MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 3
1.1.1. Cơ sở lý luận: 3
1.1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm 3
1.1.1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 4
1.1.1.3. Nội dung công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 4
1.1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm: việc tiêu thụ sản phẩm chịu sự chi phối của nhiều nhân tố như: 6
1.1.1.5. Chính sách hỗ trợ công tác tiêu thụ 7
1.1.1.6. Kênh phân phối sản phẩm 9
1.1.1.7. Các chỉ tiêu nghiên cứu: 11
1.1.2. Cơ sở thực tiễn: 14
1.1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ tinh bột sắn của một số nước trên thế giới 14
1.1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ tinh bột sắn của Việt Nam: 15
1.2. Tình hình cơ bản của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế 17
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy 17
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ 18
1.2.2.1. Chức năng 18
1.2.2.2. Nhiệm vụ : 18
1.2.3. Bộ máy tổ chức quản lý và chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban 18
1.2.3.1. Bộ máy tổ chức và quản lý 18
1.2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban 20
1.2.4. Đặc điểm nguồn lực phát triển của nhà máy: 21
1.2.4.1. Tình hình lao động của nhà máy: 21
1.2.4.2. Tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật của nhà máy 24
1.2.4.3. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn của nhà máy 27
1.2.5. Quy trình sản xuất tinh bột sắn: 29
1.2.6. Môi trường kinh doanh của nhà máy: 32
1.2.6.1. Môi trường vĩ mô 32
1.2.6.2. Môi trường vi mô 33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TINH BỘT SẮN CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN THỪA THIÊN HUẾ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 36
2.1. Tình hình thu mua nguyên liệu sắn của nhà máy 36
2.2. Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế ở huyện Phong Điền tỉnh TT Huế 39
2.2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy 39
2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua các thị trường 41
2.2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn qua các kênh phân phối của nhà máy 47
2.3.3.1. Các kênh tiêu thụ tinh bột sắn của nhà máy 47
2.2.3.2. Khối lượng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn qua các kênh phân phối 48
2.2.4. Khối lượng hàng tồn kho của nhà máy qua 3 năm 53
2.4. Phương thức thanh toán của nhà máy 58
2.5. Chính sách hỗ trợ tiêu thụ mà nhà máy đang áp dụng 59
2.5.1. Chính sách giá 59
2.5.2. Chính sách về sản phẩm 59
2.5.3. Chính sách khuyến mãi, khuếch trương 60
2.5.4. Chính sách phân phối 60
2.6. Kết quả và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm của nhà máy 60
2.6.1 Chi phí tiêu thụ sản phẩm của nhà máy 60
2.6.2 Kết quả tiêu thụ của nhà máy 64
2.6.3 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy 65
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY 69
3.1. Lập ma trận SWOT để đánh giá các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế 69
3.1.1. Cơ hội (O) 69
3.1.2. Thách thức (T) 70
3.1.3. Điểm mạnh (S) 70
3.1.4. Điểm yếu (W) 70
3.2. Lập mô hình ma trận SWOT và kết hợp giữa các yếu tố để tìm ra các giải pháp cho công tác tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế 72
3.2 Định hướng phát triển: 74
3.3. Giải pháp đẩy mạnh khả năng tiêu thụ tinh sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế 75
3.3.1. Đấy mạnh công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường 75
3.3.2. Tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm 75
3.3.3. Phát triển mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 76
3.3.4. Mở rộng đầu tư và ổn định vùng nguyên liệu sắn 76
3.3.5. Giải pháp về tổ chức hoạt động marketing 76
PHẦN III:KẾT LUẬN VÀ KIỀN NGHỊ 77
1. Kết luận 77
2. Kiến nghị 77
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5398 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ thống pháp luật được bổ sung sửa đổi ngày càng theo chiều hướng có lợi, tạo sự an tâm trong sản xuất kinh doanh cho DN.
Yếu tố văn hóa – xã hội
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, trình độ nhận thức của người tiêu dùng ngày càng cao, các nhu cầu, cách nhìn nhận về chất lượng sản phẩm cũng cao hơn. Bên cạnh đó người tiêu dùng có nhiều cơ hội lựa chọn sản phẩm hơn nên đây cũng là một khó khăn đối với nhà máy về chất lượng sản phẩm cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ.
