Khóa luận Phân tích tình hình cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành

MỤC LỤC

Chương 1. TỔNG QUAN 1

1.1 Lý do chọn đề tài: 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 1

1.3 Phương pháp nghiên cứu: 2

1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu: 2

1.3.2 Phương pháp phân tích: 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu: 2

Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

2.1 Khái niệm hoạt động tín dụng 3

2.2 Bản chất, vai trò và chức năng của tín dụng 3

2.2.1 Bản chất của tín dụng 3

2.2.2 Chức năng của tín dụng 3

2.2.3 Vai trò của tín dụng 3

2.3 Hình thức cho vay 4

2.4 Nguyên tắc và điều kiện cho vay 6

2.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng 7

2.5.1 Hệ số thu nợ 7

2.5.2 Vòng quay vốn tín dụng 7

2.5.3 Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ 7

Chương 3. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH 8

3.1 Đôi nét về Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam 8

3.2 Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành 8

3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 8

3.2.2 Cơ cấu tổ chức 9

3.2.3 Lĩnh vực kinh doanh tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành. 11

3.4 Quy trình cho vay tại Chi nhánh huyện Châu Thành 12

3.5. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2005 – 2007. 13

3.6. Phương hướng và kế hoạch phát triển của NHNo & PTNT Châu Thành trong năm 2008: 15

Chương 4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH 19

4.1 Đánh giá tổng nguồn vốn và vốn huy động 19

4.2 Phân tích hiệu quả tín dụng 20

4.2.1 Doanh số cho vay 20

4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ 25

4.2.4 Nợ quá hạn của ngân hàng giai đoạn 2005 - 2007 32

4.2.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay 36

4.3 Đánh giá một số thành công và hạn chế chủ yếu của NHNo & PTNT huyện Châu Thành: 37

4.4 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay 38

4.5 Kiến nghị 40

Chương 5. KẾT LUẬN 43

 

 

