Khóa luận Phân tích tình hình cho vay tại quỹ tín dụng Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005

MỤCLỤC

-----00000-----Chương 1:Mở đầu. 1

1.1. Lído chọnđềtài. 1

1.2. Mụctiêunghiêncứucủa đềtài. 1

1.3. Phương pháp nghiêncứucủa đềtài. 2

1.4. Phạmvinghiêncứu. 2

Chương 2:Cơ sở lý thuyết. 3

2.1. Mộtsố kháiniệmchung vềcho vay. 3

2.2. Nguyêntắccho vay. 3

2.3. Điềukiệnvayvốn. 3

2.4. Bảo đảmnợvay. 4

2.5. Đốitượng cho vay. 4

2.6. Thểloạicho vay. 5

2.7. Thờihạncho vay. 5

2.8. Lãisuấtcho vay. 5

2.9. Mứccho vay. 5

2.10. Hồ sơvayvốn. 6

2.11. Thẩmđịnhvà quyếtđịnhcho vay.6

2.12. Phương thứccho vay. 6

2.13. Pháttiềnvay- thunợ- thulãi. 6

2.14. Mộtsố chỉtiêuđánhgiá hoạtđộng tíndụng. 7

* Hệsố thu nợ. 7

* Vòng quayvốn tín dụng. 8

* Hệsố rủiro tín dụng. 8

* Tỉlệnợquá hạn. 8

Chương 3:Giớithiệuchung vềQTDMB. 9

3.1. Quá trìnhhìnhthànhvà pháttriểncủa QTDMB. 9

3.2. Cơcấutổ chứcvà tìnhhìnhnhânsự. 11

3.2.1. Sơđồ tổ chức. 11

3.2.2. Nhiệm vụcủa cácphòng ban. 11

* Hộiđồng quản trị. 11

* Ban giámđốc. 12

* Kếtoán. 12

* Bộ phận tín dụng. 13

* Thủ quỹ. 13

* Ban kiểmsoát. 13

3.3. Kếtquả hoạtđộng kinhdoanhqua 3 nămtừ2003- 2005. 14

3.4. Những thuậnlợivà khó khăntrong quá trìnhhoạtđộng. 14

* Thuận lợi. 14

* Khó khăn. 15

5.5. Địnhhướng hoạtđộng 2006 của QTDMB. 15

5.5.1. Một số chỉtiêucụthểtrong kếhoạchhoạt động trong năm 2006. 15

* Nguồn vốn. 15

* Sửdụng vốn. 16

3.5.2. Tổ chứcthựchiện.16

* Vềđịa bàn hoạtđộng. 16

* Vềtín dụng. 16

* Vếlãisuất. 16

* Vềdịch vụ chuyển tiền. 16

* Vềquản líđiều hành. 16

Chương 4:Tìnhhìnhcho vay tạiQTDMỹ Bìnhtừ 2003 –2005. 17

4.1. Doanhsố cho vay. 17

4.1.1. Doanhsố cho vay theo thờihạn. 18

4.1.2. Doanhsố cho vay theo mụcđíchsử dụng vốn. 20

4.2. Doanhsố thunợ. 22

4.3. Dưnợcho vay. 24

4.3.1. Dư nợcho vay theo thờihạn. 24

4.3.2. Dư nợcho vay theo mụcđíchsử dụng vốn. 26

4.4. Nợquá hạn. 26

4.5. Mộtsố chitiêuđánhgiá hoạtđộng tíndụng tạiQTDMB (từ2003-2005) 29

4.6. Mộtvàigiảipháp nhằmnâng cao chấtlượng tíndụng . 30

4.6.1. Tăng cường Marketing cho QTDMB . 30

4.6.2. Cácgiảiphápnhằm làm giảm nợquá hạn, tăng doanhsố thunợ. 32

4.6.3 Giảiphápvềnhânsự trong công táccho vay. 33

4.7. Kiếnnghị. 34

Chương 5:Kếtluận. 35

pdf47 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình cho vay tại quỹ tín dụng Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c đã thực hiện trong tháng qua, triển khai các văn bản mới nếu có, đồng thời đề ra phương hướng hoạt động cho thời gian tới để BĐH thực hiện. Triển khai đầy đủ các văn bản mới của NHNN- VN, của ngành trong các cuộc hợp để từng thành viên trong HĐQT và BKS kịp thời cập nhật tình hình để kiểm tra và chỉ đạo hoạt động theo đúng các chủ trương chính sách mới. • Ban Giám đốc Ban Giám đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của QTD MB theo đúng pháp luật, điều lệ QTD, nghị quyết đại hội thành viên, nghị quyết HĐQT. Ký các báo cáo, văn bản, hợp đồng, chứng từ, trình đại HĐQT các báo cáo về tình hình và kết quả hoạt động của QTD MB. Chuẩn bị báo cáo hoạt động, báo cáo quyết toán, dự kiến phân phối lợi nhuận, phương án xử lý lỗ (nếu có), phương án xử lý rủi ro (nếu có), và xây dựng phương án hoạt động của năm tới để HĐQT xem xét, trình đại hội thành viên. Phổ biến các chủ trương chính sách của nhà nước, văn bản của các ban, ngành liên quan, nghị quyết của HĐQT đến tất cả các nhân viên trong QTD MB. Được HĐQT giao cho quyền ấn định khung lãi