Khóa luận Phân tích những rủi ro khi áp dụng phương thức thanh toán bằng L/C tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish)

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: TỔNG QUAN.1

1.1. Cơsởhình thành.1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.1

1.3. Phương pháp nghiên cứu.1

1.4. Phạm vi nghiên cứu.2

1.5. Ý nghĩa nghiên cứu .2

Chương 2: CƠSỞLÝ THUYẾT .3

2.1. Khái niệm rủi ro.3

2.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.3

2.1.1. Khái niệm .3

2.1.2. Các đối tượng tham gia.3

2.2. Thưtín dụng .5

2.2.1. Khái niệm .5

2.2.2. Bản chất.5

2.2.4. Nội dung chủyếu của L/C.5

2.2.5. Các loại thưtín dụng .6

2.3. Quy trình tiến hành nghiệp vụphương thức tín dụng chứng từ. .8

2.3.1. Quy trình.8

2.3.2. Các hình thức thanh toán L/C.9

Chương 3: GIỚI THIỆU VÀI NÉT VỀCÔNG TY CỔPHẦN XUẤT NHẬP

KHẨU THỦY SẢN AN GIANG (AGIFISH) .10

3.1. Quá trình hình thành và phát triển.10

3.2. Chức năng, nhiệm vụvà định hướng phát triển của công ty.12

3.2.1. Chức năng .12

3.2.2. Nhiệm vụ.12

3.2.3. Định hướng phát triển .12

3.3. Cơcấu tổchức.13

3.3.1. Tổng công ty.13

3.3.2. Phòng Kếhoạch – Điều độsản xuất và chi nhánh Thành PhốHốChí Minh.15

3.4. Vịthếcủa công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành.16

3.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm .17

3.5.1. Tình hình sản xuất kinh doanh nói chung trong 3 năm gần nhất .17

3.5.2. Tình hình kinh doanh xuất khẩu tại công ty Agifish qua các năm.19

Chương 4: TÌNH HÌNH THANH TOÁN VÀ RỦI RO KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG

THỨC THANH TOÁN L/C TẠI CÔNG TY AGIFISH.22

4.1. Thực trạng tình hình thanh toán tại công ty trong 2 năm gần nhất .22

4.2. Nhân tố ảnh hưởng đến việc thanh toán theo phương thức thanh toán L/C tại

công ty Agifish.27

4.3. Nguyên nhân phát sinh rủi ro thanh toán.28

4.3.1. Nguyên nhân chủquan.28

4.3.2. Nguyên nhân khách quan.28

4.4.1. Rủi ro từphía đối tác.29

4.4.2. Rủi ro từphía ngân hàng mởL/C.30

4.4.3. Rủi ro do không xuất trình được bộchứng từtheo đúng qui định L/C.30

4.4.4. Rủi ro do chính nhà xuất khẩu không có khảnăng thực hiện đúng những qui

định trong L/C.34

Khảnăng trễhạn giao hàng so với quy định của L/C.34

Qui cách hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng phù hợp, không giống với qui

