Khóa luận Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần kim khí Miền Trung

LỜI MỞ ĐẦU

PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP. 1

A/ Tổng quan về Vốn Lưu Động trong các doanh nghiệp 1

I/ Khái niệm VLĐ 1

II/ Phân loại, kết cấu, vai trò và dự toán vốn lưu động 1

1) Phân loại Vốn lưu động 1

2) Kết cấu của vốn lưu động 2

3)Vai trò của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh 3

4) Dự toán vốn lưu động 3

B/ Nội dung phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động 6

I/ Khái niệm, ý nghĩa, phân tích vốn lưu động 6

1) Khái niệm 6

2) Ý nghĩa 6

II/ Mục đích phân tích vốn lưu động 7

1) Đối với nhà quản lý 7

2) Đối với nhà đầu tư 7

3) Đối với người đi vay 7

4) Đối với nhà cung cấp 8

III/ Tài liệu sử dụng và các phương pháp phân tích 8

1) Tài liệu sử dụng 8

2) Các phương pháp phân tích 11

VI/ Nội dung phân tích 14

1) Phân tích tình hình biến động và phân bổ cơ cấu tài sản ngắn hạn 14

2) Phân tích tình hình quản lý các khoản phải thu 16

3) Phân tích về hàng tồn kho 16

4) Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 18

5) Phân tích vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng 19

6) Các chính sách quản lý và sử dụng vốn lưu động 20

PHẦN II : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN

LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG 24

A/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ

MIỀN TRUNG 24

I/ Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ phần kim khí

 Miền Trung 24

1) Quá trình hình thành của công ty 24

 2) Quá trình phát triển 25

II/Chức năng và nhiệm vụ của công ty 26

1) Chức năng của công ty 26

2) Nhiệm vụ của công ty 26

III/ Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 27

1) Đặc điểm hoạt động 27

2) Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu 27

3) Đặc điểm mạng lưới kinh doanh của công ty 28

4) Môi trường kinh doanh của công ty 29

IV/ Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 29

1) Đặc điểm bộ máy quản lý tại công ty 29

2) Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 30

3) Chức năng và từng nhiệm vụ của từng phòng ban trong công ty 31

V/ Tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ Phần Kim Khí Miền Trung 33

1) Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 33

2) Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty Cổ Phần Kim Khí Miền Trung 35

VI/ Đánh giá tình hình kinh doanh của công ty : 37

1) Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian qua BCKQHĐKD 37

2) Tình hình tuân thủ pháp luật kinh doanh và nghĩa vụ đối với ngân sách

nhà nước 39

B/ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ

DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ

MIỀN TRUNG 39

I/ Phân tích tình hình phân bổ vốn lưu động tại công ty 39

1) Phân tích cơ cấu, nhu cầu Vốn lưu động 39

2) Phân tích vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng 41

II/ Phân tích tình hình quản lý và sử dụng từng khoản mục cụ thể của

 vốn lưu động tại công ty 43

1) Phân tích tình hình sử dụng và quản lý vốn bằng tiền 43

 2) Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty 44

3) Phân tích tình hình sử dụng và quản lý hàng tồn kho 51

III/ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 53

1) Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động 53

2) Phân tích tỷ suất sinh lời 55

Phần III : MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG 58

A/ Một số nhận xét đánh giá chung về tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng

vốn lưu động tại công ty CP Kim Khí Miền Trung 58

I/ Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn lưu động 58

II/ Nhận xét, đánh giá chung về tình hình quản lý vốn lưu động 59

1) Vốn bằng tiền 59

2) Các khoản phải thu 60

3) Hàng tồn kho 60

B/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY 60

I/ Tiền đề cho việc xây dựng giải pháp 60

1) Căn cứ mục tiêu kinh doanh của công ty 60

2) Căn cứ vào điều kiện khách quan của nền kinh tế 60

3) Căn cứ vào tình hình cạnh tranh trên thị trường 61

II/ Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty CP Kim Khí Miền Trung 61

1) Xác định nhu cầu vốn lưu động 61

2) Quản lý tiền mặt 63

3) Quản lý hàng tồn kho 65

4) Quản lý khoản phải thu 66

5) Xây dựng chính sách tín dụng bán hàng 68

6) Biện pháp bảo toàn vốn lưu động và tăng cường công tác kiểm tra tài chính 70

7) Mở rộng thị trường tiêu thụ và doanh số bán ra 71

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

 