1.2.6.2. Môi trường vi mô
Khách hàng
Khách hàng là một trong những lực lượng, yếu tố quan trọng nhất chi phối mọi mang tính chất quyết định tới các hoạt động của DN. Khách hàng của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế gồm trong nước và ngoài nước, trong đó khách hàng truyền thống của nhà máy là Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Maylayxia …, chiếm hơn 80% lượng hàng bán của nhà máy. Điều này cho thấy uy tín của nhà máy ngày càng được nâng cao và khách hàng cũng bắt đầu chấp nhận sản phẩm của nhà máy. Bên cạnh đó, đối với khách hàng trong nước chủ yếu là khách hàng trong tỉnh như: công ty Dược TT Huế, công ty Bia Huế, công ty bánh kẹo, các tư thương bán buôn, và một số công ty chế biến ở ngoài tỉnh. Nên trong thời gian tới nhà máy sẽ tiến hành mở rộng khai thác thị trường tiêu thụ nội địa để đáp ứng nhu cầu của một số ngành chế biến trong nước.
Nhà cung cấp
Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế là doanh nghiệp sản xuất nên nguồn nguyên liệu đầu vào là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến sản xuất sản phẩm của nhà máy, có nguyên liệu thì nhà máy mới hoạt động. Trong những năm qua thì vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chủ yếu là huyện Phong Điền và một số huyện khác ở trong tỉnh nhưng lượng nguyên liệu này vẫn còn thiếu và mang tính mùa vụ, lúc vào mùa thì đủ sắn tươi cho nhà máy hoạt động, lúc trái mùa thì không có sắn tươi để nhà máy có thể hoạt động mà nhà máy phải thu mua ở nơi khác nhưng với số lượng rất ít để nhà máy hoạt động với công suất bình thường. Đây là cũng là một trong những khó khăn mà nhà máy đang gặp phải.
Đối thủ cạnh tranh
Mỗi DN khi hoạt động sản xuất trong một ngành đều có những đối thủ cạnh tranh của mình, để có thể đứng vững, cạnh tranh được với các đối thủ thì DN phải xác định rõ cho mình ai là đối thủ cạnh tranh để xem xét các hoạt động của họ nhằm có biện pháp để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao.
Đối thủ cạnh tranh của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế là các nhà máy tinh bột sắn lân cận. Cụ thể:
- Nhà máy tinh bột sắn Sepon Hướng Hóa –Quảng Trị với công suất hoạt động 90-120 tấn tinh bột/ ngày , thu mua khoảng 130 nghìn tấn sắn củ tươi, sản xuất ra 27 nghìn tấn thu về 253 tỷ đồng.
- Nhà máy tinh bột sắn Sông Dinh huyện Bố Trạch,với vùng nguyên liệu sắn ở huyện Bố Trạch chiếm 70%, sản xuất từ 9000-13000 tấn tinh bột sắn /năm, xuất khẩu 11 nghìn tấn/ năm .
- Nhà máy tinh bột sắn Intimex ở Nghệ An với công suất lên tới 160 tấn thành phẩm/ngày.Sản phẩm của nhà máy chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng trong nước, trên 50% tổng sản lượng của nhà máy.Năm 2009 tiêu thụ trên 33 nghìn tấn trong đó tiêu thụ trong nước khoảng 17 nghìn tấn.
- Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Quảng Ngãi APFCO, đây là công ty sản xuất tinh bột sắn rất lớn, nhiều chủng loại sản phẩm, với công suất 150 tấn thành phẩm/ngày, và có các công ty thành viên công ty TNHH tinh bột sắn Đăctô, nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân- Phú Yên,...Đây là nhà sản xuất và cung cấp tinh bột sắn có uy tín ở Việt Nam.
Ngoài những đối thủ cạnh tranh trên, thì còn có nhiều nhà máy sản xuất tinh bột sắn khác với công suất lớn và sản phẩm đa dạng hơn, do vậy trong thời gian tới nhà máy phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm bảo vệ lợi thế, hình ảnh của mình trong tâm trí khách hàng.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM TINH BỘT SẮN CỦA NHÀ MÁY TINH BỘT SẮN THỪA THIÊN HUẾ Ở HUYỆN PHONG ĐIỀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Tình hình thu mua nguyên liệu sắn của nhà máy
Để cho quá trình sản xuất được tiến hành một các liên tục và đạt hiệu quả cao, đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ, kịp thời nguồn nguyên liệu cho nhà máy. Do đó muốn có nguồn nguyên liệu ổn định đòi hỏi nhà máy phải có công tác tổ chức thu mua thật hoàn thiện.Thu mua là khâu đầu tiên trong sản xuất nên nhà máy luôn quan tâm, bám sát phương hướng chỉ đạo của tỉnh, công ty và kế hoạch sản xuất của từng địa phương có vùng nguyên liệu để có lịch thu mua sắn tươi kịp thời. Để thấy rõ được tình hình thu mua sắn của nhà máy ta xem bảng 6.
