Điểm đặc biệt của mô hình sản xuất mặt hàng may mặc là quá trình phân công lao động giữa các gia đình được tổ chức dưới dạng mạng lưới. Các hộ gia đình có quan hệ đan xen mạng lưới và bình đẳng với nhau, giá cả lao động được quyết định theo cung cầu lao động trên thị trường; tất cả các hộ gia đình đều tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Và hộ gia đình nào hoạt động hiệu quả thì sẽ mở rộng quy mô, tăng cường liên kết kinh doanh với được nhiều hộ gia đình khác, mô hình chung sẽ tạo ra một hiệu ứng ngoại diên cho cả làng nghề. Các hộ gia đình này nhanh chóng phát triển thành các hộ gia đình đầu tầu tại Ninh Hiệp mang lại sự hiệu suất về quy mô, góp một phần vào đẩy giá cả của hàng may mặc tại Ninh Hiệp thấp hơn so với thị trường.
Tính ưu việt của mô hình mạng lưới là, khi mà các hộ gia đình làm ăn nhỏ với các hộ gia đình làm ăn lớn có cơ hội tương đương nhau trong việc bán sức lao động của mình. Rào cản gia nhập ngành thấp, luồng lưu chuyển vốn linh hoạt tăng cường hiệu quả sản xuất của cả làng nghề. Nếu coi cả làng nghề là một doanh nghiệp với các hộ gia đình là các đơn vị sản xuất kinh doanh thì cơ cấu tổ chức hình mạng lưới giúp cho điều phối các nguồn lực kinh tế, lao động, thông tin được diễn ra hiệu quả tối ưu. Các hộ gia đình kinh doanh vốn lớn có vai trò trung tâm điều phối chứ không sức ép để tạo nên sự độc quyền. Các hộ gia đình vốn nhỏ, đặc biệt là các hộ gia đình trẻ, ít vốn nhưng sức lao động tốt thì có cơ hội cạnh tranh và bán sản phẩm của mình công bằng với các hộ khác.
77 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2306 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề Ninh Hiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuốc bắc về Việt Nam.
Đối với ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh thuốc, chúng ta tiếp cận phân tích mô hình qua phân tích cách làng Ninh Hiệp sử dụng các yếu tố như vốn, kĩ thuật, nhân lực, thông tin,… của mình như thế nào. Dưới đây tác giả sẽ đi vào phân tích từng yếu tố.
Vốn: Ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh thuốc Đông Y tại Ninh Hiệp đang có xu hướng chững lại. Nguyên nhân của việc ngành nghề truyền thống một thời rất phát triển này chững lại là do cách sử dụng vốn của nó kém hiệu quả. Cụ thể là trong tập quán kinh doanh thuốc Đông Y, bên bán hàng phải cho bên mua hàng nợ tiền hàng 6 tháng mà không tính lãi. Trong thời kì tinh tế thị trường, việc quay vòng vốn nhanh là vô cùng quan trọng. Nếu không tính lãi suất cho vay, cộng với lạm phát thì kết quả kinh doanh có thể chuyển từ lãi sang lỗ, hoặc từ lãi nhiều thành lãi ít do đó mà kinh doanh kém hiệu quả.
Nhân lực: Mô hình sản xuất, chế biến và kinh doanh thuốc Đông Y cũng được tổ chức theo mô hình mạng lưới giống như mô hình sản xuất của ngành may mặc. Tuy nhiên, do chỉ có xóm 8 (1/9 xóm của xã) chuyên về kinh doanh thuốc nên mạng lưới không được liên kết dày đặc và hỗ trợ nhau tốt như bên ngành may mặc. Nguồn nhân lực lành nghề của ngành thuốc đang mất dần đi do tuổi tác, thì lớp trẻ lại có xu hướng chuyển sang kinh doanh ngành may mặc. Một số các hộ gia đình kinh doanh thuốc Bắc tại xóm 8 đang thử nghiệm bước sang kinh doanh hàng may mặc, vốn là thế mạnh của Ninh Hiệp nhưng lại không phải là thế mạnh của người dân xóm 8. Một số ít đã gặp những thành công bước đầu trong lĩnh vực may mặc và quyết định từ bỏ hoàn toàn kinh doanh thuốc. Các hộ còn lại vẫn duy trì kinh doanh thuốc nhưng với hiệu quả kinh doanh không cao, thu nhập các hộ gia đình kinh doanh thuốc không thể so sánh được với kinh doanh hàng may mặc.
