Khóa luận Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần xi măng Hà Tiên II

MỤC LỤC

Chương 1:Tổng Quan:.1

1. Cơsởhình thành đềtài.1

2. Mục tiêu nghiên cứu .2

3. Phương pháp nghiên cứu .2

4. Phạm vi nghiên cứu .2

Chương 2: Cơsởlý thuyết:.3

2.1. Khái niệm đòn bẩy.3

2.2. Các khái niệm cơbản liên quan:.4

2.3. Ảnh hưởng của cách tính chi phí đối với đòn bẩy hoạt động .7

2.4. Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động. .8

2.4.1. Yếu tốtác động đòn bẩy hoạt động .8

2.4.2. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động .8

2.4.3. Quan hệgiữa độbẩy hoạt động và rủi ro doanh nghiệp .10

2.5. Ý nghĩa của độbẩy hoạt động đối với quản trịtài chính.11

2.6. Phương thức đo lường rủi ro.11

2.7. Giải pháp quản lý chi phí .12

2.8. Giới thiệu chung vềcông ty CổPhần Xi Măng Hà Tiên II.12

Chương 3: Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận và rủi ro:.20

3.1. Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận .20

3.1.1. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận (sp Clinker).21

3.1.1.1. Độnghiêng của đòn bẩy hoạt động.21

3.1.1.2. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động.23

Bảng 3: Bảng ảnh hưởng của các nhân tốtác động tới EBIT:.23

3.1.2. Yếu tốtác động đòn bẩy hoạt động: .25

3.1.3 Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động (sp Xi măng).29

3.1.3.1. Độnghiêng của đòn bẩy hoạt động:.29

3.1.3.2. Đo lường tác động của DOL lên lợi nhuận .30

3.1.4. Yếu tốtác động đòn bẩy hoạt động .32

3.2. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động lên rủi ro của công ty.34

