MỤC LỤC
TÓM TẮT .i
MỤC LỤC.ii
DANH SÁCH BIỂU BẢNG, BIỂU ĐỒ.iv
DANH MỤC CÁC TỪVIẾT TẮT. v
Chương 1: GIỚI THIỆU. 1 U
1.1. Cơsởchọn đềtài:. 1
1.2. Mục tiêu. 1
1.3. Phạm vi. 1
1.4. Ý nghĩa:. 1
Chương 2: CƠSỞLÝ THUYẾT. 2
2.1. Ngân sách nhà nước .2
2.1.1. Khái niệm NSNN và hệthống NSNN. 2
2.1.2. Đặc điểm của NSNN. 3
2.1.3. Vai trò của NSNN. 3
2.2. Thu NSNN. 4
2.2.1. Khái niệm và đặc điểm của thu NSNN:. 4
2.2.2. Nội dung thu NSNN. 5
2.2.3. Phân loại thu NSNN:. 5
2.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu:. 6
2.2.5. Bồi dưỡng nguồn thu:.7
2.2.6. Các giải pháp. 7
2.3. Chi NSNN. 8
2.3.1. Khái niệm. 8
2.3.2. Đặc điểm. 8
2.3.3. Nội dung của chi NSNN. 8
2.3.4. Phân loại. 9
2.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN. 10
2.4. Cân đối NSNN. 10
2.5. Công cụ đánh giá tình hình thu chi NSNN. 11
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 12 U
3.1. Tổng thểnghiên cứu. 12
3.2. Thiết kếnghiên cứu:. 12
Chương 4: GIỚI THIỆU CHUNG. 14
VỀPHÒNG TÀI CHÍNH – KẾHOẠCH. 14
4.1. Tình hình kinh tếxã hội năm 2008:. 14
4.2. Chức năng, nhiệm vụvà cơcấu tổchức của phòng Tài chính – Kếhoạch. 14
Chương 5: PHÂN TÍCHTHU CHI NSNN CỦA HUYỆN LẤP VÒ .18
5.1. Tình hình hình thu chi NSNN của huyện trong ba năm 2006, 2007, 2008. 18
5.1.1 Tình hình thu NSNN: .18
a) Năm 2006. 18
b) Năm 2007. 19
c) Năm 2008: .20
5.1.2 Tình hình chi NSNN. 23
a) Năm 2006. 23
b) Năm 2007. 24
c) Năm 2008. 25
5.2. Tình hình chênh lệch thu chi NSNN của huyện:. 28
5.2.1 Mức chênh lệch thu chi NSNN theo quy định của luật NSNN. 28
5.2.1 Chênh lệch thu chi tính theo nguyên tắc cân đối NSNN. 30
a) Năm 2006:. 30
b) Năm 2007:. 31
c) Năm 2008:. 31
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. . 32
6.1. Kết luận:. 32
6.1.1 Thu NSNN:.32
6.1.2 Chi NSNN:. 32
6.2. Kiến nghị. 33
6.2.1. Thu NSNN. 33
6.2.2. Chi NSNN. 33
43 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5946 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích thu chi ngân sách nhà nước của huyện Lấp Vò – tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tư cho nước ngoài.
+ Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
+ Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước
+ Chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc
lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước
− Chi cho quỹ hỗ trợ phát triển
− Chi thường xuyên: mang tính chất là các khoản chi cho tiêu dùng xã hội và
gắn liền với chức năng quản lý xã hội của Nhà nước. Hàng năm, NSNN chi một số lượng
khá lớn các nguồn tài chính cho lĩnh vực này.
+ Chi sự nghiệp: các khoản chi này tạo thành một bộ phận chi quan trọng của
tài chính Nhà nước và thực chất đây là những khoản chi cho dịch vụ và hoạt động xã hội
phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí của dân cư. Như vậy, về mặt
nội dung, chi sự nghiệp gồm chi đảm bảo các hoạt động sự nghiệp và chi có tính chất trợ cấp
cho các đối tượng xã hội nhất định. Đây là khoản chi quan trọng và có nhu cầu rất lớn.
