Khóa luận Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua hệ thống tài chính tại Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP 3

1.1 Khái quát chung về báo cáo tài chính doanh nghiệp 3

1.1.1 Khái niệm, mục đích, vai trò, và phân loại báo cáo tài chính 3

1.1.1.1 Khái niệm 3

1.1.1.2 Mục đích 3

1.1.1.3 Vai trò 3

1.1.1.4 Phân loại 4

1.1.2 Yêu cầu lập báo cáo tài chính 5

1.1.3 Nguyên tắc lập báo cáo tài chính 5

1.1.4 Kết cấu và nội dung của các báo cáo tài chính 7

1.1.4.1 Bảng cân đối kế toán 7

1.1.4.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 8

1.1.4.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 8

1.1.4.4 Bản thuyết minh báo cáo tài chính 9

1.1.5 Hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam so với chuẩn mực quốc tế 9

1.2 Phương pháp phân tích tình hình tài chính 11

1.2.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của việc phân tích tình hình tài chính 11

1.2.1.1 Khái niệm 11

1.2.1.2 Mục đích 11

1.2.1.3 Ý nghĩa 12

1.2.2 Cơ sở dữ liệu sử dụng trong phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 12

1.2.2.1 Cơ sở dữ liệu 12

1.2.2.2 Kiểm tra cơ sở dữ liệu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 12

1.2.3 Các phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 15

1.2.3.1 Phương pháp so sánh 15

1.2.3.2 Phương pháp loại trừ 16

1.2.3.3 Phương pháp chi tiết chỉ tiêu tài chính 16

1.2.3.4 Phương pháp mô hình tài chính (mô hình Dupont) 17

1.3 Nội dung phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp 17

1.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính 17

1.3.1.1 Đánh giá tình hình biến động tài sản 17

1.3.1.2 Đánh giá tình hình biến động nguồn hình thành tài sản 18

1.3.2 Phân tích công nợ và khả năng thanh toán 19

1.3.2.1 Phân tích tình hình công nợ 19

1.3.2.2 Phân tích khả năng thanh toán 21

1.3.3 Phân tích hiệu quả kinh doanh 22

1.3.3.1 Ý nghĩa của phân tích hiệu quả kinh doanh 22

1.3.3.2 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của công ty 23

1.3.3.3 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 24

1.3.3.4 Đánh giá về khả năng sinh lời 24

1.1.4 Phân tích rủi ro tài chính và giá trị doanh nghiệp 25

1.1.4.1 Phân tích rủi ro tài chính 25

1.1.4.2 Phân tích giá trị doanh nghiệp 26

CHƯƠNG II 27

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN LILAMA HÀ NỘI 27

2.1 Tổng quan về công ty 27

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 27

2.1.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 31

2.1.2.1 Đặc điểm về sản phẩm 31

2.1.2.2 Quy trình công nghệ 32

2.1.3 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 33

2.1.3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh 33

2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 35

2.1.4 Đặc điểm bộ máy kế toán 40

2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán 40

2.1.4.2 Đặc điểm vận dụng hệ thống chứng từ 41

2.1.4.3 Đặc điểm vận dụng hệ thống tài khoản 42

2.1.4.4 Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ kế toán 42

2.1.4.5 Đặc điểm vận dụng hệ thống báo cáo tài chính 44

2.2 Thực trạng về lập và phân tích báo cáo tài chính của công ty 45

2.2.1 Cơ sở dữ liệu phân tích tình hình 45

2.2.1.1 Quy trình chung lập báo cáo tài chính 45

2.2.1.2 Bảng cân đối kế toán 45

2.2.1.3 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 46

2.2.1.4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 46

2.2.1.5 Thuyết minh báo cáo tài chính 46

2.2.2 Đánh giá khái quát tình hình tài chính 47

2.2.2.1 Đánh giá tình hình biến động tài sản 47

2.2.2.2 Đánh giá tình hình biến động nguồn hình thành tài sản 52

2.2.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 59

2.2.3.1 Phân tích tình hình công nợ 59

2.2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán 63

2.2.4 Phân tích hiệu quả kinh doanh 68

2.2.4.1 Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh của công ty 69

2.2.4.2 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 73

2.2.4.3 Đánh giá về khả năng sinh lời 78

2.2.6 Phân tích rủi ro tài chính 84

CHƯƠNG III 86

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 86

3.1 Đánh giá chung về tình hình tài chính của công ty 86

3.1.1 Đánh giá chung về công tác kế toán 86

2.1.1.1 Ưu điểm 86

3.1.1.2 Nhược điểm 87

3.1.2 Đánh giá về công tác lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty 87

