MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ƯU ĐÃI THƯƠNG BINH, 4
NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH 4
1. Sự cần thiết thực hiện ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 4
2. Khái niệm 6
2.1. Khái niệm thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 6
2.2. Khái niệm chế độ ưu đãi đối với thương binh, ngưởi hưởng chính sách như thương binh 13
3. Ý nghĩa của pháp luật ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 15
4. Nguyên tắc ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 17
4.1. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có quyền được hưởng ưu đãi của nhà nước và xã hội 17
4.2. Nhà nước thống nhất quản lý về ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 18
4.3. Ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh phải phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước 19
4.4. Xã hội hoá các hoạt động ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 20
5. Quy định của pháp luật một số nước về chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 21
CHƯƠNG II 24
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THƯƠNG BINH, 24
NGƯỜI HƯỞNG CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH 24
1. Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 24
1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1954 24
1.2. Giai đoạn từ năm1955 đến năm 1975 25
1.3. Giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1986 27
1.4. Giai đoạn từ sau năm 1986 đến trước khi có Pháp lệnh Ưu đãi người có công năm 2005 28
2. Quy định của pháp luật hiện hành về ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 29
2.1. Điều kiện công nhận thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 31
2.2. Thủ tục xác nhận và lập hồ sơ 35
2.3. Chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 41
2.3.1. Về chế độ ưu đãi trợ cấp 41
2.3.2. Về chế độ chăm sóc sức khoẻ 46
2.3.3. Về chế độ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo 50
2.3.4. Về chế độ ưu đãi việc làm 52
2.3.5. Về các chế độ ưu đãi khác 54
2.4. Quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp 56
CHƯƠNG III 62
THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM 62
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ƯU ĐÃI THƯƠNG BINH, NGƯỜI HƯỞNG 62
CHÍNH SÁCH NHƯ THƯƠNG BINH 62
1. Thực tiễn thực hiện pháp luật ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 62
1.1. Thành tựu đã đạt được 62
1.2. Một số hạn chế 70
2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 75
2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 76
2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh 77
2.2.1. Về điều kiện công nhận 77
2.2.2. Về thủ tục xác nhận và lập hồ sơ 78
2.2.3. Về chế độ ưu đãi 79
2.2.4. Về quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết tranh chấp 84
2.2.5. Tổ chức tốt phong trào chăm sóc thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong toàn dân 86
2.2.6. Nghiên cứu xây dựng Luật Ưu đãi người có công 88
2.2.7. Một số ý kiến khác 88
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3407 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riêng không phụ thuộc vào lộ trình tăng lương và bảo hiểm. Điều này cho thấy chế độ ưu đãi trợ cấp được nhà nước quan tâm đặc biệt, coi đây như một chính sách riêng nhằm đảm bảo hỗ trợ tốt nhất mức sống của người có công nói chung, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh nói riêng. những điều chỉnh này phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Chế độ ưu đãi trợ cấp áp dụng cho bản thân thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và thân nhân của họ, ngoài ra, trong một số trường hợp thì người phục vụ của họ cũng được hưởng mức trợ cấp ưu đãi này.
đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỉ lệ suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên thì hưởng trợ cấp hàng tháng. Mức trợ cấp hàng tháng của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh từ 380.400 đồng đến 1.810.800 đồng tuỳ vào tỉ lệ suy giảm khả năng lao động (Xem bảng số 2 ban hành kèm theo Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 21/01/2008); thương binh loại B mức trợ cấp từ 303.600 đồng đến 1.448.400 đồng (Xem bảng số 3 ban hành kèm theo Nghị định số 07/NĐ-CP ngày 21/01/2008)
Đối với thương binh, thương binh loại B suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên được hưởng phụ cấp hàng tháng mức 285.000 đồng. Người phục vụ cho họ cũng được hưởng trợ cấp hàng tháng mức 564.000 đồng. Trường hợp thương binh có vết thương nặng: cụt hai chi trở lên, mù hai mắt, tâm thần nặng không tự lực được trong sinh hoạt, liệt hai chi trở lên hoặc có tình trạng thương tật đặc biệt khác được hưởng phụ cấp đặc biệt mức 564.000 đồng. Người phục vụ họ hưởng phụ cấp mức 730.000 đồng. Thương binh có tỉ lệ suy giảm khả năng lao động 81% trở lên bị ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt thường ngày. Cùng với đó là khả năng lao động tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân, gia đình họ hầu như bị hạn chế. Nhất là đối với những người có vết thương đặc biệt nặng, cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc quy định họ được hưởng thêm phụ cấp là hợp lí. Khoản phụ cấp này phần nào giúp họ khắc phục những khó khăn trong cuộc sống, đảm bảo cho họ có cuộc sống ổn định với mức sống trung bình. Đa phần những trường hợp trên do vết thương nặng, nên khả năng tự mình phục vụ sinh hoạt thường ngày rất khó. Do vậy, họ cần có người phục vụ, công việc này đối với những người phục vụ cũng vất vả và đáng ghi nhận. Những người phục vụ cần có sự hỗ trợ một phần từ phía nhà nước và cộng đồng. Chăm sóc thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có vết thương nặng không chỉ là công việc của cá nhân họ, mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội. Việc quy định cho họ hưởng chế độ phụ cấp hoàn toàn hợp lí. Khoản phụ cấp này giúp đỡ họ một phần trong cuộc sống, họ sẽ yên tâm hơn và cố gắng chăm sóc thương binh, người hưởng chính sách như thương binh chu đáo.
Để giải quyết chế độ trợ cấp hợp lí đối với trường hợp thương binh đồng thời là công nhân viên chức nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao động, Pháp luật đã bổ sung những quy định cụ thể theo Thông tư số 25/2007/TT-BLĐTBXH ngày 15/11/2007 hướng dẫn bổ sung việc thực hiện ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Những thương binh đồng thời là công nhân viên chức nghỉ việc do mất sức lao động nên chế độ hưởng trợ cấp cũng căn cứ vào mức độ suy giảm sức lao động. Đối với những trường hợp đã giám định tách riêng tỉ lệ suy giảm khả năng lao động khi lao động và tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật thì họ hưởng chế độ ưu đãi trợ cấp như trên (theo Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/05/2006). Trường hợp giám định gộp tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật và tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật thì phân ra hai trường hợp cụ thể:
Trường hợp 1, Công nhân viên chức có thời gian công tác thực tế từ 20 năm trở lên hoặc chưa đủ 20 năm công tác thực tế nhưng có đủ 15 năm công tác liên tục trong quân đội, công an nhân dân đồng thời là thương binh có tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật 21% trở lên thì được hưởng cả hai chế độ trợ cấp mất sức lao động và thương tật.
Quy định này phù hợp với luật Bảo hiểm xã hội, người có thời gian công tác thực tế từ 20 năm trở lên đồng nghĩa với việc họ đóng bảo hiểm 20 năm, hoặc 15 năm trong quân đội, công an nhân dân. Khi nghỉ việc hưởng chế độ mất sức họ phải được hưởng cả chế độ cho người mất sức lao động và chế độ ưu đãi đối với thương binh.
Trường hợp 2, Công nhân viên chức có thời gian công tác thực tế không đủ 20 năm và là thương binh sẽ được hưởng đồng thời cả hai chế độ trợ cấp nếu sau khi trừ tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật mà tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do ốm đau còn 61% trở lên; nếu tỉ lệ này chỉ còn dưới 61% thì chỉ được chọn hưởng một trong hai chế độ trợ cấp mất sức lao động do thương tật hoặc mất sức lao động.
Quy định trên đảm bảo việc thực hiện chế độ trợ cấp cho công nhân viên chức đồng thời là thương binh một cách dễ dàng, tránh sự chồng chéo trong việc xem xét cùng lúc hai chế độ trợ cấp đối với một người.
