Khóa luận Pháp luật hiện hành về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

MỤC LỤC

 

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I 3

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 3

VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ 3

1. Những vấn đề cơ bản về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 3

1.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 3

1.2. Những đặc trưng cơ bản của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 4

1.3. Phân loại hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 8

2. Những vấn đề cơ bản về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 10

2.1. Khái niệm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 10

2.2. Các nguyên tắc cơ bản trong việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 12

2.2.1. Nguyên tắc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong hợp đồng 12

2.2.2. Nguyên tắc không được khởi kiện đòi đóng phí bảo hiểm 13

2.2.3. Nguyên tắc không được yêu cầu người thứ ba bồi hoàn 14

2.3. Những yếu tố chi phối đến việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 15

2.4. Phân loại các trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 16

CHƯƠNG II 17

PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 17

VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ 17

1. Pháp luật hiện hành điều chỉnh việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 17

2. Pháp luật điều chỉnh các trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không có sự vi phạm hợp đồng từ phía các bên 18

2.1. Khi hợp đồng đã được hoàn thành 18

2.2. Theo thoả thuận của các bên 21

2.3. KHI mất đi đối tượng của hợp đồng hoặc bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm 24

2.4. Khi doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hoạt động; bên mua bảo hiểm là cá nhân chết mà không phải là người được bảo hiểm hoặc là tổ chức chấm dứt hoạt động 25

3. Pháp luật điều chỉnh các trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt khi có một bên vi phạm hợp đồng 28

3.1. Khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng (đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng) 28

3.2. Khi một bên huỷ bỏ hợp đồng 32

3.3. Khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vô hiệu 33

CHƯƠNG III 35

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG 35

BẢO HIỂM NHÂN THỌ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 35

1. Thực trạng quy định và áp dụng pháp luật điều chỉnh việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 35

1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 35

1.2. Những bất cập cơ bản trong quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 45

2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật điều chỉnh việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 50

KẾT LUẬN 56

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

 