3.1.2.1 Ưu điểm 87

3.1.2.2 Nhược điểm 88

3.2 Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính của công ty 89

3.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường quản lý và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty 91

3.3.1 Chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn hiệu quả 91

3.3.2 Điều chỉnh cơ cấu tài sản, nguồn vốn hợp lý 92

3.3.3 Tăng cường hiệu quả quản lý 93

3.3.4 Không ngừng tìm kiếm các dự án và công trình mới 93

 3.3.5 Giải pháp phát huy tối đa hiệu quả của Nhà máy thép mạ kẽm, mạ màu .94

 3.3.6 Các biện pháp tăng doanh thu, giảm chi phí .94

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97

 

 

doc111 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8383 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình tài chính của công ty thông qua hệ thống tài chính tại Công ty cổ phần LILAMA Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thấp hơn năm 2006 là 2,161 triệu đồng. Điều này dẫn tới làm giảm khả năng thanh toán của công ty. Các khoản phải thu biến động khá lớn trong 3 năm. Năm 2007 là năm các khoản phải thu lớn nhất, chiếm tỷ trọng 16.1% trong tổng tài sản. Điều này là do chính sách thu hồi vốn từ hoạt động kinh doanh của công ty thay đổi cho phù hợp với đặc trưng hoạt động sản xuất của công ty. Là một công ty với lĩnh vực hoạt động chính là xây lắp và xây dựng, khối lượng thường được nghiệm thu vào cuối tháng, cuối năm và thanh toán vào kỳ tiếp theo nên công nợ phải thu lớn vào thời điểm cuối kỳ báo cáo. Năm 2007 khoản phải thu tăng lên là do phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng của công ty là 76,104 triệu đồng chiếm 9.3% trong tổng tài sản, trong khi năm 2006 khoản mục này không phát sinh. Đến năm 2008 các khoản phải thu giảm 39,407 triệu đồng, tốc độ giảm 29.9% so với năm 2007. Điều này là do phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng năm 2008 giảm 42,770 triệu đồng, tốc độ giảm 56.2% so với năm 2007. Phải thu khách hàng năm 2007, 2008 xấp xỉ nhau, đều tăng trên 35% so với năm 2005. Khoản mục dự phòng các khoản phải thu khó đòi trong 3 năm 2006, 2007, 2008 đều bằng 0, chứng tỏ các khách hàng của công ty đều có khả năng thanh toán tốt. Điều này là do khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty lớn, có tình hình tài chính tốt như Công ty cổ phần bia – rượu – nước giải khát Hà Nội (Habeco), Công ty cổ phần xi măng Thăng Long,... Công ty cũng thường nhận thầu các công trình, dự án lớn do Nhà nước đứng ra đấu thầu cho nên việc thanh toán hợp đồng thường diễn ra đúng hạn, không có tình trạng nợ quá hạn. Vì thế trong nhiều năm công ty không phải lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi. Khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSNH là hàng tồn kho. Vì đặc trưng của doanh nghiệp là doanh nghiệp xây lắp, khối lượng sản phẩm dở dang, thành phẩm có giá trị lớn. Năm 2007 HTK tăng 58,961 triệu đồng, tốc độ tăng 38.8% so với năm 2006. Sang năm 2008 HTK của công ty tăng mạnh, tăng 162,571 triệu đồng, tốc độ tăng 77% so với năm 2007, tương ứng tỷ trọng HTK so với tổng tài sản đạt 37% và bằng với tỷ trọng TSCĐ. Năm 2007 và 2008 HTK tăng lên là do nhiều công trình được khởi công xây dựng nhưng cuối năm vẫn chưa quyết toán công trình, các công trình chưa đi vào hoạt động nên giá trị HTK lớn. Điều này chứng tỏ luân chuyển hàng hóa của công ty không tốt, đang xảy ra tình trạng ứ đọng vốn. Cần phải nhanh chóng tiến hành quyết toán các công trình xây dựng, góp phần làm tăng tốc độ luân chuyển vốn. Khoản mục dự phòng giảm giá HTK của công ty trong 3 năm đều bằng 0. Điều này là do HTK của công ty chủ yếu là giá trị dở dang của các công trình, dự án. Lượng nguyên vật liệu dự trữ trong kho rất ít, công ty mua nguyên vật liệu và chuyển đến chân các