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8391 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công tác tiếp thị trực tiếp, mỗi cán bộ viên chức phấn đấu tìm cho mình được tối thiểu là 06 khách hàng tiền gửi truyền thống và mỗi tháng cố gắng khai thác thêm 02 khách hàng mới, cuối năm đạt 30 khách hàng tiền gửi/ 01 cán bộ viên chức. Thật sự quan tâm và biết tôn trọng lắng nghe ý kiến khách hàng, có sự chăm sóc khá đặc biệt đối với khách hàng có số dư lớn thường xuyên và những khách hàng tiền gửi truyền thống. Cần có sự quan tâm đặc biệt đến việc duy tu bảo dưỡng cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc phương tiện phục vụ khách hàng hằng ngày hiện đại, trong đó cần nói đến yếu tố con người và thái độ phục vụ là nhân tố quyết định. Công tác tín dụng: Về mặt nhận thức vẫn tiếp tục xác định quan điểm “Chất lượng tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của một chi nhánh NHNo & PTNT”. Mỗi cán bộ tín dụng phải thấm nhuần phương châm “Tăng trưởng tín dụng phải gắn chặt với kết quả huy động vốn và phải đi đôi với kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm an toàn vốn và nâng cao chất lượng”. Củng cố công tác nhân sự, giáo dục tư tưởng, phẩm chất đạo đức của cán bộ viên chức trong thực hiện nhiệm vụ có cách nghĩ, cách làm mới hơn, hiệu quả hơn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thường xuyên tổ chức phân loại khách hàng theo tiêu chí quy định, phân tích tất cả các loại nợ, kể cả nợ ngoại bảng nhất là nợ đã xử lý rủi ro để có biện pháp xử lý hiệu quả hơn. Đa dạng hóa phương thức cho vay để đáp ứng được tính chất đặc thù, riêng có của từng khách hàng, từng đối tượng vay vốn, từng quá trình luân chuyển vốn cho cả khách hàng và ngân hàng. Thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ tín dụng hiện hành, theo dõi, kiểm tra giám sát món vay để có biện pháp xử lý phù hợp. Chuyển nợ quá hạn kịp thời theo quy định và kiên quyết xử lý nợ đến hạn, hạn chế phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu. Phòng tín dụng phải làm tốt hơn nữa công tác thẩm định khách hàng, thẩm định dự án, nhằm đảm bảo tính thống nhất trong đầu tư, không làm ảnh hưởng đối với khách hàng. Tiếp tục tập trung công tác xử lý nợ tồn đọng, nợ khởi kiện nợ thi hành án thông qua việc ký dịch vụ ủy thác đối với địa phương và các ngành pháp luật. Công tác KT-NQ: Chấn chỉnh những sai sót, chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc chế độ, tiến hành phân tích tình hình tài chính tháng, quý để có thể phát hiện sớm những vấn đề làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, kịp thời có biện pháp đề xuất chấn chỉnh, khắc phục đảm bảo hoạt động có hiệu quả. Củng cố công tác vi tính, sớm phát triển hệ thống IPCAS để phát huy có hiệu quả lĩnh vực này trong công tác chuyên môn. Tăng cường mở rộng các hoạt động dịch vụ phục vụ tiện ích khách hàng để tăng thêm nguồn thu nhập. Về công tác kiểm tra: Cần xác định kiểm tra chuyên đề là trách nhiệm chính của các chuyên môn nghiệp vụ và phải được quan tâm đúng mức và thực hiện tự kiểm tra thường xuyên để qua đó uốn nắn chấn chỉnh kịp thời. Xem công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm mục tiêu nâng cao tính kỷ cương, kỹ luật trong điều hành và tác nghiệp chuyên môn. Công tác khác: Tổ chức tốt các phong trào văn hóa, thể thao do địa phương và ngành tổ chức. Thực hiện tốt các biện pháp trong thi đua để nâng cao chất lượng công tác thi đua nhằm hoàn thành các chỉ tiêu chuyên môn trong công nhân viên chức - liên đoàn. Với những công tác như thế thì NHNo & PTNT huyện Châu Thành sẽ hoàn thành tốt các chỉ tiêu đặt ra. Chương 4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH Đánh giá tổng nguồn vốn và vốn huy động Ngân hàng là một tổ chức hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, do đó nguồn vốn đối với ngân hàng giữ vai trò cực kỳ quan trọng và quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Để ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì việc đầu tiên là phải tạo ra một nguồn vốn đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mọi hoạt động kinh doanh chính ngân hàng. Vì vậy, việc chăm lo công tác huy động vốn, tạo một nguồn vốn dồi dào và ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư, đa dạng hóa các phương thức kinh doanh, đảm bảo hoạt động ngân hàng ổn định, hiệu quả và phát triển một cách vững mạnh. Nhận thức rõ điều đó NHNo & PTNT huyện Châu Thành bên cạnh đẩy mạnh loại hình kinh doanh còn thực hiện rất tốt các biện pháp khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong các thành phần kinh tế. Chủ yếu bằng các hình thức như: gởi tiết kiệm tiền gởi có kỳ hạn, không kỳ hạn), tiền gởi thanh toán, mở thẻ tín dụng (ATM),…. hạn chế trông chờ vào nguồn vốn do hội sở chuyển về và vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác. Điều đó được thể hiện rõ trong bảng sau: Bảng 4.1: Huy động vốn theo hạn mức tín dụng giai đoạn 2005 - 2007 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2005-2006 2006-2007 Tỷ trọng (%) TĐ % TĐ % 2005 2006 2007 NV tự huy động 38.600 83.300 127.000 44.700 115,8 43.700 52,5 4,3 9,2 11,7 + Dưới 12 tháng 13.000 15.200 17.400 2.200 16,9 2.200 14,5 1,5 1,9 1,6 + Trên 12 tháng 25.600 68.100 109.600 42.500 166,0 41.500 60,9 2,9 7,5 10,1 Nguồn vốn khác 859.390 824.130 963.560 -35.260 -4,1 139.430 16,9 95,7 90,8 88,4 Tổng 897.990 907.430 1.090.560 9.440 1,05 183.130 20,9 100 100 100 (Nguồn: Phòng tín dụng) Nguồn vốn tự huy động từ các hộ gia đình, tổ chức kinh doanh trong địa phương… giai đoạn năm 2005 – 2007 đang dần tăng về số lượng. Một phần do người dân ngày càng quan tâm đến thời giá tiền tệ, quan tâm đến lạm phát. Thói quen cất giữ tiền trong tủ đã dần được cải thiện. Người dân đã nghĩ đến việc đem tiền gửi ngân hàng để lấy lãi, thay vì trước đây họ không có bao giờ nghĩ đến vì họ không thật sự tin vào hệ thống ngân hàng. Thêm vào đó là các cải cách như đơn giản các thủ tục, tổ chức các chương trình tiết kiệm dự thưởng, có những chính sách ưu tiên cho khách hàng truyền thống ví dụ khi đã có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thì khách hàng này được ưu tiên hơn so với những khách hàng khác về thời gian, lãi suất… những việc làm này phần nào thu hút được sự chú ý của người dân… Nguồn vốn khác ở đây phần lớn là vốn do hội sở chuyển về, và nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác… Trong giai đoạn 2005 – 2007 có sự biến động. Năm 2006 giảm hơn so với năm 2005. Nguyên nhân là do, trong năm 2006 tình hình thực tế có nhiều khó khăn khách quan như dịch bệnh trên lúa, trên gia súc, gia cầm phát triển đột biến so với các năm trước, giá cả nhiều mặt hàng vật tư nông nghiệp tăng cao… trong vụ 3 năm này do bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá… diễn ra trên diện rộng, nên tỉnh có chủ trương chỉ sản xuất 50% diện tích để đảm bảo chức vụ đông xuân 2006 – 2007. Cho nên nhu cầu vốn để tái sản xuất trong vụ này giảm đi rất nhiều nên. Đến năm 2007 nguồn vốn này lại tăng lên do tình hình sản xuất nông nghiệp đã được cải thiện, thêm vào đó người dân đã áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào khâu thu hoạch nông sản. Nhiều người dân đã mạnh dạng mua máy gặt đập, máy sấy… Bên cạnh đó ngành nuôi trồng thủy sản trong năm này đã được phục hồi sau năm 2006 có nhiều thất bại…. Ta nhận thấy một điều, nguồn vốn tự huy động