Khóa luận Pháp luật quốc tế về Thương mại Điện tử

MỤC LỤC

Tên Trang

Lời nói đầu 4

Chương I: Giới thiệu chung về TMĐT và sự cần thiết xây dựng pháp luật

về TMĐT 7

I.Giới thiệu chung về TMĐT 7

1.Khái niệm 7

2.Sự ra đời và phát triển của TMĐT 9

3.Sự khác biệt giữa TMĐT và TMTT 12

3.1.Điều kiện tồn tại và phát triển 12

3.2.Hình thức hợp đồng 13

3.3.Phương thức giao dịch 13

3.4.Phương thức thanh toán 14

4.Lợi ích của TMĐT 14

4.1.Lợi ích đối với doanh nghiệp, tổ chức kinh tế 15

4.2.Lợi ích đối với người tiêu dùng 19

II.Sự cần thiết xây dựng pháp luật về TMĐT 21

1.Lý do thứ nhất 21

2.Lý do thứ hai 24

3.Lý do thứ ba 25

 

Chương II: Pháp luật quốc tế về TMĐT 26

I.Các quy định pháp luật về văn bản điện tử 27

1.Khái niệm 27

2.Nội dung các quy định 28

2.1.Văn bản điện tử đáp ứng các yêu cầu pháp lý về văn bản 28

2.2.Các quy định về giao dịch bằng văn bản điện tử 35

II.Quy địnhpháp luật liên quan đến chữ ký điện tử 42

1.Khái niệm và Chức năng 42

1.1.Khái niệm 42

1.2.Chức năng 42

2.Một số quy định pháp luật về chữ ký điện tử 44

2.1.Quy định của UNCITRAL 44

2.2.Quy định của Đức 48

III.Quy định pháp luật về bảo vệ và bảo mật thông tin người tiêu dùng 49

1.Bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia TMĐT 49

1.1.Quyền lợi của người tiêu dùng 49

1.2.Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong bảo vệ người tiêu dùng 50

2.Bảo mật thông tin và dữ liệu liên quan đến người tiêu dùng 54

2.1.Quy định của EU 55

2.2.Nguyên tắc bảo mật thông tin người tiêu dùng của OECD 56

2.3.Quy định của Canada 57

IV.Quy định về một số vấn đề khác 58

1.Quy định về văn bản giấy tờ liên quan đến chuyên chở hàng hoá 58

2.Đánh thuế các giao dịch TMĐT 59

3.Quy định về thanh toán điện tử 62

 

Chương III: Định hướng xấy dựng pháp luật TMĐT cho Việt Nam 66

I.TMĐT Việt Nam-Thực trạng và giải pháp 66

1.Thực trạng TMĐT Việt Nam 66

1.1.Thực trạng chung 66

1.2.Thực trạng cơ sở hạ tầng nhận thức trong doanh nghiệp 67

1.3.Thực trạng cơ sở hạ tầng chính sách 69

2.Giải pháp 72

2.1.Giải pháp từ phía Chính phủ 72

2.2.Giải pháp từ phía doanh nghiệp 74

II.Khuyến nghị xây dựng hệ thống pháp luật cho TMĐT Việt Nam 81

1.Tham khảo và áp dụng pháp luật TMĐT quốc tế 81

2.Kiến nghị ban hành văn bản pháp quy 82

3.Nâng cao nhận thức và hiểu biết 85

4.Yêu cầu tư vấn, giúp đỡ 86

 

Kết luận 89

Tài liệu tham khảo 90

 

