MỤC LỤC
Danh mục Trang
Danh mục các từ viết tắt 4
Danh mục bảng biểu, sơ đồ 6
Lời mở đầu. 7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH : 9
1.1.1. Khái niệm phân tích tài chính: 9
1.1.2. Ý nghĩa, mục tiêu của việc phân tích tài chính: 9
1.1.3. Tài liệu dùng trong phân tích: 10
1.1.4. Nội dung phân tích: 11
1.1.4.1. Phân tích kết cấu và biến động của tổng tài sản, nguồn vốn: 11
1.1.4.2. Phân tích tác động của kết cấu chi phí và cấu trúc vốn: 12
1.1.4.3. Phân tích các tỷ số tài chính: 17
1.1.4.4. Phân tích DUPONT các tỷ số tài chính: 22
1.2. LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH : 24
1.2.1. Khái niệm: 24
1.2.2. Ý nghĩa: 24
1.2.3. Các mô hình kế hoạch tài chính: 24
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG ĐỘ THỊ & QUẢN LÝ NHÀ THỦ ĐỨC
2.1. GIỚI THIỆU ĐÔI NÉT VỀ CÔNG TY: 30
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty: 30
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty: 31
2.1.3. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh: 32
2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 5 năm gần nhất: 35
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH: 35
2.2.1. Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán: 35
2.2.1.1. Phân kết cấu và biến động tài sản: 35
2.2.1.2. Phân tích kết cấu và biến động nguồn vốn : 42
2.2.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán: 47
2.2.2.1. Phân tích tình hình doanh thu: 47
2.2.2.2. Phân tích tình hình chi phí: 48
2.2.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận: 49
2.2.2.4. Phân tích điểm hòa vốn và độ nghiêng định phí: 50
2.2.3. Phân tích tình hình tài chính thông qua các tỷ số tài chính : 54
2.2.3.1. Xem xét khả năng thanh toán: 54
2.2.3.2. Các tỷ số hoạt động (tỷ số luân chuyển): 56
2.2.3.3. Tỷ số về cơ cấu tài chính: 61
2.2.3.4. Tỷ suất sinh lợi: 62
2.2.4. Phân tích ảnh hưởng của đòn bẩy: 69
2.2.4.1. Ảnh hưởng của đòn bẩy kinh doanh của công ty (DOL) .69
2.2.4.2. Ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính của công ty (DFL) .71
2.2.4.3. Ảnh hưởng của đòn bẩy tổng hợp (DCL) .72
CHƯƠNG 3
LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
3.1. LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH NĂM SAU: 73
3.1.1. Mô hình lập kế hoạch tài chính : 74
3.1.2. Dự kiến báo cáo tài chính năm 2010: 76
3.2. NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY: 77
3.2.1. Nhận xét: 77
3.2.2. Các giải pháp đề xuất : 79
Phần kết 87
Danh mục tài liệu tham khảo 88
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7671 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích và lập kế hoạch tài chính tại công ty công trình giao thông đô thị và quản lý nhà Thủ Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u,tương ứng với tỷ lệ giảm là 17.24% . Trong đó khoản giảm lớn nhất là tạm ứng, giảm 669 triệu (giảm 17,24%)
Khoản tạm ứng giảm là dấu hiệu tích cực, cho thấy công ty đã tăng cường thanh toán thu hồi các khoản tạm ứng. Tuy nhiên 3.893 triệu (năm 2008), 3.224 triệu ( năm 2009) tồn tại qua các năm vẫn là con sốá khá lớn. Công ty nên xem xét lại, hầu như vật tư của công ty đều được ký hợp đồng mua thẳng từ nhà cung cấp. Do đó, việc cho nhân viên của mình tạm ứng số tiền quá lớn như vậy có hợp lý không, cần kiểm tra xem xét qui định về cho tạm ứng và thanh toán tạm ứng có được chặt chẽ hay chưa.
Các khoản ký quĩ ký cược năm 2009 của công ty giảm là do công ty đã kiểm tra và thu hồi các khoản ký qũi trước đây.
