Mục lục
Phần mở đầu 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
Phần nội dung 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1.1. KHÁI NIỆM PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ-KHỐI LƯỢNG -LỢI NHUẬN (CVP) 3
1.2. MỤC ĐÍCH PHÂN TÍCH MỐI QUA HỆ CVP. 3
1.3. BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ 3
1.4. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH CVP 4
1.4.1. Số dư đảm phí (SDĐP) 4
1.4.2. Tỷ lệ SDĐP 5
1.4.3. Cơ cấu chi phí 6
1.5. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN 8
1.5.1. Điểm hòa vốn 8
1.5.1.1. Khái niệm điểm hòa vốn 8
1.5.1.2. Đồ thị điểm hòa vốn 9
1.5.1.3. Phương pháp xác định điểm hòa vốn 10
1.5.1.4. Phương trình lợi nhuận: 11
1.5.2. Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn 12
1.5.2.1. Thời gian hoàn vốn 12
1.5.2.2. Tỷ lệ hòa vốn 12
1.5.2.3. Doanh thu an toàn 12
1.6. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI GIÁ BÁN 13
1.7. HẠN CHẾ CỦA MÔ HÌNH PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP 13
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỒ PHẦN DƯỢC PHẨM AG 15
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 15
2.2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG 15
2.2.1. Mục đích 15
2.2.2. Phạm vi hoạt động 15
2.3. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY. 16
2.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG THỜI GIAN QUA 17
2.4.1. Thuận lợi 17
2.4.2. Khó khăn 17
2.4.3. Chiến lược phát triển mới của công ty 17
2.4.4. Tình hình kinh doanh công ty trong 2 năm 2006-2007 18
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP TẠI CÔNG TY CỒ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG 19
3.1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM 19
3.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ CỦA CÔNG TY THEO CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ 20
3.2.1. Chi phí khả biến 20
3.2.1.1 Chi phí nguyên vật liệu (CP NVL) 20
3.2.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT) 20
3.2.1.3. Biến phí sản xuất chung 22
3.2.1.4. Biến phí quản lý doanh nghiệp 23
3.2.1.5. Biến phí bán hàng 24
3.2.2. Chi phí bất biến 25
3.2.2.1. Định phí SXC 25
3.2.2.2. Định phí quản lý doanh nghiệp 26
3.2.2.3. Định phí bán hàng 26
3.2.3. Tổng hợp chi phí 27
3.3. BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ 28
3.4. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP 29
3.4.1. Số dư đảm phí (SDĐP) và tỷ lệ SDĐP 29
3.4.2. Cơ cấu chi phí 31
3.4.3. Các thước đo tiêu chuẩn hòa vốn 33
3.4.3.1. Doanh thu hòa vốn 33
3.4.3.2. Thời gian hoàn vốn 34
3.4.3.3. Tỷ lệ hoàn vốn 36
3.4.3.4. Doanh thu an toàn 35
3.4.4. Phân tích dự báo doanh thu 35
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 44
4.1 NHẬN XÉT 44
4.2. GIẢI PHÁP 44
Phần Kết Luận 46
64 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3868 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng, lợi nhuận tại công ty cổ phần dược phẩm An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách háng, chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, công việc vận chuyển, tình hình thanh toán…
- Năng lực sản xuất như máy móc thiết bị, công nhân không thay đổi trong suốt phạm vi thích hợp. Điều này không đúng bởi nhu cầu kinh doanh là phải luôn phù hợp với thị trường. Muốn hoạt động hiệu quả, tạo nhiều lợi nhuận doanh nghiệp phải luôn đổi mới. Ví dụ như đổi mới máy móc thiết bị ( điều này có thể giảm bớt lực lượng lao động…)
- Giá bán sản phẩm không đổi. Tuy nhiên giá bán không chỉ do doanh nghiệp định ra mà còn phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường.
( Hạn chế của mô hình phân tích mối quan hệ CVP - kế toán quản trị - trường đại học kinh tế TP. HCM – nhà xuất bản thống kê )
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AG
2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Theo quyết định số 52/QĐUB ngày 10/06/1981 của UBND tỉnh An Giang, Xí Nghiệp Dược Phẩm An Giang được thành lập trụ sở tại 34 – 36 Ngô Gia Tự - TPLX – An Giang với hình thức hoạt động là sản xuất kinh doanh dược phẩm, vật tư, trang thiết bị… Năm 1992 Xí Nghiệp Dược Phẩm An Giang chuyển thành doanh nghiệp nhà nước theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh An Giang.