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2183 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Pháp luật quốc tế về Thương mại Điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ánh tình trạng đó, thông thường trong giao dịch bằng "văn bản điện tử" các chủ thể thường thoả thuận trước với nhau về việc sau khi nhận được một "văn bản điện tử" (tạm gọi là "văn bản điện tử" A) với một nội dung nhất định nào đó thì phải gửi lại một thông báo (acknowledgement of receipt) cho phía bên kia biết về việc mình đã nhận được "văn bản điện tử" A. Xuất phát từ thực tiễn đó UNCITRAL đã đưa ra một số quy định liên quan đến việc thông báo đã nhận được "văn bản điện tử" của một bên (người nhận) đối với phía bên kia (người gửi). Nếu giữa người gửi và người nhận không có sự thoả thuận trước về hình thức phương thức thông báo việc đã nhận được "văn bản điện tử" A thì người nhận được "văn bản điện tử" A có quyền tự do gửi thông báo bằng bất kỳ phương thức nào hay ở dưới bất kỳ hình thức nào miễn là chỉ rõ cho người gửi "văn bản điện tử" A biết mình đã nhận được "văn bản điện tử" A. Nếu người gửi đã chỉ rõ rằng "văn bản điện tử" A chỉ có giá trị khi người gửi nhận được thông báo đã nhận được "văn bản điện tử" A ("văn bản điện tử" A là "văn bản điện tử" xác nhận nhận được có điều kiện) , thì trong thời gian người gửi chưa nhận được thông báo đã nhận được "văn bản điện tử" A từ phía người nhận thì "văn bản điện tử" A được xem như là chưa được gửi đi. Nếu người gửi không chỉ rõ "văn bản điện tử" A là văn bản xác nhận nhận được có điều kiện và người gửi không nhận được thông báo xác nhận trong khoảng thời gian thoả thuận hoặc trong một khoảng thời gian hợp lý (nếu không có sự thoả thuận trước về thời gian thông báo), thì người gửi có quyền gửi thông báo đến người nhận nói rõ rằng mình chưa nhận được thông báo đã nhận được "văn bản điện tử" A và đựa ra một khoảng thời gian hợp lý để người nhận có thể gửi thông báo nhận được "văn bản điện tử" A. Và nếu trong khoảng thời gian mà người gửi "văn bản điện tử" A kéo dài thêm cho người nhận mà người gửi vẫn không nhận được thông báo của người nhận thì "văn bản điện tử" A được xem là chưa được gửi Nếu người nhận gửi thông báo đã nhận được "văn bản điện tử" A và nêu rõ "văn bản điện tử" A đáp ứng các yếu cầu về hình thức hay phương thức hay các điều kiện kỹ thuật khác liên quan thì "văn bản điện tử" A được xem là đã được gửi và người nhận đã nhận được và thoả mãn các yêu cầu đã thoả thuận trước hoặc không được thoả thuận trước giữa các bên về hình thức hay phương thức thông báo đã nhận được. Thông báo đã nhận được "văn bản điện tử" A của người nhận không có nghĩa là một "văn bản điện tử" B trả lời những vấn đề trong "văn bản điện tử" A. Cách tiếp cận vấn đề này của UNCITRAL có nét gì đó hao hao giống quy định của các quốc gia về chào hàng có điều kiện trong giao dịch thương mại. Nhung có một điểm khác biệt rất lớn là, chấp nhận một chào hàng tự do đồng nghĩa với việc đưa ra một chào hàng mới và chào hàng mới này ràng buộc người nhận chào hàng tự do. Nhưng thông báo đã nhận được "văn bản điện tử" A lại không ràng buộc người nhận hay nói cách khác không có nghĩa người nhận chấp nhận hay phúc đáp lại những gì nêu ra trong "văn bản điện tử" A. Mỹ cũng đã đưa ra những quy định tương tự như những quy định trên của UNCITRAL trong "Đạo luật về Giao dịch Điện tử Thống nhất" năm 1999. Còn Australia một quốc gia đang rất nỗ lực xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình cho phù hợp với các giao dịch TMĐT trong thời đại mới cũng đã chỉ rõ rằng quốc gia này sẽ áp dụng các quy định trên của UNCITRAL mà không phải chỉnh sửa bổ sung bất kỳ một