cách hàng được quy định trong L/C.35

Hạn hiệu lực L/C.36

Rủi ro vềvấn đềgiao hàng trong L/C qui định.36

4.4.5. Rủi ro do sựbiến động vềgiá.36

Chương 5: GIẢI PHÁP HẠN CHẾVÀ PHÒNG NGỪA RỦI RO KHI ÁP DỤNG

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TẠI CÔNG TY AGIFISH.37

5.1. Rủi ro từphía đối tác.37

5.2. Rủi ro từphía ngân hàng mởL/C.37

5.3. Do không xuất trình được bộchứng từtheo đúng qui định L/C .37

5.4. Rủi ro do chính nhà xuất khẩu không có khảnăng thực hiện đúng những qui

định trong L/C.39

Khảnăng trễhạn giao hàng so với quy định của L/C.39

Quy cách hàng không phù hợp với qui định của L/C.39

Rủi ro khi giao hàng.40

Hạn hiệu lực của L/C.40

5.5. Một sốgiải pháp khác.40

Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.42

6.1. Kết luận .42

6.2. Kiến nghị đối với công ty.42

pdf64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3758 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích những rủi ro khi áp dụng phương thức thanh toán bằng L/C tại công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài, cùng thực hiện các nghiệp vụ giao nhận ngoại thương, hoàn thành các thủ tục xuất khẩu, điều phối để hoàn thành tốt quá trình xuất khẩu nhưng mọi vấn đề thanh toán và hoàn thành chứng từ thanh toán chủ yếu là do phòng chứng từ chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh đảm trách và chuyển toàn bộ hợp đồng và L/C (nếu có) cho phòng Kế Hoạch – Điều độ sản xuất để lập kế hoạch sản xuất theo đúng thời gian giao hàng cũng như điều kiện qui định hàng hóa trong hợp đồng và L/C. 3.4. Vị thế của công ty so với các doanh nghiệp cùng ngành Nhiều năm gần đây sản phẩm cá tra, cá basa được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng, với sức tiêu thụ ngày càng tăng có thể nói đó là sản phẩm độc đáo, có sức cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới với vị thơm ngon, mang lại lợi ích sức khỏe cho người tiêu dùng. Nhận thấy được triển vọng của mặt hàng này trong tương lai, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản trong nước đã được thành lập, tạo nên sức cạnh tranh trong ngành thủy sản ngày càng gay gắt. Hiện nay, trên cả nước có trên 150 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra, basa sang hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, Công ty Agifish là doanh nghiệp đầu tiên trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất, chế biến và xuất khẩu cá basa, cá tra fillet và là doanh nghiệp đầu tiên tham gia hợp tác nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất giống nhân tạo cá basa và cá tra thành công, tạo ra bước ngoặt phát triển nghề nuôi và chế biến cá tra và cá basa trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng. Bằng sự cố gắng và kinh nghiệm hơn 20 năm trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản, Agifish đã từng bước khẳng định vị thế của mình, xây dựng Giám đốc P.Giám đốc (kế hoạch) P.Giám đốc (KT – tài vụ) P.Giám đốc (Bán hàng) Chứng từ Xếp tàu Kế toán Bán hàng Hoàn thành thủ tục xuất khẩu, làm chứng từ thanh toán L/C Xếp hàng lên tàu, phụ trách vận tải, bảo hiểm hàng hóa. Kết toán tài chính xuất khẩu, báo cáo chuyển về kế toán công ty Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu, chăm sóc khách hàng. Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish) SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 17 được niềm tin và uy tín với khách hàng ở cả thị trường trong và ngoài nước và giữ vị trí trong top 10 doanh nghiệp hàng đầu chế biến, xuất khẩu cá basa, cá tra trong cả nước. Công ty đã tạo ra được nhiều sản phẩm đa dạng mang nhiều đặc tính của hàng thực phẩm: đông lạnh, tươi sống, khô và hàng ăn sẵn, với nhiều khẩu vị khác nhau đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Hiện nay, công ty có trên 100 sản phẩm chế biến từ cá basa, cá tra đã và đang được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng và tin dùng thông qua các hệ thống phân phối rộng khắp trong cả nước như: đại lý, nhà hàng, siêu thị, hệ thống phân phối Metro, các bếp ăn tập thể, trường học…Đặc biệt thương hiệu Agifish đã được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm liền. Với thị trường quốc tế, Agifish đã trở thành một trong những thương hiệu mạnh về xuất khẩu thủy sản, ngày càng có nhiều khách hàng từ nhiều quốc gia khác nhau thông qua việc ký kết các hợp đồng ngoại thương. Tính đến cuối năm 2008, về thị trường xuất khẩu Agifish là doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa fillet đông lạnh đứng thứ 4 trong top 10 doanh nghiệp hàng đầu xuất khẩu cá basa, cá tra hàng đầu đạt trên 46.000 tấn trong tổng số 640.000 tấn (3) xuất khẩu cá tra, cá basa trong cả nước. Bảng 3.1. Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, cá basa hàng đầu năm 2008 STT Doanh nghiệp Khối lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) 1 Navico 93.392 187,7 2 Hùng Vương Corp 80.331 169,4 3 Vĩnh Hoàn Corp 33.691 101,3 4 Agifish Co 46.370 88,6 5 Thima Co 22.074 47,9 6 Bianfish Co 17.950 47,2 7 Anvifish 20.258 45,1 8 HT Food 17.107 39,3 9 Q.V.D Food Co 12.991 38,4 10 CL_Fish Corp 16.475 37,9 (Nguồn: Báo cáo thường niên AGF 2008) 3.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 3.5.1. Tình hình sản xuất kinh doanh nói chung trong 3 năm gần nhất Từ năm 2006 đến năm 2008 chỉ tiêu về tổng doanh thu bán hàng và doanh thu hoạt động tài chính đều có mức tăng trưởng qua các năm. Năm 2007, công ty Agifish vẫn là một trong những doanh nghiệp hàng đầu ngành thủy sản nhưng mức tăng trưởng trong năm không cao, năng lực cạnh tranh giảm chỉ đạt 104% so với năm 2006 và không đạt kế hoạch đề ra do một số nguyên nhân khách quan như quyết định ngừng hoạt động để xây dựng lại mới, nhà xưởng xuống cấp công suất hoạt động thấp không đủ đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng, công tác thị trường kém năng động... Nhưng đến năm 2008, nhận thấy được khó khăn trước mắt và nhận thấy được những gì trong năm vừa qua chưa làm được. Công ty đã sớm triển khai kế hoạch đề ra và sâu sát trong việc quản lý nên tổng doanh thu đạt được trong năm là trên 2000 tỷ đồng trong khi kế hoạch đề ra cho năm 2008 là 1400 tỷ đồng, đạt gần 144% so với kế hoạch và 159% so với cùng kỳ năm 2007. Để đạt được kết quả đó chính nhờ vào sự nổ lực của công ty trong việc thực (3) Nguồn: Theo nguồn VASEP (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam) Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish) hiện đẩy mạnh công tác thị trường, tìm kiếm thị trường, chăm sóc khách hàng, xây dựng hình ảnh Công ty đối với khách hàng, nâng cấp và đầu tư thêm trang thiết bị máy móc điểu hình là đầu tư vào 3 hạng mục : nhà máy đông lạnh AGF8, phân xưởng cấp đông thuộc AGF7 và hệ thống tẩm bột và chiên tự động thuộc AGF360 làm tăng sản lượng sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao ở thị trường trong và ngoài nước, góp phần giải quyết khủng hoảng thừa cá nguyên liệu tại đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó công ty còn cải tiến công tác quản lý, qui trình kỹ thuật chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh và chủ động trong việc điều chỉnh giá bán sản phẩm khi nguyên liệu đầu vào có những biến động nhằm đảm bảo lợi nhuận của công ty gắn liền với lợi ích của khách hàng. Năm 2007, Việt Nam đang bước đầu hội nhập WTO, nước ta đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải chủ động hơn trong việc sản xuất kinh doanh của mình từ khâu sản xuất đến khâu bán hàng. Trước cơ hội và những thách thức Agifish đã đề ra mục tiêu lâu