Khóa luận Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại nhà máy gạch Ceramic An Giang

MỤC LỤC

E D

Tóm tắt

Mục lục. i

Danh mục các bảng . iv

Danh mục các hình. v

Danh mục các từviết tắt . vi

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU. 1

1.1. Sựcần thiết của đềtài . 1

1.2. Mục tiêu của đềtài . 2

1.3. Nội dung chủyếu của đềtài. 2

1.4. Đối tượng và phạm vi của đềtài . 2

1.5. Phương pháp nghiên cứu. 3

CHƯƠNG 2 CƠSỞLÝ LUẬN VỀPHÂN TÍCH KẾT QUẢHOẠT

ĐỘNG KINH DOANH. 4

2.1. Khái niệm, tác dụng và ý nghĩa của phân tích KQHĐKD .4

2.1.1. Khái niệm . 4

2.1.2. Tác dụng. 4

2.1.3. Ý nghĩa . 5

2.2. Các phương pháp phân tích KQHĐKD . 5

2.2.1. Phương pháp so sánh. 5

2.2.2. Phương pháp thay thếliên hoàn . 6

2.2.3. Phương pháp sốchênh lệch. 6

2.2.4. Phương pháp liên hệcân đối . 7

2.2.5. Phương pháp phân tích chi tiết. 7

2.3. Khái niệm vềcác chỉtiêu tài chính trong phân tích KQHĐKD. 8

2.3.1. Doanh thu . 8

2.3.2. Chi phí. 9

2.3.3. Lợi nhuận . 11

2.3.4. Lợi nhuận gộp . 12

2.4. Phân tích các chỉsốphản ánh kết quảhoạt động kinh doanh . 13

i

2.4.1. Phản ánh mức độsửdụng chi phí . 13

2.4.2. Phản ánh kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . 14

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀNHÀ MÁY GẠCH

CERAMIC AN GIANG. 15

3.1. Giới thiệu khái quát vềNhà máy. 15

3.2. Lịch sửhình thành và phát triển của Nhà máy. 15

3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển. 15

3.2.2. Chức năng, nhiệm vụvà phạm vi hoạt động. 16

3.3. Bộmáy tổchức và nguồn nhân lực của Nhà máy. 17

3.3.1. Bộmáy tổchức . 17

3.3.2. Cơcấu nguồn vốn . 17

3.3.3. Nguồn nhân lực . 18

3.3.4. Cơsởvật chất. 18

3.3.5. Chế độkếtoán và sơ đồtổchức công tác kếtoán . 19

3.4. Những thuận lợi và khó khăn của Nhà máy . 22

3.4.1. Thuận lợi . 22

3.4.2. Khó khăn . 22

3.5. Một sốthành tích đạt được trong thời gian qua . 22

3.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của Nhà máy qua 03 năm. 23

