Khóa luận Pháp luật nhượng quyền thương mại (Franchise) và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam

MỤC LỤC

 

A. PHẦN MỞ ĐẦU Trang 01

1. Tính cấp thiết của đề tài 01

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 03

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 03

4. Phương pháp nghiên cứu 04

5. Bố cục đề tài 05

B. PHẦN NỘI DUNG 06

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

1.1. Khái quát về nhượng quyền thương mại 06

1.1.1.Lịch sử và các quan điểm về nhượng quyền thương mại 06

1.1.2. Các hình thức nhượng quyền thương mại 12

1.1.3. Đặc điểm của nhượng quyền thương mại 14

1.1.4. Những ưu điểm và hạn chế của hình thức nhượng quyền

thương mại 15

1.2. Pháp luật nhượng quyền thương mại 20

1.2.1. Pháp luật nhượng quyền thương mại của một số nước trên thế giới 20

1.2.2. Pháp luật nhượng quyền thương mại của Việt Nam 22

CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

2.1. Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 31

2.2. Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 33

2.2.1. Kết quả đã đạt được 33

2.2.2. Những hạn chế, khó khăn trong việc áp dụng các quy định pháp luật nhượng quyền thương mại 38

2.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn trong việc áp dụng pháp luật nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 50

2.3. Những định hướng nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật NQTM Việt Nam và một số kiến nghị .53

2.3.1.Những định hướng nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật nhượng quyền thương mại 54

2.3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật nhượng quyền thương mại 56