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2125 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần kim khí Miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, phối hợp với các phòng chức năng triển khai thực hiện các kế hoạch, nội dung đã được phê duyệt, đồng thời tổng hợp tình hình báo cáo hội đồng quản trị, tổng giám đốc. ◊ Phối hợp các cơ quan thanh tra cấp trên, cơ quan hữu quan và địa phương, ban kiểm soát, uỷ ban kiểm tra của đảng uỷ, công đoàn các cấp thực hiện thanh tra, kiểm tra giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành, đồng thời đề xuất thực hiện kỷ luật của hội đồng quản trị, tổng giám đốc. V/ Tổ chức công tác kế toán tai công ty Cổ Phần Kim Khí Miền Trung 1) Tổ chức bộ máy kế toán tai công ty 1.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo phương thức trực tuyến chức năng. Phòng kế toán có 8 người trong đó có 1 kế toán trưởng, 6 kế toán viên phụ trách các phần hành kế toán khác nhau, 1 thủ quỹ. Đối với các chi nhánh, các cửa hàng, các xí nghiệp có tổ chức bộ máy kế toán riêng thì kế toán trưởng sẽ chỉ đạo kế toán nghiệp vụ thông qua các kế toán trưởng tai các đơn vị trực thuộc. Giữa kế toán tại các văn phòng công ty và các kế toán tại các đơn vị trực thuộc có mối quan hệ mật thiết Sơ đồ bộ máy kế toán SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY Kế toán trưởng Phó phòng phụ trách phần hành tổng hợp Phó phòng phụ trách công nợ Thủ quỹ KT ngân hàng KT tổng hợp văn phòng KT TSCĐ nguồn vốn và chi phí KT bán hàng và các khoản phải thu KT mua hàng và các khoản phải trả KT tiền mặt và các khoản thanh toán Kế toán các đơn vị trực thuộc Ghi chú : Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 1.3 Trách nhiệm của các bộ phận kế toán - Trưởng phòng kế toán: Thực hiện đúng quy định về tài chính do nhà nước quy định, các quy chế, các quy trình do công ty ban hành, tổ chức bộ máy và hình thức kế toán trong từng công ty phù hợp với tình hình của đơn vị. Trưởng phòng phụ trách chung về công tác tài chính, xây dựng cơ bản, chi phí, công nợ... - Phó phòng: Kiểm tra báo cáo nhanh, báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc, giải quyết các vụ việc khi trưởng phòng đi vắng. - Kế toán tiền mặt và các khoản thanh toán: thực hiện công tác thanh toán tiền, theo dõi chi phí, tổng hợp các chi phí tập trung tại văn phòng công ty theo khoản mục, nội dung quản lý mà công ty yêu cầu, theo dõi tạm ứng, đảm bảo chế độ thanh toán tạm ứng, đối chiếu thu chi với thủ quỹ hàng ngày. - Kế toán hàng mua và công nợ phải trả: Theo dõi hàng mua kiểm tra đối chiếu với phòng kế hoạch kinh doanh và các đơn vị, chiết khấu mua hàng với các nhà cung cấp theo đúng phương án đã duyệt, theo dõi công nợ phải trả nhà cung cấp. - Kế toán hàng bán và công nợ phải thu: Kiểm tra giá cả và các chính sách hàng bán ra, theo dõi các khoản hàng bán ra, đôn đốc xác nhận thu hồi công nợ bán hàng tại văn phòng công ty. - Kế Toán TSCĐ, CCDC, theo dõi cổ đông: Theo dõi TSCĐ, CCDC, kết chuyển chi phí chờ phân bổ, đầu tư xây dựng cơ bản, vốn cổ đông chi trả cổ tức hàng năm, hướng dẫn chuyển nhượng cổ phiếu theo điều lệ của công ty. - Kế toán công nợ thuế: theo dõi các khoản phải trả phải nộp nhà nước, lập báo cáo thuế hàng tháng, quyết toán hàng năm. - Kế toán ngân hàng: Theo dõi tiền gửi VND&USD của các tài khoản của công ty tại ngân hàng, theo dõi các khoản tiền vay và các thủ tục vay, thanh toán nợ đến hạn, theo dõi nhận nợ thanh toán các L/C đã mở... - Thủ quỹ: Thu và kiểm tra thu tiền theo đúng quy định, chi tiền theo đúng lệnh chi đã