dài chính là chiếm lĩnh thị trường, xây dựng thương hiệu hơn là chú trọng lợi nhuận nên công ty đã không ngừng đưa ra các chiến lược nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và lợi thế cạnh tranh về giá, xây dựng nền tảng để phát triển trong những năm tới. Cũng chính vì thế làm gia tăng các chi phí phát sinh như: chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý… và kéo theo lợi nhuận của công ty cũng giảm. Năm 2008 có thể nói là năm vô cùng khó khăn đối với công ty. Đây là năm khủng hoảng tài chính, tín dụng thế giới, cùng với dòng chảy của nền kinh tế thị trường, khó khăn chung của nền kinh tế cả nước, tình hình lạm phát và lãi suất tăng cao, chính phủ đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ đã gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước nói chung và Agifish nói riêng. Trong khi hoạt động chính của công ty là sản xuất chế biến nên bị ảnh hưởng không nhỏ trong việc gia tăng các chi phí đầu vào như : giá xăng dầu, điện, nguyên vật liệu và các chi phí dịch vụ xuất khẩu, tăng lãi suất cho vay cao nhất từ trước đến nay làm cho chi phí tài chính của công ty tăng lên đến 465% so với năm 2007. Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán thế giới giảm liên tục toàn thị trường kéo theo thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục suy giảm cũng làm ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động của công ty. Trước tình hình đó công ty phải tốn chi phí để trích lập dự phòng rủi ro tài chính và giảm giá chứng khoán theo qui định. Mặt khác để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao công ty phải đầu tư thêm trang thiết bị máy móc hiện đại, xây dựng thêm nhà máy xí nghiệp… làm các chi phí phát sinh trong năm tăng lên đáng kể. Tình trạng cúp điện thường xuyên cũng gây khó khăn cho công ty trong việc sản xuất như đình đốn sản xuất, chạy máy với công suất lớn, tốn chi phí, làm gia tăng giá thành sản phẩm. Do đó lợi nhuận trong năm của công ty chỉ đạt gần 17 tỷ đồng, chỉ đạt 44% so với lợi nhuận năm 2007. Tuy nhiên, với những cố gắng và những gì đạt được của công ty trong năm 2008 sẽ tạo tiền đề và là lời hứa hẹn cho hoạt động sản xuất kinh doanh công ty trong năm 2009. SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 18 Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish) Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 – 2008 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Doanh thu bán hàng 1.196.423 1.246.311 1.987.763 104% 159% Các khoản giảm trừ 5.557 12.577 21.314 226% 169% Doanh thu thuần 1.190.906 1.233.734 1.966.449 104% 159% Giá vốn hàng bán 1.047.145 1.071.110 1.669.253 102% 156% Lợi nhuận gộp 143.761 162.624 297.196 113% 183% Doanh thu hoạt động tài chính 5.453 9.017 41.966 165% 465% Chi phí tài chính 6.900 13.707 63.730 199% 465% Trong đó: chi phí lãi vay 6.829 9.424 38.179 138% 405% Chi phí bán hàng 75.534 97.643 237.916 129% 244% Chi phí quản lý doanh nghiệp 15.887 18.647 19.799 117% 106% Lợi nhuận thuần từ HĐKD 50.893 41.644 17.717 82% 43% Thu nhập khác 1.958 8.678 5.841 443% 67% Chi phí khác 2.179 7.278 5.278 334% 73% Lợi nhuận khác (222) 1.400 563 -631% 40% Tổng lợi nhuận trước thuế 50.671 43.044 18.280 85% 42% Chi phí thuế TNDN 4.054 5.024 1.367 124% 27% Lợi nhuận sau thuế TNDN 46.617 38.020 16.913 82% 44% (Nguồn: Tổng hợp số liệu. Agifish.Báo cáo thường niên 2007. Báo cáo thường niên 2008) 3.5.2. Tình hình kinh doanh xuất khẩu tại công ty Agifish qua các năm Mặt dù gặp nhiều khó khăn và thách thức trong quá trình xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài như: cơ sở vật chất không đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, trên thế giới có nhiều sắc tộc khác nhau, khẩu vị và sở thích khác nhau, từng thị trường