chung, nguyên nhân chủ quan là những nguyên nhân do khách hàng tạo ra, nó vẫn nằm trong tầm kiểm soát của khách hàng. Về mặt khách quan, nguyên nhân rủi ro tín dụng có thể do khách hàng gặp phải những thay đổi môi trường kinh doanh không thể lường trước được, chẳng hạn sự thay đổi về giá cả hay nhu cầu thị trường, sự thay đổi về môi trường pháp lý hay chính sách của Chính phủ khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn tài chính không thể khắc phục được. Từ đó, doanh nghiệp dù có thiện chí nhưng vẫn không thể trả được nợ. Nợ chung, nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân không do khách hàng tạo ra, nó nằm ngoài tầm kiểm soát của khách hàng. Về phía ngân hàng: rủi ro tín dụng có thể phát sinh do nguyên nhân chủ quan như quá trình phân tích và thẩm định tín dụng không kỹ lưỡng dẩn đến sai lầm trong quyết định cho vay. Mặt khác, cũng có thể quyết định cho vay đúng đắn nhưng do thiếu kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay dẩn đến khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích nhưng ngân hàng vẫn không phát hiện để ngăn chặn kịp thời. Hậu quả của rủi ro tín dụng : Từ khái niệm về rủi ro tín dụng ta thấy rằng rủi ro tín dụng là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, vi phạm các đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự hoàn trả và tính thời hạn, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của người cấp tín dụng với người nhận tín dụng. Về bản chất, đây là loại rủi ro đa dạng và phức tạp, rất khó quản lý và thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến rủi ro khác, rủi ro tín dụng của một ngân hàng thể hiện ra bên ngoài chính là khối lượng nợ quá hạn mà ngân hàng đó phải gánh chịu. Khi rủi ro tín dụng nảy sinh, tuỳ theo mức độ mà nó gây ra những tác hại nghiêm trọng không chỉ với hệ thống ngân hàng, với người vay và còn cả với nền kinh tế và xã hội. Trước hết, đối với ngân hàng thương mại. Ở mức độ thấp rủi ro tín dụng là mất đi cơ hội, khả năng tích luỹ vốn, làm giảm sức mạnh của ngân hàng. Đối với người đi vay, thông thường rủi ro tín dụng là hệ quả của rủi ro kinh doanh của khách hàng. Với nợ quá hạn người đi vay hoàn toàn mất nguồn tài trợ từ các ngân hàng, cơ hội kinh doanh sẽ tuột mất, tài sản sẽ bị tịch thu hoặc phát mại, người đi vay sẽ đứng trước nguy cơ phá sản. Đối với nền kinh tế xã hội. Rủi ro tín dụng chứng tỏ người vay vốn đã không thực hiện được hiệu quả đầu tư như đặt ra khi vay vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại. Do đó lợi ích kinh tế xã hội dự kiến nhận được đã không có, sản xuất và lưu thông hàng hoá sẽ đình trệ, chức năng làm công cụ điều tiết nền kinh tế sẽ bị suy yếu. Quyền lợi của người gửi tiền sẽ không được đảm bảo. Lịch sử hoạt động của các ngân hàng thương mại trên thế giới đã chứng kiến không ít các Ngân hàng lớn bị phá sản và hậu quả của nó thậm chí không giới hạn trong một quốc gia mà còn lan ra nhiều nước trong khu vực thậm chí là cả châu lục. Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng : Phân tích khách hàng: Đây là biện pháp tích cực nhất nhằm hạn chế và phòng chống rủi ro. Bởi có đánh giá đúng khách hàng thì mới biết khả năng hoàn trả nợ của họ. Đánh giá khách hàng thường dựa vào các mặt sau: + Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng. + Đánh giá tư cách, năng lực và trình độ hiểu biết của người đứng đầu doanh nghiệp. + Đánh giá tính khả thi của phương án xin vay + Phân tích khả năng trả nợ của khách hàng + Thực hiện các phương pháp đảm bảo tiền vay + Trình độ cán bộ tín dụng và khả năng kiểm tra, kiểm soát khách hàng trong việc sử dụng vốn vay. Phân tán rủi ro: Trong cơ chế thị trường, ngân hàng thương mại không nên dồn vốn đầu tư vào một hoặc vài khách hàng, cho dù khách hàng đó kinh doanh có hiệu quả. Bởi vì nếu khách hàng đó gặp khó khăn trong kinh doanh thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của NHTM. Vì vậy cần phải tổng trọng giới hạn an toàn. Ở khắp các nước người ta đều quy định giới hạn an toàn. Ở Việt Nam, căn cứ vào luật ở các tổ chức tín dụng từ 01/10/1998 quy định: “Dư nợ một khách hàng không được vượt quá 15% vốn của ngân hàng”. “Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định bằng tỷ lệ giữa vốn tự có với tài sản có, kể cả các cam kết ngoại bang được điều chỉnh theo mức độ rủi ro” Cho vay hợp vốn hay còn gọi là đồng tài trợ là quá trình cho vay, bảo lãnh của một nhóm ngân hàng thương mại làm đầu mối phối hợp với các bên tài trợ để thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng. Bảo hiểm tín dụng. Bảo hiểm tín dụng là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các loại như: Bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Ở các nước, bảo hiểm tín dụng thường được thực hiện dưới dạng khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm cho ngành nghề mà họ kinh