Mục lục
Mục lục .ii
Danh mục các bảng .iv
Danh mục các hình.v
Danh mục các từviết tắt.vi
Lời cảm ơn.vii
Tóm tắt.viii
Chương 1. Giới thiệu.1
1.1. Lý do chọn đềtài.1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.1
1.3. Phương pháp nghiên cứu.1
1.4. Phạm vi nghiên cứu.2
1.5. Ý nghĩa của đềtài.2
1.6. Mô hình nghiên cứu .2
Chương 2. Cơsởlý thuyết .4
2.1. Khái niệm TGHĐ.4
2.2. Các loại tỷgiá.4
2.3. Các chế độtỷgiá.5
2.3.1. Tỷgiá hối đoái cố định .5
2.3.2. Tỷgiá hối đoái thảnổi hoàn toàn.5
2.3.3. Tỷgiá hối đoái thảnổi có quản lí.5
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷgiá hối đoái.6
2.4.1 Cán cân thanh toán quốc tế.6
2.4.2 Lạm phát.7
2.4.3. Lãi suất.7
2.4.4. Các yếu tốkhác.8
2.5. Hợp đồng kỳhạn và các công cụphái sinh.9
2.5.1. Hợp đồng kỳhạn .9
2.5.2. Hợp đồng hoán đổi.10
2.5.3. Hợp đồng quyền chọn .12
2.6. Tổng quan vềcơchế điều hành tỷgiá và tỷgiá ởViệt Nam.13
2.7. Hoạt động XNK và ảnh hưởng của tỷgiá đến hiệu quảhoạt động XNK.15
2.7.1. Hoạt động XNK.15
2.7.2. Ảnh hưởng của tỷgiá đến hoạt động XNK.16
a. Khi tỷgiá tăng .16
b. Khi tỷgiá giảm.16
2.8. Khảo sát các nghiên cứu trước.16
Chương 3. Giới thiệu chung vềCTCP CB THS Hiệp Thanh.18
3.1. Quá trình thành lập và phát triển của CTCP CB THS Hiệp Thanh.18
3.2. Cơcấu tổchức quản lý và chức năng nhiệm vụcủa từng bộphận.19
3.3. Chức năng và nhiệm vụcủa công ty.20
3.3.1. Chức năng .20
3.3.2. Nhiệm vụ.21
3.4. Sơ đồtổchức của công ty.21
3.5. Tình hình tiêu thụvà cơcấu thịtrường XK của Công ty.22
3.5.1. Tình hình tiêu thụ.22
3.5.2. Cơcấu thịtrường XK.22
3.6. Thuận lợi và khó khăn.23
SVTH: Trần Đại Quốc ii
Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh
3.6.1. Thuận lợi .23
3.6.2. Khó khăn .23
Chương 4. Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCP CB THS Hiệp
Thanh.24
4.1. Những nguyên nhân gây biến động tỷgiá USD/VND từnăm 2006 đến 2008.24
4.1.1. Cán cân thanh toán quốc tế.24
4.1.2. Lạm phát.25
4.1.3. Lãi suất.26
4.1.4. Các nguyên nhân khác.27
a. Chính sách kinh tếvĩmô của chính phủ.27
b. Yếu tốtâm lý.27
4.2. Tác động của tỷgiá hối đoái đến hoạt động kinh doanh XNK của CTCP CB THS
Hiệp Thanh.28
4.2.1. Kết quảhoạt động kinh doanh từnăm 2006 đến 2008 .28
4.2.2. Kết quảdoanh thu XK và nội địa qua các năm.28
4.2.3. Kim ngạch XNK.30
4.2.4. Ảnh hưởng của giá cả, sốlượng USD đến doanh thu XK và chi phí NK.31
a. Ảnh hưởng của giá cả, sốlượng USD đến doanh thu XK.32
b. Ảnh hưởng của giá cả, sốlượng USD đến chi phí NK.34
4.2.5. Kim ngạch XK theo cơcấu mặt hàng.36
4.2.6. Mối quan hệgiữa tỷgiá XK thủy sản và tỷgiá thực tế.37
4.2.7. Sốdưcác khoản có gốc ngoại tệ.39
4.3. Các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro cho Công ty.40
4.3.1. Sửdụng hợp đồng kỳhạn .42
4.3.2. Sửdụng hợp đồng hoán đổi .42
4.3.3. Sửdụng hợp đồng quyền chọn.42
4.3.4. Sửdụng thịtrường tiền tệ.43
4.3.5. Sửdụng hợp đồng XNK song hành.43
4.3.6. Sửdụng quỹdựphòng rủi ro tỷgiá.43
Chương 5. Kết luận và kiến nghị.44
5.1. Kết luận .44
5.2. Kiến nghị.44
5.2.1. Đối với doanh nghiệp.44
5.2.2. Đối với ngân hàng.44
5.2.3. Đối với nhà nước.45
Tài liệu tham khảo. - 1 -
Phụlục. - 3 -
59 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1707 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty cổ phần chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ ± 0,5% tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định.
