Khóa luận Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng công thương An Giang

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đềtài.1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.1

1.3. Phương pháp nghiên cứu.2

1.4. Phạm vi nghiên cứu.2

CHƯƠNG 2. CƠSỞLÝ LUẬN

2.1. Ngân hàng thương mại.3

2.2. Khái niệm vềtín dụng .3

2.3. Tín dụng ngắn hạn.3

2.3.1. Tín dụng ngắn hạn.3

2.3.2. Phân loại cho vay ngắn hạn.3

2.3.3. Đối tượng, điều kiện và nguyên tắc cho vay ngắn hạn .4

2.4. Quy trình tín dụng .5

2.4.1. Khái niệm.5

2.4.2. Các bước cơbản trong quy trình tín dụng.5

2.5. Một sốchỉtiêu dùng để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng.7

2.5.1. Phân tích cơcấu vốn và nguồn vốn của ngân hàng.7

2.5.2. Phân tích tình hình huy động vốn .7

2.5.3. Phân tích quy mô, chất lượng nghiệp vụtín dụng ngắn hạn.7

CHƯƠNG 3. KHÁI QUÁT VỀNGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

CHI NHÁNG AN GIANG

3.1. Giới thiệu vềngân hàng Công Thương.9

3.1.1. Giới thiệu vềngân hàng Công Thương Việt Nam .9

3.1.2. Giới thiệu vềchi nhánh ngân hàng Công Thương An Giang .10

3.1.3. Những nghiệp vụcủa ngân hàng Công Thương An Giang.11

3.2. Cơcấu tổchức các phòng ban .11

3.3. Quy trình tín dụng tại ngân hàng Công Thương An Giang .12

3.3.1. Sơ đồquy trình tín dụng tại ngân hàng Công Thương An Giang .12

3.3.2. Mô tảvà giải thích sơ đồ.13

3.4. Kết quảhoạt động kinh doanh của ngân hàng Công Thương An Giang giai

đoạn (2006 - 2008) .16

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG AN GIANG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008