có những nhu cầu riêng về số lượng, kích cỡ, màu sắc, loại sản phẩm, chính sách của nhà nước cũng như ở nước sở tại về hàng thủy sản, các tiêu chuẩn quốc tế về hàng thủy sản, trên thị trường nước ngoài xuất hiện ngày càng nhiều sản phẩm cạnh tranh với cá basa, cá tra như cá catfish tại thị trường Mỹ và áp lực từ các đối thủ cạnh tranh trong nước muốn chiếm lĩnh thị trường… Nhưng với sự cố gắng và nổ lực, công ty đã thực hiện tốt các chương trình quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, mở rộng đầu tư thêm dây chuyền sản xuất đưa ra những dòng sản phẩm đa dạng, chất lượng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng nên đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thế giới, tạo nên uy tín trên thương trường quốc tế. Ngày nay, sản phẩm cá tra, cá basa đông lạnh của công ty Agifish đã có mặt và được tiêu thụ ở khắp các thị trường nước ngoài, thị trường xuất khẩu chính của công ty là: các nước EU, các nước Asian, Mỹ, Hong Kong, Nhật Bản. Hàng năm lượng sản phẩm xuất khẩu ra nước ngoài của công ty chiếm khoảng 80% lượng hàng bán ra và có mức tăng trưởng đều hàng năm. Từ năm 2007, cùng với lợi thế Việt Nam gia nhập WTO, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, giảm hàng rào thuế quan, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu, nắm bắt được cơ hội này công ty cũng đạt được mức tăng trưởng sản lượng xuất khẩu là 21.247 tấn, tăng 111% so với năm SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 19 Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish) 2006 và đặc biệt năm 2008 đạt trên 46.000 tấn, tăng 218% và kim ngạch xuất khẩu đạt gần 90 triệu USD cao nhất từ trước đến nay, tăng 162 % so với năm 2007. Điều đó cho thấy hướng đi đúng và kịp thời của công ty trong chiến lược mở rộng thị trường xuất khẩu trong quá trình hội nhập. Bảng 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu 2006 – 2008 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 Sản lượng XK (tấn) 19.211 21.247 46.370 111% 218% Kim ngạch XK (triệu USD) 55,6 54,8 88,6 99% 162% Tổng doanh thu (tỷ đồng) 1.198 1.251 2.014 104% 161% Doanh thu XK (tỷ đồng) 945,2 931,6 1506,2 (Nguồn: Tổng hợp số liệu. Agifish.Báo cáo thường niên 2007. Báo cáo thường niên 2008) Sở dĩ xuất khẩu đạt được mức tăng trưởng mạnh là nhờ công ty thay đổi chuyển hướng cơ cấu thị trường phù hợp với định hướng chung của ngành thủy sản, tập trung vào thị trường tiềm năng như : thị trường Đông Âu, Nga, Trung Đông, Bắc Phi… để bù vào những thị trường cũ bị suy giảm do khủng hoảng tài chính như thị trường Mỹ. Biểu đồ 3.1. Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2008 - Tỉ lệ % kim ngạch xuất khẩu Đông Âu + Nga 61.60% Tây Âu 15% Châu Á 10% Nam Mỹ 2% Trung Đông 2% Châu Úc 9% Mỹ 0.40% (Nguồn: Tổng hợp số liệu. Agifish.Báo cáo thường niên 2007. Báo cáo thường niên 2008) Nắm bắt được nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng cá basa và cá tra tại thị trường Đông Âu và Nga. Công ty Agifish liền đẩy mạnh công tác thị trường như: chào hàng, quảng bá thương hiệu, tiếp thị và chăm sóc khách hàng và công tác xúc tiến thương mại được thực hiện thường xuyên hơn, tham gia nhiều hội chợ quốc tế lớn trong và ngoài nước: hội chợ Boston (Mỹ), hội chợ Châu Âu (Brussel), hội chợ Dubai, hội chợ Balan, hội chợ Vietfish, hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao… Chỉ trong vòng năm 2008 mà kim ngạch xuất khẩu vào hai thị trường này tăng mạnh chiếm 62% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Agifish. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu ở các thị trường khác lại giảm, đặc biệt thị trường Mỹ lại giảm mạnh, chỉ còn 0,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, ở mức thấp nhất là do ảnh hưởng thị trường kinh tế Mỹ làm giảm sức tiêu thụ và vụ kiện chống bán giá cá tra, basa trên thị trường Mỹ liên tiếp đặt ra nhiều thách thức SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 20 Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish) với Agifish. Nhưng đến ngày 17 tháng 3 năm 2009 Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã công bố kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm cá tra fillet đông lạnh Việt Nam, theo đó Công ty Agifish có thuế suất 0,52%. Với mức thuế như trên, việc xuất khẩu cá tra của Công ty sang thị trường Mỹ sẽ gặp thuận lợi hơn trong thời gian tới và hy vọng một thị trường Mỹ đầy hứa hẹn trong tương lai góp phần làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa cho công ty nói riêng và cho thị trường thủy sản cả nước nói chung. SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 21 Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish) Chương 4 TÌNH HÌNH THANH TOÁN VÀ RỦI RO KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C TẠI CÔNG TY AGIFISH Công ty Agifish là công ty lấy xuất khẩu làm chủ đạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 80% tổng doanh thu. Hầu hết các giao dịch buôn bán với khách hàng thường không gặp trực tiếp nên phải giao dịch bằng thư, fax, email…, thanh toán dựa trên những phương thức hiện đại thông qua các hệ thống ngân hàng, nên vấn đề đặt ra cho công ty Agifish là thường gặp nhiều rủi ro trong quá trình thanh toán. Dựa vào cơ sở lý thuyết, tìm hiểu tổng quát về công ty, chương này sẽ tập trung phân tích, nghiên cứu thực trạng tình hình thanh toán tại công ty và những rủi ro công ty thường gặp khi chọn phương thức thanh toán bằng L/C nhằm để giải quyết và làm rõ các mục tiêu đã đề ra. 4.1. Thực trạng tình hình thanh toán tại công ty trong 2 năm gần nhất Bảng 4.1. Tình hình thực hiện phương thức thanh toán trong hợp đồng xuất khẩu trong 2 năm gần đây ĐVT: triệu USD 2007 2008 Phương thức thanh toán Giá trị Tỉ lệ % Giá trị Tỉ lệ % L/C 33,3 60,7 42,1 47,5 T/T 12,7 23,2 31,3 35,3 D/P 4.1 7,5 7,7 8,7 D/A 4,7 8,6 7,5 (Nguồn: Phòng kế toán. Chi nhánh thành phố Hồ Chí Mính. Công ty Agifish) 8,5 Tổng 54,8 100 88,6 100 Trong 2 năm gần đây, để thuận tiện cho việc thanh toán, đảm bảo an toàn, công ty chủ yếu sử dụng 2 phương thức thanh toán là L/C và T/T nhưng thanh toán L/C chiếm tỷ trọng cao hơn, bởi L/C được xem là công cụ linh hoạt để thực hiện việc thanh toán, có rất nhiều ưu điểm đảm bảo ba yếu tố: chính xác, an toàn và hiệu quả cao đối với các bên tham gia, đảm bảo cho người xuất khẩu phải thực hiện hợp đồng và người nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền, tạo sự tin tưởng lẫn nhau, các bên tham gia yên tâm về quyền lợi của mình. Mặt khác, các qui định trong L/C đều phải tuân thủ UCP 600, qua đó tạo được sự chặt chẽ, nhất quán trong giao dịch thương mại quốc tế. Tuy nhiên, để có được lợi ích này, cả hai bên nhất thiết phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các qui định, còn đối với phương thức T/T thì thường áp dụng đối với những lô hàng có giá trị thấp và phải có sự tin tưởng lẫn nhau, phương thức này chỉ áp dụng cho khách hàng quen. Năm 2007, công ty mở rộng thêm thị trường, có nhiều khách hàng mới từ nhiều quốc gia khác nhau, nên để đảm bảo an toàn thanh toán công ty chủ yếu chọn phương thức thanh toán cho hợp đồng bằng L/C chiếm 60,7% trên tổng giá trị thanh toán, phương thức thanh toán bằng T/T chiếm 23,2 %. Đến năm 2008 tỉ lệ phương thức T/T SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 22 Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish) tăng lên đến 35,3% là nhờ vào sự tin tưởng khách hàng, tạo được lòng tin, nên có nhiều khách hàng quen, trung thành với công ty nhưng phương thức thanh toán L/C vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất là 47,5% và 100% là L/C không hủy ngang tức là L/C sẽ không thể sửa đổi hay hủy bỏ nếu không có sự đồng ý của công ty, người mua không thể từ chối thanh toán bởi có sự cam kết của ngân hàng với công ty sẽ thanh toán tiền đổi lấy chứng từ phù hợp hoặc hối phiếu được ký phát phù hợp với các điều khoản trong L/C. Mặt khác, khi công ty lựa chọn phương thức thanh toán bằng L/C thì công ty có thể dùng L/C như là một phương thức thanh toán tài trợ xuất khẩu, công ty sẽ được nhận tiền thanh toán trước khi hàng hóa đến cảng đến. Bên cạnh đó, để giao dịch thuận lợi, thanh toán dễ dàng thì công ty đã phải thông qua hệ thống ngân hàng, chọn ngân hàng có uy tín, xây dựng mối quan hệ với các ngân hàng, điển hình công ty đã thực hiện giao dịch thanh toán tại các ngân hàng như: VietcomBank, HongKong Bank (HSBC Bank), ANZ Bank, ngân hàng Đầu Tư Phát Triển… Biểu đồ 4.1. Cơ cấu giao dịch tại các ngân hàng trong năm 2007 Vietcombank, 80% Khác, 1,48%ANZ bank, 18,52% (Nguồn: Phòng kế toán. Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Công ty Agifish) SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 23 Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish) Biểu đồ 4.2. Cơ cấu giao dịch tại các ngân hàng trong năm 2008 HSBC Bank, 5% ANZ Bank, 15% Khác, 5% Vietcombank, 75% (Nguồn: Phòng kế toán. Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Công ty Agifish) Nhìn vào biểu đồ 4.1 và 4.2 ta thấy công ty thực hiện các giao dịch thanh toán chủ yếu là ở Ngân hàng Vietcombank chiếm 80% năm 2007, tiếp theo ngân hàng ANZ bank và các ngân hàng khác chiếm khoảng 20% trong tổng số giao dịch thanh toán. Đặc biệt năm 2008, công ty đã mở rộng giao dịch với ngân hàng HSBC nhưng chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng số giao dịch và tỉ lệ giao dịch với ngân hàng Vietcombank vẫn không thay đổi nhiều, vẫn chiếm đa số là 75% trong tổng số giao dịch. Qua đó cho thấy mối quan hệ hợp tác giữa công ty Agifish và ngân hàng Vietcombank là mối quan hệ hợp tác bền vững và lâu dài, đã tạo được lòng tin, uy tín cho nhau. Ngân hàng Vietcombank là ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chuyên thực hiện các dịch vụ về tín dụng, huy động vốn và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, là người trung gian, là phương tiện giúp cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước giao dịch với nhau dễ dàng, là ngân hàng có uy tín trong và ngoài nước, có tính thanh khoản cao, đảm bảo các yếu tố nhanh, gọn, chính xác và đảm bảo an toàn khi thực hiện các giao dịch, được nhiều công ty xuất nhập khẩu Việt Nam tin tưởng và lựa chọn. Ông Nguyễn Văn Khanh, Phó phòng Kế Hoạch – Điều độ sản xuất đã cho biết: “Công ty Agifish và ngân hàng Vietcombank đã hợp tác với nhau từ rất lâu, đội ngũ nhân viên của ngân hàng có trình độ chuyên môn cao, xử lý chứng từ nhanh, tạo uy tín cho công ty trong thời gian qua về vấn đề thanh toán, ít gặp rủi ro về phía ngân hàng này nên công ty đã tin tưởng và hợp tác lâu dài với ngân hàng”. Tuy nhiên, cùng với tình hình khó khăn chung của toàn thị trường thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang lan rộng đặt ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung và công ty Agifish nói riêng bởi người dân nước nhập khẩu giảm chi tiêu ảnh hưởng đến yếu tố cung cầu về xuất khẩu. Bên cạnh đó các công ty xuất khẩu cũng gặp không ít rủi ro trong quá trình thanh toán như cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm thị trường bị thu hẹp, một số ngân hàng tài chính SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 24 Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish) trên thế giới bị lâm vào khủng hoảng, các công ty nhập khẩu các tra, cá basa nước ngoài