MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu 1
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 2
CHƯƠNG 2: NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN VÀ MỘT SỐ SẢN PHẨM
CỦA NGÂN HÀNG 3
2.1 Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn 3
2.1.1 Đối với ngân hàng thương mại 3
2.1.2 Đối với khách hàng 3
2.2 Các loại huy động vốn 3
2.2.1 Tiền gửi thanh toán 4
2.2.2 Tiết kiệm không kỳ hạn 4
2.2.3 Tiết kiệm định kỳ 4
2.2.4 Các loại tiết kiệm khác 5
2.3 Sản phẩm ngân hàng 5
2.1.1 Đưa sản phẩm ra thị trường 5
2.1.2 Giai đoạn phát triển 6
2.1.3 Giai đoạn chín muồi 6
2.1.4 Giai đoạn thoái trào 6
2.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn tại ngân hàng 8
2.4.1 Vốn huy động / Tổng nguồn vốn 8
2.4.2 Vốn huy động không kỳ hạn / Tổng vốn huy động 8
2.4.3 Vốn huy động có kỳ hạn / Vốn huy động 8
2.4.4 Đánh giá tình hình hiệu quả 8
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN- CNAG 9
3.1 Giới thiệu tổng quát 9
3.1.1 Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn – Hội sở 9
3.1.2 Sản phẩm dịch vụ chính 9
3.1.3 Mạng lưới hoạt động 9
3.1.4 Định hướng của SCB 9
3.1.5 Mục tiêu của SCB 9
3.2 Quá trình hình thành và phát triển 9
3.3 Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh An Giang 10
3.4 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Chi nhánh An Giang 10
3.4.1 Sơ đồ tổ chức 10
3.4.2 Chức năng các phòng ban 10
3.5 Giới thiệu quy trình huy động vốn tại NHTM Cổ Phần Sài Gòn 11
3.5.1 Tiếp quỹ đầu ngày 11
3.5.2 Hướng dẫn khách hàng 11
3.5.3 Mở tài khoản 11
3.5.4 Giao dịch gửi tiền tiết kiệm 11
3.5.5 Giao dịch rút tiền tiết kiệm 12
3.5.6 Tái tục thẻ tiết kiệm 13
3.5.7 Ủy quyền, thay đổi ủy quyền, hủy bỏ ủy quyền 13
3.5.8 Chuyển quyền sở hữu thẻ tiết kiệm 13
3.5.9 Các qui định khác 13
3.5.10 Cuối ngày giao dịch 14
3.5.11 Lưu trữ bảo quản hồ sơ chứng từ 15
3.6 Những thuận lợi, khó khăn của ngân hàng trong công tác HĐV 16
3.6.1 Thuận lợi 16
3.6.2 Khó khăn 16
3.7 KQHĐKD của ngân hàng TMCP Sài GònCN An Giang qua các quý 16
3.7.1 Những sự kiện nổi bật 16
3.7.2 Kết quả kinh doanh của ngân hàng 16
3.8 Kế hoạch kinh doanh của ngân hàng vào năm 2008 18
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HĐVCỦA NGÂN HÀNG
TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH AN GIANG 19
4.1 Cơ cấu nguồn vốn và thực trạng tình hình huy động vốn hiện nay
của ngân hàng 19
4.1.1 Tình hình nguồn vốn 19
4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn 21
4.1.2.1. Đối với loại tiền gửi tiết kiệm 23
4.1.2.2 Tiền gửi thanh toán 25
4.2 Giới thiệu các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng TMCP Sài Gòn 26
4.2.1 Tích lũy hưu trí 26
4.2.2 TKTT tặng thêm LS đối với chủ thẻ tiết kiệm từ 50 tuổi trở lên 30
4.2.3 Sản phẩm tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang 34
4.2.4 Gửi tiền nhận lãi ngay 37
4.3 Đánh giá tác động của các SPNH đối với tình hình HĐV
tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang 39
4.3.1 Tỷ số vốn huy động trên tổng nguồn vốn 40
4.3.2 Tỷ số vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động 40
4.3.3 Tỷ số vốn huy động không kỳ hạn / Tổng vốn huy động 41
4.3.4 Đánh giá hiệu quả của một số SPNH đối với tình hình HĐV 41
4.4 Giải pháp và kiến nghị 42
4.4.1 Giải pháp 42
4.4.2 Kiến nghị 44
4.4.2.1 Kiến nghị đối với ngân hàng 44
4.4.2.2 Kiến nghị đối với NHNN và các cơ quan hữu quan 45
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 46
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
57 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1467 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tác động của một số sản phẩm huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệu đồng. Tổng nguồn vốn năm 2007 tăng thêm 318.736 triệu đồng gấp hơn 10 lần so với năm 2006. Sự tăng trưởng nguồn vốn này có được là do vốn huy động tăng gấp 3,8 lần so với năm 2006 chứng tỏ chi nhánh ngày càng mở rộng thị trường hoạt động và có uy tín trên địa bàn tỉnh An Giang. Những ngày đầu hoạt động SCB An Giang chỉ thu hút khách hàng trong địa bàn thành phố Long xuyên và các huyện lân cận do đó nguồn vốn huy động không cao. Đến đầu năm 2007 thấy được tiềm năng của lượng vốn nhàn rỗi ở Thị xã Châu Đốc, SCB đã phát triển thêm phòng giao dịch Châu Đốc do đó lượng vốn huy động tăng đáng kể, tuy nhiên lượng vốn huy động tại chi nhánh không đủ đáp ứng doanh số cho vay vì vậy ngân hàng cần phải sử dụng vốn điều hòa từ hội sở.