Vào đầu năm 1990, với việc hình thành 2 trung tâm giao dịch ngoại tệ tại
TPHCM và Hà Nội, tỷ giá chính thức được xác định trên cơ sở các phiên giao dịch tại
trung tâm, trong đó NHNN VN tham gia với vai trò chủ đạo.
Năm 1994, Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng ra đời thay thế 2 trung tâm giao
dịch ngoại tệ (Qđ 203/QĐ NH3 20/09/1994), tỷ giá chính thức được ổn định và do
NHNN VN công bố dựa trên tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, các ngân
hàng thương mại được phép xác định tỷ giá giao dịch của mình trên cơ sở tỷ giá chính
thức do NHNN VN công bố với biên độ ±0,5%.
Tiếp theo đó, biên độ được nới rộng lên ±1%, ±5%, ±10%. Đồng thời, NHNN
VN cũng đã 2 lần điều chỉnh tỷ giá chính thức từ 11.175 VND/USD lên
11.800VND/USD và tiếp tục lên 12.998 vào 7/8/1998. Ngày 25/02/1999 NHNN VN
đã không xác định và công bố tỷ giá chính thức mà thông báo tỷ giá bình quân giao dịch
ngày hôm trước trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và biên độ giao dịch của các
ngân hàng thương mại là ±0,1%.
Từ ngày 24/12/2006, NHNN điều chỉnh biên độ giao dịch ngoại tệ của TCTD
đối với khách hàng lên ± 0,75% so với tỷ giá do NHNN công bố.
Từ ngày 10/3/2008, NHNN điều chỉnh biên độ giao dịch trong mua bán ngoại tệ
của các TCTD đối với khách hàng từ mức ± 0,75% tăng lên ± 1,0%.
Ngày 26/6/2008, Thống đốc NHNN có Quyết định số 1436/QĐ-NHNN nới rộng
biên độ giao dịch tỷ giá từ mức ± 1% quy định từ ngày 10-3-2008, tăng lên ± 2% so với
tỷ giá liên ngân hàng do NHNN công bố, thực hiện kể từ ngày 27/6/2008.
Quyết định số 2635/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN điều chỉnh biên độ mua
bán ngoại tệ giao ngay của các TCTD đối với khách hàng từ ± 2% lên ±3% thực hiện từ
7/11/2008.
Kể từ ngày 25/12/2008, NHNN điều chỉnh tăng 3% đối với tỷ giá bình quân liên
ngân hàng từ 16.494 VNđ/USD tăng lên 16.989 VNđ/USD. Đây là mức điều chỉnh tỷ
giá liên ngân hàng tăng cao nhất trong một ngày từ nhiều năm qua. Với biên độ ± 3%, tỷ
giá mua bán của các NHTM nhìn chung cũng điều chỉnh tăng lên trên cơ sở tỷ giá liên
ngân hàng của NHNN. Theo đó mặt bằng tỷ giá mới sẽ góp phần kích thích XK, kiểm
soát nhập siêu và đảm bảo bền vững cán cân thanh toán quốc tế.
Như vậy, có thể thấy rằng trước năm 1997, tỷ giá được kiểm soát trực tiếp, cố
định với đồng đô la Mỹ và cố gắng giữ mức ổn định. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
xác định và công bố mức tỷ giá chính thức. Sau đó do tác động của cuộc khủng hoảng
tài chính Châu Á và thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai của Việt Nam tăng cao, vì vậy
NHNN VN đã hai lần điều chỉnh tỷ giá chính thức. Kể từ thời kì này, tỷ giá đã được
điều chỉnh trên cơ sở bằng việc điều chỉnh biên độ giao dịch tỷ giá và thay vì công bố tỷ
giá chính thức, NHNN VN thông báo tỷ giá bình quân giao dịch ngày hôm trước trên thị
SVTH: Trần Đại Quốc 14
Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh
trường liên ngân hàng. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã phân loại Việt Nam có cơ chế tỷ
giá thả nổi có quản lí.