Biến động của tài sản cố định
Bảng 2.3: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG & KẾT CẤU TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Các khoản mục
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ lệ
(triệu)
%
(triệu)
%
(triệu)
1. TSCĐHH
9,501
99.2
10,002
99.3
501
5.27
- Nhà thuộc SHNN
7,628
79.7
7,639
75.8
11
0.14
- TSCĐ dùng cho
1,873
19.6
2,363
23.5
490
26.16
SXKD chính ngoài nhà
2. ĐTTC dài hạn
74
0.8
74
0.7
-
-
- XDCB dở dang
74
0.8
74
0.7
Tổng tài sản cố định
9.575
100.00
10,076
100.00
501
5.23
Ghi chú: Đơn vị tiền tệ tính trong bài là triệu đồng.
TSCĐ của doanh nghiệp bao gồm: Nhà thuộc sở hữu nhà nước và tài sản sử dụng cho công tác duy tu xây dựng, dịch vụ công cộng (hoạt động chính của doanh nghiệp) và đóng mới phương tiện thuỷ.
TSCĐ của công ty năm 2009 tăng so với năm 2008 một lượng là 501 triệu, tương ứng với lượng tăng tương đối là 5.23%. Nguyên nhân sự gia tăng này là do:
- Nhà thuộc sở hữu nhà nước tăng 11 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng 0.14% do công ty nhận thêm một số nhà do nhà nước giao, đồng thời bán một số căn nhà thuộc SHNN theo NĐ 61/CP .
- Tài sản CĐ dùng cho sản xuất kinh doanh chính tăng 490 triệu, tương ứng với mức tăng 26.16%.
+ Với nhiệm vụ được giao là phải thúc đẩy việc bán nhà thuộc sở hữu nhà nước theo NĐ 61 của chính phủ, công ty đã cố gắng thực hiện. Bên cạnh đó công ty cũng đã tiến hành rà soát lại các căn nhà đã xác lập SHNN nhưng chưa đưa vào quản lý.
+ Do hoạt động sản xuất kinh doanh mở rộng nên đơn vị đã đầu tư thêm TSCĐ, tuy nhiên sự đầu tư như vậy cũng chưa nhiều.
Đầu tư XDCB của đơn vị trong 2 năm không có sự thay đổi, vẫn giữ nguyên ở số 74 triệu, việc XDCB công trình văn phòng công ty vẫn chưa được thanh quyết toán để ghi tăng tài sản. Công ty nên xem xét nguyên nhân để ghi tăng tài sản này đồng thời trích khấu hao cho phù hợp.
b. Phân tích kết cấu của tài sản:
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn:
- Tài sản lưu động của công ty năm 2008 có 58.268 triệu, chiếm tỷ trọng 85,89% trong tổng tài sản của công ty.
- Năm 2009 tài sản lưu động của công ty tăng lên 74.840 triệu, chiếm tỷ trọng 88,13% trong tổng tài sản của công ty ,tăng tỷ trọng 2,25%.
Để có cái nhìn tổng quát về kết cấu TSLĐ của DN ta quan sát đồ thị sau:
Biểu đồ 2.2: KẾT CẤU TÀI SẢN LƯU ĐỘNG NĂM 2008,2009
Ta thấy: Hàng tồn kho và các khoản phải thu là 2 khoản mục lớn nhất chiếm gần hết sản lưu động của công ty và qua 2 năm 2 khoản này đều tăng.
Từ bảng phân tích 1.1 ta cũng thấy được:
Hàng tồn kho:
- Năm 2008 có giá trị là 25.574 triệu chiếm tỷ trọng 37,70% trong tổng tài sản của công ty. Trong đó, chi phí sản xuất dở dang là 25.399 triệu.
- Năm 2009 giá trị tồn kho là 39.343 triệu,chiếm tỷ trọng 46,33% ,tăng tỷ trọng 8,63%. Trong đó, chi phí SXDD là 39.175 .
Như vậy, hàng tồn kho mà chủ yếu là chi phí SXDD chiếm tỷ trọng khá cao trong tài sản lưu động nói riêng và tài sản nói chung.