Vốn huy động tăng trưởng rất nhanh, số tiền huy động được trong 2 năm hoạt động như sau:
+ 6 tháng cuối năm 2006: 21.791 triệu đồng 69% tổng nguồn vốn.
+ 6 tháng đầu năm 2007: 65.005 triệu đồng chiếm 89% tổng nguồn vốn.
+ 6 tháng cuối năm 2007: 104.309 triệu đồng chiếm 30% trong tổng nguồn vốn.
Từ trên ta thấy nguồn vốn huy động tăng rất nhanh từ 21.791 triệu đồng lên đến 65.005 triệu đồng tăng gấp 1.98 lần vào 6 tháng đầu năm 2007 và 6 tháng cuối năm 2007 tổng vốn huy động tăng thêm 39.304 triệu đồng thành 104.309 triệu đồng, có được kết quả trên là nhờ chi nhánh luôn quan tâm và có những chính sách đúng đắn trong công tác huy động vốn, vừa duy trì khách hàng cũ vừa mở rộng khách hàng mới để gia tăng lượng vốn huy động. Tuy nhiên so với tổng nguồn vốn thì năm 2006 vốn huy động chiếm khoảng 69%, 6 tháng đầu năm 2007 con số này lên đến 89% nhưng 6 tháng cuối 2007 tỷ lệ này giảm còn 30%, nguyên nhân là do tổng nguồn vốn tăng quá nhanh, nguồn vốn huy động không đáp ứng kịp với tốc độ tăng trưởng đó. Tổng nguồn vốn tăng nhanh xuất phát từ nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ của các hộ gia đình, doanh nghiệp rất lớn trong địa bàn nên chi nhánh cần phải khơi nguồn vốn hoạt động của mình để có thể đáp ứng nhu cầu vốn cho các đơn vị hoạt động, thế nhưng lượng vốn huy động và vốn chủ sở hữu không thể đáp ứng kịp nên ngoài nguồn vốn huy động tại chỗ, SCB – An Giang còn được sự hỗ trợ vốn rất lớn từ SCB hội sở. Qua bảng số liệu về cơ cấu nguồn vốn ở phụ lục cho thấy, nguồn vốn điều hòa qua các quý của chi nhánh có xu hướng tăng trưởng khá ổn định và chiếm tỷ trọng cao cụ thể như sau: Năm 2006 vốn điều hòa chiếm 28% tổng nguồn vốn. 6 tháng đầu năm của năm 2007 lượng vốn điều hòa giảm, còn chiếm 9% trong tổng nguồn vốn, tuy tỷ lệ vốn điều hòa giảm nhưng tổng nguồn vốn vẫn tăng 1,32 lần so với cuối năm 2006, nguyên nhân là do lượng vốn huy động tăng 1,98 lần. Sang 6 tháng cuối năm 2007 tổng nguồn vốn tăng rất nhanh, tốc độ tăng trưởng so với 6 tháng đầu năm 2007 là 3,8 lần. Vốn điều hòa tăng rất cao từ 6.597 triệu đồng lên đến 243.692 triệu đồng do vốn huy động không đủ đáp ứng doanh số cho vay. Điều này chứng tỏ ngân hàng ngày càng có nhiều khách hàng vay và được nhiều người biết đến.
Mặc dù có sự hỗ trợ về nguồn vốn điều hòa từ Hội sở nhưng chi nhánh cần chú trọng quan tâm hơn đến công tác huy động vốn, chủ động khai thác nguồn vốn tại chỗ đưa vào hoạt động có hiệu quả, góp phần làm cho nguồn vốn huy động của chi nhánh thêm dồi dào, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Để làm
được điều này ngân hàng cần phải có thêm nhiều loại hình huy động với mức lãi suất hấp dẫn mang tính cạnh tranh, các chương trình khuyến mãi, dự thưởng, xem xét loại bỏ bớt những thủ tục rườm rà phức tạp…. nhằm thu hút được ngày càng nhiều lượng tiền nhàn rỗi từ trong dân, các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất.