C. PHẦN KẾT LUẬN 64

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7005 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Pháp luật nhượng quyền thương mại (Franchise) và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh đạo, chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; sự nỗ lực cố gắng và chủ động khắc phục khó khăn của các Bộ, Ngành, địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và của toàn dân nên kinh tế-xã hội nước ta năm 2008 từng bước vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế có bước tăng trưởng khá, lạm phát được kiềm chế, an sinh xã hội được bảo đảm, nhiều vấn đế xã hội bức xúc đã tiếp tục được giải quyết có hiệu quả. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Trong 6,23% tăng trưởng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,68 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng đóng góp 2,65 điểm phần trăm và dịch vụ đóng góp 2,9 điểm phần trăm. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước năm nay tuy thấp hơn tốc độ tăng 8,48% của năm 2007 và mục tiêu kế hoạch điều chỉnh là tăng 7,0%, nhưng trong bối cảnh tài chính thế giới khủng hoảng, kinh tế của nhiều nước suy giảm mà nền kinh tế nước ta vẫn đạt tốc độ tăng tương đối cao như trên là một cố gắng rất lớn [11, tr 2]. Tổng sản phẩm trong nước năm 2008 theo giá so sánh 1994 Tốc độ tăng so với năm trước (%) Đóng góp của mỗi khu vực vào tăng trưởng 2008 (Điểm phần trăm) 2006 2007 2008 Tổng số 8,23 8,48 6,23 6,23 Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 3,69 3,40 3,79 0,68 Công nghiệp và xây dựng 10,38 10,60 6,33 2,65 Dịch vụ 8,29 8,68 7,20 2,90 (Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2008 của Chính Phủ) Những tiền đề này thực sự là cơ sở khá thuận lợi cho các hình thức kinh doanh phát triển, đảm bảo cho nhà đầu tư có được hiệu quả về sử dụng vốn, phát triển nhanh thị trường...Một trong những hình thức có được điều kiện thuận lợi này để phát triển, đó là “nhượng quyền thương mại” (Franchise). Hình thức này đang ngày càng phát huy vai trò và tầm quan trọng của mình trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang có những biến động phức tạp. Nhượng quyền thương mại được xem như là một hình thức “Kinh doanh thời khủng hoảng”. 2.2. Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật nhượng quyền thương mại tại Việt Nam 2.2.1. Kết quả đã đạt được Tại Việt Nam, hoạt động nhượng quyền thương mại đã xuất hiện từ những năm 1990, với sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các hoạt động này đã mang lại doanh thu 1,5 triệu USD vào năm 1996 và trên 4 triệu USD vào năm 1998, từ đó đến nay liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng dự báo từ 15 - 20%/ năm [27, tr 2]. Mặc dù được coi là mới du nhập vào Việt Nam, nhưng điều đáng ngạc nhiên là phương thức này đã được áp dụng ở hơn 80 hệ thống kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau. Nắm bắt được những thay đổi to lớn mà hình thức kinh doanh này tác động đến nền kinh tế - xã hội, Nhà nước ta đã có những quy định bước đầu về NQTM khá cụ thể trong hệ thống Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đó là sự ra đời của Luật thương mại 2005, Luật sở hữu trí tuệ 2005, Luật cạnh tranh 2004, Luật chuyển giao công nghệ 2006, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP, Thông tư số 09/2006/TT-BTM, Quyết định số 106/2008/QĐ-BTC... như vậy, một khung pháp lý cho hoạt động NQTM tại Việt Nam đã hình thành và bước đầu phát huy hiệu quả. Đó là cơ sở pháp lý chính thức, đánh dấu sự thừa nhận của Nhà nước về một phương thức kinh doanh mới : kinh doanh theo lối nhượng quyền (Fanchise). Các quy định của pháp luật