công trình khi cần. Do đó việc giá cả thay đổi ít ảnh hưởng tới giá HTK của công ty. Việc phân tích HTK của doanh nghiệp sẽ được xem xét và làm rõ trong phần phân tích hiệu quả sử dụng HTK. Như vậy, sự gia tăng TSNH của công ty trong các năm chủ yếu là do sự gia tăng của HTK và các khoản phải thu. Cơ cấu TSNH của công ty đang được thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng tiền mặt, tăng tỷ trọng HTK và tỷ trọng các khoản phải thu. Tuy nhiên, có thể thấy cơ cấu TSNH của công ty hiện nay là chưa hợp lý. Tiền và các khoản tương đương tiền quá ít, năm 2007 chiếm 0.2%, năm 2008 chiếm 1.8% so với tổng tài sản. Cần có biện pháp đẩy nhanh tốc độ thu hồi tiền hàng năm để đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, tránh tình trạng thiếu tiền trong thanh toán. Đồng thời cũng phải xem xét để có biện pháp dự trữ HTK hợp lý nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển và nâng cao hiệu quả sử dụng HTK. Thứ hai, TSDH của công ty năm 2007 so với năm 2006 tăng 54,846 triệu đồng, tốc độ tăng 13.9%; năm 2008 tăng 52,672 triệu đồng, tốc độ tăng 11.7%. Tuy nhiên, tỷ trọng TSDH ngày càng giảm so với tổng tài sản. Điều này là do chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm mạnh. Năm 2006 chi phí xây dựng cơ bản dở dang rất lớn chiếm 59.3% so với tổng tài sản, năm 2007 chỉ chiếm 0.9% so với tổng tài sản, năm 2008 chiếm 0.8% so với tổng tài sản. Đến năm 2007, 2008 có nhiều công trình được hoàn thành và đưa vào sử dụng nên TSCĐ hữu hình trong 2 năm này tăng mạnh. TSCĐ hữu hình năm 2007 tăng 348,687 triệu đồng, tốc độ tăng 2138.8% so với năm 2006, năm 2008 giảm nhẹ so với năm 2007 17,514 triệu đồng, tốc độ giảm 4.8%. Việc tăng TSCĐ hữu hình trong doanh nghiệp xây lắp là hợp lý. Điều này chứng tỏ công ty đang có xu hướng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản dài hạn khác của công ty cũng tăng nhanh qua các năm. Năm 2007 tăng 55,039 triệu đồng, tốc độ tăng 41438.5% so với năm 2006, năm 2008 tăng 74,111 triệu đồng, tốc độ tăng 134.3% so với năm 2007. Đó là do công ty phát sinh nhiều khoản chi phí trả trước dài hạn. Các khoản phải thu dài hạn của công ty trong 3 năm đều bằng 0 thể hiện khả năng thu hồi nợ tốt. Trong 2 năm 2007, 2008 tốc độ và quy mô của TSNH và TSDH đều tăng kéo theo sự gia tăng của tổng tài sản. Tuy nhiên tốc độ và quy mô của TSNH tăng nhanh hơn TSDH. Năm 2008 TSNH và TSDH chiếm tỷ trọng tương đương nhau so với tổng tài sản. TSNH tăng lên một phần là do các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên, thể hiện khả năng thu hồi các khoản nợ là chưa tốt. Tuy nhiên các khoản phải thu dài hạn trong 3 năm đều bằng 0 lại chứng tỏ công ty đã chủ động trong các khoản phải thu dài hạn, đây lại là một khoản mục được đánh giá là có tính rủi ro cao. Chứng tỏ công ty đang gặp khó khăn trong thu hồi nợ ngắn hạn, cũng có thể chính sách thu nợ của công ty chưa hợp lý. Công ty cũng cần hoàn thành nhanh các công trình để đưa vào sử dụng, giảm lượng HTK và sớm thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Việc đầu tư vào TSCĐ là rất hợp lý, nhưng công ty cũng cần có những chính sách hợp lý để sử dựng TSCĐ hiệu quả. Dựa vào các phân tích trên cho thấy cơ cấu tài sản của công ty chưa hợp lý, công ty nên giảm tỷ trọng HTK, các khoản phải thu và tăng tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo tình hình tài chính được vững mạnh. 2.2.2.2 Đánh giá tình hình biến động nguồn hình thành tài sản Để tiến hành hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải xác định nhu cầu đầu tư, tiến hành tạo lập, tìm hiếm, tổ chức và huy động vốn. Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Doanh nghiệp có trách nhiệm xác định số vốn cần huy động, nguồn huy động, thời gian huy động, chi phí huy động,… sao cho vừa bảo đảm đáp ứng nhu cầu về vốn cho kinh doanh, vừa tiết kiệm chi phí huy động, tiết kiệm chi phí sử dụng vốn và đảm bảo an ninh tài chính cho doanh nghiệp. Vì thế, ta đi phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp qua bảng sau: Đơn vị tính: đồng Bảng 2: Bảng đánh giá tình hình biến động nguồn vốn của công ty CHỈ TIÊU Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2006 2008/2007 Số tiền Tỷ lệ (%) Số Tiền Tỷ lệ (%) Số Tiền Tỷ lệ (%) Số Tiền Tỷ lệ (%) Số Tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. NỢ PHẢI TRẢ 615,081,887,503 97.7 805,680,098,562 98.3 878,314,623,479 86.9 190,598,211,059 31.0 263,232,735,976 42.8 72,634,524,917 9.0 I. Nợ ngắn hạn 254,113,298,628 40.4 443,833,832,541 54.2 413,616,569,122 40.9 189,720,533,913 74.7 159,503,270,494 62.8 -30,217,263,419 -6.8 1. Vay và nợ ngắn hạn 141,318,974,381 22.4 228,556,039,168 27.9 236,882,835,182 23.4 87,237,064,787 61.7 95,563,860,801 67.6 8,326,796,014 3.6 2. Phải trả người bán 69,973,864,655 11.1 109,348,094,990 13.3 72,141,772,555 7.1 39,374,230,335 56.3 2,167,907,900 3.1 -37,206,322,435 -34.0 3. Người mua trả tiền trước 16,523,656,245 2.6 75,439,226,571 9.2 89,659,081,975 8.9 58,915,570,326 356.6 73,135,425,730 442.6 14,219,855,404 18.8 4. Thuế và các khoản phải nộp NN 0 0.0 72,384,036 0.0 0 0.0 72,384,036 - 0 - -72,384,036 -100.0 5. Phải trả công nhân viên 4,513,269,258 0.7 5,362,165,348 0.7 4,000,088,927 0.4 848,896,090 18.8 -513,180,331 -11.4 -1,362,076,421 -25.4 6. Chi phí phải trả 646,933,029 0.1 19,413,987,935 2.4 330,382,933 0.0 18,767,054,906 2900.9 -316,550,096 -48.9 -19,083,605,002 -98.3 7. Phải trả nội bộ 6,796,652,870 1.1 1,624,968,216 0.2 0 0.0 -5,171,684,654 -76.1 -6,796,652,870 -100.0 -1,624,968,216 -100.0 8. Các khoản phải trả, phải nộp khác 14,339,948,190 2.3 4,016,966,277 0.5 10,602,407,550 1.0 -10,322,981,913 -72.0 -3,737,540,640 -26.1 6,585,441,273 163.9 II. Nợ dài hạn 360,968,588,875 57.3 361,846,266,021 44.2 464,698,054,357 46.0 877,677,146 0.2 103,729,465,482 28.7 102,851,788,336 28.4 1. Phải trả dài hạn khác 0 0.0 790,000,000 0.1 6,129,486,670 0.6 790,000,000 - 6,129,486,670 - 5,339,486,670 675.9 2. Vay và nợ dài hạn 360,968,588,875 57.3 360,796,177,221 44.0 458,308,478,887 45.3 -172,411,654 0.0 97,339,890,012 27.0 97,512,301,666 27.0 3. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 0 0.0 260,088,800 0.0 260,088,800 0.0 260,088,800 - 260,088,800 - 0 0.0 B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 14,534,803,458 2.309 13,877,155,982 1.693 132,427,020,590 13.102 -657,647,476 -4.5 117,892,217,132 811.1 118,549,864,608 854.3 I. Vốn chủ sở hữu 14,508,522,244 2.304 13,857,730,340 1.691 132,473,576,300 13.107 -650,791,904 -4.5 117,965,054,056 813.1 118,615,845,960 856.0 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 13,500,000,000 2.144 13,500,000,000 1.647 100,000,000,000 9.894 0 0.0 86,500,000,000 640.7 86,500,000,000 640.7 - Ngân sách 0 0.000 0 0.000 51,000,000,000 5.046 0 - 51,000,000,000 - 51,000,000,000 - - Tự bổ sung 13,500,000,000 2.144 13,500,000,000 1.647 49,000,000,000 4.848 0 0.0 35,500,000,000 263.0 35,500,000,000 263.0 2. Thặng dư vốn cổ phần 0 0.000 0 0.000 24,250,520,121 2.399 0 - 24,250,520,121 - 24,250,520,121 - 3. Quỹ đầu tư phát triển 856,924,531 0.136 215,684,318 0.026 0 0.000 -641,240,213 -74.8 -856,924,531 -100.0 -215,684,318 -100.0 4. Quỹ dự phòng tài chính 32,070,335 0.005 22,518,644 0.003 0 0.000 -9,551,691 -29.8 -32,070,335 -100.0 -22,518,644 -100.0 5. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 119,527,378 0.019 119,527,378 0.015 0 0.000 0 0.0 -119,527,378 -100.0 -119,527,378 -100.0 6. Lợi nhuận chưa phân phối 0 0.000 0 0.000 8,223,056,179 0.814 0 - 8,223,056,179 - 8,223,056,179 - II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác 26,281,214 0.005 19,425,642 0.002 (46,555,710) -0.005 -6,855,572 -26.1 -72,836,924 -277.1 -65,981,352 -339.7 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 26,281,214 0.005 19,425,642 0.002 (46,555,710) -0.005 -6,855,572 -26.1 -72,836,924 -277.1 -65,981,352 -339.7 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 629,616,690,961 100.0 819,557,254,544 100.0 1,010,741,644,069 100.0 189,940,563,583 30.2 381,124,953,108 60.5 191,184,389,525 23.3 Nhìn vào bảng đánh giá tình hình biến động nguồn vốn ta thấy nguồn vốn của công ty được hình thành từ hai nguồn chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Trong đó nợ phải trả chiếm tỷ trọng nhiều hơn vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn. Nợ phải trả so với tổng nguồn vốn năm 2006 là 97.7%, năm 2007 là 98.3% và năm 2008 là 86.9%. Trong nợ phải trả của công ty thì khoản vay và nợ dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Khoản mục vay và nợ dài hạn năm 2006 là 57.3%, năm 2007 là 44%, năm 2008 là 45.3% so với tổng nguồn vốn. Tiếp đến là khoản mục vay và nợ ngắn hạn. Khoản mục này so với tổng nguồn vốn năm 2006 là 22.4%, năm 2007 là 27.9%, năm 2008 là 23.4%. Các khoản mục phải trả khác chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Chứng tỏ nguồn vốn của công ty chủ yếu là nguồn đi vay, vốn chủ chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn. Năm 2007 nợ phải trả của công ty tăng 190,598 triệu đồng, tốc độ tăng 31% so với năm 2006. Năm 2008 nợ phải trả của công ty tăng 72,634 triệu đồng, tốc độ tăng 9% so với năm 2007. Trong khi đó, xem xét cơ cấu tài sản (bảng1) ta thấy khoản phải thu so với tổng tài sản (=tổng nguồn vốn) năm 2006 là 7.4%, năm 2007 là 16.1%, năm 2008 là 9.1%. Như vậy, tỷ lệ nguồn vốn mà công ty đi chiếm dụng của các doanh nghiệp khác là lớn hơn rất nhiều so với khoản mà doanh nghiệp khác chiếm dụng của công ty. Mặc dù năm 2008 tỷ lệ nợ đã được cải thiện nhưng tỷ lệ nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng cao. Điều này dẫn đến giảm khả năng tự chủ trong việc sử dụng vốn của công ty. Trong khi đó tỷ lệ nợ so với tổng nguồn vốn của ngành xây dựng là 76.8% (theo Vndriect.com.vn). Do đó công ty cần có biện pháp giảm nợ để có cơ cấu nguồn vốn phù hợp với ngành xây dựng. Trong nợ phải trả, tỷ lệ giữa nợ ngắn hạn và nợ dài hạn là khá đồng đều. Nợ dài hạn năm 2007 không tăng so với năm 2006. Đến năm 2008 nợ dài hạn tăng 102,851 triệu đồng, tốc độ tăng 28.4% so với năm 2007. Điều này là do năm 2008 công ty vay thêm vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Trong 2 năm 2006 và 2007 nợ dài hạn không đủ tài trợ cho TSDH của công ty. Nhưng đến năm 2008 nguồn vốn vay dài hạn tăng lên phần nào đã đủ tài trợ cho TSDH. Nợ ngắn hạn của công ty năm 2007 tăng 189,720 triệu đồng, tốc độ tăng 74.7% so với năm 2006. Đến năm 2008 nợ ngắn hạn giảm 30,217 triệu đồng, tốc độ giảm 6.8% so với năm 2007. Nợ ngắn hạn tăng chứng tỏ công ty có uy tín đối với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng… Trong đó khoản mục người mua trả tiền trước tăng mạnh. Năm 2007 tăng 58,915 triệu đồng, tốc độ tăng 356.6% so với năm 2006, Năm 2008 tăng 14,219 triệu đồng, tốc độ tăng 18.8% so với năm 2007. Khoản người mua trả trước tăng cao chứng tỏ lượng vốn công ty đi chiếm dụng của các doanh nghiệp khác khá lớn. Điều này cũng cho thấy uy tín của công ty đối với khách hàng ngày càng tăng. Tuy nhiên đây lại là một khoản đảm bảo cho hoạt động bán hàng của công ty. Do đó công ty cần xem xét chính sách thanh toán với khách hàng để vừa đảm bảo thu được tiền từ khách hàng vừa giữ được khách hàng. Khoản mục vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong nợ ngắn hạn. Năm 2007 tăng 87,237 triệu đồng, tốc độ tăng 61.7% so với năm 2006, năm 2008 tăng 8,326 triệu đồng, tốc độ tăng 3.6% so với năm 2007. Vay và nợ ngắn hạn tăng là do công ty dùng các khoản vay này tài trợ cho TSNH. Như vậy là khá hợp lý. Khoản phải trả nội bộ giảm dần, đến năm 2008 thì bằng 0. Điều này là do công ty cổ phần LILMA Hà Nội đã dần dần hoạt động độc lập với tổng công ty LILAMA. Vốn chủ sở hữu chủ yếu là vốn đầu tư của chủ sở hữu. Năm 2006 và 2007 vốn góp của chủ sở hữu là 13,500 triệu đồng. Đến năm 2008 nguồn vốn này tăng lên đạt 100,000 triệu đồng chiếm 9.9% so với tổng nguồn vốn. Năm 2008 công ty tiến hành cổ phần hóa, trong đó vốn Nhà nước chiếm 51%, vốn tự có của công ty chiếm 49%. Do đó năm 2008 có thêm khoản mục thặng dư vốn cổ phần, đấy chính là phần chênh lệch giữa giá cổ phiếu phát hành ra và mệnh giá của cổ phiếu đó. Năm 2008 lợi nhuận chưa được phân phối cho các quỹ cũng như đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này là do công ty vừa cổ phần hóa nên chính sách phân phối lợi nhuận còn nhiều thay đổi. Đơn vị tính: đồng Nguồn vốn của công ty được huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Vì thể để thấy rõ mức độ tự chủ về vốn của công ty ta đi phân tích thêm một số chỉ tiêu như: Hệ số tài trợ, Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu, Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn. Ta có bảng phân tích dưới đây: Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng nguồn vốn (1) 629,616,690,961 819,557,254,544 1,010,741,644,069 Nợ phải trả (2) 615,081,887,503 805,680,098,562 878,314,623,479 Vốn chủ sở hữu (3) 14,534,803,458 13,877,155,982 132,427,020,590 Hệ số tài trợ (4=3/1) 0.023 0.017 0.131 Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu (5=2/3) 42.318 58.058 6.632 Hệ số nợ so với tổng nguồn vốn (6=2/1) 0.977 0.983 0.869 Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy Hệ số tài trợ của công ty thấp. Trong khi đó Hệ số nợ so với nguồn vốn và Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu lớn. Điều này cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu là nguồn vốn đi vay. Đến năm 2008 Hệ số nợ so với vốn chủ gấp 6.632 lần. Chứng tỏ cơ cấu nguồn vốn đã có sự biến đổi tích cực, công ty đã tự chủ về tình hình tài chính của mình hơn. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn cao, nguy cơ mất khả năng thanh toán của công ty còn rất lớn. Hệ số nợ tăng cao không phải do tình hình tài chính của công ty xấu đi mà do công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhưng nguồn vốn tự có và nguồn vốn do Nhà nước cấp lại quá ít. Do đó công ty phải huy động thêm nguồn vốn từ bên ngoài. Đây là khó khăn chung của các công ty trong tổng công ty LILIMA. Năm 2008 công ty tiến hành cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu ra công chúng nhằm huy động vốn từ trong dân cư. Đây là một kênh huy động vốn mới, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Nguồn vốn của công ty ngày càng tăng chứng tỏ khả năng huy động vốn của công ty là rất lớn. Sự gia tăng này một phần là do tăng nợ ngắn hạn, một phần là do cổ phần hóa tăng vốn chủ sở hữu. Cơ cấu nguồn vốn của công ty có sự biến động nhưng không đáng kể. Nợ phải trả vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với tổng nguồn vốn. Việc sử dụng nhiều vốn vay sẽ làm tăng số lãi vay công ty phải trả, ảnh hưởng tới mức độ độc lập tài chính và rủi ro tài chính mà công ty có thể gặp phải là rất lớn. Công ty cần tăng cường huy động vốn từ nguồn tự có, giảm bớt gánh nặng nợ vay nhằm bảo đảm tình hình tài chính của công ty được ổn định, vững mạnh, tạo niềm tin đối với nhà đầu tư. Không dừng lại ở việc đánh giá tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của công ty, chúng ta đi phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Ta có bảng phân tích sau: Đơn vị tính: đồng Bảng 3: Bảng phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2006 