Kĩ thuật: Kĩ thuật chế biến, sao thuốc tại Ninh Hiệp chủ yếu là thủ công, tồn tại và lưu truyền từ rất lâu mà có ít thay đổi. Từ rất lâu rồi, kĩ thuật chế biến thuốc Đông Y tại Ninh Hiệp được ca tụng là làm khéo, nhanh và đảm bảo. Cho đến những năm 2008, báo chí đưa tin về những ca ngộ độc thuốc Bắc và đồn thổi là nguồn gốc từ Ninh Hiệp. Hiện nay, vẫn chưa có những kết luận rõ ràng về kĩ thuật sấy thuốc bằng diêm sinh gây ra ngộ độc thuốc. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy rằng kĩ thuật sơ chế thuốc của người Ninh Hiệp vẫn chỉ dừng lại ở kĩ thuật thủ công, theo kinh nghiệm dân gian, truyền thống để lại. Người dân chưa có những dây chuyền chế biến bằng máy nên năng suất lao động không được cao, hiệu quả. Theo nhận định của tác giả thì đây cũng chính là một trong những nguyên nhân của việc làng nghề thuốc tại Ninh Hiệp bắt đầu lụi đi những năm gần đây.
1.2.2 Sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ trong thời gian gần đây.
Năm 2009, 2010 là năm đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ tại Ninh Hiệp. Có lẽ là do sự phát triển mạnh của ngành may mặc, kinh tế thị trường tạo nên thu nhập cao hơn cho người dân, làm cho ngành dịch vụ có lượng cầu lớn hơn. Nếu như trước đây, vào năm 2007 tại Ninh Hiệp có 4-5 cửa hiệu cung cấp dịch vụ di động gồm có laptop và điện thoại di động thì đến tháng 4/2010, theo một cuộc khảo sát sơ bộ của tác giả thì có tới 7 cửa hiệu cung cấp các thiết bị máy tính và laptop, 12 cửa hiệu cung cấp dịch vụ liên quan tới điện thoại di động. Tương tự với dịch vụ liên quan tới xe máy. Những năm 2007 trở về trước tại Ninh Hiệp chỉ có một vài cửa hiệu cung cấp dịch vụ sửa xe máy thì cho đến tháng 4/2010 thì có 2 cửa hiệu bán xe máy cũ, 3 cửa hiệu cung cấp dịch vụ rửa xe máy, 5 cửa hiệu sửa chữa, bảo hành xe, 6 nơi cung cấp xăng bằng bình xăng mini. Trong nhóm ngành dịch vụ thì ngành ăn uống có thể nói là phát triển mạnh mẽ nhất. Trước năm 2007, ăn uống vẫn là nhóm ngành dịch vụ chính tại Ninh Hiệp với nhu cầu đồ ăn sẵn phục vụ người dân sau khi cả một ngày làm việc mệt nhọc tại chợ nên không có thời gian cho nấu nướng. Do số hộ gia đình tham gia vào dịch vụ ăn uống là quá lớn nên tác giả chưa có điều kiện thống kê một cách chính xác, nhưng có thể tính toán dựa vào việc bùng nổ số lượng cửa hàng cà phê, cửa hàng ăn vặt và cửa hàng bán đồ ăn sẵn làm minh họa. Năm 2007, tại Ninh Hiệp có 10 quán nước, karaoke; 20 quán bán đồ ăn sẵn; và 5 cửa hàng ăn vặt thì đến năm 2010 các con số tương ứng là 27 quán nước; 51 quán đồ ăn sẵn; 12 cửa hàng ăn vặt. Các con số năm 2007 là do tham khảo nhiều người rồi ước lượng, còn các con số 2010 là do tác giả tự thống kê
Vậy, theo thống kê chung của tác giả, thì năm 2010 ngành dịch vụ tại Ninh Hiệp tăng trưởng 188% so với năm 2007. Điều này khá hợp lý làm giảm bớt sự phát triển thiếu cân xứng giữa cơ cấu cách ngành tại Ninh Hiệp. Tiềm năng của ngành dịch vụ tại Ninh Hiệp là rất lớn, đặc biệt là tiềm năng du lịch, tuy nhiên chưa được khai thác sử dụng hợp lý.