điều khoản nhỏ nào. Và chắc chắn Mỹ và Australia sẽ không phải là hai quốc gia duy nhất áp dụng và thừa nhận hoàn toàn quy định về vấn đề này của UNCITRAL. d.Thời gian và địa điểm gửi, nhận "văn bản điện tử" Trong các giao dịch TMTT việc xác định thời gian và địa điểm gửi hay nhận văn bản giao dịch giữa các bên có ý nghĩa rất quan trọng, quy định quyền lợi, nghĩa vụ của các bên và là cơ sở để xác định các vấn đề liên quan đến hiệu lực pháp lý của hợp đồng nếu có tranh chấp xảy ra. Trong TMTT vấn đề này còn phức tạp hơn nhiều vì việc gửi hay nhận các văn bản giao dịch diễn ra rất nhanh và lại không căn cứ được vào "dấu bưu điện nơi đi hoặc nơi đến". Vậy nếu không có căn cứ là dấu bưu điện thì thời gian và địa điểm gửi hay nhận "văn bản điện tử" được quy định như thế nào? Nếu không có sự thoả thuận khác giữa người gửi và người nhận "văn bản điện tử" A thì thời điểm "văn bản điện tử" A bắt đầu thuộc hệ thống thông tin ngoài tầm kiểm soát của người gửi hay người được người gửi uỷ quyền được xem là thời điểm gửi "văn bản điện tử" A Nếu không có sự thoả thuận khác giữa người gửi và người nhận, thì thời điểm "văn bản điện tử" A được xem là đã được nhận: Nếu tồn tại một hệ thống thông tin được chỉ định trước để nhận "văn bản điện tử" A: khi "văn bản điện tử" A thuộc hệ thống thông tin được xác định trước dùng để nhận "văn bản điện tử" A khi "văn bản điện tử" A được gọi ra bởi người nhận nếu "văn bản điện tử" A được gửi đến một hệ thống thông tin khác không phải là hệ thống đã được chỉ định Nếu không chỉ định trước một hệ thống thông tin để nhận "văn bản điện tử" A: khi "văn bản điện tử" A thuộc hệ thống thông tin của người gửi Nếu không có sự thoả thuận khác giữa người gửi và người nhận, "văn bản điện tử" A được xem là đã gửi đi tại địa điểm người gửi đặt trụ sở kinh doanh và được xem là đã nhận tại địa điểm người nhận đặt trụ sở kinh doanh. Nếu người gửi và người nhận có nhiều hơn một trụ sở kinh doanh thì địa điểm gửi và nhận được xem là địa điểm tại đó diễn ra các hoạt động kinh doanh chính của các bên Nếu người gửi và người nhận không có trụ sở kinh doanh thì địa điểm gửi và nhận được xác định dựa trên nơi cư trú thường xuyên của các chủ thể "Văn bản điện tử" A vẫn được xem là đã được gửi hoặc nhận tại thời điểm nào đó mặc dù nơi đặt hệ thống thông tin khác với địa điểm nơi "văn bản điện tử" A được xem là đã được gửi hay nhận Bằng việc quy định thời gian và địa điểm nhận hay gửi "văn bản điện tử" trong điều 15 Luật mẫu về TMĐT, UNCITRAL giúp các bên tham gia TMĐT đặc biệt là các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tháo gỡ được một trở ngại rất lớn trong giao dịch kinh doanh qua mạng. Chúng ta cùng hi vọng rằng không chỉ tháo gỡ được các vướng mắc liên quan đến thời gian địa điểm gửi hay nhận "văn bản điện tử", vấn đề khác liên quan đến "văn bản điện tử" trong TMĐT, UNCITRAL sẽ tiếp tục nghiên cứu và xây dựng được các quy định pháp luật điều chỉnh các giao dịch TMĐT ngày càng cụ thể hơn, sát với thực tiễn hơn để tạo điều kiện cho TMĐT phát triển thuận lợi và lành mạnh trên toàn cầu. II.Các quy định liên quan đến "chữ ký điện tử" (electronic signature): 1.Khái niệm và ý nghĩa "chữ ký điện tử": 1.Khái niệm "chữ ký điện tử": "Chữ ký điện tử" được định nghĩa là dữ liệu tồn tại dưới dạng điện tử trong hoặc đi kèm với "văn bản điện tử", dùng để xác định bên ký kết "văn bản điện tử" và chỉ rõ sự chấp thuận của bên ký kết về nội dung các thông tin trong "văn bản điện tử" đó. (Điều 2 - Luật mẫu của UNCITRAL năm 2001 về "chữ ký điện tử") (Luật mẫu về CKĐT) Hay thuật ngữ "chữ ký điện tử" được hiểu là một quá trình, một biểu tượng, một âm thanh điện tử gắn liền với một hợp đồng