Các khoản phải thu :
- Năm 2008, các khoản phải thu là 24.106 triệu chiếm tỷ trọng 35,53% trong tổng tài sản.
- Năm 2009 tăng lên là 27.897 triệu , chiếm 32,85% trong tổng tài sản. Về giá trị thì tăng nhưng tỷ trọng giảm 2.68% do tốc độ tăng của hàng tồn kho quá lớn. 2,68%.
Gần 1/3 tài sản thuộc quyền sỡ hữu của công ty hiện do người khác nắm giữ, nếu công ty không có biện pháp thu hồi để dây dưa thì khó khăn tài chính của công ty sẽ xẩy ra. Công ty có thể đưa ra các chính sách về chiết khấu thanh toán hoặc phạt trả chậm để khuyến khích khách hàng thanh toán các khoản nợ, từ đó làm cho tỷ trọng các khoản phải thu giảm xuống.
Tài sản lưu động khác :
- Năm 2008 tài sản lưu động của công ty là 4.205 triệu chiếm tỷ trọng trong tổng tài sản là 6,20%.
- Năm 2009 giảm xuống còn 3.480 triệu chiếm tỷ trọng là 4,10%, giảm 2,1%. Trong đó chủ yếu là khoản tạm ứng cho cán bộ công nhân viên
Chỉ riêng 3 khoản này đã chiếm tỷ trọng 79,43% trong tổng tài sản của năm 2008 và 83,28% ở năm 2009. Điều này sẽ làm giảm khả năng thanh toán nhanh của công ty, chúng ta cũng biết ở nước ta thị trường tài chính chưa phát triển các khoản phải thu khó chuyển hoá ngay thành tiền được. Hàng tồn kho của đơn vị hầu như chỉ là chi phí SXDD càng khó chuyển hoá thành tiền. Nếu công ty không rốt ráo trong việc thu hồi công nợ và tích cực giải phóng hàng tồn kho công ty sẽ gặp phải khó khăn về tài chính.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn:
TSCĐ và ĐTDH có tỷ trọng khá nhỏ trong tổng tài sản của công ty. Trong đó hầu như nhà thuộc SHNN chiếm gần hết tỷ trọng này. Tài sản dài hạn (XDCB dở dang chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng tài sản.
- Năm 2008, TSCĐ và đầu tư dài hạn của công ty là 9.575 triệu, chiếm tỷ trọng 14,11% trong tổng tài sản của công ty. Trong đó nhà thuộc SHNN là 7.628 triệu, chiếm tỷ trọng 11,24% còn lại 1.873 triệu (2,76%) là tài sản dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chính của đơn vị.
- Năm 2009, TSCĐ của công ty tăng lên 10.002 triệu, nhưng tỷ trọng lại giảm còn 11,79% do tốc độ tăng của TSLĐ cao hơn. Trong đó nhà thuộc SHNN còn 7.639 triệu, chiếm tỷ trọng 9% còn lại 2.362 triệu (2.79%) là tài sản dùng cho hoạt động SXKD chính của đơn vị.
Hoạt động duy tu xây dựng là hoạt động chủ yếu nhất trong các mặt hoạt động chính của công ty. Việc tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tài sản cố định của đơn vị là điều hợp lý, tuy nhiên tài sản cố định dùng cho sản xuất kinh doanh của đơn vị chiếm một tỷ trọng quá nhỏ so với tổng tài sản của công ty (chưa tới 3%) là điều không hợp lý. Trong khi hoạt động cuả công ty không ngừng mở rộng, với khối lượng TSCĐ chiếm tỷ trọng nhỏ như vậy có đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất hay không?
Xem xét cụ thể các khoản chi phí của công ty ta thấy chi phí thuê xe máy của công ty hàng năm khá lớn, phải chăng do thiếu xe máy phục vụ thi công mà công ty phải đi thuê để phục vụ sản xuất. Việc đi thuê xe máy thi công sẽ làm cho hoạt động công ty kém hiệu quả, và bị động, chúng ta phải chia sẻ một phần lợi nhuận của mình cho các đối tác.
