Khóa luận Pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới chứng khoán ở Việt Nam hiện nay

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG 3

MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH 3

HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN 3

1. Khái quát chung về hoạt động môi giới chứng khoán 3

1.1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động môi giới chứng khoán 3

1.1.1. Sự cần thiết khách quan của hoạt động môi giới chứng khoán trên thị trường chứng khoán 3

1.1.2. Khái niệm hoạt động môi giới chứng khoán 6

1.2. Chức năng cơ bản của hoạt động mua bán chứng khoán 11

1.2.1. Chức năng thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán 11

1.2.2. Chức năng cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng 12

1.2.3. Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính giúp khách hàng thực hiện các giao dịch theo yêu cầu và lợi ích của họ 14

1.3. Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán 18

1.3.1. Giảm chi phí giao dịch 18

1.3.2. Phát triển sản phẩm và dịch vụ trên thị trường 21

1.3.3. Vai trò của hoạt động môi giới chứng khoán với việc cải thiện môi trường kinh doanh 22

2. Khái quát chung về pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới chứng khoán 26

2.1. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới chứng khoán 26

2.1.1. Khái niệm 26

2.1.2. Đặc điểm của pháp luật môi giới chứng khoán 27

2.2. Cấu trúc pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới chứng khoán 27

CHƯƠNG II 29

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 29

PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 29

1. Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới chứng khoán ở Việt Nam hiện nay 29

1.1. Pháp luật quy định về chủ thể thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán 29

1.2. Pháp luật quy định về nhân viên thực hiện môi giới chứng khoán 37

1.3. Nhà đầu tư 39

1.4. Pháp luật về thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán 40

1.5. Đánh giá về pháp luật hiện hành 42

2. Những đánh giá về thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán ở Việt Nam thời gian qua – nguyên nhân của thực trạng và những bài học kinh nghiệm được rút ra 49

2.1. Thực trạng 49

2.1.1. Hoạt động môi giới chứng khoán chưa đáp ứng được yêu cầu là nghiệp vụ cơ bản của một công ty chứng khoán 49

2.1.2. Số lượng và chất lượng nhân viên chứng khoán chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường 50

2.1.3. Nhà đầu tư chưa được tôn trọng đúng mức khi đến với các công ty chứng khoán 51

2.1.4. Đạo đức nghề nghiệp không được tuân thủ, thực hiện giao dịch tuỳ tiện gây thiệt hại cho nhà đầu tư 52

2.1.5. Dịch vụ tư vấn đầu tư chứng khoán chưa đáp ứng yêu cầu là một dịch vụ hỗ trợ nghiệp vụ môi giới chứng khoán 53

2.2. Nguyên nhân của thực trạng 55

2.2.1. Do thị trường chứng khoán nước ta còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm tổ chức, cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân lực; chưa hình thành được văn hoá kinh doanh chứng khoán 55

2.2.2. Do hệ tư tưởng bao cấp còn sót lại trong các doanh nghiệp 56

2.2.3. Do pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới chứng khoán chưa thật sự đầy đủ và đồng bộ 57

2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ những thực trạng trên 59

2.3.1. Ban hành các qui phạm pháp luật có tính chặt chẽ hơn 59

2.3.2. Giám sát chặt chẽ hoạt động môi giới chứng khoán của các công ty chứng khoán trên thị trường 59

2.3.3. Xây dựng cơ sở vật chất làm nền tảng cho sự phát triển của trường 60

2.3.4. Học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới 61

2.3.5. Bài học từ sự đổ vỡ của các thị trường tài chính thế giới 62

3. Những định hướng cơ bản trong hoàn thiện pháp luật môi giới chứng khoán hiện 63

KẾT LUẬN 69

 