suất huy động và cho vay áp dụng cho từng đối tượng tùy theo nguồn vốn hoạt động, phải báo cáo cho HĐQT trong phiên họp gần nhất. • Kế toán Nhân viên kế toán phải thu chi đúng nguyên tắc, chế độ của NHNN, Bộ Tài Chính. Kiểm tra, tập hợp, lưu giữ chứng từ theo qui định của cấp trên. Tính toán kịp thời, chính xác, đối chiếu khóa sổ ngày và kiểm quỹ tiền mặt thực tế. Phải thực hiện hoạch toán theo hệ thống tài khoản, chế độ chứng từ theo qui định của pháp luật về kế toán, thống kê và hướng dẫn của NHNN. Thực hiện chế độ báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động nghiệp vụ định kỳ, báo cáo đột xuất theo qui định của pháp luật về kế toán, thống kê của NHNN. ------------------------------------------------------------------------------------------------------12 SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1 KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005 -------------------------------------------------------------------------------- • Bộ phận tín dụng Cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm về những hợp đồng cho vay. Do đó, việc điều tra thẩm định phải trung thực, khách quan và chính xác. Khách hàng vay vốn phải đủ điều kiện theo qui chế cho vay mới xét duyệt cho vay. Tạo cho khách hàng ý thức được vay, sử dụng vốn đúng mục đích và chịu trách nhiệm trả nợ khi đến hạn. Cán bộ tín dụng không được đặt điều kiện với khách hàng về các khoản thù lao để được vay vốn. Cán bộ tín dụng phải theo dõi chặt chẽ các hợp động vay vốn thuộc địa bàn mình phụ trách, kiểm tra sử dụng vốn sau khi cho vay, nếu phát hiện khách hàng vi phạm các điều khoản trong hợp đồng phải yêu cầu thu hồi nợ ngay để tránh tổn thất cho QTD MB. • Thủ quỹ Thủ quỹ khi thu, chi phải cẩn thận, tôn trọng nguyên tắc về quỹ tiền mặt, cuối giờ phải sắp xếp tiền theo đúng loại. Băng bó, đóng cây đúng qui định và bắt buộc phải cất giữ tiền mặt vào két sắt ngay sau khi khóa sổ cuối ngày. Thủ quỹ chịu trách nhiệm thu, chi khi có đầy đủ chữ ký trên chứng từ hợp lệ, nếu để thất thoát tiền quỹ phải bồi thường. Về an toàn kho quỹ: khi xuất nhập quỹ tiền mặt phải có đầy đủ 3 người có trách nhiệm giữ 3 chìa khóa để cùng mở kho quỹ (giám đốc, kế toán trưởng và thủ quỹ). Bộ phận ngân quỹ kiểm điếm tình hình nhanh chóng, chính xác làm hài lòng khách hàng khi đến giao dịch, không xảy ra tình trạng thất thoát tài sản của QTD, cũng như của khách hàng khi đến giao dịch. • Ban kiểm soát Ban kiểm soát có chức năng kiểm tra, giám sát QTD hoạt động theo đúng pháp luật và các qui định của các NHNN. Kiểm tra giám sát việc chấp hành điều lệ QTD, nghị quyết đại hội thành viên và nghị quyết HĐQT. Kiểm tra tài chính, hoạt động tín dụng, kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng của các quỹ của QTD MB, sử dụng tài sản và các khoản hỗ trợ của nhà nước và kiến nghị khắc phục các sai phạm (nếu có). BKS kịp thời phản ánh và kiến nghị những vấn đề cần thiết để cùng tháo gỡ, khắc phục, như: kiểm tra chứng từ chưa hoàn chỉnh, thanh toán chưa chính xác, đề ra kế hoạch tự kiểm tra theo đề cương thanh tra NHNN-AG, cùng HĐQT, BĐH thực hiện một cách nghiêm túc, khách quan. BKS quan tâm sâu sát đến hoạt động của quỹ, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai sót, kiến nghị BĐH thực hiện đúng các văn bản pháp qui và điều lệ QTD MB. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động của QTD MB thuộc thẩm quyền của mình ------------------------------------------------------------------------------------------------------13 SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1 KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005 -------------------------------------------------------------------------------- 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm từ 2003-2005 Trong 3 năm qua, QTD MB luôn hoạt động kinh doanh có hiệu quả, luôn có doanh thu bù đắp chi phí và có lợi nhuận chia các cổ đông. Điều đó được thể hiện qua bảng sau: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm của QTD MB (từ 2003-2005). (ĐVT: triệu đồng) Khoản mục 2003 2004 2005 Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 Số tiền Tỉ lệ (%) Số tiền Tỉ lệ (%) Tổng thu nhập 4.749 5.821 7.899 1.072 23 2.078 36 Tổng chi phí 3.802 4.644 6.396 842 22 1.752 38 Lợi nhuận trước thuế 947 1.177 1.503 230 24 326 28 Thuế TNDN (28%) 303.04* 329.56 420.84 26,52 9 91,28 28 Lợi nhuận ròng 643,96 847,44 1.082,16 203,48 32 234,72 28 (Nguồn: Văn kiện đại hội thành viên 3 năm :2003,2004,2005) (*):Thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2003 là 32% Trong 3 năm qua, QTD Mỹ Bình hoạt động luôn có hiệu quả, có lợi nhuận, không những thế lợi nhuận năm sau còn cao hơn năm trước. Và vì thế lợi nhuận ròng qua các năm cũng tăng theo. Bên cạnh đó, cùng với sự gia tăng về lợi nhuận thì tổng thu nhập và tổng chi phí cũng đều tăng, song tổng chi phí lại có tỉ lệ tăng cao hơn so với tổng thu nhập trong năm 2005 (tổng thu nhập tăng 36% so với 38% của tổng chi phí), đó là do chi phí quản lí điều hành của QTD tăng, trong việc mở rộng thêm địa bàn hoạt động, và chi phí đầu tư cho trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tại quỹ, để QTD MB ngày càng hoạt động tốt hơn. Vì thế, sự gia tăng này chỉ làm giảm lợi nhuận cho quỹ trong tức thời mà không có gì đáng lo ngại. 3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động Trong những năm qua, mặc dù QTD MB đã có những thành tựu nhất định, nhưng đồng hành cùng với những thành tựu đó là những thuận lợi và khó khăn. Dưới đây là những thuận lợi và khó khăn mà QTD MB đã gặp phải trong quá trình hoạt động. • Thuận lợi - Luôn được sự giúp đỡ thường xuyên về nghiệp vụ của chi nhánh NHNN- VN tại An Giang, sự hỗ trợ nhiệt tình của liên minh HTX tỉnh An Giang, sự quan tâm của Đảng ủy và UBND phường Mỹ Bình. - Khách hàng tiền gửi và thành viên vay vốn khá ổn định và phát triển hàng năm. - Nghiệp vụ đầu tư cho phát triển nông nghiệp chiếm tỉ lệ trên 85% trong năm 2005, vật nuôi, cây trồng trong những năm gần đây được mùa được giá nhất là đối với lúa nên thu nợ rất thuận lợi. ------------------------------------------------------------------------------------------------------14 SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1 KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005 -------------------------------------------------------------------------------- - Nền kinh tế cả nước và địa phương tiếp tục tăng trưởng trên cơ sở mối quan hệ kinh tế quốc tế được củng cố và phát triển. Tại địa phương, tốc độ tăng trưởng GDP từ 9,5 đến 10,5 %. - Trụ sở được đặt ở trung tâm Thành phố Long Xuyên, thuận lợi cho việc giao dịch với khách hàng. - Có một đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, khỏe, có tinh thần trách nhiệm cao, nội bộ đoàn kết, thái độ phục vụ khách hàng chu đáo, ân cần, tận tụy trong công việc vì mục tiêu an toàn, hiệu quả và bền vững trong hoạt