Năm
Nhóm dịch vụ
Năm 2007 (cửa hiệu)
Năm 2010 (cửa hiệu)
Tăng trưởng (%)
Dịch vụ liên quan tới viễn thông
5
19
280
Dịch vụ liên quan tới xe máy
7
16
129
Dịch vụ quán nước, cà phê, karaoke
10
27
170
Dịch vụ ăn vặt
20
71
255
Dịch vụ bán đồ ăn sẵn
5
12
140
Dịch vụ làm đẹp (mĩ phẩm, cắt tóc, gội đầu,…)
12
25
108
Tổng hợp
59
170
188
Bảng biểu 1: THỐNG KÊ VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
NGÀNH DỊCH VỤ TẠI NINH HIỆP
2. Điểm mạnh và những vấn đề còn tồn tại của mô hình sản xuất kinh doanh đa nghề tại làng nghề Ninh Hiệp
2.1 Những điểm mạnh của mô hình làng đa nghề Ninh Hiệp
2.1.1 Điểm mạnh của mô hình đa nghề.
Mô hình đa nghề tại Ninh Hiệp thực chất là quá trình thay đổi, tiến hóa và chuyển dịch cơ cấu ngành nghề. Từ những phân tích lịch sử ở phần 1.1.1 chương II thì chúng ta có thể thấy nghề Dệt là cơ sở cho nghề Vải và nghề Y là cơ sở cho nghề Thuốc Đông Y tại Ninh Hiệp. Cho đến ngày nay thì nghề sản xuất kinh doanh hàng may mặc gặp nhiều thuận lợi, với thị trường rộng mở và các điều kiện kinh doanh tốt, ngành may mặc chiếm ưu thế và thu hút hầu hết nguồn lao động tại Ninh Hiệp. Ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh thuốc Đông Y tại Ninh Hiệp vì nhiều nguyên nhân như mô hình sản xuất không phù hợp, thị trường không có gì thay đổi nên kém hiệu quả hơn, vì thế cũng ít hấp dẫn. Nguồn lao động cho ngành Thuốc Đông Y vì thế không thay đổi, trong khi tốc độ tăng dân số tăng, làm giảm tỷ trọng nguồn nhân lực ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh Thuốc Đông Y tại Ninh Hiệp. Tỷ trọng nguồn lao động cho ngành Thuốc Đông Y giảm kéo theo các tỷ trọng khác như lượng vốn kinh doanh cho ngành, kĩ thuật sản xuất của ngành đều giảm so với ngành may mặc. Từ phân tích trên, chúng ta có thể nhận ra rằng đây là một quá trình tự điều phối của làng đa nghề, với mục đích huy động các nguồn lực kinh tế của mình gồm vốn, nhân lực, kĩ thuật, thông tin,… vào các ngành, lĩnh vực kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Đây là điểm mạnh mang tính bản chất của mô hình làng nghề đa nghề.