Qua bảng số liệu ta thấy tổng sản lượng sắn tươi thu mua được của nhà máy tăng dần qua 3 năm. Năm 2008, lượng sắn tươi thu mua được của nhà máy là 39584,98 tấn, năm 2009 là 44967,86 tấn tăng 13,60% so với năm 2008, đến năm 2010 thì tăng 10,46% tương ứng là tăng thêm 4705,02 tấn so với 2009. Nhà máy đã thu mua nguyên liệu từ các huyện trong tỉnh và các vùng lân cận ngoài tỉnh.
Đối với thu mua trong tỉnh: Đây là nơi cung cấp trên 90% tổng sản lượng sắn cho nhà máy qua các năm. Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy nguồn sắn trong tỉnh của nhà máy mua được qua 3 năm tăng lên một cách đáng kể. Cụ thể năm 2008 lượng sắn trong tỉnh mà nhà máy thu mua là 35992,15 tấn, năm 2009 thu mua 41775,30 tấn tăng so với năm 2008 là 16,06%, nhưng đến năm 2010 thì tăng lên 4921,66 tấn tương ứng tăng 11,78%. Điều này có được là do nhà máy đã đầu tư về giống, phân bón, vật tư cho hộ trồng sắn đồng thời cũng mở rộng và ổn định dần vùng nhiên liệu nên năng suất tăng nhanh và sản lượng thu được cũng nhiều hơn.
Bảng 6: Tình hình thu mua nguyên liệu sắn qua 3 năm( 2008-2009)
ĐVT: tấn
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2009/2008
2010/2009
SL
%
SL
%
SL
%
+/- SL
%
+/- SL
%
1. Trong tỉnh
35992,15
90,92
41775,30
92,90
46697,00
94,00
5783,15
16,06
4921,66
11,78
- Huyện Phong Điền
22670,81
62,99
26597,20
63,67
29715,00
63,63
3926,39
17,32
3118,27
11,72
- Huyện Hương Trà
5655,02
15,71
6911,76
16,54
7945,70
17,02
1256,74
22,22
1033,89
14,95
- Huyện Phú Lộc
4911,15
13,64
5733,40
13,72
6643,20
14,23
822,25
16,74
909,81
15,86
- Huyện Phú Vang
1806,00
5,02
1941,51
4,65
1976,40
4,23
135,51
7,50
34,84
1,79
- Nơi khác
947,17
2,63
591,45
1,42
416,30
0,89
-355,72
37,55
-175,15
29,61
2. Ngoài tỉnh
3592,83
9,08
3192,52
7,10
2975,90
6,00
-400,31
11,14
-216,64
6,78
- Quảng Trị
2390,42
66,53
2204,95
69,07
1962,50
65,94
-185,47
7,76
-242,48
11,00
- Quảng Bình
858,75
23,90
786,44
24,63
776,32
26,09
-72,31
8,42
-10,12
1,28
- Nơi khác
343,66
9,56
201,13
6,30
237,09
7,97
-142,53
41,14
35,96
17,87
Tổng cộng
39584,98
100
44967,90
100
49673,00
100
5382,92
13,60
4705,02
10,46
(Nguồn: Phòng tổng hợp của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế)
Trong các huyện thuộc vùng nguyên liệu như Phong Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Phú Vang,... thì huyện Phong Điền là nơi cung cấp nguồn sắn tươi chủ yếu cho nhà máy, hàng năm cung cấp trên 60% nguồn sắn tươi cho nhà máy. Bên cạnh đó thì các huyện khác như Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc, cũng cung cấp cho nhà máy một lượng khá lớn.
Tại các huyện này, do diện tích trồng sắn còn ít, hơn nữa lại manh mún nên sản lượng sắn cung cấp cho nhà máy chưa nhiều. Trong những năm tiếp theo, nhà máy sẽ cố gắng áp dụng các giống sắn cho năng suất cao để tăng sản lượng sắn từ các huyện này.
Tuy nhiên, một vấn đề bất cập hiện nay là sản lượng sắn từ vùng nguyên liệu bán ra bên ngoài nhà máy vẫn còn lớn. Một bộ phận người dân đến vụ thu hoạch họ lại bán sắn cho các tư thương trong và ngoài tỉnh do giá mua của nhà buôn cao hơn so với giá của nhà máy. Do đó trong thời gian qua nhà máy luôn bố trí lực lượng phụ trách vùng nguyên liệu nhằm tuyên truyền, vận động bà con trong việc cung cấp nguồn sắn cho nhà máy sản xuất. Không những vậy, để đảm bảo có nguồn vốn lưu thông đối với người dân thì ngoài việc đưa ra mức giá mua phù hợp, nhà máy luôn thanh toán tiền sắn ngay sau khi sắn được vận chuyển đến sân bãi, nên lượng sắn cung cấp cho nhà máy trong những năm qua không ngừng tăng lên.