+ Chi quản lý nhà nước: đây là khoản chi nhằm đảm bảo sự hoạt động của
hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước từ trung ương đến địa phương và cơ sở, hoạt động
của Đảng cộng sản Việt Nam và hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội. Là khoản chi
SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 8
Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò
cho tiêu dùng nhưng có ảnh hưởng nhất định đến sự hoạt động của các cơ quan quản lý
Nhà nước về kinh tế, xã hội và có tác dụng tham gia kiểm tra các hoạt động trong toàn bộ
xã hội.
+ Chi quốc phòng, an ninh và trật tự xã hội: thuộc về lĩnh vực chi cho tiêu
dùng xã hội.
− Chi dự trữ Nhà nước:
+ Chi điều chỉnh các hoạt động của thị trường, điều hòa cung cầu về tiền,
ngoại tệ và một số mặt hàng thiết yếu, ổn định giá cả, trên cơ sở đó đảm bảo sự hoạt động
ổn định của nền kinh tế xã hội.
+ Chi giải quyết hậu quả các trường hợp rủi ro bất ngờ xảy ra làm ảnh
hưởng đến sản xuất và đời sống xã hội.
− Chi trả nợ vay
+ Trả nợ vay trong nước: đây là các khoản nợ mà Nhà nước vay của các
tầng lớp dân cư, các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức kinh tế bằng cách phát hành các
loại chứng khoán.
+ Trả nợ vay nước ngoài: các khoản nợ mà Nhà nước vay của chính phủ
các nước, các doanh nghiệp và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.
2.3.4. Phân loại
− Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động:
+ Chi đầu tư kinh tế.
+ Chi cho y tế .
+ Chi cho giáo dục.
+ Chi cho phúc lợi xã hội.
+ Chi cho quản lý hành chính.
+ Chi cho an ninh quốc phòng.
− Căn cứ vào tính chất sử dụng:
+ Chi cho lĩnh vực sản xuất vật chất: là những khoản chi cho các ngành sản
xuất vật chất: nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp…
+ Chi cho lĩnh vực phi sản xuất vật chất: là những khoản chi về các dịch vụ công
cộng, văn hóa, giáo dục, y tế, TDTT, nghiên cứu khoa học, quản lý nhà nước…
− Căn cứ vào chức năng quản lý của Nhà nước
+ Chi nghiệp vụ: gồm các khoản chi về tiền lương, tiền công, trả nợ trong
và ngoài nước, hỗ trợ và chuyển giao, hưu trí và thâm niên, cung cấp và dịch vụ, trợ giá và
trợ cấp…
SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 9
Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò
+ Chi phát triển: gồm các khoản chi về phát triển kinh tế, các dịch vụ xã
hội, quản lý hành chính, an ninh, quốc phòng.
− Căn cứ vào mục đích kinh tế - xã hội
+ Chi tích lũy: gồm các khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản, chỉ cấp vốn lưu
động cho các doanh nghiệp Nhà nước, chi dự trữ…
+ Chi tiêu dùng: gồm các khoản chi đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với chi
tích lũy: chi quản lý hành chính, chi sự nghiệp, chi bù giá, chi khác…
− Căn cứ vào yếu tố thời hạn tác động của các khoản chi:
+ Chi thường xuyên
+ Chi đầu tư phát triển
+ Chi trả khác
2.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chi NSNN
− Sự phát triển của lực lượng sản xuất: là nhân tố vừa tạo ra khả năng và điều
kiện cho việc hình thành nội dung, cơ cấu chi một cách hợp lý, vừa đặt ra yêu cầu thay đổi
nội dung, cơ cấu chi trong từng thời kỳ nhất định.
− Khả năng tích luỹ của nền kinh tế: nhân tố này càng lớn thì khả năng chi đầu
tư phát triển tăng càng lớn. Tuy nhiên, việc chi NSNN cho đầu tư phát triển còn tuỳ thuộc ở
khả năng tập trung nguồn tích luỹ vào NSNN và chính sách chi của Nhà nước trong từng
giai đoạn
− Mô hình tổ chức bộ máy của Nhà nước và những nhiệm vụ kinh tê - xã hội
mà Nhà nước đảm nhận trong từng thời kỳ.
− Ngoài ra, chi NSNN còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như biến
động kinh tế, chính trị, xã hội, giá cả, lãi suất, tỷ giá hối đoái.