doc60 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2604 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Pháp luật hiện hành về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếu bên mua bảo hiểm thấy rằng việc mua bảo hiểm là không thật sự phù hợp và quyết định lại là không tham gia bảo hiểm nữa, thì hợp đồng sẽ chấm dứt, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ hoàn lại số phí bảo hiểm đã nhận, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan đến việc giao kết hợp đồng. Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 chưa có quy định giải thích thế nào là chi phí hợp lý có liên quan. Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trên thực tế không giải thích gì thêm về thuật ngữ này. Chi phí hợp lý thường được hiểu là những chi phí trực tiếp liên quan đến việc khai thác và duy trì hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm như chi phí in ấn hợp đồng, chi phí khám nghiệm y khoa… * Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt khi tổng số tiền vay và lãi vay (mà doanh nghiệp bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm vay) bằng giá trị hoàn lại. Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, điều khoản cho vay là thoả thuận, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cho bên mua bảo hiểm vay một số tiền nhất định kể từ khi hợp đồng đã có giá trị hoàn lại. Khi hợp đồng đã có giá trị hoàn lại, nếu bên mua bảo hiểm có yêu cầu, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cho bên mua bảo hiểm vay một khoản tiền từ giá trị hoàn lại đó, và thường không quá một tỷ lệ nhất định trên giá trị hoàn lại (trên thực tế ở Việt Nam, doanh nghiệp bảo hiểm thường xác định tỷ lệ này là 80%). Bên mua bảo hiểm có thể hoàn trả số tiền vay bất kỳ lúc nào. Nếu bên mua bảo hiểm không hoàn trả, số tiền vay và lãi vay sẽ được khấu trừ vào giá trị hoàn lại hoặc số tiền bảo hiểm khi chấm dứt hợp đồng. Khi tổng số tiền vay và lãi vay bằng giá trị hoàn lại thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt, bên mua bảo hiểm không được nhận lại giá trị hoàn lại của hợp đồng và phí bảo hiểm đã nộp. 2.3. Khi mất đi đối tượng của hợp đồng hoặc bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi có thể được bảo hiểm Khoản 5 Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định hợp đồng dân sự sẽ chấm dứt khi "hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại". Trong những trường hợp đối tượng của hợp đồng là một vật đặc định hoặc đơn chiếc mà do bị mất hoặc bị tiêu huỷ hay các lý do khác nên vật đó không còn thì hợp đồng đó đương nhiên được coi là chấm dứt vào thời điểm vật là đối tượng của hợp đồng không còn. Song, các bên có thể thoả thuận vẫn duy trì hợp đồng đó bằng cách thay thế vật không còn bằng một vật khác. Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là tuổi thọ của một con người cụ thể. Khi đối tượng đó mất đi thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đương nhiên chấm dứt , không thể thay thế bằng đối tượng khác. Trường hợp bên mua bảo hiểm và người được bảo hiểm là hai chủ thể khác nhau, nếu người được bảo hiểm từ chối sau khi hợp đồng đã được ký kết thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt do mất đi đối tượng của hợp đồng, vì tuổi thọ của người được bảo hiểm mới là đối tượng của hợp đồng đó. Tuy nhiên, quyền từ chối của người được bảo hiểm chỉ nên được thực hiện trong thời hạn theo thoả thuận hoặc theo quy định pháp luật, và phải thể hiện dưới hình thức văn bản gửi trực tiếp cho doanh nghiệp bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm sinh kỳ, nếu người được bảo hiểm chết trước ngày đến hạn thanh toán thì hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt vì mất đi đối tượng của hợp đồng. Bên mua bảo hiểm không được trả bất cứ khoản tiền nào (tuy nhiên, một số công ty bảo hiểm sẽ hoàn lại phí bảo hiểm nếu trường hợp chết xảy ra). Trường hợp bảo hiểm cho hai người hôn phối thì có thể chỉ mất một đối tượng và khi đó bên mua bảo hiểm có hai sự lựa chọn: tiếp tục thực hiện hợp đồng cho đến khi hết hạn hoặc người thứ hai chết; hoặc yêu cầu trả tiền bảo hiểm theo thoả thuận. Khoản 1 Điều 23 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định:"nếu bên mua bảo hiểm không còn quyền lợi liên quan có thể được bảo hiểm thì hợp đồng sẽ chấm dứt". Hậu quả pháp lý của trường hợp chấm dứt này là doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm mà bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm, sau khi trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm (Khoản 9 Điều 3 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000). Luật kinh doanh bảo hiểm quy định bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây: - Bản thân bên mua bảo hiểm ; - Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm; - Anh, chị, em ruột, người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng; - Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm. áp dụng Khoản 9 Điều 3 đối với nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm nhân thọ thì bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho người được bảo hiểm khi có quyền sở hữu (trường hợp bên mua bảo hiểm là người được bảo hiểm), quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với người đó. Tại Điểm d Khoản 1 Điều 31, "người khác" được hiểu là những người mà bên mua bảo hiểm có tổn thất thực sự khi rủi ro xảy ra, như: cháu trực hệ của bên mua bảo hiểm, người được giám hộ mà bên mua bảo hiểm là người giám hộ hợp pháp, người lao động khi bên mua bảo hiểm là người sử dụng lao động… 2.4. Khi doanh nghiệp bảo hiểm chấm dứt hoạt động; bên mua bảo hiểm là cá nhân chết mà không phải là người được bảo hiểm hoặc là tổ chức chấm dứt hoạt động Theo Khoản 3 Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2005, hợp đồng dân sự chấm dứt trong trường hợp "cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc chủ thể khác chấm dứt mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể đó thực hiện". Không phải trong mọi trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân hoặc các chủ thể khác giao kết hợp đồng chấm dứt thì hợp đồng đều được coi là chấm dứt. Theo quy định trên, chỉ những hợp đồng nào mà do tính chất của nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó hoặc do các bên đã thoả thuận trước là người có nghĩa vụ phải trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đó hoặc chỉ người có quyền mới được hưởng lợi ích phát sinh từ hợp đồng thì khi họ chết, hợp đồng mới chấm dứt. Bởi lúc đó, nghĩa vụ theo hợp đồng không thể được thực hiện. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được ký kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm. Theo đó, "doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm duy nhất đối với bên mua bảo hiểm, kể cả trong trường hợp tái bảo hiểm những trách nhiệm đã nhận bảo hiểm"(Khoản 1 Điều 27 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000), tức là doanh nghiệp bảo hiểm phải trực tiếp thực hiện hợp đồng bảo hiểm đã ký kết với bên mua bảo hiểm. Nếu hợp đồng bảo hiểm thực hiện chưa xong mà doanh nghiệp bảo hiểm giải thể hoặc phá sản, thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt (nếu doanh nghiệp bảo hiểm không chuyển giao bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác). Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả giá trị hoàn lại cho bên mua bảo hiểm nếu hợp đồng đã có giá trị hoàn lại, vì đây là trường hợp hợp đồng chấm dứt mà sự kiện bảo hiểm chưa xảy ra. Quyền lợi bảo hiểm của khách hàng sẽ được giải quyết theo thủ tục giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp bảo hiểm giải thể hoặc phá sản thì bên mua bảo hiểm sẽ trở thành chủ nợ của doanh nghiệp bảo hiểm, là chủ nợ không có bảo đảm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản. Điều 82 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định doanh nghiệp bảo hiểm sẽ giải thể trong các trường hợp sau: - Tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh toán các khoản nợ; - Khi hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động mà không có quyết định gia hạn; - Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi xảy ra một trong các trường hợp: hồ sơ xin cấp phép thành lập và hoạt động có thông tin cố ý làm sai sự thật; sau 12 tháng kể từ ngày được cấp phép thành lập và hoạt động mà không bắt đầu hoạt động; giải thể theo quy định tại điều này; - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Việc giải thể doanh nghiệp bảo hiểm phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản. Điều 83 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định: "trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, sau khi áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán mà vẫn mất khả năng thanh toán thì việc phá sản doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp". Trường hợp sau khi áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán mà doanh nghiệp bảo hiểm vẫn mất khả năng thanh toán thì Thẩm phán sẽ ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã; việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo thứ tự quy định tại Điều 37 Luật Phá sản năm 2004 như sau: - Phí phá sản; - Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; - Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng. Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm giải thể, quyền lợi của khách hàng sẽ được giải quyết đầy đủ; còn nếu doanh nghiệp bảo hiểm phá sản, quyền lợi bảo hiểm của bên mua bảo hiểm sẽ được giải quyết theo thứ tự thanh toán và không chắc bên mua bảo hiểm sẽ nhận được đầy đủ quyền lợi của mình. Trường hợp bên mua bảo hiểm là một cá nhân và không phải là người được bảo hiểm, khi bên mua bảo hiểm chết trong thời hạn hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực, theo quy định của pháp luật về thừa kế, người thừa kế hợp pháp của bên mua bảo hiểm được thừa kế toàn bộ các quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm liên quan đến hợp đồng, với điều kiện người thừa kế hợp pháp của bên mua bảo hiểm hội đủ các điều kiện quy định cho bên mua bảo hiểm. Nếu các điều kiện trên không được đáp ứng, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ mất hiệu lực, người thừa kế hợp pháp của bên mua bảo hiểm sẽ được nhận giá trị hoàn lại tại thời điểm bên mua bảo hiểm chết. Trong các thoả thuận thực tế của doanh nghiệp bảo hiểm, nếu người thừa kế hợp pháp của bên mua bảo hiểm không chấp nhận thừa kế quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, thường thì các quy định về gia hạn nộp phí và tự động nộp phí sẽ được áp dụng (điều khoản tự động nộp phí chỉ được áp dụng khi hợp đồng đã có giá trị hoàn lại). Khi tổng số tiền nộp phí bảo hiểm lấy từ giá trị hoàn lại bằng giá trị hoàn lại của hợp đồng thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ chấm dứt. Trường hợp bên mua bảo hiểm là một tổ chức và tổ chức này giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt hiệu lực. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ trả lại giá trị hoàn lại của hợp đồng tại thời điểm đó (nếu có). 