Nếu như ở làng đa nghề, khi một nghề nào đó kém hiệu quả, các nguồn lực kinh tế trong làng sẽ không đầu tư vào nghề đó nữa, thậm chí rút bớt nguồn lực một cách từ từ để đầu tư vào nghề hiệu quả hơn. Thì ở một làng đơn nghề, điều này xảy ra khó khăn vì chi phí cơ hội cho việc rút lui khỏi ngành nghề truyền thống của mình là quá lớn. Ở một làng đơn nghề, khi toàn bộ nguồn lực kinh tế đã quen thích nghi với một nghề duy nhất của mình thì khi sản phẩm của nghề này kém hấp dẫn trên thị trường kéo theo sự mai một của làng nghề đó. Để ví dụ, tác giả xin đưa ra một giả định với làng gốm sứ Bát Tràng là một làng nghề hiện đang rất phát triển với ngành sản xuất kinh doanh Gốm. Một lượng lớn doanh thu có được là do xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Đức, Nhật,… và một phần doanh thu là thị trường nội địa Việt Nam. Cũng như các làng nghề thủ công mỹ nghệ khác, sức sống của toàn bộ làng gốm Bát Tràng phụ thuộc vào một số công ty xuất khẩu lớn, có vai trò lãnh đạo thị trường, điều phối các nguồn lực trong làng. Các công ty này muốn cạnh tranh được với các công ty Gốm sứ Trung Quốc thì phải liên tục cập nhật nhu cầu thị trường nước ngoài (Đức, Mỹ, Nhật,…), tìm hiểu thị hiếu để cải tiến mẫu mã, cập nhật công nghệ để nâng cao chất lượng và năng suất,… Giả sử đến một thời điểm nào đó, ngành Gốm sứ Trung Quốc phát triển mạnh đến mức công nghệ của họ cho ra những sản phẩm cực tốt với giá cực rẻ, các công ty xuất khẩu Gốm sứ Bát Tràng không cạnh tranh nổi, công nghệ lạc hậu, thị trường thu hẹp dẫn đến sự mai một của ngành Gốm. Tuy nhiên, do không có một ngành kinh doanh nào khác ngoài gốm nên sinh ra thất nghiệp, nguồn lực kinh doanh bị lãng phí, thu nhập của người dân trở lên nghèo nàn, không ổn định. Làng nghề Gốm trở lên nông nghiệp hóa, người dân trở lại với nghề nông truyền thống với thu nhập rất thấp.
Vậy từ các phân tích trên, tác giả có thể kết luận được được một số tính ưu việt của mô hình sản xuất kinh doanh đa nghề tại làng nghề Ninh Hiệp như sau: Cơ cấu ngành nghề đa dạng, nguồn lực kinh tế được vận dụng linh hoạt vào những lĩnh vực kinh tế có tỷ suất sinh lời cao. Tận dụng triệt để nguồn nhân lực, giảm tỷ lệ thất nghiệp vốn là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội.
2.1.2 Mô hình sản xuất hộ gia đình
Như phân tích ở các phần trên, mô hình sản xuất theo hộ gia đình là đặc trưng cơ bản của mô hình sản xuất làng nghề Ninh Hiệp. Người dân Ninh Hiệp với truyền thống kinh doanh buôn bán đã biết phát huy khả năng của mình vào hoạt động kinh tế. Nhiều thương nhân sau một thời gian tích lũy vốn đã đầu tư vào sản xuất để trở thành những cơ sở sản xuất kinh doanh. Để tổ chức sản xuất kinh doanh người trong gia đình thường làm những công việc quản lý, giao dịch, tiêu thụ sản phẩm hay chỉ làm những công việc về bí quyết gia truyền còn lại là thuê nhân công. Sự phân công công việc mang tính chuyên môn hóa cao hơn. Một số cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động có hiệu quả do mở rộng được thị trường đã thành lập các công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân với hình thức xưởng trung tâm và xưởng vệ tinh. Xưởng trung tâm tập trung những thợ bậc cao chuyên làm những khâu kỹ thuật thuộc bí quyết nghề.