Cuối năm 1996 thao quyết định 82/QĐUB ngày 07/12/1996 của UBND tỉnh An Giang. Công ty Dược Phẩm An Giang thành lập trên cơ sở sát nhập công ty Dược và vật tư y tế An Giang với Xí Nghiệp Dược Phẩm An Giang. Trụ sở tại số 27 - đường Nguyễn Thái Học – phường Mỹ Bình – TPLX - tỉnh An giang.
Theo quyết định số 277/QĐUB ngày 29/12/2003 của UBND tỉnh An Giang về việc chuyển Doanh Nghiệp Nhà Nước thành Công Ty Cổ Phần, theo đó công ty Dược Phẩm An Giang thực hiện cổ phần hoá Nhà Nước giữ 46% cổ phần còn lại.
Tên giao dịch đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG
Tê giao dịch quốc tế: AN GIANG PHARMACEUTICAL JOINT-STOCK.
Tên viết tắt: ANGIPHARMA.
Mã số thuế: 1600191319-1
Điện thoại: ( 076 ) 854961 – 854964 – 857300
Fax: 857310
Công ty cổ phần dược phẩm An Giang chuyên sản xuất kinh doanh thuốc, vật tư trang thiết bị, dụng cụ y tế, thực phẩm có bổ sung vitamin và khoáng chất mỹ phẩm, nguyên phụ liệu sản xuất phục vụ ngành dược và các ngành khác được pháp luật cho phép.
2.2. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG
2.2.1. Mục đích
Nhằm giải quyết vấn đề phòng và chữa bệnh cho tất cả mọi người, công ty thực hiện tốt bào chế, sản xuất và đưa vào thị trường các sản phẩm điều trị có hiệu quả nhanh chóng, an toàn, tinh khiết. Đảm bảo sản phẩm được sản xuất một cách ổn định, phù hợp với mục đích đề ra, tích lũy ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho người lao động.
2.2.2. Phạm vi hoạt động
Chủ yếu là sản xuất kinh doanh dược phẩm, cung cấp cho các bệnh viện, trung tâm y tế, các đại lý trong tỉnh An Giang và các tỉnh lân cận.
2.3. CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Phòng kế toán thống kê
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kinh doanh
Hệ thống các hiệu thuốc huyện
Hệ thống các đại lý thuốc
Hệ thống các hiệu thuốc trực thuộc
Các quày thuốc trực thuộc
Giám đốc điều hành
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức công ty CPDP AG
Đại hội đồng cổ đông:
Gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan có quyền quyết định cao nhất trong công ty.
Hội đồng quản trị:
Là cơ quan quản lý công ty, có quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến quyền lợi công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
Ban kiểm soát:
Kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý trong quản lý, trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý điều hành hoạt động của công ty
Giám đốc đều hành:
Có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp các phòng ban, xí nghiệp trực thuộc, ngoài ra để hỗ trợ cho giám đốc còn có 3 phó giám đốc.
Phòng kế toán thống kê:
Cung cấp thông tin cho nhà quản lý và kiểm tra thông tin của toàn bộ quá trình kinh doanh.
Phòng kinh doanh:
Lập kế hoạch kinh doanh mua bán, quản lý các nhà thuốc và đại lý trực thuộc công ty và thực hiện chiến lược kinh doanh.
Phòng tổ chức hành chánh:
Quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, quản trị hành chính lưu trữ, tuyển dụng, giải quyết vấn đề tiền lương, chế độ chính sách cho công nhân viên.
2.4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG THỜI GIAN QUA
2.4.1. Thuận lợi
Công ty đã cổ phần hóa là điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn tạo điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh.
Công ty nhận được sự quan tâm chỉ đạo và giúp đỡ của tỉnh uỷ, UBND và các ngành chức năng.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình trong công tác, lao động sản xuất kinh doanh.
Hệ thống quản lý ngày càng chặt chẽ, chính xác và nhanh chóng hơn nhờ phát huy được tính năng của hệ thống máy vi tính.
2.4.2. Khó khăn
Máy móc thiết bị cũ kỹ, công nghệ lạc hậu chưa được đầu tư đúng mức.
Vốn kinh doanh không lớn và còn chịu sự chiếm dụng vốn của các bệnh viện huyện thị kéo dài.
Tình hình giá cả luôn biến động, công ty lại chưa có chức năng xuất nhập khẩu nên chưa chủ động được giá cả nguồn nguyên liệu, hàng hoá ngoại nhập.
Cán bộ công nhân viên dù nhiệt tình trong công việc nhưng năng lực tay nghề còn nhiều hạn chế. Đội ngũ tiếp thị của công ty chưa nắm kịp các diễn biến phức tạp của thị trường. Công tác nghiên cứu sản phẩm mới còn chậm, chưa có mặt hàng mới mang tính chủ lực, tiêu biểu của công ty tham gia vào thị trường.
