Khóa luận Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Tân tỉnh An Giang

MỤC LỤC

Chương I GIỚI THIỆU . 1

1.1 Lý do chọn đềtài. . 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 1

1.2.1 Mục tiêu tổng quát . 1

1.2.2 Mục tiêu cụthể. 1

1.3 Phương pháp nghiên cứu. 2

1.3.1 Phương pháp thu thập sốliệu . 2

1.3.2 Phương pháp phân tích sốliệu . 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu. 2

Chương II CƠSỞLÝ LUẬN . 3

2.1 Khái niệm tín dụng . 3

2.1.1 Khái niệm . . 3

2.1.2 Chức năng của tín dụng. 3

2.1.3 Vai trò của tín dụng. 4

2.1.4 Các hình thức tín dụng . 5

2.1.5 Phân loại tín dụng . 6

2.2 Lãi suất tín dụng. . 7

2.3 Bảo đảm tín dụng . . 7

2.4 Quy chếcho vay của NHNo Việt Nam. 7

2.4.1 Nguyên tắc vay vốn. 7

2.4.2 Thểloại cho vay . 8

2.4.3 Phương thức cho vay. 8

2.4.4 Thời hạn cho vay. 8

2.4.5 Lãi suất cho vay . 8

2.4.6 Mức cho vay. . 8

2.4.7 Trảnợgốc và lãi vốn vay. 9

2.4.8 Bộhồsơcho vay. 9

2.4.9 Quy trình xét duyệt cho vay . 10

2.5 Các chỉtiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng. 11

2.5.1 Một sốkhái niệm. 11

2.5.2 Tỷlệdưnợtrên nguồn vốn huy động . 11

2.5.3 Tỷlệnợquá hạn trên tổng dưnợ. 12

2.5.4 Vòng quay vốn tín dụng. 13

2.5.5 Doanh sốthu nợtrên doanh sốcho vay . 13

Chương III GIỚI THIỆU VỀNGÂN HÀNG . 14

3.1 Lịch sửhình thành và phát triển. 14

3.2 Vai trò và chức năng . 14

3.2.1 Vai trò . . 14

3.2.2 Chức năng . . 14

3.3 Cơcấu tổchức cán bộ, công tác đào tạo và thi đua khen thưởng . 15

3.3.1 Tình hình nhân sự. 15

3.3.2 Cơcấu tổchức. 15

3.3.3 Chức năng của các bộphận. 16

3.3.4 Công tác đào tạo. 17

3.3.5 Công tác thi đua, khen thưởng . 17

3.4 Các hoạt động của ngân hàng . 18

3.4.1 Huy động vốn. 18

3.4.2 Cho vay . . 19

3.4.3 Dịch vụkhác . 21

3.5 Kết quảhoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008) . 21

3.6 Kết quả đạt được trong những năm qua và hạn chế. 23

3.6.1 Những mặt đạt được. 23

3.6.2 Những mặt còn hạn chế. 24

3.7 Định hướng hoạt động của ngân hàng trong năm 2009 . 24

3.7.1 Một sốchỉtiêu. 24

3.7.2 Một sốbiện pháp chủyếu . 25

Chương IV PHÂN TÍCH TÍN DỤNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP. 27