3.2.1. Đối với sản phẩm Clinker.34

3.2.2. Đối với sản phẩm Xi măng .36

3.3. Ý nghĩa và tác dụng của đòn bẩy hoạt động.39

Chương 4: Giải pháp và kiến nghị.41

4.1. Giải pháp cho việc sửdụng và quản lý chi phí:.41

4.2. Một sốkiến nghị:.45

PHẦN KẾT LUẬN.49

pdf59 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1621 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận và rủi ro của công ty cổ phần xi măng Hà Tiên II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
p ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng. Công ty đã được các cơ quan chứng nhận trong nước và nước ngoài công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng, 5 năm liền (từ năm 2002 đến năm 2006) được người tiêu dùng bình chọn là “HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO”. Bên cạnh đó, công ty còn đạt một số danh hiệu cao quý như: Huân Chương Lao Động Hạng ba, danh hiệu Anh Hùng Lao Động (phân xưởng Sản Xuất Chính) trong thời kỳ đổi mới, giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng số: HT 114/1.02.16 TCVN ISO 9001:2000/ISO 9001:2000, giấy chứng nhận sản phẩm số SP 342.04.16 (Xi Măng POOCLĂNG hỗn hợp PCB40 TCVN 6260:199), phòng Thí Nghiệm – KCS công ty được VILAS cấp chứng chỉ công nhận TCVN ISO/IEC 17025:2001. Công ty luôn giải quyết những trở ngại cho những khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm của công ty, luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn kỹ thuật cho tất cả các công trình đang thi công xây dựng. SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 14 Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn Công ty được sự quan tâm của Bộ Xây Dựng, của Tổng công ty cổ phần Xi Măng Việt Nam, của UBND tỉnh, sở tài nguyên và môi trường và các sở ban ngành trong tỉnh; Sự hỗ trợ của các ngân hàng, sự tín nhiệm của các tổ chức có liên quan. Từ đó, góp phần thúc đẩy hoạt động của công ty và các chi nhánh phát triển.Với tầm quan trọng theo cơ chế thị trường hiện nay, công ty cổ phần Xi Măng Hà Tiên II không ngừng nâng cao uy tín thương hiệu Xi Măng Hà Tiên II trên thị trường với phương châm: “ Xi măng Hà Tiên II đưa bạn đến sự bền vững” Từ 1998 đến nay, công ty cổ phần Xi Măng Hà Tiên II đã tập trung: - Đầu tư hoàn thiện thiết bị sản xuất, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về chủng loại của thị trường. Trong năm 2005, công ty đã chế tạo thành công sản phẩm PCHS30 – PCHS40 (Xi Măng bền sunphát cao). Ngoài chức năng như những loại xi măng thông thường, xi măng bền sunphát cao còn rất thích hợp với môi trường vùng sông nước ĐBSCL – thích nghi tốt với môi trường nước phèn, mặn, - Công ty Xi Măng Hà Tiên II cùng các nhà phân phối sản phẩm của mình giữ vững thị phần trong khu vực và cạnh tranh có hiệu quả với các đối tác. Nền kinh tế thị trường với hoạt động thương mại sôi động, các giao dịch mua bán đang diễn ra từng ngày, từng giờ. Các thành phần kinh tế tham gia vào môi trường này để kinh doanh và sinh lời ngày càng nhiều. Vì thế, các công ty không ngừng cạnh tranh với nhau để tìm lấy các cơ hội trong kinh doanh. Các đối thủ cạnh tranh chính của công ty là các doanh nghiệp có địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh Xi Măng tại ngay địa bàn Kiên Lương ( xi măng Holcim, xi măng Kiên Giang, xi măng cá sấu) và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xi măng ở các tỉnh phía Nam. Theo dự báo, nhu cầu xi măng trong thời gian tới ở trong nước cũng như trên Thế Giới vẫn có xu hướng tăng. Bên cạnh đó, do chính sách mở cửa khuyến khích đầu tư Nước ngoài của Nhà Nước, các công ty, trụ sở giao dịch, văn phòng đại