Không chỉ quy định chế độ trợ cấp cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, pháp luật còn quy định trợ cấp ưu đãi đối với thân nhân của họ. Thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là cha mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng, vợ chồng, con cái của họ. Những người này sẽ được hưởng trợ cấp ưu đãi khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh qua đời. Pháp luật đã có quy định tại điều 18 và Điều 16 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/05/2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, cụ thể hơn ở bảng số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 07/2008/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh chết, người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí theo quy định của bảo hiểm xã hội. Thân nhân họ được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp mà thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được hưởng trước khi chết. Đây là khoản tiền của nhà nước trợ cấp cho thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh khi họ qua đời, chia sẻ nỗi đau mất người thân với gia đình thương binh, trợ giúp gia đình họ một phần kinh phí lo việc mai táng chu đáo.
Đảm bảo cuộc sống thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh sau khi họ qua đời, với những người là cha, mẹ, vợ, chồng của thương binh khi đến tuổi 60 với nam và 55 trở lên với nữ, con thương binh dưới 18 tuổi trở xuống và 18 tuổi trở lên nếu còn đi học, con thương binh bệnh tật nặng từ nhỏ, khi hết thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy giảm khả năng lao động 61% trở lên thì họ được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng mức 318.000 đồng. đây là khoản trợ cấp trợ hỗ trợ một phần cuộc sống của thân nhân thương binh, giảm bớt khó khăn mà họ gặp phải
Trường hợp cha mẹ đẻ, vợ hoặc chồng của thương binh cùng độ tuổi như trên sống cô đơn không nơi nương tựa, con thương binh mồ côi thì được hưởng trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng mức 667.000 đồng. Như đã đề cập ở trên, cuộc sống gia đình thương binh hầu hết rất khó khăn, khi họ qua đời để lại không chỉ nỗi đau tinh thần cho những người thân mà còn cả gánh nặng cuộc sống của gia đình họ. Cha mẹ, vợ con họ không người chăm sóc... việc quy định trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng như trên mang ý nghĩa sâu sắc, nhà nước thay mặt người đã khuất nuôi duỡng thân nhân của họ, thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ già, con nhỏ thay cho bản thân thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Chế độ ưu đãi này cũng làm ấm lòng thân nhân của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, tạo cho họ lòng tin tưởng vào xã hội họ đang sống dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước ta.
Việc quy định chế độ ưu đãi trợ cấp một cách cụ thể và toàn diện như trên đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đã phần nào giúp bản thân họ và gia đình khắc phục những khó khăn trong cuộc sống. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước đang phát triển, thiết nghĩ cần chú ý điều chỉnh chế độ ưu đãi trợ cấp cho phù hợp hơn nữa. Đảm bảo mức sống của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh ngày một nâng cao.
2.3.2. về chế độ chăm sóc sức khoẻ
Như phần đặc điểm đã nêu, thương binh, người hưởng chính sách như thuơng binh, thương binh loại B (gọi chung là thương binh) đa phần có sức khoẻ giảm sút do thương tật để lại. Chính vì thế, chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho thương binh là điều rất cần thiết. Không chỉ đối với bản thân họ mà với con em của thương binh nặng cũng cần được chăm sóc sức khoẻ, để bù đắp những thiếu hụt do người lao động chủ chốt trong gia đình không còn khả năng lao động, bị thương tật nặng gặp khó khăn trong cuộc sống không tự giải quyết được. Nhằm đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho thương binh, nhà nước đã ban hành những quy định khá cụ thể về các chế độ ưu đãi này tại Điều 30 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/05/2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, cụ thể hơn nữa tại Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21/11/2006 hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khoẻ đối với người có công với cách mạng, trong đố có thương binh, người hưởng chính sách như thương binh từ việc quy định cấp thẻ bảo hiểm y tế, chế độ điều dưỡng sức khoẻ đến chế độ cấp kinh phí mua phương tiện trợ giúp cho sinh hoạt của họ... những quy định này góp phần chăm sóc, phục hồi sức khoẻ cho thương binh một cách toàn diện, hiệu quả.