Đối với vùng sắn ngoài tỉnh: những năm qua, các vùng nguyên liệu ngoài tỉnh là nơi cung cấp sắn cho nhà máy chủ yếu vào cuối vụ. Vào những thời điểm này nguồn sắn trong từ các vùng trong tỉnh không còn nên các nhà thu gom trong tỉnh đã tìm kiếm các nguồn sắn trái vụ, hoặc từ nơi có sản lượng lớn để bán cho nhà máy. Tuy nhiên , trong những năm gần đây nguồn cung sắn này đang giảm dần, cụ thể năm 2008 thu mua được 3592,83 tấn, năm 2009 là 3993,14 tức là giảm 11,14%, năm 2010 giảm 6,78% so với năm 2009 tức là giảm 216,64 tấn. Điều này là do ở các tỉnh này đã xây dựng các nhà máy chế biến tinh bột sắn cho mình và một phần do khoảng cách vận chuyển sắn từ các tỉnh này đến Nhà máy tinh bột sắn TT Huế là rất lớn, chi phí cao.
Tóm lại, nguồn sắn mà nhà máy thu mua chủ yếu vẫn là các huyện trong tỉnh TT Huế nên lượng sắn dùng trong sản xuất vẫn còn thiếu. Nhà máy mới chỉ hoạt động 60-70% công suất do đó để đáp ứng cho sản xuất trong những năm tới thì nhà máy cần có nhiều biện pháp hơn nữa trong việc tăng lượng sắn thu mua hàng năm.
2.2. Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế ở huyện Phong Điền tỉnh TT Huế
2.2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy
Việc xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm có vai trò hết sức quan trọng trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy, trên cơ sở các kế hoạch đã đặt ra, các phòng ban chức năng của đơn vị sẽ phối hợp với nhau để thực hiện công việc, làm cho hoạt động kinh doanh được nhẹ nhàng. Là DN sản xuất hàng hóa thì kế hoạch tiêu thụ sản phẩm có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mình. Để hiểu rõ hơn về việc xây dựng kế hoạch tiêu thụ tinh bột sắn của nhà máy, ta tiếp tục phân tích số liệu ở bảng 7.
Nhìn chung thì tình hình thực hiện kế hoạch đều tiến triển theo chiều hướng tích cực về mặt số lượng tiêu thụ tinh bột sắn.
Đối với thị trường xuất khẩu: năm 2008 chưa đạt được kế hoạch đề ra, chỉ đạt 98,90%, điều này là do năm 2008 sự khủng hoảng của nền kinh tế khiến cho tiêu dùng bị hạn chế, làm biến động thị trường xuất khẩu và cũng một phần là do vùng nguyên liệu sắn không ổn định, đây là những nguyên nhân khách quan rất khó kiểm soát. Nhưng đến năm 2009 thì nhà máy đã đạt 102,85% so với kế hoạch tức là đã vượt 2,85%, năm 2010 đạt 104,18% tức là vượt 4,18% tương ứng với 543,3 tấn tinh bột sắn so với kế hoạch đề ra. Do nhà máy đã có nhiều kế hoạch hỗ trợ vùng nguyên liệu sắn để đảm bảo hoạt động theo đúng công suất của nhà máy và các nước đã khắc phục được hậu quả của cuộc khủng khoảng kinh tế, bên cạnh đó cũng do nhu cầu sử dụng tinh bột sắn của các ngành chế biến và công nghiệp nhẹ ngày càng tăng mạnh.
- Đối với thị trường nội địa: sản lượng tiêu thụ của nhà máy ngày càng tăng dần qua các năm và vượt kế hoạch đề ra. Cụ thể, năm 2008 đạt 113,22% tức là vượt 13,22% so với kế hoạch, năm 2009 đạt 118,36% so với kế hoạch và năm 2010 số lượng tiêu thụ sản phẩm tăng lên 20,91 tấn tinh bột sắn tương ứng vượt kế hoạch đề ra là 13,29%. Điều này có thể thấy rằng nhu cầu sử dụng tinh bột sắn của các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ trong nước ngày càng cao, đây là điều kiện thuận lợi giúp cho nhà máy mở rộng thị trường tiêu thụ của mình mà không chỉ phụ thuộc vào thị trường nước ngoài.