4.1. Phân tích nguồn vốn của ngân hàng Công Thương An Giang.19

4.1.1. Cơcấu nguồn vốn của ngân hàng Công Thương An Giang .19

4.1.2. Vốn huy động của ngân hàng Công Thương An Giang.20

4.2. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng Công Thương

An Giang .23

4.2.1. Doanh sốcho vay ngắn hạn .23

4.2.1.1. Doanh sốcho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng.23

4.2.1.2. Doanh sốcho vay ngắn hạn theo địa bàn.25

4.2.1.3. Doanh sốcho vay ngắn hạn theo ngành.26

4.2.2. Dưnợngắn hạn .29

4.2.2.1. Dưnợngắn hạn theo đối tượng khách hàng .29

4.2.2.2. Dưnợngắn hạn theo địa bàn .31

4.2.2.3. Dưnợngắn hạn theo ngành .32

4.2.3. Thu nợngắn hạn.34

4.2.3.1. Thu nợngắn hạn theo đối tượng khách hàng.35

4.2.3.2. Thu nợngắn hạn theo địa bàn .36

4.2.3.3. Thu nợngắn hạn theo ngành .38

4.2.4. Nợquá hạn ngắn hạn.41

4.2.4.1. Nợquá hạn ngắn hạn theo đối tượng khách hàng.42

4.2.4.2. Nợquá hạn ngắn hạn theo địa bàn .43

4.2.4.3. Nợquá hạn ngắn hạn theo ngành .44

4.3. Một sốchỉtiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn .46

4.3.1. Dưnợngắn hạn trên tổng nguồn vốn.47

4.3.2. Dưnợngắn hạn trên vốn huy động.47

4.3.3. Hệsốthu nợngắn hạn.48

4.3.4. Nợquá hạn ngắn hạn trên tổng dưnợngắn hạn .49

4.3.5. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn .50

4.4. Những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng ngắn hạn.50

4.4.2. Những tồn tại.50

4.4.3. Nguyên nhân ảnh hưởng chất lượng tín dụng .51

4.4.2.1. Nguyên nhân chủquan.51

4.4.2.2. Nguyên nhân khách quan .51

4.5. Một giải pháp nâng cao hiệu quảtín dụng ngắn hạn.52

4.5.1. Giải pháp tăng trưởng nguồn vốn huy động .52

4.5.2. Giải pháp thu hút khách hàng .53

4.5.3. Giải pháp vềnhân sự.53

4.5.4. Giải pháp hạn chếphát sinh nợquá hạn.53

4.5.5. Giải pháp đểthu hồi nợ.54

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

5.1. Kết luận .55

5.2. Kiến nghị.56

pdf68 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1600 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng công thương An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngắn hạn Trong tất cả các hoạt động của NHTM thì hoạt động cho vay là hoạt động chủ chốt để tạo ra lợi nhuận. Không chỉ các NHTM trên địa bàn tỉnh An Giang nói chung mà đối với NHCT.AG nói riêng hoạt động cho vay là hoạt động sống còn của ngân hàng. Doanh thu từ hoạt động cho vay sẽ bù đắp chi phí huy động vốn cũng như các chi phí khác trong quá trình kinh doanh thông thường. Doanh thu từ hoạt động cho vay chiếm tỷ trọng từ 90 - 95% trong tổng doanh thu của ngân hàng (bảng 3.4.1 trang 16). Bên cạnh đó NHCT.AG với đặc thù là nằm trên địa bàn tỉnh nông nghiệp, nhu cầu vay vốn nhiều làm cho hoạt động cho vay của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn. Song cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng chiếm khoảng 85 – 98%. Doanh số cho vay năm 2006 đến năm 2008 lần lượt là 1.222.024 triệu đồng, 1.849.629 triệu đồng, 2.449.678 triệu đồng (phòng khách hàng cá nhân của Vietinbank An Giang). Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2006 đến năm 2008 lần lượt là 1.153.064 triệu đồng, 1.636.912 triệu đồng, 2.106.614 triệu đồng (bảng 4.2.1). Điều này xuất phát từ chỗ cho vay ngắn hạn thời gian thu hồi vốn ngắn, ngân hàng sẽ chủ động hơn trong việc điều chuyển vốn, đặc biệt An Giang là tỉnh sản xuất nông nghiệp nên chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, thời gian cần vốn không dài,... Tuy nhiên hoạt động cho vay là hoạt động có nhiều rủi ro nhất trong tất cả hoạt động ngân hàng vì thế ngân hàng phải tìm hiểu và chọn lọc khách hàng, quản lý chặt chẽ các món vay nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng. Sau đây là doanh số cho vay ngắn hạn của NHCT.AG theo đối tượng khách hàng, địa bàn và theo ngành nghề. 4.2.1.1. Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng Thực tế cho thấy bất kỳ một khách hàng nào muốn hoạt động sản xuất kinh doanh cũng cần một lượng vốn nhất định, trong trường hợp mở rộng sản xuất thì nhu cầu về vốn nhiều hơn, cần một lượng vốn lớn hơn. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường với những sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi khách hàng phải luôn tự đổi mới và mở rộng quy mô sản xuất. Cho vay ngắn hạn là hoạt động bổ sung vốn lưu động cho khách hàng trong sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp có nhu cầu vốn để thanh toán và dự trữ nguyên vật liệu, hàng hóa. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì số lượng doanh nghiệp xuất hiện và tồn tại ngày càng nhiều. Bảng 4.2.1. Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng ĐVT: Triệu đồng 06/07 07/08 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 784.084 802.087 1.116.505 18.003 2,3 314.418 39,2 Cá nhân 368.980 834.825 990.109 465.845 126,3 155.284 18,6 Tổng 1.153.064 1.636.912 2.106.614 483.848 42,0 469.702 28,7 Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân của Vietinbank An Giang SVTH: Bùi Thị Kim Bằng Trang 23 Phân tích tín dụng ngắn hạn tại NHCT AG GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Vạn Hạnh ™ Khách hàng doanh nghiệp: Qua bảng số liệu 4.2.1 cho thấy vốn cho vay ngắn hạn của NHCT.AG tập trung nhiều vào khách hàng doanh nghiệp. Cụ thể, năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp là 784.084 triệu đồng đến năm 2007 là 802.087 triệu đồng tăng 2,3% so với năm 2006. Doanh số cho vay ngắn hạn giai đoạn 2006 – 2007 tăng trưởng với tỷ trọng không lớn, một phần do tháng 06/2006 có sự chia tách chi nhánh ngân hàng Công Thương Châu Đốc thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHCT.VN làm ảnh hưởng đến doanh số cho vay ngắn hạn của NHCT.AG. Đến năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên 1.116.505 triệu đồng tăng 39,2% so với năm 2007. Doanh số cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp tăng một phần là do ngày càng nhiều doanh nghiệp được thành lập, các doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy mô cần thêm nhiều vốn để hoạt động. Tùy thuộc vào doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực, ngành nghề nào mà nhu cầu về vốn lưu động nhiều hay ít, nhưng dù nhiều hay ít thì vốn vay ngắn hạn được xem với tư cách tài trợ cho vốn lưu động của doanh nghiệp. NHCT.AG là nơi cung ứng vốn cho doanh nghiệp và doanh nghiệp được xem là khách hàng sáng giá đem lại lợi nhuận cho ngân hàng không nhỏ ở hiện tại và cả trong tương lai. Mặc dù số lượng doanh nghiệp vay vốn ít nhưng khoản vay mang tính chất lớn, số tiền nhiều. Khi nền kinh tế đang trong thời kỳ hội nhập sẽ có nhiều loại hình doanh nghiệp được thành lập thì nhu cầu vốn càng lớn. ™ Khách hàng cá nhân: Ngoài việc bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp, NHCT.AG còn cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình với mục đích kinh doanh nhưng thường nhỏ lẻ và một số ít tiêu dùng. Năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân là 368.980 triệu đồng đến năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn tăng đến 834.825 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 126,3%. Sang năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân có tăng nhưng với tốc độ tăng không nhanh chỉ tăng 18,6% so với năm 2007. Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn tăng nhanh là do năm 2006 có sự thay đổi trong quy mô tổ chức của ngân hàng đến năm 2007 ngân hàng đã thực hiện nhiều chính sách thu hút khách hàng, thực hiện mục tiêu mở rộng doanh số hoạt động. Mặt khác giá cả thị trường biến động nhanh, chẳng hạn giá xăng dầu, thực phẩm, phân bón,... Như vậy để chống chọi với sự biến động giá cả đó các hộ kinh doanh nhỏ lẻ không đủ vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh khi đó nguồn vốn vay ngân hàng được xem là giải pháp tốt nhất cho các hộ sản xuất kinh doanh này. Nhưng đến năm 2008 tốc độ tăng của doanh số cho vay ngắn hạn chậm lại do chính sách không tăng trưởng nóng tín dụng của NHCT.VN. Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn của NHCT.AG có sự tăng trưởng qua 3 năm 2006 – 2008. Năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn là 1.153.064 triệu đồng đến năm 2007 là 1.636.912 triệu đồng tăng 42% so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn cũng tăng hơn so với năm 2007, tỷ lệ tăng thấp hơn giai đoạn trước chỉ tăng có 28,7%. Như vậy, cũng cho thấy hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng có chuyển biến tốt, thu hút nhiều khách hàng đến vay vốn. Hiện nay, ngày càng có nhiều NHTMCP thành lập trên địa bàn thì việc duy trì và mở rộng quy mô hoạt động đối với tất cả các ngân hàng trên địa bàn tỉnh An Giang nói chung và NHCT.AG nói riêng là điều không dễ dàng. SVTH: Bùi Thị Kim Bằng Trang 24 Phân tích tín dụng ngắn hạn tại NHCT AG GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 4.2.1.2. Doanh số cho vay ngắn hạn theo địa bàn Địa bàn khác nhau thì tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, ngành nghề kinh doanh cũng khác nhau. Chính vì những điểm khác nhau đó thì nhu cầu về vốn đầu tư cũng không giống nhau dẫn đến doanh số cho vay cũng có sự khác biệt. Xét trên địa bàn tỉnh An Giang thì doanh số cho vay ngắn hạn của NHCT.AG có sự chênh lệch giữa địa bàn Long Xuyên và các huyện khác. Điều này được thể hiện qua bảng 4.2.2. Bảng 4.2.2. Doanh số cho vay ngắn hạn theo địa bàn ĐVT: Triệu đồng 06/07 07/08 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Long Xuyên 982.163 1.392.372 1.727.423 410.209 41,8 335.051 24,1 Các huyện khác 170.901 244.540 379.191 73.639 43,1 134.651 55,1 Tổng 1.153.064 1.636.912 2.106.614 483.848 42,0 469.702 28,7 Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân của Vietinbank An Giang Nền kinh tế nước nhà nói chung và nền kinh tế An Giang nói riêng muốn phát triển một cách vững chắc, đồng bộ phải hạn chế khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Muốn vậy ở những vùng nông thôn, huyện thị cần có những chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Long Xuyên và các huyện khác có sự phát triển kinh tế chưa đồng đều nên nhu cầu vốn vẫn còn chênh lệch lớn. Biểu đồ 4.2.1. Doanh số cho vay ngắn hạn theo địa bàn 1.727.423 1.392.372982.163 379.191 244.540170.901 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2006 2007 2008 Năm Triệu đồng Long Xuyên Các huyện khác Dựa vào biểu đồ 4.2.1 cho thấy tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn ở Long Xuyên cao hơn so với các huyện khác và doanh số cho vay ngắn hạn ở Long Xuyên cũng tăng qua 3 năm 2006 – 2008. Cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn vào năm 2006 là 982.163 triệu đồng đến năm 2007 là 1.392.372 triệu đồng tăng 41,8% so với năm 2006. Sang năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn tăng hơn 2007 là 24,1% đạt 1.727.423 triệu đồng. Sở dĩ Long Xuyên có doanh số cho vay ngắn hạn cao vì ở Long Xuyên là thành phố có nhiều doanh nghiệp, công ty, cơ quan hành chính của tỉnh, với hàng loạt các ngành nghề SVTH: Bùi Thị Kim Bằng Trang 25 Phân tích tín dụng ngắn hạn tại NHCT AG GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Vạn Hạnh kinh doanh đa dạng do đó nhu cầu về vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh cao. Năm 2006 và 2007 doanh số cho vay ngắn hạn của Long Xuyên chiếm 85% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, sang năm 2008 doanh số này giảm còn 82% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao. Như vậy, cho thấy NHCT.AG cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp, công ty,... tập trung ở địa bàn Long Xuyên. Họ là những khách hàng đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng nhiều nhất và ngân hàng cũng góp một phần vào sự phát triển Thành Phố của tỉnh An Giang. Còn các phòng giao dịch ở huyện Thoại Sơn, Chợ Mới doanh số cho vay ngắn hạn chỉ chiếm 15% vào năm 2006, 2007 và chiếm 18% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn vào năm 2008. Chợ Mới và Thoại Sơn là 2 huyện mà người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, một số ít buôn bán nhỏ nên nhu cầu về vốn không lớn, một số ít vay để tiêu dùng. Từ đó làm cho doanh số cho vay ngắn hạn ở các huyện này không nhiều. Tuy nhiên doanh số cho vay ngắn hạn cũng tăng dần từ 2006 – 2008, cụ thể năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn là 170.901 triệu đồng đến năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 244.540 triệu đồng tăng 43,1% so với năm 2006. Sang năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn là 379.191 triệu đồng tăng 55,1% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ sự cố gắng rất nhiều của cán bộ tín dụng trong công tác cho vay ở các huyện. 