của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất thấp (<12%). Người dân ở địa phương phần lớn là nông dân chiếm 62,27% Tổng cục thống kê, Năm 2008, Thông báo tình hình kinh tế - xã hội An Giang năm 2007 trang 105, 106 nhân khẩu của huyện (năm 2007) nên tiền nhàn rỗi rất ít, nguồn vốn của họ tập trung vào sản xuất nông vụ. Khi thu hoạch xong họ dùng tiền bán nông sản để tái sản xuất, và lo chi tiêu trong gia đình. Nguồn vốn huy đồng từ họ rất ít nhưng họ lại là khách hàng mục tiêu của ngân hàng. Do đó để có thể có đủ vốn để dáp ứng nhu cầu vốn của họ, nguồn vốn khác luôn chiếm tỷ trọng cao. Trong giai đoạn 2005 – 2006 nguồn vốn tự huy động tỷ trọng đang dần được nâng lên trong tổng cơ cấu vốn huy động thì tỷ trọng nguồn vốn khác đang giảm xuống nhưng chưa nhiều (<7,5%). Điều này phải kể đến nổ lực rất lớn của ngân hàng trong thời gian qua nhằm khắc phục tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn của hội sở. Đây là một hạn chế rất lớn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm cho ngân hàng thiếu tính chủ động, phải phụ thuộc vào nguồn vốn từ hội sở. Do đó ngân hàng cần phải có biện pháp để thu hút huy động vốn từ địa phương. Tạo tiền đề để ngân hàng trở thành cầu nối trung gian tốt nhất đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân trong địa phương. Phân tích hiệu quả tín dụng Để phân tích tình hình tín dụng một cách có hiệu quả ta cần phải phân tích nhiều mặt như: doanh số cho vay, dư nợ, nợ quá hạn, một số chỉ tiêu khác như vòng quay vốn tín dụng, và một số tỷ lệ… Trước tiên ta phân tích doanh số cho vay của ngân hàng giai đoạn 2005 – 2007. Doanh số cho vay Để biết được hiệu quả kinh doanh của ngân hàng ta cần phải phân tích doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm. Thông qua đó biết được tình hình kinh tế của huyện như thế nào. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng: Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2005 - 2007 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tuyệt đối Số tương đối Tỷ trọng (%) 05-06 06-07 05-06 06-07 2005 2006 2007 CVNH 133.809 136.272 213.922 2.463 77.650 1,84 56,98 67,8 65,84 63,16 CVTH 63.546 70.717 124.778 7.171 54.061 11,28 76,45 32,2 34,16 36,84 Tổng 197.355 206.989 338.700 9.634 131.711 4,88 63,63 100 100 100 (Nguồn: Phòng tín dụng) Nhìn chung doanh số cho vay tăng khá trong 03 năm qua. Tăng nhiều nhất vào năm 2007 đạt 338.700 triệu đồng tăng hơn 141.345 triệu đồng so với năm 2005. Cho vay ngắn hạn chủ yếu đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn sản xuất nông nghiệp tại địa phương, cũng có tốc độ khá trong giai đoạn này. Cho vay ngắn hạn tăng do phần lớn người dân trong huyện hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Thời gian sản xuất mùa vụ ngắn, một vụ lúa từ 2,5 - 3 tháng; chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thời gian từ 4 – 6 tháng. Do mang tính chất mùa vụ nên người dân chủ yếu vay vốn của ngân hàng theo thời gian trên để có thể trả lãi và gốc trùng với thời gian thu hoạch và tái sản xuất. Trong giai đoạn này diện tích nuôi trồng thủy sản của người dân không ngừng tăng lên làm cho nhu cầu vốn để mua con giống, thức ăn,… cũng tăng. Điều này giải thích vì sao doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên trong thời gian qua. Cho vay trung hạn chủ yếu đáp ứng nhu cầu mua nông cụ, đầu tư sản xuất nông nghiệp, cũng có tốc độ tăng cao. Năm 2007 tăng so năm 2006 là 54.061 triệu đồng và bằng 61.232 triệu đồng so 2005. Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là do tỉnh cũng có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ nông dân trong việc đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ chương trình cơ giới hóa nông nghiệp như cho vay mua máy sấy, máy gặt các loại với lãi suất 0% và trả dần trong 3 năm. Người dân đầu tư thêm cơ sở hạ tầng, đào thêm ao nuôi cá,….Thêm vào đó huyện Châu Thành đang xây dựng khu công nghiệp ở Bình Hòa, nên đây là tiền đề để cho người dân ở đây đầu tư vào cơ sở hạ tầng để phục vụ kinh doanh trong tương lai. Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 63%, chủ yếu là do nhu cầu vay bổ sung vốn sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân tại địa phương khá lớn. Doanh số cho vay trung hạn có tỷ trọng tăng dần từ 32% năm 2005 lên 36% năm 2007. Điều này cho thấy người dân đã và đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa: “Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo nền tảng vững chắc để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020” Đại hội Đảng lần X . Kế tiếp, UBND huyện Châu Thành vừa triển khai đề án phát triển thương mại - dịch vụ giai đoạn 2007 - 2010, với nhiều định hướng và đề ra những giải pháp nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Huyện ủy là khuyến khích thương nhân mở rộng hình thức kinh doanh, mạng lưới bán buôn, làm đại lý, kho hàng, trạm trung chuyển và các loại hình dịch vụ ăn uống, giải khát. Đầu tư khu thương mại - dịch vụ lộ tẻ Bình Hòa, mở rộng chợ An Châu, xây dựng nâng cấp các chợ xã. Đồng thời, quy hoạch cụm An Châu - Bình Hòa - Cần Đăng thành vùng kinh tế mũi nhọn của huyện, phát triển công thương và dịch vụ. Việc này cũng giải thích phần nào nguồn vốn trong người dân đang chuyển dần sang xây dựng các cơ cấu hạ tầng, đầu tư tài sản cố định, do đó nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng đối với người dân địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó giải thích vì sao tỷ trọng cho vay trung hạn của ngân hàng tăng nhanh và tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm trong giai đoạn 2005 - 2007. Cho vay dài hạn chưa phát sinh trong thời gian này. Do trong huyện người dân chưa có nhu cầu vốn, điều kiện kinh tế xã hội của huyện chưa có đủ điều kiện để có thể phát triển được. Và ngân hàng chưa có sức mạnh tài chính đủ để đáp ứng nhu cầu này của người dân nếu như nhu cầu này phát sinh. Biểu đồ 4.1: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2005 - 2007 Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế: Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 2005 - 2007 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tuyệt đối Số tương đối Tỷ trọng (%) 05-06 06-07 05-06 06-07 2005 2006 2007 Ngành NN 92.954 101.441 112.110 8.487 10.669 9,1 10,5 47,1 49,0 33,1 LVPNN 64.140 68.842 125.996 4.702 57.154 7,3 83,0 32,5 33,3 37,2 Ngành TS 24.077 29.511 69.772 5.434 40.261 22,6 136,4 12,2 14,3 20,6 Ngành khác 16.183 7.195 30.822 -8.988 23.627 -55,5 328,4 8,2 3,5 9,1 Tổng 197.355 206.989 338.700 9.634 131.711 4,9 63,6 100 100 100 (Nguồn: Phòng tín dụng) - Ngành nông nghiệp: Huyện Châu Thành nằm tiếp giáp Thành Phố Long Xuyên, với tổng diện tích tự nhiên 34.682 ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp 29.252 ha (năm 2007) người dân ở đây phần lớn sản xuất nông nghiệp nên cần một lượng vốn rất lớn để tái sản xuất. Tỷ trọng doanh số cho vay chiếm tỷ trọng tương đối lớn, năm 2006 tăng lên 49% nhưng đến năm 2007 lại giảm xuống còn 33,1%. Sở dĩ có sự tăng tỷ trọng danh số cho vay năm 2006 là do trong năm tình hình phòng chống rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá… diễn ra rất phức tạp, thêm vào đó là do giống lúa OM 1490 chống chịu kém với sâu bệnh, nhiều hộ nông dân bị thất mùa, thậm chí mất trắng…, nên rất cần vốn tái đầu tư. Đến năm 2007, do thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh. Thêm