2.4.3. Chiến lược phát triển mới của công ty
Bên cạnh việc phát huy các nguồn lực có sẵn, công ty có kế hoạch đào tạo đội ngũ công nhân viên nhằm nâng cao trình độ và chất lượng lao động.
Đẩy mạnh việc liên doanh, liên kết, mua bán không những với các đối tác hiện có mà còn không ngừng tìm kiếm các đối tác mới có tiềm năng trong cùng lĩnh vực nhằm tạo đà phát triển trong tương lai.
Xây dựng xưởng sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP, để đáp ứng yêu cầu sản xuất thuốc chất lượng cao, đa dạng sản phẩm đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắt khe của người tiêu dùng và đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời nâng cao tỷ trọng doanh thu bán hàng do công ty sản xuất.
Song song với việc phát triển thị trường trong tỉnh và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long, TP. Hồ Chí Minh sẽ mở rộng thị trường ở các tỉnh Đông Nam Bộ, miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc.
Đăng ký kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp để chủ động được giá cả nguyên liệu đầu vào và dược phẩm.
2.4.4. Tình hình kinh doanh công ty trong 2 năm 2006-2007
Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh trong 2 năm 2006 - 2007
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
2006
2007
chênh lệch
%
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
126.354.920
171.925.814
45.570.894
36,07%
Các khoản giảm trừ doanh thu
0
0
0
Doanh thu thuần về bán hàng
126.354.920
171.925.814
45.570.894
36,07%
Giá vốn hàng bán
108.285.717
147.471.896
39.186.179
36,19%
Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp dịch vụ
18.069.203
24.453.918
6.384.715
35,33%
Chi phí bán hàng
9.406.152
12.849.643
3.443.491
36,61%
Chi phí quản lý doanh nghiệp
3.144.215
5.275.170
2.130.955
67,77%
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
5.518.836
6.329.105
810.268
14,68%
(Nguồn: Trích báo cáo tình chính năm 2007 của công ty cổ phần dược phẩm An Giang)
Trong 2 năm qua công ty hoạt động tương đối hiệu quả doanh thu và lợi nhuận đều tăng, nhưng nhìn vào bảng KQHĐKD ta thấy tốc độ tăng của lợi nhuận chưa tương xứng với tốc độ tăng của doanh thu. Nguyên nhân là chi phí tăng quá nhanh khiến cho lợi nhuận của công ty trong năm 2007 tăng chậm.
Giá vốn hàng bán tuy có tăng hơn tốc độ tăng doanh thu nhưng không lớn, chứng tỏ ít có biến động. Công ty đang quản lý tốt đầu vào sản phẩm, như vậy công ty cần kiểm soát chi phí quản lý doanh nghiệp và nhất là chi phí bán hàng để có thể tăng nhanh lợi nhuận trong chu kỳ kinh doanh tiếp theo.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AN GIANG
3.1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM
Nguyên vật liệu
Trộn bột kép
Sấy
Xát hạt
Sấy khô
Phối hợp tá dược trơn bóng
Phối hợp tinh dầu
Ép gói
Đóng gói
Dập viên, ép vĩ
Đóng gói
Thành phẩm
Gói
Viên
Sơ đồ 3.1: Quy trình sản xuất sản phẩm
Tôi chọn 4 sản phẩm ACEGOI, CINATROL, LOPETAB và TUXCAP C/50 là các sản phẩm sẽ phân tích, vì doanh thu các sản phẩm này có thể đại diện cho các sản phẩm sản xuất của công ty và đây cũng là các mặt hàng chủ lực của công ty hiện nay.
3.2. PHÂN LOẠI CHI PHÍ CỦA CÔNG TY THEO CÁCH ỨNG XỬ CHI PHÍ
3.2.1. Chi phí khả biến
Chi phí khả biến của công ty gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, biến phí sản xuất chung, biến phí quản lý doanh nghiệp và biến phí bán hàng.
3.2.1.1 Chi phí nguyên vật liệu (CP NVL)
Mỗi một sản phẩm đều có một một tiêu chuẩn nhất định về thành phần hoá chất, tá dược và khối lượng. Nên để so sánh, ta cần căn cứ vào chi phí nguyên vật liệu của mỗi sản phẩm
Bảng 3.1: Tình hình chi phí nguyên vật liệu từng sản phẩm
ĐVT: 1000 đồng
TÊN SẢN PHẨM
ACEGOI 3g H/10
CINATROL GÓI
LOPETAB V/15 H/150
TUXCAP C/50
TỔNG
Đơn vị tính
Gói
Gói
Viên
Viên
CP NVLTT
1.544.169
117.189
374.457.