 

doc72 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4332 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Pháp luật điều chỉnh hoạt động môi giới chứng khoán ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thực hiện một, một số hoặc toàn bộ nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán dưới đây theo giấy phép do UBCKNN cấp: Môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán. Công ty chứng khoán được thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán khi được cấp giấy phép thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán hoặc tự doanh chứng khoán. Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh theo giấy phép được cấp, công ty chứng khoán được cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác. Như vậy, pháp luật Việt Nam cho phép thành lập công ty môi giới chứng khoán dưới dạng công ty chứng khoán chuyên doanh hoặc công ty chứng khoán đa nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Việc pháp luật nước ta không cấm công ty chứng khoán được thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán thậm chí giữa các nghiệp vụ có thể nảy sinh xung đột lợi ích. Để ngăn ngừa tình trạng này pháp luật có quy định công ty chứng khoán phải bảo đảm tách biệt các hoạt động có thể dẫn đến xung đột lợi ích trong một công ty chứng khoán. Việc quy định như vậy xuất phát từ thực tế nước ta, thị trường chứng khoán Việt Nam mới hình thành chưa phát triển, giao dịch chứng khoán diễn ra còn ít, số lượng chứng khoán giao dịch trên thị trường chưa lớn, nếu chỉ cho công ty chứng khoán thực hiện một vài hoạt động kinh doanh để loại trừ xung đột lợi ích thì khó có thể bảo đảm cho công ty chứng khoán ra đời, tồn tại và phát triển được. Bởi thế, chúng ta chọn phương án cho phép công ty có thể được thực hiện một vài hoặc tất cả hoạt động kinh doanh chứng khoán. Tức là ở VN sẽ có tồn tại cả công ty chứng khoán đa nghiệp vụ với công ty chứng khoán chuyên doanh. Trên thực tế hầu hết các công ty chứng khoán đã thành lập đều đăng ký hoạt động môi giới chứng khoán. Pháp luật một số nước chỉ cho phép một công ty chứng khoán thực hiện một số hoạt động nhất định mà không được thực hiện toàn bộ các hoạt động kinh doanh chứng khoán thuộc về công ty chứng khoán. Chẳng hạn, nếu đã thực hiện hoạt động tự doanh thì không được hoạt động môi giới và ngược lại. Mô hình công ty chứng khoán chuyên doanh này có ở Mỹ, Nhật, Canađa, Hàn quốc...Nói chung mỗi mô hình công ty chứng khoán có ưu điểm và nhược điểm riêng. Chẳng hạn, mô hình chuyên doanh tạo cho công ty chứng khoán có tính chuyên môn hoá, chuyên nghiệp hoá cao, hạn chế được xung đột lợi ích giữa các nghiệp vụ kinh doanh trong một công ty chứng khoán, đồng thời Nhà nước dễ quản lý, giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán, giảm bớt các rủi ro cho cả hệ thống tài chính. Tuy nhiên, mô hình công ty chứng khoán này phù hợp với nền kinh tế có thị trường chứng khoán phát triển. Còn mô hình công ty kinh doanh chứng khoán đa nghiệp vụ có ưu điểm là dễ bổ sung, hỗ trợ cho nhau giữa các nghiệp vụ, nên sức chống đỡ với thay đổi thường cao hơn. Mô hình công ty chứng khoán này có thể thích hợp ở những thị trường chứng khoán mới hình thành, thị trường chứng khoán nhỏ chưa phát triển mạnh. Tuy nhiên, mô hình này có nhược điểm là kỹ năng nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán không mạnh, dễ dẫn đến tình trạng xung đột lợi ích giữa các nghiệp vụ kinh doanh, giữa các lĩnh vực kinh doanh, Nhà nước khó quản lý giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán. Vì thế, việc lựa chọn mô hình công ty chứng khoán nào phải xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh cụ thể khách quan của từng quốc gia và ý muốn chủ quan của nhà nước đó. Nghiệp vụ môi giới chứng khoán nói riêng và kinh doanh chứng khoán nói chung là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Luật Chứng khoán ở các nước có quy định điều kiện hay tiêu chuẩn để gia nhập thị trường của tổ chức kinh doanh chứng khoán. Thông thường có các điều kiện cơ bản đó là: - Về hình thức pháp lý: Công ty môi giới chứng khoán hoặc công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ môi giới phải tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. - Điều kiện về vốn pháp định: Đây là một