hay một văn bản và được thực hiện bởi một chủ thể có ý muốn ký vào văn bản đó (Đạo luật về CKĐT trong Thương mại Quốc gia và Toàn cầu năm 2001 của Mỹ). Chữ ký điện tử trên thực tế tồn tại ở nhiều dạng như Tên của người gửi ở cuối thư điện tử Một biểu tượng của chữ ký bằng tay được số hoá đi kèm với một "văn bản điện tử" Một mã số bí mật (tương tự như mã số bí mật của thẻ tín dụng, hay thẻ rút tiền tự động) Chữ ký kỹ thuật số (digiatal signature) Và hiện nay "chữ ký kỹ thuật số" là loại hình "chữ ký điện tử" được sử dụng phổ biến nhất trong các giao dịch TMĐT. Định nghĩa "chữ ký điện tử" của các tổ chức hay quốc gia khác nhau về mặt ngôn ngữ diễn đạt là khác nhau, nhưng vẫn diễn đạt được một quan niệm chung về "chữ ký điện tử" - đó là một dấu hiệu để thể hiện sự đồng thuận của bên ký kết với nội dung của "văn bản điện tử" được ký kết. 1.2.Chức năng của "chữ ký điện tử": "Chữ ký điện tử" là chữ ký được sáng tạo ra để sử dụng trong các giao dịch TMĐT, trong các "văn bản điện tử". Chính vì vậy chức năng của "chữ ký điện tử" trong giao dịch TMĐT cũng tương tự như chức năng của chữ ký truyền thống trong các giao dịch truyền thống. Đó là: Là cơ sở để nhận diện một người, một chủ thể Là bằng chứng chắc chắn chứng minh sự liên quan của một chủ thể đối với một đối tượng nào đó, cụ thể ở đây là một văn bản Là sợi dây ràng buộc người đã ký vào văn bản với nội dung của văn bản Là bằng chứng chứng minh người ký văn bản là người đã tạo ra nó Là cơ sở ràng buộc một người đã ký vào một văn bản do người khác soạn thảo ra về mặt nội dung của văn bản đó Là biểu hiện sự thống nhất của một hay một số văn bản. (Chức năng này thể hiện rõ nhất trong trường hợp một hợp đồng gồm nhiều trang, nhiều phụ lục. Và tất cả các trang hay các phụ lục đó sẽ được coi là thuộc cùng một hợp đồng nếu có chữ ký xác nhận ở từng trang, từng phụ lục). Tuy nhiên vẫn tồn tại một sự khác biệt khá lớn về chức năng của hai kiểu chữ ký này. Chữ ký truyền thống còn có một chức năng rất quan trọng, do đặc điểm của văn bản giấy mang lại. Chữ ký là bằng chứng chứng minh sự hiện diện của một chủ thể tại thời gian và địa điểm ký vào văn bản. Còn "chữ ký điện tử" thì khác. Chủ thể của giao dịch có thể lập trình sẵn một chương trình để trả lời, hay ký kết các giao dịch nhất định. Khi đó, dù không có sự hiện diện của chủ thể thì hệ thống vẫn hoạt động bình thường, vẫn "ký" vào "văn bản điện tử" và ràng buộc chủ thể đó. Với những chức năng cơ bản như vậy, các chuyên gia trong lĩnh vực TMĐT đã nhận định rằng "chữ ký điện tử" cũng như các quy định pháp luật liên quan đến "chữ ký điện tử" có ý nghĩa, vai trò rất to lớn trong việc giải quyết một số vướng mắc trong quá trình thực hiện các giao dịch TMĐT và tạo điều kiện cho TMĐT phát triển nhanh chóng. 2.Một số quy định về "chữ ký điện tử": 2.1 Quy định của UNCITRAL về "chữ ký điện tử" : a.Yêu cầu đối với "chữ ký điện tử" Một "chữ ký điện tử" đi kèm với một "văn bản điện tử" được xem là đáng tin cậy nếu: Trong bối cảnh sử dụng những dữ liệu nhất định để tạo ra một "chữ ký điện tử", dữ liệu đó chỉ liên quan đến một người duy nhất, đó là người ký "văn bản điện tử" đó Tại thời điểm người ký "văn bản điện tử" sử dụng những dữ liệu để tạo ra "chữ ký điện tử" của mình, những dữ liệu đó chỉ thuộc quyền kiểm soát duy nhất của người ký Bất kỳ một sự thay đổi nào liên quan đến "chữ ký điện tử" sau thời điểm ký đều có thể nhận thấy được Và khi mục đích của việc yêu cầu phải có chữ ký là để bảo đảm sự thống nhất của thông tin trong "văn bản điện tử", bất kỳ một sự thay đổi nào về nội dung thông tin đó sau thời điểm ký kết đều có thể nhận ra được Để đáp ứng các yêu cầu này, một chủ thể có thể áp dụng bất