693.123
2.728.939
% CPNVL
37,17%
2,82%
9,01%
16,68%
100%
Số lượng tiêu thụ
7.490.232
693.490
9.848.890
10.265.380
Đơn vị
0,206
0,169
0,038
0,068
Qua bảng, ta thấy tuy ACEGOI và TUXCAP C/50 có chi phí nguyên vật liệu lớn nhất nhưng CINATROL lại có chi phí đơn vị rất lớn . Đứng trên góc độ này ta mới thấy rõ chi phí bỏ ra của từng sản phẩm. Mặc dù số lượng ít nhưng chi phí cho các thành phần tá dược phải bỏ ra cho sản phẩm CINATROL là rất lớn và giá bán của các sản phẩm này cao, đó lý do tại sao CINATROL là một trong 4 sản phẩm đem lại doanh thu tương đối lớn trong gần 80 mặt hàng sản xuất của công ty.
3.2.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp (CP NCTT)
Do công ty sản xuất gần 80 loại sản phẩm nên việc xác định chi phí NCTT cho từng sản phẩm được tính bằng cách phân bổ dựa vào CP NVL
Chi phí NCTT của sản phẩm X
=
Chi phí NVL sản phẩm X được sản xuất trong tháng t
x
Tổng chi phí NCTT trong tháng t
Tổng chi phí NVL trong tháng t
Với cách phân bổ này thì CP NCTT của một sản phẩm lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào CP NVL của sản phẩm tương ứng.
Bảng 3.2: Chi phí nhân công trực tiếp
ĐVT: 1000 đồng
TÊN SẢN PHẨM
TIỀN LƯƠNG
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
CP NCTT
% CP NCTT
ACEGOI 3g H/10
201.537
19.870
221.407
52,60%
CINATROL GÓI
14.026
1.374
15.399
3,66%
LOPETAB V/15 H/150
47.388
4.805
52.193
12,40%
TUXCAP C/50
88.860
8.617
97.477
23,16%
Tổng
382.972
37.964
420.936
100%
Có sự tỷ lệ thuận giữa chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp: sản phẩm nào có chi phí nguyên vật liệu càng lớn thì chi phí nhân công trực tiếp càng lớn. Như ACEGOI chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ lệ cao nhất 37,17% thì chi phí nhân công trực tiếp cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất 52,6%. Để thấy rõ vấn đề ta đến với bảng chi tiết chi phí NCTT đơn vị.
Bảng 3.3: Chi tiết chi phí nhân công trực tiếp đơn vị
ĐVT: đồng
TÊN SẢN PHẨM
TIỀN LƯƠNG
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TỔNG
ACEGOI 3g H/10
0,0269
0,003
0,030
CINATROL GÓI
0,0186
0,002
0,022
LOPETAB V/15 H/150
0,0683
0,007
0,005
TUXCAP C/50
0,0090
0,001
0,009
Tương tự như chi phí nguyên vật liệu đơn vị ACEGOI và CINATROL là các sản phẩm có chi phí NCTT bỏ ra lớn nhất cho mỗi sản phẩm.
3.2.1.3. Biến phí sản xuất chung
Tương tự chi phí NCTT, biến phí SXC cũng tỷ lệ thuận với chi phí NVL của từng sản phẩm. Vì biến phí sản xuất chung được phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức CP NVLTT nên biến phí bỏ ra của sản phẩm ACEGOI và CINATROL vẫn là lớn nhất.
Bảng 3.4: Biến phí SXC của từng sản phẩm
ĐVT: 1000 đồng
TÊN SẢN PHẨM
SỐ LƯỢNG
ĐỒ DÙNG
VỆ SINH PHÂN XƯỞNG
TIỀN CÔNG THỢ IN NHÃN
CHI PHÍ SỬA CHỮA
NGUYÊN PHỤ LIỆU
CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
TỔNG
ĐƠN VỊ
ACEGOI 3g H/10
7.490.232
58.401
1.472
6.510
7.023
36.644
95.280
205.330
0,027
CINATROL GÓI
693.490
3.937
135
437
560
2.210
6.834
14.114
0,020
LOPETAB V/15 H/150
9.848.890
12.195
472
1.514
2.030
7.482
23.221
46.912
0,005
TUXCAP C/50
10.265.380
27.400
759
2.820
3.585
14.024
41.546
90.135
0,009
3.2.1.4. Biến phí quản lý doanh nghiệp
Như đã trình bày lúc đầu, hiện nay công ty sản xuất và mua đi bán lại rất nhiều sản phẩm. Nên việc tính chi phí quản lý doanh nghiệp được thực hiện bằng cách phân bổ cho các sản phẩm, căn cứ vào doanh thu bán ra:
Chi phí QLDN của sản phẩm X trong tháng t
=
Doanh thu sản phẩm X trong tháng t
x Tổng chi phí QLDN trong tháng t
Tổng doanh thu trong tháng t
Căn cứ vào cách tính này, thì ta lấy doanh thu của 4 mặt hàng sản xuất chia cho tổng doanh thu trong tháng và nhân với chi phí QLDN tháng tương ứng thì ta có chi phí QLDN của 4 sản phẩm từng tháng.