Chế độ chăm sóc sức khỏe cho thương binh thể hiện trước hết ở chế độ bảo hiểm y tế, quy định cụ thể tại Phần I Thông tư liên tịch số 17/2006/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21/11/2006. Bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh là sự đảm bảo đối với người bệnh, họ sẽ được hưởng những ưu đãi trong chế độ khám chữa bệnh, miễn giảm tiền viện phí, thuốc men. Đối với thương binh bảo hiểm y tế càng có vai trò quan trọng, do ảnh hưởng của thương tật nên họ thường xuyên phải điều trị tại các cơ sở y tế. để đảm bảo quyền lợi của thương binh khi đi khám chữa bệnh, pháp luật quy định: đối với thương binh thuộc diện không hưởng lương hoặc bảo hiểm xã hội thì họ được nhà nước mua bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, bệnh viện dân y và bệnh viện quân đội.
Chế độ bảo hiểm y tế cũng được giành cho người hưởng chế độ trợ cấp phục vụ thương binh có tỉ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Con của thương binh suy giảm khả năng lao động 81% trở lên từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi nếu còn đi học, hết thời gian hưởng mà bị thương tật suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. quy định này nhằm đảm bảo chăm sóc sức khỏe tốt nhất cả đối với người chăm sóc phục vụ thương binh nặng, con của thương binh nặng mà họ không có khả năng lao động, chăm sóc cho con cái của họ. Chế độ ưu đãi này thể hiện pháp luật ưu đãi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được chú ý toàn diện không chỉ bản thân họ mà cả thân nhân của họ.
Trường hợp thương binh điều trị vết thương tái phát tại các cơ sở khám chữa bệnh do bảo hiểm y tế quy định thì được quỹ bảo hiểm thanh toán 100% chi phí dịch vụ. Vết thương trên cơ thể thương binh có ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe của họ, việc chữa trị vết thương không thể nhanh chóng trong khoảng thời gian ngắn. vết thương đó có thể tái phát ảnh hưởng tới sức khoẻ của thương binh bất cứ lúc nào. vì thế, họ cần được quan tâm chăm sóc tốt hơn nếu vết thương tái phát. trường hợp thương binh điều trị vết thương tái phát tại các cơ sở khám chữa bệnh do bảo hiểm y tế quy định thì được quỹ bảo hiểm thanh toán 100% chi phí dịch vụ. quy định trên đưa ra có ý nghĩa thiết thực, khi vết thương tái phát, thương binh có thể yên tâm tới các cơ sở y tế khám chữa bệnh do bảo hiểm y tế quy định để được chữa trị miễn phí với các khoản phí dịch vụ.
Để đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho thương binh được tốt và thường xuyên, nhà nước ta thành lập các trung tâm điều dưỡng, trung tâm chỉnh hình và phục hồi chức năng cho thương binh.
Với thương binh suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên: nếu do hoàn cảnh ra đình không thể trở về gia đình được thì họ được tổ chức nuôi dưỡng tại cơ sở điều dưỡng thuộc tỉnh, thành phố trực thựôc trung ương nơi họ cư trú. Những thương binh sống tại gia đình có thể được hưởng chế độ điều dưỡng mỗi năm một lần, nếu tỉ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật từ 81% trở lên; hoặc chế độ điều dưỡng 5 năm một lần nếu tỉ lệ suy giảm sức lao động do thương tật dưới 81%. Chế độ điều dưỡng chủ yếu được thực hiện tại các cơ sở điều dưỡng hoặc tại gia đình tuỳ theo tình trạng thương tật, bệnh tật và sức khoẻ của thương binh. Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội quyết định số lượng điều dưỡng tại gia đình cho phù hợp.
Với những trường hợp điều dưỡng tại cơ sở điều dưỡng thì mỗi lần điều dưỡng không quá 10 ngày. Mức chi điều dưỡng cho mỗi người là 1.000.000 đồng (bao gồm tất cả các khoản tiền ăn, thuốc men, và các khoản khác về tinh thần: báo chí, văn nghệ, tham quan, phục hồi chức năng). Trong thời gian điều dưỡng nếu bị ốm đau đột xuất thì được giới thiệu đi điều trị tại bệnh viện gần nhất theo chế độ bảo hiểm y tế hiện hành.