Công ty cần xem xét kỹ đến hiệu quả của vấn đề này để có sự đầu tư thích hợp cho Tài sản cố định. Xu hướng ngày nay là cơ giới hoá, hiện đại hoá đem lại hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh. Nếu không chú trọng đúng mức đến vấn đề này sẽ làm giảm sức cạnh tranh của công ty.
2.2.1.2. Phân tích kết cấu và biến động nguồn vốn :
Nguồn vốn doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán thể hiện nguồn tài trợ và khả năng tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích nguồn vốn cho ta những đánh giá về nguồn vốn tài trợ, khả năng tài chính quá khứ, hiện tại và ảnh hưởng thế nào đến tương lai của doanh nghiệp.
a. Phân tích sự biến động của nguồn vốn:
Bảng 2.4: PHÂN TÍCH KẾT CẤU & BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN NĂM 2008, 2009
Các khoản mục
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ lệ
(triệu)
%
(triệu)
%
(triệu)
%
A.NỢ PHẢI TRẢ
49,365
72.76
64,994
76.54
15,629
31.66
I.Nợ ngắn hạn
49,070
72.33
64,877
76.40
15,807
32.21
-Vay ngắn hạn
2,921
4.31
12,840
15.12
9,919
339.58
-Phải trả người bán
1,810
2.67
2,496
2.94
686
37.90
-Ng .mua trả trước tiền
35,379
52.15
39,881
46.97
4,502
12.73
-Thuế và c.khoản nộpNN
673
0.99
739
0.87
66
9.81
-Phải trả CBCNV
5,698
8.40
4,376
5.15
(1,322)
(23.20)
-Phải trả phải nộp khác
2,589
3.82
4,545
5.35
1,956
75.55
-
-
-
II.Nợ dài hạn
0
-
0
-
-
-
-
III.Nợ khác
295
0.43
117
0.14
(178)
(60.34)
-Chi phí phải trả
293
0.43
68
0.08
(225)
(76.79)
-Nhận ký quĩ dài hạn
2
0.00
49
0.06
47
2,350
-
-
B.NGUỒN VỐN CSH
18,478
27.24
19,922
23.46
1,444
7.82
I. Nguồn vốn và qũi
18,051
26.61
19,430
22.88
1,379
7.64
-Nguồn vốn kinh doanh
17,210
25.37
17,375
20.46
165
0.96
-Qũi phát triển SX KD
394
0.58
394
0.46
-
-
-Quĩ dự trữ
534
0.79
534
0.63
-
-
-Lãi lỗ năm trước
-
-
942
1.11
942
-Qũi KT,Plợi
(272)
(0.40)
-
-
272
(100)
-Nguồn vốn ĐT XDCB
185
0.27
185
0.22
-
-
II.Nguồn vốn và KP
427
0.63
492
0.58
65
15.32
-Nguồn KP sự nghiệp
427
0.63
492
0.58
65
15.32
TỔNG CỘNG N.VỐN
67,843
100.00
84,916
100.00
17,073
25.17
Nguồn vốn của công ty tăng 25,17% trong đó chủ yếu là nợ phải trả tăng.
Xét nợ phải trả :
Nợ phải trả năm 2009 tăng một lượng 15.629 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng 31,66%. Nguyên nhân dẫn đến sự biến động này là do:
- Vay ngắn hạn tăng 9.919 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng 339,58%. Do yêu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh, nguồn vốn chủ sở hữu và những khoản chiếm dụng không đủ trang trãi nên công ty phải tăng nợ vay một khoản một khoản tiền khá lớn như vậy. Con số 12.840 triệu là khoản vay lớn nhất từ trước đến nay của doanh nghiệp ( khoản vay lớn nhất của công ty là 7.000 triệu) Việc vay một khoản tiền khá lớn như vậy sẽ gây áp lực về lãi vay cho công ty.
- Phải trả người bán tăng 686 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng 37,90%.