13.000
14.000
15.000
16.000
17.000
18.000
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Năm
Đ
ồ
ng
Tỷ giá USD/VND
Hình 2.1: Tỷ giá USD/VND từ năm 2001 đến 2009
Qua biểu đồ ta thấy trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2009, tỷ giá giữa USD và
VND luôn biến động, đặc biệt là trong thời gian gần đây, từ đầu năm 2008 tỷ giá
USD/VND gần 16.000 đồng đến giữa năm 2008 tỷ giá bắt đầu tăng lên và đến đầu năm
2009, tỷ giá đã tăng mạnh lên 17.397 đồng. Nguyên nhân là trong năm 2008, lạm phát
tăng cao, VND mất giá làm cho tỷ giá tăng, kéo theo đó là do tâm lý của các nhà đầu tư
lo sợ đồng VND mất giá cho nên đã chuyển từ VND sang thị trường vàng hay USD làm
cho tỷ giá đã giảm nay càng giảm hơn.
2.7. Hoạt động XNK và ảnh hưởng của tỷ giá đến hiệu quả hoạt động XNK
2.7.1. Hoạt động XNK
XK là một quá trình thu doanh lợi bằng cách bán các sản phẩm hoặc dịch vụ ra
các thị trường nước ngoài, thị trường khác với thị trường trong nước. Ngược lại, NK là
việc dùng ngoại tệ mua hàng hóa từ thị trường bên ngoài phục vụ yêu cầu trong nước.
Như vậy, XNK là hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa qua phạm vi của một quốc gia
để thu về ngoại tệ hay dùng nội tệ đổi lấy ngoại tệ mua hàng hóa nước ngoài vào trong
nước. XNK sẽ tác động lên cung và cầu ngoại tệ, tác động lên tỷ giá hối đoái.
Hoạt động XNK là chiếc cầu nối, là ống dẫn, giữa nền kinh tế quốc gia và thế
giới bên ngoài. Nhờ sử dụng những lợi thế so sánh của mình hòa nhập vào môi trường
kinh tế thế giới đã mang lại lợi ích và sự phát triển ngày một đi lên. XNK là một hoạt
động không thể thiếu đối với bất kì quốc gia nào muốn tối ưu hóa lợi nhuận và chuyên
môn hóa sản xuất.
SVTH: Trần Đại Quốc 15
Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh
2.7.2. Ảnh hưởng của tỷ giá đến hoạt động XNK
a. Khi tỷ giá tăng
Giá hàng NK tính bằng nội tệ tăng lên, người tiêu dùng có xu hướng không mua
hàng NK nữa, khiến cho hàng NK bị ế thừa, NK bị hạn chế. Hoặc đối với những khoản
nợ, vay ngoại tệ giờ đây tăng giá lên, gây nên tình trạng không có có khả năng trả nợ,
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Ngược lại giảm giá nội tệ sẽ có lợi cho XK vì nhà XK sẽ hưởng lợi qua chênh
lệch số lượng nội tệ đổi lấy một đồng ngoại tệ tăng lên. Những khoản tiền gửi hay đầu
tư bằng ngoại tệ lúc bấy giờ có lời hơn nhờ vào chênh lệch tỷ giá.
b. Khi tỷ giá giảm
Số luợng nội tệ đổi lấy một đồng ngoại tệ giảm đi sẽ có tác động ngược lại. Khi
đó giá cả hàng hóa đối với sản phẩm NK đối với người tiêu dùng trong nước sẽ giảm,
hay họ sẽ cần ít nội tệ hơn để mua lấy sản phẩm như trước kia, do vậy nhu cầu đối với
hàng NK tăng lên, NK sẽ có lợi. Đồng thời những khoản nợ vay ngoại tệ hay nợ nước
ngoài sẽ mất đi một phần gánh nặng nhờ chênh lệch tỷ giá, người nhận nợ sẽ chi trả ít
nội tệ hơn so với khi vay mượn. Và khi đó hàng hóa trong nước đối với người tiêu dùng
nước ngoài sẽ tăng giá bởi họ sẽ phải chi tiền nhiều hơn trước kia để trả cho hàng hóa
đó.
Tuy nhiên, nhà kinh doanh XNK cần phải xem xét tỷ giá biến động ở mức nào
thì có lợi, vì khi nhà XK đồng thời là người sản xuất hàng XK sẽ phải nhập nguyên phụ
liệu từ nước ngoài để phục vụ cho sản xuất. Nếu tỷ giá tăng (đồng nội tệ mất giá) sẽ
khiến cho giá nguyên vật liệu NK tăng theo, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận
của công ty.
