Khóa luận Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại SacomBank chi nhánh Kiên Giang

MỤC LỤC

Chương 1: TỔNG QUAN. 1

1.1. Lí do chọn đềtài. 1

1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu. 1

1.2.1. Mục tiêu. 1

1.2.2. Phạm vi. 1

1.3. Phương pháp nghiên cứu. 2

1.3.1. Nghiên cứu định tính. 2

1.3.2. Nghiên cứu định lượng. 2

1.4. Kết cấu của khóa luận. 2

Chương 2: CƠSỞLÍ LUẬN. 3

2.1. Đôi nét vềNgân hàng thương mại. 3

2.1.1. Khái niệm Ngân hàng hương mại. 3

2.1.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại. 3

2.2. Tín dụng. 3

2.2.1. Khái niệm. 3

2.2.2. Vai trò của tín dụng. 3

2.2.3. Chức năng của tín dụng. 3

2.2.4. Các hình thức tín dụng. 4

2.2.5. Các loại hình tín dụng ngân hàng. 4

2.3. Hiệu quảtín dụng của ngân hàng thương mại. 5

2.3.1. Khái niệm vềhiệu quảtín dụng. 5

2.3.2. Các chỉtiêu đánh giá hiệu quảtín dụng. 5

2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quảtín dụng. 6

2.3.4. Quy trình tín dụng. 7

2.4. Rủi ro tín dụng và những biện pháp phòng ngừa hạn chếrủi ro. 8

2.4.1. Định nghĩa vềrủi ro trong hoạt động của ngân hàng. 8

2.4.2. Các loại rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. 8

2.4.3. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng. 9

2.4.4. Những biện pháp phòng ngừa và hạn chếrủi ro. 9

Chương 3: GIỚI THIỆU VỀNGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI

NHÁNH KIÊN GIANG . 12

3.1. Lịch sửhình thành và phát triển. 12

3.1.1. Lịch sửhình thành và phát triển Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. 12

3.1.2. Sựcần thiết thành lập Sacombank chi nhánh Kiên Giang. 13

3.1.3. Cơcấu tổchức của Sacombank chi nhánh Kiên Giang. 15

3.1.3.1. Sơ đồtổchức. 15

3.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụcủa các phòng ban. 16

3.2. Quy trình cấp tín dụng. 17

SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang viii

Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang

3.3. Quy trình xửlý rủi ro tín dụng. 20

Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG. 22

VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK KIÊN GIANG. 22

4.1. Phân tích hoạt động tín dụng tại Sacombank Kiên Giang. 22

4.1.1. Kết quảhoạt động kinh doanh. 22

4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn. 24

4.1.3. Phân tích doanh sốcho vay. 26

4.1.4. Phân tích doanh sốthu nợ. 28

4.1.5. Phân tích dưnợcho vay. 29

4.2. Rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang. 34

4.2.1. phân tích nợquá hạn. 34

4.2.2. Tỷlệnợquá hạn trên tổng dưnợ. 38

4.2.3. Hệsốthu nợ(DSTN/DSCV). 39

4.2.4. Tỷlệrủi ro tín dụng (Tổng DN/Tổng TS). 40

4.3. Đánh giá chung vềhiệu quảhoạt động tín dụng và rủi ro tín dụngtại

Sacombank Kiên Giang. 43

4.3.1. Những mặt đã đạt được. 43

4.3.2. Những mặt chưa đạt được. 43

Chương 5: CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢVÀ GIẢM THIỂU RỦI RO

TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH KIÊN GIANG44

5.1. Tăng cường huy động vốn tại chổ. 44

5.2. Đa dạng hóa đối tượng khách hàng. 44

5.3. Đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư. 44

5.4. Tuân thủnghiêm ngặt quy chế, quy trình tín dụng. 45

5.5. Xửlý nợkiên quyết. 45

5.6. Nâng cao chất lượng cán bộtín dụng. 46

5.7. Tăng cường hoạt động Marketing. 46

5.8. Tăng cường ứng dụng công nghệthông tin vào hoạt động Ngân hàng. 47

5.9. Đẩy mạnh dịch vụngân hàng gắn liền với hoạt động tín dụng. 47

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 48

6.1. Kết luận. 48

6.2. Kiến nghị. 48

6.2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 48

6.2.2. Đối với các cơquan Nhà nước. 48

6.2.3. Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín. 49

pdf63 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1675 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại SacomBank chi nhánh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dẫn đầu phong trào thi đua ngành ngân hàng trong năm 2007. SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 12 Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ dành cho các hoạt động từ thiện trong suốt các năm qua. • Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2008 vì có những đóng góp tích cực vào các hoạt động kiềm chế lạm phát trong nền kinh tế. Vào ngày 16/5/2008, Sacombank tạo nên một bước ngoặt mới trong lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng với việc thành lập Tập đoàn tài chính Sacombank. Hiện nay, Tập đoàn tài chính Sacombank có sự góp mặt của các thành viên: • Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), đóng vai trò hạt nhân điều phối hoạt động của Tập đoàn. Thành viên trực thuộc • Công ty Chứng khoán Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBS). • Công ty Cho thuê tài chính Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBL). • Công ty Kiều hối Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBR). • Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBA). • Công ty Vàng bạc đá quý Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank-SBJ). Thành viên hợp tác chiến lược: • Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Thương Tín (STI). • Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (Sacomreal). • Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tân Định (Tadimex). • Công ty cổ phần Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát. • Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Việt Nam (VFM). (Nguồn Sacombank.com) 3.1.2. Sự cần thiết thành lập Sacombank chi nhánh Kiên Giang Kiên giang là một tỉnh biên giới phía Tây Nam của Việt Nam, thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang và Cần Thơ; phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan; phía Bắc giáp Campuchia với đường biên giới đất liền dài 56,8 km. Dân số khoảng 1,8 triệu người; diện tích tự nhiên là 6.269 km2, trong đó đất liền là 5.638 km2, hải đảo 631 km2 (đảo lớn nhất là Phú Quốc 567 km2); bờ biển dài 200 km. Kiên Giang tuy cách xa trung tâm kinh tế của cả nước song có các điểm thuận lợi sau: là nơi có khoảng cách tới các nước ASEAN tương đối ngắn, là cửa khẩu quốc tế của Việt Nam, vị trí của Kiên Giang rất thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế mở cửa, hướng ngoại. Kiên Giang nằm trong hệ thống giao thông đầu mối đường bộ, đường thủy và đường hàng không quốc gia; có quốc lộ 80, 61, N1, N2 và đường Xuyên Á; hệ thống đường sông đường biển có vai trò hết sức quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, Thành phố Hồ Chí Minh và các đảo. Sân bay Rạch Giá và sân bay Phú SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 13 Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang Quốc có đường băng dài 1.500 m, đáp ứng cho các máy bay dưới 100 chổ ngồi cất cánh và hạ cánh. Kiên Giang có tiềm năng kinh tế và đang phát triển với tốc độ nhanh trong những năm gần đây (GDP bình quân 2006-2008 tăng 12%), hoạt động ngân hàng phát triển mạnh, chất lượng tín dụng an toàn (giai đoạn 2006-2008) nguồn vốn tăng bình quân trên 25%, dư nợ tăng bình quân trên 23%, tỷ lệ nợ xấu dưới 3%). Hiện tại, Kiên Giang có cụm công nghiệp Kiên Lương – Ba Hòn – Hòn Chông; Cụm công nghiệp Rạch Giá – Tắc Cậu – Bến Nhứt. Trong thời gian tới, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách của Chính phủ về việc phát triển Đồng Bằng Sông Cửu Long và phát triển đảo Phú Quốc, nhiều dự án lớn được xúc tiến, triển khai. Đây là cơ hội thuận lợi cho các ngân hàng mở rộng mạng lưới và quy mô hoạt động. Trong những năm tới, Kiên Giang định hướng phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghiệp, phát triển nông lâm ngư nghiệp, phát triển thương mại dịch vụ và du lịch Nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, phương tiện và điều kiện sản xuất, cải thiện đời sống nông thôn còn rất lớn. Bên cạnh đó, nguồn tiền nhàn rỗi còn trong một số bộ phận dân cư chưa khai thác hết là rất lớn. Qua khảo sát thực tế và định hướng phát triển kinh tế tỉnh Kiên Giang, tháng 05/2002, hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín quyết định thành lập chi nhánh cấp I Kiên Giang. Sacombank chi nhánh Kiên Giang chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 05/07/2002. ™ Tên gọi: - Tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Kiên Giang - Tiếng Anh: Sacombank Kien Giang. ™ Địa bàn hoạt động: tỉnh Kiên Giang ™ Mạng lưới hoạt động: gồm 1 chi nhánh cấp I và 6 phòng giao dịch - Hội sở chi nhánh: số 281 Trần Phú, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. - Phòng Giao dịch Rạch Sỏi: số 1C Cách mạng Tháng Tám, phường Vĩnh Lợi, Rạch Giá, Kiên Giang. - Phòng Giao dịch Tân Hiệp: số 496 xã Thạnh Đông A, Tân Hiệp, Kiên Giang. - Phòng Giao dịch Minh Lương: số 30 quốc lộ 61, thị trấn Minh Lương, Châu Thành, Kiên Giang. - Phòng Giao dịch Hòn Đất: số 47, ấp Đường Hòn, thị trấn Hòn Đất, Hòn Đất, Kiên Giang. - Phòng Giao dịch Kiên Lương: ngã 3, thị trấn Ba Hòn, Kiên Lương, Kiên Giang. - Phòng Giao dịch Hà Tiên: số 16, Trần Hầu, phường Đông Hồ, thị xã Hà Tiên, Kiên Giang. SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 14 Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang 3.1.3. Cơ cấu tổ chức của Sacombank chi nhánh Kiên Giang 3.1.3.1. Sơ đồ tổ chức của Sacombank chi nhánh Kiên Giang Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức GIÁM ĐỐC Phòng Cá nhân Phòng Hỗ trợ Phòng Kế toán & quỹ Phòng Hành chính Bộ phận Xử lý GD Bộ phận TTQT Bộ phận QLTD Bộ phận Tiếp thị CN Bộ phận Thẩm định CN Phòng Doanh nghiệp PHÓ GIÁM ĐỐC Bộ phận Tiếp thị DN Bộ phận Thẩm định DN Bộ phận Quỹ Bộ phận Kế toán Ban Giám Đốc gồm 02 người: Giám đốc và phó Giám đốc có trách nhiệm cụ thể hóa các nghị quyết, quy chế của Hội Đồng Quản Trị để từ đó có kế hoạch, phương hướng điều hành mọi hoạt động của đơn vị. SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 15 Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang 3.