- Khoản người bán trả trước tăng 4.502 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng 12,73%. Việc nợ người mua một khoản tiền khá lớn này thực chất là khoản tiền khách hàng đã trả cho các công trình công ty đang thi công. Như vậy so với giá trị sản phẩm dở dang mà công ty có đến cuối năm 2009 là 39.343 triệu thì con số 39.881 triệu mà khách hàng ứng trước đã tương đương.
- Phải trả CBCNV giảm 1.322 triệu, tương ứng với tỷ lệ giảm là 23,20%. Chiếm dụng tiền lương của công nhân tuy có giảm so với năm 2008, nhưng 4.502 vẫn là khoản nợ lương khá lớn so với tổng quĩ tiền lương phải trả trong năm là 9.470 triệu ( 47,54%).
Việc chiếm dụng một khoản tiền lương khá lớn của công nhân đồng nghĩa với việc công ty đã không thanh toán đúng hạn lương cho công nhân như vậy có thể cũng sẽ gây ảnh hưởng đến sản xuất vì nó không khuyến khích được tinh thần cho người lao động.
- Phải nộp khác tăng 1.956 triệu tăng 75,55%. Được biết đây là số tiền mà đơn vị thu từ việc bán nhà trả góp của chung cư HBC công ty đã không nộp.
- Thuế và các khoản nộp NS tăng 66 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng 9,81%. Nợ thuế là vi phạm hành chánh công ty có thể bị phạt vi phạm hành chánh về khoản này. Chi phí tiền phạt sẽ bị trừ vào lợi nhuận sau thuế và điều này sẽ gây ảnh hưởng làm giảm lợi nhuận để lại cho đơn vị.
- Nợ khác giảm 178 triệu, tương ứng với tỷ lệ giảm là 60.34%.
Như vậy, các khoản chiếm dụng của công ty năm 2009 là 52.037 triệu, tăng so với năm 2008 là 5.888 triệu. Do sản xuất kinh doanh của đơn vị mở rộng số vốn này tăng lên cũng là điều hợp lý. Khoản chiếm dụng hợp lý này sẽ giúp công ty giảm được chi phí lãi vay. Tuy nhiên việc không được thanh toán đúng hạn các khoản nợ có thể làm giảm uy tín của doanh nghiệp, dẫn đến ảnh hưởng không tốt cho tình hình tài chính sau này-khó khăn tài chính sẽ xảy ra.Công ty cần chú trọng xem xét vấn đề này.Phải chăng việc thu hồi công nợ chậm đã làm cho các khoản phải thu tăng lên và việc quay vòng của hàng tồn kho chậm đã làm cho doanh nghiệp bị thiếu vốn do đó mà nợ phải trả tăng lên.
Xem xét vốn chủ sở hữu :
Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2009 tăng một lượng là 1.444 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng 7,82%, góp phần vào sự gia tăng này có:
- Vốn kinh doanh: 165 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng là 0,96%. Nguyên nhân là công ty nhận thêm nhà thuộc SHNN.
- Quĩ khen thưởûng phúc lợi tăng 272 triệu, do đơn vị bổ sung từ quĩ tiền lương. Năm 2008, quĩ khen thưởng phúc lợi của đơn vị bị âm do lợi nhuận để lại phân phối cho quĩ phúc lợi và khen thưởng không bù đắp đủ nguồn chi trong năm. Nguồn vốn chủ sở hữu để phục vụ sản xuất kinh doanh đã bị sử dụng sai mục đích. Tuy nhiên trong năm 2009 công ty đã khắc phục được tình trạng này.
- Lợi nhuận chưa phân phối là 942 triệu .
b. Phân tích kết cấu nguồn vốn:
Để có cái nhìn khái quát tình hình nguồn vốn của công ty ta quan sát đồ thị sau:
Biểu đồ 2.3: KẾT CẤU NGUỒN VỐN NĂM 2008,2009
Nợ phải trả chiếm tỷ trọng hơn 2/3 nguồn vốn của công ty, trong đó hầu như chỉ có nợ ngắn hạn, nợ dài hạn không phải trả lãi chiếm tỷ trọng không đáng kể.