4.1 Phân tích doanh sốcho vay. 27

4.1.1 Doanh sốcho vay ngành trồng trọt . 27

4.1.2 Doanh sốcho vay ngành chăn nuôi. 28

4.2 Phân tích doanh sốthu nợ. 29

4.2.1 Doanh sốthu nợngành trồng trọt. 30

4.2.2 Doanh sốthu nợngành chăn nuôi. 31

4.3 Phân tích tình hình dưnợ. 32

4.3.1 Dưnợngành trồng trọt. 32

4.3.2 Dưnợngành chăn nuôi . 33

4.4 Phân tích tình hình nợquá hạn. 34

4.4.1 Nợquá hạn ngành trồng trọt . 35

4.4.2 Nợquá hạn ngành chăn nuôi. 35

4.5 Đánh giá hoạt động tín dụng sản xuất nông nghiệp của ngân hàng. 36

4.6 Một sốgiải pháp nâng cao hiệu quảtín dụng sản xuất nông nghiệp . 37

4.6.1 Huy động vốn. 37

4.6.2 Doanh sốcho vay . 37

4.6.3 Công tác thu nợ, giảm nợquá hạn . 38

Chương V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 40

5.1 Kết luận . . 40

5.2 Kiến nghị. . 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO

pdf52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2075 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phú Tân tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
b. Nhóm 2: 5% c. Nhóm 3: 20% d. Nhóm 4: 50% đ. Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng. 2.5.4 Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng = * 100% Doanh số thu n Dư nợ bình qu ợ ân Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của NH, thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm, vòng quay vốn tín dụng nhanh thì hoạt động tín dụng của NH có hiệu quả. 2.5.5 Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay = * 100% Doanh số thu nợ Doanh số cho vay Tỷ lệ này cho ta biết được khả năng thu nợ của NH hay khả năng trả nợ của KH đi vay. Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 14 Chương III GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỀN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ TÂN 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển Chấp hành tinh thần nghị định 53/HĐBT ngày 26/03/1988 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ngành NH tổ chức lại thành hai cấp nhằm mục tiêu phân định chức năng quản lý nhà nước và chức năng kinh doanh của các NH chuyên doanh (nay là NH thương mại quốc doanh), Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam được thành lập trong cả nước gồm NHPTNo TW, 38 chi nhánh Tỉnh, Thành Phố, 475 chi nhánh Huyện với tổng biên chế 36.000 người. Trên cơ sở đó, ngày 14/07/1988, tổng Giám đốc NHNN Việt Nam (nay là Thống đốc NHNN Việt Nam) đã ban hành quyết định số 53/NH.TCCB cho phép thành lập Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp và ngày 15/06/1988 chi nhánh Ngân hàng Phát Triển Nông nghiệp tỉnh An Giang chính thức hoạt động. Ngày 14/11/1990, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 400/CP đổi tên Ngân hàng Phát Triển Nông Nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Đến ngày 12/12/1990 các chi nhánh ở huyện, thị được thành lập và Ngân hàng Nông nghiệp huyện Phú Tân cũng được ra đời trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh An Giang. Đến ngày 15/10/1996, Thống đốc NHNN Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền ký quyết định 280/QĐ – NH5 đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành NHNo Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Tân hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Phú Tân là một huyện thuần nông trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Nhiều năm qua dù gặp không ít khó khăn do thiên tai lũ lụt nhưng toàn thể CB CNVC trong NH đã cùng nhau khắc phục vượt khó để có thể đứng vững trong hoàn cảnh cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường và đưa hoạt động của NHNo huyện Phú Tân ngày càng lớn mạnh về số lượng lẫn chất lượng. Điều đó cho thấy rằng hoạt động NHNo đã tác động mạnh mẽ đến chương trình phát triển nông thôn do huyện Ủy Phú Tân đề ra, để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp. 3.2 Vai trò và chức năng 3.2.1 Vai trò NHNo huyện Phú Tân ra đời và hoạt động với vai trò là cung cấp NV cho các hộ nông dân để họ có thể hoạt động SXKD, cải thiện đời sống với mức lãi suất ưu đãi. Thật vậy, từ khi thành lập đến nay thì NH luôn làm khá tốt vai trò của mình. NH đã cung cấp cho các hộ nông dân những khoản chi phí để mua phân bón, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, chi phí giống, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp huyện phát triển. Chính vì thế, KH đến vay vốn tại ngân hàng ngày càng đông về số lượng, uy tín của NH đối với người đi vay ngày càng lớn. Điều này cho thấy, NH đang hoạt động ổn định và sẽ phát triển. 3.2.2 Chức năng NHNo huyện Phú Tân là doanh nghiệp nhà nước với chức năng kinh doanh tiền tệ và thực hiện các nghiệp vụ NH đối với mọi thành phần kinh tế trong và ngoài Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 15 nước, hoạt động tín dụng chủ yếu cho nông nghiệp và nông thôn. NH huy động mọi NV nhàn rỗi trong dân cư để cho các hộ sản xuất vay khi họ có nhu cầu, thu hẹp khoảng cách chênh lệch đời sống kinh tế giữa thành thị và nông thôn. 3.3 Cơ cấu tổ chức cán bộ, công tác đào tạo và thi đua khen thưởng 3.3.1 Tình hình nhân sự ¾Về tổ chức bộ máy: Thực hiện quyết định số 325/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 31/03/2008 của chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo Việt Nam “Về việc sắp xếp, điều chỉnh chi nhánh, phòng giao dịch thuộc chi nhánh NHNo tỉnh An Giang”. Vào ngày 01/10/2008 chính thức bàn giao chi nhánh cấp III Chợ Vàm trực thuộc NHNo tỉnh An Giang. Đến thời điểm 31/12/2008 NHNo huyện Phú Tân chính thức chỉ còn 02 điểm giao dịch gồm: Trung tâm Huyện và Phòng giao dịch Hòa Lạc. Tổng số CB CNVC hiện có đến 31/12/2008 là 24 người, so với năm 2007 giảm 15 người (do tách chi nhánh Chợ Vàm), trong đó: biên chế chính thức 22 người và hợp đồng khoán gọn là 02 người. ¾ Về bố trí cán bộ: Ban giám đốc: 02 người, chiếm 9% trên tổng số biên chế. Phòng kế hoạch kinh doanh: 10 người, chiếm 45,45% trên tổng số biên chế. Phòng kế toán ngân quỹ: 08 người, chiếm 36,36% trên tổng số biên chế. Phòng hành chánh nhân sự: 02 người, chiếm 9% trên tổng số biên chế. ¾ Về trình độ chuyên môn: Đại học và cao đẳng: 19 người, chiếm 86% trên tổng số biên chế. Sơ cấp nghiệp vụ ngân hàng: 05 người, chiếm 22,72% trên tổng số biên chế. ¾ Về trình độ ngoại ngữ: Chứng chỉ B ngoại ngữ: 06 người, chiếm 27,27% trên tổng số biên chế. Chứng chỉ A ngoại ngữ: 03 người, chiếm 16,63% trên tổng số biên chế. ¾ Về trình độ tin học: Trung cấp: 01 người, chiếm 4,54% trên tổng số biên chế. Chứng chỉ A : 14 người, chiếm 63,63% trên tổng số biên chế. Chứng chỉ B: 05 người, chiếm 22,72% trên tổng số biên chế. ¾ Về trình độ chính trị: Cao cấp lý luận chính trị: 01 người, chiếm 4,54% trên tổng số biên chế. Trung cấp lý luận chính trị: 02 người, chiếm 9,09% trên tổng số biên chế. 3.3.2 Cơ cấu tổ chức Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 16 BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế hoạch & kinh doanh Phòng hành chính & nhân sự Phòng kế toán & Phòng giao dịch Hòa Lạc ngân quỹ 3.3.3 Chức năng của các bộ phận NHNo huyện Phú Tân có cơ cấu tổ chức cán bộ trực tuyến đơn giản, gọn nhẹ, bao gồm 1 giám đốc điều hành mọi hoạt động của ngân hàng, 1 phó giám