doanh. Trích lập dự phòng rủi ro Trích lập dự phòng rủi ro được coi là một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống rủi ro. Ở hầu hết các nước trong hoạt động của ngân hàng đều thành lập quỹ dự phòng bù đắp các khoản cho vay bị rủi ro và quỷ dự phòng rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Qũy dự phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp các khoản rủi ro khi ngân hàng làm ăn thua lỗ do nguyên nhân khách quan mang lại. Luật các tổ chức tín dụng (điều 82. Dự phòng rủi ro) có quy định: “tổ chức tín dụng phải dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng; Khoản dự phòng rủi ro này phải được hoạch toán vào chi phí hoạt động; Việc phân loại tài sản có mức trích, phương pháp lập khoản dự phòng và sử dụng khoản dự phòng để sử lý các rủi ro do thống đốc ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với bộ trưởng tài chính”. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG Tình hình huy động vốn Là chỉ tiêu phản ánh khả năng cho vay, khả năng chi trả của Ngân hàng, và nó cũng thể hiện uy tín của Ngân hàng, vị thế của Ngân hàng trong thị trường tài chính cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Nếu Ngân hàng có lượng vốn huy động được càng lớn thì Ngân hàng đó có sức cạnh tranh càng cao, và chiếm giữ một thị phần lớn so với các NHTM khác trong thị trường tài chính. Dư nợ Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó Ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu, và đây cũng là khoản mà Ngân hàng phải thu về. Nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho Ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động và tổng tài sản Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động : Chỉ tiêu này đánh giá khả năng sử dụng vốn huy động vào việc cho vay vốn. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở Ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động Ngân hàng, khi đó Ngân hàng sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn huy động được. Ta có công thức: Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động = (Dư nợ/ Vốn huy động)*100% Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng đầu tư vào cho vay của Ngân hàng so với tổng tài sản, hay là dư nợ cho vay chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng tài sản sử dụng của Ngân hàng Ta có cách tính sau: Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản = (Dư nợ/ Tổng tài sản)*100% Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của một Ngân hàng. Thông thường chỉ số này dưới mức 5% thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bình thường. Nếu tại một thời điểm nhất định nào đó tỷ lệ nợ quá hạn chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ lớn thì nó phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngược lại. Ta có cách tính : Tỷ lệ nợ quá hạn = (Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ)*100% MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CỦA VIB Nguyên tắc vay vốn Khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo: 1. Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. 2. Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Điều kiện vay vốn Ngân hàng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: Có năng lực pháp luật dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật: Đối với khách hàng vay là tổ chức cá nhân Việt Nam : Tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự; Cá nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; Đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luât và năng lực hành vi dân sự; Đại diện của tổ hợp tác phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; Thành viên hợp danh của công ty hợp danh phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Đối với khách hàng vay là tổ chức và cá nhân nước ngoài : Phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo qui định pháp luật của nước mà tổ chức đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là công dân, nếu pháp luật nước ngoài đó được Bộ Luật Dân Sự của nước Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam qui định hoặc được điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia qui định. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với qui định của pháp luật. Thực hiện các qui định về bảo đảm tiền vay theo qui định của chính phủ, hướng dẫn của ngân hàng nhà nước và ngân hàng Nam Việt. Thể loại cho vay Ngân hàng xem xét quyết định cho khách hàng vay theo các thể loại ngắn hạn, trung hạn và dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống và các dự án đầu tư phát triển: Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng; Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng; Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 60 tháng trở lên. Những nhu cầu vốn không được cho vay Ngân hàng không được cho vay các nhu cầu vốn sau đây: Để mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành trên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi; Để thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm; Để đáp ứng các nhu cầu chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. Để đáp ứng các nhu cầu chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. Thời hạn cho vay Ngân hàng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và nguồn vốn cho vay của ngân hàng để thỏa thuận về thời hạn cho vay. Đối với các tổ chức Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với các cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam. Lãi suất cho vay Mức lãi suất cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với qui định của ngân hàng nhà nước Việt Nam. Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do ngân hàng ấn định và thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng tín dụng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay áp dụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng. Trả nợ gốc và lãi vốn vay Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về việc trả nợ gốc và lãi vốn vay như sau: - Các kỳ hạn trả nợ gốc; - Các kỳ hạn trả lãi vốn vay cùng với kỳ hạn trả nợ gốc hoặc theo kỳ hạn riêng; - Đồng tiền trả nợ và việc bảo toàn giá trị nợ gốc bằng các hình thức thích hợp, phù hợp với qui định của pháp luật. Đối với khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn, được ngân hàng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ, thì số dư nợ gốc của hợp đồng tín dụng đó là nợ quá hạn và ngân hàng thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ; việc phạt chậm trả đối với nợ quá hạn và nợ lãi vốn vay cho hai bên thỏa thuận trên cơ sở qui định của pháp luật. Ngân hàng phân loại toàn bộ số dư nợ gốc của khách hàng vay có nợ quá hạn vào tài khoản cho vay thích hợp theo qui định của ngân hàng nhà nước. Ngân hàng và khách hàng có thể thỏa thuận về điều kiện, số lãi vốn vay, phí phải trả trong trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn. Trả nợ vay bằng ngoại tệ: Khoản cho vay bằng ngoại tệ nào thì phải trả nợ gốc và lãi vốn vay bằng ngoại tệ đó; trường hợp trả nợ bằng ngoại tệ khác hoặc đồng Việt Nam, thì thực hiện theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng phù hợp với qui định về quản lý ngoại hối của chính phủ và hướng dẫn của ngân hàng nhà nước. Hỗ trợ vay vốn Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho ngân hàng giấy đề nghị vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn như qui định. Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các tài liệu gửi cho ngân hàng. Ngân hàng hướng dẫn các loại tài liệu khách hàng cần gửi cho ngân hàng phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng loại khách hàng, loại cho vay và khoản vay. Phương thức cho vay Ngân hàng thỏa thuận với khách hàng vay việc áp dụng các phương thức cho vay: Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng thực hiện thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ cuộc sống. Cho vay hợp vốn: Một nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, ngân hàng tham gia với tư cách là một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp phối hợp với các tổ chức tín dụng khác hoặc tham gia với tư cách là một thành viên của nhóm tổ chức tín dụng cùng cho vay hợp vốn. Cho vay trả góp: Khi vay vốn, ngân hàng và khách hàng xác định vả thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Ngân hàng cam kết đảm bảo sẵn sàn cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân hàng chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của ngân hàng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, ngân hàng và khách hàng phải tuân theo các qui định của chính phủ và ngân hàng nhà nước Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các qui định của chính phủ và ngân hàng nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với qui định, điều kiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đặc điểm của khách hàng vay. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp này nhằm thu thập số liệu thực tế về các vấn đề cần nghiên cứu nhằm đánh giá tổng quát đặc trưng về vấn đề tổng thể cần nghiên cứu. Trong phạm vi đề tài này, phương pháp này dùng để thu thập thông tin và trình bày về tình hình tổng quan ngân hàng và các số liệu để thực hiện các hoạt động cho vay, huy động vốn tại PGD. Từ đó, đưa ra nhận xét, đánh giá cụ thể. Số liệu và tư liệu trong đề tài này do phòng tín dụng, phòng giao dịch Bàu Cát cung cấp. Phương pháp xử lý số liệu Từ những số liệu đã có, tôi tiến hành thống kê, xử lý số liệu lập thành các bảng biểu, vẽ những biểu đồ nhằm làm rõ hơn các số liệu đã thu thập. Phương pháp phân tích dữ liệu Đây cũng là phương pháp được sử dụng xuyên suốt quá trình nghiên cứu, đánh giá công tác huy động vốn và cho vay. Phương pháp này là việc phân tích các dữ liệu thứ cấp đã thu thập được, từ đó tìm ra ý nghĩa của các dữ liệu trên nhằm phục vụ cho việc phân tích một cách hiệu quả, chính xác nhất và mang tính thực tiễn nhất. Phương pháp so sánh Đây cũng là phương pháp được sử dụng nhiều trong lĩnh vực nghiên cứu hiện nay. Đó là, so sánh số tuyệt đối giữa kỳ này với kỳ trước để xem xét tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh giữa ba năm trong nghiên cứu có tăng trưởng hay suy giảm như thế nào để tiến tới so sánh tương đối để hiểu rõ hơn vấn đề. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NH QUỐC TẾ (VIB) Phân tích tình hình thu nhập qua các năm : Thu nhập của PGD bao gồm các khoản thu nhập sau: Thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. Thu nhập từ lãi bao gồm: Thu từ lãi cho vay và lãi tiền gửi của các tổ chức tài chính. Thu nhập ngoài lãi bao gồm: Thu từ các hoạt động dịch vụ như dịch vụ thanh toán, dịch vụ chuyển khoản, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ,…. Để thấy rõ hơn tình hình thu nhập của PGD thông qua bảng sau: Bảng 4.1: Tình Hình Thu Nhập Qua Các Năm ĐVT: Triệu Đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng thu 65.245 100.00% 109.544 100.00% Thu từ lãi 56.406 86.46% 97.214 88.75% Thu ngoài lãi 8.83 13.54% 12.33 11.25% Nguồn: bảng cân đối kế toán của VIB-PGD BÀU CÁT Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy tình hình thu nhập của PGD chủ yếu là nguồn thu nhập từ lãi (chiếm trên 86.46% tổng thu nhập). Đây là nguồn thu quan trọng nhất của mỗi ngân hàng. Ta thấy tỷ trọng thu nhập ngoài lãi giảm dần qua các năm, năm 2009 là 13.54%, năm 2010 là 11.25%. Điều này chứng tỏ các hoạt động dịch vụ chưa đáp ứng được sự hài lòng của khách hàng. Do đó, ngân hàng cần tìm các biện pháp để cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể thu hút được ngày càng nhiều khách hàng. Thu nhập từ lãi lại tăng dần về tỷ trọng, năm 2009 là 86.46%, tăng lên năm 2010 là 88.75%. Nguyên nhân của việc tăng về tỷ trọng này là mặc dù tình hình lạm phát kinh tế toàn cầu bùng phát vào năm 2008 ảnh hưởng mạnh đến Việt Nam, tuy vậy, bước qua năm 2009 và 2010, bằng những ứng biến linh hoạt, kịp thời, ngân hàng cơ bản đã vượt qua được khủng hoảng cũng như đã gặt hái được những thành quả nhất định. Đồng thời, vì ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế năm 2008, qua năm 2009 và 2010, nhiều doanh nghiệp cần có nguồn vốn để khôi phục lại hoạt động kinh doanh, do đó họ phải đi vay để có đủ nguồn vốn cần thiết đó. Đó cũng là một lý do để tỷ trọng thu nhập từ lãi tăng lên. Phân tích tình hình chi phí hoạt động : Trong chi phí tổng nguồn vốn thì chi phí lãi phải trả cho nguồn huy động là một yếu tố rất quan trọng và ảnh hưởng lớn tới chất lượng, hiểu quả kinh doanh của ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng lớn nhất và biến động mạnh nhất. Việc tăng nguồn vốn huy động trong điều kiện chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động quá cao sẽ là nguyên nhân gây khó khăn cho việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn hoặc làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Do đó xem xét chi phí lãi phải trả cho nguồn vốn huy động và sự biến động của chi phí này được xem là việc làm thường xuyên trong công tác quản trị nguồn vốn huy động. Tổng chi phí hoạt động của PGD Bàu Cát bao gồm: chi trả lãi, chi trả ngoài lãi Chi trả lãi: Chi trả lãi vốn huy động và vốn vay Chi trả ngoài lãi: Chi trả cho hoạt động dịch vụ và chi phí quản lý ngân hàng. Bảng 4.2: Tình Hình Chi Phí Hoạt Động Qua Các Năm ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng chi 57.117 100.00% 91.763 100.00% Chi từ lãi 42.57 74.54% 75.392 82.16% Chi ngoài lãi 14.547 25.46% 16.371 17.84% Nguổn: : bảng cân đối kế toán của VIB-PGD BÀU CÁT Dựa vào bảng số liệu 4.2 ta thấy chi trả lãi chiếm chủ yếu và tăng qua các năm cả về số tiền và tỷ trọng, năm 2009 là 42.57 triệu đồng (74.54%) và năm 2010 tăng lên 75.392 triệu đồng (82.16%), qua đó dẫn đến tổng chi phí tăng lên qua các năm, nguyên nhân của việc tăng này là do tình hình lạm phát cuối năm 2008, ngân hàng phải bỏ ra một khoảng chi phí lớn để đẩy mạnh hoạt động huy động vốn. Điều này chứng tỏ chi phí trả lãi cao là do nguồn vốn huy động tăng lên và có lợi cho PGD, thể hiện lượng nguồn vốn mà PGD huy động được ngày càng tăng. Xét đến chỉ tiêu chi ngoài lãi, ta thấy số tiền dùng cho chi ngoài lãi tăng dần qua các năm, năm 2009 là 14.547 triệu đồng (25.46%), năm 2010 là 16.371 triệu đồng(17.84%), nguyên nhân là do giai đoạn này ngân hàng đang triển khai áp dụng các công nghệ hiện đại nên các chi phí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxPhân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp quốc tế việt nam – pgd bàu cát vib.docx
Tài liệu liên quan