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH

CỦA NHÀ MÁY GẠCH CERAMIC AN GIANG. 24

4.1. Đánh giá tổng quát bảng báo cáo KQHĐKD. 24

4.2. Phân tích DT, CP, LN và các chỉsốphản ánh KQHĐKD. 26

4.2.1. Phân tích tình hình tổng doanh thu . 26

•Phân tích DT theo tốc độtăng trưởng các thành phần . 26

•Phân tích DT theo tỷtrọng các thành phần . 27

•Phân tích DT từhoạt động kinh doanh chính theo cơcấu sản phẩm . 28

•Phân tích DT kinh doanh theo thịtrường . 29

4.2.2. Phân tích tình hình tổng chi phí . 31

•Nhân tốGVHB của Nhà máy. 32

•CP sản xuất kinh doanh theo yếu tố. 33

•Nhân tốCPBH và CP QLDN . 34

ii

4.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận . 36

•Phân tích tình hình lợi nhuận gộp. 36

•Phân tích lợi nhuận. 38

‚Phân tích LN theo kỳkếhoạch. 38

‚Phân tích LN theo DT và CP . 40

4.2.4. Phân tích các chỉsốphản ánh kết quảhoạt động kinh doanh . 42

CHƯƠNG 5 MỘT SỐGIẢI PHÁP TĂNG DOANH THU CHO NHÀ

MÁY GẠCH CERAMIC AN GIANG. 46

5.1. Tăng cường công tác marketing. 46

5.2. Cải thiện tình hình xuất khẩu . 48

5.3. Tạo website riêng cho Nhà máy. 50

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 51

6.1. Kết luận . 51

6.2. Kiến nghị. 52

6.2.1. Đối với Nhà nước. 52

6.2.2. Đối với Nhà máy . 52

Tài liệu tham khảo . 54

Phụlục. a

Phụlục 1: Các bảng phân tích sốliệu . a

Phụlục 2: 30 nước sản xuất gạch Ceramic nhiều nhất trên thếgiới. h

pdf76 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1466 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại nhà máy gạch Ceramic An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ện nay, tuy Nhà máy gặp nhiều khó khăn nhưng phải nói là Nhà máy đang khởi sắc trong giai đoạn phát triển bền vững, dần dần đuổi kịp nhịp điệu của thị trường sôi động và nóng lên trong giai đoạn hội nhập của nước nhà. 3.5. Một số thành tích đạt được trong thời gian qua • Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh An Giang tặng cho tập thể cán bộ công nhân viên Nhà máy gạch Ceramic qua các năm 2002, 2003, 2005, 2006 về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng. • Bằng khen của Bộ Xây dựng năm 2004 tặng cho tập thể cán bộ công nhân viên Nhà máy gạch Ceramic thành tích hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch công tác năm 2004. SVTH: Nguyễn Thanh Vi 22 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang • Chứng nhận đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao” năm 2006 do người tiêu dùng bình chọn. • Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 do tổ chức Quacert cấp. • Hai Cúp vàng Vietbuild 2004, 2005 Ngành Xây dựng Việt Nam do Ban tổ chức triển lãm Quốc tế Vietbuild 2004, 2005 cấp. • Hai Huy chương vàng sản phẩm gạch Ceramic “ACERA” tại triển lãm quốc tế Vietbuild 2004. • Hai Huy chương vàng sản phẩm gạch Ceramic “ACERA” tại triển lãm quốc tế Vietbuild 2005. • Cúp vàng Thương hiệu Việt năm 2006, 2007 và một cúp vàng TOPTEN do Ban tổ chức chương trình bình chọn sản phẩm Thương hiệu Việt uy tín – chất lượng năm 2006, 2007, 2008 cấp. • Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2006, 2007 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp. • Đạt danh hiệu Doanh nghiệp văn hóa liên tục các năm 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008. • Được Bộ y tế công nhận đã có thành tích xuất sắc trong công tác bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ năm 2007. • Được công an tỉnh An Giang tặng bằng khen đã lập thành tích xuất sắc trong phong trào “ Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” năm 2007. 3.