2.4. Cân đối NSNN
Theo luật NSNN năm 2002
− NSNN được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn
hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển;
trường hợp còn bội chi thì số bội chi phải nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng
thu, chi ngân sách.
− Bội chi NSNN được bù đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước. Vay bù
đắp bội NSNN phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho
mục đích phát triển và bảo đảm bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ khi đến hạn.
− Các biện pháp xử lý bội chi:
+ Phát hành thêm tiền để bù đắp bội chi:
Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện, không cần hoàn trả.
SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 10
Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò
Nhược điểm: Khi phát hành thêm tiền nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng, mà
hậu quả to lớn nhất là nó làm cho giá cả tăng lên, góp phần gây ra tình trạng lạm phát.
Lợi ích của việc phát hành thêm tiền chỉ tồn tại trong nhất thời còn hậu quả của nó thì
rất lâu dài đối với toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy mà cần phải cân nhắc một cách thận trọng
khi sử dụng biện pháp này.
+ Vay trong nước và ngoài nước để bù đắp bội chi:
Ưu điểm: đáp ứng được nhu cầu thiếu hụt của NSNN, góp phần rút bớt
lượng tiền trong lưu thông, trước mắt không có tác động gây ra lạm phát.
Nhược điểm: có trách nhiệm hoàn trả vốn, lãi khi đến hạn. Gánh nặng
nợ sẽ càng lớn nếu như nguồn vốn vay đó sử dụng không hiệu quả. Như vậy biện pháp sử
dụng nguồn vốn vay để bù đắp bội chi chỉ có tác dụng tích cực và hữu hiệu khi nguồn vốn
vay được sử dụng cho mục đích đầu tư phát triển kinh tế, tuyệt đối không sử dụng vốn vay
để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng.
+ Tăng thu, giảm chi:
Ưu điểm: Không có nghĩa vụ hoàn trả. Là giải pháp tốt để tìm cách
cân đối ngân sách nhằm ổn định tình hình tài chính vĩ mô
Nhược điểm: Trong bối cảnh mức tăng GDP chưa lớn, nếu phần tập
trung vào ngân sách quá lớn sẽ hạn chế đến khả năng đầu tư và tiêu dùng ở khu vực tư nhân,
làm giảm động lực phát triển kinh tế, còn khả năng giảm chi cũng có những giới hạn nhất định,
nếu giảm chi vượt quá mức giới hạn sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển kinh tế -
xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước.
2.5. Công cụ đánh giá tình hình thu chi NSNN
Để đánh giá tình hình thu chi, người ta dựa trên dự toán thu chi NSNN đã được lập.
Những căn cứ để lập được dự toán:
− Phương hướng, nhiệm vụ, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội – văn hóa, an
ninh, quốc phòng của Đảng và Nhà nước trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo.
− Lập NSNN phải dựa trên kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước
trong năm kế hoạch.
− Lập NSNN phải tính đến kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện
ngân sách của các năm trước, đặc biệt là năm báo cáo.
− Lập NSNN phải dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức cụ
thể về thu chi tài chính nhà nước.
SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 11
Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò
SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 12
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng thể nghiên cứu
Nghiên cứu mà bài luận sử dụng thuộc loại nghiên cứu mô tả và kết hợp với nghiên
cứu nhân quả. Vì:
− Thu chi NSNN là một quá trình được thực hiện một cách rõ ràng và luôn có
một quy tắc nhất định nên việc phân tích vấn đề này cũng phải theo một cấu trúc và một
trình tự đã được định sẵn đó.
− Qua việc phân tích, bài luận sẽ tìm thấy những nguyên nhân đã gây nên thực
trạng của nguồn NSNN của huyện theo kết quả nghiên cứu.
3.2. Thiết kế nghiên cứu:
Sơ đồ 3.1: Mô hình nghiên cứu
Bài nghiên cứu gồm 3 giai đoạn:
− Giai đoạn 1: Tìm kiếm và chọn lọc các thông tin thứ cấp:
+ Thông tin cần thu thập:
Lý thuyết về NSNN, thu NSNN, chi NSNN, bội chi NSNN, biện pháp
xử lý bội chi, luật NSNN.
Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Lấp Vò.
Báo cáo quyết toán và các dự toán của huyện trong 3 năm.
Chỉ tiêu GDP của huyện trong 3 năm 2006; 2007; 2008.