Vì vậy, trong kinh doanh XNK cần quan tâm đến cả tỷ giá XK và tỷ giá NK. Để
có lợi cho XK thì phải chọn theo công thức :
Tỷ giá XK ≤ Tỷ giá thị trường≤ Tỷ giá NK
Một công ty XNK thì hàng ngày phải xem xét và tính toán với mức tỷ giá nào
thì XK có lời và NK có lợi hơn. Đồng thời, những khoản thanh toán và đầu tư ngoại tệ
của doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào khi tỷ giá tăng lên hoặc giảm xuống. Đó là
những ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Kế toán doanh
nghiệp sẽ hạch toán và tính toán theo những qui tắc được sử dụng trong kế toán chênh
lệch tỷ giá.
2.8. Khảo sát các nghiên cứu trước
Tác giả khảo sát đề tài khóa luận tốt nghiệp của sinh viên có cùng chủ đề về tỷ
giá hối đoái. Mục tiêu của đề tài này gồm có:
+ Tìm hiểu xu hướng biến động của tỷ giá trong thời gian năm 1998, năm 2000
và năm 2004.
SVTH: Trần Đại Quốc 16
Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh
+ Sự biến động của tỷ giá đã tác động đến tình hình tài chính của doanh nghiêp
như: doanh thu XK, lợi nhuận của hoạt động XK nói riêng và lợi nhuận kinh doanh của
doanh nghiệp nói chung trong các năm 1998,2000 và 2004.
+ Sự tăng giảm của tỷ giá ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh XK của doanh
nghiệp, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Tên đề tài: “Phân tích tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động xuất nhập tại
Công ty XNK nông sản thực phẩm An giang”.
Tên tác giả: Nguyễn Thị Thanh Thảo - Lớp: DH2TC –Khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh, Trường Đại Học An Giang.
Ưu điểm của các đề tài: đề tài này tác giả cho thấy được xu hướng biến động của
tỷ giá hối đoái qua các năm 1998, 2000 và 2004, các tác giả đã phân tích, đã cho thấy sự
tác động của tỷ giá đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như doanh thu, XK
Hạn chế của các đề tài: mặc dù tác giả đã chỉ ra xu hướng biến động của tỷ giá
qua các năm 1998, 2000 và 2004 nhưng tác giả không nêu được rõ ra các nguyên nhân
làm cho tỷ giá biến động, mà chỉ nói rất chung chung. Thêm nữa, từ những phân tích
trên, các tác giả đã đưa ra các giải pháp để giúp doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro về tỷ
giá nhưng tác giả cũng chỉ viết rất sơ sài, không chi tiết, làm cho người đọc khó hình
dung.
SVTH: Trần Đại Quốc 17
Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh
SVTH: Trần Đại Quốc 18
Chương 3. Giới thiệu chung về CTCP CB THS Hiệp Thanh
3.1. Quá trình thành lập và phát triển của CTCP CB THS Hiệp Thanh
Tiếng tăm của vùng đất Cần Thơ được vang xa bởi đây là vùng “gạo trắng
nước trong”, nằm trên vùng đất Châu thổ phì nhiêu thuận lợi cho phát triển cây ăn trái
cũng như ngành Nông Nghiệp nói chung. Thêm một lợi thế nữa đó là Cần Thơ có hệ
thống sông ngòi rộng lớn, cửa sông rộng khắp, có nhiều loài thủy hải sản phong phú làm
tăng thêm khả năng phát triển cho vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty chế biến
thủy hải sản thành lập và hoạt động.
Huyện Thốt Nốt thuộc TP Cần Thơ, nằm trên con đường giao nhau giữa Cần
Thơ và Long Xuyên (An Giang), đặc biệt hơn nữa đó là nơi vận chuyển nguồn thủy hải
sản cho các tỉnh kể cả đường bộ lẫn đường thủy.
Huyện Thốt Nốt với diện tích 17.1km2, dân số 191 ngàn người. Đơn vị hành
chính gồm 01 thị trấn, 09 xã (thị trấn Thốt Nốt, xã Thới Thuận, Tân Lộc, Trung Nhứt,
Trung Kiên, Trung An, Trung Thạch, Thuận Hưng, Tân Hưng). Chính vị thế đó các đầu
mối giao thông, thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với các tỉnh, thành phố, khu
vực và trong cả nước đã góp phần tạo sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm cho
người dân nơi đây. Với thế mạnh về chế biến thủy hải sản và thức ăn gia súc, ngành
Công Nghiệp đang dần khẳng định ưu thế trong cơ cấu huyện.