Nhưng số cơ sở như vậy không nhiều. Tính toàn xã có đến hơn 600 hộ sản xuất kinh doanh có vốn lớn từ mấy trăm triệu đến hàng tỷ đồng nhưng hầu hết chỉ đăng ký là hộ sản xuất kinh doanh. Vì sao qui mô sản xuất lớn như vậy mà các hộ lại không đăng ký là công ty để thuận lợi trong các quan hệ đối tác, có ưu đãi về vay vốn, xuất nhập khẩu hàng hóa? Nguyên nhân chính là do tâm lý của các hộ kinh doanh tại đây, họ đều ngại thủ tục đăng ký thành lập công ty phiền hà, phải hạch toán sổ sách nhiều. Cả xã chỉ có vài chục hộ hạch toán bằng sổ sách kế toán theo yêu cầu của phòng thuế vì doanh thu của họ quá lớn. Còn lại các hộ vẫn làm theo kiểu “sổ chợ”, đây chính là lý do mà khi chợ Đồng Xuân cháy nhiều thương nhân Ninh Hiệp đã bị vỡ nợ, sổ nợ cháy theo hàng. Nghề may cắt gia công có khoảng hơn 200 hộ, mỗi hộ thuê khoảng 60 lao động trong xã và các xã xung quanh may gia công. Vì vậy mà với mô hình kinh doanh hộ gia đình, quy mô kinh doanh các hộ gia đình tại Ninh Hiệp có vẻ nhỏ hơn so với thực tế, giúp cho các hộ gia đình tại đây tránh được khoản thuế lớn phải nộp cho Chính phủ. Nếu xét từ phía các hộ gia đình tại Ninh Hiệp thì đây là một lợi thế lớn về chi phí mà họ có được từ mô hình sản xuất kinh doanh hộ gia đình.
2.1.3 Giới thiệu các điểm mạnh không đến từ mô hình kinh doanh
Trong quá trình phân tích ở các phần trên tác giả đã nhắc rất nhiều các thế mạnh của làng nghề Ninh Hiệp liên quan tới địa lý giao thông, văn hóa, truyền thống lịch sử,… Ở phần này, tác giả tổng hợp lại thành một mục riêng để nhấn mạnh rằng, bất cứ một làng nghề nào muốn sự phát triển thì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác ngoài mô hình sản xuất kinh doanh. Thậm chí các yếu tố như văn hóa, lịch sử, địa lý lại là các yếu tố nền tảng xây dựng lên mô hình sản xuất kinh doanh thành công tại Ninh Hiệp.
Các yếu tố văn hóa: Ở hình số 7 mô tả sự hình thành nghề vải tại Ninh Hiệp thì tác giả có chú thích về văn hóa dân chủ giải phóng sức lao động cho phụ nữ tham gia vào hoạt động kinh doanh. Phụ nữ Ninh Hiệp được ca ngợi là những bà chủ khai sáng ra “con đường tơ lụa” biến vùng quê thuần nông trở thành một trung tâm vải vóc lớn nhất miền Bắc
. Theo cuốn Ninh Hiệp truyền thống và phát triển của giáo sư Tô Duy Hợp thì văn hóa Ninh Hiệp mang sắc thái dân chủ theo kiểu La Mã cổ Ninh hiệp truyền thống và phát triển
. Người Ninh Hiệp tôn trọng tính dân chủ, tôn trọng các giá trị con người, đối xử nganh hàng ngay cả đối với những người làm thuê cho mình. Họ coi những người làm thuê có địa vị ngang hàng, là hợp tác lao động chứ không mang phong cách quan hệ chủ tớ theo kiểu phong kiến cổ. Để mô tả tính dân chủ của người Ninh Hiệp đã tác động như thế nào tới việc giải phóng sức lao động của người dân nơi đây thì chúng ta có thể tham khảo một đoạn trong bài phóng sự “Những bà chủ của con đường tơ lụa” của báo Tuổi Trẻ Online:
“Nếu như người phụ nữ Ninh Hiệp đảm đang, thức khuya dậy sớm, tảo tần buôn bán thì người đàn ông trong gia đình lại là người sắp đặt kế hoạch làm ăn, tính toán vốn liếng, quyết đoán trong từng thương vụ. Anh Vũ, chồng chị Thanh, cười vui nói thêm: “Mẹ cu nhà tớ cứ đi mây về gió như thế mà chưa chắc vất vả bằng tớ, hằng ngày tớ phải đánh xe đi các nơi thu tiền, rồi thì đón con, nấu cơm cho bọn chúng, khổ còn hơn các bà”. Tuy vậy, anh Vũ cũng thừa nhận con gái, phụ nữ làng này rất đảm đang, và “hình như cái chất đảm đang của con gái, phụ nữ nơi đây có... gen di truyền”.