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ¾ Phòng doanh nghiệp: + Tiếp thị doanh nghiệp: Quản lý, thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo các sản phẩm cụ thể, tiếp thị và quản lý khách hàng, chăm sóc khách hàng doanh nghiệp và các chức năng khác. + Thẩm định doanh nghiệp: Thẩm định các hồ sơ tín dụng cho các khách hàng doanh nghiệp, thông báo quyết định cấp tín dụng hoặc không cấp tín dụng cho bộ phận tiếp thị doanh nghiệp. + Xử lý rủi ro: Thực hiện giám sát, kiểm tra các khoản vay, mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng kịp thời xử lý khi có sự cố. ¾ Phòng cá nhân: Có chức năng và nhiệm vụ như phòng doanh nghiệp, chỉ khác đối tượng là cá nhân. ¾ Phòng hỗ trợ: + Quản lý tín dụng: Hỗ trợ công tác tín dụng, kiểm soát tín dụng, quản lý nợ, chức năng khác. + Thanh toán quốc tế: Thanh toán quốc tế, chuyển tiền quốc tế, chức năng khác. + Xử lý giao dịch: Xử lý giao dịch tiền gửi, tiền vay. Xử lý giao dịch vàng và ngoại tệ. ¾ Phòng kế toán và quỹ: + Quản lý công tác kế toán tại Chi nhánh. + Quản lý công tác kho quỹ: Thu chi và xuất nhập tài sản. Kiểm điếm, phân loại đóng bó tiền theo quy định. Bốc xếp, vận chuyển tài sản, bảo quản tài sản. ¾ Phòng hành chính: + Quản lý công tác hành chính + Quản lý công tác nhân sự + Công tác IT SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 16 Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang 3.2. Quy trình cấp tín dụng. Sơ đồ 2. Quy trình cấp tín dụng. KH P. CN-DN P.QLTD BGĐ CHỨNG TỪ Nhu cầu Tiếp nhận, hướng dẫn HS Xác minh thực tế Thẩm định hồ sơ vay vốn Tổng hợp hố sơ trình ký Thông báo từ chối Thông báo Đồng ý Xét duyệt Nhận HS TSĐB trình duyệt, giải ngân Kiểm soát hồ sơ đã duyệt Toàn bộ hồ sơ vay vốn Xét duyệt Bàn giao bản chính giấy tờ nhà đất Công chứng/ chứng thực giao dịch ĐB Lập hợp đồng, trình ký Tờ trình đã được duyệt Biên bản thẩm định tài sản HĐ tín dụng HĐ đảm bảo Biên bản nhận TSĐB SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 17 Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang Nộp tiền tất toán món vay Hạch toán thu nợ, lãi và phí Xuất kho hồ sơ TSĐB Lưu trữ hồ sơ tất toán Thông báo giải chấp, xóa đăng ký giao dịch đảm bảo Duyệt Trình giải chấp Nhận bản chính giấy tờ nhà, đất Hồ sơ tín dụng Bản chính giấy tờ nhà, đất Phiếu chuyển khoản/ Giấy lĩnh tiền Lưu giữ hồ sơ Nhập kho hồ sơ Nhận tiền vay Giải ngân tiền vay Chứng từ nộp tiền tất toán Bản chính giấy tờ nhà, đất Biên bản trả TSĐB Hồ sơ tất toán SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 18 Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang Diễn giải quy trình cấp tín dụng tại Sacombank Thời gian stt Các bước thực hiện Nội dung thực hiện Hồ sơ/ chứng từ 1 Tiếp nhận, hướng dẫn hồ sơ - Tiếp nhận hồ sơ vay vốn. - Hướng dẫn các điều kiện, thủ tục, hồ sơ vay vốn cho khách hàng. - Sổ theo dõi - Phiếu hẹn xác minh. Tối đa 5 ngày 2 Xác minh thực tế - Xác định hiện trạng thực tế của TSBĐ. - Định giá TSĐB - Bản kiểm tra thu thập thông tin. - Bản định giá TSĐB Từ 2 đến 5 ngày tùy vào số tiền vay 3 Thẩm định hồ sơ vay vốn - Đánh giá xếp hạng khách hàng. - Thẩm định các hồ sơ vay vốn. - Thẩm định tình hình sản xuất kinh doanh hoặc nguồn thu nhập dùng để trả nợ. - Bản điểm khách hàng. - Thu thập hồ sơ vay. - Báo cáo định giá định tính. Xét duyệt trong thời gian ngắn nhất 4 Trình hồ sơ vay - Lập tờ trình, đề xuất ý kiến trình cho cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Thông báo cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ để tiến hành thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch đảm bảo. - Tờ trình xét duyệt hồ sơ vay. - Toàn bộ hồ sơ vay. Đây là thời gian khách hàng tự chủ động 5 Thủ tục đảm bào tiền vay - Ký HĐ tín dụng, HĐ thế chấp TSĐB. - Thực hiện công chứng, chứng thực HĐ bảo đảm tiền vay. - Đăng ký GDĐB tại phòng tài nguyên môi trường. - Chuyển bản chính hồ sơ TSĐB sang P. Hỗ trợ để làm thủ tục nhập kho quỹ. - Tờ trình đã duyệt. - HĐ tín dụng, HĐ đảm bảo đã công chứng. - Giấy