Kế hoạch ngân sách của huyện trong năm 2009.
Xử lý
thông tin
Thu thập thông
tin sơ cấp
Chọn lọc Đưa ra
giải pháp
Phân tích và tìm
nguyên nhân
Tìm kiếm thông
tin thứ cấp
Giai đoạn 3 Giai đoạn 2 Giai đoạn 1
Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò
+ Các phương pháp thu thập:
Thu thập qua internet, sách báo.
Liên hệ trực tiếp với phòng tài chính để được cung cấp những thông
tin liên quan.
+ Phương pháp xử lý thông tin:
Tính toán: xem xét và tính toán các số liệu trong quyết toán thu, chi
NSNN có đúng và chuẩn xác về mặt số học hay không và chỉnh sửa.
Chọn lọc thông tin: căn cứ vào mức độ đáng tin cậy (các thông tin có
nguồn gốc và được các cơ quan chức năng thông qua).
Trao đổi với người phụ trách thực hiện báo cáo quyết toán về những số
liệu không đúng về mặt số học đã tính toán .
− Giai đoạn 2: Thu thập và xử lý thông tin sơ cấp.
+ Thông tin cần thu thập:
Phương thức thực hiện quyết toán.
Cách thức lập dự toán tham mưu cho HĐND tỉnh.
+ Các phương pháp thu thập:
Trao đổi trực tiếp với nhân viên phòng tài chính.
Tiến hành phỏng vấn sâu đối với trưởng phòng và phó trưởng phòng
phụ trách ngân sách.
Quan sát.
+ Phương pháp xử lý thông tin: sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh,
để so sánh, đối chiếu cách thực hiện quyết toán và cách lập dự toán có giống như các thông
tin thứ cấp đã thu ở giai đoạn một. Từ đó mà xem xét để tiến hành thu thập lại thông tin sơ
cấp và nếu cần có thể cả những thông tin thứ cấp.
− Giai đoạn 3: Tiến hành phân tích, tìm kiếm nguyên nhân và đề ra các giải
pháp khắc phục hạn chế và thiếu sót.
Trong giai đoạn này sử dụng các phương pháp phân tích:
+ Phương pháp so sánh:
Dữ liệu so sánh: số liệu thu chi trong 3 năm của phòng tài chính
Gốc so sánh: so sánh với số liệu của cùng kỳ năm trước
Kỹ thuật so sánh: sử dụng so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối
+ Phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian:
Phân tích dãy số thu, chi được sắp xếp theo thời gian để nhận thấy
được sự phát triển của thu và chi.
Chỉ tiêu phân tích: lượng tăng tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng
SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 13
Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò
Chương 4: GIỚI THIỆU CHUNG
VỀ PHÒNG TÀI CHÍNH – KẾ HOẠCH
4.1. Tình hình kinh tế xã hội năm 2008:
Năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP của huyện đạt 18,5% với cơ cấu kinh tế sau:
Biểu đồ 4.1 : Cơ cấu kinh tế năm 2008
57.25%
20.36%
22.39%
Khu vực nông - lâm - thủy sản
Khu vực công nghiệp - xây dựng
Khu vực thưong mại - dịch vụ
Năm 2008 khu vực nông –lâm – thủy sản là khu vực kinh tế quan trọng của huyện,
chiếm hơn 57% tổng cơ cấu kinh tế.
Năm 2009, cơ cấu kinh tế huyện có phần dịch chuyển từ kinh tế nông nghiệp nông
thôn sang kinh tế công nghiệp và dịch vụ ( Khu vực nông – lâm – thủy sản chiếm 45.98%,
khu vực công nghiệp – xây dựng chiếm 24.18% và khu vực thương mại – dịch vụ chiếm
29.84%). Mục tiêu kinh tế này cũng phần nào ảnh hưởng đến mức động viên vào NSNN
của huyện.
4.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của phòng Tài chính – Kế hoạch
− Chức năng, nhiệm vụ của phòng tài chính:
+ Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng giúp UBND
thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, ngân sách, giá cả và kế hoạch đầu tư trên
địa bàn huyện theo pháp luật quy định và phân cấp quản lý của UBND tỉnh.
+ Do UBND huyện lãnh đạo trực tiếp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn,
kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Tài chính và Sở Kế hoạch và Đầu tư.