Bảng 3.5: Chi phí QLDN (4 sản phẩm được chọn )
ĐVT: 1000 đồng
THÁNG
DOANH THU
CP QLDN
1
518.300
5.205
2
454.215
4.561
3
592.257
5.947
4
363.689
3.652
5
447.370
4.492
6
418.663
4.204
7
443.616
4.455
8
382.362
3.840
9
401.941
4.036
10
450.383
4.523
11
305.842
3.071
12
830.584
8.341
Tổng
5.609.223
56.328
Dùng phương pháp hồi quy ta tính được b( biến phí ) = 0,010 đồng và a (định phí) = 10.245.613 đồng. Với số liệu vừa có ta có thể nói rằng: định phí trong một tháng hoạt động là 10.245.613 đồng và biến phí trên mỗi 1 đồng doanh thu là 0,010 đồng. Xem chi tiết tại phụ lục 1 – phương pháp hồi quy tìm biến phí và định phí CP QLDN
Như đã nói ban đầu, đây là chi phí phân bổ nên nếu căn cứ vào doanh thu từng tháng của một loại sản phẩm thì ta có thể có được biến phí QLDN của tháng đó. Lấy ACEGOI làm ví dụ
Ta lấy doanh thu của ACEGOI chia cho doanh thu của 4 sản phẩm được chọn trong từng tháng nhân với biến phi để có được biến phí QLDN của các tháng.
Bảng 3.6: Biến phí QLND của ACEGOI
ĐVT: 1000 đồng
THÁNG
DOANH THU
BP QLDN
1
236.353
2.373
2
191.520
1.923
3
289.796
2.910
4
152.254
1.529
5
204.577
2.054
6
157.169
1.578
7
179.616
1.804
8
136.382
1.370
9
139.340
1.399
10
225.034
2.260
11
192.534
1.933
12
292.299
2.935
Cứ tiếp tục như vậy ta có biến phí của các sản phẩm còn lại.
Bảng 3.7: Biến phí QLDN của các sản phẩm
ĐVT: 1000 đồng
TÊN SẢN PHẨM
SỐ LƯỢNG
BIẾN PHÍ QLDN
BIẾN PHÍ QLDN ĐƠN VỊ
ACEGOI 3g H/10
7.490.232
24.069
0,003
CINATROL GÓI
693.490
7.960
0,011
LOPETAB V/15 H/150
9.848.890
8.011
0,001
TUXCAP C/50
10.265.380
16.287
0,002
Doanh thu cao nhất là nguyên nhân khiến cho ACEGOI có BP QLDN lớn nhất kế tiếp là TUXCAP C/50 và thấp nhất là CINATROL. Do phân bổ chi phí theo doanh thu tiêu thụ nên doanh thu càng cao thì BP QLDN càng lớn.
3.2.1.5. Biến phí bán hàng
Chi phí nhân viên, chi phí bằng tiền mặt và chi phí dịch vụ mua ngoài là những khoản chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí bán hàng của công ty. Do đó những khoản biến biến động đều do nguyên nhân các khoản mục này là chính.
Cách tính chi phí BH cho 4 sản phẩm cũng tương tự như cách tính chi phí QLDN. Do đó ta có bảng 3.8
Bảng 3.8: Chi phí BH
ĐVT: 1000 đồng
THÁNG
DOANH THU
CP BH
1
518.300
21.903
2
454.215
19.195
3
592.257
25.029
4
363.689
15.370
5
447.370
18.906
6
418.663
17.693
7
443.616
18.747
8
382.362
16.159
9
401.941
16.986
10
450.383
19.033
11
305.842
12.925
12
830.584
35.101
Tổng
5.609.223
237.046
Ta tính được biến phí = 0.042 đồng và định phí = 15.213.623 đồng. Như vậy định phí một tháng hoạt động là 15.213.623 đồng và biến phí là 0.042 đồng trên 1 đồng doanh thu bán ra. Với kết luận này thì chi phí BH đồng biến với doanh thu hay nói cách khác là khi doanh thu càng tăng thì chi phí BH càng lớn Xem chi tiết tại phụ lục 2– phương pháp hồi quy tìm biến phí và định phí CP BH
.
Tương tự như cách tính của biến phí QLDN và giải thích vấn đề. Ta có biến phí BH của từng sản phẩm.