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của Nhà máy qua 03 năm Bảng 3.3: Tình hình hoạt động của Nhà máy qua 03 năm ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng doanh thu 66.166,53 82.940,78 82.326,59 Tổng chi phí 64.596,81 79.566,98 77.129,58 Lợi nhuận trước thuế 2.092,96 4.498,39 6.929,35 Thu nhập bình quân CB-CNV 1,78 2,53 3,80 Nộp ngân sách 2.343,00 3.359,00 3.265,00 SVTH: Nguyễn Thanh Vi 23 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHÀ MÁY GẠCH CERAMIC AN GIANG 4.1. Đánh giá tổng quát bảng báo cáo KQHĐKD Bảng 4.1: Bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % 1. DTBH&CCDV 65.657,37 82.108,95 81.928,76 16.451,58 25,06 (180,19) (0,22) 2. Khoản giảm trừ 265,92 165,23 243,88 (100,69) (37,86) 78,65 47,60 3. DT thuần 65.391,45 81.943,72 81.684,88 16.552,27 25,31 (258,84) (0,32) 4. GVHB 54.567,74 68.242,73 62.051,81 13.674,99 25,06 (6.190,92) (9,07) 5. LN gộp 10.823,71 13.700,99 19.633,07 2.877,28 26,58 5.932,08 43,30 6. DT HĐTC 0,00 4,53 39,68 4,53 35,15 775,94 7. CP TC 4.359,36 3.619,09 4.306,86 (740,27) (16,98) 687,77 19,00 8. CPBH 3.233,45 4.235,50 4.948,58 1.002,05 30,99 713,08 16,84 9. CP QLDN 1.785,65 2.328,57 4.062,09 542,92 30,40 1.733,52 74,45 10. LN thuần 1.445,25 3.522,36 6.355,22 2.077,11 143,72 2.832,86 80,43 11. TN khác 775,08 992,53 602,03 217,45 28,06 (390,50) (39,34) 12. CP khác 127,37 16,50 27,90 (110,87) (87,05) 11,40 69,09 13. LN khác 647,71 976,03 574,13 328,32 50,69 (401,90) (41,18) 14. LNTT 2.092,96 4.498,39 6.929,35 2.405,43 114,93 2.430,96 54,04 15. Thuế TNDN 523,24 1.124,59 1.732,34 601,35 114,93 607,75 54,04 16. LNST 1.569,72 3.373,80 5.197,01 1.804,08 114,93 1.823,21 54,04 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ Nhà máy gạch Ceramic An Giang) Từ bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy: tổng lợi nhuận sau thuế tăng 1.804,08 triệu đồng với tỷ lệ tăng 114,93% trong năm 2007 và tăng 54,04% trong năm 2008 tương ứng với số tiền 1.823,21 triệu đồng cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy năm sau tốt hơn năm trước. Điều đó thể hiện sự cố gắng của Nhà máy trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, đồng thời nó cũng cho thấy sự phát triển của Nhà máy trong quá trình kinh doanh. Bảng phân tích trên cũng cho thấy các chỉ tiêu về lợi nhuận đều tăng, cụ thể: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh nhanh trong năm 2007 với tỷ lệ 143,72% tương đương 2.077 triệu đồng và trong năm 2008 có sự giảm nhẹ nhưng vẫn tăng với tỷ lệ tăng là 80,43%. Chỉ tiêu lợi nhuận khác tăng 50,69% trong năm 2007 và có chiều hướng giảm trong năm 2008 với tỷ lệ giảm 41,18%. Như vậy, trong khoảng thời gian 2006, 2007 Nhà máy hoạt động mạnh trong công tác bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nguyên nhân là do trong năm này Nhà máy đã tìm ra được nhiều khách hàng mới do vậy mà số lượng hàng hóa cũng như số lần giao dịch SVTH: Nguyễn Thanh Vi 24 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang tăng nhanh, bên cạnh đó yếu tố giá bán sản phẩm cũng tăng nên tổng doanh thu của Nhà máy cũng tăng theo. Khi giao dịch với các khách hàng khó tính thì các khoản giảm trừ của doanh thu cũng cần phải được quan tâm vì nếu ta thực hiện hợp đồng sai sót như chậm ngày giao hàng, hàng không đủ tiêu chuẩn như đã ký kết, sai quy cách, thì khách hàng sẽ trả lại hàng, phần thiệt hại sẽ rất lớn nên Nhà máy cần quan tâm đến vấn đề này. Nhìn vào khoản mục các khoản giảm trừ của Nhà máy qua 03 năm thì ta sẽ tập trung vào năm 2006 nhiều nhất, vì trong năm 2006 giá trị của khoản mục này là 265,92 triệu đồng, vậy đâu là nguyên nhân? Từ tình hình thực tế tại Nhà máy cho thấy sở dĩ có vấn đề trên là do: + Khi xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi về đời sống và nhận thức về thẩm mỹ của khách hàng ngày càng cao nên để có thể cung cấp một sản phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của khách hàng là công việc hết sức khó khăn. Đặc biệt, với những khách hàng khó tính thì họ đòi hỏi rất cao về chất lượng sản