− Trụ sở của Phòng tài chính – kế hoạch huyện Lấp Vò đặt tại: Quốc lộ 80, thị
trấn Lấp Vò, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp.
− Cơ cấu tổ chức
+ Tính đến thời điểm hiện nay, phòng có 15 cán bộ. Cơ cấu tổ chức của
phòng được thể hiện qua sơ đồ sau:
SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 14
Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò
Sơ đồ 4.1: Cơ cấu tổ chức phòng Tài chính – kế hoạch
Trưởng
phòng
SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 15
Cán bộ quản lý
kinh tế tập thể
Phó phòng
ngân sách
Phó phòng
kế hoạch
Tổ trưởng tổ
ngân sách
Cán bộ văn
phòng
Tổ trưởng tổ
kế hoạch
Cán bộ chuyên
quản ngành
Tổ phó tổ ngân
sách (kiêm kế toán
tổn
Cán bộ quản lý
đầu tư xây dựng
Cán bộ kế toán
tài vụ
Cán bộ quản lý ấn
chỉ, ĐKKD và quản
lý ngân sách xã
g hợp
Cán bộ quản lý
công sản, giá
Cán bộ quản lý bán
đấu giá, quyền sử
dụng đất
Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò
− Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chuyên môn:
+ Trưởng phòng: chỉ đạo, điều hành hoạt động các bộ phận trong đơn vị và
chịu trách nhiệm trước huyện ủy, UBND huyện, sở tài chính, Sở Kế hoạch về mọi hoạt
động của đơn vị.
+ Phó phòng phụ trách ngân sách: trực tiếp điều hành các hoạt động ngân
sách huyện, xã, thị trấn và hoạt động văn phòng, quản lý công sản, giá cả, hàng tịch thu.
Trực tiếp điều hành đối với các hoạt động chuyên môn của Tổ ngân sách, văn phòng.
+ Phó trưởng phòng phụ trách kế hoạch: tổ chức điều hành nhiệm vụ xây
dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, kế hoạch đầu tư, thẩm tra, báo cáo về xây dựng cơ
bản, công tác tài vụ của cơ quan.
+ Tổ trưởng tổ ngân sách: hướng dẫn lập dự toán, theo dõi thực hiện cấp
phát quyết toán kinh phí ngân sách cho các đơn vị.
+ Tổ phó tổ ngân sách kiêm kế toán tổng hợp: thực hiện công tác lập dự
toán, theo dõi tình hình, tiến độ thức hiện dự toán và tổng hợp báo cáo quý, 6 tháng, 9
tháng và quyết toán thu, chi ngân sách hàng năm trên địa bàn.
+ Tổ trưởng tổ kế hoạch: xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức kiểm tra
việc thực hiện bồi thường và xét bố trí nền các cụm, tuyến dân cư và thực hiện nhiệm vụ
thủ quỹ của cơ quan.
+ Cán bộ văn phòng: thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, đánh máy. Kiểm
tra thể thức văn bản do các bộ phận khác trong cơ quan dự thảo gửi đến.
+ Cán bộ quản lý kinh tế tập thể: thực hiện hướng dẫn, hỗ trợ nghiệp vụ cho
các tổ chức kinh tế hợp tác. Theo dõi kiểm tra thường xuyên, nắm sát tình hình kinh tế hợp
tác trên địa bàn để báo cáo, tham mưu và đề xuất với cấp trên.
+ Cán bộ chuyên quản lý ngân sách xã: thực hiện hướng dẫn lập dự toán,
quyết toán, mở sổ sách, hạch toán, báo cáo quyết toán tháng, quý, năm và kiểm tra thu, chi
ngân sách các xã, thị trấn.
+ Cán bộ chuyên quản ngành: thực hiện hướng dẫn lập dự toán, quyết toán
và kiểm tra kinh phí ngân sách cấp ở các đơn vị: đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sự nghiệp
khác, các Ban quản lý dự án, sự nghiệp giáo dục và Trung tâm bồi dưỡng chính trị
+ Cán bộ quản lý công sản, giá: theo dõi tài sản của huyện và hướng dẫn
các ban ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn đánh giá, xác định giá trị còn lại,...đúng
theo quy định của Nhà nước.