Nắm được các yếu tố đó, cùng với mục đích cung cấp nguồn thủy hải sản cho
người dân, đồng thời tạo công ăn việc làm cho các lao động tay nghề, nên các sáng
lập viên đã tự nguyện góp vốn thành lập công ty lấy tên là Công Ty Chế Biến Thủy Hải
Sản Hiệp Thanh.
Công ty Chế Biến Thủy Hải Sản Hiệp Thanh
được thành lập ngày 06/12/2004
ơ.
) Trụ sở chính đặt tại quốc lộ 91, ấp Thới An,
xã Thới Thuận, huyện Thốt Nốt, TP Cần Th
) Tên đăng ký hợp pháp bằng tiếng Việt: CÔNG
TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN HIỆP
THANH.
) Tên đăng ký hợp pháp của công ty bằng tiếng Anh: HIEP THANH
SEAFOOD STOCK COMPANY.
) Tên giao dịch của công ty viết tắt bằng tiếng Anh: HTC
) Tel: 0710.854888
) Fax: 0710.854889
) Web: http//www.hiepthanhgroup.com.vn
Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh
Vốn điều lệ của công ty là 178.195.000.000 đồng.
Vốn điều lệ được chia thành 17.819.500 cổ phần.
Ngành nghề hoạt động:
Theo quyết định thành lập và quyết định bổ sung ngành nghề kinh doanh, công
ty có các chức năng kinh doanh chủ yếu sau:
+ Nuôi trồng
+ Sản xuất, chế biến và XK nông thủy sản
+ Chế biến và kinh doanh thức ăn gia súc
Hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty đến thời điểm lập báo cáo này gồm
hầu hết các hoạt động liệt kê trên.
Phạm vi hoạt động: trong nước và nước ngoài, tùy theo nhu cầu của thị
trường và theo đúng pháp luật của Việt Nam.
Từ năm 2006 Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
HACCP, được tổ chức quốc tế SGS công nhận hợp chuẩn quản lý hệ thống chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000. Đến năm 2007 Công ty Cố phần Chế biến thủy hải sản
Hiệp Thanh chính thức là thành viên của VASEP và VCCI.
3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Hội đồng quản trị: là cơ quan lãnh đạo cao nhất của công ty có thẩm quyền
quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty.
Tổng Giám Đốc: là người quản lý và điều hành công việc hàng ngày của công
ty, đại diện cho quyền và nghĩa vụ của công ty trước Hội đồng Quản trị và pháp
luật
Phó Tổng Giám Đốc: là người cùng với tổng Giám Đốc điều hành công ty, chịu
trách nhiệm trước Hội đồng Quản trị và Tổng Giám Đốc về phần việc được phân
công và phụ trách. Là người đại diện công ty trong trường hợp Tổng Giám Đốc
ủy quyền khi vắng mặt.
Phòng kế toán: Tổ chức quản lý và sử dụng tiền vốn một cách hợp lý và tiết
kiệm nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều hành các hoạt động tính toán
kinh tế, kiểm tra và sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn, tính giá thành, hàng tồn kho,
thanh toán ngân hàng, hóa đơn, theo dõi hợp đồng. Nhằm đảm bảo quyền chủ
động trong sản xuất kinh doanh và tự chủ tài chính của công ty.
Phòng TC HC nhân sự: Quản lý điều hành các nghiệp vụ chuyên môn được
giao. Đề xuất chuyển khai và trực tiếp hướng dẫn thực hiện, những nội dung
những quy định về quản lý các văn bản hành chính: quản lý nhân sư, tiền lương,
BHXH, dịch vụ, chăm sóc sức khỏe.
SVTH: Trần Đại Quốc 19
Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh
Phòng kế hoạch: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, xây dựng
các chiến lược và các biện pháp khả thi nhằm đạt hiệu quả tối ưu trong kinh
doanh, tổ chức nghiên cứu thị trường phát triển các sản phẩm mới các kinh phân
phối: Hợp đồng mua bán, lập kế hoạch sản xuất, quản lý kho, mua nguyên vật
liệu sản xuất.
Phòng thí nghiệm: Xây dựng và đề xuất các kế hoạch kiểm tra thử nghiệm phục
vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Kiểm tra và thực hiện đúng
các quy định trong quá trình công nhân sản xuất nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm và đảm bảo chất lượng XK: Quản lý chất lượng kiểm vệ sinh,
Phòng sản xuất: Điều hành sản xuất, định hình, vô bao thành phẩm, vận hành
máy móc, vệ sinh phân xưởng, xử lý rác thải.