chứng nhận đã đăng ký GDĐB. - Bản chính giấy tờ nhà đất. Trong một buổi 6 Giải ngân - Giải ngân tiền vay cho khách hàng. - Chuyển hồ sơ của khách hàng sang P. Hỗ trợ lưu trữ. - HĐ tín dụng. - Phiếu chuyển khoản, giấy lãnh tiền. 7 Kiểm tra sau cho vay - Sau giải ngân CBTD phải tiến hành kiểm tra. - Nội dung kiểm tra lưu ý đến việc sử dụng vốn vay, tình hình SXKD, khả năng trả nợ. - Báo cáo kiểm tra sau cho vay. 8 Tất toán HĐ vay vốn - Khi khách hàng trả hết nợ, tiến hành hạch toán thu nợ, lãi và phí để tất toán HĐ. - Chuyển hồ sơ sang P. Hỗ trợ để làm thủ tục giải chấp. - Giấy nộp tiền của khách hàng. - Bản chính giấy tờ TSĐB. SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 19 Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang 3.3. Quy trình xử lý rủi ro tín dụng. Sơ đồ 3. Quy trình xử lý rủi ro tín dụng Trách nhiệm Quá Trình Chứng Từ Quyết định Xét duyệt trình hội đồng Phó Tổng giám đốc khu vực. Toàn bộ hồ sơ bản photo Tờ trình tổng hợp Đối tượng 1 Đối tượng 2 Tham mưu tổng hợp danh sách Phòng Hỗ trợ Toàn bộ hồ sơ photo và các chứng từ liên quan Tờ trình đề xuất chi tiết hồ sơ xin xử lý rủi ro Phòng Cá nhân, Doanh nghiệp Phòng Hỗ trợ Ý kiến tham mưu Tổng hợp danh sách khoản vay Tờ trình có ý kiến tham mưu Ký duyệt trình hội sở Giám đốc Chi nhánh/ SGD/ Trung tâm thẻ Hồ sơ xin xử lý rủi ro ( bản photo) Lập tờ trình xin xử lý rủi ro Hồ sơ xin xử lý rủi ro Biên bản xử lý rủi ro được duyệt. SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 20 Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang Thông báo kết quả XLRR đến chi nhánh/SGD/ Trung tâm thẻ Thông báo kết quả XLRR được duyệt Ban Tổng giám đốc Chi nhánh/SGD/Trung tâm thẻ Hạch toán ngoại bảng mở sổ theo dõi Sao kê chi tiết nợ ngoại bảng Phòng Kế toán & quỹ Chi nhánh/SGD/Trung tâm thẻ Tổ chức thu hồi nợ Phòng Kế toán & quỹ Báo cáo theo chế độ hàng tháng quý Báo cáo kết quả thu hồi nợ Tất toán Hồ sơ tất toán (bản chính) Chi nhánh/SGD/Trung tâm thẻ Lưu trữ SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 21 Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK KIÊN GIANG 4.1. Phân tích hoạt động tín dụng tại Sacombank Kiên Giang 4.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm, từ 2006 – 2008 được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Kiên Giang (2006 – 2008) Đơn vị: triệu đồng Năm So sánh 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 24.096 59.658 101.368 35.562 148% 41.710 70% Chi phí 18.535 51.718 89.537 33.183 179% 37.819 73% Lợi nhuận 5.561 7.940 11.831 2.379 43% 3.891 49% (Nguồn: Phòng kế toán & quỹ) Dựa vào số liệu phân tích trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy lợi nhuận của Ngân hàng tăng đều qua các năm: Doanh thu của Ngân hàng năm 2007 là 59.658 triệu đồng tăng 35.562 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 148% so với năm 2006. Doanh thu năm 2008 là 101.368 triệu đồng tăng 41.710 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 70% so với năm 2007. Ta thấy doanh thu của Ngân hàng tăng qua các năm nhưng tỷ lệ tăng của năm 2008 lại giảm so với tỷ lệ tăng của năm 2007, có sự giảm sút đó là do ảnh hưởng của lạm phát trong những tháng đầu năm 2008 buộc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng cách tăng lãi suất huy động và cho vay. Đến cuối năm 2008 sang đầu năm 2009 nền kinh tế rơi vào tình trạng giảm phát do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế thế giới, Ngân hàng Trung ương lại thực hiện chính sách mở rộng tiền tệ, giảm lãi suất huy động và cho vay với mục đích kích cầu nền kinh tế. Để thực hiện những biện pháp của Ngân hàng Nhà nước, Sacombank Kiên Giang phải thực hiện việc thay