đốc thuộc quyền chỉ đạo của giám đốc và có 4 phòng ban. ™ Ban Giám đốc: giám đốc của NHNo huyện Phú Tân do giám đốc NHNo tỉnh An Giang bổ nhiệm, có nhiệm vụ: Điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng. ™ Phòng kế hoạch & kinh doanh: bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và các CBTD, chịu trách nhiệm và thực hiện các nhiệm vụ sau: - Xây dựng các chương trình dự án, thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn dự án tối ưu để đầu tư, đề nghị các dự án khả thi vượt quyền phán quyết lên cấp trên xem xét. - Tìm kiếm thị trường tín dụng trung và dài hạn NH. Thực hiện các hoạt động tín dụng cho NH, tổ chức chỉ đạo thông tin phòng ngừa rủi ro về tín dụng và tìm kiếm các biện pháp để xử lý rủi ro tín dụng xảy ra sao cho có hiệu quả và ít tốn kém nhất theo chế độ quy định. - Tổng hợp thông tin kinh tế, quản lý danh mục KH, phân loại KH, thực hiện báo cáo thống kê theo quy định. ™ Phòng kế toán & ngân quỹ: bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và các kế toán viên, phòng kế toán trực tiếp giao dịch với KH và thực hiện các nhiệm vụ: - Kế toán: trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán các nghiệp vụ thanh toán theo quy định của NHNo Việt Nam. Lập kế hoạch tài chính, quyết toán thu chi tài chính, quyết toán tiền lương. Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, thu chi cho hoạt động tín dụng của phòng kế hoạch kinh doanh, nghiệp vụ gởi tiền, các dịch vụ chuyển tiền. - Ngân quỹ: Quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy định, quy chế về nghiệp vụ thu phát, vận chuyển tiền mặt trên đường đi. Trực tiếp thực hiện dịch vụ thu chi tiền mặt, nhận tiền gởi, các chứng thư, giấy tờ có giá. Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 17 ™ Phòng hành chính & nhân sự - Theo dõi chế độ tiền lương, theo dõi xem xet đề nghị hội đồng khen thưởng nâng lương hoặc đề nghị kỷ luật khi nhân viên có vi phạm. - Quản lý hồ sơ CB CNVC và lập quyết định điều động nhân viên trong NH khi giám đốc yêu cầu. - Quản lý tài sản trong đơn vị và chấp hành chế độ báo cáo thi đua. 3.3.4 Công tác đào tạo Trong năm 2008 đã cử 02 lượt CB đi đào tạo các lớp đại học và hoàn chỉnh đại học; đưa 87 lượt CB viên chức tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ và kiến thức hỗ trợ do NHNo tỉnh tổ chức như: nghiệp vụ tín dụng, IPCAS, bảo hiểm NHNo, nghiệp vụ TCCB và đào tạo các lớp kiến thức hỗ trợ khác. Qua đào tạo đã góp phần nâng cao nhận thức, trình độ của từng CB CNVC, từ đó đã hỗ trợ tốt cho công tác chuyên môn góp phần hoàn thành nhiệm vụ của chi nhánh trong năm qua. 3.3.5 Công tác thi đua, khen thưởng Năm 2008 NHNo huyện Phú Tân thực hiện khá tốt công tác thi đua khen thưởng, tổ chức triển khai thực hiện các phong trào thi đua do NHNo tỉnh phát động đến từng chi nhánh, phòng và từng cá nhân. Qua đó đã tác động có hiệu quả đến quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao ở từng chi nhánh, phòng và từng cá nhân. Kết quả được NHNo TW, NHNo Tỉnh khen thưởng cụ thể như sau: Œ Khen thưởng đối với cá nhân của NHNo Việt nam: 02 chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và 01 giỏi chuyên môn nghiệp vụ. Œ Khen thưởng của NHNo Tỉnh: * Đối với tập thể: - Đạt thành tích trong công tác huy động vốn tháng 07 được tặng 01 giấy chứng nhận của Ban giám đốc và số tiền thưởng là 03 triệu đồng. - Hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu thu nợ tồn động quí I/2008 được tặng 01 giấy chứng nhận của Ban giám đốc và số tiền thưởng là 05 triệu đồng. - Hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu huy động