Bảng 3.9: Biến phí BH từng sản phẩm
Đ VT: 1000 đồng
TÊN SẢN PHẨM
SỐ LƯỢNG
BIẾN PHÍ BH
BIẾN PHÍ BH ĐƠN VỊ
ACEGOI 3g H/10
7.490.232
101.292
0,014
CINATROL GÓI
693.490
33.498
0,048
LOPETAB V/15 H/150
9.848.890
33.713
0,003
TUXCAP C/50
10.265.380
68.543
0,007
Cách giải thích tương tự như BP QLDN, có quan hệ tỷ lệ thuận giữa doanh thu và BP BH, doanh thu càng cao thì BP BH càng lớn và ngược lại.
3.2.2. Chi phí bất biến
Chi phí bất biến của công ty bao gồm định phí sản xuất chung, định phí quản lý doanh nghiệp và định phí bán hàng.
3.2.2.1. Định phí SXC
Trong các khoản mục chi phí SXC thì chì có khấu hao là khoản chi phí được cố định hằng tháng, nên khấu hao được xem là định phí SXC
Bảng 3.10: Định phí SXC của từng sản phẩm.
ĐVT: 1000 đồng
TÊN SẢN PHẪM
KHẤU HAO
ACEGOI 3g H/10
54.821
CINATROL GÓI
4.027
LOPETAB V/15 H/150
13.908
TUXCAP C/50
23.734
Cách tính định phí SXC tương tự như cách tính biến phí SXC (phân bổ chi phí theo chi phí NVL) của từng sản phẩm nên định phí SXC của ACEGOI là lớn nhất, CINATROL là nhỏ nhất
3.2.2.2. Định phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quảng cáo, tiền điện, chi phí đồng dùng cho công ty, tiền ăn giữa ca là các khoản mục chủ yếu của định phí QLDN
Cũng là cách phân bổ định phí theo doanh thu, tương tự như biến phí QLDN ta có định phí QLDN
Bảng 3.11: Định phí QLDN từng sản phẩm
ĐVT: 1000 đồng
TÊN SẢN PHẨM
DOANH THU
ĐỊNH PHÍ QLDN
ACEGOI 3g H/10
2.396.874
53.355
CINATROL GÓI
792.659
18.365
LOPETAB V/15 H/150
797.760
17.724
TUXCAP C/50
1.621.930
33.503
3.2.2.3. Định phí bán hàng
Công tác phí, hoa hồng, chiết khấu, thưởng bán hàng và chi phí khác là các khoản mục chủ yếu của định phí BH
Tương tự như cách tính biến phí BH, ta có định phí BH các sản phẩm.
Bảng 3.12: Định phí bán hàng các sản phẩm
ĐVT: 1000 đồng
TÊN SẢN PHẨM
DOANH THU
ĐỊNH PHÍ BH
ACEGOI 3g H/10
2.396.874
79.227
CINATROL GÓI
792.659
27.270
LOPETAB V/15 H/150
797.760
26.317
TUXCAP C/50
1.621.930
49.749
3.2.3. Tổng hợp chi phí
Bảng 3.13: Tổng hợp chi phí của từng sản phẩm
ĐVT: 1000 đồng
CÁC LOẠI CHI PHÍ
ACEGOI 3g H/10
CINATROL GÓI
LOPETAB V/15 H/150
TUXCAP C/50
BIẾN PHÍ
CP NVL
1.544.169
117.189
374.457
693.123
NCTT
221.407
15.399
52.193
97.477
BP SXC
205.330
14.114
46.912
90.135
BP QLDN
24.069
7.960
8.011
16.287
BP BH
101.292
33.498
33.713
68.543
Tổng biến phí
2.096.267
188.160
515.287
965.566
ĐỊNH PHÍ
ĐP SXC
54.821
4.027
13.908
23.734
ĐP QLDN
53.355
18.365
17.724
33.503
ĐP BH
79.227
27.270
26.317
49.749
Tổng định phí
187.404
49.662
57.949
106.986
3.3. BÁO CÁO THU NHẬP THEO SỐ DƯ ĐẢM PHÍ
Bảng 3.14: Báo cáo thu nhập theo SDĐP của từng sản phẩm.