Nguồn vốn chủ sở hữu của chi nhánh rất thấp, qua số liệu từ các quý cho thấy nguồn vốn này chiếm chưa được 5% trên tổng nguồn vốn. Nguyên nhân là do ngân hàng mới thành lập, và đây là một chi nhánh nên nguồn vốn chủ sở hữu rất thấp, bởi mọi tài sản hoặc nguồn vốn chủ yếu là do Hội sở quản lý.
4.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn
Như chúng ta đã biết vai trò của các NHTM trong nền kinh tế là đi vay để cho vay, điều chuyển nguồn vốn từ người thừa tiền sang người thiếu tiền. Chính vì vậy muốn hoạt động ổn định, bền vững ngân hàng cần phải có những chính sách nhằm thu hút thật nhiều khách hàng đến gửi tiền và vay tiền. Do đó nguồn vốn huy động giữ một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng, là một trong ba nguồn tạo nên tổng nguồn vốn phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
Trước tình hình hiện nay các ngân hàng đều ráo riết tranh thủ các nguồn vốn từ trong dân, do đó việc cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên mạnh mẽ, gay gắt hơn, SCB cũng không ngoại lệ, để tồn tại và phát triển được, ngân hàng cũng đã nghiên cứu và tung ra rất nhiều sản phẩm phù hợp với nhu cầu khác nhau của các tầng lớp dân cư. Bên cạnh đó lạm phát ngày càng tăng cao, chính yếu tố này làm cho lãi suất huy động của ngân hàng không ngừng tăng cao để đảm bảo tiền lãi khách hàng được hưởng mang con số thực dương, đây cũng tạo nên khó khăn cho ngân hàng, vì chi phí đầu vào tăng cao, dẫn đến lãi suất cho vay cao và các chính sách thắt chặt tiền tệ kiềm hãm lạm phát đã buộc các ngân hàng phải thu hút được nhiều vốn hơn, đảm bảo tỷ lê dự trữ bắt buộc trong NHNN. Ngoài những trở ngại nêu trên, trong công tác huy động vốn của mình, ngân hàng còn gặp nhiều vấn đề khác như: phần mềm của ngân hàng không còn phù hợp với tình hình hiện nay, dẫn đến tốn nhiều thời gian của GDV và khách hàng, ngân hàng phải tốn nhiều chi phí đào tạo để nhân viên tiếp cận với sản phẩm mới.
Do thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, đồng thời thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn, ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang đã tích cực trong việc huy động vốn của mình tạo nên nguồn vốn dồi dào nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, dân cư. Nhờ vậy, công tác huy động vốn của SCB An Giang đã đạt được kết quả sau:
Bảng 4.1: Tình hình huy động vốn.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
6 tháng cuối năm 2006
6 tháng đầu năm 2007
6 tháng cuối năm 2007
1. Tiền gửi tiết kiệm:
a. Có kỳ hạn.
b. Không kỳ hạn.
10.865
10.388
527
42.124
41.524
600
67.705
67.047
658
2. Tiền gửi thanh toán
10.926
22.881
36.604
Tổng cộng
21.791
65.005
104.309
Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang
Qua số liệu ta thấy tổng vốn huy động qua các quý đều tăng và vốn huy động của từng loại tiền gửi cũng tăng theo qua mỗi 6 tháng. Trong đó tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đóng vai trò chủ đạo. Tiền gửi tiết kiệm tăng dần qua các quý, do ngân hàng đã bắt đầu có nhiều chương trình khuyến mãi thu hút được nhiều khách hàng.
Tuy nhiên trong 6 tháng cuối năm 2006 tình hình huy động vốn còn chậm và chưa thu hút được tiềm năng trên địa bàn. Nguyên nhân là do mới khai trương nên còn ít người biết đến SCB.
Tiền gửi tiết kiệm tuy đa dạng thu hút được khách hàng, nhưng con số này chưa cao do lãi suất của SCB so với các NHTM tại An Giang tương đương nhau. Có nhiều khách hàng sau khi trao đổi với nhân viên thì cho rằng quà tặng khuyến mãi của SCB chưa mới lạ cũng giống như những ngân hàng khác nên chưa thu hút được khách hàng. Do đó để thu hút và lôi kéo khách hàng, bên cạnh việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn, cần có chính sách khuyến mãi quà tặng đa dạng. Ngoài ra đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng cần tăng cường tiếp thị, quảng cáo, nhằm lôi kéo khách hàng có tiềm năng về vốn và các khu vực đông dân cư để đưa sản phẩm tiết kiệm của SCB đến với khách hàng nhiều hơn.