+ Cán bộ quản lý ấn chỉ, đăng ký kinh doanh và quản lý ngân sách xã: thực
hiện hướng dẫn lập dự toán, quyết toán, mở sổ sách, hạch toán, báo cáo quyết toán tháng,
quý, năm và kiểm tra thu, chi ngân sách các xã, thị trấn.
+ Cán bộ kế toán tài vụ: thực hiện công tác kế toán tài vụ của đơn vị và kế
toán tài khoản tiền gửi về phí, lệ phí của đơn vị như: thẩm tra quyết toán, lệ phí phê duyệt
kết quả trúng thầu.
SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 16
Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò
+ Cán bộ quản lý đầu tư xây dựng: tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, thẩm định hồ
sơ: báo cáo kinh tế kỹ thuật, đấu thầu, phê duyệt kết quả trúng thầu tham mưu lãnh đạo,
trình UBND.
+ Cán bộ quản lý bán đấu giá quyền sử dụng đất: tham gia, theo dõi lập hồ
sơ tổ chức bàn đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện.
SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 17
Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò
Chương 5: PHÂN TÍCH THU CHI NSNN CỦA HUYỆN LẤP VÒ
QUA BA NĂM 2006, 2007, 2008
5.1. Tình hình hình thu chi NSNN của huyện trong ba năm 2006, 2007, 2008
5.1.1 Tình hình thu NSNN:
Biểu đồ 5.1: Thu NSNN và tốc độ tăng/giảm của thu NSNN trong ba năm
127,475
199,987186,849
47%
7%
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
2006 2007 2008 năm
tirệu đồng
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
45%
50%
Tổng thu Tốc độ tăng/giảm thu NSNN
a) Năm 2006
Tổng thu NSNN của huyện trong năm 2006 là : 127.475 triệu đồng. Cơ cấu nguồn thu
NSNN trong năm được thể hiện qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 5.2 : Cơ cấu thu NSNN của huyện trong năm 2006
26%
11%
5%
44%
14%
Thu từ khu vực ngoài quốc doanh
Các khoản thu có liên quan đến đất và nông nghiệp
Thu từ phí và lệ phí
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
Thu khác
SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 18
Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò
Nguồn thu chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng số thu NSNN của huyện là nguồn thu
bổ sung từ ngân sách cấp trên, chiếm 44%, và nguồn thu từ khu vực ngoài quốc doanh
chiếm 26% trong tổng thu NSNN, là nguồn thu quan trọng thứ hai của huyện.
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên được xem là nguồn vốn tài trợ cho huyện. Nó bao
gồm hai khoản mục: thu bổ sung cân đối ngân sách và thu bổ sung có mục tiêu. Có thể hiểu
rằng: thu bổ sung cân đối ngân sách là nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu chi thường xuyên và
thu bổ sung có mục tiêu là nguồn vốn tài trợ cho chi đầu tư và phát triển.
Trong năm, nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên là nguồn thu chủ yếu. Năm
2006 là năm đầu tiên trong kế hoạch 5 năm 2006 – 2010. Chính vì vậy để tạo bước đệm
vững chắc cho sự phát triển kinh tế - xã hội của những năm tiếp theo trong kế hoạch, nên đã
phát sinh nhiều nhu cầu chi tiêu mà nguồn thu trên địa bàn huyện không thể đáp ứng, và
cần đến sự viện trợ kinh phí từ cấp trên. Tỉ trọng của thu bổ sung cân đối ngân sách và thu
bổ sung có mục tiêu, tương đối đồng đều, 56% và 44%.
Nguồn thu có tỉ trọng thấp nhất trong tổng thu NSNN là nguồn thu từ phí và lệ phí,
chiếm 5% với giá trị là 6.704 triệu đồng. Nguồn thu này tương đối thấp vì nội dung thu
không đa dạng. Nó bao gồm lệ phí trước bạ, các loại phí chợ, cầu, đò và một số lệ phí khác.