Bảng 7: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua 3 năm (2008-2010)
ĐVT: tấn
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
Tình hình thực hiện kế hoạch(%)
KH
TH
KH
TH
KH
TH
2008
2009
2010
Xuất khẩu
11000
10879,20
12000
12309,63
1300
13543,30
98,90
102,85
104,18
Nội địa
150
169,83
200
236,72
250
270,91
113,22
118,36
108,36
Tổng SLTT
11500
11049,03
12190
12546,35
13300
13814,21
(Nguồn: Phòng tổng hợp của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế )
Tóm lại, trong 3 năm qua thì hầu như nhà máy đã hoàn thành và vượt kế hoạch đặt ra của mình, điều này cho thấy sản phẩm mà nhà máy sản xuất ra luôn được thị trường trong nước, nước ngoài chấp nhận và ưa chuộng. Mặc dù có những biến động nhỏ nhưng nhà máy vẫn thực hiện tốt kế hoạch tiêu thụ của mình. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay đòi hỏi mỗi DN phải nỗ lực đưa ra mức kế hoạch tiêu thụ hợp lý, từ đó có thể nắm bắt nhu cầu thị trường nhằm đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
2.2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua các thị trường
Như chúng ta đã biết, một trong những nhân tố không thể thiếu được của công tác tiêu thụ sản phẩm chính là thị trường tiêu thụ. Nếu không giữ được thị trường tiêu thụ này thì DN sẽ bị thất bại. Tuy nhiên, mỗi thị trường đều có một đặc trưng riêng nên nhu cầu về sản phẩm cũng khác nhau.
Về mặt số lượng tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua các thị trường
Qua bảng 8 ta thấy tình hình tiêu thụ tinh bột sắn qua các thị trường đều tăng lên rõ rệt. Thể hiện, năm 2008 nhà máy đã tiêu thụ được 11049,03 tấn tinh bột sắn, năm 2009 là 12546,35 tấn tăng 13,86% so với năm 2008 và năm 2010 là 13567,21 tấn tăng so với năm 2009 là 1267,86 tấn tinh bột sắn, do nhà máy đã ổn định nguồn nguyên liệu, nâng cấp công suất hoạt động nên lượng tinh bột sắn sản xuất lớn hơn vì vậy lượng tinh bột tiêu thụ trên thị trường cũng nhiều hơn trước. Điều này thể hiện nhà máy đã dần khẳng định vị trí của mình không chỉ trong nước mà cả nước ngoài, đây là một tín hiệu rất khả quan giúp cho nhà máy có thể đứng vững trên thị trường.
Trong cơ cấu sản phẩm tiêu thụ của nhà máy thì lượng hàng dùng cho xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng rất lớn so với tiêu dùng trong nước.
- Đối với xuất khẩu: qua bảng cho thấy sản phẩm chủ yếu đáp ứng cho xuất khẩu với trên 98% tổng cơ cấu lượng hàng tiêu thụ của nhà máy. Năm 2008 tiêu thụ 10879,20 tấn tinh bột sắn, sang năm 2009 con số này là 12309,63 tấn tăng so với năm 2008 là 1430,43 tấn tức là tăng 13,14%, năm 2010 tiêu thụ được 13543,30 tấn, tăng lên 10,02% tức là tăng 1106,21 tấn so với năm 2009. Điều này là do nhu cầu tinh bột sắn trên thế giới sử dụng vào các ngành công nghiệp để làm nhiên liệu sinh học và sử dụng trong các ngành chế biến tăng nên lượng tiêu thụ cũng tăng lên đáng kể.
Trong các thị trường mà nhà máy xuất khẩu thì Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất với trên 80% tổng sản lượng xuất khẩu của nhà máy. Năm 2008 là 9346,08 tấn chiếm 85,90% lượng hàng xuất khẩu, năm 2009 tăng 14,25% tức là tăng 1332,54 tấn so với năm 2008, đến năm 2010 tiêu thụ đạt 11784,83 tấn tức là tăng 1106,21 tấn tương ứng với tốc độ tăng là 10,36% so với năm 2009. Do Trung Quốc đang có các dự án đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm sau sản xuất tinh bột sắn, trong thời gian tới dự báo lượng nhập khẩu sắn ngày càng tăng nên đây là động lực giúp nhà máy luôn cố gắng trong sản xuất để đáp ứng nhu cầu tinh bột sắn trên thị trường.
Thị trường tiêu thụ đứng thứ hai trong tổng lượng hàng xuất khẩu đó chính là Singapore, là khách hàng khó tính, có yêu cầu về chất lượng khắt khe hơn so với thị trường Trung Quốc, tuy nhiên nhà máy đã đáp ứng được yêu cầu này nên lượng xuất vào thị trường này tăng qua các năm nhưng vẫn chưa thực sự tăng mạnh lắm. Cụ thể năm 2008 lượng hàng tiêu thụ của thị trường này là 650,71 tấn, năm 2009 là 679,83 tấn tăng 4,47% so với năm 2008, đến năm 2010 tăng 21,73% tức là tăng 147,73 tấn so với năm 2009. Một thị trường non trẻ của nhà máy là Malayxia, tuy nhiên lượng hàng tiêu thụ tinh bột sắn vẫn tăng nhanh qua các năm. Đây là các thị trường đầy tiềm năng của nhà máy. Bên cạnh đó thị trường Ấn Độ, Châu Âu cũng bắt đầu nhập khẩu tinh bột sắn của nhà máy nhưng với lượng tiêu thụ rất ít. Vì thế trong những năm tới nhà máy nên chú trọng đầu tư, tìm kiếm các đơn đặt hàng và phải có các chiến lược kinh doanh phù hợp để thu hút được các thị trường này.
- Đối với trong nước: so với thị trường xuất khẩu thì lượng hàng tiêu thụ trong nước chưa lớn lắm nhưng lượng tiêu thụ hàng năm vẫn tăng. Thị trường trong nước của nhà máy chủ yếu là bán trong tỉnh, còn ngoài tỉnh chiếm rất nhỏ, rải rác và không thường xuyên mua hàng. Thể hiện năm 2008 lượng tiêu thụ trong nước chỉ có 169,83 tấn chiếm 1,54% trong tổng lượng hàng bán, tuy nhiên hàng năm thì số lượng này cũng tăng lên, năm 2009 là 236,72 tấn tăng so với năm 2008 là 39,38% tương ứng tăng 66,89 tấn và đến năm 2010 là 270,91 tấn tăng lên so với năm 2009 là 34,19 tấn tức là tăng 14,44%.
Bảng 8: Tình hình tiêu thụ tinh bột sắn của nhà máy qua 3 năm( 2008-2010)
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2009/2008
2010/2009
SL
%
SL
%
SL
%
+/-SL
%
+/-SL
%
1. Xuất khẩu
10879,20
98,46
12309,63
98,12
13543,30
98,04
1430,43
13,14
1233,67
10,02
- Trung Quốc
9346,08
85,90
10678,62
86,75
11784,83
87,01
1332,54
14,25
1106,21
10,36
- Singapore
650,71
5,98
679,83
5,52
827,56
6,11
29,12
4,47
147,73
21,73
- Malayxia
524,20
4,82
602,12
4,89
711,32
5,25
77,92
14,86
109,2
18,13
- Nơi khác
358,21
3,30
349,06
2,84
219.59
1,62
-9,15
2,55
-129,47
37,1
2. Trong nước
169,83
1,54
236,72
1,88
270,91
1,96
66,89
39,38
34,19
14,44
- TT Huế
110,30
64,95
188,60
79,67
230,70
85,16
78,30
70,98
42,1
22,32
- Nơi Khác
59,53
35,05
48,12
20,33
40,21
14,84
-11,41
19,16
-7,91
16,43
Tổng SLTT
11049,03
100
12546,35
100
13814,21
100
1527,32
13,82
1267,86
10,10
(Nguồn : Phòng tổng hợp của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế)
Thị trường tiêu thụ lớn nhất trong nước là TT Huế chiếm trên 60% lượng hàng tiêu thụ trong nước. Năm 2008 là 110,30 tấn chiếm 64,95% lượng tiêu thụ trong nước, năm 2009 lượng tiêu thụ là 188,60 tấn tăng so với năm 2008 là 70,98% tức tăng 78,30 tấn, đến năm 2010 tăng lên 42,10 tấn tương ứng với tốc độ tăng là 22,32% so với năm 2009. Thị trường tỉnh TT Huế chủ yếu là các công ty chế biến như công ty Bia Huế, công ty Dược TT Huế, công ty bánh kẹo,…và các chợ lớn trong tỉnh như chợ Đông Ba, chợ An Cựu, Chợ An Lỗ,… Do nhu cầu của các thị trường này còn ít và tiêu thụ theo mùa, vào các dịp lễ tết khác nhau nên lượng tinh bột sắn tiêu thụ vẫn chưa nhiều và không cố định.