Cũng từ bảng 4.2 bảng số liệu về tình hình huy động vốn ta thấy qua gần 2 năm hoạt động ngân hàng đã có sự tăng trưởng khá mạnh mẽ về nguồn vốn có kỳ hạn, tuy nhiên nguồn vốn tiết kiệm không kỳ hạn lại chiếm một tỷ lệ rất thấp, không đáng kể trong tổng nguồn vốn.
Để hiểu rõ nguyên nhân tại sao loại tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn lại ít được khách hàng ưa chuộng, ngược lại loại tiền gửi tiết kiệm cò kỳ hạn lại thu hút khách hàng nhiều như vậy ta bắt đầu phân tích cụ thể tình hình huy động vốn đối với từng loại hình huy động
4.1.2.1 Đối với loại tiền gửi tiết kiệm
Loại tiền gửi này chủ yếu huy động được từ mọi người dân trong tỉnh, họ gửi nhằm mục đích thu được lợi tức, ngoài ra họ gửi tiền còn vì mục tiêu an toàn cho đồng vốn của mình. Tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh các quý qua tăng rõ rệt, cụ thể năm 2006 là 10.865 triệu đồng, chỉ sau một năm hoạt động nguồn vốn này đã tăng lên đáng kể với tốc độ tăng truởng 5,23 lần thành 67.705 triệu đồng. Tiền gửi của tổ chức kinh tế và dân cư cũng tăng mạnh càng thể hiện tác dụng tốt của các chương trình tiết kiệm dự thưởng và những chính sách thu hút khách hàng doanh nghiệp do SCB đưa ra. Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh có sự tăng trưởng ổn định cho thấy chi nhánh đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, vừa giữ chân khách hàng cũ, vừa thu hút thêm nhiều khách hàng mới dẫn đến tiền gửi không ngừng tăng trưởng. Tiền gửi tiết kiệm được cấu thành từ hai loại tiền gửi là tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Tiền gửi có kỳ hạn rất khó thu hút khách hàng bởi vì nó có sự ràng buộc về thời gian. Mặc khác, giá cả luôn biến động làm cho người dân không thích loại tiền gửi này. Nhưng SCB – An Giang đã có chính sách phù hợp, thái độ phục vụ của nhân viên và nhiều loại hình dịch vụ cùng với các tiện ích của nó đã huy động được một lượng lớn vốn, mỗi năm một tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn.
Các chính sách ngân hàng dùng để giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới đó là: SCB đã tạo ra nhiều kỳ hạn linh hoạt từ 3 ngày trở lên tạo điều kiện cho khách hàng tham gia gửi tiền trong ngắn hạn, tuy nhiên với cách thức huy động này ngân hàng phải tốn rất nhiều chi phí. Bên cạnh đó, SCB còn áp dụng các chính sách thưởng lãi suất và áp dụng chính sách khách hàng tức là sẽ áp dụng lãi suất có kỳ hạn tùy theo số ngày thực gửi cho các sổ tiết kiệm tất toán trước hạn thay vì hưởng lãi suất không kỳ hạn. Điều này làm cho khách hàng an tâm hơn khi tham gia các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn.
Loại tiền gửi này ngày càng tăng cao qua các quý là do khách hàng đã nhận thấy được ưu điểm của của nó là lãi suất cao, có những sản phẩm thích hợp với nhu cầu của họ, do vậy khi có được lượng tiền nhàn rỗi họ sẽ gửi tiết kiệm có kỳ hạn vào ngân hàng vì vậy thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền.
Số dư tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trong mỗi 6 tháng qua tăng như sau: Vào 6 tháng đầu mới hoạt động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của chi nhánh 10.338 triệu đồng. Nhưng qua 6 tháng sau, tổng kết tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của 6 tháng đầu năm 2007 lên đến 41.524 triệu đồng, tăng 3 lần. Con số này lại tiếp tục tăng thêm 25.523 triệu đồng thành 67.047 triệu đồng vào thời điểm kết thúc 6 tháng hoạt động cuối năm 2007. Có được kết quả như trên nguyên nhân là do gần cuối năm nên ngân hàng có nhiều chương trình tiết kiệm dự thưởng dành cho khách hàng như chương trình “rộn ràng sắc xuân”, khách hàng đến gửi tiền vừa nhận được lãi suất cộng thêm, vừa được quay số trúng thưởng, nhận thêm lì xì, được tặng quà ngày tết…do đó khi có lượng tiền mặt nhàn rỗi hàng năm thì khách hàng quyết định đến ngân hàng gửi tiết kiệm để sinh lợi. Sự tăng trưởng của loại tiền gửi này cho thấy thu nhập của người dân ngày càng tăng cao và họ đã tạo được thói quen khi chưa có nhu cầu sử dụng trong thời gian sắp tới họ sẽ cân đối nguồn vốn của mình và gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất cao.