động kinh doanh. • Khó khăn - Những địa bàn được phép hoạt động của QTD MB có nhiều tổ chức tín dụng khác cùng hoạt động nên khó tránh những cạnh tranh trong huy động và cho vay. Hình thức, nội dung, biện pháp cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng tinh vi và đi vào chiều sâu về đổi mới công nghệ, cung ứng nhiều sản phẩm mới, phong cách và phương tiện phục vụ tiên tiến làm cho sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. - Nhu cầu vay vốn của khách hàng rất cao nhưng khách hàng không có đủ tài sản thế chấp, không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không hợp pháp, hợp lệ do đó đã hạn chế việc cho vay của QTD Mỹ Bình. - Chính sách về thuế áp dụng cho loại hình kinh tế hợp tác của hệ thống QTD ND còn cao (28%), chưa thực sự khuyến khích. - Về chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên còn nhiều hạn chế, một số cán bộ ngân hàng chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới cần phải phấn đấu rèn luyện nhiều hơn thì mới đáp ứng được yêu cầu công việc trong thời gian tới. Trên đây là những thuận lợi và những khó khăn, thách thức mà QTD MB phải đối mặt trong thời gian tới. Do đó, để có thể đứng vững trước những khó khăn này, QTD MB cần phải phát huy những mặt thuận lợi và khắc phục những hạn chế yếu kém, đề ra các phương hướng, kế hoạch khả thi để có thể đưa QTD MB vững bước phát triển trong tương lai. 3.5. Định hướng hoạt động năm 2006 Tiếp tục theo đà phát triển của những năm qua và phát huy hơn nữa khả năng hiện có, cũng như tận dụng những thuận lợi và cơ hội, khắc phục những khó khăn, han chế, lãnh đạo và nhân viên QTD MB cố gắng thực hiện tốt những mục tiêu đề ra trong các năm tới. Dưới đây là kế hoạch hoạt động và phương hướng thực hiện của QTD MB trong năm 2006. 3.5.1. Một số chỉ tiêu cụ thể trong kế hoạch hoạt động năm 2006 • Nguồn vốn Trong năm 2006 QTD phấn đấu để vốn điều lệ và các quỹ khoảng 6.200 triệu đồng, trong đó vốn điều lệ là 3.136 triệu (do tăng thêm từ 400 - 800 thành viên mới với số vón góp từ 20 - 40 triệu) và các quỹ là 3.064 triệu (trong đó quỹ bổ sung vốn điều lệ là 506 triệu). ------------------------------------------------------------------------------------------------------15 SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1 KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005 -------------------------------------------------------------------------------- • Về sử dụng vốn Cho vay thành viên bình quân trong năm khoảng 18 tỷ, nợ quá hạn bình quân 650 triệu và doanh số cho vay là 70 tỷ, doanh số thu nợ là 62 tỷ. 3.5.2. Tổ chức thực hiện • Về địa bàn hoạt động Năm 2006, QTD MB cố gắng giữ vững dư nợ cho vay trong các địa bàn được phép hoạt động, nâng cao chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh. Và QTD MB đã đề nghị NHNN- An Giang cho phép đơn vị mở rộng địa bàn hoạt động sang thị trấn Chợ Mới, Xã Long Điền A và Kiến An. Nếu được sự đồng ý của NHNN-An Giang, QTD MB sẽ phát triển thêm thành viên mới trên địa bàn nói trên vào năm 2006. • Về tín dụng Tiếp tục tăng cường hoạt động tín dụng, tăng doanh số cho vay, doanh số thu nợ, tổng dư nợ; khắc phục những yếu kém, giảm nợ quá hạn đến mức thấp nhất, nhằm hạn chế rủi ro. • Về lãi suất Tiếp tục điều hành công cụ lãi suất thỏa thuận một cách linh hoạt, tùy theo nguồn vốn tại quỹ, và nhu cầu vay vốn của thị trường trong từng thời kỳ. • Về dịch vụ chuyển tiền QTD MB sẽ có nhiều biện