là những người mang trên mình vết thương để lại dị tật nên một số bộ phận trên cơ thể thương binh, người hưởng chính sách như thương binh vì thế không hoạt động được bình thường. Họ có thể bị mất hoặc suy giảm một số bộ phận trên cơ thể như chân tay, bị liệt người, hỏng mắt, tai... những vết thương này ảnh hưởng tới cuộc sống thường ngày cũng như khả năng hoà nhập vào cộng đồng của họ. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh rất cần có những phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình và chế độ giúp họ phục hồi các chức năng bị suy giảm. Thực hiện điều đó, tại Thông tư liên tịch số 17/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BYT ngày 21/11/2006 hướng dẫn chế độ chăm sóc sức khoẻ đối với người có công tại Phần III mục II điểm 1 quy định thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là đối tượng được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình, được phục hồi chức năng. Tuỳ theo tình trạng sức khoẻ và thương tật mà thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp và dụng cụ chỉnh hình theo quy định của các cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện cấp tỉnh trở lên.
Tuỳ từng trường hợp cụ thể thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được trợ cấp tiền mua các phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình phù hợp, như các quy định trong trường hợp thương binh cụt chân, tay được cấp tiền mua tay, chân giả, giầy chỉnh hình; người bị liệt được cấp tiền mua xe lăn, xe lắc, nạng; người hỏng mắt được cấp tiền lắp mắt giả, gậy dò đường...
Khi đi điều trị phục hồi chức năng và làm dụng cụ chỉnh hình, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được thanh toán tiền đi lại cho các phương tiện thông thường từ nơi cư trú đến cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng, đến cơ sở cung cấp dụng cụ chỉnh hình gần nhất đủ điều kiện về chuyên môn kĩ thuật. Bên cạnh đó họ cũng được hỗ trợ tiền ăn, tiền lưu trú trong thời gian điều trị, tập luyện tại cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng mức 30.000 đồng/ ngày đối với tiền ăn; tiền lưu trú 30.000 đồng/ ngày (tối đa không quá 5 ngày cả đi và về).
Cùng với các quy định trên, nhà nước ta phát động phong trào toàn dân chăm sóc sức khoẻ cho thương binh, những phong trào như: đón thương binh về gia đình chăm sóc, cấp phát thuốc, thăm khám sức khoẻ định kì, dành một số giường trong cơ sở y tế trên địa bàn cho thương binh khám chữa bệnh... đã được toàn dân và các cấp, các ngành ở mỗi địa phương hưởng ứng.
Những quy định trên đã góp phần đảm bảo cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có những điều kiện cần thiết phục hồi chức năng đã bị suy giảm do thương tật, đảm bảo cho điều kiện sinh hoạt thường ngày của họ. Song cần chú ý hơn tới việc quy định tổ chức thực hiện chế độ này trong thực tế, nhất là đối với thương binh ở những vùng sâu xa, miền núi, rẻo cao, điều kiện đi tới các trung tâm chỉnh hình, phục hồi chức năng không thuận lợi. Nên có những quy định hướng dẫn cụ thể đối với các trường hợp này để thực hiện tốt hơn trong thực tế.
2.3.3. về chế độ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo
Giáo dục đào tạo là chiến lược hàng đầu của mỗi quốc gia. Ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh chính vì thế có ý nghĩa quan trọng, vừa thể hiện trách nhiệm và lòng biết ơn sự cống hiến hi sinh của họ, vừa nhằm mục đích bồi dưỡng trình độ văn hoá, nghiệp vụ cho họ có khả năng hoà nhập tốt hơn với cộng đồng xã hội.
Thực hiện mục tiêu đó Đảng, nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi tạo điều kiện cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và con em của họ có đủ điều kiện để học tập, trở thành công dân có ích cho xã hội. Hiện nay, chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo được quy định cụ thể tại điều 31 Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/05/2006 và Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDDT-BTC ngày 20/11/2006 hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo đối với người có công và con em của họ.