2008/2007 Chênh lệch (±) % Chênh lệch (±) % Chênh lệch (±) % Tổng tài sản (1) 629,616,690,961 819,557,254,544 1,010,741,644,069 +189,940,563,583 30.17 +381,124,953,108 60.53 +191,184,389,525 23.33 Nợ phải trả (2) 615,081,887,503 805,680,098,562 878,314,623,479 +190,598,211,059 30.99 +263,232,735,976 42.80 +72,634,524,917 9.02 Vốn chủ sở hữu (3) 14,534,803,458 13,877,155,982 132,427,020,590 -657,647,476 -4.52 +117,892,217,132 811.10 +118,549,864,608 854.28 Hệ số tổng tài sản so với vốn chủ sở hữu (4=1/3) 43.318 59.058 7.632 +15.740 36.34 -36 -82.38 -51.426 -87.08 Hệ số nợ so với tổng tài sản (5=2/1) 0.977 0.983 0.869 +0.006 0.63 0 -11.05 -0.114 -11.61 Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Hệ số này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng giảm. Do tài sản của doanh nghiệp chỉ được tài trợ một phần bởi vốn chủ. Nhìn vào bảng phân tích trên ta thấy Hệ số tổng tài sản so với vốn chủ sở hữu năm 2007 tăng 15.74 lần, tốc độ tăng 36.34% so với năm 2006. Đến năm 2008 giảm 51.426 lần, tốc độ giảm 87.08% so với năm 2007. Tuy Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu rất lớn, nhưng đang dần dần được cải thiện. Hệ số nợ so với tài sản là chỉ tiêu phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Hệ số này của công ty trong 3 năm cao, năm 2006 là 97.7%, năm 2007 là 98.3%, năm 2008 là 86.9%. Chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính thấp. Tài sản của công ty được tài trợ bởi nợ phải trả là chủ yếu. Trong khi đó Công ty cổ phần LILAMA 10 cũng là một thành viên của Tổng công ty LILAMA có hệ số nợ so với tài sản năm 2006 là 79.4%, năm 2007 là 62.3%, năm 2008 là 67.7%. Điều đó cho thấy hệ số nợ so với tài sản của công ty trong 3 năm là cao hơn các công ty cùng ngành nghề. Công ty đang dần cải thiện hệ số này cho phù hợp với ngành nghề kinh doanh của mình. 2.2.3 Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán Tình hình công nợ và khả năng thanh toán là những nội dung cơ bản mà các nhà quản trị quan tâm. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán sẽ giúp chúng ta thấy được doanh nghiệp đang hoạt động và đang ở trong tình trạng như thế nào. Thông qua phân tích hai nội dung này sẽ cung cấp thông tin cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn trong các hoạt động kinh doanh, góp phần đảm bảo an toàn và phát triển vốn. 2.2.3.1 Phân tích tình hình công nợ Phân tích tình hình công nợ là đi xem xét mối quan hệ giữa các khoản phải thu, nợ phải trả của công ty. Tình hình công nợ của công ty được thể hiện thông qua tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả, ta có: Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1.Tổng các khoản phải thu 46,666,737,414 131,693,471,944 92,285,839,012 2. Tổng nợ phải trả 615,081,887,503 805,680,098,562 878,314,623,479 3. Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả (3) = (1)/(2)×100 7.59% 16.35% 10.51% Trong cả 3 năm tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản nợ phải trả đều nhỏ hơn 100%, chứng tỏ số vốn công ty đang đi chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp khác lớn hơn số vốn các doanh nghiệp khác chiếm dụng của công ty. Dựa vào số liệu tính toán có thể thấy các khoản phải thu nhỏ hơn các khoản phải trả rất nhiều vì tỷ lệ tương đối nhỏ, nhỏ hơn 20%. Tỷ lệ này năm 2007 tăng thêm 8.76% so với năm 2006, tuy nhiên đến năm 2008 nó lại giảm 5.84% so với năm 2007. Hoạt động trong ngành xây lắp công ty cần có nhiều vốn để tài trợ cho các công trình, dự án. Do đó việc vay vốn là khó tránh khỏi, đặc biệt là các khoản vay dài hạn. Tuy nhiên, công ty đang từng bước giảm dần tỷ lệ chiếm dụng vốn của doanh nghiệp khác. Điều này sẽ giúp công ty tăng cường khả năng cân bằng tài chính, đảm bảo thanh toán cho công ty cũng như tạo