Việt Nam về NQTM có thể xem là một kết quả hết sức quan trọng, tạo cơ sở cho việc áp dụng các quy định NQTM vào thực tiễn hoạt động ở Việt Nam. Sự phù hợp của những quy định này đã làm “khởi sắc” hoạt động NQTM ở nước ta trong những năm gần đây; biểu hiện là trên thị trường Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều các thương hiệu nổi tiếng thông qua hoạt động NQTM như: các hệ thống nhượng quyền kinh doanh toàn cầu Kentucky Fired Chicken, Burger Khan, Five Star Chicken, Carvel, 7 -eleven…; trong đó, KFC là hãng nước ngoài được đánh giá là thành công nhất với sản phẩm gà rán tại TP. Hồ Chí Minh. Các hãng nổi tiếng khác như Dunkin Donuts, Mc Donald’s cũng đã góp mặt tại thị trường Việt Nam. Chúng ta có thể thấy, những thương hiệu nước ngoài tronh lĩnh vực nhượng quyền thương mại tại Việt Nam ngày càng tăng, theo thống kê chưa đầy đủ năm 2008 có tới 32 thương hiệu nước ngoài nhượng quyền tại Việt Nam [xem phụ lục 4]. Không chỉ có các hệ thống nhượng quyền thương mại nổi tiếng nước ngoài phát triển tại Việt Nam, mà còn có các hệ thống nhượng quyền mang thương hiệu “Việt” cũng có bước phát triển vượt bậc như : Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô, Foci, Ninomax, T&T, Thế giới di động, Hoa hướng dương...Theo thống kê sơ bộ của tác giả tính đến hết năm 2008 Việt Nam có 19 thương hiệu đã và đang chuẩn bị tiến hành NQTM [xem phụ lục 4]. Qua đó, chúng ta có thể thấy được sự điều chỉnh tương đối phù hợp trong một số quy định của pháp luật về NQTM với thực tiễn hoạt động kinh doanh hiện nay ở Việt Nam. Để thấy rõ điều này, tác giả xin được đi sâu phân tích hai hệ thống nhượng quyền thương mại đã đạt được nhiều thành công từ phương thức này, đó là hệ thống NQTM của cà phê Trung Nguyên và Phở 24. Thứ nhất, hệ thống NQTM của cà phê Trung Nguyên Trung nguyên được xem là nhà tiên phong với sự khởi đầu khá sớm, ngày 19/6/1996 hãng cà phê Trung Nguyên chính thức thành lập tại Buôn Ma Thuột (Đaklak) và bắt đầu nhượng quyền từ năm 1998. Tháng 8/2001 Trung Nguyên chính thức có mặt tại Hà Nội và đến năm 2002, Trung Nguyên bắt đầu vươn ra quốc tế nhượng quyền thành công tại Nhật Bản, Mỹ, Singapore, Thái Lan…Đến đây, hệ thống nhượng quyền cà phê Trung Nguyên đã trở thành hệ thống nhượng quyền đầu tiên áp dụng thành công mô hình NQTM tại Việt Nam. Thời gian đầu Trung nguyên được xem như một “hiện tượng” bởi hệ thống các quán cà phê nhượng quyền có mặt ở khắp mọi nơi, trải dài từ Nam đến Bắc với hơn 500 đại lý nhương quyền và thực sự là một thế lực của cà phê Việt Nam đối với khu vực và trên thế giới [24, tr 240]. Bên cạnh những thành công đó thì bên trong hoạt động NQTM của cà phê Trung Nguyên cũng tồn tại không ít những hạn chế, khó khăn. Do bắt đầu nhượng quyền từ rất sớm (1998) lúc này NQTM chưa được ghi nhận một cách cụ thể trong hệ thống pháp luật Việt Nam, lúc bất giờ chỉ có một quy định duy nhất có liên quan đến NQTM đó là nội dung quy định tại Mục 4.1.1 Thông tư số 1254/1999/TT-BKHCNMT ngày 12/7/1999 đã đề cập đến “hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh - tiếng Anh gọi là franchise”. Nhưng quy định này lại chưa thật sự rõ ràng và cụ thể, điều này gây ra rất nhiều khó khăn về mặt lựa chọn pháp luật để áp dụng. Vì vậy Trung Nguyên đành phải dựa trên những quy định đi vay mượn từ việc nghiên cứu các hệ thống nhượng quyền nước ngoài để áp dụng cho mình. Chính vì sự thiếu các quy định pháp luật về NQTM, nên vào thời điểm đó chúng ta có thể thấy rất nhiều quán cà phê mang tên Trung Nguyên, nhưng trong số đó lại có rất ít quán là bên nhận quyền thực sự từ Trung Nguyên, mà chủ yếu là các quán kinh doanh tự lấy tên là Trung Nguyên. Sự thiếu nhất quán trong cách bài trí, trang phục, nhân viên, diện tích quán, cơ sở vật chất, nguyên liệu, việc chấp thuận cho các nhà nhận quyền tham gia hệ thống quá dễ dàng, chưa có công cụ sàng lọc, hồ sơ nhượng quyền quá sơ sài do thiếu quy định của pháp luật...