được cấp trên duyệt 2) Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty Cổ Phần Kim Khí Miền Trung Hiện nay, công ty áp dụng hình thức sổ kế toán "Nhật ký chứng từ", trên cơ sở đó kế toán trưởng hướng dẫn nghiệp vụ cho các kế toán phần hành tại văn phòng công ty và tổ chức kế toán tại các chi nhánh, và các cửa hàng. Hiện nay công ty đã quy định thống nhất hệ thống tài khoản áp dụng tại công ty và phương pháp hạch toán từng nghiệp vụ kế toán cụ thể để áp dụng cho toàn công ty. Từ năm 2000 đến nay công ty đã áp dụng phần mềm kế toán vào trong việc hạch toán kế toán (phần mềm kế toán Accounting). SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG Chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ kế toán chi tiết Bảng kê Nhật ký chứng từ Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Đối chiếu kiểm tra Ghi hàng ngày Định kỳ Ghi chú : Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ, thủ quỹ vào Sổ quỹ, kế toán chi tiết sẽ vào sổ kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp sẽ ghi vào bảng kê và nhật ký chứng từ. Cuối tháng hoặc định kỳ, cộng số liệu trên nhật ký chứng từ kiểm tra đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ để ghi trực tiếp vào Sổ cái. Số liệu tổng cộng ở Sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong nhật ký chứng từ, bảng kê, bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính. VI/ Đánh giá tình hình kinh doanh của công ty 1) Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh là thành quả cuối cùng mà công ty đạt được thông qua kết quả này ta có thể biết công ty kinh doanh lỗ hay lãi. Để thấy được hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm qua ta có thể dựa vào bảng sau : Bảng 1 : BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT : Đồng Chỉ tiêu Năm 2006 2007 DTT về BH & CCDV 929.602.900.804 1.183.232.464.658 Giá vốn hàng bán 901.165.043.595 1.133.676.781.768 Lợi nhuận gộp 28.437.857.209 49.555.682.890 DT hoạt động tài chính 5.402.176.141 3.872.751.584 Chi phí tài chính 9.426.344.441 6.825.485.340 Chi phí bán hàng 13.151.124.856 23.179.433.442 Chi phí QLDN 7.325.607.278 12.367.138.852 Lợi nhuận từ HĐKD 3.936.956.775 11.056.376.840 Thu nhập khác 1.152.519.166 289.334.855 Chi phí khác 531.917.406 53.677.870 Lợi nhuận khác 620.601.760 235.656.985 Tổng LNTT 4.557.558.535 11.292.033.825 Thuế TNDN 0 0 LNST 4.557.558.535 11.292.033.825 Từ bảng báo cáo HĐKD ta đi sâu vào phân tích lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2006 và 2007 để thấy rõ tình hình kinh doanh của công ty * Chỉ tiêu phân tích : LNHĐKD = DTT BH&CCDV- GVHB - CPBH - CPQLDN + DTTC - CPTC * Đối tượng phân tích : ∆ LN = LN(2007) - LN(2006) = 11.056.376.840 - 3.936.956.775 = 7.119.420.065 (đồng) * Các nhân tố ảnh hưởng : - Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ ∆LN(D) = D(2007) - D(2006) =1.183.232.464.658 - 929.602.900.804 = 253.629.563.854 đồng - Ảnh hưởng của giá vốn hàng bán ∆LN(GVHB) = GVHB(2007) - GVHB(2006) = -(1.133.676.781.768 - 901.165.043.595) = -232.511.738.173 (đồng) - Ảnh hưởng của chi phí bán hàng ∆LN(CPBH) = CPBH(2007) - CPBH(2006) = -( 23.179.433.442 - 13.151.124.856) = -10.028.308.586 (đồng) - Ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp ∆LN(CPQLDN) = CPQLDN(2007) - CPQLDN(2006) = -(12.367.138.852 -7.325.607.278) = -5.041.531.574 (đồng) - Ảnh hưởng của doanh thu hoạt động tài chính ∆LN(DTTC) = DTTC(2007) - DTTC(2006) = 3.872.751.584 - 5.402.176.141 = -1.529.424.557 (đồng) - Ảnh hưởng của chi phí tài chính ∆LN(CPTC) = CPTC(2007) - CPTC(2006) = -(6.825.485.340 - 9.426.344.441) = 2.600.859.101 (đồng) * Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng ∆LN = ∆LN(D) + ∆LN(GVHB)+ ∆LN(CPBH) + ∆LN(CPQLDN) + ∆LN(DTTC) + ∆LN(CPTC) = 7.119.420.065 (đồng) Nhận xét: Qua số liệu tính toán ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2007 tăng 7.119.420.065 đồng so với năm 2006 điều này cho thấy trong năm qua công ty kinh doanh có lãi. Mặc dù công ty cũng gặp nhiều khó khăn do mới chuyển đổi hình thức sở hữu từ công ty nhà nước sang hình thức công ty cổ phần, vốn không đủ hoạt động cho nên vốn phải vay từ ngân hàng, thị trường và giá cả biến động thất thường, đội ngũ nhân viên chưa quen với phương thức kinh doanh mới. Nhưng với sự giúp đỡ của Tổng công ty thép, cùng với tinh thần tự lực, tự cường, sự đoàn kết nhất trí, sự phấn đấu nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty nên công ty cũng đạt được những thành tựu nhất định. Đạt được những kết quả đó do những nguyên nhân sau : + Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2007 tăng so với năm 2006 cho nên đã làm lợi nhuận tăng 253.629.563.854 đồng do trong năm qua công ty đã tiêu thụ một số lượng thép lớn và giá thép tăng cao cho nên lợi nhuận tăng. + Vì giá các mặt hàng đều tăng cao cho nên giá vốn của mặt hàng thép cũng tăng nên lợi nhuận giảm 232.511.738.173 đồng. Vì chi phí là một bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh. Do đó, muốn tăng được lợi nhuận thì ngoài kinh doanh có hiệu quả, việc giảm chi phí kinh doanh là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao được khả năng tài chính. Muốn vậy ban lãnh đạo công ty cần phối hợp trực tiếp với các nhân viên thực hiện kinh doanh, tìm ra những bất hợp lý trong khâu mua hàng và dự trữ hàng hoá. Vì vậy, bên cạnh những nhà cung cấp thường xuyên, công ty nên tìm kiếm những nhà cung cấp bán hàng với giá rẻ hơn để nhằm tăng thêm lợi nhuận. +Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng mạnh vì các chi phí này đều liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa. Trong đó chi phí bán hàng tăng 10.028.308.586 đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 5.041.531.574 đồng. Loại chi phí này rất khó quản lý vì không có định mức rõ ràng nhất là khoản chi phí khác trong chi phí quản lý cho nên công ty nên có biện pháp để hạn chế khoản chi phí này. +Doanh thu hoạt động tài chính trong năm 2007 giảm 1.529.424.557 đồng so với năm 2006 vì một phần là do công ty đã thu được nợ của một số khách hàng lớn cho nên tiền lãi bán hàng trả chậm giảm . Doanh thu hoạt động tài chính giảm cho nên đã làm cho lợi nhuận giảm đi một khoản tương ứng. + Chi phí hoạt động tài chính năm 2007 giảm mạnh so với năm 2006 chủ yếu là do chi phí lãi vay giảm -(6.733.290.817 - 8.682.015.332) = 1.948.724.515 đồng, mặc dù năm 2007 công ty sử dụng vốn vay nhiều nhưng vì vay ở những tháng cuối năm để dự trữ hàng hoá cho năm đến cho nên chi phí lãi vay giảm. Ngoài ra công ty đã dự trữ một lượng ngoại tệ đủ để thanh toán cho các hợp đồng mua bán với nước ngoài nên chênh lệch tỷ giá trong thanh toán giảm, điều đó đã làm cho lợi nhuận tăng 2.600.859.101 đồng. Vì công ty mới được chuyển hình thức hoạt động sang công ty cổ phần cho nên công ty được miễn thuế TNDN trong 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế, công ty được giảm 50% thuế TNDN phải nộp trong 2 năm tiếp theo. Năm 2007 là năm thứ 2 công ty được miễn thuế TNDN, toàn bộ số thuế TNDN được miễn năm 2007 được bổ sung vào quỹ đầu tư và phát triển. Đây là một chính sách nhà nước khuyến khích cho công ty để nhằm tăng vốn hoạt động. 2) Tình hình tuân thủ pháp luật kinh doanh và nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước Trong kinh doanh mục tiêu kinh tế luôn đặt lên hàng đầu, nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có mục tiêu chính trị, xã hội đó là đạo đức và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, hai mục tiêu này luôn đi cùng nhau trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế doanh nghiệp chấp hành đầy đủ mọi chủ trương, quy định của nhà nước, không có tình trạng buôn lậu trốn thuế, không làm trái pháp luật. Đồng thời doanh nghiệp cũng thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, tích cực góp phần xây dựng đất nước bảo vệ môi trường. B/ NỘI DUNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KIM KHÍ MIỀN TRUNG I/ Phân tích tình hình phân bổ vốn lưu động tại công ty 1) Phân tích cơ cấu, nhu cầu Vốn lưu động Dựa vào Bảng cân đối kế toán và các sổ chi tiết có liên quan ta lập bảng số liệu thể hiện sự biến động của vốn lưu động trong năm 2007 Bảng 2 : BẢNG ĐÁNH GIÁ CƠ CẤU VỐN LƯU ĐỘNG Đơn vị tính : Đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2007/2006 Giá trị TT (%) Giá trị TT (%) Mức TL (%) Tiền & tương đương tiền 7.166.916.957 5 6.592.144.004 3,35 - 574.772.953 - 8 Các khoản phải thu 61.203.486.971 42,67 80.542.683.202 40,96 +19.339.196.231 +31,6 Hàng tồn kho 65.649.682.423 45,77 99.318.122.387 50,5 +33.668.439.964 +51,29 TSNH khác 9.415.545.800 6,56 10.201.490.823 5,19 +785.945.023 +8,3 Tổng 143.435.632.151 100 196.654.440.416 100 +53.218.768.265 +37,1 Qua bảng số liệu trên cho thấy năm 2006 VLĐ của công ty là 143.435.632.151 đồng đến năm 2007 VLĐ là 196.654.440.416 đồng, nghĩa là năm 2007 VLĐ tăng lên 53.218.768.265 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 37,1%, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty đang có sự chuyển biến lớn. Do các nguyên nhân sau : + Vốn bằng tiền của công ty năm 2007 giảm so với năm 2006 một lượng là 574.722.953 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 8%. Mặt khác tiền cũng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng VLĐ của đơn vị cho thấy khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp không cao lắm. Tuy nhiên số lượng tiền dự trữ của công ty như trên cho thấy công ty đã sử dụng vốn để đầu tư vào hàng hoá cho năm đến để nhằm có đủ hàng hoá để bán ra và thu được lợi nhuận do giá thép biến đổi liên tục và theo chiều hướng tăng cao. Công ty dự trữ như vậy tương đối hợp lý nhưng trong thời gian đến công ty cần có biện pháp để đầu tư sang các lĩnh vực khác tránh dự trữ tiền nhiều gây lãng phí vốn. + Các khoản phải thu năm 2007 tăng so với năm 2006 một lượng là 19.339.196.231 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 31,6 % .Tỷ trọng các khoản phải thu năm 2007 là 40,96 % và năm 2006 là 42,67 % cho thấy các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao trong tổng VLĐ của doanh nghiêp. Nguyên nhân là do : việc thu hồi nợ của công ty không được tốt lắm làm ứ đọng 1 lượng vốn khá lớn, mặt khác do trong năm 2007 doanh thu bán hàng tăng lên mà chủ yếu là số khách hàng mua chịu tăng nên đã làm cho khoản phải thu tăng. + Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng VLĐ của đơn vị qua bảng số liệu ta thấy năm 2006 tỷ trọng của hàng tồn kho là 45,77% trong khi đó năm 2007 là 50,5%. Hàng tồn kho năm 2007 tăng so với năm 2006 một lượng là 33.668.439.964 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 51,2%. Nguyên nhân hàng tồn kho tăng không phải do đơn vị không tiến hành giải phóng hàng