đổi lãi suất và chính sách tín dụng phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của Ngân hàng trong năm 2008. Chi phí hoạt động của Ngân hàng năm 2007 là 51.718 triệu đồng, tăng 33.183 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 179% so với năm 2006. Chi phí hoạt động năm 2008 là 89.537 triệu đồng, tăng 37.819 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 73% so với năm 2007. Chi phí năm 2007 tăng cao so với năm 2006 là do Ngân hàng đã mở rộng địa bàn hoạt động tín dụng nhằm tăng cường lợi thế cạnh tranh về mặt thị phần của Ngân hàng với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Ngoài ra, các ngân hàng TMCP đang trên con đường đua tranh về lãi suất huy động tùy theo từng kỳ hạn, hơn nữa chi phí tăng là do nhu cầu tuyển dụng và đào tạo SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 22 Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang nhân viên mới. Đó là những lý do chủ yếu khiến cho chi phí tăng cao. Sang năm 2008 tỷ lệ tăng chi phí so với năm 2007 chỉ còn 73% do tình hình kinh tế có nhiều biến động ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng nó đòi hỏi Ngân hàng phải thực hiện những biện pháp cắt giảm chi phí nhằm đảm bảo được chỉ tiêu về tăng trưởng lợi nhuận. Lợi nhuận năm 2007 là 7.940 triệu đồng, tăng 2.379 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 43% so với năm 2006. Lợi nhuận năm 2008 đạt 11.831 triệu đồng, tăng 3.891 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 49% so với năm 2007. Qua đó ta thấy được lợi nhuận hàng năm tăng mạnh, có được kết quả này là do tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, việc quản lý chi phí có hiệu quả cùng với việc tăng lợi nhuận từ việc phát triển các dịch vụ ngân hàng, lợi nhuận từ các khoản kinh doanh, đầu tư có hiệu quả đã mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng. Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh năm sau cao hơn năm trước. Đạt kết quả như vậy cho thấy hoạt động tín dụng đang trên đà tăng trưởng, nó không những đã góp phần vào sự phát triển kinh tế thông qua việc cung ứng vốn đúng đối tượng, mà còn góp phần cùng các ngân hàng TMCP khác phát triển kinh tế tỉnh nhà. Biểu đồ 1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Kiên Giang (2006 – 2008) Đơn vị: triệu đồng 24.096 18 .53 5 5.561 59.658 51 .71 8 7.940 101.368 89 .53 7 11.831 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 2006 2007 2008 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận (Nguồn: Phòng kế toán & quỹ) SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 23 Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang 4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn Tình hình nguồn vốn huy động của Sacombank Kiên Giang từ năm 2006 đến 2008 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Tình hình nguồn vốn huy động của Sacombank Kiên Giang ( 2006 – 2008) Đơn vị: triệu đồng Năm So sánh 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Tiền gửi của TCTD khác 2.142 6.570 6.764 4.428 207 194 3 Tiền gửi tiết kiệm 149.016 332.624 417.597 283.608 123 84.973 26 Tiền gửi của TCKT 71.043 208.242 293.222 137.119 193 84.940 41 Phát hành GTCG 28.671 45.552 79.913 16.881 59 34.361 75 Tổng 250.873 593.030 797.499 324.157 136 204.469 34 (Nguồn: Phòng kế toán & quỹ) Qua bảng số liệu ta thấy, nguồn vốn huy động của Ngân hàng năm 2007 là 593.030 triệu đồng tăng 324.157 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 136% so với năm 2006. Đạt được kết quả trên là do Ngân hàng luôn chú trọng khai thác nguồn vốn tại chỗ (tiền gửi nhàn rỗi trong dân cư), với các giải pháp huy động vốn hiệu quả phù hợp với