đã làm khựng lại sự phát triển của Trung Nguyên từ năm 2003 trở đi. Các cơ quan nhà nước và chủ doanh nghiệp thì bất lực vì thiếu cơ sở pháp luật để xử lý các hành vi vi phạm xảy ra trên thực tế. Mãi đến khi Luật thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành có quy định về NQTM thì Trung Nguyên mới thực sự lập lại trật tự của hệ thống, tên thương hiệu được bảo hộ, các trường hợp vi phạm về NQTM được xử lý, thanh lọc được những thành viên trong hệ thống NQTM Trung Nguyên… Hiện nay, tuy sức mạnh ấy đã giảm sút nhưng trường hợp NQTM của Trung Nguyên cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho hoạt động NQTM ở nước ta, nhất là vai trò tiên phong của pháp luật. Thứ hai, hệ thống NQTM của Phở 24 Nói đến nhượng quyền thương mại bài bản của thương hiệu Việt, thì ngoài cà phê Trung Nguyên ra còn phải kể đến một cái tên khác nữa, đó là Phở 24. Phở 24 là chuỗi cửa hàng phở cao cấp thuộc Nam An Group thành lập vào năm 2000 tại TP. Hồ Chí Minh. Tháng 6/2003 cửa hàng phở 24 đầu tiên được thành lập tại TP. Hồ Chí Minh. Tháng 12/2004 Phở 24 được nhượng quyền thành công tại Hà Nội và liên tiếp sau đó được NQTM thành công ở các tỉnh như : Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Bình Dương…Đến tháng 7/2005 nhượng quyền thành công tại Jakarta (Indonexia) ; tháng 6/2004 Phở 24 có mặt tại Philippine…Tại diễn đàn doanh nghiệp toàn cầu (Singapore) Phở 24 đã lọt vào vòng chung khảo “Giải thưởng quốc tế về nhượng quyền’’ do Hiệp hội nhượng quyền Châu Á - FLA tổ chức cùng với 7 thương hiệu hàng đầu thế giới [24, tr 265]. Có được điều này là do việc xây dựng hệ thống, tổ chức nhượng quyền được đảm bảo thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản, quy định cụ thể của pháp luật về hoạt động NQTM, được quy định trong Luật thương mại 2005 và các văn bản liên quan, biểu hiện như : nhượng quyền có thời hạn, có thu phí nhượng quyền, tổ chức kinh doanh đặc thù, có cơ chế kiểm tra, giám sát cụ thể, việc công bố thông tin cho bên nhận quyền theo đúng quy định của pháp luật. Mặt khác, hoạt động quảng bá của Phở 24 được thực hiện khá tốt và bài bản. Như vậy nguyên nhân của sự phát triển mạnh mẽ và vững chắc này là ở chỗ hoạt động NQTM của Phở 24 được thực hiện vào thời điểm đã có những quy định khá cụ thể về NQTM. Hơn nữa chính việc am hiểu pháp luật của chủ doanh nghiệp phở 24 (TS. Lý Quí Trung) về pháp luật NQTM, cộng với sự chuẩn bị chu đáo đã tạo cơ sở cho sự thành công này. Trường hợp của Phở 24 có điểm khác biệt rất lơn so với hệ thống NQTM của cà phê Trung Nguyên, đó là có cơ sở pháp luật và nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong hoạt động NQTM đã góp phần phát triển thương hiệu Phở 24 cả trong và ngoài nước. Qua việc phân tích hai hệ thống NQTM trên chúng ta có thể thấy rằng, với sự ra đời và điều chỉnh của Luật thương mại 2005 và các văn bản liên quan điều chỉnh về NQTM ở nước ta trong thời gian qua, đã tạo ra cơ sở pháp lý thúc đẩy hoạt động NQTM phát triển một cách mạnh mẽ, gặt hái được những thành công nhất định. Tạo được niềm tin cho cơ quan quản lý nhà nước về NQTM và cho các chủ thể tham gia quan hệ NQTM ở Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó trong các quy định của pháp luật về hoạt động NQTM cũng còn tồn tại không ít những hạn chế, thiếu sót. Gây nên những trở ngại, khó khăn, vướng mắc cho các cơ quan quản lý cũng như các chủ thể tham gia NQTM trong việc nghiên