Con gái Ninh Hiệp mới 13 tuổi đã biết ra chợ trông hàng, bán hàng giúp mẹ. Ở Ninh Hiệp, nhà ai sinh được con gái thì được coi là có phúc lớn. Trước khi trưởng thành, các cô đã được các bà, các chị dạy dỗ mánh lới buôn bán, cách giao tiếp với người khác giới. Anh Vũ thừa nhận con gái Ninh Hiệp có duyên nhưng không lẳng lơ, rất đắt chồng và ít khi lấy chồng nơi khác. Con gái Ninh Hiệp mới lớn 18 tuổi đã đủ tài làm chủ một sạp vải ở chợ trị giá hàng trăm triệu đồng thì chuyện đắt chồng không phải là chuyện lạ.”
Phân công lao động trong gia đình tại Ninh Hiệp rất khác với kiểu gia đình truyền thống với người đàn ông là trụ cột kinh tế. Người đàn ông Ninh Hiệp tham gia nhiều vào công việc gia đình, gánh vác giúp vợ việc chăm sóc con để người phụ nữ có thời gian, sức lực đi buôn, đi bán. Họ sẵn sàng làm những việc mà theo tư tưởng lễ giáo phong kiến đạo Khổng thì là của đàn bà. Rõ ràng, đằng sau sự thành công trong thương trường của người phụ nữ, có sự hỗ trợ về mặt tinh thần cũng như sự san sẻ trách nhiệm với gia đình của những người đàn ông. Nếu không có một tinh thần dân chủ thì đàn ông Ninh Hiệp không thể làm được điều này. Không chỉ đối với phụ nữ, ngay cả với trẻ con, người Ninh Hiệp cũng sẵn sàng công khai tài chính với các con mình; hướng dẫn bọn trẻ tham gia vào việc kinh doanh, việc gia đình và đề cao tinh thần tự giác. Rất thường thấy tại các gia đình truyền thống ở Ninh Hiệp, bố mẹ bảo các con chìa khóa và mật mã két sắt nhưng lại nhắc nhở rằng muốn lấy tiền phải xin phép trước Gia đình của tác giả là một điển hình
và kết quả là rất hiếm có những sự mất mát về tài sản của gia đình.
Ngoài tính dân chủ, sự cần kiệm để đầu tư là một đặc trưng văn hóa nổi tiếng của người Ninh Hiệp. Đến mức có một phóng sự trên trang báo mạng vietbao.vn với chủ đề “Ngôi làng kiếm tiền quên tiêu
” viết một cách rất hài hước như sau:
“Người dân ở đây giàu lắm nhưng có rất nhiều chị chưa bao giờ ra đến biển cả. Chưa bao giờ họ có một khoảng thời gian rỗi để đi nghỉ mát cùng gia đình. Những ngày bình thường, đố ai bắt được chị nào nghỉ chợ. Họ tiếc buổi bán hàng, tiếc một vài triệu tiền lãi. Các chị quan niệm, bây giờ còn trẻ thì kiếm tiền đi, bao giờ già thì nghỉ rồi đi chơi cũng chưa muộn. Cứ như thế, vòng xoáy của những đồng tiền cứ cuốn các chị đi, cuốn từ mẹ sang con, từ bà sang cháu. Thế là có người bây giờ gần 60 tuổi nhưng chưa một lần biết biển cả, núi cao và những danh lam thắng cảnh của đất nước.“
Câu hỏi đặt ra là tại sao người Ninh Hiệp lại cần kiệm như vậy? Tác giả sau khi đọc cuốn Những kẻ xuất chúng của Malcolm Gladwell Chương “Bài học thứ 3: Ngành công nghiệp may mặc và những công việc có ý nghĩa” từ trang 170 tới trang 192
đã tìm ra được câu trả lời. Theo như phân tích của Malcolm Gladwell về những người Do Thái nhập cư vào Mỹ những năm 1880, những thế hệ Do Thái đầu tiên tham gia vào công việc may mặc và bán tạp hóa. Malcolm Gladwell cho rằng ngành may mặc là một công việc có ý nghĩa, vì nó hội đủ 3 yếu tố sau: sự độc lập, độ phức tạp và mối liên hệ giữa nỗ lực và tưởng thưởng Để biết rõ hơn, xin mời tìm đọc “Những kẻ xuất chúng” hoặc liên hệ với tác giả để nhận được bản ebook của cuốn sách.