b) Năm 2007
Năm 2007 tổng thu NSNN tăng so với năm 2006 là : 59.374 triệu đồng với tốc độ
tăng là 47%. Trong năm nguồn thu bổ sung từ ngân sách cấp trên vẫn là nguồn thu quan
trọng, tuy nhiên tỉ trọng của nguồn thu này đang có xu hướng giảm. Cụ thể về cơ cấu thu
NSNN trong năm 2007 như sau:
Biểu đố 5.3: Cơ cấu thu NSNN của huyện trong năm 2007
25%
20%
3%
36%
15%
Thu từ khu vực ngoài quốc doanh
Các khoản thu có liên quan đến đất và nông nghiệp
Thu từ phí và lệ phí
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
Thu khác
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên chiếm 36%, mặc dù tỉ trọng có giảm nhưng nguồn
thu này vẫn là nguồn thu đóng góp rất nhiều trong tổng thu NSNN với tổng giá trị là 68.026
triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm về tỉ trọng này là do tốc độ tăng của thu bổ sung
SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 19
Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò
từ ngân sách cấp trên không cao như tốc độ tăng của các nguồn thu khác. Thu bổ sung từ
ngân sách cấp trên chỉ tăng 20%, trong khi thu từ khu vực ngoài quốc doanh tăng 44%, các
khoản thu có liên quan đến đất và nông nghiệp tăng mạnh 175%, thu khác tăng 56%. Ngoại
trừ thu từ phí và lệ phí giảm 3% trong năm 2007.
Chính vì vậy mà trong năm tỉ trọng nguồn thu có liên quan đến đất và nông nghiệp
tăng hơn năm 2006 (năm 2006 tỉ trọng của nguồn thu này là 15%, năm 2007 tỉ trọng tăng
lên đạt 20%). Các khoản mục trong nguồn thu này cũng tăng đáng kể, đáng chú ý là khoản
thu tiền sử dụng đất. Đây là khoản thu chủ yếu của nguồn thu này và có tốc độ tăng rất cao
trong năm 2007: hơn 200%. Trong những năm vừa qua, để thực hiện theo đúng tiến độ của
kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, các khu, cụm tuyến dân cư của huyện được tiến hành xây
dựng và chuẩn bị di dời để tiến hành xây dựng cầu Vàm Cống làm chuyển đổi một số đất
nông nghiệp thành đất ở và đất sử dụng cho nhiều mục đích khác. Bên cạnh đó, huyện đang
có kế hoạch xây dựng khu công nghiệp Vàm Cống với tổng diện tích lên đến 38.6 ha.
Chính những vấn đề này mà tỉ trọng của nguồn thu NSNN từ thu tiền sử dụng đất có xu
hướng gia tăng và tăng nhanh hơn những nguồn khác.
Tỉ trọng của nguồn thu từ khu vực ngoài quốc doanh có giảm nhưng rất thấp. Là
nguồn thu tương đối lớn nên dù tốc độ tăng không cao như các khoản thu có liên quan đến
đất và nông nghiệp, nhưng số thu NSNN của huyện tăng lên từ nguồn thu này cũng khá
cao: 14.563 triệu đồng. Trong nguồn thu này, khoản thu quan trọng và có sự biến động lớn
trong năm là khoản thu từ thuế giá trị gia tăng. Giá cả hàng hóa không ngừng tăng, đặc biệt
là các mặt hàng thiết yếu, chính vì vậy mà dù giá cả có cao, người dân cũng không thể tiết
kiệm tiêu dùng cho những mặt hàng này. Mặt khác, GDP bình quân đầu người của huyện
tăng 14,7% (đã loại trừ yếu tố lạm phát) cao hơn mức tăng 12% của tỉnh. Khi thu nhập tăng
người dân có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn. Bên cạnh đó với những quy định mới về việc
thu thuế giá trị gia tăng khi chuyển quyền sử dụng đất cũng ảnh hưởng đến nguồn thu
NSNN từ khoản mục này. Cụ thể là căn cứ quy định tại điểm 2.34 mục II phần B Thông tư
số 122/2000/TT-BTC ngày 29/12/2000; điểm 3.15 mục II phần B Thông tư số
120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 và điểm 3.15 mục II phần B Thông tư số 32/2007/TT-
BTC ngày 9/4/2007 của Bộ Tài chính về thuế suất thuế GTGT. Trường hợp Công ty Đầu tư
xây dựng các công trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với cơ sở hạ tầng (phân
thành từng ô, xây dựng thành các nền nhà...) thì thuộc đối tượng phải nộp thuế GTGT với
mức thuế suất 5% kể từ ngày 31/12/2003 trở về trước và mức thuế suất 10% kể từ ngày
01/01/2004 trở đi. Mức thuế suất thuế GTGT đối với chuyển nhượng quyền sử dụng đất
gắn với cơ sở hạ tầng được tính trên giá trị chuyển nhượng cơ sở hạ tầng chưa có thuế
GTGT (giá chuyển nhượng được xác định sau khi trừ tiền sử dụng đất đã nộp theo giá đất
quy định khi Nhà nước giao đất để thực hiện dự án, có chứng từ chứng minh đã nộp
NSNN). Chính những tình hình trên làm cho khoản thu từ thuế giá trị gia tăng tăng hơn
50% so với năm 2006.