Từ những lý do nêu trên ta thấy đây chính là nguồn vốn mục tiêu mà ngân hàng cần hướng tới vì tính ổn định của nó, ngân hàng có quyền chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này trong cho vay sinh lợi. Vì vậy ngân hàng không ngừng cải tiến, sửa đổi và đưa ra những sản phẩm mới mang tính cạnh tranh để thu hút được thật nhiều lượng vốn này.
Để thuận lợi cho khách hàng, ngân hàng đã tạo ra nhiều loại sản phẩm tiền gửi tương ứng với mỗi mức lãi suất khác nhau và kỳ hạn khác nhau. Biểu lãi suất đối với tiền gửi tiết kiệm thông thường của ngân hàng sẽ được giới thiệu trong phần phụ lục của đề tài.
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
Đối với loại tiền gửi này, khi khách hàng có một số tiền tạm thời nhàn rỗi trong thời gian ngắn mà chưa dùng đến, họ dùng tiền này gửi vào ngân hàng để hưởng lãi và đảm bảo an toàn hơn khi để ở tại nhà. Tuy nhiên qua bảng số liệu ta cũng thấy được trong cơ cấu nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm thì kênh huy động chủ yếu là từ nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, còn tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn chỉ chiếm một phần rất nhỏ, lý do là lãi suất thu được từ nguồn tiền này rất thấp, lãi suất chỉ bằng khoảng 1/3 lãi suất của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và một lý do nữa là khoảng tiền gửi tiết kiệm chỉ cá nhân mới được gửi không dùng để thanh toán nên đa phần khách hàng thích gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn hơn, hoặc họ sẽ gửi vào tài khỏan tiền gửi thanh toán thay cho tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn vì sẽ thuận tiện và sễ dàng hơn trong việc thanh toán, chuyển tiền, rút gửi tiền mà vẫn hưởng lãi suất ngang nhau..
Nếu nguồn vốn này tăng dần theo các năm thì tốt do chi phí trả lãi thấp nhưng do đặc điểm của hình thức huy động này là có thể rút tiền bất cứ lúc nào nên chi nhánh rất khó trong việc chủ động được nguồn vốn hay nói cách khác phần vốn huy động này đưa vào lưu thông không được thuận lợi, vì thế các tổ chức tín dụng thường không đưa ra mức lãi suất cao và chi nhánh phải dự phòng quỹ an toàn để đảm bảo tính thanh khoản của mình và tính toán cơ cấu đầu tư hợp lí, vì vậy nguồn vốn từ hình thức huy động này không phải là nguồn vốn chủ yếu mà ngân hàng hướng tới.
Từ những lý do nêu trên ta thấy nguyên nhân chủ yếu làm cho nguồn vốn huy động của loại tiền gửi không kỳ hạn thấp là do lãi suất chưa đủ hấp dẫn họ. Vì khách hàng gửi
tiết kiệm đa phần là vì lợi tức, còn với mục đích thanh toán họ sẽ tìm đến loại hình TGTT
4.1.2.2 Tiền gửi thanh toán
Bên cạnh hai loại tiền gửi trên thì tiền gửi thanh toán cũng được ngân hàng chú trọng vì nó sẽ bổ sung vào nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, giúp cho nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng thêm, bên cạnh đó ưu điểm của nó là lãi suất thấp từ đó sẽ giảm chi phí đầu vào của ngân hàng. Đồng thời cũng thông qua hoạt động này ngân hàng còn thực hiện bán chéo sản phẩm với các doanh nghiệp, giữ mối quan hệ làm ăn lâu dài với các doanh nghiệp trong địa bàn. Một lý do nữa là TGTT thông thường được huy động từ các doanh nghiệp, các TCKT, do đó số dư huy động sẽ lớn hơn rất nhiều so với tiền gửi cá nhân.