cũng gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận thấp, chiếm dụng vốn nên gây ra vấn đề chậm thanh toán khi nhập nhẩu. Năm 2008, công ty giao dịch với các công ty xuất khẩu nước ngoài phần lớn thông qua hình thức trả chậm bằng hối phiếu chiếm gần 60% trong tổng số giá trị thanh toán xuất khẩu, đạt giá trị 22,2 triệu USD tức là sau khi giao hàng xong thì một thời gian khoảng 30, 60, 90 hoặc 120 ngày tùy vào hối phiếu công ty mới nhận được thanh toán, hình thức trả ngay chiếm tỉ lệ 25% và còn lại là theo hình thức chiết khấu. Điều đó đã gây trở ngại cho công ty vấn đề về vốn, không có vốn để luân chuyển. Bảng 4.2. Hình thức thanh toán tại công ty Agifish trong năm 2008 ĐVT: triệu USD Hình thức thanh toán Giá trị Tỉ lệ % Trả ngay 22,2 25% Trả chậm 49,6 56% Chiết khấu 16,8 19% Tổng 88,6 100% Để công ty vượt qua những khó khăn đó thì đòi hỏi khâu quản lý thanh toán tại công ty là phòng chứng từ chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh và phòng Kế hoạch – Điều độ sản xuất tại công ty phải hết sức nhạy bén về thông tin, lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp và đồng thời quản lý các rủi ro có thể xảy ra do các phương thức thanh toán mang lại, đặc biệt là rủi ro trong thanh toán bằng L/C không phải là vấn đề mà ngày nay mới được quan tâm, chúng luôn tìm đến bất ngờ. Đây là khâu rất khó và rất phức tạp. Tuy nhiên, với kinh nghiệm và khả năng chuyên môn, các nhân viên làm công việc chứng từ thanh toán tại công ty đã làm tốt công tác quản lý, nhận biết và phòng ngừa rủi ro đến mức thấp nhất, và góp phần giải quyết khó khăn về vấn đề chậm thanh toán của khách hàng tại công ty. SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 25 Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish) SVTH: Trần Thị Diễm Thúy 26 Quy trình tiến hành thanh toán theo phương thức thanh toán L/C tại công ty Agifish Hình 4.1. Quy trình thanh toán theo phương thức L/C tại công ty Agifish. Diễn giải quy trình: - Sau khi ký hợp đồng ngoại thương với nhà nhập khẩu, công ty thúc giục nhà nhập khẩu mở L/C tại ngân hàng phát hành L/C và gửi về ngân hàng thông báo do công ty chỉ định (Ngân hàng Vietcombank, HSBC bank, ANZ bank…). - Nhận được L/C, phòng chứng từ tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiến hành kiểm tra L/C bởi vì khi mở L/C đối phương có thể thêm, bớt hoặc sửa đổi nội dung làm cho các điều kiện quy định trong L/C không phù hợp với những điều kiện quy định trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết. Nếu không phù hợp, hay sai sót thì công ty yêu cầu nhà nhập khẩu tu chỉnh L/C thông qua hệ thống ngân hàng. - Trong thời gian kiểm tra, L/C cũng được gửi cho phòng Kế hoạch – Điều độ sản xuất để triển khai, xem xét khả năng thực hiện L/C cũng như hợp đồng. Nếu một Ký HĐ với nhà nhập khẩu Nhận L/C từ NH thông báo Kiểm tra L/C Giao hàng Lập chứng từ Tu chỉnh L/C Triển khai HĐ, L/C Lưu hồ sơ Gửi bộ chứng từ Nhận thanh toán Phân tích những rủi ro khi áp dụng PTTT bằng L/C tại công ty XNK thủy sản AG (Agifish) trong các điều kiện L/C qui định mà công ty không thực hiện được như thời hạn giao hàng không đáp ứng kịp thì sẽ yêu cầu tu chỉnh L/C lại lần nữa. - Các điều kiện trong L/C đều được thỏa mãn thì Phòng kế hoạch – Điều độ sản xuất sẽ cho tiến hành làm hàng và làm thủ tục xuất khẩu. - Khi hàng đã hoàn tất, sẵn sàng lên tàu, công ty sẽ tiến hành giao hàng theo phương thức giao hàng trong L/C hoặc hợp đồng qui định. Đồng thời lập đầy đủ bộ chứng từ. - Chứng từ được gửi đến ngân hàng thông báo do công ty chỉ định khi đã đầy đủ và hoàn tất như trong điều kiện L/C quy định. Nếu không phù hợp sẽ phải làm lại chứng từ sao cho phù hợp thì m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf0 1.pdf
Tài liệu liên quan