diện, trung tâm thương mại, giải trí, được mọc lên ở khắp nơi. Vì vậy, đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ xi măng trên thị trường. Nắm bắt và tận dụng được những lợi thế hiện có, công ty không ngừng tung sản phẩm của mình ra thị trường ngày càng nhiều hơn. Qua các năm doanh số bán liên tục tăng lên và vượt chỉ tiêu Tổng công ty giao cũng như vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Năm 2008, doanh số bán hàng của công ty đạt 1 258 897 triệu đồng, tăng 17, 1% so với năm 2007 và tăng 22,5% so với năm 2006. Công ty đã thực hiện hoàn thành về doanh số bán hàng đạt chỉ tiêu Tổng công ty giao. Công ty đang nghiên cứu triển khai 2 dự án lớn và tiếp tục hoàn thiện, tập trung đổi mới công nghệ để giảm bớt chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng nhiều hơn cũng như để đạt mục tiêu cao nhất là tối đa hóa lợi nhuận công ty. SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 15 Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 16 Cơ cấu tổ chức của công ty: Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới, có chức năng tham mưu giúp thủ trưởng đi trước đón đầu trong tình hình kinh tế hiện nay. Cho tới thời điểm này, toàn công ty có hơn 1410 công nhân viên. Cơ cấu quản lý của công ty theo kiểu mô hình trực tuyến chức năng. Công ty bao gồm các phòng ban, chi nhánh, cửa hàng, các trạm giao dịch (8 trạm giao dịch) và các phân xưởng của công ty. Các bộ phận được quyền chủ động trong phạm vi chức năng mà bộ phận đó đảm nhiệm, đảm bảo công việc được tiến hành thuận lợi. Ban Giám Đốc của công ty bao gồm Giám Đốc và 4 phó Giám Đốc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng công ty Xi Măng Việt Nam, sau đó chỉ đạo trực tiếp đến các phòng nghiệp vụ và các chi nhánh trực thuộc. Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 17 SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY XI MĂNG HÀ TIÊN II Ban Giám Đốc P. Tổ Chức P. Kế Hoạc h P. Đầu Tư P. Tiêu Thụ P. Kế Toán P. Thị Trườ nggg P. CƯ VT P. Cơ Điện P. KT- SX P. Bảo Vệ P. Thí Nghi ệ P. Bảo Hộ LĐ Chi nhán h Cần Thơ Chi nhán h An Gian Chi nhán h TP. HCM CN Đồng Tháp Liên doan h XM Cần Thơ Liên doan h bao bì Kiên Gian P. HC- QT PX Xi Măng PX Năng Lượn PX SX Chín PX Khai Thác Đội Sửa Chữa PX Khai Thác PX Cơ Khí Hội đồng quản trị Đại Hội Cổ Đông Ban Kiểm Soát Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn Định hướng phát triển của công ty: Hoà vào xu thế phát triển chung của cả nước, công ty tiếp tục ổn định và phát triển với phương châm: “chủ động thị trường, phát triển sản xuất, hạ giá thành, đẩy mạnh cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp, cố gắng duy trì các tiêu chuẩn chất lượng mà công ty đã đạt được”. Trong điều kiện cạnh tranh, thị trường tiêu thụ có ý nghĩa quyết định đối với sản xuất kinh doanh. Đa dạng hoá mặt hàng, khai thác mọi tiềm năng sẵn có sao cho hiệu quả nhất nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng, xây dựng các khách hàng truyền thống, tăng cường năng lực sản xuất để chủ động ký hợp đồng với số lượng lớn, lâu dài để tăng doanh thu và lợi nhuận công ty. Dồn sức tập trung nghiên cứu để cải tiến thiết bị sản xuất, giảm bớt chi phí đầu vào với sự thay thế của nhiên liệu dầu bằng than nhằm hướng tới mục tiêu cao nhất của công ty là: giảm giá vốn hàng bán, tối đa hoá lợi nhuận, góp phần tăng thu nhập cho công nhân viên. Liên kết, liên doanh với các công ty khác nhằm tăng cường quảng bá và xây dựng thương hiệu vững mạnh đồng thời cũng đem về cho công ty một khoản lợi nhuận đáng kể. Phân bổ nguồn lực, xúc tiến nhanh các dự án đầu tư trọng điểm như: xây dựng trạm nghiền Xi Măng Hà Tiên II – Long An; xây dựng dự án dây chuyền 2 – Xi Măng Hà Tiên II; chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện cổ phần hoá công ty vào đầu năm 2008. Hỗ trợ và khuyến khích Cán Bộ, Công Nhân Viên tự học tập và nâng cao trình độ chuyên môn. Những khó khăn và thuận lợi của công ty: ™ Những thuận lợi. - Việc hội nhập AFTA và WTO đã mang lại những cơ hội tốt để công ty tiếp thu được lộ trình quản lý tiên tiến, tiếp cận tiến bộ về khoa học kỹ thuật và công nghệ mới - Nhu cầu xi măng ở khu vực miền nam và Đồng Bằng Sông Cửu Long tăng cao trong giai đoạn 2007 – 2011 và có khả năng tăng cao hơn nữa - Nguồn nguyên liệu đá vôi, đất sét có sẵn, dễ khai thác. - Chất lượng xi măng cao và ổn định phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Nhãn hiệu sản phẩm xi măng Hà Tiên 2 đang chiếm thị phần cao tại thị trường khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và một phần thị trường Thành Phố Hồ Chí Minh. - Địa bàn công ty nằm gần biên giới Việt Nam – Campuchia, cửa khẩu Xà Xía thuộc thị xã Hà Tiên, cách công ty 30km đường bộ nay được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế, nên có thể mở ra triển vọng xuất khẩu sản phẩm sang nước bạn. - Đội ngũ cán bộ của công ty có trình độ, kinh nghiệm và luôn được đào tạo, bồi dưỡng để có khả năng thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập. SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 18 Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn ™ Những khó khăn. - Thiết bị công nghệ, dây chuyền sản xuất đã cũ và lạc hậu, đang được nâng cấp dần nên chi phí và giá thành sản phẩm còn cao. - Vị trí của công ty nằm ở phía tây nam của tổ quốc, cách xa các trung tâm đô thị lớn nên việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ gặp nhiều khó khăn., bất lợi - Cùng với những cơ hội mở ra khi Việt Nam gia nhập WTO là những thử thách do có nhiều chủng loại vật liệu xây dựng trên thị trường sẽ được nhập khẩu từ các nước láng giềng, nhiều trạm nghiền xi măng mới được xây dựng làm cho sự cạnh tranh mới càng khốc liệt hơn. - Giá bán xi măng trong giai đoạn 2007 – 2011 sẽ phải tính đến sự cạnh tranh chung tại các nước trong khu vực. Ngược lại, giá nguồn nguyên nhiên vật liệu đầu vào trong giai đoạn này tăng, ảnh hưởng đến giá thành xi măng, làm cho lợi nhuận giảm sút. SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 19 Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn Chương 3: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG ĐÒN BẨY HOẠT ĐỘNG LÊN LỢI NHUẬN VÀ RỦI RO CỦA CÔNG TY 3.1. Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận của công ty: Sản phẩm Clinker: Bảng 1: Kết cấu chi phí Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 82.467.882.980 101.376.655.134 159.114.000.951 • Chi phí khả biến - Nguyên vật liệu trực tiếp - Nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung A 76.469.845.633 5.218.040.237 779.997.110 93.752.120.150 6.449.042.191 1.175.492.793 147.930.631.245 9.367.949.104 1.815.420.601 38.808.415.520 37.495.475.186 49.859.028.757 • Chi phí bất biến - Chi phí sản xuất chung B - Chi phí quản lý DN 32.983.944.425 5.824.471.095 31.239.076.824 6.256.398.362 39.828.786.188 13.030.242.569 Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2006 % Năm 2007 % Năm 2008 % Doanh thu 120.602.695.390 100% 148.060.240.700 100% 234.497.923.028 100% Vni 82.467.882.980 68% 101.376.655.134 68,5% 159.114.000.951 68% Số dư đảm phí 38.134.812.410 32% 46.683.585.566 31,5% 75.383.922.077 32% Fni 38.808.415.520 37.495.475.186 49.859.028.757 EBIT (673.603.228) 