Thực tế cho thấy do chiến tranh, đa số thương binh có trình độ nghiệp vụ chưa cao. Qua một số cuộc điều tra lao động và xã hội tại một số vùng cho thấy: đại đa số thương binh, bệnh binh chỉ có trình độ từ cấp II trở xuống (chiếm 80% đến 90%). Đặc biệt là có từ 2% đến 4% số đó còn chưa đọc thông viết thạo. ở nông thôn, số thương bệnh binh chưa biết đọc, biết viết và trình độ văn hoá cấp I còn khá cao (chiếm 60% đến 62%). Điều này tạo ra những bất lợi cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong quá trình hoà nhập cuộc sống sau chiến tranh, cũng là trở ngại lớn cho sự phát triển chung của xã hội. Thực tế trên đặt ra việc thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là điều cần thiết. Tại Đại Hội lần thứ VIII, Đảng ta đã nêu rõ: "Bồi dưỡng và tạo điều kiện cho con em những người có công với cách mạng nối tiếp sự nghiệp của cha anh". Thực hiện mục tiêu đó, pháp luật đã quy định những chế độ ưu đãi đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và con em họ tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể học tập tiếp thu tri thức dưới bất cứ hình thức giáo dục, đào tạo nào.
Đối với con của thương binh khi đi học ở các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông được hưởng một số ưu tiên trong tuyển sinh, xét tốt nghiệp, được miễn các khoản đóng góp xây dựng trường lớp, miễn học phí tại các cơ sở giáo dục công lập, hỗ trợ học phí đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục. Ngoài ra còn được trợ cấp mỗi năm một lần tiền mua sách vở, đồ dùng học tập theo mức như với cơ sở giáo dục mầm non là 200.000 đồng, cơ sở giáo dục phổ thông là 250.000 đồng
Đối với học sinh là thương binh, hoặc con của thương binh khi học tập tại các cơ sở đào tạo (đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dự bị đại học, dân tộc nội trú), học liên tục lên trình độ cao hơn được ưu tiên trong tuyển sinh, xét tốt nghiệp, miễn các khoản đóng góp xây dựng trường, miễn học phí tại các cơ sở đào tạo công lập và hỗ trợ học phí tại các cơ sở đào tạo dân lập, tư thục.. Đồng thời trợ cấp mỗi năm một lần khoản tiền 300.000 đồng để mua đồ dùng học tập.
Ngoài ra, đối tượng này còn được hưởng trợ cấp hàng tháng mức 180.000 đồng/ tháng đối với con thương binh suy giảm khă năng lao động từ 21% đến 60%. Mức 355.000 đồng/ tháng đối với con thương binh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Học sinh, sinh viên đang hưởng trợ cấp hàng tháng theo quy định trên đây khi tốt nghiệp được trợ cấp một lần bằng hai tháng trợ cấp hàng tháng đang được hưởng. Chế độ trợ cấp hàng tháng này không áp dụng đối với học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi mà hưởng lương hoặc sinh hoạt phí khi đi học.
Nhằm đảm bảo công bằng trong việc thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo, quy định ưu đãi này không áp dụng cho các trường hợp đang học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên đã được hưởng chế độ ưu đãi giáo dục, đào tạo tại một cơ sở đào tạo, tiếp tục học thêm ở một cơ sở đào tạo khác cùng cấp và trình độ đào tạo, đang học ở nước ngoài. Các chế độ ưu đãi này cũng không thay thế cho chế độ học bổng chính sách, học bổng khuyến khích học tập và rèn luyện theo quy định hiện hành.
Bên cạnh đó nhà nước còn khuyến khích các cơ quan, đoàn thể, cá nhân hỗ trợ thương binh và con em của họ trong giáo dục, đào tạo như: nhận đỡ đầu chăm sóc, hỗ trợ một phần kinh phí học tập, cấp học bổng...
Như vậy, chế độ ưu đãi trong giáo dục, đào tạo đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và con em họ đã khá hoàn thiện, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục chung của đất nước đồng thời hoàn chỉnh chế độ ưu đãi với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Tuy nhiên, pháp luật cũng cần lưu ý điều chỉnh mức ưu đãi công bằng giữa các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập, dân lập và tư thục.