tình hình cụ thể trong địa bàn hoạt động, áp dụng lãi suất linh hoạt phù hợp với các loại hình huy động trên nguyên tắc đi vay để cho vay, kinh doanh có lãi và cạnh tranh lành mạnh, đồng thời Ngân hàng luôn chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ. Đối với khách hàng luôn ân cần, lịch sự trong giao tiếp, an toàn bảo mật trong nghiệp vụ, luôn đặt lợi ích của người gửi tiền lên trên hết. Vì vậy, mối quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng ngày càng được củng cố. Ngoài ra, nguồn tiền gửi thanh toán của khách hàng và các tổ chức kinh tế cũng tăng trưởng đáng kể do Ngân hàng phát triển các dịch vụ như: chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước, chi trả kiều hối, thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống Ngân hàng. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng năm 2008 là 797.499 triệu đồng tăng 204.469 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 34% so với năm 2007. Sở dĩ tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động của năm 2008 thấp hơn 2007 là do có nhiều biến động trong nền kinh tế đặc biệt là lạm phát tăng cao trong sáu tháng đầu năm trong năm 2008 điều này làm cho Ngân hàng siết chặt tăng trưởng tín dụng và điều chỉnh lãi suất liên tục theo từng thời kỳ, hạn chế cho vay tiêu dùng, ưu tiên cho vay sản xuất kinh doanh. Đồng thời do sự chênh lệch lãi suất giữa các ngân hàng đã khiến cho nhiều khách hàng rút tiền từ ngân hàng có lãi suất thấp, tạo ra sự dịch chuyển lớn về nguồn vốn huy động. Để giữ chân khách hàng cũng như ổn định về thanh khoản, Sacombank Kiên Giang buộc phải điều chỉnh lãi suất để cạnh tranh. SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 24 Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang Tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007 Ngân hàng huy động được 332.624 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm tăng 123% so với năm 2006. Năm 2008 Ngân hàng huy động được 417.597 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm tăng 26% so với năm 2007. Có được kết quả đó là do Ngân hàng thường xuyên tổ chức khuyến mãi lớn như tặng quà vào dịp lễ tết, huy động tiết kiệm có dự thưởng xổ số với nhiều giải thưởng có giá trị để thu hút thêm khách hàng, đầu tư cơ sở vật chất khang trang, máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng. Đây là mặt tích cực cần được phát huy để tăng thêm nguồn vốn huy động cho Ngân hàng. Mặt khác việc ra đời Công ty Bảo hiểm tiền gửi cũng góp phần làm tăng số dư tiền gửi. Năm 2007 Ngân hàng huy động 208.242 triệu đồng tiền gửi thanh toán tăng 193% so với năm 2006. Năm 2008 Ngân hàng huy động 293.222 triệu đồng tiền gửi thanh toán tăng 41% so với năm 2007. Nguồn vốn này không ổn định nguyên nhân là do các tổ chức kinh tế có chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ là khác nhau và vốn kinh doanh của họ luôn được tận dụng tối đa nên có rất ít vốn nhàn rỗi với thời gian dài. Họ chỉ gửi tiền vào tài khoản tiền gửi có kỳ hạn các khoản trích lập các quỹ. Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của Sacombank Kiên Giang (2006-2008) Đơn vị: triệu đồng 2.142 149.016 71.043 28.671 6.570 332.624 208.242 45.552 6.764 417.597 293.222 79.913 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 450.000 2006 2007 2008 Tiền gửi của TCTD khác Tiền gửi tiết kiệm Tiền gửi của TCKT Phát hành GTCG (Nguồn: Phòng kế toán & quỹ) SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 25 Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang 4.1.3. Phân tích doanh số cho vay Tình hình phát sinh doanh số cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn qua các năm