ĐVT: 1000 đồng
CÁC CHỈ TIÊU
ACEGOI 3g H/10
CINATROL GÓI
LOPETAB V/15 H/150
TUXCAP C/50
DT
2.396.874
792.659
797.760
1.621.930
CPKB
2.096.267
188.160
515.287
965.566
SDĐP
300.607
604.499
282.473
656.365
CPBB
187.404
49.662
57.949
106.986
LN
113.203
554.837
224.524
549.378
Đồ thị 3.1 Giá vốn và giá bán các sản phẩm Xem chi tiết giá vốn hàng bán tại phụ lục 3: Giá vốn hàng bán và giá bán
Bảng báo cáo trên cho ta ACEGOI là sản phẩm có doanh thu lớn nhưng chi phí khả biến lại quá lớn khiến cho SDĐP rất thấp. Bên cạnh đó với việc phân bổ định phí theo doanh thu tiêu thụ nên ACEGOI lại phải gánh chịu khoản định phí quá lớn so với các sản phẩm khác, điều này khiến cho lợi nhuận rất thấp.
Trong khi đó, CINATROL là sản phẩm có doanh thu không cao nhưng chi phí khả biến lại quá thấp khiến cho SDĐP cực lớn, cộng với định phí thấp làm cho lợi nhuận của sản phẩm rất lớn, lớn hơn các sản phẩm trước đó.
Vậy đâu là nguyên nhân trong khi từ chi phí khả biến đến chi phí bất biến đều tỷ lệ theo doanh thu và chi phí nguyên liệu.
Câu trả lời là do giá bán, nhìn vào đồ thị 3.1, trong khi chênh lệch giữa giá bán và giá vốn bán hàng các sản phẩm tương đối như nhau thì CINATROL lại có giá bán quá lớn so với giá vốn hàng bán . Chính điều này làm cho CINATROL có SDĐP và lợi nhuận lớn đến như vậy. Tuy nhiên nếu căn cứ vào giá bán thì chưa thể kết luận được điều gì, do đó nhà quản trị thường sử dụng đến các khái niệm đề phân tích mà chúng ta sẽ gặp ngay sau đây.
3.4. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP
3.4.1. Số dư đảm phí (SDĐP) và tỷ lệ SDĐP
Bảng 3.15: Chi tiết báo cáo thu nhập từng đơn vị sản phẩm
ĐVT: 1000 đồng
CÁC CHỈ TIÊU
ACEGOI 3g H/10
CINATROL GÓI
LOPETAB V/15 H/150
TUXCAP C/50
DT
0,320
1,143
0,081
0,158
CPKB
0,280
0,271
0,052
0,094
SDĐP
0,040
0,872
0,029
0,064
CPBB
0,025
0,072
0,006
0,010
LN
0,015
0,800
0,023
0,054
Tỷ lệ SDĐP
12,54%
76,26%
35,41%
40,47%
Mỗi sản phẩm khác nhau, có quy mô khác nhau thì có SDĐP khác nhau. Nhìn vào bảng ta có thể thấy CINATROL là sản phẩm có SDĐP lớn nhất và LOPETAB có SDĐP nhỏ nhất.
CINATROL là sản phẩm có SDĐP lớn nhất 0,872: bao gồm 0,072 bù đắp định phí và 0,800 là lợi nhuận. Như vậy cứ một sản phẩm CINATROL bán thêm thì có 0,872 ngàn đồng để bù đắp định phí và lợi nhận trong khi ACEGOI là 0,040, LOPETAB là 0,029 và TUXCAP C/50 là 0,064 ngàn đồng. Tuy nhiên khi sản phẩm đã vượt qua điểm hòa vốn (tức đã bù đắp được định phí) thì mỗi một sản phẩm bán thêm thì SDĐP chính là lợi nhuận của sản phẩm
Như vậy, với cách tính này chúng ta có thể tính nhanh lợi nhuận của sản phẩm, bằng cách lấy số lượng sản phẩm tiêu thụ vượt qua điểm hòa vốn nhân với SDĐP đơn vị. Công thức này thể hiện rõ mối quan hệ giữa SDĐP và lợi nhuận (trình bày trong cơ sở lý luận). Như vậy SDĐP tỷ lệ thuận với lợi nhuận, do đó sản phẩm nào có SDĐP càng lớn thì khi vượt qua điểm hòa vốn thì lợi nhuận tăng lên càng nhiều.
Đó là theo SDĐP, còn theo tỷ lệ SDĐP:
Qua bảng ta thấy CINATROLvẫn là sản phẩm có tỷ lệ SDĐP cao nhất và ACEGOI là sản phẩm có tỷ lệ SDĐP thấp nhất.
Nguyên nhân chính vẫn là do chi phí khả biến, chi phí này cao hay thấp quyết định đến tỷ lệ SDĐP. Ta có thể tính nhanh lợi nhuận của sản phẩm bằng cách lấy doanh thu tăng thêm nhân với tỷ lệ SDĐP ( mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận ).