4.2.1.3. Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành Những ngành nghề khác nhau sẽ có những yếu tố rủi ro đặc trưng khác nhau. Một trong những yếu tố gây tác động không thuận lợi cho các ngành nghề là yếu tố vốn. Bởi lẽ không đủ vốn lớn mạnh ngành nghề đó sẽ không đủ sức cạnh tranh rất dễ phá sản. Nhưng không một nhà kinh doanh nào luôn đủ vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh, để có thể tồn tại và phát triển các ngành nghề này cần vốn từ các ngân hàng. Cho vay của ngân hàng là một hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao, nhận thấy được điều đó NHCT.AG đã không ngừng tìm ra những giải pháp để hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất. Một trong những giải pháp hữu hiệu để hạn chế rủi ro đó là đa dạng hóa đầu tư, mở rộng cho vay đa ngành nghề, đa lĩnh vực. Bảng 4.2.3. Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành ĐVT: Triệu đồng 06/07 07/08 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 207.552 302.829 526.654 95.277 45,9 223.825 73,9 Công nghiệp 478.522 613.841 655.157 135.319 28,3 41.316 6,7 Xây dựng 23.061 57.292 86.371 34.231 148,4 29.079 50,8 TM – DV 415.103 638.396 800.513 223.293 53,8 162.117 25,4 Khác 28.826 24.554 37.919 -4.272 -14,8 13.365 54,4 Tổng 1.153.064 1.636.912 2.106.614 483.848 42,0 469.702 28,7 Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân của Vietinbank An Giang Đặc thù An Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp thế nhưng doanh số cho vay ngắn hạn của NHCT.AG không tập trung vào các ngành nghề trong lĩnh vực nông SVTH: Bùi Thị Kim Bằng Trang 26 Phân tích tín dụng ngắn hạn tại NHCT AG GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Vạn Hạnh nghiệp mà ngân hàng cho vay tất cả các ngành nghề có nhu cầu vốn để duy trì và phát triển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Dựa vào biểu đồ 4.2.2 cho thấy NHCT.AG đáp ứng nhu cầu vốn cho nhiều ngành nghề, tạo thế cân bằng trong quá trình cho vay. Năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn các ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm 42% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn, tiếp đến là thương mại – dịch vụ chiếm 36%. Biểu đồ 4.2.2. Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành 18 42 2 36 2 19 37 4 39 2 25 31 4 38 2 0 10 20 30 40 50 % 2006 2007 2008 Năm Nông nghiệp Công nghiệp Xây dựng TM-DV Khác Đến năm 2007 thương mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất 39% tăng hơn năm 2006 với tỷ lệ tăng 53,8%, tiếp theo là công nghiệp chiếm 37% tăng 28,3% so với năm 2006. Giai đoạn 2006 – 2007 doanh số cho vay ngắn hạn đều tăng ở tất cả các ngành nông nghiệp, công nghiệp,... Sự tăng trưởng khả quan như vậy do giai đoạn này tỉnh nhà thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nông nghiệp được duy trì và tiếp tục phát triển còn công nghiệp, xây dựng, thương mại – dịch vụ được chú trọng đầu tư phát triển nhiều hơn. Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn có tốc độ tăng cao nhất là ngành xây dựng tăng 148,4% so với năm 2006. Với hướng phát triển mạnh công nghiệp và thương mại – dịch vụ để từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn đã tạo điều kiện cho xây dựng phát triển để trang bị cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng phát triển vững chắc là nền tảng tốt để thúc đẩy các ngành nghề khác phát triển. Năm 2007 là năm kinh tế An Giang đạt thắng lợi lớn trong vòng 17 năm qua, nhu cầu vốn tăng cao tạo điều kiện tốt cho hoạt động của NHCT.AG. Năm 2008 ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế An Giang cũng chịu tác động dây chuyền, nhu cầu vốn của các ngành có tăng nhưng tốc độ tăng không cao như tốc độ tăng của giai đoạn 2006 – 2007. Sự biến động giá cả đã tác động đến nhiều ngành nghề trong đó nông nghiệp chịu tác động nhiều nhất, dẫn đến nhu cầu vốn để duy trì sản xuất tăng cao vì thế năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn đối với nông nghiệp tăng 73,9% so với năm 2007 thế nhưng doanh số cho vay ngắn hạn của ngành thương mại – dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cao chiếm 38%, kế đến là doanh số cho vay của ngành công nghiệp chiếm 31% trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng vào năm 2008. SVTH: Bùi Thị Kim Bằng Trang 27 Phân tích tín dụng ngắn hạn tại NHCT AG GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Vạn Hạnh ™ Nông nghiệp: Nền kinh tế ngày càng phát triển nhu cầu đầu tư, sản xuất của các hộ nông dân cũng ngày càng tăng. Các hộ nông dân vay vốn để đầu tư thêm chuồng trại chăn nuôi, trang bị thêm máy móc phục vụ cho nông nghiệp. Trong đó có nuôi trồng thủy sản đây là ngành có tiềm năng phát triển lớn, mang lại giá trị xuất khẩu cao là thế mạnh của tỉnh nhà sau cây lúa. Ngư nghiệp của An Giang rất cần được sự quan tâm, đầu tư phát triển của ngân hàng. Nắm bắt kịp thời nhu cầu đó NHCT.AG đẩy mạnh cho vay đối với các hộ nông dân nên doanh số cho vay ngắn hạn ngành nông nghiệp tăng qua các năm. Cụ thể, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2006 là 207.552 triệu đồng đến năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn là 302.829 triệu đồng tăng 45,9% so với năm 2006. Sang năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn là 526.654 triệu đồng tăng 73,9% so với năm 2007 (bảng 4.2.3). Có được kết quả như vậy do NHCT.AG đã thực hiện chủ trương phát triển kinh tế của tỉnh, khuyến khích cho vay phát triển vùng nông thôn, góp phần nâng cao đời sống của bà con nông dân trên cơ sở đầu tư tín dụng theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. ™ Công nghiệp: Các ngành công nghiệp của tỉnh tập trung chủ yếu ở khu vực Long Xuyên bao gồm các khu công nghiệp Bình Long, Bình Hòa, Vàm Cống nhu cầu vốn của ngành nghề này rất lớn nhất là trong thời kỳ nền kinh tế phát triển mạnh, có nhiều sự đào thải theo quy luật của thị trường. Còn ngành công nghiệp ở các huyện còn rất non trẻ nên gặp rất nhiều trở ngại trong sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Doanh số cho vay ngắn hạn của ngành công nghiệp tăng từ 2006 – 2008 là dấu hiệu tốt cho sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà, dấu hiệu sống lại của ngành. Cụ thể doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành công nghiệp năm 2006 là 478.522 triệu đồng, năm 2007 là 613.841 triệu đồng tăng 28,3%. Sang năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn là 655.175 triệu đồng tăng 6,7% so với năm 2007 (bảng 4.2.3). ™ Thương mại – dịch vụ: Đây là lĩnh vực cho vay chủ yếu của NHCT.AG, phù hợp với định hướng chung của NHCT.VN là tăng dần tỷ trọng cho vay thương nghiệp. Doanh số cho vay ngắn hạn thương mại – dịch vụ năm 2006 là 415.103 triệu đồng đến năm 2007 là 638.396 triệu đồng tăng 53,8% so với năm 2006. Sang năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn là 800.513 triệu đồng tăng 25,4% so với năm 2007 (bảng 4.2.3). ™ Khác: Cho vay các ngành khác ở đây là cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay tiêu dùng. Trong những năm qua ngân hàng đã thực hiện cho vay tín chấp đối với các cán bộ công nhân viên, và đây là lĩnh vực cho vay ít gặp rủi ro. Qua sự phân tích trên cho thấy hoạt động ngân hàng đã có chuyển biến khả quan và tình hình cho vay của của Chi nhánh đang tăng trưởng tốt. Để đạt được doanh số cho vay ngắn hạn như vậy là do ngân hàng đã có chính sách kinh doanh thích hợp đối với các khách hàng truyền thống của mình, đồng thời cũng có chính sách ưu đãi nhằm thu hút khách hàng mới đến giao dịch. Tóm lại huy động vốn là một vấn đề nhưng sử dụng vốn huy động đó như thế nào để đạt hiệu quả nhất lại là một vấn đề khác. Cho vay là hoạt động chiếm lượng vốn lớn trong ngân hàng và chính cho vay cũng đem lại thu nhập không nhỏ cho ngân hàng. Vì SVTH: Bùi Thị Kim Bằng Trang 28 Phân tích tín dụng ngắn