vốn nội tệ năm 2008 được tặng 01 giấy chứng nhận của Ban giám đốc và số tiền thưởng là 13,8 triệu đồng. - Có thành tích xuất sắc trong công tác triển khai chương trình IPCAS được tặng giấy chứng nhận của Ban giám đốc và số tiền thưởng là 05 triệu đồng. - Có thành tích xuất sắc nhất toàn chi nhánh về chuyên đề kế toán và ngân quỹ được Ban giám đốc tặng 01 giấy chứng nhận và số tiền thưởng là 01 triệu đồng. - Có thành tích xuất sắc nhất trong công tác quyết toán năm 2008 được Ban giám đốc tặng giấy chứng nhận và số tiền thưởng là 05 triệu đồng. - Tập thể lao động xuất sắc năm 2008 có nhiều thành tích xuất sắc góp phần hoàn thành nhiệm vụ năm 2008 được Ban giám đốc tặng giấy chứng nhận và số tiền thưởng là 01 triệu đồng. Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 18 - Chi nhánh loại III xuất sắc nhất trong phong trào thi đua hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2008 được Ban giám đốc tặng giấy chứng nhận và số tiền thưởng là 10 triệu đồng. * Đối với cá nhân: 17 cá nhân đạt danh hiệu lao động tiên tiến năm 2008 và 01 cá nhân trả tiền thừa cho KH nhiều món nhất, được Ban giám đốc tặng giấy chứng nhận. Ngoài ra NHNo huyện Phú Tân khen thưởng cho 28 cá nhân hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn 06 tháng đầu năm được khen thưởng số tiền là 5.920 ngàn đồng. 3.4 Các hoạt động của ngân hàng NHNo huyện Phú Tân thực hiện cho vay, huy động vốn chủ yếu là để phục vụ cho các đối tượng trong huyện gồm 10 xã và 1 thị trấn. Cũng như các NHNo khác, NHNo huyện Phú Tân hoạt động chủ yếu là tín dụng nông thôn, cho vay đối với các hộ sản xuất phục vụ nông nghiệp, cho vay các công ty TNHH, Doanh nghiệp tư nhân, Hợp tác xã vừa và nhỏ. Ngoài hoạt động cho vay, NH còn thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn thông qua các hình thức: nhận tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn, phát hành kỳ phiếu. NH còn thực hiện các dịch vụ khác như: mở tài khoản thanh toán, tài khoản thẻ, chuyển tiền điện tử, chi trả kiều hối TRANS SAI GON, VINA USA, WESTERN UNION, thanh toán ngoại tệ bằng USD… đi các nơi trong nước và ngoài nước. Đầu tư các dự án phát triển kinh tế - xã hội. Nhận ủy thác tín dụng, đầu tư cho Chính phủ, các chủ đầu tư trong và ngoài nước thuộc các thành phần kinh tế. 3.4.1 Huy động vốn NH hoạt động kinh doanh với chức năng chính là đi vay để cho vay lại. Nhưng để NH hoạt động có hiệu quả thì công việc đầu tiên là phải tạo lập NV đảm bảo cho việc kinh doanh thuận lợi. Vì vậy, NV tăng trưởng và ổn định góp phần mở rộng đầu tư vào lĩnh vực tín dụng, đa dạng hóa nhiều loại hách hàng, mở rộng địa bàn hoạt động. Cơ cấu NV của NH bao gồm vốn điều hòa từ NHNo Tỉnh và vốn huy động trong dân cư: - Vốn điều hòa: là NV được NHNo tỉnh cho vay để đảm bảo cho hoạt động tín dụng của chi nhánh. Đây là NV đặc trưng của các chi nhánh trong hệ thống NHNo Việt Nam. - Vốn huy động: là nguồn tiền nhàn rỗi từ các tầng lớp dân cư được Nh huy động dưới hình thức tiền gửi… NH luôn tìm mọi biện pháp để huy động NV nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế với nhiều hình thức huy động vốn ngắn hạn, trung hạn bằng VNĐ bao gồm: tiền gởi không kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm, kỳ phiếu và các loại trái phiếu. Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 19 Bảng 3.4.1: Tình hình huy động vốn của ngân hàng từ 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng 2007/006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tiền gởi không kỳ hạn 14.360 15.776 6.912 1.416 9,86 -8.864 -56,19 Tiền gởi có kỳ hạn <= 12 tháng 18.576 19.189 98.332 613 3,30 79.143 412,44 Tiền gởi có kỳ hạn >= 12 tháng 45.104 75.172 41.134 30.068 66,66 -34.038 -45,28 Tổng 78.040 110.137 146.378 32.097 41,13 36.241 32,91 (Nguồn: Phòng kế toán & ngân quỹ NHNo huyện Phú Tân) Biểu đồ 3.4.1 Tình hình huy động vốn của ngân hàng từ 2006 – 2008 14.360 15.776 6.912 18.576 19.189 98.332 45.104 75.172 41.134 0 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 2006 2007 2008 năm triệu đồng Tiền gởi không kỳ hạn Tiền gởi có kỳ hạn = 12 tháng KH gởi tiền vào NH nhằm mục đích hưởng lãi và an toàn, hưởng được các lợi ích khác mà NH cung cấp. Qua biểu đồ trên ta thấy, thời hạn huy động vốn của loại tiền gởi không kỳ hạn và tiền gởi có kỳ hạn >= 12 tháng tăng từ năm 2006 đến năm 2007 nhưng lại giảm mạnh vào năm 2008. Thế nhưng loại tiền gởi có kỳ hạn <= 12 tháng lại tăng qua các năm mà đặc biệt lại tăng mạnh vào năm 2008 nên đã tạo cho NHNo huyện Phú Tân khá ổn định về NV trong năm qua. 3.4.2 Cho vay - Cho vay ngắn hạn, trung hạn bằng VNĐ đối với các doanh nghiệp và hộ sản xuất. Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 20 - Bảo lãnh thanh toán ngoại tệ cho các doanh nghiệp. - Cho vay ủy thác theo chương trình chỉ định của chính phủ, các tổ chức tài trợ trong và ngoài nước. Bảng 3.4.2: Tình hình cho vay của ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008) ĐVT: Triệu đồng 2007/006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh số cho vay 450.290 645.001 863.337 194.711 43,24 218.336 33,85 Doanh số thu nợ 396.075 558.360 796.010 162.285 40,97 237.650 42,56 Dư nợ 280.284 366.925 434.252 86.641 30,91 67.327 18,35 Nợ quá hạn 1.480 2.058 2.128 578 39,05 70 3,40 (Nguồn: Phòng kế hoạch & kinh doanh NHNo huyện Phú Tân) Hiện nay, hoạt động được xem là đem lại lợi nhuận chính cho NH là hoạt động tín dụng và chi nhánh NHNo huyện Phú Tân cũng vậy. Hoạt động tín dụng chủ yếu của NHNo huyện Phú Tân chủ yếu là cho vay để phát triển kinh tế địa phương, tạo sản phẩm cho xã hội, đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế, tạo điều kiện cho người sản xuất đang thiếu vốn được vay vốn, tránh tình trạng đi vay nóng, vay nặng lãi từ các tổ chức cá nhân khác ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, ảnh hưởng đến nền kinh tế địa phương. Biểu đồ 3.4.2 Doanh số cho vay – Doanh số thu nợ - Dư nợ - Nợ quá hạn tại NHNo huyện Phú Tân 450.290 645.001 863.337 396.075 558.360 796.010 280.284 366.925 434.252 1.480 2.058 2.128 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 1.000.000 2006 2007 2008 năm triệu đồng Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ Nợ quá hạn Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 21 Qua biểu đồ ta thấy, tình hình cho vay của NH trong 3 năm qua đã đạt được hiệu quả đáng kể. Sau khi huy động vốn, NH tiến hành phân phối lại nguồn vốn này bằng hình thức cho vay lại. Doanh số cho vay tại chi nhánh tăng liên tục trong 3 năm liền. Doanh số cho vay của chi nhánh ngày càng tăng cho thấy nguồn tiền dùng để cho vay của NH cũng tăng. Tuy nhiên, công tác cho vay thì gắn liền với công tác thu nợ. Việc thu hồi nợ sẽ tạo cho nguồn tiền được luân chuyển và đảm bảo cho khả năng thanh toán của NH. Cùng với doanh số thu nợ thì doanh số cho vay cũng tăng qua các năm. Tình hình dư nợ cũng tăng đáng kể trong suốt 3 năm qua theo hướng đi lên. Năm 2007 tăng so với năm 2006 là 86.641 triệu đồng, với tốc độ tăng là 30,91%. Năm 2008 tăng so với năm 2007 là 67.327 triệu đồng, với tốc độ là 18,35%. Đối với người làm công tác cho vay thì tình trạng nợ quá hạn là vấn đề ngoài ý muốn nhưng đó là rủi ro khó tránh khỏi đối với