Xem xét nợ phải trả :
Nợ phải trả của công ty năm 2009 là 64.994 triệu, chiếm tỷ trọng 76,54 % trên tổng nguồn vốn của công ty , tăng 3,78 % so với năm 2008. Cấu thành nợ phải trả gồm:
- Vay ngắn hạn: 12.840 triệu , chiếm tỷ trọng 15,12% trên tổng nguồn vốn, so với năm 2008 tăng 10,82%.
- Phải trả người bán : 2.496 triệu, chiếm tỷ trọng 2.94% trên tổng nguồn vốn, so với năm 2008 tỷ trọng giảm 0.27%.
- Người mua trả trước tiền : 39.881 triệu, chiếm tỷ trọng 46,97% , so với năm 2008 giảm 5,18%.
- Thuế và các khoản phải nộp khác: 739 triệu , chiếm tỷ trọng 0.87%, so với năm 2008 giảm 0,12%.
- Phải trả công nhân viên : 4.376 triệu, chiếm tỷ trọng 5,15% , so với năm 2004 giảm 3,25%.
- Phải trả phải nộp khác : 4.545 triệu, chiếm tỷ trọng 5,35% tăng tỷ trọng so với năm 2004 1,54%.
Như vậy, tỷ trọng nợ ngắn hạn hầu như chiếm toàn bộ nợ phải trả của công ty qua các năm và mỗi năm tỷ trọng này mỗi tăng.
Xem xét vốn Chủ sở hữu :
- Năm 2009, nguồn vồn chủ sở hữu tăng 1.444 tỷ , chiếm tỷ trọng 23,46% , vốn CSH tuy có tăng về mặt lượng nhưng tỷ trọng giảm do nợ phải trả tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng của vốn CSH.
Có một đặc điểm mà khi phân tích nguồn vốn chủ sở hữu chúng ta cũng cần phân tích tương tự khi phân tích tài sản cố định. Trong nguồn vốn chủ sở hữu nhà thuộc SHNN chiếm tỷ trọng khá lớn. Bảng phân tích sau sẽ cho ta thấy rõ điều này:
Bảng 2.5: PHÂN TÍCH KẾT CẤU NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
Các khoản mục
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ lệ
(triệu)
%
(triệu)
%
(triệu)
%
Vốn CSH
18,478
27.24
19,922
23.46
1,444
7.82
- Nhà thuộc SHNN
10,160
14.98
10,325
12.16
165
1.62
- Vốn CSH ngoài nhà
8,318
12.26
9,597
11.30
1,279
15.38
Tổng nguồn vốn
67,843
100.00
84,916
100.00
17,073
25.17
- Như vậy, nhà chiếm hơn phân nữa nguồn vốn chủ sở hữu.
- Nguồn vốn CSH năm 2008 chiếm tỷ trọng 27,24% thì nhà chiếm tỷ trọng 14,98% chỉ còn lại 12,24% là vốn CSH khác ngoài nhà.
- Năm 2009 vốn CSH chiếm tỷ trọng 23,46% thì nhà chiếm tỷ trọng 12,16%, chỉ còn 11.30% là vốn CSH khác ngoài nhà.
Nhà SHNN chiếm tỷ trọng cao hơn nhưng nguồn thu mà nó tạo ra khá thấp. Khi phân tích kết quả kinh doanh chúng ta sẽ thấy được điều này.
Nợ phả trả luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn của công ty. Ngoài nhà thuộc SHNN thì công ty chỉ còn một phần vốn chủ sở hữu khá nhỏ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Như vậy hầu như hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để tạo ra thu nhập chủ yếu bằng nợ phải trả (nợ ngắn hạn). Sự tự chủ về mặt tài chính của công ty quá thấp và ngày càng giảm.
Nợ phải trả ngắn hạn có thời gian đáo hạn dưới một năm, với tỷ trọng trong tổng tài sản cao như vậy sẽ gây áp lực rất lớn cho công ty trong vấn đề trả nợ. Mặt khác với tỷ trọng nợ như vậy e rằng công ty sẽ khó có thể vay thêm nợ .