điều kiện quan trọng nhằm bảo đảm về mặt trách nhiệm tài sản đối với các nghĩa vụ của công ty trong hoạt động kinh doanh. Mức vốn pháp định được xác định cho từng nghiệp vụ căn cứ vào mức độ rủi ro tương ứng với từng hoạt động nghiệp vụ đó. Những nghiệp vụ có mức độ rủi ro cao thì đòi hỏi mức vốn cao và ngược lại. Pháp luật Việt Nam quy định: Hoạt động môi giới chứng khoán thì vốn pháp định là 25 Tỷ đồng Điều 18, NĐ 14/2007/NĐ- CP ngày 19/01/2007 quy định chi tiết một số điều của Luật chứng khoán . - Điều kiện về nhân sự: Do tính chất đặc thù của hoạt động nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đòi hỏi người điều hành và nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn và tinh thông nghiệp vụ. Pháp luật Việt Nam quy định: “Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các nhân viên thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán”. - Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đây là một điều kiện cần thiết để bảo đảm cho hoạt động kinh doanh chứng khoán. Bởi vì công ty chứng khoán thường có chức năng lưu giữ các chứng khoán và giấy tờ cần thiết, phải công bố thông tin cho người đầu tư…nên phải có đủ cơ sở vật chất và phương tiện để lưu giữ hồ sơ, chứng từ được an toàn và có hệ thống thiết bị để công bố thông tin đầy đủ, thuận tiện… Pháp luật Việt Nam quy định: tổ chức xin cấp giấy phép phải có trụ sở, có trang bị, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh chứng khoán. Cụ thể: có diện tích mặt bằng giao dịch và bố trí các phòng ban; có hệ thống thiết bị phục vụ cho hoạt động giao dịch như: hệ thống máy tính, điện thoại, fax, bàn ghế cho nhà đầu tư, nhân viên; Thiết bị phục vụ cho hoạt động công bố thông tin như: bảng điện tử, đèn chiếu; hệ thống kho két; Hệ thống lưu trữ thông tin, tài liệu; Thiết bị phòng cháy chữa cháy; Hệ thống an toàn phòng chống trộm cắp... Pháp luật chứng khoán quy định rõ hå s¬ xin cấp giấy phép, trình tự và thời hạn cấp giấy phép, bổ sung giấy phép, thay đổi trong hoạt động, nghĩa vụ của công ty chứng khoán, các hạn chế đối với công ty chứng khoán nhằm bảo đảm an toàn trong hoạt động… * Về hệ thống tổ chức Hệ thống tổ chức công ty chứng khoán thực hiện hoạt động môi giới có thể bao gồm: - Trụ sở chính của công ty là trung tâm lãnh đạo, điều hành và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. - Các chi nhánh của công ty chứng khoán là bộ phận trực thuộc công ty không có tư cách pháp nhân thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán theo sự uỷ quyền của công ty. Pháp luật quy định: công ty chứng khoán được lập và đóng các chi nhánh của mình theo quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác có liên quan để thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng phải được sự chấp thuận trước bằng văn bản của UBCKNN. - Các phòng giao dịch: Công ty chứng khoán được lập các phòng giao dịch chứng khoán tại tỉnh, thành phố có trụ sở chính hoặc chi nhánh đã được chấp thuận theo quy định của pháp luật. Phòng giao dịch của công ty chứng khoán được phép thực hiện việc mở tài khoản giao dịch chứng khoán, nhận tiền ký quỹ và chứng khoán lưu ký, nhận và truyền lệnh về trụ sở chính hoặc chi nhánh nơi phòng giao dịch trực thuộc. Phòng giao dịch phải đáp ứng các yêu cầu: Có tối thiểu 01 nhân viên có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán và 01 nhân viên thực hiện nghiệp vụ lưu ký chứng khoán; Có thiết bị công bố thông tin; Có đủ cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động giao dịch và lưu ký chứng khoán. - Các đại lý nhận lệnh: Công ty chứng khoán được lựa chọn một số pháp nhân làm đại lý nhận lệnh cho công ty tại các tỉnh, thành phố nơi công ty không có trụ sở chính hoặc chưa có chi nhánh. Đại lý nhận lệnh được tiến hành nhận, sơ kiểm và truyền lệnh về trụ sở chính hoặc chi nhánh công ty chứng khoán theo hợp đồng cam kết với công ty chứng khoán. Đại lý nhận lệnh không được mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho khách hàng, không được nhận tiền ký quỹ cũng như chứng khoán lưu ký của khách hàng và không được tiến hành bất kỳ hoạt động tư vấn nào với khách hàng. Đại lý nhận lệnh phải đáp ứng các yêu cầu: Phải là pháp nhân; Có thiết bị công bố thông tin về giao dịch cho khách hàng; Nhân viên nhận lệnh và nhân viên