phẩm, chẳng hạn như những khách hàng ở Thành phố HCM rất khó tính khi các sản phẩm có một vài hoa văn khi nối lại không khớp với nhau hoàn toàn. Vì vậy, việc giảm giá hàng bán xảy ra nhiều đã làm tăng các khoản giảm trừ dẫn đến doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm trong năm 2006. + Bên cạnh đó, khi Nhà máy cho ra đời các mẫu mã mới phù hợp với nhu cầu lúc bấy giờ của khách hàng thì các mẫu mã trước đây không được tiêu thụ đã được các đại lý chuyển trả về cho Nhà máy, số lượng các mẫu mới được tiêu thụ nhiều nên khách hàng được hưởng chiết khấu thương mại, và một số khoản giảm trừ các công nợ của khách hàng, thanh lý hợp đồng làm cho trị giá hàng bán bị trả lại và các khoản giảm giá hàng bán tăng lên ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy. Kết quả hoạt động kinh doanh cũng cho thấy lợi nhuận gộp của Nhà máy tăng dần qua 03 năm. Năm 2007 tăng 26,58% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 43,30%, nguyên nhân là do giá vốn hàng bán giảm nhiều trong năm 2008 nên làm cho lợi nhuận gộp trong cùng năm đó tăng mạnh. Khi xem xét đến các chỉ tiêu chi phí thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có chiều hướng tăng. Trong năm 2007 chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 31% và 30,4% tương ứng với số tiền lần lượt là 1.002 triệu đồng và 543 triệu đồng. Qua năm 2008 thì chi phí bán hàng tăng 16,84% tương đương số tiền 713 triệu đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng với tỷ lệ lớn là 74,45% với số tiền tăng lên là 1.734 triệu đồng. Như vậy có thể thấy Nhà máy đã đẩy mạnh công tác bán hàng để tăng doanh thu thuần qua các năm, điều đó chẳng những làm tăng lợi nhuận mà còn tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn. Khi khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng thì trị giá vốn hàng bán cũng tăng là lẽ đương nhiên. Trong trường hợp này không thể coi là khuyết điểm trong quản lý giá thành mà là sự cố gắng trong tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, chi phí bán hàng và chi phí tài chính tăng làm lợi nhuận giảm cần xem xét cụ thể có khoản chi phí bất hợp lý hay không và lãng phí ở chỗ nào. SVTH: Nguyễn Thanh Vi 25 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang 4.2. Phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ số phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh 4.2.1. Phân tích tình hình tổng doanh thu Khái quát về tình hình doanh thu, doanh thu của Nhà máy gạch Ceramic An Giang gồm các thành phần sau: + Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ + Doanh thu hoạt động tài chính + Doanh thu khác ’ Phân tích doanh thu theo tốc độ tăng trưởng các thành phần Bảng 4.2: Tổng doanh thu của Nhà máy ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % 1. DT thuần 65.391,45 81.943,72 81.684,88 16.552,27 25,31 (258,84) (0,32) 2. DT HĐTC 0,00 4,53 39,68 4,53 35,15 775,94 3. TN khác 775,08 992,53 602,03 217,45 28,06 (390,50) (39,34) Tổng DT 66.166,53 82.940,78 82.326,59 16.774,25 25,35 (614,19) (0,74) (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ Nhà máy gạch Ceramic An Giang) Từ bảng 4.2 cho ta thấy: Tổng doanh thu của Nhà máy có sự biến động không đều qua 03 năm, tổng doanh thu tăng nhanh trong năm 2007 sau đó có phần giảm nhẹ vào năm 2008. Tổng doanh thu năm 2007 tăng do các doanh thu thành phần đều tăng, cụ thể: + Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 25,31% so với năm 2006 tương đương với số tiền là 16.522,27 triệu đồng. + Doanh thu hoạt động tài chính có được từ việc chênh lệch tỷ giá không có được trong năm 2006 nhưng bước sang năm 2007 thì Nhà máy thực hiện được 4,53 triệu đồng, và qua năm 2008 thì tăng 35,15 triệu đồng với tỷ lệ tăng mạnh là 775,94% do việc xoay đồng vốn không nhanh, tiền mặt bị ứ đọng nhiều trong Ngân