. Và những gia đình tham gia vào một công việc có ý nghĩa sẽ để lại một di sản quý báu cho con cháu đó là sự cần cù, tinh thần tiết kiệm cho tái đầu tư và bản năng kinh doanh. Những mô tả của Malcolm Gladwell về cách người Do Thái nhập cư vào Mỹ những năm 1880 tham gia vào ngành may mặc hoàn toàn trùng khớp với cách “buôn thúng bán mẹt”, và ngồi máy khâu của của người Ninh Hiệp những năm 1986. Chính di sản văn hóa gồm tính cần kiệm, bản năng kinh doanh đã khiến cho thế hệ người Do Thái thứ 2 chiếm lĩnh thị trường thời trang NewYork và thế hệ Do Thái thứ 3 tham gia vào nghề luật sư, bác sỹ tại Mỹ. Từ sự liên tưởng này, tác giả thiết nghĩ người Ninh Hiệp thế hệ 7x sẽ là thế hệ kinh doanh hàng may mặc với những xưởng may lớn; còn thế hệ 8x, 9x sẽ tham gia vào các ngành như tài chính, ngoại thương, kĩ sư, bác sỹ,… hoặc các thương nhân xuất sắc.
Các yếu tố lịch sử và địa lý: Từ giai đoạn đầu phát triển ngành may dệt may và buôn bán vải thế kỉ thứ XI tại Ninh Hiệp đã xuất hiện chợ. Chợ Ninh Hiệp lúc này được mô tả là một nơi thuận tiện cho giao thông giữa các làng xung quanh tới Ninh Hiệp Chuyện cũ làng Nành
. Vậy, tiềm năng phát triển thương mại tại Ninh Hiệp đã có mầm mống từ phong kiến, và bắt đầu bằng vị trí địa lý thuận tiện. Cho đến ngày nay, Ninh Hiệp vẫn được coi là mảnh đất Nành, theo yếu tố tâm linh và phong thủy thì làng có thế đất tốt. Còn theo phân tích khoa học thì Ninh Hiệp nằm giữa tam giác phát triển kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh. Xét về mặt lịch sử, ngành thương nghiệp tại Ninh Hiệp có nguồn gốc từ thế kỉ XI để lại cho cho người Ninh Hiệp những giá trị phi vật thể, những quan điểm và lối sống mang nhịp sống công nghiệp; khác tới tách suy nghĩ tiểu nông ở các vùng nông thôn khác.
2.2. Những vấn đề còn tồn tại của mô hình làng nghề Ninh Hiệp
2.2.1 Những tác động xấu tới môi trường và xã hội
Làng nghề Ninh Hiệp cũng giống như rất nhiều làng nghề Việt Nam khác, vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn tại mà chưa được giải quyết. Hai vấn đề mang tính thời sự nhất có lẽ là vấn đề ô nhiễm môi trường và tệ nạn xã hội.
Cùng với sự phát triển ồ ạt của kinh tế, giới trẻ Ninh Hiệp cũng đứng trước nhiều cám dỗ vật chất như thuốc lắc, ma túy,… Năm 2005, 4 thanh niên Ninh Hiệp đã được phơi mặt lên báo vì tham gia vào động lắc, hết tiền rồi làm bảo vệ cho động lắc luôn. Một số thanh niên hư, con nhà giàu có ở thành phố đi lắc không còn là chuyện lạ. Nhưng đám thanh niên mới lớn ở một số xã ngoại thành Hà Nội bị bắt trong động lắc Hương Xuân lại là chuyện động trời ở vùng quê. Điểm lại thì thấy hầu hết chúng là con nhà buôn bán khá giả, gia đình trang bị cho xe máy xịn để đêm tối lượn lờ ngoài đường. Hai đối tượng bị bắt ngày 10/4, đều bỏ học giữa chừng, đều là con một trong gia đình giàu có và thích sống buông thả. Đặc biệt những gia đình này biết tật xấu của con nhưng lại không quản lý được, vẫn cho tiền, sắm đồ xịn cho con đi chơi. Hậu quả của sự nuông chiều thái quá đó dẫn đến con họ lầm đường lạc lối. Gia đình nào cũng cho rằng bị bất ngờ, họ quản lý chặt đầu mà lại buông lỏng đuôi. Nếu như con họ đi chơi đến 10h đêm không về thì phải kiểm tra, đằng này sự tự do đi về lại là nguyên nhân đẩy con họ đến với lắc.