hoạt động NH. Tình hình nợ quá hạn ở NH tăng lên đáng kể từ năm 2006 đến 2008. Tình hình nợ quá hạn tăng liên tục trong các năm qua là do ảnh hưởng của tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nạn lạm phát trong nước tăng cao làm ảnh hưởng đến việc SXKD của cá nhân, tổ chức tham gia sản xuất bị ảnh hưởng nên không đủ NV để thanh toán cho NH. Trước tình hình chung đó, NH đã cho gia hạn nhiều lần nhưng kết quả không khả quan nên chuyển sang nợ quá hạn nên tình hình nợ quá hạn có gia tăng. Từ những số liệu doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ đều tăng qua 3 năm. Điều này cho thấy NH hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân như: khủng hoảng kinh tế, lạm phát, giá cả hàng nông sản không ổn định, hiện tượng bệnh lý ở cây trồng vật nuôi dẫn đến nợ quá hạn ở NH gia tăng. 3.4.3 Dịch vụ khác - Chi trả kiều hối. - Cầm cố các chứng từ có giá. - Chuyển tiền nhanh trong nước qua mạng vi tính. - Kiểm, đếm tiền, thu hồi ngân phiếu thanh toán NH. 3.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008) NHNo huyện Phú Tân hoạt động với mục tiêu là đầu tư phát triển hoạt động tín dụng, góp phần phát triển kinh tế huyện, tạo công ăn việc làm cho người dân, thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho người dân. Nhưng để thực hiện được mục tiêu này thì NH phải hoạt động có hiệu quả, trang trải hết các khoản chi phí trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh mà còn phải tích lũy NV để đầu tư vào các lĩnh vực khác, mở rộng phạm vi hoạt động của mình. Hoạt động NH với nhiều nghiệp vụ kinh doanh với nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau nhưng chúng đều được thể hiện thông qua chỉ tiêu lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động của 1 NH. Nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Lợi nhuận tăng sẽ mở rộng tín dụng, bổ sung NV. Trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc và sự phấn đấu của của toàn thể cán bộ nhân viên, NH đã đạt được kết quả như sau: Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 22 Bảng 3.5: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2006 – 2008) ĐVT: triệu đồng 2007/006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng thu nhập 37.646 53.243 73.973 15.597 41,43 20.730 38,93 Tổng chi phí 25.190 42.091 60.758 16.901 67,09 18.667 44,35 Lợi nhuận 12.456 11.152 13.215 -1.304 -10,47 2.063 18,50 (Nguồn: Phòng kế toán & ngân quỹ NHNo huyện Phú Tân) Qua bảng trên ta thấy, lợi nhuận của NH năm 2006 đạt 12.456 triệu đồng, năm 2007 giảm còn 11.152 triệu đồng, đã giảm 1.304 triệu đồng so với cùng kỳ, tương ứng với tỷ lệ 10,47%. Lợi nhuận giảm trong năm 2007 là do chi phí tăng cao so với thu nhập, tốc độ tăng chi phí là 67,09% trong khi đó tốc độ tăng thu nhập chỉ đạt 41,43%. Do tình hình nợ quá hạn trong năm 2006 là 1.480 triệu đồng và tăng lên vào năm 2007 là 2.058 triệu đồng 2007, doanh số cho vay nhiều, khoản thu nhập không bù đắp được hết khoản chi phí nên hoạt động của NH kém hiệu quả. Thế nhưng đến năm 2008, dưới sự nổ lực của thể CB và nhân viên của NH nên tình hình hoạt động đã được cải thiện. Lợi nhuận năm 2008 đạt 13.215 triệu đồng tăng 2.063 triệu đồng so với năm 2007, với tốc độ tăng tương đối là 18,50%. Do ngân hàng đã đẩy mạnh đầu tư, cải tiến đổi mới phong cách giao dịch, tăng cường tuyên truyền quảng bá sản phẩm mới, khai thác tốt các dịch vụ thanh toán để thu hút KH đến giao dịch. Biểu đồ 3.5 Kết quả kinh doanh qua 3 năm 37.646 53.243 73.973 25.190 42.091 60.758 12.456 11.152 13.215 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 2006 