Một phần nhỏ lượng tiêu thụ trong nước chủ yếu là các công ty Dược trong nước, công ty Acecook miền Trung. Qua bảng trên thì lượng tiêu thụ của các công ty này có xu hướng giảm, năm 2008 là 59,53 tấn, năm 2009 giảm 11,41 tấn tức là giảm 19,16% so với năm 2009, đến năm 2010 giảm 16,43% tức là giảm 7,91 tấn so với lượng tiêu thụ năm 2009, là do hầu hết các tỉnh đều đã có nhà máy chế biến tinh bột sắn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong các tỉnh, nên lượng tiêu thụ này giảm là điều dễ hiểu.
Nhìn chung sản phẩm tinh bột sắn tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đều tăng, đây là mặt tích cực mà nhà máy cần phát huy. Tuy nhiên, nhà máy cũng cần đẩy mạnh tiêu thụ ở thị trường nội địa vì đây cũng là thị trường tiêu thụ năng động và tiềm năng. Đồng thời, cần cố gắng tìm kiểm thị trường để xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực. Do vậy nhà máy cần đẩy mạnh việc đầu tư cho vùng nguyên liệu sắn ổn định và hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất nhằm góp phần tăng thu nhập cho người trồng sắn ổn định, cho công nhân viên và đóng ngân sách ngày càng nhiều cho Nhà nước.
Về mặt doanh thu tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua các thị trường
Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Doanh thu từ việc tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy tinh bột sắn được thể hiện cụ thể qua bảng 9 qua các năm đều tăng.
Qua bảng 9 ta thấy tổng doanh thu qua các năm đều tăng lên, trong đó doanh thu ở thị trường xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao. Đó là biểu hiện tốt về mặt kết quả của nhà máy. Năm 2008, doanh số tiêu thụ đạt 55134,76 tr.đ, sang năm 2009 là 87646,91 tr.đ tăng 32512,15 tr.đ tương ứng tăng 58,97% so với năm 2008 và năm 2010 đạt 124143,67 tr.đ, tăng so với năm 2009 là 36496,76 tr.đ tức là tăng 41,64%. Là do nhu cầu tinh bột sắn trong nước và thế giới tăng mạnh và một phần do sự biến động giá bán tinh bột sắn đã làm cho doanh thu tăng cũng tăng lên một lượng lớn. Trong đó, doanh thu ở thị trường xuất khẩu tăng mạnh nhất trên 90% tổng doanh thu, thể hiện năm 2008 là 54396,00 tr.đ chiếm 98,66% trong tổng doanh thu xuất khẩu, năm 2009 đạt 86167,41 tr.đ chiếm 98,31%, và so với năm 2009 thì doanh thu năm 2010 tăng 41,46% tương ứng tăng 35722,29 tr.đ. Đây là điều đáng mừng đối với nhà máy vì nó đã có chỗ đứng của mình trên thị trường. Trong những năm tới thì nhu cầu tinh bột sắn trên thị trường sử dụng vào các ngành công nghiệp tăng mạnh và đây sẽ cơ hội lớn đối với nhà máy, nên trong thời gian tới nhà máy nên chú trọng hơn đến công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm và có chính sách hỗ trợ đúng đắn để tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn cũng như mang lại một khoảng doanh thu đáng kể.
- Đối với thị trường trong nước thì doanh thu cũng tăng nhanh qua 3 năm. Năm 2008 là 738,76 tr.đ, sang 2009 đạt 1479,50 tr.đ tăng 740,74 tr.đ tức tăng 100,26% so với năm 2009, đến năm 2010 doanh thu là 2253,97 tr.đ, tăng so với năm 2009 là 774,47 tr.đ với tốc độ tăng là 52,35%. Trong cơ cấu doanh thu của thị trường này thì Thừa Thiên Huế là tỉnh tiêu dùng tinh bột sắn lớn nhất. Trước đây, các công ty chế biến trong tỉnh phải mua từ các sản phẩm này từ các tỉnh khác nhưng hiện nay nhà máy đã cung cấp sản phẩm phù hợp với yêu cầu về chất lượng cho các công ty này. Năm 2008 nhà máy thu được 479,80 tr.đ, nhưng đến năm 2010 thì con số này đã tăng lên và đạt 1919,42 tr.đ. Để đạt được điều này nhà máy đã không ngừng đấy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm, công tác bán hàng và các chính sách kinh doanh nhằm thu hút lượng khách hàng này.