Và thông qua việc phân tích tỷ lệ SDĐP càng cho thấy : nhà quản trị không thể căn cứ vào SDĐP để quyết định tăng doanh thu sản phẩm. Như LOPETAB có SDĐP thấp hơn ACEGOI nhưng tỷ lệ SDĐP lại lớn hơn. Nếu tăng doanh thu cùng một lượng thì LOPETAB là sản phẩm đem lại lợi nhuận lớn hơn.
Như đã nói ban đầu các sản phẩm này là khác nhau và không thể thay thế cho nhau, do đó nhà quản trị không thể tăng sản lượng sản phẩm này thay thế cho sản phẩm khác trong cùng một hợp đồng. Mặt khác cũng không thể tăng doanh thu sản phẩm này thay cho sản phẩm khác trong khi nhu cầu thị trường của sản phẩm thay thế không lớn.
Đồ thị 3.2: Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm trong năm 2007
CINATROL là sản phẩm có SDĐP và tỷ lệ SDĐP lớn nhất, nếu tăng doanh thu hay tăng sản lượng tiêu thụ thì đều đem lại lợi nhuận rất lớn. Nhưng nhìn vào đồ thị 3.2 ta có thể thấy, sản lượng CINATROL tuy có tăng qua các tháng nhưng không lớn và theo dự báo tương lai thì tốc độ này không có gì thay đổi. Do đó nhà quản trị công ty không thể lấy CINATROL là sản phẩm trung tâm cho kế hoạch tăng doanh thu hay sản lượng tiêu thụ.
Ngoài CINATROL các sản phẩm khác đều có sự biến động rất lớn về sản lượng tiêu thụ. Do đó việc tăng doanh thu hay sản lượng tiêu thụ hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu, dự báo của nhà quản trị đối với các sản phẩm ở hiện tại và trong tương lai.
3.4.2. Cơ cấu chi phí
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu chi phí các sản phẩm
Qua biểu đồ ta thấy, trừ CINATROL các sản phẩm khác đều có CPKB chiếm tỷ lệ rất cao trên 85%. Riêng ACEGOI CPKB chiếm tỷ lệ cao nhất 91,79% và CPBB chiếm tỷ lệ thấp nhất 8,21%, vói cơ cấu này ACEGOI là sản phẩm có CPKB chiếm tỷ lệ cao nên khi tăng giảm doanh thu thì lợi nhuận ít có biến động hơn so với các sản phẩm khác.
CINATROL là sản phẩm có cơ cấu chi phí tốt hơn các sản phẩm còn lại, vì chi phí bất biến chiếm tỷ lệ rất cao so với các sản phẩm khác ( 20,88% ) nên khi doanh thu tăng thì lợi nhuận sẽ tăng nhanh hơn các sản phẩm khác. Điều này có đúng không ?
Để thấy rõ ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận ta nhìn vào bảng 3.16
Bảng 3.16: Báo cáo thu nhập theo SDĐP, đòn bẩy và sản lượng hòa vốn
ĐVT: 1000 đồng
CÁC CHỈ TIÊU
ACEGOI 3g H/10
CINATROL GÓI
LOPETAB V/15 H/150
TUXCAP C/50
DT
2.396.874
792.659
797.760
1.621.930
CPKB
2.096.267
188.160
515.287
965.566
SDĐP
300.607
604.499
282.473
656.365
CPBB
187.404
49.662
57.949
106.986
LN
113.203
554.837
224.524
549.378
Tỷ lệ SDĐP
12,54%
76,26%
35,41%
40,47%
Đòn Bẩy Hoạt Động
2,66
1,09
1,26
1,19
Sản Lượng Hòa Vốn
4.669.550
56.973
2.020.495
1.673.235
Sản lượng Tiêu Thụ
7.490.232
693.490
9.848.890
10.265.380
Căn cứ vào độ lớn đòn bẩy hoạt động, nếu ta tăng giảm doanh thu các sản phẩm thì tốc độ tăng giảm lợi nhuận của ACEGOI là lớn nhất và CINATROL là nhỏ nhất nhưng giá trị tăng giảm lợi nhuận thì ngược lại. Điều này không đúng với nhận định lúc đầu, để hiểu rõ vấn đề ta tiến hành phân tích từng sản phẩm (ACEGOI, CINATROL và TUXCAP C/50 làm đại diện ).
Sản phẩm ACEGOI:
Trong cơ cấu chi phí, ACEGOI là sản phẩm có tỷ trọng định phí thấp nhất, nên theo cách suy đoán thông thường thì tốc độ tăng lợi nhuận phải là thấp nhất. Tuy nhiên, nhìn vào bảng thì lợi nhuận thì ACEGOI là sản phẩm có tốc độ tăng, giảm nhanh nhất 2,66 lần so với các sản phẩm khác. Tron
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pham duy phuong_DH5TC.doc