niềm tin cho khách hàng, nhà đầu tư, nhà cung cấp… Để đánh giá đầy đủ tình hình thanh toán nợ, công tác thu nợ của khách hàng và thanh toán nợ đối với nhà cung cấp tại công ty ta cần đi sâu vào việc phân tích tốc độ thanh toán các khoản phải thu, phải trả. Ta có bảng phân tích sau: Đơn vị tính: đồng Bảng 4: Bảng phân tích vòng quay và thời gian 1 vòng quay các khoản phải thu Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Doanh thu thuần 130,584,864,522 282,005,194,838 447,293,960,847 2. Số dư bình quân phải thu 51,165,983,458 89,180,104,679 111,989,655,478 3. Số vòng quay các khoản phải thu (vòng) (3)=(1)/(2) 2.55 3.16 3.99 4. Thời gian 1 vòng quay các khoản phải thu (ngày) (4)=360/(3) 141 114 90 Qua bảng phân tích số liệu trên, ta thấy vòng quay các khoản phải thu của khách hàng khá lớn và nó có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2007 số vòng quay các khoản phải thu tăng 0.61 vòng, tốc độ tăng 23.92% so với năm 2006. Điều này làm cho thời gian 1 vòng quay các khoản phải thu giảm đi 27 ngày. Đến năm 2008 số vòng quay các khoản phải thu tăng 0.83 vòng, tốc độ tăng 26.27% so với năm 2007. Thời gian 1 vòng quay các khoản phải thu giảm 24 ngày. Như vậy tình hình luân chuyển các khoản phải thu của công ty đang dần dần được cải thiện, tốc độ thanh toán các khoản phải thu đang nhanh dần lên. Chứng tỏ việc quản lý các khoản phải thu của công ty là tốt. Tuy nhiên công ty cần phải tìm biện pháp tăng số vòng quay các khoản phải thu để đảm bảo tình hình tài chính được an toàn, lành mạnh. Thông qua việc phân tích tình hình quay vòng của các khoản phải thu thì chúng ta có thể thấy tình hình thanh toán của công ty ngày càng lạc quan hơn. Nguyên nhân là tốc độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu. Doanh thu năm 2008 tăng 165,288,766,009 đồng, tốc độ tăng 58.61% so với năm 2007. Trong khi số dư bình quân các khoản phải thu năm 2008 tăng 22,809,550,799 đồng, tốc độ tăng 25.58% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao. Doanh thu tăng là một kết quả tốt đối với công ty, công ty cần duy trì và tiếp tục cải thiện kết quả trên nhằm nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Để thấy rõ tình hình công nợ của công ty ta tiến hành phân tích cơ cấu các khoản phải thu và cơ cấu nợ phải trả. Xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới hai khoản mục này của công ty. Dựa vào bảng 1: Bảng đánh giá tình hình biến động tài sản (trang 24) ta có thể thấy rõ cơ cấu các khoản phải thu. Khoản phải thu so với tổng tài sản năm 2006 chiếm 7.4%, năm 2007 chiếm 16.1%, năm 2008 chiếm 9.1%. Khoản phải thu của công ty chủ yếu là phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn trong 3 năm đều bằng 0. Điều này là do khách hàng của công ty thường thanh toán theo tiến độ công trình, dự án. Như đã phân tích trên, khách hàng của công ty chủ yếu là các công ty có uy tín trong thanh toán. Không có tình trạng để nợ tồn đọng lâu dài. Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty bao gồm: phải thu khách hàng, trả trước cho người bán, phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng, các khoản phải thu khác. Trong đó khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Phải thu khách hàng năm 2007 tăng 14,182 triệu đồng, tốc độ tăng 36.6% so với năm 2006. Sang năm 2008 phải thu khách hàng giảm 458 triệu đồng, tốc độ giảm 0.9% so với năm 2007. Trong 3 năm khoản phải thu khách hàng năm 2007 là lớn nhất 131,693 triệu đồng. Điều này là do phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng năm 2007 là 76,104 triệu đồng chiếm 57.8% so với các khoản phải thu. Đến năm 2008 phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng giảm 42,770 triệu đồng, tốc độ giả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21318.doc
Tài liệu liên quan