cứu và áp dụng các quy định này trong thực tiễn NQTM. 2.2.2. Những hạn chế, khó khăn trong việc áp dụng các quy định pháp luật NQTM Với sự ra đời của Luật Thương mại 2005, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 và Thông tư số 09/2006/TT-BTM ngày 25/5/2006, nhìn chung hệ thống văn bản pháp luật quản lý, hướng dẫn hoạt động NQTM đã được hoàn chỉnh. Tuy nhiên, khi tổ chức thực hiện, một số vướng mắc đã phát sinh do một số nội dung trong các văn bản pháp luật này chưa thực sự phù hợp với tình hình phát triển hoạt động NQTM hiện nay tại Việt Nam, cũng như việc kết nối giữa các đạo luật liên quan vẫn chưa thể liên thông do gặp phải các hạn chế mang tính kỹ thuật lập pháp, những hạn chế đó là: - Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động NQTM, có sự mâu thuẫn và thiếu nhất quán; - Quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng NQTM Chỉ mới dừng lại ở việc mang tính chất định khung, chưa cụ thể, chưa lường trước và giải quyết được mối quan hệ giữa NQTM và cạnh tranh; - Quy định về chấm dứt hợp đồng trước thời hạn chưa bao quát được hết các trường hợp có thể xảy ra trong thực tiễn áp dụng; - Quy định về nội dung thông tin cần cung cấp chưa đầy đủ; - Quy định về thủ tục đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại còn một số điểm thiếu sót, có thể gây khó khăn cho việc áp dụng; - Quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động nhượng quyền thương mại chỉ mang tính nguyên tắc, chưa đủ cụ thể để áp dụng trong thực tiễn. Thứ nhất, Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động NQTM, có sự mâu thuẫn và thiếu nhất quán Khái niệm nhượng quyền thương mại trong Bộ luật Dân sự 2005 được hiểu là “cấp phép đặc quyền kinh doanh”, và được xếp vào nhóm đối tượng chuyển giao công nghệ quy định tại Điều 755 của Bộ luật. Tuy nhiên, theo Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2006 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2007) thì cấp phép đặc quyền kinh doanh không thuộc phạm vi đối tượng chuyển giao công nghệ. Đây chính là điểm mâu thuẫn nghiêm trọng giữa Luật Chuyển giao công nghệ với Bộ Luật Dân sự. Mặt khác, theo quy định tại Điều 10 Nghị định 35, nếu việc nhượng quyền có liên quan việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp thì phần chuyển giao đó có thể được lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại và chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp. Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thì việc chuyển giao quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp quy định tại Khoản 2 Điều 141 LSHTT. Như vậy quy định nêu trên của Nghị định 35 chưa phù hợp với luật, đồng thời Luật Thương mại 2005 cũng không có bất kỳ quy định nào để nối kết một cách hợp lý với Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật Chuyển giao công nghệ 2006, do đó đã dẫn đến tình trạng “dẫm chân” lên nhau giữa các văn bản pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật về thuế hiện tại vẫn chưa có quy định cụ thể trong việc xác định các khoản chi phí, khoản thu là phí nhượng quyền, doanh thu từ nhượng quyền để hạch toán, tính thuế cho doanh nghiệp. Nhìn chung, pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại mới chỉ hình thành và đang phát triển ở bước đầu. Những quy định còn ở mức mang tính định khung, trong nội dung của các quy định còn có một số vấn đề mâu thuẫn và thiếu nhất quán và còn nhiều vấn đề chưa được đề cập tới. Những hạn chế này làm cho thị trường NQTM ở Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều, sự hấp dẫn bị giảm sút và các chủ thể tham gia hoạt động NQTM cảm thấy “e ngại” khi tìm hiểu thị trường Việt, mặc dù rất