vào đó, UBND tỉnh chỉ đạo cán bộ kỹ thuật hướng dẫn khoa học kỹ thuật cho người dân để hạn chế chi phí sản xuất thông qua chương trình “3 giảm, 3 tăng”. Và công tác này được triển khai rất tích cực. Biểu đồ 4.2: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế giai đoạn 2005 – 2007 Theo khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc ứng dụng cơ giới vào đồng ruộng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao trên diện tích hơn 42.000ha, trong đó máy gặt lúa phục vụ thuận lợi cho nông dân trên 70 tỷ đồng/ vụ, 1 năm sản xuất 3 vụ làm lợi 210 tỷ đồng. Đó là chưa kể phần lợi nhuận tăng thêm do chất lượng lúa gạo tốt hơn và tiết kiệm thời gian khá lớn cho khâu thu hoạch của nông dân. Năm 2007, toàn tỉnh có khoảng 20% diện tích lúa thu hoạch bằng cơ giới, tăng gấp 4 lần so năm 2005. - Lĩnh vực phi nông nghiệp: có tỷ trọng khá cao trên tổng cơ cấu doanh số cho vay và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2007 so với năm 2005 tăng 61.856 triệu đồng một con số khá ấn tượng. Điều này phải kể đến sự phát triển các ngành nghề phì nông nghiệp của huyện mà cụ thể là: trong 6 tháng đầu năm 2007, giá trị sản xuất toàn ngành CN-TTCN huyện Châu Thành đạt trên 107.940 triệu đồng, tăng 10,88% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực doanh nghiệp quốc doanh đạt trên 8.110 triệu đồng (tăng 15,13%), khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt trên 99.829 triệu đồng (tăng 10,63%). Có 12 cơ sở TTCN mới thành lập, với tổng vốn đầu tư ban đầu 366 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 57 lao động, nâng tổng số toàn huyện hiện có 826 cơ sở, thu hút 5.989 lao động, tổng vốn đầu tư trên 99.567 triệu đồng. Cùng thời gian này, chương trình khuyến công của huyện đã giải ngân 12.718 triệu đồng, đạt 36,33% so kế hoạch năm để đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ và mở rộng nhà xưởng. Chính điều này đã giải thích lượng tăng doanh số cho vay năm 2007 lên 83%. Ngành thủy sản: Doanh số cho vay ngành thủy sản liên tục tăng qua 3 năm, năm 2007 so với năm 2006 tăng 40.261 triệu đồng, năm 2007 so với năm 2005 tăng 45.695 triệu đồng. Nguyên nhân có sự tăng trưởng mạnh như thế là do diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản trong huyện liên tục tăng qua ba năm: năm 2005 là 124.40 ha, năm 2006 là 144.90 ha, năm 2007 là 2.384 ha, là do tỉnh An Giang đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, tận dụng được lợi thế sinh thái, với mục tiêu quy hoạch nuôi trồng thủy sản thành từng vùng sản xuất lớn theo phương thức công nghiệp, tỉnh sẽ hạn chế số lượng lồng, bè, tăng diện tích nuôi ao hầm và nuôi chân ruộng... để hạn chế lượng nước thải trực tiếp vào nguồn nước chống ô nhiễm. Thêm vào đó do địa bàn thành phố Long Xuyên có nhiều công ty xuất khẩu thủy sản như: AGIFISH, công ty cổ phần Nam Việt, AFA... Huyện Châu Thành là huyện tiếp giáp với Thành phố Long Xuyên, lại có giao thông thuận lợi nên việc tiêu thụ sản phẩm gặp rất nhiều thuận lợi. Chính điều này đã khuyến khích người dân chăn nuôi thủy sản ngày càng nhiều. Vì vậy, nhu cầu sử dụng vốn của người dân để đào ao, xây dựng cơ sở vật chất để phục vụ sản xuất thủy sản ngày càng tăng, làm cho doanh số cho vay của ngành này tăng cao trong ba năm qua. Ngành khác: Doanh số cho vay của ngành khác năm 2007 so với năm 2005 tăng 14.639 triệu đồng. Do người dân không cố định loại hình kinh doanh, như trong năm 2004 ngành thủy sản gặp nhiều thuận lợi, nhiều nhà phất lên nhờ con cá, nhiều nhà thấy được hiệu quả đó cũng bắt đầu vào nghề, nhưng đến năm 2005, 2006 do vụ kiện bán phá giá cá ba sa của Hoa Kỳ, tình hình xuất khẩu gặp khó khăn, giá cá hạ dần nhiều