kỳ một biện pháp nào được xem là cần thiết để đảm bảo độ tin cậy của chữ ký của mình và đưa ra các bằng chứng để chứng minh sự không đáng tin cậy của một chữ ký khác. Bất kỳ một cơ quan, tổ chức nào, thuộc nhà nước hay tư nhân, nếu hội đủ các tiêu chuẩn theo yêu cầu cụ thể của từng quốc gia nhất định và không trái với quy định chung của quốc tế đều có khả năng đánh giá một "chữ ký điện tử" có thoả mãn các yêu cầu nêu trên hay không. b.Quản lý "chữ ký điện tử" của các bên liên quan: Các bên liên quan đến "chữ ký điện tử" bao gồm: Signatory- người ký vào "văn bản điện tử" - được hiểu là người nắm giữ, quản lý dữ liệu tạo chữ ký điện tử và hành động nhân danh chính mình (người ký là chủ "chữ ký điện tử") hoặc nhân danh người mà chữ ký đại diện (người ký là người được uỷ quyền) CSP - Certification service provider - được hiểu là người cung cấp "giấy chứng nhận chữ ký điện tử" và cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến "chữ ký điện tử". Relying party - được hiểu là một người có thể hành động dựa trên cơ sở một "giấy chứng nhận" hoặc một "chữ ký điện tử". Các "relying party" thường gặp trong thực tiễn TMĐT hiện nay là những người giám định tính chân thực của "chữ ký điện tử" hoặc "giấy chứng nhận" Ba bên liên quan đến việc sử dụng, quản lý, giám định "chữ ký điện tử" và "giấy chứng nhận" sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả pháp lý do việc không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình. Vậy các nghĩa vụ đó được quy định như thế nào? b1.Đối với chủ chữ ký điện tử: Mỗi chữ ký của mỗi chủ thể (người chủ chữ ký) đều được tạo ra bởi những dữ liệu, cách thức khác nhau và cách để ký được một "chữ ký điện tử" có hiệu lực pháp lý như vậy chỉ có người chủ chữ ký biết. Do vậy, người chủ chữ ký phải có trách nhiệm: Đảm bảo chữ ký của mình không bị người khác sử dụng Nỗ lực thông báo ngay cho nhà cung cấp chữ ký biết nếu Biết rõ dữ liệu tạo chữ ký của mình đã bị vi phạm Nghi ngờ dữ liệu tạo chữ ký của mình có nguy cơ bị vi phạm Trong trường hợp "chữ ký điện tử" đi kèm với một "giấy chứng nhận"- một văn bản điện tử hoặc một văn bản xác nhận mối liên hệ giữa người chủ chữ ký và dữ liệu tạo chữ ký điện tử đó- chủ chữ ký phải áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm tính chính xác và tính đầy đủ của tất cả các văn bản do mình ký liên quan đến hoặc thuộc phạm vi của "giấy chứng nhận"đó. b2.Đối với CSP: áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm tính chính xác và đầy đủ của tất cả các văn bản do CSP soạn thảo ra liên quan đến hoặc trong phạm vi của giấy chứng nhận đó. Cung cấp các biện pháp hợp lý để một bên chủ thể có thể dựa vào giấy chứng nhận đó để biết Ai là người cấp giấy chứng nhận đó Người ký "chữ ký điện tử" được xác nhận trong "giấy chứng nhận" đó có nắm quyền kiểm soát dữ liệu tạo "chữ ký điện tử" tại thời điểm "giấy chứng nhận" được phát hành hay không Dữ liệu tạo "chữ ký điện tử" có hiệu lực tại hoặc trước thời điểm phát hành ''giấy chứng nhận" hay không Cung cấp các biện pháp hợp lý cho phép một bên chủ thể có thể dựa trên "giấy chứng nhận" xác định rõ Phương pháp đã được sử dụng để nhận biết người ký Bất kỳ hạn chế nào về mục đích hay giá trị của dữ liệu tạo "chữ ký điện tử" hoặc "giấy chứng nhận" Dữ liệu tạo "chữ ký điện tử" có hiệu lực và không bị vi phạm Bất kỳ một hạn chế nào về phạm vi hay giới hạn trách nhiệm của CSP CSP có cung cấp dịch vụ huỷ bỏ hay không Sử dụng các hệ thống, các chương trình và nguồn lực con người đáng tin cậy để thực hiện các dịch vụ của mình b3.