nhiều tiềm năng. Trong thời gian tới chúng ta cần phải tiếp tục công tác sửa đổi, hoàn thiện pháp luật, để khắc phục những hạn chế, bất cập trong các quy định về NQTM, tạo “sức nóng” cho hoạt động NQTM phát triển và đem lại lợi ích cho nền kinh tế xã hội Việt Nam. Thứ hai, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng NQTM Chỉ mới dừng lại ở việc mang tính chất định khung, chưa cụ thể, chưa lường trước và giải quyết được mối quan hệ giữa NQTM và cạnh tranh. Nếu như pháp luật của các nước phát triển đã có những bước đi sớm với những quy định triển khai cụ thể, chi tiết các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng NQTM, thì pháp luật Việt Nam mới chỉ dừng lại ở những quy định mang tính chất khung, định hướng cho các bên. Vì vậy trên thực tế việc xác định cụ thể và thực hiện các quyền và nghĩa vụ này như thế nào là tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng. Trên thực tế, từ cách hiểu về việc thực hiện như thế nào cho đúng nghĩa vụ của các bên rất dễ dẫn đến bất đồng và làm nảy sinh tranh chấp hoặc cũng có thể dẫn đến việc không đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của các bên. Hợp đồng NQTM ngoài những nội dung cơ bản của một hợp đồng dân sự hay thương mại, cụ thể như các quyền và nghĩa vụ của các bên, thời hạn hợp đồng... còn có các nội dung khác như: quy định về các khoản thanh toán hợp đồng NQTM; nội dung quyền thương mại được chuyển nhượng; địa điểm kinh doanh; đào tạo; duy trì tính thống nhất của hệ thống NQTM; bảo hiểm; bồi thường; quyền sử dụng nhãn hiệu; nghĩa vụ nộp thuế; tên thương mại và bí mật thương mại; cạnh tranh; trọng tài; chấm dứt hợp đồng...Muốn thể hiện các nội dung đó, các bên ký kết hợp đồng NQTM có thể soạn thảo các điều khoản một cách vô tình hoặc cố ý tạo ra quan hệ thương mại độc quyền, hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Từ đó có thể dẫn đến sự vi phạm pháp luật cạnh tranh [8, tr 38-45]. Chúng ta có thể liệt kê ra một số dạng thỏa thuận có thể dẫn đến sự cạnh tranh “méo mó”: Một là, điều khoản về duy trì tính đặc trưng và uy tín của hệ thống NQTM Theo Luật sở hữu trí tuệ, Khoản 2.c Điều 144 Luật sở hữu trí tuệ 2005 không cấm việc các bên trong hợp đồng ký kết điều khoản về duy trì tính đặc trưng và uy tín của hệ thống NQTM. Tuy nhiên điều khoản này có thể rơi vào một trong những điều khoản bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh theo quy định tại Khoản 5 Điều 5 Luật cạnh tranh 2004. Đó là: “thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ...”. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật cạnh tranh 2004, thỏa thuận này sẽ bị cấm nếu “các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên”. Vì vậy nếu các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan dưới 30%, thì thỏa thuận về duy trì tính đặc trưng và uy tín của hệ thống NQTM, mặc dù có thể bị coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, nhưng vẫn được phép thực hiện. Theo khoản 1 Điều 10 Luật cạnh tranh 2004, thỏa thuận về duy trì tính đặc trưng và uy tín của hệ thống NQTM, nếu bị coi là “thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ” và “các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên”, cũng được hưởng sự miễn trừ có thời hạn nếu đáp ứng điều kiện quy định trong Điều 10 của Luật. Hai là, điều khoản về phân chia thị trường Theo quy định của hợp đồng NQTM, mỗi một bên nhận quyền đều phải tuân thủ sự phân chia thị trường theo quyết định của bên nhượng quyền. điều khoản phân chia thị trường trong hợp đồng NQTM thường có hai dạng cơ bản sau: Điều khoản về phân chia khu vực kinh doanh; các điều khoản về phân chia khách hàng: - Đối với điều khoản về