hạn tại NHCT AG GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Vạn Hạnh thế làm thế nào để công tác cho vay đạt chất lượng luôn là mục tiêu của toàn thể cán bộ, công nhân viên của ngân hàng. Không những cho vay mang lại lợi nhuận cho ngân hàng mà cũng góp phần vào sự phát triển của tỉnh như những chương trình cho vay xây dựng nhà cửa, đường sá, cầu cống và những kiến trúc khác hay đầu tư vào máy móc thiết bị để nâng cao năng suất cũng như tăng khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế đầy những thuận lợi song cũng đầy những thách thức, rủi ro. 4.2.2. Dư nợ ngắn hạn Dư nợ là một chỉ tiêu không thể thiếu khi nói đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Các ngân hàng có mức dư nợ cao thường là các ngân hàng có qui mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh. Thông qua dư nợ có thể thấy được ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hay chưa, đồng thời còn biết được các khoản phải thu trong tương lai của ngân hàng như thế nào. Cùng với doanh số cho vay và doanh số thu nợ, dư nợ sẽ tạo thành một bức tranh tổng hợp hơn về chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dư nợ càng tăng phản ánh thị phần của ngân hàng ngày càng cao, chất lượng tín dụng ngày được cải thiện tốt hơn. NHCT.AG có doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ ngắn hạn tăng dần từ 2006 – 2008. 4.2.2.1. Dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng Bảng 4.2.4. Dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng ĐVT: Triệu đồng 06/07 07/08 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 336.517 421.507 548.392 84.990 25,3 126.885 30,1 Cá nhân 215.151 247.552 270.104 32.401 15,1 22.552 9,1 Tổng 551.668 669.059 818.496 117.391 21,3 149.437 22,3 Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân của Vietinbank An Giang ™ Khách hàng doanh nghiệp: Trong những năm vừa qua xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập đã mang lại nhiều thuận lợi và thách thức cho các doanh nghiệp trong nước. Năm 2006 khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì những thời cơ và thách thức đối với các doanh nghiệp càng lớn hơn, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì nguồn vốn vay từ ngân hàng góp một phần quan trọng vào sự thành công của các doanh nghiệp. Dư nợ ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp của NHCT.AG tăng trong giai đoạn 2006 – 2008, năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 336.517 triệu đồng đến năm 2007 dư nợ ngắn hạn là 421.507 triệu đồng tăng 25,3% so với năm 2006 về giá trị tương đối, về giá trị tuyệt đối tăng 84.990 triệu đồng. Sang năm 2008 dư nợ ngắn hạn là 548.392 triệu đồng tăng 30,1% so với năm 2007. Dư nợ ngắn hạn giai đoạn 2007 – 2008 có tốc độ tăng lớn hơn giai đoạn trước cho thấy ngân hàng càng mở rộng thị phần cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. SVTH: Bùi Thị Kim Bằng Trang 29 Phân tích tín dụng ngắn hạn tại NHCT AG GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Vạn Hạnh SVTH: Bùi Thị Kim Bằng Trang 30 Dư nợ ngắn hạn đối với khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ ngắn hạn năm 2006 chiếm 61%, năm 2007 chiếm 63% và năm 2008 chiếm 67% trong tổng dư nợ ngắn hạn (biểu đồ 4.2.3). Điều này phản ánh chính sách tín dụng của NHCT.AG đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn ngày càng được chú trọng hơn. Biểu đồ 4.2.3. Dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng ™ Khách hàng cá nhân: Dư nợ ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân cũng tăng, năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 215.151 triệu đồng đến 2007 là 247.552 triệu đồng tăng 15,1% so với năm 2006. Tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn của năm 2008 thấp hơn, chỉ tăng 9,1% so với năm 2007. Năm 2006 mặc dù nền kinh tế An Giang đã gặp phải một số khó khăn như: dịch bệnh trên đàn gia súc, dịch rầy nâu, vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa xuất hiện với diện rộng, giá một số mặt hàng tăng cao như xăng dầu; một số mặt hàng sản xuất và xuất khẩu gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ,... Nhưng với sự nổ lực phấn đấu và quyết tâm của NHCT.AG nên dư nợ ngắn hạn tăng với tốc độ cao vào năm 2007. Nhìn chung dư nợ ngắn hạn của khách hàng cá nhân tăng trong giai đoạn 2006 – 2008 góp phần giảm bớt sự chênh lệch về dư nợ ngắn hạn giữa khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp trong ngân hàng. Hiện nay, ngày càng có nhiều NHTMCP đi vào hoạt động mà các ngân hàng này có những chính sách ưu đãi, lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay hấp dẫn. Đây được xem là một thị trường cạnh tranh gay gắt đối với NHCT.AG nên ngân hàng đã thông thoáng hơn trong công tác cho vay đối với khách hàng cá nhân nhằm tăng doanh thu cũng như tăng lợi nhuận cho ngân hàng. 2006 61 % 39 % 2007 63 % 37 % 2008 67 % 33 % Doanh nghiệp Cá nhân Phân tích tín dụng ngắn hạn tại NHCT AG GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Vạn Hạnh 4.2.2.2. Dư nợ ngắn hạn theo địa bàn Bảng 4.2.5. Dư nợ ngắn hạn theo địa bàn ĐVT: Triệu đồng 06/07 07/08 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % Long Xuyên 429.642 491.485 622.057 61.843 14,4 130.572 26,6 Các huyện khác 122.026 177.574 196.439 55.548 45,5 18.865 10,6 Tổng 551.668 669.059 818.496 117.391 21,3 149.437 22,3 Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân của Vietinbank An Giang Cũng như doanh số cho vay và doanh số thu nợ thì dư nợ ngắn hạn cũng có sự chênh lệch giữa địa bàn Long Xuyên và các huyện khác. Biểu đồ 4.2.4. Dư nợ ngắn hạn theo địa bàn 76 73 78 242722 818.496 669.059 551.668 0 20 40 60 80 100 2006 2007 2008 Năm % 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 Triệu đồng Long Xuyên Các huyện khác Tổng ™ Long Xuyên: Dư nợ ngắn hạn của Long Xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ ngắn hạn của ngân hàng. Năm 2006 chiếm 78%, năm 2007 chiếm 73% và năm 2008 chiếm 76% trong tổng dư nợ ngắn hạn. Dư nợ ngắn hạn của Long Xuyên năm 2006 là 429.642 triệu đồng, năm 2007 là 491.485 triệu đồng, tăng hơn 2006 là 14,4%. Sang năm 2008 dư nợ ngắn hạn là 622.057 triệu đồng, tăng 26,6% so với năm 2007. Dư nợ ngắn hạn ngày càng tăng cho thấy lượng vốn tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho địa bàn Long Xuyên ngày càng lớn. Với những chính sách đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh ngày càng nhiều nên nhu cầu vốn trong nền kinh tế ngày càng cao. SVTH: Bùi Thị Kim Bằng Trang 31 Phân tích tín dụng ngắn hạn tại NHCT AG GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Vạn Hạnh ™ Các huyện khác: Dư nợ ngắn hạn ở các huyện khác tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn, nhưng dư nợ ngắn hạn cũng tăng dần từ 2006 – 2008. Năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 122.026 triệu đồng đến năm 2007 là 177.574 triệu đồng, tăng 45,5% so với năm trước. Qua năm 2008 dư nợ ngắn hạn tăng hơn năm 2007 là 18.865 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 10,6%. Dư nợ ngắn hạn ở các huyện khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ ngắn hạn cho thấy sự chênh lệch thị phần cho vay giữa thành thị và nông thôn. Nguyên nhân do NHCT.AG xây dựng các phòng giao dịch ở các huyện chưa nhiều, chỉ có 2 huyện Thoại Sơn và Chợ Mới, địa bàn An Giang còn chưa khai thác triệt để về mạng lưới chi nhánh làm cho dư nợ ngắn hạn ở các huyện không cao. Mặc dù NHCT.AG mới thành lập phòng giao dịch tại huyện Châu Thành, thế nhưng tất cả chi phí, doanh thu của phòng giao dịch đều hạch toán vào hội sở tạo nên thế mạnh về dư nợ ngắn hạn cho địa bàn Long Xuyên. Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hệ thống NHTM, việc mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động là cần thiết. NHCT.AG cần xem xét yếu tố trên để nguồn vốn huy động của ngân hàng cũng như những khoản tín dụng được mở rộng ở các huyện trong tỉnh. Những huyện khác tuy có tốc độ phát triển không mạnh như ở Long Xuyên nhưng với địa bàn hoạt động rộng khắp ắt hẳn thị phần của NHCT.AG sẽ được cải thiện theo chiều hướng tích cực hơn. 4.2.2

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1126.pdf
Tài liệu liên quan