pháp để giới thiệu, quảng cáo với khách hàng về dịch vụ này và có nhiều ưu đãi để thu hút ngày càng nhiều khách hàng hơn nữa. • Về quản lý điều hành Tập thể lãnh đạo và nhân viên luôn luôn nêu cao tinh thần lao động, sáng tạo, đoàn kết nội bộ, không ngừng trao dồi kiến thức đề đưa QTD ngày càng tốt và hoàn thiện hơn. ------------------------------------------------------------------------------------------------------16 SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1 KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005 -------------------------------------------------------------------------------- Chương 4 TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI QTD MỸ BÌNH Giai đoạn 2003 - 2005 Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một NHTM nói chung và QTD ND nói riêng. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân QTD. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu từ đó hoàn trả tiền gửi cho khách hàng, bù đắp các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho QTD. Tuy nhiên, hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro. Dưới đây là các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tại QTD MB. 4.1. Doanh số cho vay Doanh số cho vay thường được xác định theo thời hạn cho vay, theo thành phần kinh tế hay theo mục đích sử dụng vốn. Bảng 2: Bảng doanh số cho vay tại QTD MB (từ 2003 –2005): (ĐVT: Triệu đồng) Khoản mục 2003 2004 2005 Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 Số tiền Tỉ lệ tăng/ giảm (%) Số tiền Tỉ lệ tăng/ giảm (%) Theo thời hạn cho vay - Ngắn hạn 42.135 59.092 83.108 16.957 40 24.016 41 - Trung hạn 246 1.245 246 999 406 Theo mục đích sử dụng vốn - Nông nghiệp 36.031 50.803 74.281 14.772 41 23.478 46 - Kinh doanh 3.415 6.024 7.699 5.473 993 1.675 28 - Khác 2.689 2.511 2.373 -3.042 -55 -138 -5 Tổng DSCV 42.135 59.338 84.353 17.203 41 25.015 42 (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng hàng tháng năm 2003, 2004, 2005) Doanh số cho vay đều tăng qua các năm, với tỷ lệ năm sau cao hơn năm trước. QTD Mỹ Bình chỉ tập trung cho vay ngắn hạn và mới bắt đầu cho vay trung hạn từ năm 2004. Bên cạnh đó, chỉ mới có đối tượng là kinh tế cá thể vay, có điều này là do lãi suất cho vay tại QTD Mỹ Bình cao hơn so với lãi suất của các NHTM trong tỉnh và chưa dám cho vay một lượng tiền lớn, nên các doanh nghiệp thường tìm đến các NHTM trong ------------------------------------------------------------------------------------------------------17 SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1 KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005 -------------------------------------------------------------------------------- tỉnh để vay. Bên cạnh đó các ngân hàng có các dịch vụ đa dạng hơn, giúp các doanh nghiệp thuận tiện hơn trong thanh toán, giao dịch. 4.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn: Ta có biểu đồ thể hiện DSCV theo thời hạn: DSCV theo thời hạn đều tăng qua các năm, ở cả ngắn hạn và trung hạn. Với ngắn hạn, tỉ lệ tăng tương đối đều nhau (40 % và 41 %). Với trung hạn, đến tháng 6 năm 2004 mới phát sinh cho vay và DSCV với thể loại này tăng mạnh trong năm 2005, tăng đến 406% so với 2004, tăng 999 triệu đồng. Do QTD Mỹ Bình đã bắt đầu chú trọng đến thể loại vay trung hạn. DSCV tăng qua các năm cho thấy lòng tin của khách hàng đối với QTD MB là khá tốt, ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến QTD MB để vay. Bên cạnh đó, sự gia tăng DSCV nói trên còn là do chiến lược của QTD MB trong việc mở rộng địa bàn hoạt động. DSCV tăng sẽ giúp cho QTD Mỹ Bình tăng được lợi nhuận (thu nhập từ phần lãi vay). Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào doanh số thu nợ và nợ quá hạn, nếu doanh số thu nợ thấp do nợ quá hạn tăng cao thì đây là rủi ro đối với QTD Mỹ Bình. Doanh số thu nợ và nợ quá hạn sẽ được xem xét ở phần sau. Nhìn ở góc độ khác, nhận thấy là DSCV ngắn hạn chiếm tỉ trọng rất lớn trong tổng doanh số cho vay, còn DSCV trung hạn chiếm tỉ lệ rất thấp, trong khi đó cho vay dài hạn chưa phát sinh (do chưa xét duyệt cho vay). Điều này được thể hiện rõ qua các biểu đồ sau: ------------------------------------------------------------------------------------------------------18 SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1 Biểu đồ 1: Thể hiện DSCV ngắn hạn tại QTD Mỹ Bình (từ 2003-2005) 42,135 59,092 83,108 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 90,000 2003 2004 2005 Năm Triệu đồng 246 1,245 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 2003 2004 2005 Năm Triệu đồng Biểu đồ 2: Thể hiện DSCV trung hạn tại QTD Mỹ Bình (từ 2003-2005) KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005 -------------------------------------------------------------------------------- DSCV ngắn hạn năm 2003 là 100%, năm 2004 là 99,6% và năm 2005 là 98,5% trên tổng doanh số cho vay, một tỉ lệ rất lớn. Có điều này là vì nguồn vốn để cho vay của QTD MB chủ yếu từ huy động ngắn hạn, và đa phần các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn nên việc cho vay của QTD thường tập trung cho vay ngắn hạn. Và đó cũng nằm trong xu thế chung của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam (DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng doanh số cho vay), do đó thu nhập của QTD Mỹ Bình chủ yếu từ cấp tín dụng ngắn hạn. Hơn nữa trong 3 năm qua doanh số cho vay trung hạn tại đơn vị cũng đang tăng dần qua các năm, chứng tỏ QTD cũng đang chú ý đến cho vay trung hạn, vì với loại cho vay này thì lãi suất cao hơn do đó lợi nhuận cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, các khoảng cho vay trung hạn có đặc điểm là thu hồi vốn trong nhiều năm, do đó nếu doanh số cho vay trung hạn quá cao sẽ dẫn đến dư nợ trung hạn trong năm và các năm sau sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, rủi ro sẽ cao. Vì vậy trong thời gian tới, QTD cần tập trung cho vay trung hạn bên cạnh cho vay ngắn hạn, nhưng khi cho vay trung hạn phải nhận thức đầy đủ về đối tượng cho vay, tìm hiểu và đánh giá đúng khách hàng trước khi quyết định cho vay, chỉ cho vay những dự án khả thi, có hiệu quả và có tài sản đảm bảo nợ vay. Tuy nhiên, không nên tuyệt đối hoá vai trò của tài sản đảm bảo nợ vay, bởi vì mục đích cho vay là giúp khách hàng có vốn để duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh và QTD có thể thu hồi nợ và lãi đúng hạn từ kết quả sử dụng vốn vay đó chứ không phải từ bán tài sản này. Hơn nữa không phải tài sản nào cũng dễ dàng bán được để QTD Mỹ Bình thu hồi nợ một cách kịp thời và thực tế việc phát mại tài sản đảm bảo nợ vay để thu hồi nợ là một gánh nặng đối với các ngân hàng thương mại hay QTD. Do đó khi xem xét cho vay, cán bộ tín dụng cần đặc biệt chú ý đến tính khả thi và hiệu quả của dự án. ------------------------------------------------------------------------------------------------------19 SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1 Năm 2003 Ngăn han 100% Trung han 0% Năm 2004 Ngăn han 99.6% Trung han 0.4% Năm 2005 Ngăn han 98.5% Trung han 1.5% Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện tỉ trọng trong DSCV theo thời hạn (từ 2003 – 2005) KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005 -------------------------------------------------------------------------------- Còn về cho vay dài hạn trong thời gian tới, QTD có thể ít quan tâm đến nó do thời gian thu hồi vốn rất lâu, mà nguồn vốn của QTD rất thấp so với các NHTM và nó sẽ ảnh hưởng đến hệ số an toàn và hệ số rủi ro của QTD. 4.1.2. Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn: Còn về doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn, nhìn vào bảng và biểu đồ sau: Bảng 3: Doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn tại QTD MB (2003-2005) (ĐVT: Triệu đồng) Khoản mục 2003 2004 2005 Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 Số tiền Tỉ lệ tăng /giảm (%) Số tiền Tỉ lệ tăng giảm (%) Nông nghiệp 36.0 31 50.8 03 74.2 81 14.772 4 1 23.478 46 Kinh doanh 3. 415 6,02 4 7.69 9 2.609 76 1.675 28 Khác 2.68 9 2.51 1 2.373 (178) (7 ) (138) (5) Tổng DSCV 42.135 59.3 38 84.353 17.203 4 1 25.025 ( 2) (Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng hàng tháng năm 2003, 2004, 2005) Sự gia tăng doanh số cho vay theo từng thể loại trong DSCV theo mục đích sử dụng vốn không đều nhau. DSCV theo nông nghiệp và kinh doanh tăng qua các năm, với nông nghiệp thì DSCV năm sau tăng cao hơn năm trước (46% năm 2005 so với 41% năm 2004), còn đối với kinh doanh thì DSCV tăng mạnh trong năm 2004 (76%), đến 2005 chỉ tăng 28%. Riêng với mục đích khác lại giảm dần qua các năm, năm 2004 giảm 7% và 2004 giảm 5%. Do trong những năm qua, đối tượng khách hàng chủ yếu của QTD Mỹ Bình là cho vay nông nghiệp, việc đề nghị NHNN-AG cấp thêm địa bàn mới thường tập trung vào những địa bàn có cơ cấu kinh tế nông nghiệp là chính, từ đó doanh số cho vay theo mục đích sản xuất nông nghiệp cũng tăng cao qua các năm. Bên cạnh đó QTD Mỹ Bình cũng đang chú ý tới đối tượng khách hàng có mục đích vay vốn là kinh doanh, tuy nhiên với thể loại vay này chỉ mới có những kinh doanh nhỏ lẻ vay, số tiền vay thường là không lớn, và việc tìm kiếm thêm đối tượng vay vốn với mục đích kinh doanh cũng gặp phải sự cạnh tranh từ các NHTM khác trong Tỉnh, qua đó cho thấy sự gia tăng doanh số theo mục đích vay này tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng lại giảm trong năm 2005. Còn với mục đích vay khác thì QTD chưa chú ý đến nhiều. Từ sự tăng giảm DSCV theo từng thể loại vay khác nhau, tăng mạnh theo nông nghiệp, tăng chậm theo kinh doanh và giảm dần theo mục đích khác làm cho trong cơ cấu cho vay theo mục đích sử dụng vốn cũng thay đổi qua các năm. Để thấy rõ hơn sự thay đổi này, ta có biểu đồ thể hiện cơ cấu DSCV theo mục đích sử dụng vốn: ------------------------------------------------------------------------------------------------------20 SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1 KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005 -------------------------------------------------------------------------------- DSCV của khách hàng có mục đích sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn qua các năm, luôn trên 86%, còn DSCV với mục đích khác lại giảm dần qua các năm, cụ thể 2003 chiếm 6%, nhưng đến năm 2004 chỉ còn 4% và 2005 chỉ còn 3% (giảm cả về DSCV lẫn tỉ lệ trong cơ cấu DSCV), riêng đối với DSCV theo mục đích kinh doanh thì lại tăng trong 2004 chiếm 10% so với năm 2003 chỉ chiếm là 8%, nhưng đến năm 2005 chỉ còn 9%. Đó là do trong 2005, QTD mở rộng địa bàn hoạt động sang các xã mà nông nghiệp là ngành sản xuất chính, do đó có nhiều khách hàng vay với mục đích sản xuất nông nghiệp, làm cho cơ cấu về nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao hơn. Bên cạnh đó, mặc dù đã chú ý đến đối tượng vay với mục đích kinh doanh, nhưng trong 3 năm qua doanh số cho vay đối với khu vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay. Điều này cũng là tất yếu bởi vì những khách hàng vay với mục đích sản xuất nông nghiệp là những khách hàng truyền thống và đã giúp cho hoạt động kinh doanh của QTD Mỹ Bình có hiệu quả trong nhiều năm nay, nó chính là đối tượng khách hàng chủ yếu của QTD Mỹ Bình. Chính điều này làm tăng rủi ro tín dụng cho đơn vị, việc cho vay tập trung vào nông nghiệp (chiếm trên 86% trong cơ cấu), một ngành mà còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thiên nhiên, giá cả bấp bênh (mặc dù trong những năm qua đã có những thành công nhất định), nhưng một khi mà thời tiết bất thuận lợi như sâu bệnh, khô hạn, lũ lụt , sẽ ------------------------------------------------------------------------------------------------------21 SVTH: Nguyễn Hữu Huy Ngành: QTKD Nông nghiệp Lớp: DH3KN1 86% 10% 4% 88% 9% 3% 86% 8% 6% Nông nghiệp Kinh doanh Khác Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Biểu đồ 4: Thể hiện cơ cấu của DSCV theo mục đích sử dụng vốn (từ 2003-2005) KLTN: Tình hình cho vay tại QTD Mỹ Bình giai đoạn 2003-2005 -------------------------------------------------------------------------------- ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cũng như giá cả của nông sản, người nông dân sẽ gặp khó khăn trong việc sản xuất, từ đó có thể làm mất khả năng hoàn vốn và hoàn lãi, làm cho nợ quá hạn hoặc nợ khó đòi tăng và làm ảnh hưởng luôn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của quỹ tín dụng Mỹ Bình. Do đó trong những năm tới, QTD MB cần nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích thị trường và đưa ra những hướng đi cụ thể nhằm giảm bớt phụ thuộc quá nhiều vào mối cho vay là nông nghiệp. Từ phân tích cho thấy, mức tăng trưởng DSCV trong 3 năm qua khá tốt. Tuy nhiên mức tăng trưởng này chưa bền vững do tập trung nhiều vào một loại hình cho vay, đó là nông nghiệp, cho vay với thành phần kinh tế là cá thể. Như chúng ta đã biết rủi ro trong tín dụng là rất nguy hiểm vì nó có thể làm mất khả năng chi trả của một tổ chức tín dụng nhân dân đối với nguồn vốn tiền gửi, hay tiền vay tại các tổ chức tín dụng khác, vì thế việc tập trung vào một loại vay là nguy hiểm, một khi loại hình này khó khăn nó cũng sẽ làm cho QTD gặp khó khăn, do đó trong thời gian tới QTD MB cần nghiên cứu phát triển thêm các đối tượng khách hàng vay mới. 4.2. Doanh số thu nợ Như chúng ta biết, ngân hàng (hay tổ chức tín dụng) là tổ chức trung gian đi vay để cho vay nên vốn của nó phải được bảo tồn và phát triển. Khi các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng vốn của QTD thì họ phải trả lãi cho QTD. Phần lãi này phải bù đắp được phần lãi mà QTD đi vay, phần chi phí cho hoạt động của đơn vị và đảm bảo có lợi nhuận cho đơn vị. Vì vậy công tác thu h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1127.pdf
Tài liệu liên quan