sơ kiểm lệnh của đại lý phải có các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán gồm: Chứng chỉ cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Chứng chỉ luật áp dụng trong ngành chứng khoán. Các công ty chứng khoán phải chịu trách nhiệm về việc lựa chọn đại lý nhận lệnh và hoạt động của đại lý nhận lệnh, đồng thời phải gửi văn bản thông báo địa điểm mở, danh sách những người có thẩm quyền sơ kiểm lệnh kèm theo lý lịch và số chứng minh thư và danh sách các nhân viên nhận lệnh tại các phòng giao dịch và các tổ chức nhận làm đại lý nhận lệnh của công ty tới UBCKNN trước khi khai trương hoạt động của các phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh. * Về bộ máy lãnh đạo, điều hành công ty chứng khoán. Tuỳ vào loại hình công ty chứng khoán được thành lập mà bộ máy lãnh đạo, điều hành công ty chứng khoán được hình thành. Về cơ bản cách thức tổ chức cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy lãnh đạo, điều hành công ty chứng khoán được thực hiện trên cơ sở các quy định của Luật Doanh nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan khác. Pháp luật về công ty chứng khoán chỉ quy định một số vấn đề có tính nguyên tắc chung mang tính định hướng nhằm bảo đảm yêu cầu quản lý, đồng thời tôn trọng quyền tự do kinh doanh không can thiệp sâu vào những vấn đề thuộc tổ chức nội bộ của công ty chứng khoán. Cụ thể pháp luật hiện hành có quy định một số vấn đề có tính nguyên tắc như sau: Thứ nhất, công ty chứng khoán phải có cơ cấu phòng ban với đủ số nhân viên kinh doanh có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán đảm bảo thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán được cấp phép. Trên thực tế, tuỳ vào các hoạt động kinh doanh mà công ty chứng khoán thực hiện để công ty thành lập ra các phòng ban giúp việc cho thích hợp. Thứ hai, cơ cấu tổ chức của công ty chứng khoán phải đảm bảo tách biệt giữa hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu công ty chứng khoán với hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán, đảm bảo tách biệt giữa hoạt động môi giới cho khách hàng và hoạt động tự doanh của chính công ty. Thứ ba, công ty chứng khoán phải ban hành quy trình kiểm soát nội bộ và có tối thiểu một cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm soát nội bộ. Cán bộ chuyên trách kiểm soát nội bộ phải có đủ các chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán theo quy định. Thứ tư, về người đại diện theo pháp luật của công ty chứng khoán:“Người được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc, Giám đốc của công ty chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện sau: - Có thâm niên công tác ít nhất 03 năm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc bảo hiểm; - Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán. - Không phải là người hành nghề đã bị UBCKNN thu hồi chứng chỉ hành nghề do vi phạm các quy định tại Điều 9 Luật Chứng khoán . Về quyền và nghĩa vụ của công ty môi giới chứng khoán Pháp luật quy định các quyền và nghĩa vụ cơ bản trong hoạt động của công ty chứng khoán như sau Điều 71 Luật Chứng khoán : - Phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ công ty và trong giao dịch với người có liên quan. - Quản lý tách biệt chứng khoán của từng nhà đầu tư, tách biệt tiền và chứng khoán của nhà đầu tư với tiền và chứng khoán của công ty chứng khoán. - Ký hợp đồng bằng văn bản với khách hàng khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng; cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin cho khách hàng. - Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty. - Thu thập, tìm hiểu thông tin về tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro của khách hàng; bảo đảm các khuyến nghị, tư vấn đầu tư của công ty cho khách hàng phải phù hợp với khách hàng đó. - Tuân thủ các quy định bảo đảm vốn khả dụng theo quy định của Bộ Tài chính. - Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty hoặc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật và sơ suất của nhân viên trong công ty. - Lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch của khách hàng và của công ty. - Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ Tài chính. - Tuân thủ các quy định của Bộ Tài chính về nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán. - Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. - Thực hiện công bố thông tin và chế độ báo cáo theo quy địnhXem Điều 104 Luật Chứng khoán : Công ty chứng khoán phải công bố thông tin tại trụ sở chính, các chi nhánh và đại lý nhận lệnh về các thay đổi liên quan đến địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh và các đại lý nhận lệnh; các nội dung liên quan đến phương thức giao dịch, đặt lệnh, ký quỹ giao dịch, thời gian thanh toán, phí giao dịch, các dịch vụ cung cấp và danh sách những người hành nghề chứng khoán của công ty. Công ty chứng khoán phải công bố thông tin theo yêu cầu của UBCKNN khi có thông tin liên quan đến công ty ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Công ty chứng khoán có nghĩa vụ báo cáo UBCKNN một cách trung thực, chính xác, đầy đủ và đúng hạn các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh chứng khoán của mình. Ngoài việc phải thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định, khi xảy ra các sự kiện bất thường có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tài chính và hoạt động kinh doanh, công ty chứng khoán phải báo cáo bằng văn bản cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn tối đa là 24 giờ kể từ khi xảy ra sự kiện như: Công ty bị tổn thất lớn về tài sản; Bị đánh cắp, mất cắp hoặc thất lạc hồ sơ, tài liệu kinh doanh; Hoạt động của công ty bị tê liệt một phần hay toàn bộ; Công ty phát hiện chứng khoán giả; Người đại diện của công ty bị bắt, bị mất tích, bị chết hoặc mất khả năng làm việc; Các trường hợp bất thường khác. Công ty chứng khoán phải bảo quản và lưu giữ hợp đồng, tài liệu giao dịch trong thời hạn theo quy định của pháp luật. Những hạn chế đối với công ty chứng khoán nhằm bảo đảm an toàn trong các hoạt động: - Không được đưa ra nhận định hoặc bảo đảm với khách hàng về mức thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư của mình hoặc bảo đảm khách hàng không bị thua lỗ, trừ trường hợp đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định. -Không được tiết lộ thông tin về khách hàng, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. - Không được thực hiện những hành vi làm cho khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá chứng khoán. - Không được cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán, trừ trường hợp Bộ Tài chính có quy định khác. 1.2. Pháp luật quy định về nhân viên thực hiện môi giới chứng khoán Nhân viên công ty chứng khoán là những người làm việc tại các bộ phận (phòng, ban) chuyên môn thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán phải có chứng chỉ hành nghề . Luật Chứng khoán có quy định cụ thể: UBCKNN cấp chứng chỉ hành nghề cho từng cá nhân, còn việc cá nhân có chứng chỉ hành nghề làm cho công ty chứng khoán nào do công ty đó tuyển dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo sự quản lý, phòng tránh trường hợp các cá nhân có chứng chỉ hành nghề lợi dụng để lừa đảo gây thiệt hại cho nhà đầu tư. Luật quy định: “ Chứng chỉ hành nghề chứng khoán chỉ có giá trị khi người được cấp chứng chỉ làm việc tại một công ty chứng khoán và được công ty đó thông báo với UBCKNN. Công ty chứng khoán, có trách nhiệm thông báo với UBCKNN trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày người được cấp Chứng chỉ hành nghề chứng khoán không còn làm việc cho công ty của mình Khoản 5, 6 Điều 79 Luật Chứng khoán ”. Pháp luật có quy định về điều kiện để được cấp giấy phép hành nghề kinh doanh chứng khoán cho từng đối tượng trong đó rất chú trọng đến trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của người xin cấp giấy phép hành nghề cụ thể: Chứng chỉ hành nghề chứng khoán được cấp cho cá nhân đáp ứng các điều kiện sau đây: - Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh; - Có trình độ đại học và trình độ chuyên môn về chứng khoán và thị trường chứng khoán (có đủ các chứng chỉ như: Chứng chỉ cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Chứng chỉ phân tính và đầu tư chứng khoán; Chứng chỉ luật áp dụng trong ngành chứng khoán). - Đạt yêu cầu trong kỳ thi sát hạch do UBCKNN tổ chức. Đối với người nước ngoài có chứng chỉ chuyên môn về thị trường chứng khoán hoặc những người đã hành nghề chứng khoán hợp pháp ở nước ngoài thì chỉ cần thi sát hạch pháp