Qua gần 2 năm hoạt động, lượng tiền gửi thanh toán mà ngân hàng huy động tăng nhanh góp phần cho tốc độ tăng trưởng của tổng vốn huy động. Tình hình huy động của tiền gửi thanh toán như sau:
6 tháng cuối năm 2006: 10.926 triệu đồng
6 tháng đầu năm 2007 : 22.881 triệu đồng
6 tháng cuối năm 2007: 36.604 triệu đồng
TGTT tăng dần là do ngân hàng có nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đến vay vốn, như chính sách chuyển doanh thu của doanh nghiệp về SCB, miễn phí thanh toán cho các doanh nghiệp đang vay vốn tại SCB do đó tạo được các mối quan hệ tốt đẹp với các doanh nghiệp chính, thu hút họ mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng. Ngoài ra đối với cá nhân, ngân hàng cũng không bỏ qua khoảng trống này, ngân hàng đã có những chính sách khuyến mãi khuyến khích khách hàng cá nhân sử dụng thẻ ATM…do đó tiền gửi thanh toán huy động ngày càng tăng.
Nhìn chung hoạt động huy động vốn của ngân hàng khá tốt, ngày càng có hiệu quả, đảm bảo được chỉ tiêu do Hội sở giao cho. Có được như vậy là nhờ vào sự tận tình phục vụ của toàn thể nhân viên trong chi nhánh và chính sách lãi suất luôn phù hợp với tình hình biến động của thị trường tạo sự tin tưởng cho khách hàng, vì vậy họ đến giao dịch với chi nhánh ngày càng nhiều. Có thể thấy bên cạnh những nổ lực chăm sóc và tiếp thị khách hàng, các đơn vị, sự gia tăng hoạt động trong thời gian qua còn bao gồm những đóng góp đáng kể từ các chương trình quảng bá thương hiệu của SCB và trong các kỳ hội nghị khách hàng. Tuy nhiên do còn non trẻ so với các đối thủ SacomBank, ngân hàng Đông Á, ACB vì các ngân hàng này đã có mặt rất lâu trên địa bàn tỉnh An Giang nên muốn phát triển hơn nữa, chiếm được nhiều thị phần hơn nữa tại địa bàn, ngân hàng cần phải nổ lực hết mình, phát huy những ưu điểm hiện có và hạn chế, khắc phục những khuyết điểm mà khách hàng chưa hài lòng. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả huy động vốn, chi nhánh cần phải khẩn trương nghiên cứu thực hiện các loại thể thức tiết kiệm mới: tiết kiệm có kỳ hạn có lãi và có thưởng, tiết kiệm có lãi suất gắn với quy mô vốn gởi (tiền gởi càng lớn, lãi suất càng cao), đẩy mạnh công tác mở tài khoản cá nhân. Bên cạnh đó, cán bộ nhân viên ngân hàng cần phải nhiệt tình giúp đỡ, giải thích, hướng dẫn khách hàng gửi loại tiền phù hợp và có lợi cho họ.
4.2 Giới thiệu các sản phẩm tiền gửi của ngân hàng TMCP Sài Gòn
Việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài trong giai đoạn hội nhập và mở cửa thị trường tài chính theo các điều kiện của WTO đặt ra yêu cầu nhất thiết các ngân hàng trong nước phải chủ động đầu tư phát triển công nghệ, mở rộng mạng lưới, phát triển sản phẩm dịch vụ mới phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Vào WTO SCB sẽ gặp nhiều thách thức không chỉ từ sự mạnh lên của các ngân hàng trong nước mà còn từ các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là những ngân hàng có uy tín lâu đời trên thế giới và những ngân hàng đã có thời gian lâu dài hoạt động tại Việt Nam. Như vậy trong thời gian tới cạnh tranh trên thị trường tài chính tiền tệ, nhất là công tác huy động vốn sẽ ngày càng gay gắt. Vì thế để tăng cường sức cạnh tranh, củng cố thương hiệu, uy tín, ngân hàng TMCP Sài Gòn cần đưa ra những chính sách phù hợp, những chương trình khuyến mãi nhằm giữ vững và thu hút thêm khách hàng.
Hiện nay, SCB đang sử dụng rất nhiều sản phẩm tiền gửi để HĐV, những chương trình khuyến mãi, những chính sách ưu đãi nhằm thu hút khách hàng như: “Tiền gửi rút gốc từng phần hưởng lãi suất bậc thang”, “Lãi suất tăng, điều chỉnh tăng”, “tích lũy hưu trí”, “tặng thêm lãi suất đối với người từ 50 tuổi trở lên”, “ gửi tiền nhận lãi ngay” đáp ứng và thu hút được những yêu cầu khác nhau của khách hàng, phù hợp với nhiều loại hình nhiều lứa tuổi do đó ngân hàng đã thu hút được một lượng vốn đáng kể từ các sản phẩm này.