Nguy hiểm hơn, mô hình làng nghề chưa có sự kiếm soát chặt chẽ của chính quyền địa phương nên một số xưởng thủ công tại Ninh Hiệp hàng ngày thải khói cũng như nước bẩn ra môi trường. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh thái làng nghề, gây ra các bệnh ung thư, bệnh ngoài da cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế làng nghề. Trước tình trạng môi trường khu vực lân cận bị ô nhiễm nghiêm trọng do các cơ sở nhuộm vải đổ trực tiếp ra các kênh mương, Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Nội đã có công văn yêu cầu một số cơ sở sản xuất phải thay đổi công nghệ, thực hiện nghiêm quy trình xử lý nước thải nhưng hiện tình hình vẫn chưa được cải thiện
…
Muốn các làng nghề ngày càng phát triển bền vững, góp phần cải thiện đời sống kinh tế của người dân, khơi dậy sự sáng tạo của các nghệ nhân, giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc, bên cạnh việc chú trọng đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất các làng nghề thì công tác bảo vệ môi trường cũng cần được quan tâm đúng mức. Để làm được điều đó, Nhà nước cần nhanh chóng quy hoạch tổng thể và có chính sách phát triển phù hợp các làng nghề truyền thống…
Sự quá chú trọng tới phát triển kinh tế mà không quan tâm tới chất lượng sản phẩm còn mang lại cho Ninh Hiệp những ca ngộ độc thuốc vào những năm 2007. Hiện nay, toàn xã Ninh Hiệp có khoảng hơn 200 hộ làm nghề sao chế, kinh doanh dược liệu, tập trung chủ yếu ở xóm 8. Trong số đó, chỉ có khoảng 40 hộ tham gia Chi hội Làng nghề thuốc nam, thuốc bắc của xã; 2 hộ mở công ty; và cũng chỉ có 30 hộ mở cơ sở, cửa hàng có sổ sách kế toán để nộp thuế. Xã cũng mới chỉ quản lý dưới góc độ thu thuế, còn về việc quản lý chứng chỉ hành nghề thì đang gặp khó khăn, thực tế là chính quyền địa phương không nắm rõ. Xã cũng đang phối hợp với các cơ quan chức năng ở huyện mở lớp để cấp chứng chỉ hành nghề cho người dân, nhưng đang gặp khó khăn là người dân cho rằng không cần phải học. Nhiều người nói rõ là tuổi cao, sức yếu, không học được.
Về trường hợp các cửa hàng bán sản phẩm đông dược không rõ xuất xứ, không niêm yết giá thì có thể các nhà thuốc ở Ninh Hiệp hoạt động nhỏ lẻ, mua hàng qua công ty khác nhưng không lấy hoá đơn. Cũng có thể đó là hàng đi theo con đường tiểu ngạch, hoặc chủ cơ sở cố tình gian dối để bán đắt. Nghề truyền thống thường được truyền tay, truyền miệng, đấy là chỗ để thông cảm. Nhưng tôi vẫn phải nói rằng, hàng hoá phải có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, người tiêu dùng phải biết để lựa chọn và yêu sách. Đôi khi chính người bán hàng cũng bị nhầm, chính họ cũng không biết rõ thật giả
.
2.2.2 Chưa phát huy được hết tiềm năng về du lịch và dịch vụ
Tiềm năng phát triển du lịch tại Ninh Hiệp: Cách Hà Nội 25km, Ninh Hiệp nổi tiếng với chợ vải rẻ và lớn, có thương hiệu như một điểm đến của du khách thích mua sắm. Mặc dù nguồn thu nhập chủ yếu của người Ninh Hiệp đến từ khách mua buôn, tức là ca
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích mô hình sản xuất kinh doanh tại làng nghề Ninh Hiệp.doc