Đối với Relying party: áp dụng các bước, thủ tục cần thiết để xác định độ tin cậy của một "chữ ký điện tử" Nếu một "chữ ký điện tử" được đi kèm với một "giấy chứng nhận", áp dụng các biện pháp, thủ tục cần thiết để Xác định "giấy chứng nhận" đó có còn hiệu lực hay không, có bị treo hiệu lực hay hoãn thực hiện hay không Tìm hiểu xem "giấy chứng nhận" đó có bị giới hạn hay không Chúng ta có thể nhận thấy rằng việc quản lý "chữ ký điện tử" của các bên liên quan có ý nghĩa rất quan trọng đối với các giao dịch TMĐT . Nếu mỗi bên không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình thì hậu quả có thể sẽ rất to lớn, ảnh hưởng không chỉ bản thân bên đó mà còn có tác động không nhỏ tới các bên liên quan khác cũng như sự thực hiện các giao dịch TMĐT và sự phát triển chung của TMĐT. c.Công nhận "chữ ký điện tử" và "giấy chứng nhận" có nguồn gốc nước ngoài: Một "chữ ký điện tử" hay một "giấy chứng nhận" dù được phát hành hay tạo ra ở đâu cũng đều có giá trị pháp lý ngang nhau, không phân biệt nơi đặt trụ sở của cơ quan, tổ chức, chủ thể phát hành hay tạo ra "giấy chứng nhận" và "chữ ký điện tử" đó. Giá trị pháp lý của "giấy chứng nhận" và "chữ ký điện tử" có ngang bằng nhau hay không tuỳ thuộc vào quy định của quốc tế và một số nhân tố liên quan khác Các bên chủ thể ở các nước khác nhau có thể thoả thuận trước với nhau về hình thức của "giấy chứng nhận" và "chữ ký điện tử" Bằng 12 điều khoản trong "Luật mẫu về "chữ ký điện tử", UNCITRAL đã đề cập khá cụ thể và chi tiết các vấn đề pháp lý liên quan đến "chữ ký điện tử". Và các quốc gia chưa xây dựng được các quy định pháp luật về "chữ ký điện tử" cho riêng mình hoàn toàn có thể tham khảo và áp dụng các quy định về vấn đề này của UNCITRAL. 2.2.Quy định về "chữ ký điện tử" của Đức: Đức là một trong số những quốc gia đầu tiên đưa ra những quy định pháp luật liên quan đến "chữ ký kỹ thuật số". Các quy định pháp luật này không đề cập đến vấn đề hiệu lực pháp lý của "chữ ký kỹ thuật số" mà chỉ đưa ra các quy định về mặt kỹ thuật để có thể sử dụng "chữ ký kỹ thuật số" trong giao dịch. Quy định về "chữ ký kỹ thuật số" của Đức năm 1997 đề cập đến một số vấn đề như: Việc cấp, phát hành "giấy chứng nhận" của các cơ quan có thẩm quyền Nghĩa vụ hướng dẫn người sử dụng "giấy chứng nhận" và "chữ ký kỹ thuật số" của cơ quan cấp chứng nhận về các vấn đề liên quan Vấn đề khoá hoặc huỷ bỏ "giấy chứng nhận" Chấm dứt hoạt động của cơ quan cấp "giấy chứng nhận", bảo mật dữ liệu và các phương tiệnkỹ thuật Theo luật của Đức thì một cơ quan cấp "giấy chứng nhận" có nghĩa vụ phải đưa ra một cách chính xác đặc điểm nhận diện của một người sử dụng và xác lập mối liên hệ giữa từ khoá của chữ ký của người sử dụng đó với "giấy chứng nhận". Đồng thời cơ quan này phải có nghĩa vụ thiết lập một hệ thống cơ sở dữ liệu để lưu trữ các "giấy chứng nhận" đó, đảm bảo có thể tiếp cận được nếu có sự chấp thuận của người chủ "chữ ký kỹ thuật số" thông qua các kênh liên lạc khác nhau. Luật của Đức là một trong số ít luật đề cập đến vấn đề thừa nhận "giấy chứng nhận" và "chữ ký kỹ thuật số" của cơ quan, cá nhân, chủ thể nước ngoài tương tự như trong Luật mẫu về CKĐT của UNCITRAL. Tuy nhiên vẫn tồn tại sự phân biệt nhất định giữa "giấy chứng nhận" có nguồn gốc EU và ngoài EU. Và đây có thể sẽ là một rào cản của quan hệ thương mại được thực hiện qua mạng giữa Đức và các quốc gia khác ngoài EU. Trên đây là một số quy định pháp luật và một số vấn đề liên quan đến "chữ ký điện tử" trong các giao dịch TMĐT. Qua đó chúng ta có thể nhận thấy rằng các vấn đề pháp lý liên quan đến "chữ ký điện tử" cũng như "văn bản điện tử" có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các bên tham gia TMĐT cũng như đối với quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến TMĐT của các cơ quan có thẩm quyền và sự phát