4.2.1 Tích lũy hưu trí
Nguồn thu nhập chính ở tuổi trên 50 là từ con cái, phần tiền hưu trí và tích lũy sau bao nhiêu năm vất vả, SCB thấu hiểu và ghi nhận những điều đó vì vậy đã cho ra đời sản phẩm tiết kiệm “Tích lũy hưu trí”. Sản phẩm này sẽ giúp cho số tiền tích lũy của khách hàng ngày càng gia tăng và cả người thân sẽ có một cuộc sống nhàn hạ mà vẫn đảm bảo nguồn tài chính trong thời gian nghỉ hưu
Mô tả sản phẩm
Là hình thức tiết kiệm tích góp bằng đồng Việt Nam theo định kỳ nhằm giúp khách hàng đạt được kế hoạch tài chính cho cuộc sống về hưu của mình và/hoặc của người thân. Khách hàng có thể gửi 1 lần hay nhiều lần theo định kỳ, được rút tiền nhiều lần trong suốt kỳ hạn của sổ tiết kiệm và hưởng lãi suất hấp dẫn kèm theo những ưu đãi đặc biệt khác.
Đối tượng tham dự
Chủ hợp đồng: tất cả các cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam có thời gian cư trú từ 12 tháng, là người thực hiện các giao dịch và ký hợp đồng tiền gửi tiết kiệm “Tích lũy hưu trí” với SCB.
Người thụ hưởng từ 50 tuổi trở lên, có thể là chính chủ hợp đồng và/hoặc do chủ hợp đồng chỉ định khi mở sổ và có thể thay đổi theo yêu cầu của chủ hợp đồng hoặc của người nhận chuyển nhượng (nếu sổ tiết kiệm đã được chuyển nhượng).
Đặc điểm
Kỳ hạn: tối thiểu 1 năm và tối đa 10 năm (gửi tròn năm). Hình thức gửi: gửi nhiều lần theo định kỳ, lãi được trả vào cuối kỳ. Định kỳ gửi: 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. Ngày gửi tiền được dao động so với ngày thoả thuận trong hợp đồng:
Định kỳ gửi 1 tháng: +/- 7 ngày
Định kỳ gửi 2 tháng: +/- 10 ngày
Định kỳ gửi 3 tháng: +/- 15 ngày
Định kỳ gửi 6 tháng: +/- 30 ngày
Định kỳ gửi 12 tháng: +/- 60 ngày
Giá trị gửi cho mỗi định kỳ phải là bội số của 100.000 đồng. Lĩnh lãi cuối kỳ - tiền lãi được trả một lần khi sổ đáo hạn.
Lãi suất
Lãi “tích lũy hưu trí” được tính theo thời gian thực gửi và được nhập gốc theo từng năm. Lãi suất được tăng lên hàng năm trong quá trình tích lũy. Tặng thêm lãi suất 0,05%/tháng cho kỳ gửi đầu tiên khi sổ tiết kiệm có số tiền gửi lần đầu tiên đạt từ 10 triệu đồng trở lên. Tặng thêm lãi suất 0,001%/tháng cho kỳ gửi khi khách hàng gửi thêm từ10 triệu đồng trở lên so với số tiền đã cam kết gửi cho một định kỳ. Hưởng lãi suất ưu đãi khi tái tục sổ tiết kiệm: cộng thêm 0,01%/tháng so với lãi suất hiện hành của sản phẩm do SCB công bố vào thời điểm tái tục.
Quà tặng
Tặng quà cho một người thụ hưởng và chủ hợp đồng từ 50 tuổi trở lên nhân các sự kiện trong năm: ngày Quốc tế Người cao tuổi, ngày của Mẹ, ngày của Cha, lễ Vu lan.Tặng quà trên cơ sở số dư của sổ đối với cả sổ mở trước & trong thời gian xảy ra sự kiện. Trường hợp sổ tiết kiệm “tích lũy hưu trí” có nhiều Người thụ hưởng thì sẽ tặng quà cho người thụ hưởng có tuổi cao nhất. Tặng tiền mặt theo tỷ lệ tương ứng với kỳ hạn tích luỹ của sổ vào ngày đáo hạn của sổ nếu khách hàng không rút vốn trước hạn. Khách hàng có thể chọn nhận quà từng lần vào các sự kiện bằng hiện vật hoặc quy đổi thành tiền mặt nhận một lần vào ngày kỷ niệm hợp đồng hàng năm.