2.3.4. Về chế độ ưu đãi việc làm
Để sống và tồn tại, con người cần có việc làm tạo ra thu nhập. Vì thế, việc làm luôn là nhu cầu bức thiết của toàn xã hội. Đối với thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đây cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Tại Khoản 3 Điều 20 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29/06/2005 quy định: "thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được ưu tiên tạo việc làm, căn cứ vào thương tật và trình độ nghề nghiệp được tạo điều kiện làm việc trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về lao động". Giải quyết việc làm đối với thương binh là vấn đề có ý nghĩa thiết thực, giúp cho cuộc sống của bản thân và gia đình họ giảm bớt những khó khăn trước mắt. Đây còn là cầu nối giúp họ hoà nhập vào cộng đồng, xoá đi những mặc cảm và hạn chế những biểu hiện tiêu cực của họ khi là những người mang thương tật.
Thực tế cho thấy thương binh, người hưởng chính sách như thương binh vẫn còn khả năng lao động nhưng gặp không ít khó khăn trong vấn đề việc làm. Do ảnh hưởng thương tật, cơ thể họ không được lành lặn, để tìm một công việc thích hợp với khả năng là rất khó. Cũng do điều kiện cuộc sống nên họ ít có điều kiện mở rộng hoặc phát triển quy mô sản xuất. Họ chủ yếu làm những công việc giản đơn, nguồn thu nhập thấp. Các lĩnh vực chủ yếu trong việc làm của họ là sản xuất nông nghiệp ở nông thôn, buôn bán, làm dịch vụ nhỏ. Một số người trong độ tuổi lao động vẫn còn khả năng lao động nhưng chưa tìm được việc làm, hay việc làm không ổn định. Thực trạng này đòi hỏi nhà nước phải có những chính sách ưu tiên, ưu đãi giải quyết việc làm cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
đáp ứng yêu cầu đó, pháp luật đã có những quy định ưu đãi trong vấn đề việc làm cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Họ được ưu tiên, ưu đãi trong các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế, tạo việc làm từ các chương trình 327, chương trình vay vốn từ quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, chương trình xoá đói giảm nghèo. Trong các chương trình này, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh là một đối tượng được ưu tiên thực hiện, được cung cấp thông tin cần thiết hướng dẫn sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
khi tham gia vào các cơ sở đào tạo học nghề để tìm vịêc làm cũng như tự tạo việc làm, họ được miễn giảm học phí tại các cơ sở dạy nghề của nhà nước, hỗ trợ một phần kinh phí tại các cơ sở dạy nghề khác. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động nhận một tỉ lệ nhất định thương binh, người hưởng chính sách như thương binh vào làm việc. Trong các cơ quan nhà nước, khi thương binh, người hưởng chính sách như thương binh dự thi xét tuyển công chức được ưu tiên trong thi tuyển.
Đối với các cơ sở sản xuất, dạy nghề của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh nhà nước cũng thực hiện nhiều chính sách ưu tiên: cho thuê đất làm nhà xưởng, hỗ trợ một phần kinh phí xây dựng cơ sở, cho vay vốn ưu đãi... Các thành viên khi muốn nâng cao tay nghề, học nghề ở các trường đào tạo thuộc sự quản lý của nhà nước được xem xét miễn học phí và cấp học bổng. Bên cạnh đó, nhà nước tạo điều kiện ưu tiên cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong vấn đề cho thuê đất nông nghiệp, đất mặt nước làm tư liệu sản xuất trong nông nghiệp. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân mở các cơ sở dạy nghề cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh theo học, tạo việc làm cho họ ổn định cuộc sống.
Tất cả những chính sách trên tạo điều kiện thuận lợi trong việc hỗ trợ việc làm, giải quyết việc làm cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. Nhờ có những quy định này mà nhiều người trong số họ đã tìm cho bản thân và gia đình công việc phù hợp, tạo ra thu nhập nuôi sống bản thân, làm giầu cho xã hội. Song pháp luật cũng cần quy định một cách rõ ràng, cụ thể về chế độ ưu đãi việc làm cho thương binh, người hưởng chính sách như thương binh và con em họ trong hệ thống văn bản cụ thể, đảm bảo tính pháp lí và khả năng thực hiện trong thực tế tốt hơn.
2.3.5. Về các chế độ ưu đãi khác
Để tạo điều kiện tốt hơn cho cuộc sống của thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bên cạnh những quy định cụ thể về các chế độ ưu đãi trên, nhà nước còn có một số chính sách ưu đãi khác trong các
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LDOCS (48).doc