Phòng kinh doanh XNK: xây dựng các kế hoạch trên tất cả các lĩnh vực hoạt
động kinh doanh, giới thiệu các loại sản phẩm do công ty sản xuất. Điều động
phân công nhiệm vụ cho nhân viên, chủ động giải quyết các giải pháp trong
phạm vi thuộc thẩm quyền, tính toán đề xuất kịp thời cho Giám đốc: tiếp thị bán
hàng, lập hợp đồng nội và ngoại, giao nhận, thuê kho, thanh toán quốc tế, kế
toán tổng hợp.
Phòng kỹ thuật nuôi: là phòng gồm có các hoạt động về tư vấn kỷ thuật nuôi,
giám sát chương trình nuôi theo phương pháp GAP, kiểm tra kháng sinh, vi sinh,
bệnh của cá để từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa hợp lý. Bên cạnh đó
còn lưu trữ hồ sơ kế toán cho, đồng thời cung cấp nguyên liệu chính là cá tra cho
công ty.
3.3. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
3.3.1. Chức năng
Công ty xây dựng và tổ chức có hiệu quả các kế hoạch về thu mua sản xuất, chế
biến XK, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, giữ vững uy tín mặt hàng thủy hải
sản XK của mình là: cá tra fillet thành phẩm có thuốc, cá tra fillet thành phẩm không
thuốc, cá nguyên con chặt đầu.
Nghiên cứu áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào các dây chuyền trong
sản xuất, luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành và chi phí để nâng cao
hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Thực hiên tốt công tác bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản chung
và đồng thời hướng tới lợi ích chung của toàn xã hội.
SVTH: Trần Đại Quốc 20
Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh
3.3.2. Nhiệm vụ
Công ty có nhiệm vụ đăng ký kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký,
chịu trách nhiệm trước nhà nước, pháp luật về kết quả sản xuất kinh doanh, sản phẩm
của công ty làm ra.
Công ty xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với khả
năng nhu cầu thị trường và nhiệm vụ được giao.
Ngoài ra còn thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kiểm toán định kỳ của nhà
nước, thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác.
3.4. Sơ đồ tổ chức của công ty
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG KỸ THUẬT NUÔI
PHÒNG
KẾ
TOÁN
PHÒNG
TC - HC
NHÂN
SỰ
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
PHÒNG
SẢN
XUẤT
PHÒNG
THÍ
NGHIỆM
PHÒNG
KINH
DOANH
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ,
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty CP CB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh
SVTH: Trần Đại Quốc 21
Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh
3.5. Tình hình tiêu thụ và cơ cấu thị trường XK của Công ty
3.5.1. Tình hình tiêu thụ
Quá trình hoạt động kinh doanh trong năm 2008 vừa qua, công ty đã đạt được
một số chỉ tiêu như sau:
Sản lượng XK đạt 16.412.241 tấn, kim ngạch XK đạt khoảng 41 triệu USD tăng
110% so với năm 2007. Tổng doanh thu năm 2008 đạt gần 1.500 tỷ đồng tăng 161% so
với năm 2007. Trong cơ cấu doanh thu thì doanh thu NK cao hơn doanh thu XK là vì
trong năm 2008, tình hình thế giới biến động, công ty cũng tập trung vào thị trường
trong nước bên cạnh thị trường XK để đảm bảo tăng trưởng. Chính vì vậy mà doanh thu
nội địa tăng cao làm cho tổng doanh thu tăng.
3.5.2. Cơ cấu thị trường XK
Thị trường XK chủ yếu của công ty là thị trường Châu Âu chiếm 89,29%, kế
đến là thị trường Châu Mỹ chiếm 5,71% và thị trường Châu Á chiếm 5%.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu
89,29%
5,71%
5,00%
Châu âu
Châu Mỹ
Châu Á
Hình 3.2: Biểu đồ biểu hiện cơ cấu thị trường XK của công ty năm 2008
Thị trường Châu Âu: là thị trường tương đối khó tính, đòi hỏi cao về chất lượng
vệ sinh an toàn thực phẩm, mà thị trường chính của công ty lại là thị trường Châu Âu.
Do đó, Công ty cần quản lý nghiêm ngặt an toàn vệ sinh thực phẩm để giữ thị phần hiện
có và mở rộng thêm thị trường mới.
Thị trường Châu Mỹ: mà chủ yếu là thị trường Canada, cũng là một thị trường
khó tính, đòi hỏi các yêu cầu rất cao nhất là về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thị trường Châu Á: là thị trường tương đối dễ tính và chiếm tỷ trọng tương đối
thấp
SVTH: Trần Đại Quốc 22
Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh
3.6. Thuận lợi và khó khăn
3.6.1. Thuận lợi
Quy trình sản xuất khép kín từ khâu chăn nuôi → chế biến → tiêu thụ sản phẩm.