hàng. + Thu nhập khác tăng 28,06% so với năm 2006 tương đương với số tiền là 217,45 triệu đồng. Nguyên nhân tăng là do Nhà máy nhận được tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và thu nhập từ một số hoạt động khác như: thu nhập từ vận chuyển, bán điện cho Công ty bao bì giấy, một số khoản nợ đã bị xóa sổ nay thu hồi được, cho thuê chỗ đặt máy ATM. Vậy cả ba thành phần đều tăng đặt biệt là sự tăng nhanh của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là tác nhân chính tạo ra sự đột biến của năm 2007. Nguyên nhân của việc này là do vào năm 2007 số lượng hàng hóa Nhà máy bán ra tăng rất nhiều và giá bán mỗi sản phẩm cũng tăng do nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng làm doanh thu bán hàng ở thị trường trong nước tăng nhanh nhưng số lượng hàng hóa xuất SVTH: Nguyễn Thanh Vi 26 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang khẩu sang Campuchia lại có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, việc xuất khẩu giảm không có sự ảnh hưởng đáng kể đối với tổng doanh thu của Nhà máy trong năm 2007. Sang năm 2008 tổng doanh thu có phần giảm nhẹ (giảm 0,74%) so với năm 2007. Vì trong ba thành phần tạo nên tổng doanh thu của Nhà máy vào năm 2008 thì chỉ có doanh thu hoạt động tài chính tăng và tăng 35,15 triệu đồng với tỷ lệ rất lớn là 775,94%, nhưng doanh thu hoạt động tài chính chiếm một phần quá nhỏ trong tổng doanh thu nên không làm tác động cho toàn cục năm 2008, chính nhân tố doanh thu bán hàng và doanh thu khác giảm đã tác động đến tổng doanh thu năm 2008 giảm so với năm 2007. Bên cạnh đó nguyên nhân từ việc tăng các khoản giảm trừ cũng làm giảm doanh thu năm 2008. Các khoản giảm trừ tăng quá nhiều do năm 2008 Nhà máy mở rộng thêm một số thị trường mới nên vẫn giữ được mức doanh thu cao, tuy nhiên vì phải bán hàng cho nhiều khách hàng mới, những khách hàng khó tính, có yêu cầu cao nên hàng bán bị trả lại và chiết khấu thương mại phải nhiều nên cuối cùng làm cho giá trị các khoản giảm trừ tăng 47,6%. Năm 2007, ngành gốm sứ xây dựng Việt Nam có bước phát triển mới cả về sản lượng, năng lực sản xuất, đầu tư phát triển và qui mô thị trường. Có thể nói sau khoảng 3 năm thị trường bất động sản trầm lắng kéo theo thị trường vật liệu xây dựng trong đó có gốm sứ xây dựng gặp nhiều khó khăn. Năm 2007, cùng với sự khởi sắc của thị trường bất động sản, Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra những thuận lợi và thời cơ mới cho ngành gốm sứ xây dựng Việt Nam để đáp ứng nhu cầu đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Có thể nói sau 3 - 4 năm gặp quá nhiều khó khăn, hiện ngành gốm sứ xây dựng đang bắt đầu một thời kỳ phát triển mới, giá vật liệu xây dựng có xu hướng tăng cao, phần nào phản ánh đúng với sự phát triển của thị trường vật liệu xây dựng. Vì vậy, doanh thu bán hàng năm 2007 của Nhà máy đạt giá trị cao nhất là điều tất yếu. ’ Phân tích doanh thu theo tỷ trọng các thành phần Bảng 4.3: Tỷ trọng các loại doanh thu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Chỉ tiêu Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) 1. DT thuần 65.391,45 98,83 81.943,72 98,80 81.684,88 99,22 2. DT HĐTC 0 0 4,53 0,01 39,68 0,05 3. TN khác 775,08 1,17 992,53 1,19 602,03 0,73 Tổng DT 66.166,53 100,00 82.940,78 100,00 82.326,59 100,00 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ Nhà máy gạch Ceramic An Giang) Bảng 4.3 cho ta thấy trong cơ cấu của tổng doanh thu qua 03 năm đều có một điểm chung là doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tất cả các năm, cụ thể: - Năm 2006 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 98,83%. - Năm 2007 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 98,80%. - Năm 2008 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm 99,22%. Như vậy, ta dễ dàng nhận thấy có sự