hóa mà trái lại đơn vị vẫn thực hiện đều đặn điều này được thể hiện qua doanh thu năm 2007 tăng. Tình trạng này tăng 1 phần là do thời điểm cuối kỳ đơn vị tập trung mua thêm nguyên vật liệu, hàng hóa do giá cả thị trường biến đổi liên tục và có xu hướng tăng cho nên đơn vị thu mua thêm để dự trữ. + Tài sản ngắn hạn khác cũng tăng nhẹ trong năm 2007 tăng so với năm 2006 là 785.945.023 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,3%. Theo số liệu BCĐKT thì tài sản ngắn hạn khác tăng chủ yếu là do công ty mua hàng với số lượng lớn nên khoản thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tăng lên. 2) Phân tích vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động ròng 2.1) Phân tích vốn lưu động ròng Bảng 3 : BẢNG PHÂN TÍCH VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG Đơn vị tính : Đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ (%) 1.Tài sản ngắn hạn 2. Nợ ngắn hạn 3. VLĐR (1-2) 143.435.632.151 110.097.515.100 33.338.117.051 196.654.440.416 159.806.675.329 36.847.765.087 +53.218.808.265 +49.709.142.229 +3.509.648.036 +37,10 +45,15 +10,52 Qua bảng số liệu phân tích ta thấy vốn lưu động ròng của Công ty trong 2 năm dương, nghĩa là tài sản ngắn hạn của công ty lớn hơn nợ ngắn hạn. Chứng tỏ trong 2 năm qua Công ty không những có đủ nguồn vốn để bù đắp cho TSCĐ và đầu tư dài hạn mà còn sử dụng một phần để tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Điều này cho thấy công ty không chịu áp lực trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Hay nói cách khác, nó thể hiện tình hình thanh toán của công ty là rất khả quan, độ an toàn kinh doanh cao và cân bằng tài chính vững vàng. VLĐR năm 2007 tăng so với năm 2006 là 3.509.648.036 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,52% do tốc độ tăng tăng tài sản ngắn hạn cao hơn tốc độ tăng nợ ngắn hạn cả về tuyệt đối lẫn tương đối. Nguyên nhân là do : Tài sản ngắn hạn năm 2007 tăng 53.218.808.265 đồng so với năm 2006 và nợ ngắn hạn cũng tăng 49.709.142.229 đồng, tài sản ngắn hạn tăng nhiều hơn so với nợ ngắn hạn cho nên vốn lưu động ròng vẫn dương. Sự tăng lên của tài sản ngắn hạn chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản phải thu, mà đặc biệt là do sự tăng lên của hàng tồn kho.Vì vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng trong hàng tồn kho và khoản phải thu nên công ty phải huy động vốn từ nguồn đi vay để đảm bảo vốn hoạt động. Việc tăng các khoản nói trên không hoàn toàn là xấu nhưng công ty cần phải có biện pháp thích hợp để thu hồi các khoản nợ phải thu và dự trữ lượng hàng tồn kho tối ưu, nếu 2 khoản này tăng thì công ty sẽ không đủ vốn hoạt động vì vậy sẽ sử dụng vốn vay như vậy sẽ làm tăng chi phí và áp lực thanh toán trong ngắn hạn sẽ cao. 2.2) Phân tích nhu cầu vốn lưu động ròng Bảng 4 : BẢNG PHÂN TÍCH NHU CẦU VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG Đơn vị tính : Đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Giá trị Tỷ lệ (%) 1.Hàng tồn kho 2. Phải thu ngắn hạn 3. Nợ ngắn hạn 4. Nhu cầu VLĐR (1+2-3) 65.649.682.423 61.203.486.971 39.940.317.594 86.912.851.800 99.318.122.387 80.542.683.202 39.689.433.442 140.171.372.147 +33.668.439.964 +19.339.196.231 -250.884.152 +53.258.520.347 +51,29 +31,60 -0,63 +61,28 Qua bảng số liệu tính toán ta thấy nhu cầu vốn lưu động ròng năm 2007 tăng so với năm 2006 một lượng là 53.258.520.347 đồng tương ứng với tỷ lệ 61,28%. Nhu cầu vốn lưu động ròng tăng là do : + Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty, năm 2007 hàng tồn kho tăng 33.668.439.964 đồng