9.188.110.326 25.524.893.320 SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 20 Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 21 Biến phí chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu dẫn đến số dư đảm phí chiếm tỷ trọng nhỏ, năm 2006 số dư đảm phí không đủ để bù đắp chi phí bất biến nên lợi nhuận hoạt động của năm 2006 là (673.603.228), ngược lại năm 2007 và năm 2008 số dư đảm phí của doanh nghiệp vẫn đủ để bù đắp chi phí bất biến, phần dôi ra lần lượt là 9.188.110.326 (năm 2007), 25.524.893.320 (năm 2008) sau khi bù đắp chi phí bất biến chính là lợi nhuận hoạt động của công ty. Tỷ lệ số dư đảm phí 32% (năm 2006) thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận, nếu doanh thu tăng (hay giảm) một lượng thì lợi nhuận tăng lên (hay giảm xuống) một lượng bằng doanh thu tăng lên (giảm xuống) nhân với 32% (tỷ lệ số dư đảm phí). Tương tự, ta có thể tính lợi nhuận hoạt động năm 2007 bằng cách lấy lượng doanh thu thay đổi nhân với tỷ lệ số dư đảm phí là 31.5%. Và lợi nhuận hoạt động năm 2008 được tính bằng cách lấy lượng doanh thu thay đổi nhân với tỷ lệ số dư đảm phí là 32%. Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí là một công cụ được sử dụng rộng rãi làm đơn giản hoá quá trình phân tích đòn bẩy hoạt động, đưa ra công cụ dự đoán các chi phí sẽ phải ứng xử như thế nào khi có biến động của doanh thu ở từng mặt hàng sản xuất và kinh doanh trong toàn doanh nghiệp. Thật vậy, khi có sự thay đổi của doanh thu từ 120.602.695.390 -> 148.060.240.700 (tăng 23%) thì biến phí tăng với tốc độ tăng tương ứng của doanh thu là 23%, và định phí giảm 3.4%. Tốc độ tăng của biến phí bằng với tốc độ tăng của doanh thu nên làm cho tỷ trọng của biến phí trong doanh thu chỉ tăng từ 68% -> 68,5% và thế là tỷ lệ số dư đảm phí cũng giảm xuống tương ứng từ 32% xuống còn 31,5%. Năm 2008 khi có sự biến động của doanh thu từ 148.060.240.700 -> 234.497.923.028 (tăng 58%) thì biến phí tăng với tốc độ là : 57%. Định phí tăng với tốc độ là 33%. Tốc độ tăng của biến phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu là 1%, nên tỷ trọng của biến phí trong doanh thu chỉ giảm từ 68,5% xuống còn 68 % và thế là dẫn tới tỷ lệ số dư đảm phí tăng từ 31,5% lên 32%. 3.1.1. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động lên lợi nhuận (EBIT) của công ty: 3.1.1.1. Độ nghiêng của đòn bẩy hoạt động: Năm 2006: DOL220. 277 = 520.415.808.38)383.374506.547(277.220 )383.374506.547(277.220 −− − = - 25 Năm 2007: DOL319 . 818 = 186.475.495.37)989.316951.462(818.319 )989.316951.462(818.319 −− − = 4 Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 22 Năm 2008: DOL470 . 327 = 757.028.859.49)305.338585.498(327.470 )305.338585.498(327.470 −− − = 3 Nhận xét: Độ nghiêng đòn bẩy hoạt động của năm 2006 = -25 < 0 chứng tỏ trong năm 2006 công ty sản xuất chưa đạt tới sản lượng hòa vốn. Do tỷ trọng chi phí cố định trong kết cấu tổng chi phí trong năm 2006 lớn nên độ nghiêng đòn bẩy hoạt động trong năm 2006 lớn, nó đã khuếch đại sự thua lỗ lên gấp nhiều lần khi sản lượng tiêu thụ của công ty chưa đạt tới sản lượng hòa vốn ( làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm Clinker của công ty năm 2006 thua lỗ 673.603.228 đồng). Đây chính là mặt trái thứ hai của đòn bẩy hoạt động: độ nghiêng đòn bẩy hoạt động cao sẽ khuyếch đại sự thua lỗ lên nhiều lần. Độ bẩy hoạt động năm 2007 = 4 > 0 chứng tỏ trong năm 2007 công ty sản xuất vượt qua tới lượng hòa vốn. ĐBHĐ năm 2007 = 4 có nghĩa là từ mức doanh thu 148.060.240.700 thì cứ 1% thay đổi trong doanh thu sẽ đưa đến thay đổi 4% trong lợi nhuận hoạt động theo cùng chiều với