thay đổi nhẹ trong cơ cấu này, đó là phần trăm của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ có phần giảm nhẹ từ 98,83% SVTH: Nguyễn Thanh Vi 27 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang giảm xuống 98,80% trong năm 2007 nhưng sau đó lại tăng lên 99,22% trong năm 2008. Trong một doanh nghiệp thì lúc nào doanh thu từ bán hàng luôn luôn chiếm một tỷ trọng rất cao vì đó là hoạt động chính mang lại thu nhập và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy Nhà máy gạch Ceramic An Giang là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng chỉ cần thay đổi nhẹ trong cơ cấu này cũng là giá trị tương đối lớn về số tiền. Chẳng hạn như trong năm 2007 doanh thu khác chiếm 1,19% thì số tiền đã gần 1.000 triệu đồng, so với các doanh nghiệp nhỏ thì đây là số tiền lớn. Do đó chỉ cần một sự biến động nhỏ trong cơ cấu tỷ trọng của Nhà máy là đã có sự thay đổi lớn trên số tiền. ’ Phân tích doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính theo cơ cấu sản phẩm Bảng 4.4: Cơ cấu doanh thu theo sản phẩm từ hoạt động kinh doanh chính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 DT theo loại sản phẩm Giá trị (Triệu đồng) % Giá trị (Triệu đồng) % Giá trị (Triệu đồng) % 1. Gạch 40 x 40cm 38.387,00 58,70 36.546,94 44,60 43.562,62 53,33 2. Gạch 30 x 30cm 6.611,25 10,11 4.060,38 4,96 4.980,54 6,10 3. Gạch 20 x 25cm 9.721,73 14,87 6.482,70 7,91 8.799,46 10,77 4. Gạch 25 x 40cm 10.646,72 16,28 34.848,50 42,52 24.327,62 29,78 5. Gạch len 24,75 0,04 5,20 0,01 14,65 0,02 Tổng DT 65.391,45 100,00 81.943,72 100,00 81.684,88 100,00 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ Nhà máy gạch Ceramic An Giang) Các loại sản phẩm tạo ra thu nhập cho Nhà máy có sự biến động trong các năm và qua đó đã nói lên rằng Nhà máy đang có sự thay đổi qua từng năm theo chiều hướng ngày càng có lợi. - Mặt hàng gạch 40 x 40cm: chiếm tỷ trọng cao nhất trong trong tổng doanh thu của Nhà máy và đạt tỷ trọng cao nhất vào năm 2006 là 58,7%. Nhưng nếu xét đến số tiền thu được khi bán mặt hàng gạch 40 x 40cm thì năm 2008 đạt doanh thu cao nhất, nguyên nhân chính là do giá bán của mặt hàng này tăng cao hơn so với năm 2006. - Mặt hàng xếp thứ nhì là gạch 25 x 40cm chiếm tỷ trọng cao và trong năm 2007 mặt hàng 25 x 40cm chiếm tỷ trọng 42,52% cao nhất trong 03 năm. - Mặt hàng 30 x 30cm và 20 x 25cm cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu theo sản phẩm của Nhà máy. Do nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi nên số lượng các mặt hàng bán ra có phần thay đổi qua các năm. Mặt hàng 30 x 30cm có xu hướng giảm trong năm 2007 và 2008. Bên cạnh đó thì mặt hàng 20 x 25cm cũng giảm trong năm 2007 và sau đó lại tăng lên trong năm 2008. - Mặt hàng gạch len tường 10 x 25cm chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh thu của Nhà máy. Do khách hàng ít có nhu cầu đối với mặt hàng này nên Nhà máy chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng. SVTH: Nguyễn Thanh Vi 28 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang ’ Phân tích doanh thu kinh doanh theo thị trường Doanh thu hoạt động kinh doanh của Nhà máy được chia thành hai nguồn: - Doanh thu từ thị trường trong nước. - Doanh thu từ xuất khẩu. 61.197,91 4.459,46 81.025,86 1.083,09 81.928,76 0 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 90.000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 DT nội địa DT xuất khẩu Triệu đồng Hình 4.1: Tổng doanh thu của Nhà máy Theo nhận định và dự báo của Hiệp hội gốm sứ xây dựng, trong năm 2008 tới đây, thị trường vật liệu xây dựng sẽ tiếp tục sôi động do nhu cầu xây dựng ở trong nước đang tăng cao. * Đánh giá doanh thu thị trường nội địa Hình 4.1 cho ta thấy được rằng trong tổng doanh thu hoạt động kinh doanh của Nhà máy thì doanh thu bán hàng từ thị