2007 2008 năm triệu đồng Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận Phân tích nghiệp vụ tín dụng sản xuất nông nghiệp ở ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Phan Thị Mộng Trinh DH6KT2 Trang 23 Lợi nhuận càng tăng là điều đáng mừng nhưng chi phí hoạt động của NH trong 3 năm qua cũng tăng không ngừng. Cụ thể: năm 2006 là 25.190 triệu đồng đến năm 2007 là 42.091 triệu đồng, tăng 16.901 triệu đồng, tốc độ tăng tương đối là 67,09%. Năm 2008 là 60.758 triệu đồng, tăng 18.667 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng là 44,35 %. Tốc độ tăng chi phí cao qua các năm là do NH đã thu hút nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư để phục vụ cho nhu cầu cho vay nhưng huy động vốn thì phải chi trả chi phí nhiều hơn nên chi phí tăng lên, tình hình nợ quá hạn tăng đòi hỏi NH phải có thêm nhiều chương trình, công tác xử lý nợ quá hạn. Bên cạnh đó, để phục vụ KH tốt hơn và phục vụ cho hoạt động của NH ngày càng có hiệu quả hơn. NH đã nâng cấp cơ sở vật chất, đầu tư mua mới trang thiết bị, nâng cấp hệ thống máy vi tính, trang bị thêm các tiện nghi cần thiết ở các phòng làm việc và phòng khách. NH đã bỏ chi phí cho CB, viên chức đi tập huấn để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Vì thế, chi phí của NH luôn tăng qua các năm. Nhìn chung, tình hình kinh doanh của NH cũng không ổn định. Do chịu ảnh hưởng chung của nền kinh tế nên hoạt động NH cũng bị ảnh hưởng. Nhưng với sự nỗ lực và phấn đấu của tập thể CB CNVC thì hoạt động NH đã có chuyển biến tốt vào năm 2008 do NH đã tổ chức tốt việc đánh giá tình hình hoạt động hàng tháng, quý và năm kế tiếp để đề ra kế hoạch và nhiệm vụ cho tháng, quý và năm kế tiếp. Tuy nhiên, thời gian tới NH cần phải chú ý hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của mình để lợi nhuận ngày càng tăng lên. 3.6 Kết quả đạt được trong những năm qua và hạn chế 3.6.1 Những mặt đạt được NHNo huyện Phú Tân nhìn lại những năm gần đây thực sự đã có bước chuyển biến khá tốt về nhận thức của từng CB CNVC nên liên tiếp từ năm 2005 cho đến nay đã thực hiện khá tốt các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh mà cụ thể là chỉ tiêu huy động vốn và chỉ tiêu tài chính, đây là một thành công bước đầu của tập thể NHNo huyện Phú Tân đã làm được. Hy vọng từ nay trở đi NHNo huyện Phú Tân sẽ làm được những điều kỳ diệu hơn để trở thành NHNo phát triển bền vững trong tương lai. Đạt được kết quả như hôm nay đó là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của Ban giám đốc NHNo tỉnh và sự hỗ trợ giúp đỡ nhiệt tình của các phòng nghiệp vụ NHNo tỉnh An Giang. Trong công tác huy động vốn từng CB CNVC đã tạo ra được một bước tiến khá tốt về nhận thức cũng như công việc hàng ngày của từng CB CNVC thể hiện rõ trách nhiệm của mình không còn có những suy nghĩ chủ quan như trước đây “cho rằng nhiệm vụ này là không phải của mình” cho nên từng bước đã khẳng định tầm quan trong của nhiệm vụ này với phương châm “không có NV huy động lớn sẽ không có một NH mạnh” nên liên tiếp những năm qua đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu giao. NHNo Tỉnh đã triển khai có hiệu quả các hình thức huy động vốn phù hợp với tình hình và thông qua các biện pháp và giải pháp cụ thể. Đồng thời việc vận dụng công cụ lãi suất khá linh hoạt cũng đã tạo điều kiện cho các chi nhánh thực hiện hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn. Công tác tín dụng tro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan tich nghiep vu tinh dung san xuat nong nghiep o NH NNo va PTNT huyen Phu Tan tinh An Giang.PDF
Tài liệu liên quan