phân chia khu vực kinh doanh (phân chia lãnh thổ), thể hiện ở điều khoản về địa điểm bán hàng “location clause”. Điều khoản này được thể hiện dưới một số dạng như sau: + Cấm bên nhận quyền bán hàng ngoài phạm vi của mình; + Cấm bên nhận quyền mở cửa hiệu thứ hai, trong thời hạn hợp đồng hoặc sau khi hết thời hạn hợp đồng, dưới dạng các hình thức như: cửa hiệu nhượng quyền, đại lý, chi nhánh, văn phòng, hợp danh, liên doanh...; + Cấm bên nhận quyền mở một cửa hiệu có đặc điểm giống hệt hoặc tương tự trong một khu vực mà anh ta có thể cạnh tranh với một thành viên của hệ thống NQTM, trong thời hạn hợp đồng còn giá trị và trong một thời hạn hợp lý sau khi hết hạn hợp đồng. Theo quy định này thì bên nhận quyền có nghĩa vụ không chuyển giao cửa hiệu của mình cho bên khác, nếu không có sự chấp thuận từ trước của bên nhượng quyền. Quy định này nhằm ngăn cản các đối thủ cạnh tranh hưởng lợi một cách gián tiếp từ việc cung cấp các bí quyết kinh doanh và sự hỗ trợ của bên nhượng quyền. Bên nhận quyền chỉ được khai thác hệ thống NQTM tại một cơ sở duy nhất, bên nhận quyền có nghĩa vụ không cạnh tranh với bên nhượng quyền và các bên nhận quyền khác trong hệ thống NQTM, không dịch chuyển hàng hóa được cung cấp từ địa điểm bán hàng này sang địa điểm bán hàng khác. Theo đó, quyền thương mại mà bên nhượng quyền trao cho bên nhận quyền là độc quyền trong một phạm vi bán kính nhất định từ ranh giới của các địa điểm bán hàng. Về tổng thể, điều khoản về phân chia khu vực kinh doanh đã hạn chế bên nhận quyền cạnh tranh với bên nhượng quyền hoặc với các bên nhận quyền khác trong hệ thống NQTM. - Điều khoản về phân chia khách hàng Theo quy định thì bên nhượng quyền không được tranh giành khách hàng với bên nhận quyền; cấm bên nhận quyền quảng cáo ngoài phạm vi của mình; bên nhận quyền chỉ có nghĩa vụ chỉ bán hàng cho người sử dụng cuối cùng hoặc các bên nhận quyền khác; cấm bên nhận quyền không được bán các sản phẩm hàng hóa không mang nhãn hiệu của bên nhượng quyền. Nếu chúng ta đối chiếu theo quy luật vận động, cạnh tranh thì khó có thể chấp nhận được quy định này dưới góc độ tự do cạnh tranh. Quy định như vậy sẽ dẫn đến vi phạm Luật cạnh tranh ở các điểm: thứ nhất vi phạm quyền kinh doanh độc lập của bên nhận quyền trong việc quyết định bán hàng cho ai; thứ hai hạn chế nguồn cung của bên thứ ba. Ba là, điều khoản về “đề xuất” giá bán cho các thành viên của hệ thống NQTM Thường thấy trong hợp đồng NQTM quy định về ấn định giá bán cho các thành viên của hệ thống NQTM. Khoản 1 Điều 8 Luật Cạnh tranh (2004) quy định “thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp” là một trong các thoả thuận hạn chế cạnh tranh. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật Cạnh tranh (2004), thoả thuận hạn chế cạnh tranh này sẽ bị cấm, nếu “các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên”. Tuy nhiên, theo Khoản 1 Điều 10 Luật Cạnh tranh (2004), thoả thuận bị cấm nêu trên có thể được miễn trừ, nếu đáp ứng điều kiện quy định tại điều này. Như vậy, trong trường hợp các bên tham gia thoả thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan dưới 30%, thì mặc dù thoả thuận ấn định giá bán bị coi là thoả thuận hạn chế cạnh tranh, nó vẫn có thể được phép thực hiện. Những điều khoản độc quyền trong hợp đồng NQTM, về nguyên tắc, có thể được Luật Cạnh tranh hỗ trợ điều chỉnh. Tuy nhiên, do Luật Cạnh tranh là một văn bản điều chỉnh tổng thể, nên không thể bao quát được hết tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế. Luật Cạnh tranh không thể điều chỉnh được tất cả các hành vi trong hoạt động NQTM có liên quan đến cạnh tranh. Thứ ba, quy định về chấm dứt hợp đồng trước thời