thay đổi của doang thu. Nói cách khác nếu có một sự gia tăng X% trong doanh thu sẽ đua đến một sự gia tăng 4X% trong lợi nhuận hoạt động, tương tự nếu có một sự sụt giảm X% trong doanh thu sẽ đưa đến một sự sụt giảm 4X% trong lợi nhuận hoạt động. Sự sụt giảm trong độ bẩy hoạt động từ năm 2006 đến năm 2007 thể hiện khi doanh thu thay đổi thì lợi nhuận năm 2006 sẽ nhạy cảm hơn và rủi ro nhiều hơn so với năm 2007 Độ bẩy hoạt động năm 2008 = 3 > 0 chứng tỏ trong năm 2008 công ty sản xuất vượt qua tới lượng hòa vốn. ĐBHĐ năm 2008 = 3 có nghĩa là từ mức doanh thu 234.497.923.028 thì cứ 1% thay đổi trong doanh thu sẽ đưa đến thay đổi 3% trong lợi nhuận hoạt động theo cùng chiều với thay đổi của doang thu. Nói cách khác nếu có một sự gia tăng X% trong doanh thu sẽ đua đến một sự gia tăng 3X% trong lợi nhuận hoạt động, tương tự nếu có một sự sụt giảm X% trong doanh thu sẽ đưa đến một sự sụt giảm 3X% trong lợi nhuận hoạt động. Sự sụt giảm trong độ bẩy hoạt động từ năm 2007 đến năm 2008 thể hiện khi doanh thu thay đổi thì lợi nhuận năm 2007 nhạy cảm và rủi ro lớn hơn nhiều so với năm 2008. Qua phân tích trên ta thấy đòn bẩy hoạt động là nói đến mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của công ty. Chỉ cần tỷ trọng của chi phí cố định trong tổng chi phí cao thì độ nghiêng đòn bẩy hoạt động của công ty sẽ cao. Sự hiện diện của đòn bẩy hoạt động sẽ gây ra sự thay đổi trong sản lượng tiêu thụ để khuếch đại sự thay đổi lợi nhuận (hoặc lỗ). Để thấy rõ được vai trò của đòn bẩy hoạt động trong sự khuyếch đại lợi nhuận (hoặc lỗ) của công ty ta hãy đi vào đo lường tác động của DOL thì thấy rõ được điều này. Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 23 3.1.1.2. Đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động: Bảng 3: Bảng ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới EBIT: Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Sản lượng 220.277 319.818 470.327 Doanh thu 120.602.695.390 148.060.240.700 234.497.923.028 Vni 82.467.882.980 101.376.655.134 159.114.000.951 Số dư đảm phí 38.134.812.410 46.683.585.566 75.383.922.077 Fni 38.808.415.520 37.495.475.186 49.859.028.750 EBITQ (673.603.228) 9.188.110.326 25.524.893.320 %UEBIT 1.464 % 1778% %UQ 45% 47% Từ bảng trên cho ta thấy khi Q thay đổi làm cho EBIT thay đổi, nhưng như ta thấy thì năm 2007: sản lượng tiêu thụ chỉ tăng 45% so với năm 2006 nhưng EBIT năm 2007 lại tăng tới 1.464% so với năm 2006. Năm 2008, cũng vậy: sản lượng tiêu thụ tăng 47% mà EBIT lại tăng 178% Sở dĩ có sự thay đổi lớn của EBIT (lợi nhuận trước thuế và lãi vay) là do có sự khuyếch đại của DOL. Ta hãy cùng xét công thức sau: Ta có: Nó nói cho ta biết sự thay đổi của EBIT chịu sự tác động của 2 nhóm nhân tố chính: Một là do DOL tác động, hai là do các nhân tố khác tác động (chẳng hạn lạm phát, chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí điện thoại). Vậy muốn đo lường tác động của DOL (đòn bẩy kinh doanh) lên EBIT ta dùng công thức sau: EBITQ2 = EBITQ1 + (EBITQ1 . DOLQ1 . %UQ) Ta có thể tính được lợi nhuận qua các năm nhờ công thức trên: Năm 2006: EBIT DOL= -673.630.228 Năm 2007: EBIT DOL= -673.630.228 + ( -673.630.228 * 25 * 45% ) = 8.251.970.293 Năm 2008 EBIT DOL= 9.188.110.326 + ( 9.188.110.326 * 4 * 47% ) = 26.461.757.739 Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn Bảng 4: Mức độ tác động của từng nhân tố trong %UEBIT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 %U Q 45% 47% % U EBIT 1.464% 177% % U EBITDOL 1.225% 288% % U EBITcác nhân tố khác 239% -111% Như vậy từ mức sản lượng là 220.277 tấn lên 319.818 tấn (tăng 45%) tấn Clinker