so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tăng 51,29%, các khoản phải thu tăng 19.339.196.231 đồng tương ứng với tỷ lệ 31,6%. + Nợ ngắn hạn giảm mà chủ yếu là phải trả người bán giảm. Qua BCĐKT cho thấy vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ ngắn hạn vì công ty đã vay ngân hàng để thanh toán tiền cho nhà cung cấp làm cho khoản phải trả người bán giảm và nợ vay tăng. Các yếu tố thuộc vốn lưu động có mối liên hệ mật thiết với chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Các khoản phải thu khách hàng có mối quan hệ tuyến tính với doanh thu bán hàng của công ty, ta thấy doanh thu bán hàng năm 2007 của công ty tăng cho nên phải thu khách hàng cũng tăng tương ứng. Cũng trong chu tình đó hoạt động tiêu thụ tăng làm tăng dự trữ hàng tồn kho và sẽ làm tăng khoản nợ tín dụng từ nhà cung cấp Mặt khác ta có : Ngân quỹ ròng = VLĐR - nhu cầu VLĐR Ngân quỹ ròng năm 2006 = 33.338.117.051 - 86.912.851.800 = - 53.574.734.746 Ngân quỹ ròng năm 2007 = 36.847.765.087 - 140.171.372.147 = -103.323.607.060 (đồng) Ta thấy ngân quỹ ròng qua 2 năm đều âm điều này có nghĩa vốn lưu động ròng không đủ để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của công ty vì vậy công ty phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt đó. II/ Phân tích tình hình quản lý và sử dụng từng khoản mục cụ thể của vốn lưu động tại công ty 1) Phân tích tình hình sử dụng và quản lý vốn bằng tiền Vốn bằng tiền có vai trò trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nó đáp ứng nhanh chóng nhu cầu chi tiêu của công ty. Vì vậy doanh nghiệp cần phải dự trữ một lượng tiền thỏa đáng nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu. Để biết được tình hình dự trữ tiền tại công ty Cổ Phần Kim Khí Miền Trung ta xem bảng sau : Bảng 5 : BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DỰ TRỮ TIỀN Đơn vị tính : Đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch Mức TL (%) 1. Tiền mặt 2. Tiền gửi ngân hàng 3. Tiền đang chuyển 1.287.955.109 4.929.324.150 949.637.698 1.451.316.422 4.040.787.498 1.100.040.084 +163.361.313 -888.536.652 +150.402.386 +12,68 -18 +15,84 Tổng 7.166.916.957 6.592.144.004 - 574.772.953 -8 Qua bảng số liệu ta thấy lượng tiền năm 2007 giảm so với năm 2006 một lượng là 574.772.953 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 8%. Mặc dù giảm nhưng công ty cũng đã dự trữ một lượng tiền khá lớn, lượng tiền này đảm bảo mức chi tiêu của đơn vị nhưng khi nói về mức độ sinh lợi thì công ty đã mất đi 1 khoản lợi nhuận từ lượng tiền nhàn rỗi này. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động vốn bằng tiền là do: + Năm 2007 lượng tiền mặt của công ty tăng 12,68% trong khi đó tiền gửi ngân hàng lại giảm 18%. Qua số liệu ở sổ chi tiết tiền cho thấy lượng tiền mặt của công ty chủ yếu tăng mạnh vào thời điểm cuối năm vì các cửa hàng nộp tiền hàng cho công ty và công ty giữ tiền để thanh toán lương cho công nhân viên vào đầu năm sau, hoặc chi tiêu cho các hoạt động phát sinh tại đơn vị. Tuy nhiên việc giữ tiền mặt nhiều không là tốt và nó không mang lại lợi nhuận, dễ mất mát và đồng tiền hiện nay đang mất giá do tỷ lệ lạm phát cao. + Mặc dù tiền gửi ngân hàng năm 2007 giảm 18% so với năm 2006 nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn bằng tiền. Hầu hết việc thanh toán nợ đều thực hiện vào thời điểm cuối năm, trong năm 2007 công ty đã cố gắng thanh toán tiền cho nhà cung cấp nên tiền gửi ngân hàng giảm. Công ty nên tăng lượng tiền gửi vào ngân hàng để hưởng lãi và tính an toàn cao hơn. + Ngoài ra lượng tiền đang chuyển