hạn Các quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng trước thới hạn chưa bao quát được hết các trường hợp có thể xảy ra trong thực tiễn áp dụng. Tại Điều 16 Nghị định số 35/2006/NĐ-CP quy định: nếu bên nhận quyền bị giải thể hoặc phá sản, thì hợp đồng NQTM sẽ được chấm dứt trước thời hạn. Tuy nhiên, trường hợp bên nhượng quyền bị giải thể, phá sản, hợp đồng sẽ được xử lý như thế nào thì pháp luật chưa đề cập tới. Nếu công việc kinh doanh của bên nhận quyền vẫn tốt đẹp, liệu bên nhận quyền có phải ngừng khai thác quyền thương mại được chuyển giao hay không, và sự ràng buộc giữa hai bên sẽ như thế nào? Tất cả đang nằm trong một dấu “?” mơ hồ. Thứ tư, quy định về nội dung thông tin cần cung cấp Bản Giới thiệu về NQTM của doanh nghiệp thực chất đó là tài liệu quan trọng, còn gọi là UFOC (Uniform Franchise Offering Circular), mà Bên nhượng quyền phải cung cấp cho Bên dự kiến nhận quyền nghiên cứu trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền. Do đó, Bản giới thiệu NQTM phải thể hiện đầy đủ, trung thực, chính xác mọi thông tin về Bên nhượng quyền, hệ thống nhượng quyền và các vấn đề cơ bản liên quan đến việc ký kết hợp đồng nhượng quyền. Ở một số quốc gia như Hoa Kỳ, việc xây dựng và cung cấp tài liệu UFOC là bắt buộc theo luật định, tài liệu này luôn đảm bảo 2 chức năng cơ bản: cung cấp chính xác thông tin liên quan đến nội dung NQTM, quảng bá cho Bên nhượng quyền. Các quy định về cung cấp thông tin trong NQTM ở Việt Nam còn thiếu và chưa đủ cụ thể để áp dụng. Thông tư số 09/2006/TT-BTM mới chỉ đưa ra những “tiêu đề” của những thông tin mà bên nhượng quyền cần phải cung cấp. Tuy nhiên, đối với mỗi loại thông tin cần phải có những nội dung gì thì lại chưa được làm rõ. Việc cần phải cung cấp những nội dung gì, mức độ cụ thể và chi tiết đến đâu rất quan trọng. Nếu thông tin cung cấp chỉ ở mức độ sơ lược, sẽ không đủ để bên dự kiến nhận quyền có thể đưa ra được những đánh giá cần thiết để quyết định tham gia vào hợp đồng. Việc chỉ quy định ở mức độ sơ sài những nội dung thông tin cần cung cấp như vậy sẽ có thể gây ra khó khăn cho các bên khi thực hiện. Quy định về thông tin cần cung cấp dường như chưa nhằm mục đích quảng cáo cho bên nhượng quyền. Tuy nhiên, bản giới thiệu về NQTM mẫu do Bộ Thương mại soạn thảo có vẻ hơi cứng nhắc. Các thông tin yêu cầu cung cấp dường như chủ yếu nhằm phục vụ mục đích thống kê, quản lý nhà nước, mà chưa chú ý đến yếu tố quảng cáo cho bên nhượng quyền. Ngoài ra, một số nội dung thông tin phân chia theo đề mục không hợp lý, khó hiểu hoặc một số yêu cầu có thể không cần thiết, cụ thể như sau: Trùng lặp tiêu đề tại Mục I Phần A và mục I Phần B. Theo nội dung được nêu, Mục I Phần A nhằm giới thiệu tổng quát về vị trí pháp lý, chức năng kinh doanh cùa Bên nhượng quyền, Mục I Phần B cung cấp thông tin cơ bản về bộ máy, tổ chức kinh doanh nhượng quyền của Bên nhượng quyền. Vì vậy, nên chăng sửa đổi tiêu đề Mục I Phần A thành “Giới thiệu tư cách pháp lý của Bên nhượng quyền”, tiêu đề Mục I Phần B thành “Thông tin về tổ chức-hoạt động của Bên nhượng quyền”. Điểm 2 Mục V Phần B nói về khả năng cho phép Bên nhận quyền có được chỉnh sửa những quy định của hệ thống kinh doanh nhượng quyền. Thực chất đây chính là quyền của Bên nhận quyền do Bên nhượng quyền quy định, thế nhưng lại được sắp xếp vào nhóm nghĩa vụ của Bên nhận quyền. Điểm 3, 4, 5, 6, 7, 8 Mục IX Phần B yêu cầu phải công khai chi tiết số lượng và tình trạng ký kết, thực hiện, gia hạn, chấm dứt hợp đồng nhượng quyền của Bên nhượng quyề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPHP LU7852T V7872 NH4317906NG QUY7872N TH431416NG M7840I KHOA LUAN.doc
Tài liệu liên quan