Khu vực chăn nuôi: lớn bậc nhất đồng bằng sông Cửu Long: luôn đảm bảo
nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cho nhà máy chế biến.
Nhà máy chế biến hiện đại: với công suất 20.000 MT/năm và hệ thống kho lạnh
với sức chứa lên đến 2,400 MT.
Vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên quốc lộ 91, bên bờ sông Hậu, nhà máy chế biến
Hiệp Thanh không chỉ nằm sát khu vực chăn nuôi của công ty mà còn năm trong vùng
nuôi trồng cá tra lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long, rất thuận lợi trong vận chuyển và
thu mua và tiếp nhận nguyên liệu.
3.6.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, trong năm 2008 công ty CPCBTHS Hiệp Thanh
cũng gặp không ít những khó khăn như:
Giá cả các loại vật tư, nguyên liệu, xăng dầu tăng cao, thị trường cạnh tranh gay
gắt. Bên cạnh đó, năm 2008 là năm có nhiều biến động về giá cả trên thị trường quốc tế
và nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đang ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh
tế thế giới, lĩnh vực chế biến và XK ở nước ta cũng đã chịu nhiều tác động mạnh trong
đó có công ty Hiệp Thanh.
Rào cản về thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm ở các nước NK tương đối cao
và ngày càng khắt khe hơn, đòi hỏi phải thực hiện "từ ao nuôi đến bàn ăn" và truy
nguyên nguồn gốc sản phẩm sẽ là trở ngại rất lớn cho hoạt động của doanh nghiệp.
Tốc độ phát triển của ngành nghề sản xuất cá tra, cá basa quá nhanh tạo áp lực
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanh cùng loại sản phẩm này trên
mọi phương diện: giá cả, thị trường, nguyên liệu, lao động.
SVTH: Trần Đại Quốc 23
Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh
Chương 4. Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK
của CTCP CB THS Hiệp Thanh
4.1. Những nguyên nhân gây biến động tỷ giá USD/VND từ năm 2006 đến 2008
Trong mấy năm trước, tỷ giá giữa USD và VND khá ổn định, biến động thầp,
nhưng trong năm 2008 tỷ giá tăng liên tục, biến động mạnh. Dưới đây là số liệu thống
kê tỷ giá qua các tháng từ năm 2006 đến 2008.
15.000
15.500
16.000
16.500
17.000
Quí 1/06 Quí 2/06 Quí 3/06 Quí 4/06 Quí 1/07 Quí 2/07 Quí 3/07 Quí 4/07 Quí 1/08 Quí 2/08 Quí 3/08 Quí 4/08
Quí
V
N
D
Tỷ giá USD/VND qua các quí
Hình 4.1: Biểu đổ thể hiện tỷ giá USD/VND từ 2006 đến 2008
Nhìn vào biểu đồ ta thấy được sự biến động của tỷ giá giữa USD và VND qua
các quí từ năm 2006 đến 2008. Nhìn chung, từ năm 2006 đến 2007, tỷ giá tương đối ổn
định, chỉ tăng nhẹ từ 15.928 VND ở quí 1/2006 lên 16.174 VND vào quí 3/2007 và
giảm xuống còn 16.060 VND vào quí 4/2007 và tiếp tục giảm đến 15.950 VND vào quí
1/2008, nhưng sau đó tỷ giá giữa USD và VND lại đổi chiều, tăng mạnh cho đến cuối
năm 2008 và đạt 16.870 VND vào quí 4/2008.
Từ 2006 đến 2007, tỷ giá giữa USD và VND tương đối ổn định, chỉ từ năm 2008
tỷ giá mới bắt đầu tăng liên lục trong thời gian dài là do một số những nguyên nhân sau:
4.1.1. Cán cân thanh toán quốc tế
Tính chung cả năm 2008, nhập siêu của Việt nam là 17.5 tỷ USD. Con số
này thấp hơn mức được dự báo ban đầu. Tuy nhiên, việc nhập siêu phần nào được kềm
chế chủ yếu là do NK của những tháng cuối năm không tăng cao, đặc biệt là NK
nguyên liệu sản xuất. Trong khi đó, xuất khẩu mặc dù nhìn chung vẫn tăng và
đạt 63 tỷ USD. Trong năm 2008 kim ngạch XK chỉ tăng 13.5%. Nếu xét chung về
cán cân thanh toán, thì với việc dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài cả năm là 11.5 tỷ
và tình hình kiều hối khoảng từ 6-8 tỷ USD thì nhìn chung cán cân thanh toán vẫn chưa
rơi vào tình trạng thâm hụt.