nhà thua lỗ, treo ao, và họ di chuyển qua ngành khác,... do có sự biến đổi đó nên doanh số cho vay cũng biến đổi. Nhìn chung trong giai đoạn năm 2005 – 2007 tỷ trọng ngành nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu cho vay và đang có xu hướng giảm trong giai đoạn này. Còn các ngành còn lại có xu hướng tăng. Là do nước ta đang trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá mà đồng thời còn đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nêu rõ, muốn rút ngắn quá trình phát triển không bị tụt hậu thì phải không những chuyển dịch từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế chủ yếu dựa vào công nghiệp như trước đây, mà còn phải đồng thời và nhanh chóng chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp sang nền kinh tế có tỷ trọng dịch vụ dựa trên cơ sở công nghệ hiện đại ngày càng cao. Nhìn vào tỷ trọng này ta có thể kết luận ngân hàng đã và đang thực hiện tốt chủ trương của nhà nước đề ra. Chuyển đổi cơ cấu ngành để phát triển tỉnh nhà. Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế ta thấy được sự phân phối và phát triển của từng ngành trong huyện nhà. Nó thể hiện rõ nhất trên dòng chảy nguồn vốn. Ngành nông nghiệp đang giảm dần, và ngành thủy sản đang dần dần mở rộng, ngành phi công nghiệp cũng bắt đầu phát triển. Điều này cho thấy NHNo & PTNT huyện Châu Thành đã và đang thực hiện đúng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đề ra. Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế: Để cho sự phân tích càng thêm hoàn thiện ta tiến hành phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế. Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế giai đoạn 2005 - 2007 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tuyệt đối Số tương đối Tỷ trọng (%) 05-06 06-07 05-06 06-07 2005 2006 2007 Hộ GĐ, CN 184.527 187.325 309.233 2.798 121.908 1,5 65,1 93,5 90,5 91,3 DNNQD 10.855 14.075 24.048 3.221 9.972 29,7 70,9 5,5 6,8 7,1 Khác 1.974 5.589 5.419 3.615 -170 183,2 -3,0 1,0 2,7 1,6 Tổng 197.355 206.989 338.700 9.634 131.711 4,9 63,6 100 100 100 (Nguồn: Phòng tín dụng) Nhìn chung, doanh số cho vay hộ gia đình, cá nhân năm 2007 so với năm 2005 tăng 124.706 triệu đồng. Là do trong giai đoạn này tỉnh nhà đã tổ chức thường xuyên các chương trình khuyến nông, khuyến ngư như: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Dự án “Phát triển mạng lưới nhân giống (giống lúa, giống nếp) đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và chống chịu tốt với rầy nâu”. Đã tổ chức nhiều lớp Huấn luyện sản xuất giống lúa nguyên chủng và tập huấn cập nhật sản xuất lúa .... nhằm khuyến khích bà con đẩy mạnh sản xuất đã làm tăng nhu cầu vốn đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, để đáp ứng nhu cầu trên Ngân hàng Nhà Nước đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng ưu tiên tài trợ cho bà con phát triển sản xuất, kinh doanh. Chính điều này đã phần nào giải thích tại sao tỷ trọng của hộ gia đình, cá nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trên tổng cơ cấu dư nợ cho vay và đây chính là thị trường mục tiêu của ngân hàng. Biểu đồ 4.2: Tổng doanh số cho vay giai đoạn 2005 - 2007 Bên cạnh đó ngân hàng cũng đang chú ý tới đối tượng khách hàng có mục đích vay vốn là kinh doanh, tuy nhiên với đối tượng này trên địa bàn chỉ mới hình thành số lượng không nhiều với quy mô nhỏ, số tiền vay thường là không lớn. Thêm vào đó là thành phần khác cũng có doanh số cho vay tăng qua các năm. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thành phần DNNQD đang dần mở rộng phạm vi kinh doanh trên nhiều lĩnh vực làm xuất hiện nhiều hoạt động kinh tế khác đáp ứng cho nhu cầu của xã hội. Nhìn vào tỷ trọng của hộ gia đình, cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng giảm dần qua các năm. DNNQD có tỷ trọng tăng, còn ngành khác thì tỷ trọng ngành khác lại giảm. Do khách hàng mục tiêu của ngân hàng là hộ gia đình cá nhân phục vụ trong sản xuất nông nghiệp. Thêm vào đó, thực hiện chủ trương của Nhà nước thực hiện giảm tỷ trọng nông nghiệp nâng cao tỷ trọng thương mại - dịch vụ. Huyện nhà đã có sự chuyển đổi nên thành phần DNNQD được mở rộng. Phân tích doanh số thu nợ Cho vay thì phải thu nợ là chuyện tất nhiên. Ngân hàng muốn hoạt động và tồn tại vững mạnh thì công tác thu nợ cũng hết sức quan trọng. Vì vậy ta hãy cùng phân tích doanh số thu nợ của ngân hàng như thế nào. Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2005 - 2007 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tuyệt đối Số tương đối Tỷ trọng (%) 05-06 06-07 05-06 06-07 2005 2006 2007 Thu nợ NH 128.814 129.698 191.469 884 61.771 0,7 47,6 66,7 63,1 63,8 Thu nợ TH 64.407 75.899 108.590 11.492 32.691 17,8 43,1 33,3 36,9 36,2 Tổng 193.221 205.597 300.059 12.376 94.462 6,41 46,0 100 100 100 (Nguồn: Phòng tín dụng) - Thu nợ ngắn hạn: Nhìn chung, thu nợ ngắn hạn tăng trong 3 năm tăng 62.655 triệu đồng, tăng nhiều nhất vào năm 2007, tăng 61.771 triệu đồng. Kết quả này phù hợp với doanh số cho vay, do doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao. Trong năm 2006 nợ quá hạn tăng nhanh, nên tình hình thu nợ còn nhiều nhiều hạn chế, thu nợ có tăng nhưng không nhiều, sang năm 2007, người dân địa phương hoạt động sản xuất gặp nhiều thuận lợi về giá nông sản, chi phí sản xuất được giảm thiểu nhờ áp dụng khoa học – công nghệ. Thêm vào đó doanh số cho vay năm 2007 cũng tăng mạnh nên thu nợ của ngân hàng cũng gia tăng theo. Biểu đồ 4.3: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2005 - 2007 - Thu nợ trung hạn: Doanh số thu nợ trung hạn năm 2007 so với 2005 tăng 44.183 triệu đồng. Năm 2007 so với năm 2006 tăng trên 43%. Kết quả này là do doanh số cho vay trung hạn qua ba năm gia tăng và do đặt điểm của các nguồn vốn này tài trợ cho các nông cụ, các dự án đầu tư... Thời gian thu hồi vốn thường kéo dài từ 3 đến 4 năm. Nên thu nợ của ngân hàng thời gian này chưa nhiều, chủ yếu là thu nợ của nguồn vốn đã tài trợ vào năm 2001 – 2004, nhưng thời gian này cho vay trung hạn chưa phát sinh nhiều. Phân tích doanh số thu nợ theo thành ngành kinh tế Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế giai đoạn 2005 - 2007 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2005-2006 2006-2007 Tỷ trọng (%) TĐ % TĐ % 2005 2006 2007 Ngành NN 90.427 92.107 89.530 1.680 1,9 -2.577 -2,80 46,8 44,8 32,4 LVPNN 66.661 71.753 106.662 5.092 7,6 34.909 48,65 34,5 34,9 38,6 Ngành TS 18.356 29.606 43.107 11.250 61,3 13.501 45,60 9,5 14,4 15,6 Ngành khác 17.776 12.130 37.028 -5.646 -31,8 24.898 205,25 9,2 5,9 13,4 Tổng 193.221 205.597 276.327 12.376 6,4 70.730 34,40 100 100 100 (Nguồn: Phòng tín dụng) - Ngành nông nghiệp: Doanh số thu nợ ngành nông nghiệp biến động qua ba năm từ năm 2005 – 2006 tăng 1.680 triệu đồng tương đương 1,9% là do doanh số cho vay năm 2006 tăng so với năm 2005, nên doanh số thu nợ tăng. Nhưng từ năm 2006 – 2007 giảm 2.577 triệu đồng tương đương 2,8%, là do năm 2007 doanh số cho vay tăng, nợ quá hạn cũng tăng nên ngân hàng tập trung vào công tác thu nợ. Tỷ trọng thu nợ của ngành nông nghiệp giảm dần qua các năm, do tỷ trọng doanh số cho vay của ngành giảm nên tỷ trọng thu nợ cho vay của ngành giảm là điều hiển nhiên. - Lĩnh vực phi nông nghiệp: Doanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPhân tích tình hình cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Châu Thành.doc
Tài liệu liên quan