3. Pháp luật điều chỉnh các trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt khi có một bên vi phạm hợp đồng 3.1. Khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng (đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng) Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định hợp đồng sẽ chấm dứt trong trường hợp "hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện", nghĩa là hợp đồng chấm dứt khi một bên đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Khi có một bên vi phạm hợp đồng, thì bên kia có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Việc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 426 Bộ luật dân sự năm 2005. Hợp đồng được coi là chấm dứt kể từ thời điểm bên vi phạm nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng từ bên bị vi phạm. Khi hợp đồng bị chấm dứt, bên có nghĩa vụ không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của minh nữa, nhưng các bên phải thanh toán cho nhau phần hợp đồng đã thực hiện. Khi có một bên vi phạm hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, thì bên kia có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được coi là chấm dứt kể từ thời điểm bên vi phạm nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng, phần hợp đồng chưa thực hiện sẽ chấm dứt. Khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị đơn phương chấm dứt phải bồi thường thiệt hại. *Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng trong các trường hợp sau: - Khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây: +Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm; +Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm trong những trường hợp có thể làm tăng rủi ro, hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ hợp đồng. - Khi bên mua bảo hiểm không chấp nhận tăng phí bảo hiểm sau khi nhận được thông báo của doanh nghiệp trong trường hợp có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm (Khoản 2 Điều 20 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000). Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm, nếu doanh nghiệp bảo hiểm không thông báo mà gây thiệt hại cho bên mua bảo hiểm thì phải bồi thường. Hình thức thông báo phải bằng văn bản thì việc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng của doanh nghiệp bảo hiểm mới hợp pháp. - Bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác (Khoản 2 Điều 23 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000). Bên mua bảo hiểm phải nộp đủ phí bảo hiểm theo phương thức nộp phí bảo hiểm đã thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Nếu bên mua bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt, nếu các bên không có thoả thuận gì khác. Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm, thì bên mua bảo hiểm phải đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí, nếu trong hợp đồng bảo hiểm có điều khoản gia hạn nộp phí. Nếu bên mua bảo hiểm không đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm (Khoản 3 Điều 23 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000) thì hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt. Đối với bảo hiểm con người, trong đó có bảo hiểm nhân thọ, Khoản 2 Điều 35 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 quy định:" trong trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số lần phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì sau thời hạn 60 ngày, kể từ ngày gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng…". Theo quy định trên, thời gian gia hạn nộp phí là 60 ngày, kể từ ngày đến hạn. Sau thời hạn đó mà bên mua bảo hiểm vẫn không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. Nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chi trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng. Nguyên nhân của việc khách hàng vi phạm nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm hoặc là do khách hàng không đủ khả năng tài chính để tiếp tục nộp phí, hoặc là khách hàng không muốn tiếp tục tham gia bảo hiểm nữa. Khi hợp đồng chấm dứt, bên mua bảo hiểm không có quyền đòi lại khoản phí bảo hiểm đã đóng nếu thời gian đã đóng phí bảo hiểm dưới 2 năm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Trường hợp bên mua bảo hiểm đã đóng phí bảo hiểm từ 2 năm trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác. Hợp đồng đã bị đơn phương chấm dứt thực hiện có thể được khôi phục hiệu lực nếu các các bên có thoả thuận về việc khôi phục hiệu lực hợp đồng trong thời hạn 2 năm kể từ ngày bị đình chỉ và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu (Khoản 4 Điều 35 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000). Trong trường hợp chấm dứt hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại khoản 3 Điều 23 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí; bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên quy định bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm cho đến hết thời gian gia hạn theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm con người nói chung, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nói riêng. Khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ chấm dứt trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm không được kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm (quy định tại Điều 36 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000). *Bên mua bảo hiểm được quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ trong các trường hợp sau: - Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm (Khoản 3 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000) thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật. - Khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm, dẫn đến giảm rủi ro được bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không chấp nhận giảm phí bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm , nhưng phải thông báo ngay bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm (Khoản 1 Điều 20 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000). Như vậy, các trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm được quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đều là các trường hợp mà bên mua bảo hiểm không thực hiện nghĩa vụ cơ bản của mình theo hợp đồng: nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm, nghĩa vụ cung cấp thông tin, nghĩa vụ thông báo…; ngược lại, khi doanh nghiệp bảo hiểm vi phạm hợp đồng thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng. 3.2. Khi một bên huỷ bỏ hợp đồng Khi hợp đồng đã được ký kết, các bên bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Song, pháp luật cũng cho phép các bên trong hợp đồng được thoả thuận về việc một bên có quyền huỷ hợp đồng nếu bên kia vi phạm hợp đồng nhằm mục đích nâng cao tính kỷ luật trong việc thực hiện hợp đồng. Vì vậy, trong các trường hợp đó, bên bị vi phạm hợp đồng có quyền đơn phương huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại. Việc huỷ bỏ hợp đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 427 Bộ luật dân sự năm 2005. Hợp đồng sẽ chấm dứt khi hợp đồng bị huỷ bỏ (Khoản 4 Điều 424 Bộ luật dân sự năm 2005). Khi một bên huỷ hợp đồng thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên phải hoàn trả cho nhau những tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng vật thì phải hoàn trả bằng tiền. Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 có quy định. Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Khi một bên huỷ hợp đồng thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận. Bên mua bảo hiểm phải hoàn trả cho doanh nghiệp bảo hiểm tiền lãi định kỳ đã nhận (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả số phí bảo hiểm bên mua bảo hiểm đã nộp. Bên có lỗi trong việc hợp đồng bảo hiểm nhân thọ bị huỷ bỏ phải bồi thường thiệt hại. Theo Điều 34 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi của người được bảo hiểm, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm không thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có quyền huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm và hoàn trả số phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý có liên quan. Trường hợp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đã có hiệu lực từ 2 năm trở lên thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại. Tuổi của người được bảo hiểm được tính căn cứ vào tuổi trong giấy khai sinh, chứng minh thư, hộ chiếu hay sổ hộ khẩu. Các công ty bảo hiểm vận dụng hai cách tính tuổi là tính tuổi theo ngày sinh nhật ngay sau ngày bắt đầu được nhận bảo hiểm hoặc tính tuổi sát với ngày sinh nhật. Nhóm tuổi được bảo hiểm được các công ty bảo hiểm công bố chi tiết trong thông tin về từng sản phẩm bảo hiểm và trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. 3.3. Khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vô hiệu Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vô hiệu là trường hợp pháp luật không chấp nhận bản hợp đồng mà các bên đã giao kết. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ sẽ vô hiệu trong các trường hợp sau đây: - Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm (Khoản 1 Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000), vì nếu bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm mà vẫn tiến hành giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hành vi bị coi như hành vi "đánh bạc"[tr 25, 18]. - Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm không tồn tại (Khoản 1 Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000). Đối tượng hợp đồng không tồn tại tại thời điểm giao kết hợp đồng thì hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được. - Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra (Khoản 1 Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000). Bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra tại thời điểm giao kết hợp đồng vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc của bảo hiểm thương mại (bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ): chỉ bảo hiểm đối với những rủi ro khách quan và ngẫu nhiên nên hợp đồng bảo hiểm vô hiệu. Rủi ro khách quan xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của người tham gia bảo hiểm; rủi ro là ngẫu nhiên khi tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không biết thời gian, địa điểm, mức độ rủi ro xảy ra. - Bên mua bảo hiểm hoặc doanh nghiệp bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm (Khoản 1 Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000). Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được giao kết do bị lừa dối là hợp đồng không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giao kết, do đó sẽ bị coi là vô hiệu. - Các trường hợp khác theo quy định pháp luật (Khoản 1 Điều 22 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000). Chủ thể có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp trên là các bên trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Thời hiệu để các bên thực hiện quyền yêu cầu là 2 năm, kể từ ngày hợp đồng được xác lập (áp dụng Khoản 1 Điều 136 Bộ luật dân sự năm 2005). Hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu thì "coi như chưa bao giờ được giao kết"[tr71, 16], không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập hợp đồng. Khi hợp đồng bị huỷ, các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu như khi chưa có hợp đồng, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận trừ trường hợp tài sản giao dịch, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường. Chương III Thực trạng pháp luật về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và một số kiến nghị 1. Thực trạng quy định và áp dụng pháp luật điều chỉnh việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ Như chúng ta đã biết, Nhà Nước tiến hành mở cửa thị trường bảo hiểm từ những năm 1993, 1994. Từ khi mở cửa và hội nhập, hoạt động của thị trường bảo hiểm Việt Nam bao gồm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ có những ưu điểm sau: Thứ nhất, thị trường có tốc độ phát triển mạnh mẽ, trung bình khoảng 30-40%/năm[Nguồn Bộ Tài chính năm 2006]; Thứ hai, thị trường bảo hiểm có ảnh hưởng ngày càng rõ nét đối với đời sống xã hội và sự phát triển của nền kinh tế đất nước; Thứ ba, thị trường có tốc độ hội nhập mạnh mẽ. Tính đến năm 2006 có 27 công ty bảo hiểm, 2 doanh nghiệp nhà nước, 10 công ty cổ phần, 15 công ty có vốn nước ngoài đang hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Tháng 12/2006 vừa qua, Việt Nam đã chính thức mở cửa thị trường bảo hiểm cho các công ty 100% vốn của Mỹ vào hoạt động. Thứ tư, tính chuyên nghiệp của hoạt động môi giới bảo hiểm, đại lý bảo hiểm đã được phát triển và nâng cao; Thứ năm, tính minh bạch của thị trường bảo hiểm đã đư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLDOCS (75).doc