SVTH: Trần Đại Quốc 24
Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh
Mặc dù cán cân thanh toán không thâm hụt, theo lý thuyết thì khi cán cân thanh
toán thặng dư sẽ làm cho tỷ giá giảm do cung ngoại tệ trên thị trường tăng cao. Nhưng
trên thực tế, năm 2008, tỷ giá lại tăng. Điều này là do có nhiều yếu tố tác động đến tỷ
giá hối đoái chứ không chỉ riêng cán cân thanh toán. Các yếu tố này sẽ tác động vào tỷ
giá hối đoái với nhiều mức độ khác nhau làm cho tỷ giá biến động, tùy vào mức độ của
các yếu tố.
4.1.2. Lạm phát
0
5
10
15
20
25
2006 2007 2008
Năm
T
ỉ l
ệ
(%
)
Lạm phát
Hình 4.2: Biểu đồ biểu hiện tỉ lệ lạm phát qua các năm
Năm 2008 được coi như là một năm tồi tệ nhất của nền kinh tế thế giới trong
nhiều thập niên qua. Khởi đầu từ một sự suy giảm nhẹ của nền kinh tế Mỹ rồi tiếp theo
đó là cuộc khủng hoảng tín dụng và tài chính lan rộng trên toàn thế giới. Thị trường
chứng khoán mất điểm liên tục, lạm phát tăng cao. Việt Nam là một nước có quan hệ
kinh tế với nhiều nước trên thế giới cho nên cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng. Điển
hình là tỉ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm 2008 tăng cao 23%, tăng 10,4% so với
năm 2007.
Lạm phát tăng cao đồng nghĩa với đồng VND bị mất giá so với đồng USD và
dẫn đến tỷ giá giữa USD và VND tăng lên. Năm 2008, chính phủ cũng thực hiện một số
chính sách nhằm kiềm chế lạm phát như thắt chặt tiền tệ, mở rộng biên độ giao dịch tỷ
giá USD/VND. Các động thái này cũng làm ảnh hưởng đến sự biến động của TGHĐ.
SVTH: Trần Đại Quốc 25
Phân tích tác động của TGHĐ đến hoạt động XNK của CTCPCB Thủy Hải Sản Hiệp Thanh
4.1.3. Lãi suất
0,00%
2,00%
4,00%
6,00%
8,00%
10,00%
12,00%
14,00%
16,00%
1/08 2/08 3/08 4/08 5/08 6/08 7/08 8/08 9/08 10/08 11/08 12/08
Tháng
Lã
i s
uấ
t
VND
USD
Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện lãi suất của USD và VND trong năm 2008
Từ đầu năm 2008 lãi suất trên thị trường quốc tế liên tục giảm thấp, riêng Cục
dự trữ liên bang Mỹ (FED) thực hiện 2 lần cắt giảm mạnh lãi suất chủ đạo đồng USD.
Ngày 22/1/2008 FED tiếp tục giảm tới 0,75% mức lãi suất chủ đạo của mình, từ
4,25%/năm, xuống còn 3,5%/năm, mức cắt giảm lớn nhất trong nhiều năm và từ ngày
30/1/2008 tiếp tục cắt giảm thêm 0,5%/năm xuống còn 3,0%/năm và xuống 2,0%/năm
trong tháng 3/2008, từ đầu tháng 10/2008 xuống 1,5%/năm. Ngày 30/10/2008, FED tiếp
tục cắt giảm lãi suất cơ bản USD xuống còn 1,0%/năm, lần thứ 8 kể từ tháng 9/2007 và
mức thấp nhất kể từ năm 2004. Từ ngày 16/12/2008, FED điều chỉnh lãi suất chủ đạo
đồng USD xuống còn 0 – 0,25%/năm.
Trái ngược với diễn biến nói trên, từ đầu năm đến tháng 7/2008 các NHTM
thường xuyên thực hiện tới 2 – 3 lần điều chỉnh tăng lãi suất huy động vốn USD, từ
tháng 9/2008 mới điều chỉnh giảm nhẹ, đến tháng 10- 2008 lãi suất huy động vốn USD
cao nhất còn 6,5%/năm và lãi suất cho vay USD bình quân còn 9%/năm. Đến cuối tháng
10/2008, lãi suất USD tiếp tục được các NHTM điều chỉnh giảm nhẹ hơn nữa, lãi suất
huy động USD cao nhất xoay quanh mức 6%/năm và lãi suất cho vay
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XT1120.pdf