Bảng 9: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn của nhà máy qua 3 năm (2008-2010)
ĐVT: tr.đ
Chỉ tiêu
2008
2009
2010
2009/2008
2010/2009
GT
%
GT
%
GT
%
+/-GT
%
+/-GT
%
1. Xuất khẩu
54306,00
98,66
86167,41
98,31
121889,70
98,18
31771,41
58,41
35722,29
41,46
- Trung Quốc
46730,40
85,91
74750,34
86,75
106063,47
87,02
28019,94
59,96
31313,13
41,89
- Singapore
3253,55
5,98
4758,81
5,52
7448,04
6,11
1505,26
46,63
2689,23
56,51
- Malayxia
2621,00
5,82
4214,84
4,89
6401,88
5,25
1593,84
60,81
2187,04
51,89
- Nơi khác
1791,05
3,29
2443,42
2,83
1976,31
1,62
652,37
36,42
-467,11
19,12
2. Trong nước
738,76
1,34
1479,50
1,69
2253,97
1,82
740,74
100,26
774,47
52,35
- TT Huế
479,80
64,95
1178,75
79,67
1919,42
85,16
698,95
145,67
740,67
62,84
- Nơi Khác
258,96
35,05
300,75
20,33
334,55
14,84
41,79
16,14
33,80
11,24
Tổng SLTT
55134,76
100
87646,91
100
124143,67
100
32512,15
58,97
36496,76
41,64
(Nguồn: Phòng tổng hợp của nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế)
cccc
Nhìn chung, qua 3 năm doanh thu tiêu thụ có những biến động rõ rệt, không chỉ riêng thị trường xuất khẩu mà cả thị trường trong nước, điều này cho thấy khả năng cạnhh tranh và năng lực xâm nhập thị trường của nhà máy đã hoạt động tốt, đây là yếu tố góp phần tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của nhà máy.
2.2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn qua các kênh phân phối của nhà máy
2.3.3.1. Các kênh tiêu thụ tinh bột sắn của nhà máy
Xác định kênh phân phối hợp lý sẽ góp phần làm tăng hiệu quả của công tác tiêu thụ sản phẩm. Mỗi loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau, DN sẽ lựa chọn hình thức kênh phân phối khác nhau. Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế trong quá trình xúc tiến bán hàng đã sử dụng các hình thức phân phối sau:
NHÀ
MÁY
Thị trường nước ngoài
Tổng công ty
Kênh 1
Người tiêu dùng
Công ty chế biến
Kênh 2
Đại lý
Người tiêu dùng
Kênh 3
Sơ đồ 6:kênh phân phối sản phẩm tinh bột sắn của Nhà máy tinh bột sắn Thừa Thiên Huế
- Đối với thị trường nước ngoài: sản phẩm của nhà máy đến người tiêu dùng thông qua kênh 1.
Kênh 1: nhà máy sản xuất và bán theo đơn đặt hàng từ công ty TNHH MTV thực phẩm và đầu tư FOCOCEV (tổng công ty), sau đó công ty này sẽ xuất khẩu trực tiếp ra thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Singapore, Malayxia,…Đây là kênh được tiêu thụ sản phẩm nhiều nhất của nhà máy.
- Đối với thị trường nội địa : sản phẩm của nhà máy đến tay người tiêu dùng thông qua 2 kênh.
Kênh 2: các công ty chế biến thực phẩm, dược phẩm như : công ty Bia Huế, công ty Bánh kẹo Huế, công ty Dược Huế,… có nhu cầu mua tinh bột sắn bổ sung vào nguyên liệu sản xuất bia, kem, bánh kẹo , thuốc uống, mỳ tôm,... Như vậy thông qua các công ty này người tiêu dùng đã gián tiếp sử dụng sản phẩm của nhà máy.
Kênh 3: các đại lý, tư thương, nhà bán buôn ở các chợ lớn như An Lỗ, Đông Ba, An Cựu,… có nhu cầu về tinh bột sắn đã tìm đến nhà máy để mua trực tiếp sản phẩm. Đối với kênh này nhà máy có thể cung cấp sản phẩm của mình phục vụ nhu cầu trong tỉnh.
Nhìn vào sơ đồ kênh phân phối của nhà máy ta thấy, nhà máy chỉ sử dụng kênh phân phối gián tiếp . Khi sử dụng kênh phân phối này nhà máy sẽ có thuận lợi đó là: tận dụng được mối quan hệ của công ty, tư thương làm tăng khối lượng sản phẩm bán ra. Bên cạnh đó gặp phải khó khăn là nhà máy không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên không nắm bắt chính xác được nhu cầu, thị hiếu của họ.
2.2.3.2. Khối lượng và doanh thu tiêu thụ sản phẩm tinh bột sắn qua các kênh phân phối
V
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- l7847n cu7889i.doc