của công ty cũng còn cao do vào thời điểm cuối năm các đơn vị chi nhánh chuyển tiền về nộp cho công ty nhưng đến thời điểm báo cáo vẫn chưa có trong tài khoản tại ngân hàng, công ty nên có biện pháp để làm giảm số ngày luân chuyển tiền để giảm được tổn thất chi phí cơ hội do tiền chưa kịp đưa vào sử dụng. Qua BCĐKT cho thấy công ty không có các khoản tương đương tiền điều này chứng tỏ công ty vẫn chưa chú trọng đến đầu tư tài chính trong ngắn hạn.Trong thời gian đến công ty nên đầu tư vào đầu tư tài chính ngắn hạn vì khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh và không có rủi ro trong việc chuyển đổi thành tiền như : kỳ phiếu ngân hàng, tín phiếu kho bạc…ngoài ra còn thu được lợi nhuận từ việc đầu tư này. Tóm lại: Việc phân bổ vốn bằng tiền như trên là khá hợp lý, tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng cao nhất cho thấy khả năng xảy ra rủi ro ít, đồng thời không làm mất tính sinh lời của tiền. Tiền mặt cũng chiếm tỷ trọng cao, việc dự trữ tiền như vậy là chủ động trong công việc hàng ngày tuy nhiên rất dễ xảy ra rủi ro, và làm giảm tính sinh lợi của tiền. Công ty cần có biện pháp phân bổ lại các khoản mục trong vốn bằng tiền hợp lý hơn nhằm đem lại hiệu quả trong hoạt động của mình. 2) Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của công ty 2.1) Phân tích tình hình thanh toán Trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty luôn phát sinh việc thu chi và thanh toán. Song các khoản phải thu, phải trả cần có một thời gian nhất định mới thanh toán được. Song thời gian dài hay ngắn là tùy thuộc vào phương thức thanh toán, vào mối quan hệ và sự thỏa thuận giữa các đơn vị với nhau. Việc phân tích tình hình thanh toán của công ty nhằm tiến tới sự tự chủ về tài chính và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Để đi sâu vào vấn đề trên trước hết ta đi phân tích tình hình thanh toán của công ty thông qua các khoản phải thu và các khoản phải trả, đồng thời kết hợp với các chỉ tiêu khác làm rõ tình hình thanh toán của công ty 2.1.1) Phân tích các khoản phải thu Bảng 6 : BẢNG PHÂN TÍCH CÁC KHOẢN PHẢI THU Đơn vị tính : Đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch năm 2007/2006 Mức TL (%) 1. Phải thu khách hàng 2.Ứng trước cho người bán 3.Các khoản phải thu khác 4.Dự phòng phải thu khó đòi 39.496.965.564 15.293.063 22.261.133.668 ( 569.905.324) 48.510.807.218 36.639.815.019 465.414.337 (5.073.353.412) +9.013.841.654 +36.624.521.956 -21.795.719.331 (4.503.448.088) +22,82 +239.484,54 -97,90 (790,20) Tổng 61.203.486.971 80.542.683.202 +19.339.196.231 +31,60 Qua bảng số liệu tính toán ta thấy các khoản phải thu năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 một lượng là 19.339.196.231 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng thêm là 31,60 % do các nguyên nhân sau : + Phải thu khách hàng năm 2006 là 39.496.965.564 đồng trong khi đó năm 2007 là 48.510.807.218 đồng, như vậy năm 2007 tăng 9.013.841.654 đồng so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tăng 22,82 %. Do trong năm 2007 doanh thu cao hơn năm 2006 điều đó cho thấy doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều hàng, tuy nhiên trong doanh thu số tiền khách hàng còn nợ lại tương đối cao. Mặt khác các khoản nợ trước đây của khách hàng cũng chưa thu hồi được, do năm qua giá thép tăng đột biến làm cho một số nhà thầu xây dựng gặp khó khăn trong việc thanh toán.Vì vậy những nhà thầu nhận công trình trước đó chấp nhận lỗ cho nên việ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18054.doc
Tài liệu liên quan