Nếu công ty không có biện pháp thu hồi công nợ, quay vòng vốn nhanh để thanh toán cho các khoản nợ, nếu ngân sách không cấp thêm vốn cho đơn vị hoạt động để đẩy tỷ trọng vốn CSH lên, làm cho sự chủ động về tài chính của doanh nghiệp tăng thì khó khăn tài chính của công ty sẽ trầm trọng hơn.
2.2.2. Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán:
2.2.2.1. Phân tích tình hình doanh thu:
- Năm 2009 doanh thu đạt 40.047 triệu, so với năm 2008 tăng 1.728 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng 4,51%.
- Phân tích chi tiết bộ phận cấu thành DT trong năm của đơn vị qua bảng phân tích sau để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự biến động doanh thu qua 2 năm ta thấy:
Bảng 2.6: PHÂN TÍCH DOANH THU 2008, 2009
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
Số tiền
Số tiền
Số tiền
Tỷ lệ
Doanh thu và thu nhập
38,309
40,037
1,728
4.51
Trong đó :
-
DT hoạt động SXKD
-
- XDGT
20,154
24,873
4,719
23.41
- DVCC
9,506
9,784
278
2.92
- Đóng mới SC Salan
6,667
2,941
(3,726)
(55.89)
- Cho thuê nhà SHNN
1,373
1,458
85
6.19
Thu nhập tài chính
152
218
66
43.42
Thu nhập khác
457
763
306
66.96
Năm 2009, doanh thu tăng 1.728 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng là 4,51%. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là do:
- Doanh thu của hoạt động xây dựng giao thông tăng 4.719 triệu, hoạt động cung cung cấp dịch vụ công cộng tăng 278 triệu, hoạt động đóng mới và sửa chữa salan giảm 3.726 triệu và hoạt động cho thuê nhà thuộc SHNN tăng 85 triệu.
- Thu nhập tài chính của đơn vị tăng 66 triệu , tương ứng với tỷ lệ tăng là 43,42% .
- Thu nhập khác tăng 306 triệu. Được biết trong năm đơn vị đã rà soát lại các khoản nợ không ai đòi kết chuyển vào lãi nên đã làm cho thu nhập này tăng lên 66,98%.
Như vậy : tất cả các hoạt động của đơn vị đều có doanh thu tăng , trong đó hoạt động XDGT là hoạt động chủ yếu nhất làm tăng doanh thu. Nhưng riêng hoạt động salan là hoạt động kinh thuần tuý ( không mang tính chất công ích) của đơn vị lại giảm một lượng khá lớn 3.726 triệu, tương ứng với tỷ lệ giảm là 55,89%. Công ty cần tập trung xem xét vấn đề này để tìm ra nguyên nhân khắc phục.
2.2.2.2. Phân tích tình hình chi phí:
Xem xét sự biến động :
- Năm 2009, đáp ứng sự gia tăng của doanh thu chi phí hoạt động của công ty cũng gia tăng một lượng là 1,347 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,65%.
Trong đó:
- Biến phí : tăng một lượng là 537 Triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng 1.56%.
- Định phí : tăng 810 triệu, tỷ lệ tăng khá lớn 32.25% trong đó, định phí không bắt buộc tăng là 757 triệu, tăng 60,03% so với cùng kỳ.
- Việc biến phí của đơn vị giảm về tỷ trọng là dấu hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã nổ lực rất nhiều trong việc hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên định phí không bắt buộc lại tăng một lượng khá lớn so với năm trước. Đơn vị cần tập trung xem xét vấn đề này. Nếu không cần thiết thì có thể cắt giảm, tránh lãng phí.
Xem xét kết cấu:
Kết cấu chi phí là một chỉ tiêu thế hiện tỷ trọng từng loại chi phí ( định phí, biến phí) trong tổng chi phí . Kết cấu chi phí vừa thể hiện vị trí từng bộ phận chi phí của doanh nghiệp, vừa là kết quả của quá trình đầu tư và sử dụng ngắn hạn, dài hạn về cơ sở vật chất, trình độ quản lý doanh nghiệp.