Các ưu đãi khác
Được gia hạn định kỳ gửi tiền. Được vay để gửi tiền với lãi suất vay thấp hơn 0,01%/tháng so với lãi suất cho vay cầm cố do SCB áp dụng tại thời điểm vay. Được vay cầm cố tối đa đến 100% giá trị gốc của sổ tại thời điểm cầm cố tùy theo thời hạn còn lại của sổ và theo quy định hiện hành của SCB về cho vay cầm cố. Được vay ưu đãi cho các nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh của Khách hàng hoặc của Người thụ hưởng hoặc của cả hai, vay tổ chức hôn nhân cho con, vay cho con đi du học,…: giảm 0,01%/tháng so với lãi suất cho vay do SCB áp dụng tại thời điểm vay. Được rút trước hạn từng phần tối đa 02 lần/năm, giá trị mỗi lần rút tối đa bằng 90% số dư tại thời điểm rút
Dịch vụ hỗ trợ
Ưu đãi khi có nhu cầu mua ngoại tệ cho mục đích du lịch, chữa bệnh. Ưu đãi khi sử dụng dịch vụ chứng minh tài chính cho con đi du học. Có thể vay để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt tạm thời với thủ tục đơn giản. Được mở tài khoản thanh toán miễn phí. Cấp miễn phí 01 thẻ ATM SCB link cho Chủ hợp đồng hoặc Người thụ hưởng với mỗi sổ tiết kiệm “Tích lũy hưu trí”.ung cấp miễn phí các dịch vụ SMS Banking, Internet Banking, Phone Banking của SCB. Sử dụng dịch vụ Ủy nhiệm chi thường xuyên: an toàn, tiện lợi.
Thủ tục
Khách hàng chỉ cần cung cấp giấy tờ tuỳ thân, đồng thời cung cấp giấy khai sinh/ CMND/ hộ chiếu/ sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ tương đương của người thụ hưởng.
Bảng 4.2: Biểu lãi suất tiền gửi tích lũy hưu trí
Thời gian (*)
Lãi suất (**)
1
0,740%
2
0,808%
3
0,810%
4
0,811%
5
0,812%
6
0,813%
7
0,814%
8
0,815%
9
0,816%
10
0,817%
*Thời gian đã thực hiện tích lũy của STK (năm)
** Lãi suất tích lũy được hưởng theo từng năm (%/tháng, lĩnh lãi cuối kỳ)
Ưu điểm của sản phẩm
Tập trung vào đối tượng khách hàng từ 50 tuổi trở lên, nhằm tung ra thị trường chùm sản phẩm tích lũy theo chu kỳ sống của con người đáp ứng nhu cầu của tất cả các thế hệ trong gia đình. Tích lũy dần từ số tiền nhỏ nhàn rỗi ở hiện tại để có được khoảng tiền lớn trong tương lai. Số tiền gửi và thời hạn gửi linh hoạt cho phù hợp với mỗi khách hàng. Được hỗ trợ các khoản vay với lãi suất thấp và được tặng quà vào ngày sự kiện (ngày 01/10 hàng năm) và các ưu đãi khác.
Hạn chế của sản phẩm
Chỉ lĩnh lãi vào cuối kỳ khi sổ tiết kiệm đáo hạn. và lãi suất thấp hơn so với hình thức gửi tiết kiệm thông thường.
Tình hình huy động vốn của sản phẩm qua các quý
Sản phẩm bắt đầu thực hiện vào ngày 1 tháng 10 năm 2007, sản phẩm này không có thời gian kết thúc. Tuy nhiên chỉ mới thực hiện trong ba tháng, sản phẩm đã mang lại cho ngân hàng một lượng vốn tuy không nhiều nhưng góp phần làm gia tăng nguồn vồn huy động của ngân hàng do tính ổn định của nó. Có được như vậy là nhờ vào chính sách của ngân hàng, tập trung vào lượng tiền nhàn rỗi của đối tượng khách hàng hưu trí mà nhiều ngân hàng đã bỏ trống. Do mới thực hiện nên chi nhánh chỉ có doanh số huy động trong 3 tháng. Tình hình huy động vốn của ngân hàng trong 3 tháng của quý IV năm 2007 như sau:
`
Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn tiền gửi tích lũy hưu trí
của SCB An Giang trong quý IV
ĐVT: Triệu đồng
Tháng
Doanh số huy động
Tháng 10
10
Tháng 11
15
Tháng 12
25
Tổng cộng
50
Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang
Tình hình huy động trên được thể hiện qua biểu đồ sau:
Từ biểu đồ trên ta thấy lượng tiền qua huy động từ sản phẩm này qua các tháng đều tăng mặc dù con số này không cao do sản phẩm này còn mới mẻ, khách hàng chưa hiểu hết những ưu điểm của nó nhưng sản phẩm này vẫn có tăng qua các tháng cho thấy ngân hàng đã tiếp thị tốt sản phẩm đến khách hàng và khách hàng cũng thấy được lợi ích có được từ sản phẩm này.
Tháng đầu tiên khi áp dụng sản phẩm này ngân hàng chỉ huy động được 10 triệu đồng do hình thứ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUAN VAN n“p.doc
- bia luan van nop.doc