c) Năm 2008:
Tốc độ tăng thu NSNN trong năm 2008 là 7% với tổng giá trị là 13.138 triệu đồng, so
với tốc độ tăng trong năm 2007, thì con số này khá thấp. Do trong năm có một số nguồn thu
có xu hướng giảm nên tốc độ tăng của nguồn thu NSNN năm 2008 không cao như năm
2007. Ngoại trừ thu từ khu vực ngoài quốc doanh và các khoản thu có liên quan đến đất và
nông nghiệp là có xu hướng tăng. Các nguồn thu còn lại giảm hơn so với năm trước đó.
SVTH: Nguyễn Thúy Diễm Trang 20
Phân tích thu chi NSNN của huyện Lấp Vò
Tốc độ tăng của thu từ khu vực ngoài quốc doanh khá cao. Chính vì vậy mà cơ cấu
thu NSNN của huyện có sự chuyển hướng rõ nét, thay vì thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
là quan trọng thì trong năm 2008 nguồn thu từ khu vực ngoài quốc doanh mới là chủ yếu.
Cụ thể về tình hình cơ cấu nguồn thu NSNNN năm 2008 như sau:
Biểu đố 5.4: Cơ cấu thu NSNN của huyện trong năm 2008
45%
3%
16%
11%
25%
Thu từ khu vực ngoài quốc doanh
Các khoản thu có liên quan đến đất và nông nghiệp
Thu từ phí và lệ phí
Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên
Thu khác
Tỉ trọng của thu bổ sung từ ngân sách cấp trên giảm chỉ chiếm 16% tổng thu NSNN.
Năm 2008 nguồn thu này giảm so với năm 2007 với tổng giá trị là: 36.226 triệu đồng.
Trong đó, thu bổ sung có mục tiêu giảm khá mạnh đến 90%. Tuy nhiên không phải vì thế
mà đánh giá huyện không quan tâm đến vấn đề phát triển kinh tế - xã hội. Thay vì sử dụng
nguồn kinh phí được bổ sung từ cấp trên như trước đây, huyện đã sử dụng nguồn vốn thu
NSNN trên địa bàn (sau khi đã đáp ứng các nhu cầu chi tiêu) và nguồn vốn huy động được
từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Chính vì vậy mà trong năm thu bổ sung từ ngân
sách cấp trên hay nói đúng hơn là thu bổ sung có mục tiêu có xu hướng giảm.
Ngược lại, nguồn thu từ khu vực ngoài quốc doanh tăng mạnh. Trong năm tỉ trọng
của nguồn thu này đạt 45%. Thuế giá trị gia tăng – khoản thu quan trọng nhất của nguồn
thu này, vẫn tiếp tục xu hướng tăng với tốc độ tăng đạt 101%. Trong năm thu nhập bình
quân đầu người tiếp tục tăng đạt 15,07% cao hơn so với mức 13,8% của tỉnh. Nhu cầu tiêu
dùng hàng hóa tăng cộng với việc giá cả hàng hóa tăng cao. Hai nguyên nhân này làm cho
số thu từ thuế giá trị gia tăng tăng cao. Bên cạnh đó thì việc thu thuế giá trị gia tăng từ
chuyển quyền sử dụng đất vẫn tiếp tục gia tăng trong năm 2008 cùng với tốc độ phát triển
các khu dân cư khu tái định cư.
Nguồn thu từ các khoản thu có liên quan đến đất và nông nghiệp tiếp tục xu hướng
tăng, mặc dù tốc độ tăng trong n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- PHAN TICH THU CHI CUA HUYEN LAP VO TINH DONG THAP.PDF