luật về chứng khoán của Việt Nam. Luật Chứng khoán quy định: Người hành nghề chứng khoán bị thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong các trường hợp sau đây: - Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị toà án cấm hành nghề kinh doanh. - Thực hiện các hành vi cấm như: trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Hoặc có hành vi sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi không được khách hàng uỷ thác xem điều 9, điều 125 luật chứng khoán. . - Không hành nghề chứng khoán trong ba năm liên tục. - Người hành nghề chứng khoán cho mượn hoặc cho thuê Chứng chỉ hành nghề chứng khoán; tẩy xoá, sửa chữa Chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Đối với người hành nghề chứng khoán bị thu hồi chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong các trường hợp 1 và 2 trên sẽ không được cấp lại chứng chỉ hành nghề chứng khoán. Luật Chứng khoán còn quy định rõ về trách nhiệm của người hành nghề chứng khoán cụ thể: Thứ nhất, người hành nghề chứng khoán không được: - Đồng thời làm việc cho tổ chức khác có quan hệ sở hữu với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nơi mình đang làm việc; - Đồng thời làm việc cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ khác; - Đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của một tổ chức chào bán chứng khoán ra công chúng hoặc tổ chức niêm yết. Thứ hai, người hành nghề chứng khoán khi làm việc cho công ty chứng khoán chỉ được mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho mình tại chính công ty chứng khoán đó. Thứ ba, người hành nghề chứng khoán không được sử dụng tiền, chứng khoán trên tài khoản của khách hàng khi không được khách hàng uỷ thác. Thứ tư, người hành nghề chứng khoán phải tham gia các khoá tập huấn về pháp luật, hệ thống giao dịch, loại chứng khoán mới do UBCKNN, Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán tổ chức. 1.3. Nhà đầu tư Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán gồm hai loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức(các quĩ hưu bổng, quĩ tương hỗ, các ngân hàng thương mại, các công ty đầu tư quốc gia, các quĩ tài chính, quĩ bảo hiểm xã hội, các quĩ cứu trợ…) Đối với nhà đầu tư là cá nhân, pháp luật môi giới chứng khoán không có qui định về hạn chế tài chính nào vì họ có quyền đối với tài sản của mình theo qui định của pháp luật. Pháp luật môi giới chứng khoán chỉ điều chỉnh chủ thể là nhà đầu tư trên phương diện một bên của hợp đồng môi giới chứng khoán, theo đó, các nhà đầu tư cá nhân có nghĩa vụ: +) Cung cấp thông tin theo yêu cầu của nhà môi giới. +) Trả phí dịch vụ môi giới chứng khoán . Đối với nhà đầu tư tổ chức, ngoài những nghĩa vụ trên họ phải tuân thủ các qui định về tài chính trong điều lệ của tổ chức cũng như các pháp luật chuyên ngành điều chỉnh. Khi tham gia mua chứng khoán, nhà đầu tư đặt lệnh sẽ phải kí quĩ một khoản tiền là 70% giá trị số chứng khoán đặt mua. Về quyền lợi, nhà đầu tư có các quyền: +) Sở hữu tiền và chứng khoán. +) Đ ược hưởng các khoản lợi nhuận từ giao dịch chứng khoán mang lại. +) Được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp liên quan đến chứng khoán. +) Được công ty chứng khoán đảm bảo không tiết lộ các thông tin cá nhân. +) Được công ty chứng khoán cung cấp các dịch vụ tài chính đi kèm liên quan đến hoạt động mua bán chứng khoán. Nhìn chung, pháp luật môi giới chứng khoán không đưa ra các qui định cụ thể đối với nhà đầu tư chứng khoán mà chỉ định ra các nguyên tắc và những qui định chung trong pháp luật chứng khoán để điều chỉnh hoạt động cũng như bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư. Đồng thời, việc qui định các nghĩa vụ của công ty chứng khoán và nghĩa vụ của nhân viên môi giới chứng khoán chính là các qui định gián tiếp về quyền của nhà đầu tư mà pháp luật bảo vệ. 1.4. Pháp luật về thực hiện hoạt động môi giới chứng khoán Khi thực hiện hoạt động này, công ty chứng khoán phải tuân thủ các hạn chế để bảo đảm an toàn cho hoạt động này như: Phải đảm bảo tách biệt giữa hoạt động môi giới cho khách hàng và hoạt động tự doanh của chính công ty; Phải quản lý tài sản chứng khoán của khách hàng tách biệt với tài sản chứng khoán của công ty; Ưu tiên thực hiện lệnh mua hay bán chứng khoán của khách hàng trước lệnh của công