trường nội địa chiếm tỷ trọng rất lớn. Doanh thu bán hàng tại thị trường trong nước tăng đều qua các năm, cụ thể trong năm 2007 tăng nhanh với tỷ lệ 32,4% tương đương số tiền là 19.827,95 triệu đồng, và năm 2008 chỉ tăng nhẹ 1,11% ứng với số tiền 902,9 triệu đồng, số liệu chi tiết về từng thị trường được thể hiện trong bảng số liệu sau đây: Bảng 4.5: Doanh thu thị trường nội địa ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % 1. An Giang 17.862,38 13.914,86 18.698,52 (3.947,52) (22,10) 4.783,66 34,38 2. ĐBSCL 34.901,69 48.128,84 52.684,26 13.227,15 37,90 4.555,42 9,47 3. TP. HCM 4.600,00 10.896,55 8.259,68 6.296,55 136,88 (2.636,87) (24,20) 4. Đông Nam Bộ 3.833,84 8.085,61 2.286,30 4.251,77 110,90 (5.799,31) (71,72) Tổng 61.197,91 81.025,86 81.928,76 19.827,95 32,40 902,90 1,11 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ Nhà máy gạch Ceramic An Giang) SVTH: Nguyễn Thanh Vi 29 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang SVTH: Nguyễn Thanh Vi 30 Năm 2007 20% Năm 2008 0% Năm 2006 80% 29,19% 17,17% 22,82% 57,03% 59,40% 64,30% 7,52% 13,45% 10,08% 6,26% 9,98% 2,79% 0% 20% 40% 60% 80% 100% AG ĐBSCL TPHCM Đ.N.Bộ 2006 2007 2008 Từ các số liệu ở bảng 4.5 ta có thể thấy được trong năm 2008 doanh thu ở thị trường nội địa đạt mức cao nhất, trong đó số tiền bán hàng thu được từ các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long là 71.328,78 triệu đồng, chiếm 87,13% trong tổng doanh thu, trong đó thị trường An Giang chiếm 26,19% ứng với số tiền 18.698,52 triệu đồng. Bên cạnh đó, cũng trong năm 2008 doanh thu ở các tỉnh Đông Nam Bộ mà đặc biệt là TP. HCM tăng rất mạnh, tổng doanh thu ở Đông Nam Bộ là 10.545,98 triệu đồng trong đó thị trường ở TP. HCM chiếm 78,32% tương đương 8.259,68 triệu đồng. Qua đó ta có thể thấy được rằng trong tất cả các thị trường ở trong nước thì sản phẩm gạch Ceramic được tiêu thụ nhiều nhất ở An Giang và TP. HCM. Do đó Nhà máy nên quan tâm đến 2 thị trường này, nhưng cũng không nên bỏ qua các thị trường khác mà cần phải tiến hành khảo sát nhu cầu của khách hàng ở các thị trường trong nước để có thể đưa ra kế hoạch sản xuất và thiết kế các mẫu mới phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Hình 4.2: Cơ cấu thị trường nội địa của Nhà máy Nhìn vào hình 4.3 ta thấy được doanh thu ở thị trường nội địa có sự thay đổi qua các năm. Trong đó, doanh thu mà Nhà máy thu được nhiều nhất ở cả 03 năm tập trung vào các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Doanh thu ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của Nhà máy, cụ thể là doanh thu ở đồng bằng Sông Cửu Long chiếm 57,03% trong năm 2006 và lần lượt chiếm tỷ trọng là 59,4% và 64,3% trong năm 2007 và 2008. * Đánh giá doanh thu thị trường xuất khẩu Hình 4.3: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu của Nhà máy Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang Qua hình 4.3 ta thấy được rằng tình hình xuất khẩu sang Campuchia của Nhà máy có xu hướng giảm mạnh qua các năm. Năm 2006 doanh thu xuất khẩu đạt 4.459,46 triệu đồng nhưng sang năm 2007 thì giảm xuống còn 1.083,09 triệu đồng tương đương giảm 76% so với năm 2006. Bước sang năm 2008 thì thị trường Campuchia không còn chấp nhận các sản phẩm của Nhà máy nữa vì giá bán một sản phẩm của Nhà máy cao hơn so với các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất. Nguyên nhân là ở Trung Quốc 80% ceramic tập trung ở vùng Phật Sơn vì thế họ tối ưu được mọi chi phí, đặc biệt là chi phí nguyên liệu và nhất là nguyên liệu được tiêu chuẩn hóa cao. Các sản phẩm gạch từ Trung Quốc với công nghệ địa phương, tiết kiệm chi phí nên giá thành thấp, giá bán cũng thấp làm ảnh hưởng doanh thu xuất khẩu của Nhà máy gạch Ceramic An Giang. Do vậy mà trong năm 2008 tổng doanh thu bán hàng của Nhà máy giảm nhẹ so với năm 2007. Vì vậy Nhà máy cần phải tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nước ngoài nhằm gia tăng doanh thu bán hàng trong những năm tiếp theo. œ Đánh giá chung về doanh thu Doanh thu Nhà máy có sự biến động qua 03 năm, trong đó doanh thu năm 2007 đạt giá trị cao nhất nguyên nhân là do sự phát triển trở lại của thị trường bất động sản đã làm cho ngành sản xuất gạch men phát triển. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng rất lớn nên khi doanh thu bán hàng có sự thay đổi thì sẽ ảnh hưởng đến tổng doanh thu của Nhà máy. Bên cạnh đó, kết cấu mặt hàng cũng ảnh hưởng đến tổng doanh thu bán hàng, các loại gạch 40 x 40cm và 25 x 40cm đạt doanh thu cao trong 03 năm, việc tăng số lượng bán các loại này là do nhu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ nhất định. Mặt khác, doanh thu năm 2008 thấp hơn năm 2007 một phần là do trong năm 2008 doanh thu xuất khẩu sang Campuchia đã không còn, thị trường Campuchia không chấp nhận giá bán của Nhà máy và chuyển sang tiêu thụ gạch của Trung Quốc – quốc gia sản xuất gạch Ceramic nhiều nhất trên thế giới – với giá bán thấp hơn. Nhìn chung, qua 03 năm doanh thu bán hàng của Nhà máy đạt mức tốt, thỏa mãn kế hoạch bán hàng đề ra trước đó. Sau đây ta sẽ xem xét các nguyên nhân làm tăng giá bán của các sản phẩm bằng việc đi vào phân tích các chi phí có liên quan đến việc làm tăng giá thành sản phẩm của Nhà máy. 4.2.2. Phân tích tình hình tổng chi phí Bảng 4.6: Thành phần tổng chi phí của Nhà máy ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Mức % Mức % 1. GVHB 54.567,74 68.242,73 62.051,81 13.674,99 25,06 (6.190,92) (9,07) 2. CP HĐTC 4.359,36 3.619,09 4.306,86 (740,27) (16,98) 687,77 19,00 3. CP BH 3.233,45 4.235,50 4.948,58 1.002,05 30,99 713,08 16,84 4. CP QLDN 1.785,65 2.328,57 4.062,09 542,92 30,40 1.733,52 74,45 5. CP khác 127,37 16,50 27,90 (110,87) (87,05) 11,40 69,09 6. Thuế 523,24 1.124,59 1.732,34 601,35 114,93 607,75 54,04 Tổng CP 64.596,81 79.566,98 77.129,58 14.970,17 23,17 (2.437,40) (3,06) (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ Nhà máy gạch Ceramic An Giang) SVTH: Nguyễn Thanh Vi 31 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Nhà máy gạch Ceramic An Giang Trong bảng trên thì thành phần đứng vị trí thứ 2 sau giá vốn hàng bán là chi phí bán hàng, tiếp theo là chi phí hoạt động tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp. Cũng giống như chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng của Nhà máy cũng biến động tăng qua từng năm. 3 Năm 2007 so với năm 2006 Tổng chi phí tăng 23,17% tương đương với số tiền là 14.970,17 triệu đồng. Nguyên nhân làm tăng tổng chi phí là do tất cả các nhân tố cấu thành đều tăng ngoại trừ nhân tố chi phí khác có phần giảm 87,05% tương ứng với số tiền 111 triệu đồng và chi phí hoạt động tài chính giảm gần 17% với số tiền 740,27 triệu đồng. Mặc dù tổng chi phí trong năm 2007 tăng 14.970 triệu đồng nhưng lợi nhuận sau thuế Nhà máy đạt được tăng rất cao (gần 114,93% tương đương 1,804 triệu đồng) vì tốc độ tăng của tổng chi phí (23,17%) chậm hơn tốc độ tăng của tổng doanh thu (25,31%). Chính vì thế mà lợi nhuận của năm 2007 cao hơn năm 2006 là điều hợp lý. 3 Năm 2008 so với năm 2007 Trong khi tất cả các nhân tố cấu thành tồng chi phí đều tăng ngoại trừ nhân tố giá vốn hàng bán. Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí nên khi có sự thay đổi nhỏ thì sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi của tổng chi phí. Tổng chi phí năm 2008 giảm đi 3,06% so với năm 2007 là do Nhà máy đã kiểm soát được chi phí sản xuất làm giá thành sản phẩm sản xuất giảm dẫn đến giá vốn hàng bán giảm 9,07% tương đương 6.190,92 triệu đồng. Chính vì tổng chi phí giảm nên nó đã g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1108.pdf
Tài liệu liên quan