thì EBIT do chịu sự tác động của hai nhân tố DOL và các nhân tố khác đã tăng từ - 673.603.228 lên 9.188.110.326 (tăng 1.464%) đồng. Trong đó nhân tố DOL tác động làm EBIT tăng 8.251.970.293 đồng (hay tăng 1.124%) và nhóm các nhân tố khác tác động làm EBIT tăng 1.609.743.261 đồng (hay tăng 239%). Tương tự ta có từ mức sản lượng là 319.818 tấn lên 470.327 tấn (tăng 47%) tấn Clinker thì EBIT do chịu sự tác động của hai nhân tố DOL và các nhân tố khác đã tăng từ 9.188.110.326 lên 25.524.893.320 đồng (tăng 178%). Trong đó nhân tố DOL tác động làm EBIT tăng 26.461.757.739 đồng (hay tăng 288%) và nhóm các nhân tố khác tác động làm EBIT giảm -936.864.410 đồng (hay giảm 111%). Sở dĩ DOL2006 tác động lớn lên EBIT như vậy là do tỷ trọng định phí trong tổng chi phí năm 2006 cao, nên làm cho độ nghiêng đòn cân định phí năm 2006 của sản phẩm Clinker là cao nhất trong ba năm. Ta có thể thấy rõ được điều đó từ bảng trên: DOL = -25 (năm 2006) nên tác động của DOL lên EBIT cao tới 1.225% còn năm 2007, DOL = 4 nên tác động của DOL lên EBIT giảm xuống còn 288%. Chính vì DOL có khả năng khuyếch đại lợi nhuận (hoặc lỗ) lên nhiều lần khi sản lượng tiêu thụ thay đổi nên các công ty thường không dám duy trì một DOL quá cao. Vì độ nghiêng đòn bẩy hoạt động cao cũng được xem là có khả năng biến động rủi ro lớn khi nền kinh tế có biến động và cũng chịu ảnh hưởng mạnh theo chu kỳ kinh doanh. Nếu trong điều kiện kinh tế khó khăn việc có các chi phí “cột chặt” cao trong máy móc, nhà xưởng, nhà đất, hệ thống kênh phân phối sẽ không thể dễ dàng cắt giảm chi phí khi muốn điều chỉnh theo sự thay đổi trong lượng cầu. Vì vậy, nếu nền kinh tế có sự sụt giảm mạnh, thu nhập từ hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm Clinker có thể “rơi tự do”. Đây là một rủi ro kinh doanh đáng để các nhà quản lý và đầu tư lưu tâm. SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 24 Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn 3.1.2. Yếu tố tác động đòn bẩy hoạt động: Bảng 5: Bảng tỷ lệ kết cấu chi phí giữa các năm: Chỉ tiêu Năm 2006 Kết cấu chi phí Năm 2007 Kết cấu chi phí Chênh lệch % Vni Fni Tổng chi phí 82.467.882.980 38.808.415.520 121.276.298.500 68% 32% 100% 101.376.655.134 37.495.475.186 138.872.130.300 73% 27% 100% 18.380.772.154 -1.312.940.000 23% -4% Trong chi phí khả biến thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đối với định phí thì chi phí khấu hao cơ bản của tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng định phí. Chỉ tiêu Năm 2007 Kết cấu chi phí Năm 2008 Kết cấu chi phí Chênh lệch % Vni Fni Tổng chi phí 101.376.655.134 37.495.475.186 138.872.130.300 73% 27% 100% 159.114.000.951 49.859.028.757 208.973.029.700 76% 24% 100% 57.737.345.817 12.363.553.571 56% 33% => Vì vậy chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (bao gồm chi phí về nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng vào mục đích trực tiếp sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hóa) và chi phí khấu hao cơ bản của tài sản cố định là hai chi phí biến động nhiều nhất và được xem là đại diện cho sự phân tích biến phí và định phí trong 3 năm 2006, năm 2007 và năm 2008. Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch % Chi phí NVLTT 69.449.845.633 93.752.120.150 24.302.274.521 35% KHCB TSCĐ 9.606.490.956 8.574.919.262 -1.031.571.694 -11% Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng tăng 35% từ năm 2006 đến 2007, do công ty đã tăng cường và quản lý chặt chẽ, có hiệu quả trong việc sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất sản phẩm Clinker. Và quan trọng là so với năm 2006 thì hoạt động sản xuất kinh doanh của năm 2007 - 2008 bớt khó khăn hơn về áp lực giá cả xăng dầu trên thị trường nội địa và quốc tế đột biến lên cao là nhờ công ty đã thực hiện thành công đề tài đốt than thử nghiệm cho lò nung số 3 đạt khoảng 70% (bình quân năm đạt 33%) góp phần tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu đồng thời làm tăng chi phí đầu tư tài sản cố định của công ty. SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 25 Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn Chi phí Khấu hao cơ bản tài sản cố định giảm 11% từ năm 2006-2007 là do ảnh hưởng của hoạt động thanh lý tài sản cố định, sau khi công ty xác định lại giá trị của mình để cổ phần hóa, để phục vụ và hoàn thiện tốt hơn cho các hoạt động sản xuất của công ty Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch % Chi phí NVLTT 97.752.120.150 147.930.631.246 50.178.511.489 51% KHCB TSCĐ 8.574.919.262 12.572.953.782 3.998.034.518 46% Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng nhanh 51% từ năm 2007-2008 là do ảnh hưởng của lạm phát, năm 2008 tỷ lệ lạm phát của nước ta ở mức cao, làm cho thị trường có nhiều biến động lớn về giá cả, đặc biệt là giá cả của vật liệu trong ngành xây dựng như: cát, đá... Vì vậy mà nguyên vật liệu trực tiếp trong năm 2008 tăng cao như vậy. Sang năm 2008 công ty tiếp tục đầu tư trong việc mua sắm mới, sửa chữa các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm Clinker. Nên khấu hao cơ bản TSCĐ từ năm 2007 – 2008 tăng lên 46%. Trong số đó phải kể đến dự án chuyển đổi nhiên liệu đốt than thay dầu nhằm sử dụng công nghệ đốt bằng than thay cho dầu MFO, với tổng số vốn đầu tư là 417,719 tỷ đồng đã chính thức đi vào hoạt động phục vụ cho hoạt động sản xuất Clinker và xi măng trong năm 2008. SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 26 Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn Sản phẩm XiMăng: Bảng 6: Bảng kết cấu chi phí: Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 619.361.099.687 626.221.523.692 644.790.868.033• Chi phí khả biến - Nguyên vật liệu trực tiếp - Nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung A 591.398.284.165 15.410.294.552 12.552.520.970 599.092.135.017 12.195.645.892 12.933.742.783 606.846.849.291 16.005.287.874 21.938.730.896 229.078.762.898 239.809.224.440 226.541.902.812• Chi phí bất biến - Chi phí sản xuất chung B - Chi phí quản lý DN - Chi phí bán hàng 104.971.698.651 73.038.737.529 52.675.719.498 113.936.912.982 85.693.661.847 60.178.649.611 114.280.938.775 64.650.925.697 48.802.621.747 Bảng 7: Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2006 % Năm 2007 % Năm 2008 % Doanh thu 904.434.218.500 100% 920.495.877.500 100% 1.014.093.288.600 100% Vni 619.361.099.687 69% 626.221.523.692 68% 644.790.868.033 64% SDĐP 285.073.118.813 31% 293.274.353.808 32% 369.302.420567 36% Fni 229.078.762.898 239.809.224.440 226.524.142.823 EBIT 59.818.827.010 54.465.129.368 142.754.277.744 Biến phí chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu dẫn đến số dư đảm phí chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng số dư đảm phí vẫn đủ để bù đắp cho chi phí bất biến, phần dôi ra 59.818.827.010 (năm 2006); 54.465.129.368 (năm 2007) và 142.754.277.744 (năm 2008) sau khi bù đắp chi phí bất biến chính là lợi nhuận hoạt động trước thuế và lãi vay của sản phẩm xi măng. SVTH: Nguyễn Thị Vân Trang 27 Phân tích tác động của đòn bẩy hoạt động GVHD: Th,sĩ Trần Đức Tuấn Tỷ lệ số dư đảm phí 31% (năm 2006) thể hiiện mối quan hệ giữa doanh t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1119.pdf
Tài liệu liên quan