triển của TMĐT nói chung. III.Các quy định pháp luật về bảo vệ và bảo mật thông tin người tiêu dùng: 1.Bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia TMĐT TMĐT với những ưu điểm về tốc độ và sự đơn giản đã tạo những điều kiện thuận lợi cho các giao dịch mua bán, trao đổi giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng nhưng đồng thời cũng làm phát sinh những nguy cơ, những tình huống gây hại đến lợi ích của người tiêu dùng. Chính vì lý do đó, luật pháp nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã rất chú trọng đề cập đến vấn đề Bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch TMĐT . Trong số đó, những quy định và hướng dẫn của OECD - Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế được xem như là những quy định cụ thể, chi tiết và vì người tiêu dùng nhất, quy định rõ quyền lợi của người tiêu dùng cũng như nghĩa vụ của doanh nghiệp trong vấn đề bảo vệ người tiêu dùng. 1.1.Quyền lợi của người tiêu dùng: Người tiêu dùng tham gia vào bất kỳ một giao dịch TMĐT nào cũng phải được hưởng một cơ chế bảo vệ hiệu quả và minh bạch, không kém hiệu quả hơn bất kỳ một cơ chế bảo vệ người tiêu dùng nào trong bất kỳ một hình thức giao dịch thương mại nào khác. Để đạt được điều đó, các cơ quan ban ngành, chính phủ, các doanh nghiệp, người tiêu dùng và các cơ quan liên quan khác cần phối hợp chặt chẽ với nhau, cùng giải quyết và thích ứng với những thay đổi liên quan đến TMĐT. Để tránh những hiểu nhầm liên quan đến hàng hoá hay dịch vụ người tiêu dùng định mua, trước khi kết thúc giao dịch, người tiêu dùng Có quyền được xem xét, đánh giá chính xác lại hàng hoá hay dịch vụ định mua Có quyền xem xét lại và sửa đơn hàng của mình Có quyền lưu giữ lại một bản hợp đồng chính xác và hoàn chỉnh Có quyền huỷ hợp đồng trước khi ký kết hợp đồng Về vấn đề thanh toán, người tiêu dùng phải được hưởng một cơ chế thanh toán an toàn, dễ sử dụng và phải được cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến cơ chế thanh toán đó. Trong trường hợp có bất kỳ một tranh chấp nào phát sinh giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp, người tiêu dùng phải được hưởng một cơ chế giải quyết tranh chấp công bằng nhưng không qúa tốn kém về mặt chi phí. Người tiêu dùng phải được ưu tiên giảm các gánh nặng về mặt tài chính trong quá trình giải quyết tranh chấp. Để người tiêu dùng được hưởng những quyền lợi về cơ chế bảo vệ, thanh toán, giải quyết tranh chấp ... doanh nghiệp tham gia TMĐT phải gánh vác những nghĩa vụ rất nặng nề. 1.2.Nghĩa vụ của doanh nghiệp trong bảo vệ người tiêu dùng a.Trong quảng cáo, tiếp thị và giao dịch: Theo khuyến nghị của OECD, các doanh nghiệp tham gia TMĐT phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ sau: Quan tâm đúng mực đến lợi ích của người tiêu dùng và tiến hành các hoạt động giao dịch kinh doanh dựa trên thông lệ về marketing, quảng cáo và kinh doanh lành mạnh Doanh nghiệp không được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình một cách cẩu thả hoặc tiến hành các giao dịch được xem là lừa đảo, hay không công bằng Hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp bán, khuyến mại cho người tiêu dùng phẩi được đảm bảo không có nguy cơ gây hại cho người tiêu dùng Nếu doanh nghiệp tự quảng cáo về mình, về các hàng hoá hay dịch vụ doanh nghiệp có khả năng cung cấp, thì các thông tin đó phải được đảm bảo rõ ràng, dễ thấy, dễ hiểu, chính xác và dễ tiếp cận Doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ bản chất toàn cầu của TMĐT và nếu có thể, xem xét các đặc điểm pháp lý khác nhau của các khu vực thị trường mục tiêu của mình Doanh nghiệp không được phép tận dụng lợi thế đặc biệt của TMĐT để che dấu