ty… Khi thực hiện giao dịch mua, bán chứng khoán cho khách hàng, công ty chứng khoán phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán cho từng khách hàng trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa khách hàng và công ty. Ngoài các nội dung do hai bên thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật, hợp đồng phải bao gồm các nội dung cơ bản sau: Các cách thức nhận lệnh của công ty; Tỷ lệ ký quỹ đặt mua/bán chứng khoán được áp dụng;Thỏa thuận về lãi suất trên số dư tiền gửi giao dịch chứng khoán; Thời hạn, cách thức xử lý tài sản trong trường hợp khách hàng không có khả năng thanh toán đúng hạn; Thoả thuận về thời gian và phương thức chuyển đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam trong trường hợp chuyển tiền giao dịch chứng khoán bằng ngoại tệ. Quyền và nghĩa vụ của khách hàng (sở hữu tiền, chứng khoán và các khoản lợi nhuận, quyền và lợi ích hợp pháp khác gắn liền với số tiền, chứng khoán đó; cung cấp thông tin theo yêu cầu của công ty, trả phí giao dịch...). Quyền và nghĩa vụ của của công ty chứng khoán (thu phí giao dịch, lưu ký, thực hiện các ủy quyền hợp pháp khác theo thỏa thuận với khách hàng; lưu giữ, bảo quản tiền, chứng khoán cho khách hàng, thực hiện giao dịch, bảo mật thông tin, cung cấp thông tin theo yêu cầu của khách hàng..). Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, điều khoản này nêu rõ: Khách hàng được bồi thường thiệt hại nếu công ty vi phạm nghĩa vụ quy định tại Hợp đồng này; Mức bồi thường thiệt hại: (do các bên thỏa thuận cụ thể hoặc theo quy định của pháp luật).Các trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thời hạn: Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng; Giải quyết tranh chấp phát sinh; Các thoả thuận khác phù hợp với quy định của pháp luật. Trường hợp nhân viên kinh doanh của công ty chứng khoán mở tài khoản giao dịch chứng khoán, công ty phải thông báo mã số tài khoản của những người này cho UBCKNN, TTGDCK hoặc SGDCK trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày mở tài khoản giao dịch chứng khoán. Công ty chứng khoán phải quản lý tách biệt tiền và chứng khoán của từng khách hàng; quản lý tách biệt tiền và chứng khoán của khách hàng với tiền và chứng khoán của chính công ty. Công ty chứng khoán phải mở tài khoản tiền gửi chuyên dùng không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ tại một ngân hàng thương mại được phép hoạt động ngoại hối để lưu giữ toàn bộ tiền gửi giao dịch chứng khoán của khách hàng. Công ty chỉ được sử dụng tài khoản này để thanh toán các giao dịch chứng khoán của khách hàng tại công ty hoặc trả lại tiền cho đúng khách hàng đứng tên mở tài khoản nếu có yêu cầu. Việc chuyển đổi từ ngoại tệ sang đồng Việt Nam để thực hiện giao dịch chứng khoán thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng mở tài khoản giữa công ty chứng khoán và khách hàng phù hợp với quy định pháp luật về quản lý ngoại hối. Công ty chứng khoán không được nhận ủy quyền của khách hàng thực hiện chuyển tiền giữa tài khoản của các khách hàng mở tại công ty chứng khoán. Công ty chứng khoán phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về tài khoản cho khách hàng khi khách hàng có yêu cầu. Công ty chứng khoán chỉ được nhận lệnh của khách hàng có đủ tiền và chứng khoán ký quỹ theo tỷ lệ quy định của pháp luật và phải có các biện pháp cần thiết đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng khi lệnh giao dịch được thực hiện. Công ty chứng khoán có thể nhận lệnh của khách hàng tại trụ sở chính, chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh nhưng mọi lệnh giao dịch của khách hàng phải thông qua trụ sở chính hoặc chi nhánh trước khi được truyền vào TTGDCK hoặc SGDCK. Công ty chứng khoán và nhân viên của công ty không được nhận ủy quyền của khách hàng để quyết định lựa chọn chủng loại, số lượng, giá cả chứng khoán và thực hiện các giao dịch mua, bán chứng khoán trên tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng mở tại công ty. Trong trường hợp khách hàng mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại tổ chức lưu ký là ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty chứng khoán phải hướng dẫn các thủ tục gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (64).DOC
Tài liệu liên quan