từ 2006 đến 2008 tại Sacombank Kiên Giang như sau: Bảng 3. Doanh số cho vay của Sacombank Kiên Giang (2006 – 2008) Đơn vị: triệu đồng Năm So sánh 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 830.507 1.589.831 1.801.636 759.342 91 211.805 13 Trung hạn 240.676 246.466 45.189 5.790 2 -201.277 -82 Dài hạn 35.282 37.702 17.997 2.240 7 -19.750 -52 Tổng 1.106.466 1.874.000 1.864.823 767.534 69 -9.177 -0,5 (Nguồn: Phòng kế toán & quỹ) Qua bảng số liệu ta thấy, tổng doanh số cho vay năm 2007 là 1.874.000 triệu đồng tăng 767.534 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 69% so với năm 2006. Có được sự tăng trưởng này là do Ngân hàng đã chủ động tìm kiếm các khoản vay khả thi thông qua các mối quan hệ với các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề, các khách hàng quen thuộc, quảng bá rộng rãi thương hiệu của Sacombank. Ngoài ra, Chi nhánh đã mở nhiều Phòng giao dịch tại các huyện, thị xã trong tỉnh, đồng thời mở rộng nhiều đối tượng khách hàng cho Chi nhánh. Bước sang năm 2008 doanh số cho vay là 1.864.823 triệu đồng giảm -9.177 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm -0,5% so với năm 2007. Năm 2008 là một năm đầy khó khăn của các ngân hàng nói chung và Sacombank Kiên Giang nói riêng. Lãi suất huy động và lãi suất cho vay tăng cao, buộc Ngân hàng phải thận trọng hơn trong việc cho vay với khách hàng mới. Mặt khác lãi suất cho vay không ngừng biến động cũng khiến cho khách hàng có tâm lý dè dặt hơn trong việc đi vay và sử dụng vốn vay ngân hàng. Điều này làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng giảm. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng và có tốc độ tăng cao nhất (97%) trong năm 2007 và vẫn đảm bảo được sự tăng trưởng dù tỷ lệ tăng chỉ còn 13%. Trong khi đó doanh số cho vay trung hạn và dài hạn lại tăng trưởng thấp (2% và 7%) trong năm 2007, sang năm 2008 doanh số cho vay trung và dài hạn đã quay đầu tăng trưởng -82% và -52%. Lạm phát 2 con số trong năm 2008 làm cho người tiêu dùng hạn chế chi tiêu ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của các cá nhân và doanh nghiệp nên việc mở rộng sản xuất kinh doanh là không phù hợp nên khách hàng chọn giải pháp vay ngắn hạn để bổ sung vốn lưu động, ổn định sản xuất kinh doanh chứ không vay trung và dài hạn để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Ngoài ra lãi suất huy động không ngừng tăng nhằm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ đã làm cho lãi suất cho vay liên tục tăng khiến cho khách hàng ngại vay trung và dài hạn vì lãi suất vay trung và dài hạn cao hơn lãi vay ngắn hạn. Hơn nữa, lãi suất SVTH: Lê Hữu Duy Nguyên Trang 26 Phân tích hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sacombank chi nhánh Kiên Giang liên tục thay đổi thì việc vay trung, dài hạn gặp bất lợi trong việc điều chỉnh lãi suất trong hợp đồng làm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giảm khi chi phí sử dụng vốn tăng cao. Cuối năm 2008, suy thoái kinh tế thới giới đã đẩy nước ta vào tình trạng giảm phát do tình hình sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, dân chúng hạn chế tiêu dùng (mua sắm, du lịch.). Buộc Chính phủ phải thực hiện đồng bộ nhiều gói kích thích kinh tế trong đó có việc hỗ trợ lãi suất cho vay, bảo lãnh các doanh nghiệp vay vốn mở rộng sản xuất hạ giá thành sản phẩm, kích thích tiêu dùng trong nước. Do đó, Ngân hàng cũng sẽ cùng doanh nghiệp vượt khó nên dự báo doanh số cho vay của Ngân hàng sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2009. Biểu đồ 3. Doanh số cho vay của Sacombank Kiên Giang (2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1106.pdf
Tài liệu liên quan