địa điểm giao dịch kinh doanh, để không tuân theo các quy định, tiêu chuẩn về bảo vệ người tiêu dùng Doanh nghiệp không được sử dụng các điều khoản không công bằng trong các hợp đồng giao dịch của mình Trong quảng cáo và marketing của doanh nghiệp, nếu không nêu rõ về doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ được xem là lừa đảo Doanh nghiệp phải sử dụng một hệ thống dễ sử dụng và hiệu quả cho phép người tiêu dùng có thể lưạ chọn giữa việc nhận các email quảng cáo hay không Doanh nghiệp cần phải đặc biệt chú ý đến vấn đề quảng cáo mà đối tượng chính là trẻ em, người già, người tàn tật hoặc các đối tượng khác không có khả năng nhận thức đầy đủ Như vậy, mọi hành động liên quan đến hoạt động kinh doanh, quảng cáo, marketing của doanh nghiệp, liên quan đến khách hàng đều phải được doanh nghiệp đặc biệt chú ý quan tâm và đặt lợi ích của khách hàng lên trước nhất. Đây không chỉ là những nghĩa vụ duy nhất của doanh nghiệp trong bảo vệ người tiêu dùng khi tham gia TMĐT. Chúng ta sẽ tìm hiểu một số nghĩa vụ liên quan khác của doanh nghiệp trong vấn đề này ở các phần sau. b.Trong cung cấp thông tin qua mạng: Trong các giao dịch TMĐT giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng thì các trang Web là phương tiện, là cầu nối duy nhất. Người tiêu dùng có thể thu thập các thông tin liên quan đến ngành nghề kinh doanh, đến hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp, đến các giao dịch qua các trang Web này. Chính vì vậy doanh nghiệp cần tuân theo các quy định nhất định khi cung cấp các thông tin này cho người tiêu dùng. Và OECD đã đưa ra các quy định đó và khuyến nghị tất cả các doanh nghiệp thuộc các quốc gia trong và ngoài tổ chức làm theo để bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng trên toàn thế giới. b1.Về các thông tin liên quan đến doanh nghiệp: Doanh nghiệp tham gia TMĐT phải có nghĩa vụ cung cấp các thông tin một cách đầy đủ, rõ ràng và dễ tiếp cận về bản thân doanh nghiệp, ít nhất phải đảm bảo được các thông tin về: Nhận diện doanh nghiệp: bao gồm tên đăng ký kinh doanh, tên thường dùng trong giao dịch, địa chỉ chính của doanh nghiệp (về mặt địa lý), địa chỉ email hoặc các phương tiệnliên lạc điện tử khác hoặc số điện thoại, số đăng ký kinh dioanh, số giấy phép kinh doanh.... Sự liên lạc hiệu quả, đơn giản, nhanh chóng giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp Các phương pháp giải quyết tranh chấp hiệu quả và thích hợp Các dịch vụ về thủ tục pháp lý Trụ sở của doanh nghiệp và các quy tắc pháp luật tại địa điểm đó điều chỉnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Trong trường hợp doanh nghiệp là một tổ chức hay hiệp hội có nhiều thành viên, thì doanh nghiệp cũng phải cung cấp đầy đủ các thông tin, địa chỉ liên lạc của các thành viên cho người tiêu dùng biết. b2.Về hàng hoá dịch vụ doanh nghiệp có khả năng cung cấp: Doanh nghiệp tham gia TMĐT phải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin mô tả hàng hoá, dịch vụ doanh nghiệp có khả năng cung cấp sao cho người tiêu dùng dựa vào các thông tin đó có thể quyết định có nên mua hàng hoá hay không và phải cung cấp các thông tin về hàng hoá, dịch vụ sao cho người tiêu dùng có thể lưu giữ được. b3.Về giao dịch: Doanh nghiệp kinh doanh qua mạng cần phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về các điều khoản, giá cả của hàng hoá, dịch vụ giao dịch để người tiêu dùng có thể dựa vào đó quyết định được có nên mua hàng hoá hay dịch vụ đó hay không và có thể xem xét lại các thông tin, các điều khoản đó trước khi tham gia vào giao dịch với doanh nghiệp. Nếu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan.doc
  • docBia.doc
Tài liệu liên quan