Mỗi kết cấu chi phí khác nhau cũng thường tồn tại những quan hệ biến đổi lợi nhuận khác nhau khi thay đổi doanh thu . Thường thì các doanh nghiệp chỉ tồn tại một kết cấu chi phí thích hợp với qui mô, đặc điểm của từng thời kỳ.
- Biến phí: năm 2008 chiếm tỷ trọng 89.97% so với doanh thu và chiếm tỷ trọng 93.20% (34.429/36.940) trong tổng chi phí. Năm 2009, tỷ trọng biến phí trong tổng doanh thu là 87,34% (giảm 2,54%), và chiếm tỷ trọng là 91,33% (34.966 / 38.287) trong tổng chi phí .
- Định phí: năm 2008 chiếm tỷ trọng 6,55% trong tổng doanh thu và 6,8% trong tổng chi phí, năm 2009 chiếm 8,29% ( tăng 1,74%) chiếm 8,67% trong tổng chi phí.
Như vậy, qua 2 năm kết cấu chi phí của công ty đã có sự thay đổi, tỷ trọng biến phí hạ và định phí tăng lên. Điều đó đã gây tác động gì đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.2.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận:
Doanh thu tăng, tỷ trọng chi phí hạ đã làm cho EBIT của công ty tăng lên với mức tăng là 381 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng là 27,83 %, tỷ lệ tăng cao gấp 6 lần so với tỷ lệ tăng của doanh thu. EBIT tăng làm cho doanh lợi chủ sở hữu tăng 324 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng là 49,32%, tăng gần gấp 10 lần tốc độ tăng của doanh thu.
Tình hình lợi nhuận của công ty có chuyển biến khá tốt, EBIT năm 2009 tăng so với năm 2008 một lượng là 381 triệu, tương ứng với tỷ lệ tăng là 27,86%. Để biết được nguyên nhân nào làm EBIT gia tăng ta cùng xem xét:
Nhận xét chung :
Qua phân tích sơ bộ doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua 2 năm ta thấy: nhìn chung tình hình kinh doanh của đơn vị thuận lơiï, thể hiện cả doanh thu và lợi nhuận cùng tăng. Trong đó công ty đã chú trọng trong khâu quản lý làm cho chi phí sản xuất kinh doanh giảm. Tuy nhiên định phí của đơn vị lại tăng một lượng khá lớn 810 triệu, trong đó định phí không bắt buộc tăng 757 triệu. Đơn vị cần quan tâm xem xét vấn đề này.
Căn cứ vào các chỉ tiêu doanh thu thuần, chi phí, lợi nhuận từ báo cáo kết quả kinh doanh và số liệu thu thập được của doanh nghiệp ta tiến hành phần tích doanh thu- chi phí-lợi nhuận của công ty trong 2 năm 2008, 2009.
Bảng 2.7: PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN NĂM 2008, 2009
Các khoản mục
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ lệ
(triệu)
%
(triệu)
%
(triệu)
%
Doanh thu
38,309
100.00
40,037
100.00
1,728
4.51
Tổng chi phí
36,940
96.43
38,287
95.63
1,347
3.65
Biến phí
34,429
89.87
34,966
87.34
537
1.56
Định phí
2,511
6.55
3,321
8.29
810
32.25
- ĐPbắt buộc
1,250
3.26
1,303
3.25
53
4.24
- Đ.P không bắt buộc
1,261
3.29
2,018
5.04
757
60.03
EBIT
1,369
3.57
1,750
4.37
381
27.83
Lãi vay
457
1.19
442
1.10
(15)
-3.28
Lãi trước thuế
912
2.38
1,308
3.27
396
43.42
Lãi ròng
657
1.71
981
2.45
342
49.32
Để đánh giá tổng quát hơn, chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu sự thay đổi kết cấu chi phí, doanh thu 2 năm vừa qua có tác động như thế nào đến lợi nhuận của công ty bằng việc phân tích điểm hoà vốn và độ nghiêng đòn định phí của công ty.
2.2.2.4. Phân tích điểm hòa vốn và độ nghiêng định phí:
Từ bảng tổng hợp doanh thu, chi phí và cô
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTN Pham Hoang Son.doc